[Guidance] Looking into the very reason of existence |
01/11/2010 11:01:06 (+0700) | #61 | 224043 |
|
tranvanminh
HVA Friend
|
Joined: 04/06/2003 06:36:35
Messages: 516
Location: West coast
Offline
|
|
reddevil46 wrote:
Vậy con người có 2 chân,con khỉ cũng có 2 chân,vậy con người là con khỉ à??? không hiểu ý conmale cho lắm.
Nếu nói "Tư duy là tồn tại" vậy con vật không có tư duy là không tồn tại à? Hay nó chỉ tồn tại mà không hiện hữu.
Trời ơi,sắp bị điên thiệt rồi,huhu
Cho đến nay, hình như có mỗi reddveil nắm rõ nhất tinh thần "người và khỉ"
Mình nghĩ, cái hiện hữu và tồn tại mà Descartes nói chính là tự mình cảm nhận được sự tồn tại và ý nghĩa tồn tại của mình thông qua việc suy nghĩ .
Bạn vào đây tham khảo, không coi chừng bùng
http://vi.wikipedia.org/wiki/Ren%C3%A9_Descartes |
|
|
|
|
[Guidance] Looking into the very reason of existence |
01/11/2010 11:22:17 (+0700) | #62 | 224045 |
hmtaccess
Member
|
0 |
|
|
Joined: 12/06/2008 02:26:45
Messages: 197
Location: ™œžŸ¤¢£§¨©
Offline
|
|
Mọi người nên chim nghiệm câu này nè
khi chưa sanh tôi ai là tôi
khi sanh ra tôi tôi là ai
|
|
|
|
|
[Guidance] Looking into the very reason of existence |
01/11/2010 14:37:54 (+0700) | #63 | 224052 |
|
Ky0shir0
Member
|
0 |
|
|
Joined: 20/08/2008 19:06:44
Messages: 298
Offline
|
|
hmtaccess wrote:
Mọi người nên chim nghiệm câu này nè
khi chưa sanh tôi ai là tôi
khi sanh ra tôi tôi là ai
-> thôi em chẳng dám Chủ đề này bàn về câu "Looking into the very reason of existence" thôi đã thiếu rồi.
|
|
|
|
|
[Guidance] Looking into the very reason of existence |
06/12/2010 17:19:18 (+0700) | #64 | 226489 |
|
crc32
Member
|
0 |
|
|
Joined: 03/10/2008 21:56:29
Messages: 31
Offline
|
|
hmtaccess wrote:
Mọi người nên chim nghiệm câu này nè
khi chưa sanh tôi ai là tôi
khi sanh ra tôi tôi là ai
Câu này đúng phải là:
Khi ta chưa sinh ra, ai là ta.
Khi ta sinh ra, ta là ai.
|
|
|
|
|
[Guidance] Looking into the very reason of existence |
11/12/2010 18:50:30 (+0700) | #65 | 226878 |
reddevil46
Member
|
0 |
|
|
Joined: 13/03/2010 09:46:43
Messages: 5
Offline
|
|
crc32 wrote:
hmtaccess wrote:
Mọi người nên chim nghiệm câu này nè
khi chưa sanh tôi ai là tôi
khi sanh ra tôi tôi là ai
Câu này đúng phải là:
Khi ta chưa sinh ra, ai là ta.
Khi ta sinh ra, ta là ai.
Tôi là ai không quan trọng,nhưng tôi đã và đang làm gì mới là quan trọng. |
|
|
|
|
[Guidance] Looking into the very reason of existence |
27/03/2011 18:23:55 (+0700) | #66 | 234075 |
|
asmking
Member
|
0 |
|
|
Joined: 07/01/2007 19:29:04
Messages: 15
Offline
|
|
conmale wrote:
Vậy, "very reason of existence" là cái gì? Đó là tư duy, là cách suy nghĩ, cách nhìn nhận và cách thực hiện một việc gì đó. Chữ "why" giúp người ta đặt lại vấn đề, phản biện và phê bình, để tìm những giải đáp, giải pháp và con đường mới. Đó là lý do tại sao con người là sinh vật phát triển nhất, thông minh nhất và ghê gớm nhất.
- Thế anh conmale có bao giờ nghỉ "tại sao con người lại là sinh vật khác biệt với tự nhiên nhất và cũng làm những thứ trái với tự nhiên nhất" không? Anh có bao giờ nghỉ rằng sự phát triển và thông minh của nhân loại chính là một thứ trái với tự nhiên chưa?
- Tôi luôn cho rằng con đường của Zen và khoa học kỹ thuật là hoàn toàn trái ngược nhau, trong khi Zen đi tìm "cái không" và đạt đến "cái không" thì KH-KT lại đi tìm cái có và càng ngày càng có nhiều hơn. Tuy nhiên theo như sách vở nói thì "cái không tận cùng" của Zen lại bao trùm "cái có vô cùng" của KH-KT, rõ ràng là rất thú vị nhưng tôi không dám lạm bàn vì ở cả 2 con đường tôi vẫn chỉ là người mới bắt đầu |
|
|
|
|
[Guidance] Looking into the very reason of existence |
28/03/2011 09:31:20 (+0700) | #67 | 234106 |
|
conmale
Administrator
|
Joined: 07/05/2004 23:43:15
Messages: 9353
Location: down under
Offline
|
|
asmking wrote:
conmale wrote:
Vậy, "very reason of existence" là cái gì? Đó là tư duy, là cách suy nghĩ, cách nhìn nhận và cách thực hiện một việc gì đó. Chữ "why" giúp người ta đặt lại vấn đề, phản biện và phê bình, để tìm những giải đáp, giải pháp và con đường mới. Đó là lý do tại sao con người là sinh vật phát triển nhất, thông minh nhất và ghê gớm nhất.
- Thế anh conmale có bao giờ nghỉ "tại sao con người lại là sinh vật khác biệt với tự nhiên nhất và cũng làm những thứ trái với tự nhiên nhất" không? Anh có bao giờ nghỉ rằng sự phát triển và thông minh của nhân loại chính là một thứ trái với tự nhiên chưa?
Không phải con người lúc nào cũng đi ngược với tự nhiên. Trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của nhân loại, con người đã và đang dựa vào tự nhiên để sinh tồn và phát triển. Chính bản thân con người là một phần của tự nhiên và con người không phải lúc nào cũng làm ngược sự biến thiên của tự nhiên hoặc đã thành công trong việc trái ngược tự nhiên. Ví dụ: sinh lão bệnh tử là bốn điều con người không thể làm ngược được. Có sinh thì có tử và rồi sẽ đi đến lão và đến bệnh. Xét về khía cạnh khoa học, con người cần không khí, ánh sáng, nước và thực phẩm (ở bất cứ dạng nào). Đó là điều tự nhiên mà con người không thể vượt qua hoặc đi ngược lại.
asmking wrote:
- Tôi luôn cho rằng con đường của Zen và khoa học kỹ thuật là hoàn toàn trái ngược nhau, trong khi Zen đi tìm "cái không" và đạt đến "cái không" thì KH-KT lại đi tìm cái có và càng ngày càng có nhiều hơn. Tuy nhiên theo như sách vở nói thì "cái không tận cùng" của Zen lại bao trùm "cái có vô cùng" của KH-KT, rõ ràng là rất thú vị nhưng tôi không dám lạm bàn vì ở cả 2 con đường tôi vẫn chỉ là người mới bắt đầu
Cái "không" của Thiền không thể đem ra để so với cái "có" của khoa học kỹ thuật bởi vì chúng thuộc hai phạm trù hoàn toàn khác nhau. Để so sánh hai vật thể, chúng ta cần đặt để chúng ở một bình diện nào đó tương thích và sử dụng một số thước đo và tiêu chuẩn thích hợp nào đó.
Cái "không" trong Thiền không có nghĩa là mọi thứ là hư vô mà cái "không" tận cùng là sự chấp nhận tất cả mọi vật thể ở mỗi vị trí của chúng. Hơn nữa, "không" ở đây là sự tĩnh lặng của tâm thức chớ chẳng phải sự "có" và sự "không" ở mặt vật chất. Thiền không đối nghịch với khoa học và kỹ thuật mà Thiền chỉ giúp tìm thấy câu giải đáp tận cùng cho sự hiện hữu của mỗi vật thể. Bởi vậy, vật chất và kết quả của khoa học cũng nằm trong giới hạn "tại sao chúng hiện hữu" trong tinh thần "Thiền".
|
|
What bringing us together is stronger than what pulling us apart. |
|
|
|
[Guidance] Looking into the very reason of existence |
28/03/2011 10:38:17 (+0700) | #68 | 234113 |
|
asmking
Member
|
0 |
|
|
Joined: 07/01/2007 19:29:04
Messages: 15
Offline
|
|
conmale wrote:
Không phải con người lúc nào cũng đi ngược với tự nhiên. Trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của nhân loại, con người đã và đang dựa vào tự nhiên để sinh tồn và phát triển. Chính bản thân con người là một phần của tự nhiên và con người không phải lúc nào cũng làm ngược sự biến thiên của tự nhiên hoặc đã thành công trong việc trái ngược tự nhiên. Ví dụ: sinh lão bệnh tử là bốn điều con người không thể làm ngược được. Có sinh thì có tử và rồi sẽ đi đến lão và đến bệnh. Xét về khía cạnh khoa học, con người cần không khí, ánh sáng, nước và thực phẩm (ở bất cứ dạng nào). Đó là điều tự nhiên mà con người không thể vượt qua hoặc đi ngược lại.
- Tôi nghĩ nên dùng từ "chưa thể" chứ không nên khẳng định 100% rằng con người "không thể" vượt qua được các sự việc tự nhiên đó. Anh đọc sách nhiều chắc cũng có nghe nói đến các đạo sĩ Yoga chứ, những điều họ làm được thật sự đã vượt qua khả năng của đại đa số con người, chưa nói đến chuyện có thể đã có những người vượt qua được các giới hạn đó rồi không chừng, có điều những việc này hiện tại chúng ta không chứng minh được
- Khi hỏi anh các vấn đề này, tôi thật sự đang nghĩ đến những thiên tai của tự nhiên đang xuất hiện ngày càng nhiều trên thế giới, nghĩ đến hiện tượng nóng lên của vỏ trái đất, sự di chuyển quá nhanh của các cực,... nó chính là một sự cảnh báo rất rõ ràng đến từ thiên nhiên, rằng con người không phải là chủ nhân của quả đất này, và chúng ta đã vô tình tàn phá nó trong lịch sử phát triển của nền văn minh nhân loại. Tôi nghĩ trong tương lai, cho dù nhân loại chúng ta có phải đón nhận sự diệt vong thì đó cũng chính là hậu quả do chính chúng ta gây ra, ngày tận thế năm 2012 có thật hay không không phải là quan trọng, quan trọng là nhân loại đã, đang và sẽ làm gì để khi ngày đó đến chúng ta sẽ dũng cảm đối mặt với nó.
- Tôi rất thích câu "cái gì tồn tại là có cái lý của nó", con người còn tồn tại và phát triển đến thế này có lẽ cũng "có cái lý của nó". Chúng ta có thể trăn trở, thao thức trước nhiều thảm hoạ có thể đến với nhân loại trong tương lai, nhưng cái chúng ta đôi khi vô tình quên chính là sự "có lý của nó" này. Mọi thứ đều có lý do tồn tại của nó, và có lẽ chúng ta chỉ cần biết như thế là đủ
conmale wrote:
Cái "không" của Thiền không thể đem ra để so với cái "có" của khoa học kỹ thuật bởi vì chúng thuộc hai phạm trù hoàn toàn khác nhau. Để so sánh hai vật thể, chúng ta cần đặt để chúng ở một bình diện nào đó tương thích và sử dụng một số thước đo và tiêu chuẩn thích hợp nào đó.
Cái "không" trong Thiền không có nghĩa là mọi thứ là hư vô mà cái "không" tận cùng là sự chấp nhận tất cả mọi vật thể ở mỗi vị trí của chúng. Hơn nữa, "không" ở đây là sự tĩnh lặng của tâm thức chớ chẳng phải sự "có" và sự "không" ở mặt vật chất. Thiền không đối nghịch với khoa học và kỹ thuật mà Thiền chỉ giúp tìm thấy câu giải đáp tận cùng cho sự hiện hữu của mỗi vật thể. Bởi vậy, vật chất và kết quả của khoa học cũng nằm trong giới hạn "tại sao chúng hiện hữu" trong tinh thần "Thiền".
- Đồng ý, có điều nếu nhìn vào mặt từ ngữ thì ta có thể thấy rõ ràng "không" đối nghịch với "có"
- Tôi nghĩ sự giống nhau có thể so sánh giữa Zen và KH-KT chính là ở vấn đề phương pháp. Cả 2 con đường đó đều coi trọng sự trãi nghiệm thực tế, nếu không có trãi nghiệm thực tế thì cho dù ta có đọc cả trăm, cả ngàn cuốn sách đi nữa, thì cuối cùng cái ta có được cũng chỉ là con số không . Giống như có nhiều người vào HVA này, hỏi vô số câu, hỏi vô tội vạ, thì cho dù các bác có kiên nhẫn để trả lời đi chăng nữa thì cái mà họ đạt được cũng là vô ích đối với họ nếu như họ không tự bản thân thực hành và nghiền ngẫm các vấn đề đó. Chân lý chỉ có thể do chính chúng ta tự tìm lấy cho mình, người khác chỉ là hỗ trợ mà thôi
|
|
|
|
|
[Guidance] Looking into the very reason of existence |
28/03/2011 12:31:06 (+0700) | #69 | 234125 |
|
conmale
Administrator
|
Joined: 07/05/2004 23:43:15
Messages: 9353
Location: down under
Offline
|
|
asmking wrote:
- Tôi nghĩ nên dùng từ "chưa thể" chứ không nên khẳng định 100% rằng con người "không thể" vượt qua được các sự việc tự nhiên đó. Anh đọc sách nhiều chắc cũng có nghe nói đến các đạo sĩ Yoga chứ, những điều họ làm được thật sự đã vượt qua khả năng của đại đa số con người, chưa nói đến chuyện có thể đã có những người vượt qua được các giới hạn đó rồi không chừng, có điều những việc này hiện tại chúng ta không chứng minh được
Tuy vậy, họ cũng không thể hoàn toàn vượt qua những lẽ tự nhiên và chống chọi vớt định luật tự nhiên được. Có những thầy tu ở Tây Tạng theo phái khổ hạnh có thể tịnh thất và nhịn đói nhiều ngày liên tục. Tuy vậy, họ vẫn không thể thoát ra định luật tự nhiên bởi vì cơ thể con người là vật thể sống. Giới hạn "vượt" này so với con người bình thường thì đáng kể nhưng xét ở góc độ sinh / diệt thì chỉ là những cố gắng bé nhỏ.
asmking wrote:
- Khi hỏi anh các vấn đề này, tôi thật sự đang nghĩ đến những thiên tai của tự nhiên đang xuất hiện ngày càng nhiều trên thế giới, nghĩ đến hiện tượng nóng lên của vỏ trái đất, sự di chuyển quá nhanh của các cực,... nó chính là một sự cảnh báo rất rõ ràng đến từ thiên nhiên, rằng con người không phải là chủ nhân của quả đất này, và chúng ta đã vô tình tàn phá nó trong lịch sử phát triển của nền văn minh nhân loại. Tôi nghĩ trong tương lai, cho dù nhân loại chúng ta có phải đón nhận sự diệt vong thì đó cũng chính là hậu quả do chính chúng ta gây ra, ngày tận thế năm 2012 có thật hay không không phải là quan trọng, quan trọng là nhân loại đã, đang và sẽ làm gì để khi ngày đó đến chúng ta sẽ dũng cảm đối mặt với nó.
Con người có thể tàn phá tự nhiên nhưng không thể "làm trái" với tự nhiên. Hành động "tàn phá" đôi khi không đồng nghĩa với "làm trái". Ví dụ, con người nghĩ ra cách tạo ra mưa nhân tạo cho một vùng nào đó mặc dù vùng ấy tại thời điểm ấy không có các yếu tố cần thiết để phát sinh ra mưa. Đó là hành động "làm trái" với lẽ tự nhiên. Ngược lại, hành động "tàn phá" như chặt phá, khai thác rừng cây, gây ô nhiễm môi trường... thì con người sẽ gánh chịu những phản ứng tự nhiên của tự nhiên bởi vì họ đang phá vỡ sự cân bằng của sinh thái. Đây là biểu thị của sự nhỏ bé và giới hạn của con người đối với tự nhiên chớ chẳng phải là biểu thị của việc con người làm chủ thiên nhiên và tự nhiên.
asmking wrote:
- Tôi rất thích câu "cái gì tồn tại là có cái lý của nó", con người còn tồn tại và phát triển đến thế này có lẽ cũng "có cái lý của nó". Chúng ta có thể trăn trở, thao thức trước nhiều thảm hoạ có thể đến với nhân loại trong tương lai, nhưng cái chúng ta đôi khi vô tình quên chính là sự "có lý của nó" này. Mọi thứ đều có lý do tồn tại của nó, và có lẽ chúng ta chỉ cần biết như thế là đủ
Bởi vậy mới có câu: "looking into the very reason of existence". Sự hiện diện của thiên tai, hạn hán, cuồng phong, địa chấn, núi lửa, nham thạch.... đều có "reason" và khi nhìn thấy được tận cùng lý do của sự hiện diện của thiên tai, hạn hán.... thì lúc ấy con người sẽ thay đổi cách nhìn về sự thể xung quanh mình.
asmking wrote:
- Đồng ý, có điều nếu nhìn vào mặt từ ngữ thì ta có thể thấy rõ ràng "không" đối nghịch với "có"
Ở bình diện Zen và Science thì việc sử dụng từ ngữ để "đối" thì e rằng không đủ sâu rồi .
asmking wrote:
- Tôi nghĩ sự giống nhau có thể so sánh giữa Zen và KH-KT chính là ở vấn đề phương pháp. Cả 2 con đường đó đều coi trọng sự trãi nghiệm thực tế, nếu không có trãi nghiệm thực tế thì cho dù ta có đọc cả trăm, cả ngàn cuốn sách đi nữa, thì cuối cùng cái ta có được cũng chỉ là con số không . Giống như có nhiều người vào HVA này, hỏi vô số câu, hỏi vô tội vạ, thì cho dù các bác có kiên nhẫn để trả lời đi chăng nữa thì cái mà họ đạt được cũng là vô ích đối với họ nếu như họ không tự bản thân thực hành và nghiền ngẫm các vấn đề đó. Chân lý chỉ có thể do chính chúng ta tự tìm lấy cho mình, người khác chỉ là hỗ trợ mà thôi
Điểm đích của Zen không phải là "phương pháp" mà là sự thấu hiểu. Phương pháp không quan trọng nữa. Ví dụ, vô HVA này để hỏi han, trao đổi hoặc chỉ... lặng lẽ đọc là những "phương pháp" khác nhau và mục tiêu cuối cùng là sự thấu hiểu về lý do của vấn đề nào đó. Đó là Zen. Còn khoa học thì lại rẽ sang một nhánh khác: áp dụng cái thẩu hiểu (hoặc chưa thấu hiểu) ở mức độ nào đó để làm một việc gì đó. |
|
What bringing us together is stronger than what pulling us apart. |
|
|
|
[Guidance] Looking into the very reason of existence |
29/03/2011 08:34:15 (+0700) | #70 | 234174 |
|
asmking
Member
|
0 |
|
|
Joined: 07/01/2007 19:29:04
Messages: 15
Offline
|
|
conmale wrote:
Tuy vậy, họ cũng không thể hoàn toàn vượt qua những lẽ tự nhiên và chống chọi vớt định luật tự nhiên được. Có những thầy tu ở Tây Tạng theo phái khổ hạnh có thể tịnh thất và nhịn đói nhiều ngày liên tục. Tuy vậy, họ vẫn không thể thoát ra định luật tự nhiên bởi vì cơ thể con người là vật thể sống. Giới hạn "vượt" này so với con người bình thường thì đáng kể nhưng xét ở góc độ sinh / diệt thì chỉ là những cố gắng bé nhỏ.
- Ngoài những người có khả năng hoặc luyện tập được các khả năng đặc biệt ra, tôi còn muốn nói đến những thành tựu vượt bậc mà KH-KT đã làm được hiện nay. Những thành tựu to lớn của nhân loại trong sinh học, di truyền học đã hé mở những chân trời mới và vô cùng lý thú về bản chất và nguồn gốc của sinh vật. Cũng giống như ngày trước các nhà tiếu thuyết-khoa học đã viết khá nhiều về những thành tựu trong tương lai, những điều sau này đã trở thành sự thật, thì với các bộ phim khoa học viễn tưởng hiện nay, rất có thể tương lai sau này con người lại có thể dùng KH-KT vượt qua được những rào cản của tự nhiên thì sao? Tôi nhìn thấy ở đó sự khao khát khám phá đến vô tận của con người, và tôi nghỉ với sự khao khát đó tương lai của nhân loại là vô hạn lượng.
conmale wrote:
Con người có thể tàn phá tự nhiên nhưng không thể "làm trái" với tự nhiên. Hành động "tàn phá" đôi khi không đồng nghĩa với "làm trái". Ví dụ, con người nghĩ ra cách tạo ra mưa nhân tạo cho một vùng nào đó mặc dù vùng ấy tại thời điểm ấy không có các yếu tố cần thiết để phát sinh ra mưa. Đó là hành động "làm trái" với lẽ tự nhiên. Ngược lại, hành động "tàn phá" như chặt phá, khai thác rừng cây, gây ô nhiễm môi trường... thì con người sẽ gánh chịu những phản ứng tự nhiên của tự nhiên bởi vì họ đang phá vỡ sự cân bằng của sinh thái. Đây là biểu thị của sự nhỏ bé và giới hạn của con người đối với tự nhiên chớ chẳng phải là biểu thị của việc con người làm chủ thiên nhiên và tự nhiên.
- A, về điểm này thì tôi thấy rất lý thú. Anh lấy ví dụ về "mưa nhân tạo" làm tôi nghỉ đến cái sự "làm trái tự nhiên" mà anh nói ở đây có một sự "hợp lý" nào đó về mặt bản chất. Cũng giống như thành tựu về di truyền học là "sinh sản vô tính" vậy, cả 2 đều cho thấy sự "làm trái tự nhiên" ở một mức độ nào đó, và rõ ràng những điều này vẫn là "không thể" mãi cho đến tận khi con người thật sự thực hiện được. Vậy ở đây có phải xuất hiện một vấn đề, rằng những cái "quy luật tự nhiên" mà con người đã khám phá ra trước đây, thì về sau lại bị phá vỡ bởi chính con người. Cho nên cái "tự nhiên" mà tôi và anh đang nói đến ở đây, về mặt nào đó vẫn chỉ là "tương đối" và vốn được chính con người khám phá ra, nó có thể không phải là cái "tự nhiên", cái bản chất thật sự của vũ trụ, cái mà cả Zen lẫn KH-KT đang cố gắng hướng đến.
conmale wrote:
Ở bình diện Zen và Science thì việc sử dụng từ ngữ để "đối" thì e rằng không đủ sâu rồi .
- Ở trên này tôi có thể dùng cái gì khác ngoài "từ ngữ" để diễn giải?
conmale wrote:
Điểm đích của Zen không phải là "phương pháp" mà là sự thấu hiểu. Phương pháp không quan trọng nữa. Ví dụ, vô HVA này để hỏi han, trao đổi hoặc chỉ... lặng lẽ đọc là những "phương pháp" khác nhau và mục tiêu cuối cùng là sự thấu hiểu về lý do của vấn đề nào đó. Đó là Zen. Còn khoa học thì lại rẽ sang một nhánh khác: áp dụng cái thẩu hiểu (hoặc chưa thấu hiểu) ở mức độ nào đó để làm một việc gì đó.
- Đồng ý, khi đã "thấu hiểu" bản chất của vấn đề, thì ta có thể sáng tạo ra "phương pháp" khác để diễn giải vấn đề đó rõ ràng và suôn sẻ hơn cả phương pháp ban đầu ta dùng để "thấu hiểu" vấn đề. Vậy thì "phương pháp" tuy có hay có dở, nhưng cách sử dụng "phương pháp" như thế nào để đạt được cái "thấu hiểu" sau cùng mới chứng tỏ người đó là hay hay dở. Có phải ở đây "phương pháp" là chết, còn cách sử dụng "phương pháp" là sống không, cách sử dụng tuỳ thuộc vào khả năng sáng tạo vô hạn của mỗi người, nếu tự "giam hãm" đầu óc vào giới hạn của phương pháp thì rõ ràng ta không thể đạt đến những cái đột phá bất ngờ được, có phải vậy không? |
|
|
|
|
[Guidance] Looking into the very reason of existence |
29/03/2011 08:57:26 (+0700) | #71 | 234178 |
|
conmale
Administrator
|
Joined: 07/05/2004 23:43:15
Messages: 9353
Location: down under
Offline
|
|
asmking wrote:
conmale wrote:
Tuy vậy, họ cũng không thể hoàn toàn vượt qua những lẽ tự nhiên và chống chọi vớt định luật tự nhiên được. Có những thầy tu ở Tây Tạng theo phái khổ hạnh có thể tịnh thất và nhịn đói nhiều ngày liên tục. Tuy vậy, họ vẫn không thể thoát ra định luật tự nhiên bởi vì cơ thể con người là vật thể sống. Giới hạn "vượt" này so với con người bình thường thì đáng kể nhưng xét ở góc độ sinh / diệt thì chỉ là những cố gắng bé nhỏ.
- Ngoài những người có khả năng hoặc luyện tập được các khả năng đặc biệt ra, tôi còn muốn nói đến những thành tựu vượt bậc mà KH-KT đã làm được hiện nay. Những thành tựu to lớn của nhân loại trong sinh học, di truyền học đã hé mở những chân trời mới và vô cùng lý thú về bản chất và nguồn gốc của sinh vật. Cũng giống như ngày trước các nhà tiếu thuyết-khoa học đã viết khá nhiều về những thành tựu trong tương lai, những điều sau này đã trở thành sự thật, thì với các bộ phim khoa học viễn tưởng hiện nay, rất có thể tương lai sau này con người lại có thể dùng KH-KT vượt qua được những rào cản của tự nhiên thì sao? Tôi nhìn thấy ở đó sự khao khát khám phá đến vô tận của con người, và tôi nghỉ với sự khao khát đó tương lai của nhân loại là vô hạn lượng.
Giới hạn của con người là sự tưởng tượng và kiến thức của họ về tự nhiên. Bởi vậy, họ không bao giờ vượt qua nổi tự nhiên.
asmking wrote:
conmale wrote:
Con người có thể tàn phá tự nhiên nhưng không thể "làm trái" với tự nhiên. Hành động "tàn phá" đôi khi không đồng nghĩa với "làm trái". Ví dụ, con người nghĩ ra cách tạo ra mưa nhân tạo cho một vùng nào đó mặc dù vùng ấy tại thời điểm ấy không có các yếu tố cần thiết để phát sinh ra mưa. Đó là hành động "làm trái" với lẽ tự nhiên. Ngược lại, hành động "tàn phá" như chặt phá, khai thác rừng cây, gây ô nhiễm môi trường... thì con người sẽ gánh chịu những phản ứng tự nhiên của tự nhiên bởi vì họ đang phá vỡ sự cân bằng của sinh thái. Đây là biểu thị của sự nhỏ bé và giới hạn của con người đối với tự nhiên chớ chẳng phải là biểu thị của việc con người làm chủ thiên nhiên và tự nhiên.
- A, về điểm này thì tôi thấy rất lý thú. Anh lấy ví dụ về "mưa nhân tạo" làm tôi nghỉ đến cái sự "làm trái tự nhiên" mà anh nói ở đây có một sự "hợp lý" nào đó về mặt bản chất. Cũng giống như thành tựu về di truyền học là "sinh sản vô tính" vậy, cả 2 đều cho thấy sự "làm trái tự nhiên" ở một mức độ nào đó, và rõ ràng những điều này vẫn là "không thể" mãi cho đến tận khi con người thật sự thực hiện được. Vậy ở đây có phải xuất hiện một vấn đề, rằng những cái "quy luật tự nhiên" mà con người đã khám phá ra trước đây, thì về sau lại bị phá vỡ bởi chính con người. Cho nên cái "tự nhiên" mà tôi và anh đang nói đến ở đây, về mặt nào đó vẫn chỉ là "tương đối" và vốn được chính con người khám phá ra, nó có thể không phải là cái "tự nhiên", cái bản chất thật sự của vũ trụ, cái mà cả Zen lẫn KH-KT đang cố gắng hướng đến.
Cái "quy luật tự nhiên" mà con người tự tìm tòi, tự định nghĩa, tự phá bỏ, tự thiết lập lại chỉ là những thứ thuộc giới hạn của con người. Bởi vậy, "làm trái", "huỷ hoại", "phá vỡ", "thiết lập"... chính là những hành động con người thực hiện trong khoảng hữu hạn của con người chớ chẳng phải hữu hạn của tự nhiên.
asmking wrote:
conmale wrote:
Ở bình diện Zen và Science thì việc sử dụng từ ngữ để "đối" thì e rằng không đủ sâu rồi .
- Ở trên này tôi có thể dùng cái gì khác ngoài "từ ngữ" để diễn giải?
Diễn đạt và diễn giải là cách duy nhất. Không chỉ dùng "không" và "có" từ hai "context" hoàn toàn khác nhau để so sánh. Ngôn ngữ mà bồ dùng ở đây chỉ dừng lại ở mức đối nghịch từ ngữ chớ không đi đến chỗ diễn đạt ý tưởng. Hơn nữa, Zen có những góc cạnh không thể dùng ngôn ngữ để so sánh và diễn đạt.
asmking wrote:
conmale wrote:
Điểm đích của Zen không phải là "phương pháp" mà là sự thấu hiểu. Phương pháp không quan trọng nữa. Ví dụ, vô HVA này để hỏi han, trao đổi hoặc chỉ... lặng lẽ đọc là những "phương pháp" khác nhau và mục tiêu cuối cùng là sự thấu hiểu về lý do của vấn đề nào đó. Đó là Zen. Còn khoa học thì lại rẽ sang một nhánh khác: áp dụng cái thẩu hiểu (hoặc chưa thấu hiểu) ở mức độ nào đó để làm một việc gì đó.
- Đồng ý, khi đã "thấu hiểu" bản chất của vấn đề, thì ta có thể sáng tạo ra "phương pháp" khác để diễn giải vấn đề đó rõ ràng và suôn sẻ hơn cả phương pháp ban đầu ta dùng để "thấu hiểu" vấn đề. Vậy thì "phương pháp" tuy có hay có dở, nhưng cách sử dụng "phương pháp" như thế nào để đạt được cái "thấu hiểu" sau cùng mới chứng tỏ người đó là hay hay dở. Có phải ở đây "phương pháp" là chết, còn cách sử dụng "phương pháp" là sống không, cách sử dụng tuỳ thuộc vào khả năng sáng tạo vô hạn của mỗi người, nếu tự "giam hãm" đầu óc vào giới hạn của phương pháp thì rõ ràng ta không thể đạt đến những cái đột phá bất ngờ được, có phải vậy không?
"phương pháp" để thấu hiểu và "phương pháp" để áp dụng sự thấu hiểu là 2 cái khác nhau. Một cái là "học" và một cái là "hành". Hơn nữa, càng phụ thuộc vào "phương pháp", càng hạn chế khả năng thấu hiểu và khả năng áp dụng thấu hiểu. "Hay" và "dở" là khái niệm tượng đối và đôi khi không còn giá trị như mình nghĩ lúc ban đầu nếu như đặt để chúng vô trong một "context", một hoàn cảnh, một nhóm điều kiện nào đó. |
|
What bringing us together is stronger than what pulling us apart. |
|
|
|
[Guidance] Looking into the very reason of existence |
29/03/2011 10:28:04 (+0700) | #72 | 234183 |
asmking wrote:
- A, về điểm này thì tôi thấy rất lý thú. Anh lấy ví dụ về "mưa nhân tạo" làm tôi nghỉ đến cái sự "làm trái tự nhiên" mà anh nói ở đây có một sự "hợp lý" nào đó về mặt bản chất. Cũng giống như thành tựu về di truyền học là "sinh sản vô tính" vậy, cả 2 đều cho thấy sự "làm trái tự nhiên" ở một mức độ nào đó, và rõ ràng những điều này vẫn là "không thể" mãi cho đến tận khi con người thật sự thực hiện được. Vậy ở đây có phải xuất hiện một vấn đề, rằng những cái "quy luật tự nhiên" mà con người đã khám phá ra trước đây, thì về sau lại bị phá vỡ bởi chính con người. Cho nên cái "tự nhiên" mà tôi và anh đang nói đến ở đây, về mặt nào đó vẫn chỉ là "tương đối" và vốn được chính con người khám phá ra, nó có thể không phải là cái "tự nhiên", cái bản chất thật sự của vũ trụ, cái mà cả Zen lẫn KH-KT đang cố gắng hướng đến.
Không biết các bác đang chém về cái vụ "làm trái tự nhiên" là như thế nào. Nhưng làm trái gì thì trái, cuối cùng cũng bị buộc phải nằm trong các định luật và tính chất lý hoá hết, không chạy đâu cho thoát. Vòng đời của con người "sinh, lão, bệnh, tử" có thể hiểu là "liên kết, hoạt động và tan rả" của vật chất thôi. Trái đất nếu không có con người và những thứ linh tinh khác thì vẫn nổ hà . |
|
Công Lý là diễn viên hài bỏ vợ |
|
|
|
[Guidance] Looking into the very reason of existence |
12/09/2011 14:42:17 (+0700) | #73 | 246930 |
kutruoi
Locked
|
0 |
|
|
Joined: 15/08/2011 12:47:31
Messages: 22
Offline
|
|
cát bụi. mọi thứ đều từ cát bụi . why cũng từ cát bụi yes or no cũng từ cát bụi . từ cát bụi mà ra cát bụi từ về từ cát bụi ra . vậy "Looking into the very reason of existence" là looking into cát bụi. ở đâu có tự tồn tại của ý thức dưới dạng thực hoặc ảo đều tồn tại cát bụi vậy cát bụi là nguyên nhân và cũng là kết quả . trong Thánh Kinh cát bụi được khở tạo bởi ý Chúa ( Đấng Tạo Hoá ), sau đó bởi sinh khí được Chúa thổi vào cát bụi nên con người. sau này khi con người chết đi, thân thể họ cũng hoá về cát bụi nguồn cội. tâm thần và linh hồn của họ sẽ về lại với Đấng Tạo Dựng để như một người công bằng hằng hữu . Cha sẽ phán xét linh hồn đó và sẽ quyết định điều gì tiếp theo ...trong thế giới của Người. ở cái hạn hữu của tư tưởng con người, chúng ta không thể đi quá xa hơn cát bụi. chúng ta cũng không thể chỏ con trỏ về phương hướng nào khác, vì thực tại không có phương nào khác hơn là trỏ về cát bụi cả. vậy cát bụi và sự thật, cát bụi là chân lý. cát bụi là sự tới hạn của tri thức và trí tuệ của loài người.
copyright @by kutruoi- HVA 12/September/2011. |
|
mời bạn ghé xem site này hay quá ! http://danlambaovn.blogspot.com |
|
|
|
[Guidance] Looking into the very reason of existence |
22/09/2011 14:28:39 (+0700) | #74 | 247587 |
mullan
Member
|
0 |
|
|
Joined: 11/06/2003 01:38:17
Messages: 0
Offline
|
|
The deeper I look into the very reason of existence, the more I see ... NULL ... |
|
|
|
|
[Guidance] Looking into the very reason of existence |
23/09/2011 13:11:57 (+0700) | #75 | 247635 |
KMVN
Member
|
0 |
|
|
Joined: 12/04/2004 17:43:07
Messages: 8
Offline
|
|
Lâu lâu thấy các đồng chí đào hầm đào hố moi lên mấy cái thread cũ cũng vui. Tớ vote một vote cho kủ truối vì có bài viết rất củ chuối.
kutruoi wrote:
cát bụi. mọi thứ đều từ cát bụi. why cũng từ cát bụi yes or no cũng từ cát bụi . từ cát bụi mà ra cát bụi từ về từ cát bụi ra . vậy "Looking into the very reason of existence" là looking into cát bụi. ở đâu có tự tồn tại của ý thức dưới dạng thực hoặc ảo đều tồn tại cát bụi vậy cát bụi là nguyên nhân và cũng là kết quả . trong Thánh Kinh cát bụi được khở tạo bởi ý Chúa ( Đấng Tạo Hoá ), sau đó bởi sinh khí được Chúa thổi vào cát bụi nên con người. sau này khi con người chết đi, thân thể họ cũng hoá về cát bụi nguồn cội. tâm thần và linh hồn của họ sẽ về lại với Đấng Tạo Dựng để như một người công bằng hằng hữu . Cha sẽ phán xét linh hồn đó và sẽ quyết định điều gì tiếp theo ...trong thế giới của Người. ở cái hạn hữu của tư tưởng con người, chúng ta không thể đi quá xa hơn cát bụi. chúng ta cũng không thể chỏ con trỏ về phương hướng nào khác, vì thực tại không có phương nào khác hơn là trỏ về cát bụi cả. vậy cát bụi và sự thật, cát bụi là chân lý. cát bụi là sự tới hạn của tri thức và trí tuệ của loài người.
copyright @by kutruoi- HVA 12/September/2011.
1. Vậy cát bụi từ đâu ra?
2. Thánh Kinh không phải do Chúa viết, mà là con người viết?
3. Tui đi được tới nước và không khí nữa?
4. copyright by cây chuối @ HVA
5. Đùa chút cho vui. |
|
|
|
|
[Guidance] Looking into the very reason of existence |
14/04/2012 14:49:01 (+0700) | #76 | 261382 |
nhatanh1982
Member
|
0 |
|
|
Joined: 23/03/2008 19:47:38
Messages: 2
Offline
|
|
Theo mình, khi con người đạt tới một mức độ nào đó thì không còn nhu cầu phải thể hiện sự hiện hữu của bản thân, không theo hình tháp nhu cầu của con người nữa.
Có bạn đề cập đến đối tượng của Thiền, hình như Thiền không có đối tượng cụ thể nào mà chúng ta có thể ứng dụng Thiền vào mọi đối tượng.
Mình thấy nhiều người lên diễn đàn chỉ để tranh cãi nhau về ý nghĩa của từng câu chữ mà không thấy được rằng ngôn ngữ không thể là chân lý mà chỉ là phương tiện để hướng đến chân lý. Giống như ngón tay để chỉ mặt trăng chứ ngón tay không phải là mặt trăng, nếu chỉ nhìn thấy ngón tay là bạn đã tự trói buộc mình. Nói như vậy không có nghĩa ta không trau dồi kỹ năng ngôn ngữ. |
|
|
|
|
[Guidance] Looking into the very reason of existence |
10/04/2013 13:46:36 (+0700) | #77 | 274840 |
|
crishalong
Member
|
0 |
|
|
Joined: 03/04/2013 04:32:57
Messages: 0
Offline
|
|
Hi bác Comale,
Em thấy ngoài chuyên môn ra bác còn rất quan tâm đến "why", và "reason of existence"
Bác nói đúng dù có tài giỏi, hay triết lý đến đâu thì cũng không tránh được bốn sự đau khổ
của kiếp người là sanh, già, bệnh, chết. Khi người ta càng có tuổi, càng già thì lại càng quay về
"Looking into the very reason of existence".
|
|
Khoái bác Diêu! |
|
|
|
[Guidance] Looking into the very reason of existence |
14/07/2014 03:33:14 (+0700) | #78 | 281009 |
winbiru
Member
|
0 |
|
|
Joined: 27/03/2013 14:22:21
Messages: 6
Offline
|
|
Registry là một cơ sở dữ liệu dùng để lưu trữ mọi thông số kỹ thuật của Windows. Nó ghi nhận tất cả các thông tin khi bạn thay đổi hoặc chỉnh sửa trong Menu Settings, Control Panel v.v
nếu trong máy tính của chúng ta có những dữ liệu của chúng ta mà nhiều kẻ trong chúng ta không hề hoặc ít biết về nó thì nó chỉ với một auto send data đơn giản và được mã hoá thì khi chúng ta kết nối internet thì thông tin của chúng ta bị nhà phát hành lấy được (Hoặc) các hacker khác
mục đích của nhà phát hành là gì???
tương lai kiểm soát con người bằng máy tính???
con người liệu có bị chi phối bởi máy tính???
giám sát và phản giám sát???
|
|
|
|
|
[Guidance] Looking into the very reason of existence |
14/07/2014 03:38:50 (+0700) | #79 | 281010 |
winbiru
Member
|
0 |
|
|
Joined: 27/03/2013 14:22:21
Messages: 6
Offline
|
|
thêm một điều nữa???
liệu rằng smart phone của chúng ta củng có Registry???
điều này thật nguy hiểm |
|
|
Users currently in here |
1 Anonymous
|
|
Powered by JForum - Extended by HVAOnline
hvaonline.net | hvaforum.net | hvazone.net | hvanews.net | vnhacker.org
1999 - 2013 ©
v2012|0504|218|
|
|