banner

[Rule] Rules  [Home] Main Forum  [Portal] Portal  
[Members] Member Listing  [Statistics] Statistics  [Search] Search  [Reading Room] Reading Room 
[Register] Register  
[Login] Loginhttp  | https  ]
 
Messages posted by: doremon-nobita  XML
Profile for doremon-nobita Messages posted by doremon-nobita [ number of posts not being displayed on this page: 0 ]
 

conmale wrote:
Ha ha, doremon-nobita, thời hiện sinh đã đi qua quá lâu rồi và nó đã chết từ khi "đạo đức cách mạng" bùng lên. Nó đã từng là "tiểu tư sản", "uỷ mị" thâm chí "phản động"....

Thật lạ, sau 1/3 thế kỷ tự nhiên "hiện sinh" lại ào ào sống dậy ở nơi nó đã từng bị sỉ vả, bị miệt thị và bị... giết chết.

doremon-nobita bị lạc đề hay bị tẩu hoả rồi smilie  


All: Xin lỗi các bạn vì đã làm các bạn đau đầu khi đọc mấy bài mới viết, xem ra Doremon lại vướng 1 bức tường tiếp theo, nhưng đây cũng không nằm ngoại dự liệu cho lắm

conmale: Anh già lâu quá không viết gì cho topic của Doremon smilie . Nói về topic này thì không có bài nào là bị lạc đề và Doremon không bị tẩu hoả nhập ma. Ernest Hemingway có phát biểu về cách viết văn thông qua nguyên lí Tảng băng trôi: "7 phần nổi, 3 phần chìm". Rất tiếc tảng băng của Doremon thì phần chìm nhiều hơn phần nổi khiến người đọc chỉ thấy được 1 góc và không chịu tư duy để thấy góc còn lại. Tất cả các bài viết của Doremon đều có 1 sự đang xen liên kết bằng 1 sợi dây vô hình trong đó, nhưng...

Còn nói về Triết học hiện sinh, Doremon có thể nói với anh già thế này. Thậm chí cả những vị mang học hàm Giáo sư Triết học cũng không nắm được mấy phần từ nó, vì Doremon đã va chạm với họ không ít. Khi nói đến Triết học hiện sinh là nói đến buồn thảm, uỷ mị, là buồn nôn... là chán đời, là muốn tự tử. Thế tại sao những người sáng lập nó lại bỏ cả đời để nghiên cứu cái này làm gì? Nghiên cứu xong để chán đời và tìm nơi để tự tử? Và Doremon thành thật là mình cũng đã từng có xung đột về vấn đề này với các vị triết học Mác, và kết quả là đường ai nấy đi

Nói lại thì không bàn đến Triết học này nữa vì tuỳ vào khả năng của mỗi người mà thấy được cái gì từ nó. Trong chương Tề Vật Luận của Trang Tử Nam hoa kinh có đoạn: "Tất cả sự vật đều như nhau-cái khác biệt là góc nhìn của mỗi con người". Cũng là cục đá, nhưng rơi vào tay anh công nhân thì nó được đem đập ra để làm đường, nhưng vào tay Michelangelo-thiên tài điêu khắc, thì giá trị cục đá này lại khác

Triết học hiện sinh đối với người viết bài có giá trị liên thành, nó là nguồn sức sống vô tận, là nguồn năng lượng thức khiến tôi thức khuya dậy sớm, phấn đấu từ ngày này qua ngày khác. Đã được 4 năm, kể từ khi tôi hiểu và biết cách áp dụng, cuộc đời tôi đã thay đổi 1 cách đến không ngờ. Tôi luôn cảm thấy yêu đời, tôi luôn tràn đầy năng lượng, tôi học hành ngày này qua ngày khác mà không hề biết mệt... Nhiều khi tôi tự hỏi lại mình: Giá trị của Triết học hiện sinh vô thần nó là bao nhiêu? Câu trả lời là vô giá, bởi vậy tôi xin được thể hiện lòng biết ơn và thành kính nhất đối với các nhà hiện sinh đi trước, người đã mở cho tôi cánh cửa này.

Tôi có ý định mang nó lên đây để tiếp thêm nguồn năng lượng cho các bạn, nhưng rất tiếc bức tường tri thức giữa mỗi 1 con người khiến các bài viết này của tôi vô giá trị, thậm chí có người cho rằng đây là tôi viết nhật kí để "trả thù" những việc vừa qua. Tôi có phần xót xa cho mình vì đã làm việc vô ích. Tôi có phần xót xa cho các bạn vì các bạn "bỏ gần tìm xa". Tôi xin lỗi các bạn vì đã viết bậy trong này khiến người đọc đau đầu nhứt óc. Tôi xin lỗi các bên liên quan vì đã làm loãng chủ đề khi viết Triết học vào 1 topic học Tiếng Anh. Vì những điều trên tôi xin lỗi lẫn nữa vì đã phí thời gian của mình cũng như thời gian của người đọc

Thứ 4, 9 tháng 5

21h, sau khi học bài xong, ta bắt đầu nhìn lại căn phòng của tư tưởng... Ta đi theo nó... Ta muốn viết về kí ức... Ta muốn lưu lại dấu ấn vào những khoảng thời gian ta chìm vào hồi tưởng...

21h15' Một khoảng không gian vô tận được mở ra... Nhưng tối tăm quá không một chút ánh sáng... Ta không thấy được gì hết... Bỗng nhiên có 1 con người cô đơn đang bước đi trong đêm dài vô tận... Ta tiến lại gần, có 1 con người... Đúng, có 1 con người đang lang thang...Ta tiến lại gần hơn nữa và nhận ra khuôn mặt của người này, dáng vẻ này... Đúng, không thể nhầm lẫn được... đó chính là ta

21h 30' Ta vẫn bước đi, nhưng đâu là đích đến? Ta mệt mỏi sau chặng đường dài, ngồi lặng im suy nghĩ... Ta đi đâu bây giờ? Vẫn không có câu trả lời... Thế nhưng khi bắt đầu cất bước trên 1 lộ trình mới, ta thấy được 1 chút ánh sáng, ta đi theo nó và đích đến là 1 cánh cửa... Một cánh cửa giữa khoảng không vô tận... Ta vui mừng... Ta gào thét... Một cánh cửa... Một con đường đã mở ra cho ta trong bóng đêm vô tận. Ta bước lại gần và thấy được dòng chữ: "Hiện Sinh Vô Thần". Ta đọc đi đọc lại từ này mấy lần và bắt đầu nghiền ngẫm: ý nghĩa của nó là gì? Ta bắt đầu vươn tay mở ổ khoá, thế nhưng... một bàn tay ai đó đã chặn lại. Một câu hỏi, một giọng nói vang lên:

"Ngươi có yếu đuối không?"

"Có", Ta đáp trong e thẹn

"Ngươi có yếu đuối không?"-hỏi lại lần 2

"Có", Ta trả lời không cần nghĩ

"Ngươi có yếu đuối không?"-hỏi lại lần 3

"Có", Ta gào lên trong giận dữ
...................

Ta lùi lại, ta gục ngã, ta oà khóc... Một sự xỉ nhục lan toả khắp bản thân. Cánh cửa này không dành cho ta. Ta nức nở và nhìn lại sự yếu đuối của mình. Bây giờ ta phải đi đâu? Lang thang không mục đích trong đêm tối cuộc đời hay mở ra cho mình 1 cánh cửa? Thế nhưng tại sao, tại sao ta không thể nhìn thấy 1 cánh cửa nào dành riêng cho đời mình, ngoài cánh cửa của Hiện Sinh? Ta giận mình, ta gào thét trong tuyệt vọng... Bỗng nhiên 1 sức mạnh vô hình giúp ta đứng dậy, ta tiến gần lại, ta nắm chặt vào ổ khoá, ta giật tung cánh cửa của Hiện Sinh... Một con đường đã mở ra... Thế nhưng ta vẫn chần chừ, ta lo sợ và nhớ lại câu hỏi: "Ngươi có yếu đuối không?". Ta đứng lặng im không một cử động, và 1 bàn tay vô hình nào đó đã đẩy ta đi về phía trước. Ta cố nhìn lại, bàn tay của 1 ông lão già nua mà sau này ta mới được biết đến tên: Socrates. Thế là những bước chân đầu tiên đã được in vết-cánh cửa của Hiện Sinh Vô Thần

Triết học Hiện sinh vô thần

Nền tảng của loại triết học này có thể dùng câu nói của Friedrich Nietzsche để diễn đạt: "Đối với các nhà tư tưởng của chúng ta, điều kì lạ là vấn đề thúc bách nhất không ai chịu giải quyết: công việc của họ có ích lợi gì và cho mục đích gì?"

Soren Kierkegaard là một trong những người chịu đào sâu về vấn đề Tồn tại hay Hiện sinh. Đối với Kierkegaard từ tồn tại không phải được dành riêng cho tất cả con người, ông nói tồn tại chỉ dành riêng cho những cá thể nhất định, những cá thể biết xem xét những khả năng, biết quyết định và biết dấn thân. Kierkegaard luôn phân biệt giữa khán giả và diễn viên, bằng cách lí luận rằng chỉ có diễn viên là tham dự vào sự tồn tại=hiện sinh, chắn chắn khán giả theo một nghĩa nào đó cũng có thể nói là tồn tại, nhưng từ tồn tại theo đúng nghĩa thì không dành cho các vật bất động và im lìm, dù cho đó có là khán giả hay cục đất cục đá. Kierkegaard minh hoạ sự phân biệt này bằng cách so sánh hai loại người trên 1 cỗ xe ngựa, một loại thì ngồi ngủ và một loại thì cầm cương. Trong trường hợp thứ nhất con ngựa chạy theo ý muốn của mình mà không có sự chỉ đạo vì người chủ đang ngủ. Trường hợp còn lại, người cầm cương thực sự tham gia và hoạt động đánh xe và điều khiển con ngựa. Chắc chắn theo một nghĩa nào đó thì cả 2 loại người trên đều tồn tại, nhưng theo Kierkegaard thì chỉ có những cá nhân ý thức được sự tồn tại của mình và tham gia vào sự tồn tại mới được gọi là tồn tại.

Martin Heidegger-một tên tuổi lừng lẫy của triết học Đức, ông ta đã dành toàn bộ cuộc đời của mình để đào sâu câu hỏi: Cái ý nghĩa của tất cả những thứ đang tồn tại là gì? Triết học của Heidegger rất phức tạp, nhưng có thể hiểu được nó thông qua Hiện tượng học của Husserl. Heidegger viết: "Bản chất của con người là gì? Câu trả lời không nằm ở bất cứ một thuộc tính hay tính chất nào cả, mà nó nằm ở cách mà con người đó tồn tại như thế nào". Đối với Heidegger thì con người phải luôn ý thức về cá nhân họ, họ phải ra lựa chọn, ra quyết định và tự thể hiện mình thông qua các hành động, vì chỉ có con người là "bị ném vào trong thế giới" và quyết định mình sẽ như thế nào. Ngược lại những cá thể không thoả mãn điều kiện trên sẽ bị chìm vào hư vô và được an nghỉ ở cõi niết bàn. Như vậy chỉ mới mở màn ở 2 nhân vật mà chưa phải là cột trụ của Triết học hiện sinh vô thần, thì ta đã thấy có 1 sự kinh miệt về các cá nhân, chỉ những cá nhân nào dám sống, dám hành động, dám tham gia vào việc điều khiển số phận của mình thì mới được gọi là sống, là tồn tại, những cá nhân còn lại cũng không khác gì con trâu, con bò, cục đất, cục đá là mấy

Jean Paul Sartre-một trong các cột trụ của Hiện sinh vô thần, người đã từ chối giải thưởng Nobel Văn học năm 1964 với lí do: "Tôi không muốn biết thành 1 cơ chế"-bởi vì đối với các nhà hiện sinh thì xiềng xích có là bằng vàng đi nữa thì cũng là xiềng xích. Phát biểu kinh điển của Sartre là: Tồn tại có trước bản chất. Điều này là 1 sự đảo lộn hoàn toàn với các quan niệm của Siêu hình học và Triết học từ thời Platon: Bản chất có trước tồn tại

Tồn tại có trước bản chất có nghĩa là gì? Và nó có hệ luỵ như thế nào đối với ý nghĩa đời sống của 1 cá nhân? Sartre lấy ví dụ về con dao rọc giấy, trước khi con dao rọc giấy được làm ra thì người thiết kế đã có toàn bộ hình ảnh cũng như chức năng của nó trong đầu. Người thiết kế tưởng tượng, vẽ vời... mọi ý tưởng của ông ta về con dao, và sau khi khâu thiết kế trên giấy được hoàn tất, thì tư liệu về con dao sẽ được đưa xuống xưởng và biến nó thành hiện thực. Tương tự cho con người, các học thuyết Triết học cũng như Siêu hình học luôn mô tả con người như là sản phẩm của một nhà chế tạo, cụ thể là Thượng Đế. Sartre viết: "Chúng ta thường nghĩ về Thượng Đế như là 1 thợ thủ công siêu nhiên, chúng ta quan niệm rằng khi Thượng Đế sáng tạo ra con người, thì ngài đã biết chính xác ngài tạo ra cái gì, chức năng của nó ra sao và được dùng như thế nào, giống như con dao rọc giấy được tạo ra bởi trí tuệ của người thợ thủ công". Theo quan niệm này-Bản chất có trước tồn tại, thì mỗi 1 cá nhân không có quyền can thiệp vào số phận của mình, vì vị trí, vai trò, tính chất của nó đã được tạo ra trong ý óc của người chủ (Thượng Đế). Do vậy hệ luỵ của nó là gì? Ai làm nô lệ thì vẫn tiếp tục làm nô lệ, ai làm ông chủ, ai giàu, ai nghèo... thì vẫn tiếp tục... vì mọi vị trí cũng như vai trò của họ đã được qui định sẵn bởi quan niệm: Bản chất có trước tồn tại

Trái ngược lại là Triết học hiện sinh vô thần với quan niệm: Tồn tại có trước bản chất thì: trước tiên con người tồn tại, đối diện với chính mình, xuất hiện trong thế giới và sau đó mới dùng các hành động để định nghĩa mình là ai. Như vậy ở đây bằng việc phủi sạch các thể lực siêu nhiên, các quan niệm về số phận, Jean Paul Sartre đã mở ra 1 cánh cửa mởi, thế nhưng rất đau khổ cho tác giả, khi mà Triết học hiện sinh trở thành mốt thì ai cũng muốn sống 1 cách hiện sinh, và hậu quả là họ đã đi lệch con đường dẫn tới các tệ nạn: "Mại dâm hiện sinh", "Tự tử hiện sinh"...

Một cách cửa mới

Friedrich Nietzsche phát biểu: "Thượng Đế đã chết".

Mikhailovich Dostoevsky tiếp nối: "Nếu Thượng Đế không tồn tại thì mọi sự đều được phép".

Trong 1 thế giới vô thần, con người đã bị bỏ mặt, sự bỏ mặt ở đây có nghĩa là sự gạt bỏ Thượng Đế cũng như các thế lực siêu nhiên ra khỏi cuộc sống con người. Tâm trạng bị bỏ mặt của con người dẫn tới những hệ quả kì lạ, đó là mọi thứ đều được phép, và do đó người ta trở thành phóng túng vì họ không còn chỗ dựa dẫm nào khác ngoài bản thân. Lúc này con người không thể bào chữa cho các hành động của bản thân, tồn tại của họ luôn đi trước bản chất của họ, có nghĩa là con người như thế nào là do bản thân mỗi người làm ra. Nói rằng không có gì ngoài 1 cá nhân đang tồn tại có nghĩa là không có Thượng Đế, không có 1 hệ thống giá trị định sẵn đâu là tốt, đâu là xấu, không có 1 bản chất được làm sẵn và tóm lại là không có 1 sự tất định

Lúc này con người đã trở thành 1 cá thể hoàn toàn tự do, và Sartre có 1 câu nói kinh điển: "Con người bị kết án là tự do". Như vậy đối với thế giới hiện sinh vô thần thì mỗi 1 cá nhân phải chịu trách nhiệm cho đời mình, một cuộc sống không thể là 1 cái gì cả chừng nào nó chưa được sống, và mỗi một cá nhân có trách nhiệm là làm cho đời mình có một ý nghĩa nào đó, giá trị của cuộc đời không phải là 1 cái gì khác ngoài cái mà người đó muốn tạo ra

Trần Thái Đỉnh viết về Triết học hiện sinh như sau: "Con người hiện sinh là con người tỉnh ngộ, dám nhìn thẳng vào sự thật với nhãn quan và khả năng của mình. Tự do ở đây là tự do hiện sinh, tự do lựa chọn, tự do quyết định. Tự do ở đây là dám là mình. Nếu tôi cứ sống như cái máy, ở trên bảo sao tôi làm vậy, người ta bảo sao mình làm vậy, thì tôi mới chỉ sống như một sinh vật, chưa sống cái kiếp người của tôi. Cuộc sống ù lì đó, sống chỉ để sinh tồn, sống như cây cỏ đó, Sartre gọi là buồn nôn, Camus cho là phi lý, Heidegger gọi là tầm thường. Và con người muốn vượt khỏi cuộc sống tầm thường đó thì phải vượt lên trên mình, phải sống một cách độc đáo. Độc đáo ở đây không có nghĩa lập dị mà chỉ có nghĩa là tự do chọn lấy một lối sống riêng, không bắt chước người khác và cũng không chịu sự sai bảo, kiềm chế của người khác. Độc đáo là tự xác định nhân vị của mình"

.........................

Sau khi dấu chân của ta đã in vết trên con đường Hiện sinh vô thần, thế nhưng ta vẫn tự hỏi: Ta sống để làm gì? Ta sống cho cái gì? Ta chưa tìm ra cho mình lời giải đáp, nhưng trước hết ta đã xác định được mình là ai. Ta là ai? Ta sẽ dùng hành động để trả lời cho câu hỏi này... Ta đang hành động... Ta đang hành động để định nghĩa lấy bản thân
.........................

23h 30' Bỗng nhiên ta thấy lại hình ảnh của một ông già, một con người có tên Socrates, và ta thấy chiếc chìa khoá về câu hỏi: Sống để làm gì? đang nằm trong tay của người này. Ta tiến lại gần, bóng hình càng xa, ta chạy theo nó, bóng hình đã chìm vào đêm tối
.........................
23h 45' Có 1 con người cô đơn... Có 1 câu hỏi còn sót lại... Sống để làm gì?
Thứ 2, 7 tháng 5

Đường phố HCM lại được ướt át, sau 1 ngày dài tắm mưa. Không khí trở nên mềm mại nhờ những giọt sương lấp đầy khoảng trống. Ta lại 1 mình trong căn phòng vắng vẻ, nhìn ngắm bản thân trước tâm gương soi, và kí ức lại bắt đầu tràn về... Một điệp khúc quen thuộc vang lên... vang lên

Cách đây vài năm... Có một con người... Có một câu hỏi... Sống để làm gì?

Albert Camus cũng như nhiều nhà văn hiện sinh khác đã bắt đầu thể hiện nỗi lo sợ về thân phận con người trước bao nhiêu biến động và tai ương của xã hội. Tiếp thu triết học của Soren Kierkegaard, Camus đề cao bề sâu cái tôi và thâm nhập thế giới tâm linh bằng trực giác, ông học tập tinh thần "thờ phụng cái tôi" của các nhà triết học hiện sinh đương thời. Tuy đề cao trực giác nhưng Camus không hoàn toàn phủ nhận tư duy lí tính, nhờ lí tính mà Camus mới nhận ra thế giới này, cuộc đời này là phi lí, cái phi lí ấy không phải là lời mời gọi đi vào chủ nghĩa hư vô, mà là lời thúc giục đi tìm ra ý nghĩa cuộc đời, và đảm nhận lấy trách nhiệm ở đời

Cuộc đời đã phi lí thì con người phải tìm cách chiến thắng nó bằng cách sống hết mình trong sự cảm thụ cái phi lí. Cái phi lí diễn ra giữa bao nhiêu sự việc vây bủa lấy con người, cái phi lí lộ nguyên hình qua sự xung đột giữa cái dơ dáy trong cuộc sống và ước mơ được trong sạch bắt nguồn từ thuở ấu thơ. Cần can đảm sẵn sàng nhận ra mọi thứ cùng cực và xấu xa của đời sống, nhưng nên khước từ mọi hi vọng, vì hi vọng chỉ là 1 ảo ảnh như lời Sartre: "Hi vọng luôn làm ta nhức nhối"

Camus viết: "Chính ở trong thế giới này mà tôi đáp lại cái phi lí bằng sự nỗi loạn của tôi, tự do của tôi và sự say mê của tôi. Chỉ bằng hoạt động của lương tâm, mà tôi biến đổi cái gì đó mời mọc đến cái chết thành qui tắc sống và tôi khước từ sự tự vẫn". Theo quan niệm của Camus, sự nổi loạn có mục đích là chống lại sự phi lí, là sự nổi loạn của cá nhân có tính chất siêu hình và vô nguyên tắc, đó là sự thách thức của con người trước mọi cái phi lí trong đời. Tự do có nghĩa là "Tôi chỉ là tôi", tôi không chấp nhận 1 cái gì có sẵn, không chấp nhận 1 lí thuyết, một đường lối giải thích nào...

Eugene Ionesco-một trong 3 nhà sáng lập nên kịch phi lí đã mô tả rất chân thực về cái phi lí của cuộc đời, và cái phi lí mà ông ta chọn là cái chết. Cái chết đối với Ionesco không đơn thuần chỉ là sự tắt thở về mặt sinh học, mà đó là sự tắt thở về mọi mặt, con người có thể chết ở mọi khía cạnh, mọi trường hợp, mọi lứa tuổi và không cần có lí do. Ionesco viết: "Chẳng có gì là tàn bạo. Tất cả đều tàn bạo. Chẳng có gì là buồn cười. Tất cả đều bi đát. Chẳng có gì là bi đát. Tất cả đều buồn cười. Tất cả đều thực. Tất cả đều không thực. Có thể hiểu nỗi chăng? Không thể hiểu nỗi. Tất cả đều nặng. Tất cả đều nhẹ". Đoạn văn này bị loạn thần kinh chăng? Đối với Ionesco mọi thứ đều loạn thần kinh, vì hầu hết tác phẩm của ông ta nhân vật đều chỉ là cái máy, khi họ sống mà không có 1 lí do, sống chỉ vì nghĩa vụ. Trong cuộc trò chuyện với Claude Bonnefoy, Ionesco tâm sự: " Đôi khi tôi gọi là phi lí điều mà tôi không hiểu... Tôi cũng gọi là phi lí khi con người lang thang không mục đích, con người bị chặt đứt bởi mọi gốc rễ cốt yếu, siêu nghiệm của nó... Tất cả những cái đó đều là sự thể nghiệm của cái phi lí siêu hình"

Theo Ionesco tất cả mọi người đều là nạn nhân của cái phi lí, nó không chừa một ai, chỉ có điều chúng ta có nhận ra hay không. Trong tác phẩm Kẻ Cô Đơn của ông có một nhân vật tự kể chuyện: "Ở tuổi 35, đã đến lúc tôi nên rút chân ra khỏi cuộc đời bon chen này, tôi đã chán ngấy công việc, tôi xin thôi việc và chia tay ông chủ cùng với bạn đồng nghiệp, rồi dửng dưng đi thuê 1 căn phòng để sống 1 mình, không cho ai biết địa chỉ, chẳng tiếp xúc với ai ngoài bà giúp việc... Tôi đạt tới 1 trạng thái dửng dưng về mặt tinh thần... Họ không còn là đồng bào của tôi nữa, tôi cố gắng chẳng hiểu gì khi nghe những lời họ nói ở tiệm ăn... Có lúc lòng gắn bó với cuộc đời trỗi dậy, tôi lắp điện thoại để trò chuyện với bạn bè, chấp nhận lời đề nghị sống chung với cô hầu bàn để chữa nổi cô đơn, tôi nhớ đến kỉ niệm êm đẹp của thời thơ ấu, đã có 1 thời... đã có 1 thời. Có đúng là tôi còn ràng buộc với 1 thời nào đó hay không? Đúng, đúng như thế, điều này làm cho tôi cảm thấy vui vui... Những chút ánh sáng bừng lên rồi cũng chợt tắt, tôi ngày càng dấn thân vào cuộc sống cô đơn... Cuộc sống của tôi lúc này như thực như ảo, không gian bị xoá mờ... Cuối cùng tất cả đều biến mất, chỉ còn lại 1 xa mạc vô biên, căn phòng của tôi dường như treo lơ lửng im lìm, một dấu chấm trong khoảng không vô tận".

Kẻ cô đơn trong tác phẩm này không phải cô đơn về nghĩa đen, mà đó là cô đơn về mặt triết học, cô đơn vì cảm thấy đời này không có gì để bám níu, "Vũ trụ đối với tôi dường như là 1 cái chuồng lớn, hay đúng hơn là 1 nhà tù lớn, bầu trời, chân trời là những bức tường". Điểm toát lên ở Ionesco không phải là cái cô đơn, cái đau khổ khi ta phải sống, mà đó là cái đau khổ bế tắc cho 1 cuộc đời không ý nghĩa, cái đau khổ khi phải sống cuộc đời không lí do, cái đau khổ khi phải tồn tại mà không có mục đích-đây chính là cái chết mà Ionesco đã dùng ngòi bút của mình thể hiện-Con người đã chết khi mà họ sống không có lí do

Thế còn bản thân ta, ta tự hỏi mình: Ta sống để làm gì?... Ta tự mỉm cười và nhớ lại những ngày tháng lang thang không mục đích... Ta nhớ đến Roquentin trong tác phẩm Buồn Nôn của Satre... Ta nhớ đến thế giới của sự dư thừa về tồn tại, những sự vật hiện hữu một cách dày đặc lầm lì và không có lí do. Ta nhớ đến những thứ phi lí trong cuộc đời, và đâu đó ta còn nhớ "Mọi sự vật đều phi lí: đây không phải là tiếng kêu phẫn uất về cuộc đời mà là 1 nỗi cay đắng âm thầm phát sinh từ trực giác về sự hiện hữu của sự vật. Sống cho tận cùng những nỗi cay đắng ấy, con người lại tìm thấy con đường giải phóng cho riêng mình: đảm nhận lấy trách nhiệm để được tự do thể hiện vận mệnh của mình..."

Ta còn nhớ đến nhiều thứ lắm, nhớ đến hình bóng của 1 kẻ cô đơn đang mắc kẹt trong đêm tối về câu hỏi cuộc đời...

Đồng hồ đã điểm 21h... Ta quay về lại với thực tại... Ta nhìn vào bản thân... Ta mỉm cười với bản thân...

heo2004 wrote:
Chào quý anh/chị!

Em học ThS được ông thầy hướng dẫn bảo nghiên cứu về Botnet Detection, sau một thời gian ngắn tìm đọc papers, conference articles liên quan thì cũng hiểu sơ sơ về các khái niệm như: Bot, Botnet, các kỹ thuật tấn công của botnet hiện nay (chủ yếu dựa vào IRC, HTTP, P2P) và các đề xuất của các researcher về phát hiện botnet (như: BotMiner, Botsniffer, BotHunter, ....)

Đọc thì tiếp thu được chút ít khái niệm thế thôi, chứ thực ra chẳng biêt phải làm thế nào để nghiên cứu sâu hơn nữa, và mình cũng muốn sau này làm NCS luôn.

Nếu giờ em theo con đường này (botnet detection) thì em phải cần chuẩn bị kiến thức nền tảng gì? Cần phải có những kỹ năng nào? Mong những người đi trước có nhiều kinh nghiệm định hướng giúp em chút ạ.

 


Doremon dốt cái này lắm, nhưng góp ý với bạn thế này-mong rằng không phải là thừa

Binh pháp Tôn Tử viết: "Biết người biết ta-trăm trận trăm thắng, không biết người mà chỉ biết ta-một thắng một thua, không biết người không biết ta-trăm trận đều thua"

Vì tinh thần trên nên đoạn màu vàng của bạn rất có giá trị, bởi vì muốn thành công thì cần phải biết người và biết ta. Vậy nên biết cái gì? Như bạn hỏi thì Doremon đề nghị cái nên biết

1. Tiếng Anh-thiếu nó bạn sẽ không có cơ hội để tiếp xúc với các tri thức cấp cao-đặc biệt là IT, vì sách IT hầu hết đều viết bằng Tiếng Anh

2. Biết Tiếng Anh rồi, thì nên đọc nhiều sách về lĩnh vực mà ta cần nghiên cứu-đây là biết người

3. Cần phát triển các kỹ năng tư duy, đánh giá... những kỹ năng này không đơn giản mà phát triển được, nó là cả 1 quá trình khổ luyện-đây là biết ta

4. Sau khi biết người và biết ta thì bước cuối cùng là ứng dụng nó vào thực tế

Bạn cần nghiên cứu về Botnet thì Doremon giới thiệu bạn cuốn sách này, bạn ráng đọc kỹ nó thì Doremon nghĩ kiến thức về Botnet của bạn sẽ nâng cao đáng kể. Sách thì giá trị-vì đây là nguồn tài nguyên để ta biết người, nhưng tuỳ vào khả năng của mỗi cá nhân mà ta thu được từ sách nhiều hay ít-đây là biết ta. Nếu ta cảm thấy mình vẫn còn kém về các khâu như cách tư duy, phân tích, tổ hợp, đánh giá... thì nên cố gắng phát triển nó. Còn nếu như dốt mà vẫn giấu dốt thì trăm trận đều bại, có nghĩa là ta phải thành thật với bản thân mình, tuỳ vào khả năng của ta mà nên chọn đối tượng để khám phá một cách phù hợp.

Việc học IT rất khó, nếu chỉ muốn đạt đến trình độ "nổ" thì đơn giản. Còn muốn lên trình độ cao hơn thì phải cố gắng phát triển khả năng tư duy... làm được điều này thì mới đủ khả năng đánh giá bản thân, đánh giá đối tượng khác, sau đó bày binh bố trận để đạt được mục tiêu

Title: Botnets-The Killer Web Applications (2007)
Language: English
Pages: 482
Image:





Link: http://www.mediafire.com/?ud677zud5snjcfd

Doremon có giúp được gì bạn không?
Chủ Nhật, 6 tháng 5

Hôm nay đường phố HCM lại tiếp tục bị ngập nước vì cơn mưa không ngừng đã kéo dài hơn 1h. Ta ngồi đây trong căn phòng vắng vẻ, bỗng nhiên đâu đó những kí ức xa xưa đột nhiên hiện về

Vào một ngày nọ... Một con người cô độc... Một câu hỏi xuất hiện... Sống để làm gì?

Socrates đã nói: "Một cuộc đời không suy xét thì không đáng sống"

Cuộc đời của mỗi người chúng ta có ý nghĩa gì đó hay không? Hay đó chỉ là sự tồn tại do bắt buộc?

Shakespeare viết: "Cuộc đời chẳng qua là 1 bóng mát bên đường, một diễn viên tồi bước khập khễnh đầy sầu thảm suốt vai diễn trên sân khấu, rồi sau đó không còn được nghe nói đến gì nữa, vở diễn là 1 câu chuyện được kể lại bởi thằng ngốc đầy ồn ào và phẫn nộ nhưng chẳng mang lại 1 ý nghĩa nào cả"

Sự phi lí và những cùng cực của cuộc đời

Chúng ta là những con cá đang bị nhốt trong thác nước, là con chim bị nhốt trong chiếc lồng, là đống xương tàn đang chờ ngày mục nát, là sinh vật đang bị giết dần bởi thời gian.

Một sự tồn tại không hề có ý nghĩa có đáng để tồn tại? Chính vì thế giới chẳng ban cho ta 1 ý nghĩa nên ta phải tự tìm lấy nó, phải tìm ra 1 ý nghĩa nào đó, phải tìm ra một lí do nào đó cho cuộc đời. Jean Paul Sartre nói rằng khi 1 nhà hiện sinh viết về 1 kẻ hèn nhát, thì anh ta nói rằng kẻ hèn nhát đó phải chịu trách nhiệm cho sự hèn nhát của mình. Anh ta như thế không phải vì anh ta có trái tim hay cái phổi hay bộ não hèn nhát, không phải vì cấu tạo sinh lí của anh ta, mà anh ta hèn nhát bởi vì anh ta tự biến mình thành kẻ hèn nhát thông qua những hành vi của mình. Triết học hiện sinh vô thần nói rằng, kẻ hèn nhát làm cho mình trở thành hèn nhát, vị anh hùng làm cho mình trở thành anh hùng, và luôn luôn tồn tại khả năng kẻ hèn nhát không còn hèn nhát nữa, vị anh hùng không còn là anh hùng nữa. Thuyết hiện sinh luôn định nghĩa con người qua hành động, cho nên không có học thuyết Triết học nào lạc quan hơn nó, vì số phận của mỗi con người luôn nằm trong chính bản thân họ, nó bảo với anh ta rằng hi vọng duy nhất của anh ta chính là hành động, và hành động là cái duy nhất biến anh ta thành những gì mà anh ta mong muốn

Vậy ý nghĩa cuộc đời này là gì? Tại sao tôi phải sống trên đời?... Ta luôn tự hỏi lấy mình và câu hỏi này đã bóp chết nhiều nhà triết học khi họ cố gắng tìm ra lời giải đáp. Thế ta có nên bỏ cuộc, có nên tự an ủi với lòng mình rằng: Anh không hiểu được cuộc đời này đâu, đừng nghĩ đến nó, hãy lo mà sống đi... Thế nhưng ta lại muốn gào thét lên trong tuyệt vọng, sống đi... nhưng sống để làm gì? Sống vì cái gì? Sống cho cái gì?... Đâu đó trong bóng tối ẩn hiện 1 con người cô đơn lẻ lơi bị che lấp bởi những câu hỏi về cuộc đời...

Lev Nikolayevich Tolstoy khi còn thiếu niên ông ta đã tỏ ra khác thường, ông muốn đi tìm 1 triết lí, 1 mục đích cho cuộc đời. Tolstoy hầu như đã thử hết mọi loại chủ nghĩa, từ khổ hạnh đày đoạ tấm thân, chịu đói chịu rét, cho tới chủ nghĩa khoái lạc sống trác tác bất cần đời, sau đó lại theo thuyết linh hồn hư vô, suốt ngày ngồi phân tích tâm hồn và cầu nguyện Thượng Đế. Nhưng càng phân tích ông càng chán nản, ông ta mất hết niềm tin vào bản thân mình, ông ta bị lạc lỏng bơ vơ. Sau khi chung chạ với giới quí tộc thượng lưu thì Tolstoy lại cảm thấy kinh tởm và chán ghét tầng lớp này, thế là ông ta quay về làm ruộng để nhờ thiên nhiên gột bỏ những thứ dơ bẩn trong mình, ông làm việc và tiếp xúc với các tầng lớp nhân dân lao động, ông muốn đỡ đần và tìm hạnh phúc của mình trong hạnh phúc của họ, thế nhưng sau đó ông ta lại thất vọng khi thấy họ hoặc quá ngu dốt, hoặc quá an phận, chỉ muốn cam tâm sống lay lắt từ ngày này sang ngày khác. Lúc này Tolstoy lại bị khủng hoảng, ông tự hỏi mình rằng có đi lạc đường hay không và nên sống như thế nào?

Và cho đến cuối cuộc đời Tolstoy đã gần như muốn chống lại xã hội, vì đời ông đã không còn lối thoát: "Tôi ráng khuyếch trương tài sản của tôi để làm gì? Rồi tôi chết đi tôi mang theo được cái gì? Tôi xuất bản Chiến Tranh và Hoà Bình để mang lại danh vọng nhưng sau đó thì sao? Tôi nuôi con tôi để sau đó thế nào? Để rồi chúng cũng chết như tôi, và chết là chấm hết, có còn chăng là những con dòi lúc nhúc trong 1 đống xương tàn... Tôi đang sống trong 1 thế giới lừa dối lẫn nhau... gia đình mình, vợ con mình, họ cũng là những con người như mình, họ cũng đang sống trong 1 cảnh ngộ như mình, hoặc là họ phải sống trong sự dối trá, hoặc là họ phải thấy ghê sợ sự dối trá này và cách xa nó... Tôi lâm vào tình trạng khủng khiếp, tôi biết rằng tôi đã không còn tìm thấy được điều gì trên con đường nhận thức lí tính ngoài việc phủ nhận cuộc đời này. Theo nhận thức của tôi thì đời sống con người là 1 cái xấu và người ta ai cũng biết lấy điều này, vấn đề là người ta có chịu chấm dứt lấy tình trạng đó hay không? Thế nhưng người ta vẫn phải cứ sống và tiếp tục sống, còn bản thân tôi vẫn đang sống mặc dù từ rất lâu rồi tôi đã biết rằng đời sống này là vô nghĩa..."

Có thật sự là ta nên đi theo con đường của Lev Nikolayevich Tolstoy? Có thật sự đời sống này là vô nghĩa? Ta dằn vặt bản thân, ta hoài nghi tất cả... thế nhưng đâu đó vẫn còn chút ánh sáng cho 1 câu hỏi đầy tối tăm

Arthur Schopenhauer-nhà triết học bi quan của thế kỷ 19 cũng có 1 cái nhìn tương tự, theo ông ta: "Mọi vật đều là những con rối được chuyển động nhờ bộ máy bên trong... con người có vẻ được lôi kéo từ phía trước nhưng thực tế thì nó lại bị đẩy từ phía sau, không phải sự sống lôi kéo nó mà là sự tất yếu đẩy nó đi tới". Đối với Schopenhauer thì mỗi 1 cá nhân không có 1 giá trị gì đối với tự nhiên, vì "thiên nhiên không chăm lo cho 1 cá nhân mà nó chăm lo cho cả loài". Do vậy "Một đời sống hạnh phúc là điều không bao giờ có được, điều duy nhất mà 1 con người có thể làm là đời sống hoành tráng. Kẻ sống đời sống hoành tráng luôn chiến đấu bằng mọi cách, trong mọi hoàn cảnh sống để chống lại những thứ khó khăn vô tận vì lợi ích chung của mọi người. và tới lúc nằm xuống thì chính y lại chẳng được lợi ích hay đền bù nào cả. Lúc lâm chung con người anh hùng đó sẽ hoá đá như ông hoàng Re Corvo của Gozzi, nhưng với 1 tư thế cao quý và hào hiệp. Kỷ niệm về con người chân thực sẽ còn mãi, và sẽ được xưng tụng như 1 vị anh hùng, thế nhưng dục vọng của y, sự hoành tráng của y cũng sẽ bị tan rã bởi sự bội bạc của cuộc đời, và rồi cuối cùng sẽ tắt ngấm nơi niết bàn".

Đời sống của con người do đó không phải là 1 ân huệ để vui hưởng, mà là nhiệm vụ bổn phận nặng nền phải thực hiện. Hàng triệu người kết hợp tạo thành đảng phái, quốc gia để nỗ lực tìm kiếm các lợi ích chung, nhưng cũng hàng ngàn người đã ngã gục xuống như những vật hi sinh vô nghĩa cho các lợi ích đó. "Khi thì những ảo vọng vô nghĩa, lúc thì tranh chấp chính trị, chúng làm cho các quốc qua gây chiến chống lại lẫn nhau... Trong hoà bình, kỹ nghệ và thương mại phát triển, các phát minh tạo ra những phép màu, đại dương đầy tàu bè qua lại, các đồ xa xỉ được thu gom từ khắp chân trời góc biển". Nhưng Schopenhauer tự hỏi: "Mục đích của tất cả mọi sự cố gắng này là gì?", câu trả lời của ông ta là: "Để kéo dài sự sống phù phu và đau khổ của các cá nhân trong 1 thời gian ngắn ngủi". Schopenhauer nói cuộc đời là 1 thoả thuận trao đổi xấu, là sự bất cân đối giữa 1 mặt là nhọc nhằn của con người, và mặt kia là phần thưởng, có nghĩa cuộc đời là sự thể hiện của chúng ta để "tìm kiếm 1 cái gì đó vô giá trị". Chẳng có gì để tìm kiếm ngoài "sự thoả mãn cơn đói khát và bản năng tình dục hay 1 chút thoả mái chóng qua". Kết luận của Schopenhauer: "Cuộc đời là 1 cuộc buôn bán, mà tiền lời không bù đắp đủ các chi phí. Không thể có hạnh phúc thực sự vì hạnh phúc chỉ là sự chấm dứt tạm thời những đau khổ của con người, đau khổ phát sinh do ham muốn và là biểu hiện của sự thiếu thốn hay các nhu cầu của con người mà không bao giờ có thể lấp đầy được. Do vậy đời người là 1 nỗ lực không có mục tiêu hay mục đích gì cả... đời sống của 1 cá nhân... thực sự luôn luôn là 1 bi kịch, mà nếu đi sâu vào từng chi tiết thì nó có đặc tính của một hài kịch"

................

Đang chìm vào dòng hồi tưởng, thế nhưng những tiếng động ồn ào xung quanh ta do cơn mưa đã ngừng, lập tức kéo ta về với thực tại... Ta tự mỉm cười với lòng mình... sống để làm gì? sống cho cái gì?... những câu hỏi này có thể giải quyết được hay không? Một tia sáng của lí trí xuyên qua màn đêm của sự ngu dốt đã...

vikjava wrote:


@Hi all: Mình chưa đọc cuốn Inside Network Perimeter Security, 2nd Edition và tìm không ra link down cuốn này. Bạn nào có share giùm mình với. Thanks 


Title: Inside Network Perimeter Security, 2nd Edition
Language: English
Pages: 768
Author: Stephen Northcutt, Lenny Zeltser, Scott Winters, Karen Kent, Ronald W. Ritchey

Image:




Introduction: Inside Network Perimeter Security, Second Edition is your guide to preventing network intrusions and defending against any intrusions that do manage to slip through your perimeter. It's a valuable resource for both security professionals and GIAC Certified Firewall Analyst certification exam candidates.

Link: http://www.mediafire.com/?myg6jmfnn2d545y

mrro wrote:
nhưng dẫu sao thì tôi cũng sẽ học theo Feynman: có biết chuyện gì hay ho thì kể cho nhiều người khác cùng biết. Bài này là một chuyện như thế.

 


Cảm ơn Admin về bài viết rất hay này, nhưng biết Admin là người muốn chia sẻ nên nhân tiện mong admin có thể thoả mãn cho Doremon điều này. Nếu có thời gian Admin có thể viết 1 bài để phân biệt về sự giống và khác nhau của các ngôn ngữ lập trình sau: C, Java, Perl, Python

Đương nhiên các bài viết để trả lời câu hỏi trên là không ít, nhưng góc nhìn của 1 tay mới vào nghề hoàn toàn khác với các chuyên gia. Bản thân người viết bài xin thừa nhận là cực kì dốt về IT, nên dù đã đọc các bài phân biệt về sự khác nhau của các ngôn ngữ lập trình, nhưng vẫn không nắm được gì cả. Mong Admin có thể bỏ chút thời gian để viết về vấn đề này, và không những Doremon mà còn nhiều người khác cũng mong thấy được góc nhìn của Admin

Cảm ơn
Nếu bạn muốn sưu tầm tài liệu thì Doremon sẵn sàng chia sẻ. Tài liệu về English thì Doremon có rất nhiều, nhưng down tích góp gần 4 năm và từ nhiều nguồn khác nhau, sau đó chọn lọc, phân loại, xoá... nên không thể chia sẻ cho bạn ngoài con đường phải upload-điều này thời gian của Doremon không cho phép. Cho nên Doremon giới thiệu cho bạn vài trang web muốn down bao nhiêu thì tuỳ

1. http://ebooktienganh.com

Đặc điểm free, 100% mediafire

2. http://langlibrary.net/site/

Đặc điểm free, 100% mediafire

3. Topic Tổng Hợp Tài Liệu Tiếng Anh 2012 "Khủng Nhất " vài trăm GB của vn-zoom

http://www.vn-zoom.com/f58/bo-video-tieng-anh-giao-tiep-hang-doc-12-3-gb-and-and-tong-hop-tai-lieu-tieng-anh-2012-khung-nhat-vai-tram-gb-1661443.html

Hiện tại topic này tài khoản mediafire đã bị khoá, nên bạn có thể nhìn tên của tài liệu sau đó lên google

Lưu ý: Cẩn thận kẻo ngập trong đống tài liệu-điều này rất có hại vì dễ dẫn đến ngán. Cho nên Doremon giới thiệu vì bạn muốn down, còn bản thân thì không khuyến khích, vì "thiếu thì thấy thèm còn thừa thì thấy chán"

yakata wrote:
Mình thấy tài liệu luyện nghe Listening_Practice_Through_Dictation rất hay. Nó phát âm chuẩn rất chuẩn, mình cảm thấy nghe cũng dễ. Không biết bạn có tài liệu luyện nghe nào giống vậy không, cho mình xin tên giáo trình. mình sẽ tự tìm để down.
 


Tài liệu thì còn nhiều, nhưng Doremon sẽ không giới thiệu thêm cho bạn, vì nó rất có hại với các lí do sau:

1. Cái Listening_Practice_Through_Dictation hay là bởi vì nó dành cho người nhập môn, khi bạn đã lên đến trình độ khác thì nó lại dở, vậy bạn có muốn ở mãi trình độ nhập môn?

2. Thông thường người mới bắt đầu thì rất ham học, nhưng được 1 thời gian thì lại nản, cho nên nhân lúc bạn còn thấy Listening_Practice_Through_Dictation hay thì hãy ráng học cho hết nó, để đến khi nản thì cũng là lúc ta nên vứt nó đi để học tài liệu khác tương ứng với trình độ cao hơn.

3. Trình độ cao nhất và khó nhất là coi phim. Khi bạn đã đạt đến cấp độ này thì khi quay lại mấy giáo trình nhập môn mới phát hiện ra cái dở của nó, còn bây giờ thì chưa, cho nên hiện tại cứ học hết Listening_Practice_Through_Dictation và đừng nên tốn thời gian để tìm thêm các giáo trình khác. Tin buồn là phát âm trong phim hay thời sự... rất khó nghe, nên nếu ai đó nghe không được cũng đừng tự trách bản thân. Tin mừng là phát âm của người bản xứ ngoài đời thực dễ nghe hơn trong phim nhiều. Cho nên ai đó đủ bản lĩnh để xem phim không cần phụ đề mà vẫn hiểu thì việc bạn nghe người Anh-Mỹ nói chuyện ngoài đời rất dễ dàng

sherlockholmes wrote:
Doremon cho mình hỏi, mình có ngày học trâu bò 5-10 bài Listening_Practice_Through_Dictation như thế có hiệu quả không ? 


Thấy bạn cũng hỏi nhiều lần mà không ai trả lời nên Doremon đành trả lời cho bạn-mặc dù không muốn vì lí do sau đây: bạn vẫn chưa hiểu bài viết của Doremon. Có lẽ đây là 1 câu hỏi cần làm rõ: người viết bài không đủ khả năng diễn đạt khiến cho người đọc không nắm được ý đồ?. Cụ thể:

1. Thông qua bài viết The Attractor Factor thì Doremon có chèn vào vấn đề: Địa vị xã hội <->Tính cách con người. Một phần là để giúp các bạn hiểu được giá trị của các đức tính như lịch sự, lễ phép, ăn nói mềm dẻo... Phần còn lại là nhắc khéo người đọc: hãy làm ơn thể hiện sự lịch sự trong topic. Đó là như đã trình bày mỗi 1 giai tầng của xã hội thì có con người và tính cách tương ứng với nó. Các bạn học Tiếng Anh là để vươn ra thế giới, để tiếp xúc với các tầng lớp cấp cao, những con người học thức đầy mình... thì các bạn phải thể hiện làm sao để mình được xứng đáng đứng chung hàng ngũ với họ. Một bài viết có mấy câu mà cũng để vướng lỗi chính tả, cách dùng ngôn từ còn thể hiện khả năng "non kém" trong giao tiếp, ví dụ cách xưng hô: bác, trâu bò (chỗ bôi đỏ của sherlockholmes)... Các bạn không tôn trọng người hỏi thì ai muốn giúp mình? Một bài viết trình bày không rõ ràng, chung chung, vướng lỗi chính tả... thì sẽ xảy ra các trường hợp sau: không ai thèm trả lời hoặc "được người đứng cùng hàng ngũ với mình trả lời"-có lẽ câu trả lời này cũng chung chung, viết cho có... và đương nhiên nó chẳng đưa đến đâu ngoài việc đọc cho hết giờ

2. Bạn có thể 1 ngày học 5-10 bài nhưng bạn không đạt được mục đích: phản xạ. Kết quả của những phản xạ cố ý tập là tính bằng tháng bằng năm... Cho nên nếu bạn cứ ráng học cho nhanh để cho hết bài thì không đạt được cái gì đâu. Có thể bạn hiểu được cái câu, cái từ, nhưng để dùng nó như phản xạ thì bạn lại làm không được. Cho nên cứ từ từ mà đi, còn đi ra làm sao thì đọc lại và nghiền ngẫm các bài viết trước

Lưu ý: Các bạn đã tham gia vào topic thì nên động viên và giúp đỡ lẫn nhau, ai hỏi cái gì mà ta trả lời được thì nên giúp, còn cứ đi vào sau đó đi ra mặc dù có thể giúp nhưng vẫn làm ngơ thì có nhiều tác hại: cái này rất nguy hiểm-để thời gian chứng mình cho các bạn bằng chính cuộc sống của mỗi người-Doremon không dám bàn về cái này vì đó là tự do của mỗi cá nhân. Riêng Doremon sẽ không tham gia vào topic để nghiền ngẫm về khả năng diễn đạt của mình. Cho nên các bạn có hỏi trong này cũng không nhận được câu trả lời của Doremon nữa
Vì lời hứa không vào đây sau 3-6 tháng, nên Doremon sẽ không viết thêm gì, nhưng thấy các bạn rất chăm học, nhưng lại học không đúng cách (mặc dù có đọc rất kỹ topic này), nên suy đi nghĩ lại, Doremon viết thêm vài lời khuyên, ai thấy hay thì áp dụng, còn không thì bỏ đi. Doremon chỉ viết trên HVA, để có gì các bạn khác tham khảo luôn, chứ không trả lời riêng-điều này tốn thời gian nếu như người khác có hỏi lại

1. Hỏi: Một ngày em học 3-6h... vậy nên bố trí thời gian học như thế nào?

Đáp: Vì bạn là người mới nhập môn, nên nếu bạn học liên tục 1 lúc 3...6...8 h toàn Tiếng Anh, thì bạn sẽ cảm thấy nhức đầu, vì bộ óc của chúng ta chưa thích nghi được với nó. Cho nên cách học tốt nhất và không gây nản lòng là: chia nhỏ khoảng thời gian bằng cách học nhiều lần trong 1 ngày, mỗi lần 45'-1h30'

2. Vẫn có nhiều bạn chưa hiểu bài Repetition and Distinction nên các bạn không biết cách áp dụng. Vậy bây giờ nên áp dụng như thế nào?

Đáp: Như đã nói giấc ngủ đối với Phân Tâm học có tác dụng là lọc các thông tin trong ngày mà bộ óc thu được từ nói, nghe, sờ... Cho nên sau khi ngủ dậy thì bộ óc của bạn đã "hoàn toàn sạch", bởi vậy để thúc đẩy quá trình thành công xảy ra nhanh hơn, thì nên học nhiều hơn vào lúc mới ngủ dậy-để đảm bảo lượng thông tin được "đổ" vào bộ óc đầu tiên phải là Tiếng Anh. Ngược lại nếu các bạn sau khi ngủ dậy... học thứ khác... làm việc... vui chơi, giải trí... sau đó mới học Tiếng Anh thì lúc này việc học khó mà vô, vì bộ óc đã đầy thông tin rồi, muốn nhét vào cũng chỉ là miễn cưỡng, điều này dễ gây nản lòng và lâu tiến bộ

3. Hỏi: Em muốn học để thành công cho nhanh, nhưng lại học không nỗi vì thời gian ít mà lượng bài nhiều, vậy phải làm sao?

Đáp: Topic này chỉ dành riêng cho những ai muốn dùng Tiếng Anh như Tiếng Việt, nên việc đốt cháy giai đoạn là điều cấm kỵ. Cho nên hãy cứ thong thả, thà học chậm mà chắc, còn hơn là cố đi cho nhanh sau đó chả nhớ được gì

4. Có nên luyện nói song song với việc học Listening_Practice_Through_Dictation?

Đáp: Có-điều này đã được trình bày trong các bài viết trước. Và hãy chú ý đến giáo trình American spoken englishMastering the American Accent, còn cái pronunciation workshop là phụ. Lý do

Việc tập nói để bạn học phát âm các âm căn bản, các từ đơn. Song song với tập nói thì cứ nghe và nhìn Listening_Practice_Through_Dictation để bộ óc được "tắm ngôn ngữ Tiếng Anh". Sau khi tập nói hết mấy từ đơn, thì đọc lại bài văn. Việc đọc lại bài văn sẽ trở nên dễ dàng và chính xác như người bản xứ, nếu bạn đã biết phát âm các âm cơ bản và "tắm Tiếng Anh" trong 1 thời gian dài, nhờ việc "tắm" mà bộ óc được làm quen dần với các tần số Tiếng Anh. Nếu ai đó phát biểu rằng: chúng ta là người Việt Nam, không phải người Anh-Mỹ nên việc nói giống như người bản xứ là điều không thể- điều này hoàn toàn không có cơ sở khoa học, chỉ là phát biểu dựa trên cảm nhận. Vì Doremon đã "giận" nên không phân tích nhiều như trước, ai không tin thì thôi, còn ai muốn biết thì xem lại Thuyết Tiến Hoá. Ai đó có ở miền Bắc, thì chỉ cần vào miền Nam sinh sống vài năm, "tắm trong ngôn ngữ của Miền Nam" 1 thời gian dài, để rồi xem người miền Bắc này có nói y chang người miền Nam không? Nếu không là do người này cửa đóng, then cài, màn che, rèm phủ, không tiếp xúc với người khác...

Cái pronunciation workshop phát âm dở, nó chỉ là phần phụ trợ để học phát âm các âm còn thiếu trong American spoken english, nhưng nếu các bạn thích pronunciation workshop thì đó là tự do. Còn ai đó phát biểu cái Mastering the American Accent không có hình ảnh để học phát âm, thì câu trả lời: bạn chưa học hết American spoken và pronunciation workshop

5. Trong tất cả cách học mà các bạn chia sẻ ở nơi khác về topic này thì Doremon thấy các bạn đã bỏ sót 1 điều: phim. Đó là hầu như tất cả chỉ chăm chủ vào nói với Listening_Practice_Through_Dictation mà không thấy ai đề cập đến phim. Vậy tác dụng của phim như thế nào?

Đáp: như đã trình bày, phim có tác dụng là giúp bạn học Tiếng Anh kèm theo hình ảnh, âm thanh, nhân vật... cho nên không gây chán như mấy cái khác. Cho nên mỗi bữa nên coi phim Friends, mặc dù chưa hiểu gì thì cứ kệ nó, vì đây là giai đoạn mà các bạn "tắm Tiếng Anh". Cứ nghe nhân vật trong phim nói và nhìn vào sub Tiếng Anh-không hiểu cũng kệ

Để đề phòng khỏi bị trách là vô trách nhiệm, Doremon giới thiệu cặn kẽ luôn bởi vì đã có người down phim của Doremon giới thiệu về mà không biết cách tìm sub. Sau khi down phim xong vào trang

http://subscene.com/

Gõ tên phim vào ô Search, sau đó chọn sub cho hợp, phim nào dvd thì sub dvd. Cái nào hd thì chọn sub hd. Sau khi down sub về, thì để phim và sub cùng 1 thư mục sau đó đổi tên cho sub và phim trùng nhau

VD




Nếu sub không hợp với lời thoại, thì dùng công cụ trên mạng chỉnh lại-tự kiếm. Còn cách nhanh nhất thì tìm sub khác cũng trên trang http://subscene.com/. Vì 1 phim có rất nhiều sub tuỳ vào nhóm rip

....

Vì đã "giận" smilie như thông báo, nên các bạn nếu có hỏi riêng Doremon cũng sẽ không nhận được câu trả lời. Cho nên Doremon báo cho các bạn biết, không khéo các bạn bảo Doremon xem thường
Thư gửi BQT của HVA

Vì Doremon là người làm việc có trách nhiệm, nên hôm nay Doremon xin thông báo đến BQT về vấn đề của topic này. Đó là Doremon xin không can thiệp vào thêm nữa, với các lí do như sau:

1. Sau khi nhận được các comment từ mọi người thì Doremon mới hiểu ra rằng, hầu như các bạn không nắm được cốt lõi của bài viết cũng như phương pháp mà Doremon đã đưa ra. Cụ thể:

Các bạn không hiểu được các tư tưởng về Triết học và Tâm lí học-vốn là cột trụ của phương pháp. Từ đó các bạn đã hạ thấp vai trò của các yếu tố như niềm tin, tình cảm, cảm xúc, tư duy... Nếu ai đó nói rằng mình đã đủ nghị lực cũng như sự kiên trì để theo đuổi việc học, thì các bạn đang lừa lối bản thân bằng cách nói láo. Hiện nay trên thế giới có vài tỉ người, và những con người thoả mãn điều kiện về niềm tin không gục ngã chỉ đếm trên đầu ngón tay

Bằng chứng là khi chúng ta mới bước vào 1 môn học nào đó thì luôn xuất hiện cảm giác hưng phấn và ham học. Nhưng cảm giác này sẽ bị chai lì và cùn mòn theo thời gian nếu ta không biết cách duy trì và phát triển. Một đống lửa, nếu không tiếp tế nguồn nhiệt liên tục (than, củi) thì sau 1 thời gian nó sẽ tắt. Một tình yêu, nếu không biết cách giữ gìn và tôn trọng lẫn nhau thì sẽ bị cùn mòn. Đây là lí do tại sao những cặp yêu đương luôn nồng nàn ở giai đoạn đầu, bình thường ở giai đoạn tiếp theo và chán nản để chịu đựng các giai đoạn còn lại

Đó là vấn đề về sự kiên trì, còn vấn đề về niềm tin thì càng nguy hiểm hơn. Trong 1 tổ chức mà cấp trên và cấp dưới không tin tưởng lẫn nhau thì nó có hoạt động trơn tru hay không? Vợ không tin tưởng chồng và ngược lại thì cuộc sống có hạnh phúc hay không? Cho nên trong tất cả các mưu kế của Binh Pháp thì mưu kế nguy hiểm, tà độc cũng như dễ áp dụng nhất là Kế Li Gián. Một tập thể mà sự tin tưởng lẫn nhau đã không còn thì không sớm thì muộn cũng bị huỷ hoại, dù đó có là gia đình, trường học, công ty, tập đoàn, đảng phái, đất nước...

Cho nên Doremon đã xây dựng cho các bạn 1 niềm tin vào phương pháp này bằng cách vận dụng các mảng kiến thức về Triết học cũng như Tâm lí học và các bài viết về lí tưởng, ước mơ... để làm điều trên. Nhưng nó là vô bổ, khi các comment rác của tmd lọt vào. Các bạn có thể phê bình cách dùng từ "rác" của Doremon, nhưng người viết bài làm việc gì cũng có lí do của nó. Bởi vì các comment huỷ hoại đi niềm tin của người học có tác dụng rất nguy hiểm, nó khiến người ta phân vân, nghi ngờ, chần chừ, do dự... và lúc này những cuộc tranh luận đúng sai sẽ kéo dài cho đến vô tận. Cho nên đã không tin thì đừng học, đã chịu học theo thì đừng nghi ngờ. Tào Tháo cũng có nói "Cách dùng binh tinh xảo nhất là tin thì dùng, mà đã dùng thì phải tin"

2. Có nhiều bạn chưa hiểu hết tầm quan trọng của topic này, cho nên có nhiều comment khiến Doremon không hài lòng. Không hài lòng không phải vì mức độ cảm ơn chưa đủ, mà vì các bạn chưa hiểu được giá trị của nó

Nếu các bạn lên Trung Tâm thì để học Tiếng Anh 1 tháng các bạn phải đóng bao nhiêu triệu? Và sau khi học xong các bạn có đảm bảo mình sẽ thành công? Trung Tâm cung cấp tài liệu cho các bạn kèm theo điều kiện: các bạn phải đóng tiền. Còn Doremon thì cung cấp miễn phí, thậm chí có nhiều tài liệu nếu Doremon không giới thiệu thì các bạn có đủ bản lĩnh để tìm ra? Như các giáo trình luyện đọc dành cho thiếu nhi, nếu Doremon không tìm giúp các bạn thì các bạn có thể tự sức mình để tìm ra được 1 lượng lớn sách như thế mà free?

Khi các bạn chinh phục được Tiếng Anh các bạn có biết được lợi ích từ nó? Admin mrrro cũng có nói "dẫu vậy tôi cũng muốn nhắn nhủ là tiếng Anh càng khá lên thì tôi lại càng hiểu ra thiệt thòi của những người không thể sử dụng tiếng Anh, trong một thế giới thống trị bởi những người nói ngôn ngữ này". Lợi ích của việc sử dụng thành thạo Tiếng Anh là không thể nói hết, và điều này thì chỉ có những ai thành công rồi mới hiểu hết được


Vì các lí do kể trên cho nên Doremon xin từ bỏ topic này, và không can thiệp gì thêm trong 1 thời gian dài, có thể là 3, 6 tháng... hoặc bỏ luôn. Chỉ đến khi nào người học cảm thấy nản lòng, thấy nhục chí, thấy chán nản, và muốn bỏ cuộc... thì khi đó các bạn mới cảm giác được từng hành động và bài viết mà Doremon đã làm cho topic: đó là ngăn chặn các comment nhảm và viết các bài động viên tinh thần. Chỉ có khi nào các bạn biết được lợi ích của việc chinh phục Tiếng Anh là quan trọng ra làm sao thì khi đó các bạn mới chịu đọc topic này 1 cách có suy nghĩ và chín chắn... Nếu các bạn chịu học thật sự thì hãy cùng nhau động viên và giữ gìn topic này, còn không thì ngược lại. Sau khoảng 3-6 tháng, nếu có ai đó viết được những bài cho thấy rằng mình đã hiểu được giá trị của topic thì khi đó Doremon sẽ xuất hiện để giúp các bạn 1 tay, còn nếu các bạn có thể tự thân vận động thì Doremon không can thiệp nữa

Lời nhắn nhủ cuối cùng: Một phương pháp dù hay nhưng nếu ta không tin vào nó và kiên trì thì có hay đến mấy cũng bỏ. Một tình yêu dù đẹp nhưng không biết cách giữ gìn và chăm sóc thì cũng tàn. Một con người nếu không có ý chí vươn lên, biết sai sửa sai thì mãi mãi không bao giờ tiến bộ

@Real Time: Bạn vẫn chưa hiểu phương pháp. Bài tập của phương pháp này là có thể viết lại đoạn văn, đọc lại đoạn văn, nghe lại đoạn văn mà không cần nhìn vào transcript. Cho nên các giáo trình mà Doremon cung cấp cho bạn, nếu nó có bài tập như điền từ, ngữ pháp... thì kệ nó, bỏ đi-mấy thứ này là rác.

mrro wrote:
@doremon-nobita: chẳng có gì để tranh luận ở đây cả. những cuốn sách nào có ích với bạn thì bạn cứ tiếp tục đọc, còn tôi dẫn bài viết của tôi là để những người tham gia chủ đề này có thêm một góc nhìn khác về những loại sách mà tôi cho là vô bổ.

tôi chỉ mong bạn làm ơn tập trung vào chủ đề chính, đó là đưa ra những kinh nghiệm và chỉ dẫn thực tế về việc học tiếng Anh làm sao cho hiệu quả. tôi nói những bài viết của bạn không liên quan đến việc học tiếng Anh vì chúng bàn đến những vấn đề vượt ra xa khỏi phạm vi câu hỏi và nên được tách ra thành những chủ đề riêng nếu bạn muốn bàn về những vấn đề đó. còn gom chung lại với nhau, thú thật là tôi thấy giống như là "tả pí lù", không đâu vào đâu cả.

hỏi ngoài lề một chút: bạn đọc nhiều sách như thế, chắc hẳn bạn có đầy đủ niềm tin, ý chí, lý tưởng... rồi, vậy bạn đã làm được cái gì cụ thể chưa? bạn có biến được ước mơ nào của bạn thành hiện thực chưa? nếu có thì tôi rất muốn nghe và rất muốn biết thêm các cuốn sách đã giúp bạn như thế nào.

-m 


Nếu admin đã không muốn tranh luận thì tôi cũng xin rút lui và trả lời cho admin những câu mà admin đã hỏi

1. Tôi thật sự không biết rằng có bao nhiêu con người đã đọc và hiểu những bài tôi viết. Admin nói rằng tôi nên tập trung vào chủ đề chính, thì câu trả lời: chủ đề chính đã giải quyết ở trang 1-đó là kinh nghiệm về thực tế để học Tiếng Anh cho hiệu quả. Cái này xin nhắc lại là viết cho robot-tức là đưa ra cách học mà không giải thích ý nghĩa cũng như các cơ sở khoa học

2. Admin phát biểu rằng những bài viết tiếp theo không liên quan gì đến cách học Tiếng Anh, và chúng đã vượt ra khỏi phạm vi câu hỏi: học Tiếng Anh hiệu quả. Khi Admin nói lên điều này, thì tôi có thể khẳng định Admin nếu có đọc thì cũng không hiểu những gì tôi viết. Trong khi tôi luôn tin rằng những bài viết trên là không hề mập mờ và khó hiểu. Cụ thể:

Bài Why is that important? Mục đích của nó là để thông báo cho người đọc biết rằng, nếu bạn không tìm ra cho mình 1 lí do nào đó để học Tiếng Anh, thì bạn sẽ rất khó thành công. Vì không có lí do để học thì bạn dễ nản lòng, bạn không có hưng phấn... thiếu đi các nhân tố này thì việc thành công: sử dụng Tiếng Anh như Tiếng Việt-như mục đích đề ra của topic, là điều hoàn toàn khó xảy ra. Do vậy đây là bài viết rất quan trọng của tôi, thế nhưng tôi đảm bảo có nhiều người không hiểu, trong đó có Admin mrro... và kết quả là những đối tượng này có thể bỏ cuộc sau vài tháng. Lúc này công sức ta cố gắng đều đổ hết xuống biển

Bài tiếp theo là Triết học và Phân tâm học. Mục đích của nó là để cho người đọc thấy rằng, cách học Tiếng Anh của topic này là dựa trên cơ sở của Đạo Lão-Trang: 1 trường phái triết học có lịch sử hơn 2000 năm, đó là trẻ em học ngôn ngữ mẹ đẻ như thế nào thì ta học theo thế đấy: nghe và nói là 2 kỹ năng cần phát triển đầu tiên, sau đó mới tới đọc sách và viết. Còn Phân Tâm học là để phân tích cho người học lí do tại vì sao để đạt đến 1 phản xạ: nói mà không cần suy nghĩ, viết mà không cần tìm từ... thì người đó phải đọc đi đọc lại, nghe đi nghe lại... nhiều lần 1 lượng thông tin để nó thấm xuống tiềm thức. Và tôi có mở rộng về vấn đề tài năng với ước mơ để động viên người học, vì ý chí còn thì cuộc sống còn, ước mơ còn thì tuổi trẻ còn... chỉ cần có những thứ này thì thành công sẽ đến

Bài tiếp theo nữa là diễn giải sâu hơn về Phân Tâm học, với trạng thái bình ổn dựa trên Qui luật cơ bản nhất của triết học duy vật biện chứng: chuyển hoá chất lượng. Bài này như đã thông báo là quan trọng nhất và khó hiểu. Quan trọng vì để diễn giải cho người học về quá trình mà họ phải đối mặt: càng lên trình độ cao thì sự tiến bộ sẽ chậm lại. Và phương pháp Kaizen way-nếu người học vừa học vừa bỏ thì khả năng thành công hầu như là không có. Mục đích là thông báo cho người học biết các giai đoạn mà họ phải trải qua, cách học như thế nào. khi đã biết rồi thì họ sẽ không nản lòng và cứ tiếp tục cho tới khi thành công

Bài tiếp nữa là phân tích các bài học của Effortless English và cung cấp tài liệu. Sau khi hết bài này thì tôi đã thông báo là topic đã xong

2 bài mới viết là để động viên người học, mang lại sức sống cho họ, và tôi có chèn vào đó các kiến thức rất quí giá, nhưng không ai thấy được: môi trường xã hội có liên quan mật thiết tới chúng ta, và sự tương tác giữa địa vị xã hội với tích cách con người. Nếu ai hiểu được giá trị của nó, thì muốn cải thiện cuộc sống của mình, thì ta nên tập cách ứng xử, cách ăn nói... và chọn môi trường tốt để sinh hoạt. Nếu chịu làm điều này thì có thể sau vài năm người đó sẽ thay đổi, chững chạc hơn, hành xử tốt hơn... và các đức tính này sẽ giúp họ dễ dàng trong công việc... từ đó kéo theo địa vị của họ lên cao

Và xuyên suốt topic này tôi luôn nói về ước mơ, về lí tưởng, về những thứ tốt đẹp... chỉ nhằm tăng cao sự hưng phấn cũng như sự tự tin của người-đây là yếu tố quan trọng nhất

Thế nhưng giờ đây Admin mrro của diễn đàn lại phát biểu là " thú thật là tôi thấy giống như là "tả pí lù", không đâu vào đâu cả". Tôi thật sự bị sốc, vậy các thành viên còn lại họ hiểu được gì từ các bài viết này? Hoá ra là tôi viết nhưng không ai hiểu, thật sự bị cú sốc mạnh

Câu hỏi cuối cùng của admin: "bạn đọc nhiều sách như thế, chắc hẳn bạn có đầy đủ niềm tin, ý chí, lý tưởng... rồi, vậy bạn đã làm được cái gì cụ thể chưa? bạn có biến được ước mơ nào của bạn thành hiện thực chưa? nếu có thì tôi rất muốn nghe và rất muốn biết thêm các cuốn sách đã giúp bạn như thế nào."

Tôi xin trả lời thành thật, cách đây 7 năm tôi chỉ là 1 kẻ lêu lổng, lang thang, học hành 1 chữ cũng không biết. Đây là kết quả của nền giáo dục tê hại mà tôi được hưởng từ trường lớp, nơi vốn chỉ chăm chú vào điểm số và thành tích. Nhưng đột nhiên nhờ sự mắn kì diệu, vào 1 ngày nào đó, tôi được đứa bạn tặng cuốn sách "Hạt giống tâm hồn", sau khi đọc xong cuốn này thì tôi đã khóc, tôi đã tự trách bản thân, đã nguyền rủa mình, rằng tại sao trên thế giới này có những người điều kiện tệ hơn tôi, sống cực khổ hơn tôi nhưng họ vẫn hạnh phúc, vẫn mang lại lợi ích cho cộng đồng và nhân loại. Lúc này tôi mới nhận ra, con người ta không phải là cỗ máy, nó có trái tim biết rung động, có ý chí biết vươn lên...

Và kể từ đó tôi đã đọc không biết bao nhiêu là sách vở về hạnh phúc, về niềm tin... Và những cuốn sách này đã chứng tỏ cho tôi 1 sự thật: ý chí còn thì con người còn, niềm tin còn thì hạnh phúc còn. Thiếu những thứ này thì mọi thứ đều không còn giá trị

Cho nên sau 7 năm nỗ lực, chịu khó chịu khổ, chịu mắng chịu chửi... thì giờ đây cái thành công trước hết là tôi đã đủ bản lĩnh để viết ra những bài văn được người khác chịu đọc, nói những lời nói người khác chịu nghe. Mỗi 1 ngày của tôi đều là những ngày hạnh phúc và hưng phấn tột độ, mặc dù hiện giờ tôi chưa có tiền, chưa có việc làm... chưa có gì hết. Vì tôi đang chờ đợi, chờ đợi khi tài năng của mình đã chín mùi thì khi đó tôi sẽ thực hiện ước mơ của mình: in dấu chân trên mọi ngóc ngách của thế giới. Tôi không biết những người giàu có, nghề nghiệp cao sang... có hạnh phúc hay không. Nhưng cái tôi biết là chỉ cần có niềm tin vào cuộc sống, ý chí không gục ngã thì bao nhiêu đó là quá đủ: vì mỗi phút mỗi giờ.... đều tuyệt vời

Nếu Admin muốn tôi giới thiệu sách thì tôi giới thiệu nhân vật Anthony Robins-một trong những Guru hiện còn sống, nói về ước mơ với lí tưởng. Chỉ cần nghe tới tên con người này, đọc những gì ông ta viết ra thì mọi phiền não của cuộc sống đều tan biến, mà thay vào đó là sức sống cuồng nhiệt. Nếu Admin cần nữa thì tôi giới thiệu Triết học Hiện sinh vô thần-một phương thuốc chữa được bá bệnh cho những ai đau khổ, chán nản... Nhưng với điều kiện người đọc phải đủ bản lĩnh để hiểu nó


Hôm nay Doremon đã lỡ bỏ bữa học nên thôi thì bỏ luôn để làm rõ vấn đề này. Trước hết Doremon xin cảm ơn lời góp ý của Admin mrro, và tiếp theo Doremon muốn tranh luận với Admin về vấn đề này

Có thể đây là điều không hay, nhưng Doremon muốn làm cho rõ. Mong người đọc nếu muốn nhận xét, thì đừng nên nhận xét 1 cách phiến diện dựa trên địa vị của 1 người là mem với nick Doremon với 1 người là Admin với nick mrro

Mặc dù chúng ta không thấy mặt nhau, nhưng ngôn từ, câu chữ cũng phần nào thể hiện được tính cách và học thức của con người. Hôm nay tôi xin tranh luận với mrro về lời nhận xét trên. Lời tranh luận này không nhằm mục đích đả kích mà chỉ để tìm ra điều tôi muốn: sự hiểu biết. Nên mong mrro nếu dư thời gian thì hãy làm rõ giúp tôi vấn đề này


Vì sau khi được Mod quanta chỉnh sửa lại topic thì tôi đã viết 1 bài muốn tiếp tục hoàn thiện nơi này, nhưng sau khi đọc xong những lời nhận xét của mrro-1 trong những người đứng đầu diễn đàn này thì tôi rất thất vọng, nên tôi đã xoá

mrro wrote:
câu hỏi mở đầu cho chủ đề này rất đơn giản: học tiếng Anh thế nào cho hiệu quả và tôi thấy chỉ có bài viết đầu tiên là hướng đến trả lời câu hỏi này, còn lại đều bàn đến những vấn đề không liên quan, trích từ những cuốn sách self-help mà có lần tôi gọi là "sách sướng" [1]. tôi có lời khuyên cho bạn doremon-nobita là hãy bớt thời gian đọc những cuốn sách như thế và dành nhiều thời gian hơn để học những kỹ năng cụ thể.

 


mrro nói rằng trừ bài viết đầu tiên thì các bài viết còn lại đều trích từ "sách sướng", và nó không có tác dụng gì. Vậy tôi xin hỏi mrro, con người ta khác với robot ở chỗ nào? Đó là ở cảm xúc, chúng ta có trái tim, có yêu, ghét, giận, hờn... chứ không phải là cục đất, cục đá vô cảm. Vậy mrro dựa trên cơ sở gì để khẳng định những bài viết về ước mơ, lí tưởng... là "sách sướng" và vô bổ?

Một đội quân dù hùng mạnh đến đâu, được trang bị đao, gươm, giáo mác... nhưng ý chí không có, niềm tin không vững thì đánh bại được ai? Một phương pháp dù hay, nhưng không khơi gợi cho người đọc niềm tin và sự hưng phấn thì có ích gì?

Tại sao có những tác phẩm văn học thuộc hàng kinh điển của thế giới, có thể động viên người khác ham sống, tự tin lại được cho là "sách sướng" và vô bổ. Những câu chuyện trong loạt sách hạt giống tâm hồn... có thể làm người ta rơi nước mắt, có thể biến kẻ chai sạn trở thành mềm mỏng, biến người nản lòng thêm sức sống thì nó vô bổ chỗ nào?

Những loạt sách viết về vĩ nhân, về tài năng ẩn chứa trong con người... nhằm làm cho người đọc thêm tự tin và ham sống thì nó "tự sướng" ra sao?

Những mảng kiến thức phụ như Xã hội học, Tâm lí học, binh pháp... có tác dụng rất lớn cho tất cả các chuyên ngành thì mrro cho là vô bổ. Vậy theo mrro thì nên học những kỹ năng cụ thể nào? Dù ta có là ai thì ta cũng sống trong 1 môi trường xã hội, có làm ngành nghề nào thì cũng có sự tương tác với người khác... vậy nó vô bổ ở đâu? mrro khuyên tôi nên bớt thời gian để đọc các cuốn sách thế này để học cái gì? Để học những kỹ năng cụ thể sau đó biến thành con robot vô hồn, vô cảm...

Nếu quên đi các yếu tố như tình cảm, niềm tin, ý chí, lí tưởng... thì topic này của tôi vô giá trị. Bài viết đầu tiên mrro nhận xét là cốt lõi của topic thi tôi nghĩ nó chẳng đáng là bao, đó là viết để cho robot đọc, các bài còn lại là tôi viết cho con người-động vật có trái tim, có cảm xúc...

Mong mrro giúp tôi khám phá những điều mà tôi chưa biết: yếu tố niềm tin, lí tướng, ước mơ...có cần thiết hay không. Nếu không cần thiết thì mong mrro xoá tất cả các bài viết của tôi có liên quan đến các vấn đề trên

Cảm ơn Admin và Mod

chiro8x wrote:


@doremon-nobita: mình không thích cách chổi bỏ của bạn tí nào, mình thấy bạn viết bài rất tâm huyết bản thân mình cũng add favorite và đọc topic này. Bản thân mình cảm thấy những kinh nghiệm bạn chia sẽ, thay đổi rất nhiều suy nghĩ trước đây của mình. Nhưng không thích cách bạn đang nói và mĩa mai người khác. Khi viết bài bạn xưng là Doremon (ai cũng biết nhân vật này thế nào) giờ thì xưng là Nobita đứng bên tmd lật mặt Doremon, chuyện này anh tmd dù trả lời hay không trả lời đều xác nhận bản thân mình cùng phe với Nobita cả.

@tmd: nếu anh nhỏ nhẹ hơn trong góp ý với người khác sự thể nó không thế này đâu. Em phải nói thật một điều, chia sẽ kinh nghiệm của bản thân không phải ai cũng làm được, hoặc họ làm với thái độ dè dặt. Nếu sai góp ý chân thành là được rồi.

P/S: Theo ngu ý của em thì : bạn dorebita (kết hợp lại không lại chối) và anh tmd nên hợp tác với nhau. Một người có tâm huyết, suy nghĩ linh hoạt, một người có chuyên môn, suy nghĩ hơi sách vở chút. Sự kết hợp này không tồi đâu, hẳn sẽ có một topic lí thú khác. 


dorebita cũng rất là ngưỡng mộ chiro8x vì mấy bài viết của bạn. Nhưng giờ chiro8x cũng tội cho dorebita chớ

Trong mỗi con người chúng ta đều có 2 mặt thiện và ác, xấu và tốt. Khi cái ác nó lên thì cái thiện nó chìm và ngược lại...

Doremon chỉ ráng giúp mọi người trong khả năng có thể, thế nhưng giờ thì đành buông xuôi. Vì như đã nói yếu tố The Attractor Factor rất nguy hiểm, chiro8x xem lại thử từ khi nhân vật tmd xuất hiện thì topic như thế nào? Mọi comment của tmd về mặt cảm xúc có khiến cho tinh thần chúng ta sảng khoái để học tập hay ngược lại, về mặt logic... thì nó có bằng chứng rõ ràng hay đụng đâu viết đấy, viết bậy viết bạ cũng không hay, như

1. tmd phê bình Doremon dịch sách mà không ghi nguồn->bằng chứng đâu
2. Chê phương pháp sai->lập luận đâu
3. Phê bình nhiều thứ, thế nhưng có cái gì làm cơ sở không?
................

Vậy các comment của tmd nên để lại trong topic là gì, trong khi nó vô giá trị. Nếu tmd muốn giúp các bạn thì có quyền lập ra topic mới... thế nhưng thì sao?

Mặc dù BQT cho rằng cứ nên để tmd tranh luận, thế tranh luận bằng các lời lẽ vô chứng cứ và vu khống người khác thì tranh luận để làm gì. Hơn nữa Doremon là chủ topic thì đồng nghĩa với việc Doremon biết rằng topic này sẽ đi tới đâu nếu như có các comment nhảm hơn là BQT của diễn đàn, vì đống rác nếu không vứt ra thì nó cũng gây nên tác hại

Do vậy topic này đã nát

1. Nát về mặt tinh thần, đó là các mem trong topic đã không còn đoàn kết, thậm chí mới có 1 bạn còn pm riêng để hỏi Doremon. Nếu câu hỏi này được hỏi trong topic thì những người khác cũng rút được nhiều kinh nghiệm cho bản thân. Hơn nữa tinh thần của người ta đã bắt đầu dao động, cho nên ai dám nói rằng họ sẽ cố gắng vào ngày mai, ngày mốt...

2. Nát về mặt học thuật, đó là xuất hiện các tranh luận không có cơ sở khoa học, thế nhưng BQT của diễn đàn vẫn chấp nhận. Xét chung về nội qui của HVA thì tranh luận là cần thiết, nhưng xét riêng về topic của Doremon thì lại vô nghĩa, vì topic này là nơi qui tụ những con người đã chấp nhận học theo cách mà Doremon hướng dẫn. Mọi tranh luận chỉ là rác của topic, nếu anh có phát hiện chỗ sai, có cách hay hơn thì anh có quyền mở topic mới

Do vậy giờ dorebita đang chán lắm rồi, nản lòng lắm, sắp khóc thút thít rồi... Nhưng rất tiếc lại không khóc được mới ác, mà thay vào đó cái thiện bị lấn lướt bởi các ác. Các ác này nói rằng

1. Tại sao Doremon phải giúp đỡ mọi người nhiệt tình? Ta có tài năng hay bí quyết hay gì thì nên giữ riêng cho mình cũng như bao nhiêu người khác, ngu gì chia sẽ để rồi nó giỏi như mình sau đó nó cướp tô cơm của mình à.

2. Doremon viết bài tâm huyết cho diễn đàn, có những bài viết giá trị nó như thế nào thì sau khi bạn hiểu thấu và ứng dụng được nó thì mới thấy nó đáng giá. Thế mà lại bị bỏ rơi trong đống rác với mấy comment nhảm được cho là lập luận của tmd. Vậy hoá ra có viết được các bài hay thì cũng chẳng ai quan tâm, cho nên các ác nó bảo cứ viết cùi viết lụi như tmd cho người khác đọc-cái này ít mất thời gian. Viết hay để làm gì?

... Cái ác nó còn bảo làm nhiều thứ lắm

Cho nên bi giờ thì dorebita phải quay lại với con người tầm thường cho xứng với topic-nồi nào cung nấy, đó là như chiro8x đã nói, nếu có viết thì dorebita cũng viết mấy bài cùi bắp hay mỉa mai như anh tmd-môi trường xã hội nó thế. Khi 1 kẻ xả rác người đường không ai phạt, thì sẽ có người thứ 2 thứ 3... tiếp tục xả rác

tmd: Thật sự Doremon biết tính cách của anh tmd, vì Doremon cũng đọc không ít bài do anh viết. Doremon chỉ nhắn nhủ anh tmd thế này, nếu tmd có lòng tốt giúp đỡ mọi người thì nên mở thêm 1 cái topic rồi sau đó muốn viết gì thì viết không ai ngăn cản, còn anh tmd cứ tiếp tục viết bậy vào topic của Doremon thì chỉ khiến người ta xem thường. Mà giờ Doremon không có trách nhiệm với topic này nên anh tmd có muốn gì thì cứ viết nấy, vì Doremon cũng chẳng thu được gì từ việc tranh luận với tmd, cũng như giúp đỡ người khác. Nếu topic này đã có tmd thì Doremon cũng cảm ơn, vì có người săn sóc nó

Vậy nhé, ôi cái xấu xa trong ta, mi làm ta trở nên tệ hại smilie
@ skidubai: Bạn hiểu được bao nhiêu phần trăm bài viết mà Doremon đã trình bày? Nếu hiểu rồi thì tự tìm thấy câu trả lời,

Hôm nay nhân tiện có tin vui, nên Doremon buộc phải chuyển lên 1 nấc thang mới. Kể từ giờ Doremon đóng vai trò là khách qua đường và không có liên quan gì đến "Doremon-chủ topic", chủ topic này đã yên nghỉ. Cho nên để khỏi nhầm lẫn thì giờ người viết sử dụng tên Nobita

Trước hết Nobita xin chào anh tmd, thật sự cũng rất ngưỡng mộ anh vì đã hăng hái đào sâu topic này. Cho nên Nobita sẽ cùng chung sức với anh tmd để "lật mặt nạ về sự ngu dốt của chủ topic". Để quá trình được thuận lợi, thì mong anh tmd cho Nobita hỏi vài câu

Anh tmd có thật sự đã đọc và hiểu toàn bộ nội dung của bài viết? Nếu chưa hiểu thì nên đọc lại vài lần để hiểu, còn hiểu rồi thì ta bắt tay cày xới nơi này.

Vd:


tmd wrote:
Nguyên tắc của cách học này là remember everything. Đối với người không thích vấn đề trù tượng thì nguyên tắc cơ bản là nhớ tấc cả kể cả sai, sau này sẽ có khả năng tự sửa sai khi gặp lại cấu trúc đúng.
 


Mong anh tmd đưa ra bằng chứng xác đáng để trả lời đoạn màu cam

Thật sự mà nói thì đúng là ta nên phân tích lại các luận điểm của topic này, như việc không học ngữ pháp, nào là tiềm thức...? Nobita thấy chủ topic thiếu khách quan vì không được đào tạo bài bản, viết ra những ngôn từ hoa hoè để lừa người đọc, như là ước mơ gì đó.... Rất có thể chủ topic là 1 kẻ thích mơ mộng và ảo tưởng... Và rất may là anh tmd cùng với 1 số bạn khác như skidubai, Nobita... đã cảnh giác, cho nên Nobita kêu gọi anh em hãy cùng chung sức với anh tmd để phân tích và chỉ ra cái ngu của cách học Tiếng Anh này

vikjava wrote:

p/s: theo mình mọi người không nên nhảy vô tranh luận với tmd nữa làm gì, sẽ gây loãng topic và không đi đến đâu, tốn thời gian không đem đến ích lợi gì. 


Thấy câu comment này của anh vikjava nên Doremon xin viết thêm vài dòng. Bài viết này Doremon đóng tư cách là 1 mem tình cờ ghé ngang qua topic, thấy nhiều comment rất hài hước nhưng cũng không tiện phân tích làm gì. Chỉ nhớ tới mấy lời nói của Tom Peters-một trong những chuyên gia số 1 về mảng Management hiện đang còn sống.

Để được nghe nhân vật này trò chuyện thì "bạn phải trả ít nhất 1000USD". Rất nhiều vị CEO luôn thuê con người này để tư vấn, thế nhưng mỗi lần hỏi vấn đề gì thì Tom Peters lại cứ trả lời là: "Tôi không biết". Sau đó ông ta nói vài câu khó hiểu, thế nhưng điều này lại bắt các vị CEO nghiềm ngẫm và sau đó Tom Peters trả lời: "đây là thời đại mà chỉ có con người không biết mới tồn tại được". Ý nghĩa của câu nói này là gì? Đó là bạn thất bại vì bạn biết quá nhiều, đây là thời đại của những thay đổi chóng mặt, đến khi bạn đã biết được cái gì đó thì nó đã lỗi thời và lạc hậu rồi

Cụ thể là vấn đề của chủ topic, người này đã cố công xây dựng 1 hệ thống cho các bạn và nếu ai đó có tìm hiểu về Effortless English thì cũng không tìm đâu ra các lí luận như topic này. Vì nói là của AJ Hoge, còn thật sự thì topic này chỉ dựa vào AJ Hoge 6 phần, 4 phần còn lại là kết quả của triết học, tâm lí học và các kiến thức khác. Có kẻ đầu óc kém tới mức cho rằng đây là các bài dịch thì bó tay

Quay lại về Tom Peters và câu nói của anh vikjava. Khi mà một kiến thức gì đó nói chung, và topic này nói riêng được chứng minh là chính xác, được thừa nhận 1 cách rộng rãi bởi báo chí cũng như các cơ quan ngôn luận, thì lúc này nó đã lỗi thời rồi. Cho nên người thành công thì họ chỉ cần nhìn qua vài lần và họ tin rằng nó hay nó tốt thì họ hành động. Trái ngược lại những kẻ bán tín bán nghi thì cứ chần chờ, ngồi phân tích cãi vả. Cho nên khi topic này được sự phán xét cuối cùng, thì những người chịu học theo nó đã thành công và dùng nó vào cuộc sống rồi. Trái ngược lại những ai cứ ngồi nghi ngờ, phân tích cho cố thì chẳng được gì ngoài phí thời gian

Thông điệp của thiên tài Tom Peters là chỗ đó. Bạn muốn hơn người thì bạn phải đi trước thời đại, bạn phải học những kiến thức mà chưa ai dám tin, bạn phải làm ra những thứ chưa ai làm được. Còn cứ ngồi đó chờ tranh luận, hay chờ người ta làm ra nó rồi, thì xin thưa: Suốt cuộc đời này bạn chỉ mãi là kẻ đến sau
Chào các bạn

Như đã thông báo là Doremon đã gửi tin nhắn cho Mod Kyo nhờ khoá topic khi Mod Kyo còn online và chờ Admin vào can thiệp, thế nhưng chẳng hiểu vì lí do gì mà Mod Kyo lại không khoá và Offline. Cho nên bây giờ đã có Admin vào nhưng Doremon lại không muốn phiền đến Admin nữa

Lí do mà Doremon nhờ can thiệp là bởi vì Doremon không muốn "rơi rớt" vào topic này các comment nhảm làm nản lòng các bạn-điều này rất nguy hiểm, mục đích cũng là tốt cho các bạn. Thế nhưng những người có trách nhiệm lại không quan tâm. Cho nên dù có muốn thì Doremon cũng bất lực vì mem thì chẳng làm được gì

Các bài viết của Doremon có giá trị như thế nào thì Doremon và các bạn tự hiểu-ai thấy nó hay thì học hỏi, còn không thấy thì bỏ đi. Bản thân Doremin hầu như "không thích tranh luận suông", vì có tranh luận thì ta cũng nên tranh luận với những người biết lẽ phải và sau khi tranh luận xong là phải tìm ra hướng đi tốt đẹp. Còn tranh luận theo kiểu cãi vả để rồi đi vào ngỏ cụt thì Doremon không làm. Cho nên rất tiếc topic này xin tạm dừng vì Doremon xin rút lui để quay về việc học của mình

Như vậy Doremon xin không can thiệp gì thêm, và nhường lại cho các bộ óc thông thái hơn với những comment cũng như các lời bàn luận chẳng đưa người ta đến đâu, ngoài việc cố đọc cho hết. Chỉ xin chúc các bạn học tốt đặc biệt là 2 mem dthbkpro và tarzanvip-hai bạn đã hiểu được giá trị của bài viết, thì Doremon tin rằng với những bài viết trong topic này của Doremon cũng đủ để các bạn tới đích, vì Doremon biết các bạn không nản lòng

Các bạn cứ học và nếu có vấp phải chướng ngại nào đó, thì cứ bỏ lên đây, thỉnh thoảng Doremon vào động viên và giúp các bạn gỡ rối. Và hãy nhớ, chỉ cần các bạn kiên trì, có sức sống thì chỉ cần 1 năm là đủ để chúng ta bước sang thế giới mới. Khi đó rất có thể chúng ta sẽ cùng chung hàng ngũ để bắt đầu vươn vai đứng dậy. Thế giới mà Doremon mong muốn các bạn gia nhập thì tuyệt vời lắm-vì tuyệt vời nên nó chỉ xứng đáng với những con người tuyệt vời. Đó là thế giới của AJ Hoge, của Anthony Robins, Tom Peters... thế giới này không có than phiền, cãi vả, không có tiêu phí thời gian bằng cách nói xàm nói nhảm, viết bậy viết bạ... mà đó là thế giới của những con người hành động, dám sống và mỗi một ngày của họ đều là những ngày tháng cực kì sôi động. Phấn đấu khổ luyện, sau khi đạt được tài năng rồi, thì muốn gì cũng được, đi đông đi tây, thích gì ăn đó, thích sống sao thì tuỳ... Và quan trọng nhất thì đó là thế giới của tự do, của học thức, của việc sống theo ý muốn của mình... Thôi chào nhé smilie

dthbkpro wrote:
Ở đâu cũng có những loại sâu bọ như tmd
Không có tinh thần giúp đỡ người khác mà chỉ là là loại sâu bọ đục khoét thôi.
Nếu còn là con người thì đừng vào topic này mà nói lung tung nữa.
Vì đây là công sức không hề nhỏ của tác giả, mày đang làm những điều vô ích đó
Có thể bài viết này sẽ bị xoá, nhưng tôi chỉ nói và sẽ luôn luôn nói những điều tôi nghĩ mà thôi 


Mong bạn bình tĩnh. Doremon đã nhờ mod Kyo vào để giải quyết vấn đề. Đối với thành viên tmd thì tốt nhất chúng ta nên cách xa

Doremon mong Mod Kyo có thể tạm thời khoá topic này lại, và để chờ các Admin vào giải quyết. Vì Doremon thật sự không đủ can đảm để tranh luận với tmd. Khi có Admin vào thì Doremon sẽ trình bày 1 số câu hỏi và mong Admin trả lời. Và điều này sẽ quyết định topic này có nên để lại hay không

Cảm ơn

tmd wrote:
Học tiếng Anh kiểu topic này mô tả như 1 con rô bốt. 


Đúng là phong cách của anh tmd. Vì tmd cũng là "lão bối" trong HVA, trong khi Doremon chỉ là "hậu bối" nên Doremon không dám bàn. Nhưng nhân tiện câu comment này thì Doremon cũng xin nhắc vài lời

1. Nếu người đọc có phê bình phương pháp này thì Doremon hoàn toàn ủng hộ, điều này là rất cần thiết để thúc đẩy việc ra đời những phương pháp hay hơn. Nhưng các bạn cũng nên tỏ ra mình là kẻ có học, đó là hãy dùng các lí luận để chứng tỏ nó là sai, và sau đó hãy đưa ra phương pháp hay hơn. Doremon luôn mong muốn ai đó làm được điều này, vì nó sẽ giúp Doremon học hỏi thêm nhiều kiến thức

2. Bản thân AJ Hoge có nói, nếu ai đó chịu học theo đúng cách mà ông ta đã chỉ mà không tiến bộ thì cứ gửi email cho ông ta để ông ta hoàn lại tiền. Nhưng ông ta cũng nói rằng điều này là không bao giờ xảy ra, nếu không tin bạn cứ dùng bản thân mình trải nghiệm. Như việc nói, AJ Hoge khuyên là phải nói thật to thậm chí là gào chứ không lí nhí như việc học theo cách truyền thống...

3. Doremon mở topic hướng dẫn cho các bạn mà không nhận được đồng nào, cho nên không thể hoàn lại tiền nếu bạn học không tiến bộ. Doremon chỉ có thể nói rằng, bạn cứ học theo Doremon 3 tháng rồi dùng bản thân của mình để trải nghiệm-đây là cách chứng minh tốt nhất

4. Doremon không kêu gọi cũng như thúc ép các bạn học theo cách này, vì Doremon không có lí do gì để làm việc đó. Doremon hướng dẫn cũng như cung cấp tài liệu trên cơ sở tự nguyện và miễn phí, chứ không như các trung tâm luôn hô hào, "bô bô"-họ có lí do của họ đó là thu tiền của các bạn. Do vậy chúng ta đến với nhau trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, đó là bạn thấy phương pháp này hay thì ta học, chứ không phải bị "buộc" bị thúc ép như trên trường. Đây là đặc điểm của Effortless English, AJ Hoge cũng như Doremon đều là người theo trường phái tự do, chúng ta làm cái gì đó khi chúng ta thấy nó là hay là tốt chứ không phải là do "buộc"

5. Nếu ai đó có muốn tiếp tục comment theo kiểu của tmd thì Doremon chỉ khuyên là đừng nên phí công sức, đã làm là làm cho tới bến, đó là các bạn hãy phê bình nhưng kèm theo đó là các luận điểm đáng tin cậy, bởi vì chúng ta là người lớn chứ không còn là con nít, là người có học chứ không phải là ngược lại, cho nên không thể cứ "bô bô" hô hào cho to cho lớn để rồi từ đó khẳng định nó đúng, nó tốt. Còn nếu tmd cũng như các phản biện muốn comment những câu vô nghĩa, thì Doremon cũng không có quyền gì ngăn cấm, vì đây là topic công cộng nằm dưới sự quản lí của Mod và Admin, Doremon chỉ là mem nên đành chịu

6. Tất cả những ai đã học theo phương pháp của Doremon, thì Doremon chỉ nhắn nhủ các bạn thế này, đó là vừa viết xong bài The Attractor Factor, nên các bạn thấy rằng, những thứ tiêu cực, than vãn, cãi vả chỉ làm tình hình thêm tệ hại. Cho nên Doremon không bao giờ muốn xung đột xảy ra trong topic này, dù là nhỏ nhất, vì tác hại của nó rất kinh khủng, nó có thể biến 1 con người hăng hái thành xác chết trong vài phút. Nên để mọi thứ tốt đẹp nhất đến với chúng ta, thì Doremon mong các bạn hãy "lờ đi" những comment kiểu như tmd. Nếu muốn comment gì, thì nên nên viết những câu để động viên tinh thần topic, cổ vũ những người đang cùng học với mình... Những thứ này là thuốc bổ cho các bạn nếu các bạn muốn mình sống tốt hơn, học nhanh hơn. Cho nên ví dụ điển hình là tmd, nếu có tiếp tục xuất hiện những comment phàn nàn, tiêu cực mà không có cơ sở thì các bạn cứ xem như nó "không tồn tại"-một lần nữa nhắc lại, điều này chỉ có lợi cho các bạn, còn Doremon thì không thu được gì

7. Khi bạn đã gia nhập vào Effortless English thì bạn phải hiểu rằng, Tiếng Anh không phải là mục đích cuối cùng mà nó chỉ là công cụ để ta sống tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn, hoành tráng hơn. Cho nên Doremon luôn viết về các vấn đề ước mơ, lí tưởng... vì đây là trái tim của Effortless English. Có ước mơ, lí tưởng rồi thì mới học nhanh được, mới sống tốt được, cho nên rất có thể topic này sẽ "đụng chạm đến các tầng lớp trơ lì và không sức sống". Bởi vậy 1 lần nữa nhắc lại, các bạn đã dám vào Effortless English đồng nghĩa với việc đã dám bước chân vào thế giới khác, đó là thế giới đầy sức sống, đầy nhiệt huyết... Thế giới này lại đòi hỏi con người dám nghĩ, dám làm... cho nên nếu các bạn không có đam mê, kiên trì, sự hăng hái, lòng tự tin... thì các bạn không chen chân vào thế giới này được đâu

Và cuối cùng cũng nhắc lại: hãy dám đạp đổ cái cũ để bước sang cái mới. Đó là hãy tránh xa các đối tượng tiêu cực, không có ước mơ...

gasaker wrote:
à tiện thể mình hỏi thêm doremon về vấn đề thời gian học. Theo như mon thì 1 ngày ít nhất phải bỏ ra từ 6 -> 10 tiếng để học, nếu học như vậy thì sau 6 tháng trình độ tiếng anh sẽ nâng cao đáng kể, mình muốn hỏi mon là sau 6 tháng, với theo mức độ và thời lượng học như trên, thì chúng ta có thể học xong những phần nào rồi ? Bắt đầu từ phần listening practice through (LPT) nhé. Tại vì 3 hôm nay mình học cái LPT mà chỉ vọn vẹn được 4 units của phần 1, vì mình muốn repetition như lời mon nhắc nhở, nhưng liệu thế có quá ít bài có thể học trong 6 tháng không mon nhỉ ? Tiếng anh của mình cũng không phải là người mới bắt đầu, ( hầu như mình đã biết nghĩa hết các vocabulary trong các units của phần 1 khi xem phần word sheet của nó ) theo mon mình có nên "chạy nhanh" hay không, hay cừ nhai đi nhai lại ? mon cho mình nhận xét nhé. Chúc anh em 1 ngày vui vẻ. Thân 


Doremon góp ý cho bạn
1. Nếu bạn càng đầu tư nhiều thời gian vào Tiếng Anh thì đích đến sẽ được rút ngắn lại. Nhưng hãy nên nhớ phần Kaizen way, đó là bạn không được bỏ ngày nào. Thà trung bình mỗi ngày 6h hay ít hơn mà ngày nào cũng học, còn tốt hơn nhiều là bữa thì học thật nỗ lực rồi hôm sau bỏ

2. Listening_Practice_Through_Dictation có tác dụng là cung cấp những từ vựng cơ bản và tập cho bạn thói quen về Repetition. Nếu như bạn đã có vốn từ vựng khá, và có khả năng kiên trì để lập đi lập lại 1 bài dài 15 phút của Effortless English thì bạn có thể bỏ qua Listening_Practice_Through_Dictation

3. Chúng ta học là để thành Master nên việc "chạy cho nhanh" là điều cấm kị. AJ Hoge đã nói, rất có thể bạn đã biết hết những từ vựng, có thể hiểu toàn bộ bài văn đó, nhưng điều này hoàn toàn là chưa đủ. Bằng chứng là có rất nhiều học sinh trên thế giới nói chung và của cả AJ Hoge có thể dịch và viết bài văn trong các kì kiểm tra cực kì tốt, nhưng khi ứng dụng ra ngoài đời để nói và nghe thì họ lại cực kì tệ. Cái khác biệt là ở chỗ, khi bạn viết hay đọc bài (bằng mắt) thì bạn có thời gian để suy nghĩ, còn nói và nghe thì lại khác, người ta không thể nào chờ đợi bạn nghe và hiểu, cũng như không thể nào chờ bạn tìm từ và ráp lại để nói.

Cho nên Doremon không thể nhận xét được về bạn, vì Doremon không biết phản xạ của bạn tới đâu. Còn mục đích của AJ Hoge và Doremon là muốn các bạn không những phải biết nghĩa của cái từ, cái câu. Mà còn phải làm cho chúng "thấm" vào cơ thể để trở thành phản xạ. Chỉ có làm được điều này thì chúng ta mới thật sự tới đích, và kết quả này hoàn toàn xứng đáng với công sức mà ta bỏ ra, vì khi đó ta mới dùng Tiếng Anh như Tiếng Việt được

Do vậy nếu như bạn muốn bỏ qua Listening_Practice_Through_Dictation vì bạn đã biết hết từ vựng, thì đó là quyền tự do của mỗi người. Riêng Doremon chỉ khuyên bạn, ta đã không đầu tư học hành thì thôi, đã quyết tâm thì phải học cho nó là của mình, cho nó xứng đáng với công sức. Muốn làm điều này thì Doremon nhắc lại: Repetition

Bạn có thể tự kiểm tra khả năng "thấm Tiếng Anh" của mình bằng cách. Nếu bạn có thể cười khi bạn đọc câu chuyện cười bằng Tiếng Anh, hay lo sợ khi đọc câu chuyện ma... thì lúc này nó đã gần thấm rồi đó. Còn ngược lại, mặc dù bạn đã biết hết nghĩa, nhưng đọc câu chuyện cười mà không cười, câu chuyện buồn mà không có cảm giác, thì bạn vẫn cần phải repetition nhiều hơn nữa

gasaker wrote:
Đọc --> suy ngẫm --> đọc --> làm theo --> đọc --> chỉnh sửa lại cho đúng, mình đã và đang làm theo tất cả các bước của bạn doremon, thật sự các diễn đàn English không giúp ích cho mình là mấy cho đến khi mình đọc bài viết tâm huyết này của doremon, mình đang bắt đầu với phần Listening practice through. Mình xin phát biểu phương pháp học của mình để các bạn tham khảo, đó là học theo phuơng pháp thế này: mở từ vựng, đọc trước từ --> nghe bài học ( nghe lui nghe tới cho đến khi ko thể hiểu thêm đc nữa ) ---> đọc transcript ---> nghe lại ---> chép lại đoạn hội thoại ---> so sánh ---> lập lại bước nghe cho đến khi chép chính xác ---> tập đọc. Doremon thấy các bước của mình có thể ổn với phương pháp doremon đã trình bày không ?  


Doremon cũng chưa hiểu lắm về cách học của bạn, nhưng Doremon góp ý thế này, theo phương pháp của Doremon thì
1. Phải nghe và nhìn từ vựng cùng 1 lúc để lần sau mỗi khi nghe lại từ này thì trong đầu ta sẽ hiện lên cái từ đó, tương tự cho cả câu. Cho nên nếu như bạn tra từ trước mà không nghe, thì làm sao bạn biết từ đó đọc như thế nào-học như thế này có tác hại: dễ quên từ và nhiều khi đọc lộn từ-vì phát âm tiếng anh, có nhiều từ ta phải nghe người bản xứ đọc thì ta mới đọc lại đúng được chứ không phải thấy nó quen là ta có thể đọc được
VD: Suite-từ này nếu bạn không nghe thì bạn đọc nó như thế nào? Suite phát âm giống như Sweet smilie

2. Bạn phải vừa nghe và vừa nhìn vào transcript nhiều lần để đoạn văn đó bắt đầu in dấu ấn trong não bộ, sau đó ta tiến hành đọc lại nhiều lần cái đoạn văn vừa nghe-có tác dụng repetition và luyện đọc

3. Sau khi nghe và nhìn và đọc lại nhiều lần thì gần như ta đã thuộc bài văn ngắn đó, tiếp theo là tra nghĩa và học thuộc lòng-cái này dễ làm nếu bạn thực hiện tốt bước 1 và 2

4. Đọc thuộc lòng bài văn vừa học thuộc mà không nhìn vào transcript giống như học bài tiếng việt

5. Nghe lại bài văn đó mà không nhìn vào transcript nữa-nếu bạn hiểu và nghe hết được bài văn mà không để "rơi rớt" chữ nào thì lúc này nếu bạn có gặp lại (đọc bằng mắt hay nghe) cái câu trong bài văn vừa học thuộc thì bạn sẽ không cần dịch mà vẫn hiểu và bạn sẽ nhớ được cái câu, cái từ trong bài văn đó rất dai. Tiếp theo đó cứ đọc sách nhiều thì lúc này cái câu, cái từ đó sẽ in luôn vào phần tiềm thức và ta không bao giờ quên nữa (trừ khi bỏ Tiếng Anh) sau đó ta lấy lại ta dùng cho việc viết và nói của mình
Hôm nay Doremon sẽ tiếp tục giới thiệu cho các bạn 1 cuốn sách nữa-cuốn này cũng được AJ Hoge giới thiệu và nó thật sự là 1 cuốn sách cực kì hay. Trước khi đi vào vấn đề chính thì cũng vì "nội dung nguy hiểm của cuốn sách", mà Doremon phải nhắc lại vài lời, đó là tuân theo tinh thần của topic: Tôn trọng tất cả mọi người và không có ý định dạy đời. Cho nên các bạn phải cân nhắc trước khi đọc để những sự cố đáng tiếc không xảy ra, vì tôn trọng ở đây không có nghĩa là Doremon phải viết ra những bài làm hài lòng tất cả mọi người-Doremon không đủ sức làm việc này, mà Doremon sẽ nhắc nhở các bạn về nội dung của bài viết. Nó có thể là liều thuốc bổ cũng như thuốc độc, và cái này tuỳ thuộc vào quan niệm của người đọc. Cốt lõi của Effortless English không phải là hướng dẫn cách học Tiếng Anh, mục đích sâu xa của nó mà AJ Hoge đã cố lồng vào thông qua các bài viết cũng như cuốn sách mà ông ta giới thiệu đó là: sống 1 cuộc đời hoành tráng và Tiếng Anh chỉ là công cụ

Title: The Attractor Factor
Pages: 322
Language: English
Author: Joe Vitale

Đây là hình bìa




Link: http://www.mediafire.com/?imzi8zhy2i4ak78


Robert Anthony wrote, “ How do I go about getting what I want? The answer to that question is clearly in this amazing book by my dear friend, Dr. Joe.Vitale”

The Attractor Factor là tên gọi của 1 cuốn sách có đủ khả năng thay đổi cuộc đời bạn mãi mãi nếu như bạn có thể hiểu được và biết cách áp dụng nó vào cuộc sống. Thế nội dung của nó là gì? Doremon có thể diễn tả nó đơn giản bằng câu thành ngữ "Nồi nào vung nấy", và bây giờ ta hãy phân tích xem sao

Joe Vitale wrote, "The spirit of life will deliver whatever you focus on"

Tất cả mọi thông tin bên ngoài mà chúng ta tiếp nhận đa phần là thuốc độc và chúng ta lại không nhận ra, đó là những lời than phiền oán trách về cái gì đó, là những câu mắng chửi giữa người này với người nọ, là các bài ca than thân trách phận đã vang lên hàng bao thế kỷ, là các vụ tham nhũng, hối lộ, là những lời bàn tán nói xấu lẫn nhau. Những tin tức như thế này có đầy trên ti vi, báo chí cũng như các phương tiện thông tin đại chúng. Thế nhưng có ai đó đã tự hỏi: Những thông tin này có tác dụng gì và tại sao tôi phải tiếp nhận chúng? Có thể câu trả lời sẽ là: để chia sẽ nỗi đau, để cảm thông với đồng loại, để thể hiện tình yêu thương giữa con người, nhưng cũng có thể là để thoả mãn tính tò mò của ai đấy...

Thế nhưng vấn đề không phải là ở chỗ đó, mà là ở chỗ này: Tự nhiên sẽ ban tặng cho ta những gì mà ta suy nghĩ về nó. Nếu bạn luôn nghĩ tới đói nghèo, bạn sẽ tiếp tục nghèo, nếu bạn vẫn cứ than thân trách phận thì bạn sẽ mãi mãi than thân trách phận. Nếu bạn chỉ biết suy nghĩ tiêu cực thì suốt cuộc đời bạn sẽ mãi mãi tiêu cực. Những điều này nói lên cái gì? Nếu bạn nghĩ rằng mình dốt thì bạn sẽ tiếp tục dốt. Nếu bạn cho rằng mình thất bại thì bạn sẽ tiếp tục thất bại... Đây là quy luật của tự nhiên mà chúng ta đừng nên xem thường nếu như bạn không muốn đời mình trở nên bi thảm

1. Khởi động The Attractor Factor

Thông qua vài lời ngắn ngủi nhưng có thể các bạn đã nhận ra phần nào ẩn ý của cuốn sách-Mỗi 1 chúng ta là 1 mảnh nam châm, cho nên hãy cẩn thận với những gì mà mình "kéo về". Bạn muốn kéo về bên mình cái gì thì hãy nghĩ tới cái đó, và đây là bước đầu tiên để ta thay đổi cuộc đời bằng cách thay đổi đối tượng mà ta "kéo về phía mình"

Joe Vitale wrote, "The people closest to you will hold you down or help you up"

Có thể đây là 1 sự thật tàn nhẫn, nhưng hãy cẩn thận, đó là hãy cách xa những cái tiêu cực, từ tin tức cho tới con người. Nếu bạn cảm thấy chán đời, không có lí tưởng thì hãy xem lại hàng ngày ta đọc cái gì, ta tiếp xúc với ai? Và hãy học tập cách mà Joe Vitale đã làm "Ông ta luôn tránh xa những kẻ hèn yếu, những con người chỉ biết than thân trách phận, những kẻ sống không lí tưởng..."

Nếu xung quanh chúng ta có tồn tại những con người "tệ hại" đến mức độ này, thì bạn chỉ có 2 con đường: sống chung với họ để rồi tồn tại ở tầng đáy như họ, hoặc cách xa họ ra để vươn lên một tầm cao mới. Rất có thể người đọc sẽ rất "bức xúc" với các lí luận như thế này, nhưng mong các bạn hãy thông cảm, Doremon chỉ có thể tôn trọng các bạn ở mức độ là thông báo về "sự nguy hiểm của bài viết", và vấn đề còn lại là Doremon chỉ biết viết đúng sự thật của cuốn sách và Doremon cũng đồng ý

Bạn chỉ có thể giỏi khi bạn sống chung với người giỏi-đừng khinh thường vấn đề môi trường xã hội-bạn có đủ khả năng để đạp đổ Thuyết tiến hoá của Charles Darwin hay không?

2. Thuyết tiến hoá và mối tương quan giữa địa vị xã hội với tính cách con người

Hầu như tất cả học thuyết Xã Hội học đều có chung 1 trái tim-Thuyết tiến hoá của Charles Darwin




Học thuyết này nói rằng: mọi sinh vật muốn tồn tại thì nó phải thích nghi với môi trường

Cũng cùng 1 con vật, nhưng tuỳ vào điều kiện lịch sử và điều kiện quốc gia mà nó là khác nhau, như con gà của thế kỷ 21 sẽ khác 20, gà Việt Nam sẽ khác với gà của Châu Âu... Và nguyên nhân của sự khác biệt này chính là MÔI TRƯỜNG

Tương tự cho con người nhưng yếu tố môi trường ở đây không đơn thuần chỉ là môi trường tự nhiên mà nó còn là môi trường xã hội. Nếu bạn suốt ngày chỉ vùi đầu vào các tin tức cũng như những con người tiêu cực thì bạn sẽ "thích nghi" với môi trường tiêu cực này và trái ngược lại. Do vậy hãy lựa chọn cho mình một môi trường tốt nhất, và nếu bạn không đủ can đảm để thoát khỏi các mối quan hệ với những người "bệnh" thì hậu quả bạn tự gánh chịu. Y học chỉ có thể chữa các căn bệnh về vật lí, còn bệnh về "tinh thần" thì có lẽ y học cũng bó tay. Nếu bạn chán sống, không có mục tiêu... thì không có 1 tiệm thuốc nào có thể chữa được điều này ngoại trừ bạn phải tự thân vận động bằng cách tránh xa những kẻ rên rĩ, ca thán... và tiếp xúc với những con người đầy sức sống

Ta quay lại 1 tí về vấn đề địa vị xã hội với tính cách con người-cái này hay. Chúng ta đều biết Sư Tử là chúa tể sơn lâm nhưng mấy ai chịu đào sâu hiểu kỹ về vấn đề này để tìm ra các qui luật xã hội tương ứng. Tại sao ông A là giám đốc mà thằng B lại là công nhân, và cô C thì là đầu bếp chứ không như chị D được làm thư ký. Cái đầu tiên dễ thấy nhất đó là do ông A giỏi, biết cách thu xếp công việc, nói năng lịch sự... còn thằng B thì dở, học hành không tới đâu, nói năng lỗ mãng... Nhưng đây chỉ là 1 mặt của vấn đề: Địa vị xã hội <-> Tính cách con người. Và ít ai chịu nhìn thấu vấn đề còn lại, đó là tính cách con người cũng góp phần qui định địa vị xã hội của họ. Giữa 2 mặt này có tác động tương hỗ lẫn nhau, cái này lên thì cái kia lên và ngược lại. Có nghĩa là Địa vị xã hội càng cao thì tính cách của người đó càng chững chạc-tính cách này tương xứng với địa vị xã hội của họ (Doremon không bàn đến các trường hợp cá biệt nhé).

Thế ta học được cái gì từ quy luật này? Đó là ta có thể cải thiện tích cách, cách tư duy, cách ăn nói, cách viết văn, cách ứng xử... để rồi từ đó kéo theo địa vị xã hội của ta lên cao. Con sư tử là trùm vì nó có móng có vuốt, có cái oai dũng của 1 ông vua. Cho nên thay vì ngồi đây than thân trách phận, chạy chọt chỗ này chỗ kia, nản lòng vì thực tế phủ phàng... thì cách tốt nhất và khoa học nhất là hãy cải thiện tích cách, trí tuệ rồi đến 1 lúc nào đó "lượng cũ và chất cũ" đã chuyển sang "lượng mới và chất mới" thì bạn sẽ có "cái ghế" tương ứng với tính cách và học thức của mình-. Không có chuyện 1 người tài ba, biết cách bố trí công việc, ăn nói mềm dẻo lại phải làm công nhân đâu...

3. Sức mạnh của The Attractor Factor

Joe Vitale wrote, "The point is this: To achieve goals you’ve never achieve before, you may need to rise in levels and participate with new people on a new playing field"

Điều này có nghĩa là nếu bạn muốn thay đổi cuộc đời hiện có của mình thì hãy thay đổi "khu vực cũ", đó là muốn vươn lên đến tầng nào của xã hội thì hãy học hỏi và tiếp xúc với tri thức cũng như con người ở tầng đó. Mỗi 1 tầng của xã hội luôn có tri thức và tính cách tương ứng với nó, nếu bạn là người buôn bán sỉ lẻ thì bạn có thể trưng bày cửa hàng 1 cách bừa bộn, ăn nói thô lỗ... cũng không ai trách. Trái ngược lại nếu là 1 nhà hàng, thì chỉ cần nhân viên vô lễ, đồ ăn bẩn thỉu thì có khi quán này phải dẹp trong vòng "vài nốt nhạc". Nếu bạn lên tới tập đoàn thì phải có thư ký, thủ quỹ... Cho nên một lần nữa hãy chú ý tới chiếc chìa khoá vàng: Môi trường xã hội

Hãy cẩn thận với những người mà ta tiếp xúc, những thông tin mà ta tiếp thu. Chính những điều này quyết định rất lớn trong việc bạn có thành công hay không và sống tốt hay thê thảm. Cho nên các bạn có chú ý rằng Doremon không bao giờ viết những bài tiêu cực cho các bạn đọc, những lời than oán, vì những thứ đó chỉ khiến cho chúng ta càng tệ hại thêm.

Cho nên nếu các bạn cũng như Mod hay Admin hay... có muốn Doremon ngừng thì Doremon sẽ không viết nữa, còn các chân lí như "thương người", "cảm thông", "chia sẻ"... bằng cách phải lắng nghe người khác trình bày hoàn cảnh "éo le" của mình thì Doremon xin chịu. Sự thật là Doremon luôn cách xa những kẻ rên rĩ, oán trách, không có lí tưởng... Và Doremon cũng luôn khuyên các bạn rằng phải có ước mơ, phải dám sống cho ước mơ của mình, phải đam mê... vì đây là bậc thang đưa chúng ta lên tầm cao mới. Các bạn học Tiếng Anh thì cần gì ước mơ, cần gì đam mê... vì có hàng đống người vẫn thành công trong việc chinh phục Tiếng Anh mà có cần tới ước mơ đâu. Nhưng cái khác biệt là ở chỗ, cuộc sống của họ có hạnh phúc hay không? Họ học Tiếng Anh với niềm say mê cao độ, học mà sợ hết giờ, "thèm khát" với việc học, và có cảm giác hưng phấn khi ngồi vào bàn học Tiếng Anh hay là "cố gắng chịu đựng để học cho xong", phải nhăn nhó, phải cau có, phải ráng gượng... Cái khác biệt là chỗ đó


William Walker Atkinson wrote, " You don’t know what Desire is. I tell you if a man wants a thing as much as the prisoner wants freedom, or as much as a strongly vital man wants life, then that man will be able to sweep away obstacles and impediments apparently immovable. The key to attainment is Desire, Confidence, and Will. This key will open many doors. ”


Các bậc tiền bối đi trước cũng có nói, chỉ cần bạn có niềm đam mê, sự kiên trì và lòng tự tin thì bạn sẽ mở được mọi cánh cửa trong cuộc sống. Trong ba yếu tố này thì niềm đam mê là xuất phát điểm, bạn đam mê rồi thì bạn mới kiên trì được, và sau khi đã kiên trì học tập trong thời gian nhất định thì bạn sẽ đạt được 1 tài năng nào đó lúc này sự tự tin mới xuất hiện. Do vậy bằng cách nào đó hãy thổi bùng lên niềm đam mê trong việc học Tiếng Anh nói riêng và cuộc sống nói chung, hãy thắp lên ngọn lửa nhiệt thành của cuộc sống. Muốn làm điều này thì hãy ước mơ đi, hãy dám ươc mơ, sau đó niềm đam mê sẽ tới khi ước mơ đã được xác định. Và tiếp theo đó là ta sẽ mở được mọi cánh cửa, vấn đề còn lại là thời gian

Để ước mơ xuất hiện, thì ta phải dám nghĩ, dám làm, dám tạo ra sự khác biệt, dám đạp đổ cái cũ và xây dựng cái mới.... Muốn làm điều này thì cái đầu tiên là phải cách xa các thông tin cũng như con người tiêu cực, hèn yếu... Hãy tiếp xúc nhiều với những con người đầy sức sống và có lý tưởng để rồi "The Attractor Factor" sẽ được khỏi động, ước mơ của họ sẽ truyền sang ta, sức sống của họ sẽ lan toả vào thân thể của ta và lúc này ta đã bước sang 1 đẳng cấp mới: Thế giới của những con người đội đá vá trời

dthbkpro wrote:

Mình rất mong Doremon chia sẻ nhiều điều hơn nữa 


Doremon sẽ còn tiếp tục khi các bạn còn chịu tiếp tục. Cuộc đời của chúng ta sẽ trở nên sôi động và đầy hưng phấn, nếu ta có mục tiêu để theo đuổi. Hãy ráng khổ luyện Tiếng Anh 1 năm thì bạn sẽ thay đổi, đó là bạn đã bắt đầu bước chân vào ngưỡng cửa của thế giới mới, thế giới của những con người đội đá vá trời, dám nghĩ dám làm và sống 1 cuộc đời hoành tráng
Không biết dạo này các bạn học hành thế nào, Doremon ghé vào hỏi thăm xem sao

Nhân tiện hôm nay Doremon sẽ viết 1 bài về cuốn sách mà AJ Hoge đã giới thiệu, nội dung của nó không liên quan gì đến cách học Tiếng Anh, mà đó là "cách sống của 1 người đàn ông đích thực". Cho nên rất có thể cuốn sách này sẽ đem lại cho các bạn một sức sống mới, một nguồn năng lượng để ta tiếp tục trên con đường hướng đến ước mơ. Nhưng Doremon cũng đưa ra lời cảnh báo về cuốn sách, tác giả của nó cũng có nói, cuốn sách này chỉ dành riêng cho những ai dám sống, dám ước mơ, dám hành động và dám sống thực với lòng mình-điều này hoàn toàn phù hợp với những gì mà Doremon đã trình bày trong suốt topic, đó là vấn đề ước mơ. Tất cả mọi bài viết của Doremon chỉ nhằm phục vụ cho những ai đã, đang và sẽ tiếp tục sống cho ước mơ của mình, cho nên lời văn của nó hoàn toàn không phù hợp với những ai thiếu điều kiện trên, nó sẽ rất ngông cuồng, ngạo mạn, ngang tàng và đầy sức sống, bởi vậy các bạn hãy cân nhắc trước khi đọc

Title: The Way Of The Superior Man
Language: English
Pages: 146
Author: David Deida

Đây là hình bìa




Link: http://www.mediafire.com/?oqjipwxy34mghmb



David Deida wrote, “ Most men make the error of thinking that one day it will be done. They think, “If I can work enough, then one day I could rest.” Or, “One day my woman will understand something and then she will stop complaining.” Or “I’m only doing this now so that one day I can do what I really want to do with my life.”...


Đây là những lời mở đầu cho cuốn sách này. Nếu bạn thuộc nhóm người kể trên, thì đây là thời điểm tốt nhất để ta bắt đầu thay đổi. Thế giới luôn vận động điều đó có nghĩa là mọi sự kiện không mong muốn có thể xảy ra cho ta bất cứ lúc nào. Cho nên nếu bạn cứ chần chừ trong việc thực hiện ước mơ của mình vì 1 lí do nào đó thì có thể bạn sẽ chờ đợi mãi mãi. David Deida nói, chúng ta đừng nên tin vào "những truyền thuyết" rằng "vào một ngày đẹp trời yên bình nào đó ta sẽ thực hiện ước mơ của mình". Có thể suốt cuộc đời của bạn sẽ không có lấy 1 ngày đẹp trời yên bình nào, vì mọi điều không mong muốn có thể xảy ra. Bởi vậy đừng chờ đợi nữa, hãy bắt đầu ngay từ bây giờ, từ khi đọc xong những dòng chữ này, thì hãy bắt tay vào làm những điều mà ta yêu thích. Hãy hành động để theo đuổi ước mơ ngay tại thời điểm này

Rất có thể mưa to gió lớn sẽ xảy ra với bạn, những "sự cố" mà ta không mong muốn luôn đeo bám bên mình... nhưng tất cả những điều này sẽ chẳng là gì cả, và chúng ta đừng nên lấy những lí do như thế để chần chừ, để chờ đợi-đây là triệu chứng của những người đàn ông yếu kém và bệnh hoạn (theo cách hiểu của David Deida). Để làm 1 người đàn ông đích thực thì chúng ta không được phép chần chừ, phải hành động, phải đối mặt với sóng to gió lớn, phải vượt qua nó, phải đập nát tất cả những trở ngại, để rồi chúng ta sẽ đủ bản lĩnh để hiên ngang với đời, để thách thức những khó khăn và để đạt được những điều mình mong muốn

Có 1 câu chuyện ngụ ngôn về ông lão ở Nhật Bản mà Doremon nghĩ các bạn nên đọc:
"Ông lão đã được 50t, con trai của ông ta lấy 1 cô vợ người Anh, và vấn đề bắt đầu nảy sinh. Một hôm, ông lão tìm đến 1 trung tâm dạy Tiếng Anh để đăng ký, cô này hỏi: "Cụ đăng ký cho cháu của cụ phải không?". "Không, tôi đăng ký cho tôi, vì từ khi con trai tôi lấy cô vợ người Anh, thì chúng nó suốt ngày chỉ nói Tiếng Anh, mà tôi thì lại muốn hiểu nó nói cái gì". Cô này nhìn ông lão 1 lúc sau đó trả lời: "Cụ đã được 50t, nếu học thì rất có thể 5 năm sau cụ mới hiểu được Tiếng Anh". "Thế cô cho rằng nếu tôi không học thì 5 năm sau tôi vẫn 50t hay sao?"

Dù bạn có ở hoàn cảnh nào, đau khổ hay bị vùi dập, chơi bời hay hưởng thụ thì sau 1 năm nữa bạn cũng lớn thêm 1 tuổi. Thế nhưng trong 1 năm này, nếu bạn nỗ lực không ngừng thì sau 1 năm bạn sẽ hái quả, bạn sẽ đủ khả năng để thay đổi số phận của mình. Trái lại nếu bạn rên rĩ, than vãn về hoàn cảnh thì sau 1 năm nữa bạn sẽ phải tiếp tục "bài ca số phận"-cho nên hãy chọn lựa

David Deida wrote, "Your edge is where you stop, or where you compromise your fullest gift, and, instead, cater to your fears"

Tất cả chúng ta ai cũng mang nỗi sợ trong mình, sợ thất bại, sợ bị phê bình, sợ bị khác biệt với đồng loại... Vì những nỗi sợ này mà chúng ta chấp nhận một cuộc đời an phận. Thế nhưng sự thật là: "Có mấy ai hài lòng với cuộc đời hiện có của mình?". Câu hỏi này chỉ bản thân chúng ta mới trả lời được, và "ta có thể dối người chứ không dối mình". David Deida nói hầu hết chúng ta luôn chọn công việc an toàn, nhưng chính "an toàn" lại giết chết đi những cảm xúc của cuộc sống. Ngày nào cũng như ngày nào, ta vẫn mãi lập đi lập lại những hành động như thế, và kết quả là người ta dần trở nên vô cảm, mọi sự hưng phấn, kích thích của cuộc sống đã bị khoá chặt trong những công việc được cho là "an toàn". AJ Hoge cũng nói về vấn đề này, những người thân trong gia đình của ông ta, những người bạn thời còn làm giáo viên... họ không chán ghét công việc của mình-đây là 1 điều may mắn smilie , nhưng trái lại họ cũng không yêu mến nó, đây chỉ là "trách nhiệm" mà họ phải làm để duy trì cuộc sống

Trái lại AJ Hoge, ông ta không sợ cho nên ông ta đã dám bỏ việc dạy học ở nhiều trường Đại Học và lập ra Effortless English, ông ta yêu mến công việc mà ông ta đang làm, và ông ta đang có những ngày tháng cực kì sôi động và hưng phấn. Kế hoạch của AJ Hoge là 1 năm 12 tháng thì 4 tháng ông ta dành riêng để đi du lịch khắp thế giới, để sống những ngày tháng cho xứng đáng với cuộc đời mà ông ta luôn ao ước

Cho nên David Deida khuyên chúng ta, hãy chấp nhận nỗi sợ-đây là điều bình thường, và hãy vượt qua nỗi sợ để theo đuổi ước mơ của ta. Rất có thể bạn sẽ học hành thêm nhiều tri thức mới để làm điều này, rất có thể bạn sẽ phải vượt qua nhiều hàng rào để tới đích, nhưng chúng hoàn toàn có lợi, bởi vì: " Sống là để sống cho tốt, chứ không phải sống là để chịu đựng"

Một khi bạn dám sống cho ước mơ của mình thì không một điều gì đảm bảo rằng bạn sẽ thành công, những nỗi sợ về sự thất bại, về việc trở thành "kẻ ăn bám" luôn ám ảnh. Đây là 1 điều hoàn toàn bình thường mà bất cứ người nào cũng từng trải nghiệm, thế nhưng bình thường hơn nữa là hầu hết người ta đều bỏ cuộc vì các nỗi lo sợ trên, và kết quả là "họ phải kéo lê cuộc đời tàn tạ của mình cho tới chết". Thế nên David Deida kêu gọi rằng đừng, đừng bỏ cuộc vì các nỗi sợ, vì khi bạn làm điều này thì bạn đã "khoá chặt tài năng cũng như mọi cảm xúc về sự hưng phấn". Hãy dám sống thực với lòng mình xem sao, hãy theo đuổi ước mơ của mình xem sao, để rồi các bạn sẽ thấy rằng, nó không khó khăn cũng như đáng sợ như chúng ta đã tưởng tượng đâu.

Còn thất bại ư? Hãy quăng thuật ngữ "thất bại" vào thùng rác. Thuật ngữ "thất bại" chỉ dành riêng cho những kẻ hèn yếu, là lí do mà "bọn yếu kém" luôn đem ra để bào chữa cho các hành động của mình. "Tôi thất bại rồi... thôi tôi bỏ cuộc"... "Tao thất bại rồi mày..."..." Em thất bại rồi thầy"... Sau đó "bọn nó" tự ngồi lại an ủi lẫn nhau và bắt đầu tìm cách bào chữa cho thất bại của mình, lúc này vô thức sẽ ra tay: tự lừa dối bản thân. "Cộng đồng yếu kém này" sẽ dùng các lí luận cao siêu để chứng mình rằng họ thất bại là hiển nhiên, vì "ai cũng thất bại", họ cho rằng những vấn đề mà họ đang làm là cao siêu, là viễn tưởng... là chỉ có "thánh" mới làm được... cho nên họ thất bại... và lúc này bọn nó sẽ an ủi lẫn nhau bằng cách "nổ"... Cái này nếu muốn lấy ví dụ thì nhiều lắm

Trái ngược lại, những con người đích thực dám nghĩ dám làm, tràn đầy sức sống đại diện là Anthony Robbins (có dịp Doremon sẽ viết về con người này), họ không bao giờ nói rằng "Tôi thất bại". Thay vào đó là thuật ngữ "kết quả", nếu kết quả này là tốt thì lần sau ta tiếp tục áp dụng, nếu là xấu thì phân tích lí do vì sao và lần sau đừng lặp lại hành động như thế. Và cứ thế họ hành động liên tục để theo đuổi ước mơ của mình, nếu kết quả đạt được không như mong muốn thì rút tỉa và tiếp tục cho tới khi thành công, thay vì nản lòng bỏ cuộc và ngồi "nổ" với nhau

Rất có thể Doremon sẽ còn viết và giới thiệu cho các bạn vài cuốn sách nữa, nhưng điểm chung giữa các cuốn sách và bài viết đều là: kêu gọi người đọc hãy đập đổ những thứ ù lì, trơ cứng như đá đang tồn tại xung quanh ta, những quan niệm về an phận thủ thường, những suy nghĩ về "kính trên nhường dưới". Tom Peters-một trong những chuyên gia hàng đầu về mảng Management đã phát biểu: "Chúng ta đã qua thế kỷ 21 rồi". Vì qua thế kỷ 21 nên làm ơn hãy để những "tri thức của thế kỷ 20 trở về trước được nằm trong viện bảo tàng". Hãy mang cuộc phiêu lưu vào đời bạn, hãy mang niềm khoái cảm vào công việc hàng ngày của chúng ta, hãy mang sức sống vào mỗi 1 ngày mà ta được tồn tại, vì "sống là để sống cho tốt, chứ không phải sống là để chịu đựng"

phuctrojan wrote:
Doremon ơi cho mình hỏi chút nhé! Với phương pháp của Hoge mà Doremon nêu trên thì mình học từ vựng như thế nào? Mình cứ nghe đi nghe lại như vậy à? Hay cần tra thêm từ điển vậy bạn?
VD : Trong trường hợp mình nghe và không hiểu từ "distinction" thì mình sẽ làm gì? Nghe lại hay là phải tra từ điển?
Sorry bạn nhé vì mình chưa hiểu chỗ này lắm nên phải hỏi cho rõ để mà học cho chắc smilie 


Bạn phải đọc lại bài viết đầu tiên của Doremon đi chớ, học từ vựng bằng cách
1. Học Listening_Practice_Through_Dictation bằng cách: nghe đi nghe lại nhiều lần, sau đó là đọc lại rồi viết
2. AJ Hoge: Nghe đi nghe lại nhiều lần, sau đó đọc rồi viết. Tóm lại bạn càng repetition càng nhiều thì bạn càng nhớ lâu, và càng repetition nhiều lần thì bạn mới distinction được

Còn trong 1 bài văn bạn nghe có từ nào mà không hiểu thì kệ nó. Vì nghe lần đầu không hiểu, sau đó lần sau, nghe cho tới khi nào bạn thấy "bức rức" nếu như không hiểu từ đó thì lúc này bạn mới tra từ điển. Vì có rất nhiều từ mới bạn chỉ cần nghe nhiều trong 1 bài văn tự động bộ não sẽ hiểu, vì chỉ cần bạn hiểu nội dung cái câu, cái bài, thì "có thể đoán được cái từ". Hơn nữa khi bạn lên cao thì thật sự có rất nhiều từ bạn không cần hiểu mà bạn vẫn hiểu cái câu. Cho nên tạm thời đừng có tra từ điển, cứ nghe đi nghe lại, nghe tới nghe lui, nghe nhiều thì tự động bộ não nó sẽ thích nghi, và tới khi cần thì mới tra

1t2u3a4n wrote:
Không biết doremon còn chút thời gian ghé đây xem phản hồi không nhỉ, he he.

Trong phần "Repetition And Distinction", sau khi ngồi nghiền ngẫm và chỉnh lại xíu xiu để đưa lên blog, mình thấy có đôi chút mâu thuẫn với phần Phân tâm học của S.S.Freud. Cụ thể như sau:

Phần trên khẳng định "vô thức là con người thiên tài khổng lồ trong mỗi chúng ta". Song ở "Repetition And Distinction", doremon lại nhấn mạnh đến tác dụng của tiềm thức chứ không phải vô thức. VD: "Điều này có nghĩa là, tất cả mọi thông tin đi vào bộ óc chúng ta sẽ được sàng lọc: Nếu thông tin nào được lặp đi lặp lại quá nhiều lần, hay gắn liền với sự kiện đặc biệt gì đó, thì nó sẽ được cất giữ ở phần tiềm thức-lúc cần ý thức có thể "moi" lượng thông tin này lên, còn các thông tin không thoả mãn những điều kiện trên sẽ tuột hết xuống vô thức-nơi mà ta chả biết gì.".

Nếu vậy, việc của chúng ta sẽ không phải là "repetition" như tác giả đang trình bày chi cho nhọc công. Chúng ta chỉ cần lấy thật nhiều thông tin và không cho chúng lặp đi lặp lại - để tuột xuống vô thức - rồi ước mơ thật lớn, thật đẹp đẽ, thật "ám ảnh" nhằm đánh thức vô thức dậy và sử dụng.

Chắc mình cũng phải dành ít thời gian để tìm hiểu về S.S.Freud rồi smilie 


Doremon còn đây-đang đọc lại bài mình viết coi sao, bạn đặt vấn đề rất hay. Và Doremon sẽ trả lời như sau:

1. "vô thức là con người thiên tài khổng lồ trong mỗi chúng ta"-có nghĩa là vị thiên tài này đang ngủ yên mà ta không hề hay biết gì cũng như không thể nào điều khiển được, tức là ta "không ý thức được". Vì ngay từ định nghĩa đầu Doremon đã nói "đó là sự tái tạo và xử lí thông tin mà chủ thể không hay biết gì"

2. Còn phần tiềm thức nó cũng là phần tái tạo và xử lí thông tin mà chủ thể không hay biết, nhưng nó lại có liên quan mật thiết đến các hoạt động của chủ thể

Tức là ta có thể dùng ý thức của ta để kiểm soát phần tiềm thức, bằng cách lặp lại lặp lại nhiều lần để thông tin này nằm ở tìm thức-cái này gọi là phản xạ hay bản năng-tức là ta có thể tạo ra các phản xạ mà ta mong muốn. Tức là bạn muốn có phản xạ tốt trong lĩnh vực nào thì bạn hãy đầu tư lặp đi lặp lại nhiều lần động tác trong lĩnh vực đó. Và một khi nó đã trở thành phản xạ thì lúc này ta lại "không ý thức được nữa". Như việc nói Tiếng Việt, phản xạ này là do bạn cố ý tập, tức là "có ý thức" trong việc lựa chọn bằng cách sống ở Việt Nam, đọc sách tiếng Việt... nhưng khi bạn lập đi lặp lại nó quá nhiều lần để thông tin này nằm ở tiềm thức-tức thành phản xạ rồi, thì việc nói Tiếng Việt của bạn sẽ không còn ý thức nữa, bạn không có "sự chuẩn bị sẵn" trong não bộ rằng đâu là chủ ngữ, đâu là vị ngữ, nên nói khi nào... mà lúc này nó tự động tuôn ra tuỳ vào hoàn cảnh. Do vậy phần tiềm thức là phần mà ta không biết gì nhưng nó lại có liên quan đến ta là do vậy

Trái lại với nó là phần vô thức "Con người thiên tài đang ngủ yên trong chúng ta" thì chúng ta không hề biết được, chúng ta chỉ có thể đánh thức nó dậy bằng nhiệm vụ của nó đó là: giải toả căng thẳng trong não bộ. Mà giải toả căng thẳng trong não bộ thì lại có nhiều con đường để giải toả, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể, lượng thông tin cụ thể... mà có những cách giải toả tương ứng với nó

VD đã nêu: Một người nóng tính, khi bị "chọc điên" thì sẽ cảm thấy căng thẳng, và sự căng thẳng này nếu nó kéo dài liên tục qua ngày qua tháng, thì bộ óc sẽ bị vượt quá ngưỡng chịu đựng, nên phần vô thức sẽ ra tay nhằm thoả mãn nhiệm vụ của nó: giải toả căng thẳng trong não bộ. Người này có thể đánh hay giết nạn nhân-người làm cho anh ta "điên tiết". Sau khi đánh hay giết xong thì anh ta quay lại trạng thái ý thức ban đầu, là lo sợ hay hối hận.

Trường hợp trên, nếu người bị "chọc điên" chưa đủ căng thẳng hay có niềm vui gì khác, thì anh ta vẫn luôn ở trong tình trạng ý thức và vô thức vẫn không xuất hiện

Tương tự cho việc ước mơ, nếu như " Chúng ta chỉ cần lấy thật nhiều thông tin và không cho chúng lặp đi lặp lại - để tuột xuống vô thức - rồi ước mơ thật lớn, thật đẹp đẽ, thật "ám ảnh" nhằm đánh thức vô thức dậy và sử dụng"

Khi bạn chỉ ước mơ và lấy thông tin xong cho nó tuột xuống hết vô thức thì bạn sẽ có nhiều trường hợp như sau
1. Bạn biết khi nào vô thức sẽ thức dậy? không ai có thể biết được, nên rất có thể bạn "nằm mơ" cả đời mà chẳng được gì, thay vào đó ta nên học hành để sử dụng phần ta đang có và kiểm soát được là ý thức và tiềm thức

2. Nếu bạn ước mơ quá lớn và học theo kiểu cứ đưa thông tin nhiều vào não bộ để nó tuột hết xuống vô thức sau đó rồi mơ thì rất có thể bộ não bạn sẽ giải toả theo kiểu này. Có thể phần ý thức sẽ bị huỷ hoại tức là bị "điên" hay viễn tưởng-đây là điều đã xảy ra cho rất rất nhiều người. Khi ý thức đã bị huỷ hoại tức bị điên thì ta không còn biết gì, mọi ám ảnh do ước mơ cũng biến mất, lúc này nhiệm vụ vô thức đã xong. Hoặc có thể bạn tự lừa dối bản thân. Trường hợp này là vô cùng nhiều

VD: Nếu ta nghèo, hay học dở, khi gặp người khác ta luôn lo sợ họ phát hiện điều này-xấu hổ, nên vô thức giải toả bằng cách: tự lừa dối mình. Ta nói dối với người khác rằng nhà ta ở chỗ nọ chỗ kia, học cái này cái nọ... Cho nên mới có câu nói: "Ta có thể dối người chứ không thể dối mình"

Còn nhiều lắm về cách giải toả của não bộ mà Freud đã phác thảo, hình như có tới 7 cách giải toả

Và cách giải toả mà ta mong đợi nhất là cách tích cực.

VD: Gặp 1 vấn đề nào đó ta không giải quyết được, và ta bị "ám ảnh", thì nếu ta chịu học hành và có suy nghĩ tích cực, tức là ước mơ cao đẹp thì rất có thể vô thức sẽ giải toả não bộ bằng cách đưa ra lời giải cho bạn trong giấc mơ hay đâu đó...

Cho nên phần vô thức là không ai biết, nó thức dậy khi nào? Nó giải toả bằng cách nào? Bởi vậy trước hết ta cứ xử dụng phần trí tuệ mà ta kiểm soát được đó là ý thức và tiềm thức cái đã. Còn vô thức thì tính sau

Nhưng dựa trên các thiên tài, những người thành công, các hành giả... thì bạn có thể đánh thức vô thức để nó giải toả theo hướng tích cực bằng cách: Ước mơ phải lớn+ước mơ cao đẹp+ học hành liên tục
Chào các bạn smilie . Có lẽ đây là bài cuối cùng trong loạt bài này. Doremon định viết thêm 2 bài nữa, nhưng suy đi tính lại nên thôi vì thấy không cần thiết

Chú ý: Trước hết các bạn đính chính lại giùm Doremon nhá, chẳng hiểu sao mấy bài trước lại gõ lộn tên phương pháp và tác giả. Tên đúng: Effortless English-AJ Hoge chứ không phải Effectless English-AJ Hope

Bài viết hôm nay có tựa đề: [color=orange]Effortless English[/color]

Đây là bài viết có mục đích: Phân tích công dụng và cách học Effortless English kèm theo đó là các tài liệu cần thiết-cho nên bài này dễ hiểu

1. Bao nhiêu là đủ?

Trước khi học có lẽ chúng ta nên bỏ chút thời gian để xem xét về vấn đề này: 1 ngày học Tiếng Anh bao nhiêu là đủ? Câu trả lời tuỳ thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người, thế nhưng thành công không phải là 1 kết quả ngẫu nhiên, đó không phải là 1 sự may rủi như khi ta chơi 1 ván bài, mà nó bắt nguồn từ các quy luật, từ cách làm việc khoa học có thứ tự và nghiêm túc

Thế khoa học ở đây là gì? Như bài trước Doremon có nói về Quy luật chuyển hoá lượng chất, đó là thời gian để "chất và lượng cũ" chuyển hoá sang "chất và lượng mới" phụ thuộc vào trình độ của mỗi cấp bậc. Nếu bạn đang ở trình độ thấp thì để lên trình độ cao thời gian chuyển hoá sẽ ngắn, nhưng từ trình độ cao này để chuyển hoá lên trình độ cao nữa thì thời gian càng dài. Do vậy hãy quyết định mình muốn lên trình độ nào thì đầu tư lượng thời gian tương ứng với nó

Giả sử nếu 1 ngày bạn học 3h, thì kết quả mà bạn đạt được sẽ tương xứng với 3h, đó là trong giai đoạn đầu bạn sẽ tiến bộ rất nhanh, nhưng sau khi lên đến 1 trình độ nào đó (tương ứng với 3h được đầu tư cho mỗi ngày) thì bạn sẽ không bao giờ tiến lên được nữa. Điều này là do quy luật chuyển hoá lượng chất qui định. Nếu bạn muốn đun ấm nước thì để nó từ 25 độ C lên 50 độ C ta chỉ cần vài cục than, dăm ba thanh củi, và khi lên đến 50 độ C thì nhiệt độ sẽ không tăng nữa-nhiệt độ này tương xứng với nguồn nhiệt (than, củi) mà bạn đã đầu tư.

Do vậy hãy dành thời gian suy nghĩ về vấn đề này, có thể là 1 ngày, vài ngày thậm chí là vài tháng. Và nếu thật sự các bạn hiểu về bài viết Repetition ở trên, thì các bạn sẽ không bao giờ có câu hỏi: vì sao tôi thất bại. Vì bài viết trên đã trả lời về vấn đề này. Muốn trở thành Master thì có cái giá của nó, và cái giá này cao hơn nhiều so với cái giá của trình độ bình thường. Vậy 1 ngày nên học bao nhiêu là đủ?

Doremon đề nghị: các bạn 1 ngày nên học ít nhất là 6h. Thế nhưng ở đây lại nảy sinh vấn đề khác: tôi không đủ thời gian, tôi có công việc... Rất nhiều lí do, nhưng các lí do này hoàn toàn không có cơ sở để tồn tại nếu bạn chịu đặt câu hỏi: thời gian mà tôi đầu tư cho các lĩnh vực khác có giá trị hơn thời gian tôi đầu tư cho Tiếng Anh? Và Doremon sẽ nêu lên 1 vài giá trị để các bạn tự so sánh

Mỗi 1 người chỉ có 1 cuộc đời duy nhất, các bạn có muốn suốt cuộc đời mấy chục năm này ta quanh đi quẩn lại vẫn và "cái xó". Và các bạn có biết đây là thời đại của kỹ thuật số, của sự phát triển và thay đổi đến chóng mặt, cho nên đừng vì sự thiếu hiểu biết mà chỉ đặt câu hỏi: Ta nên làm nghề gì? Câu hỏi này được hình thành do kết quả của sự trì trệ về tri thức ở nơi mà ta đang sống. "Con muốn làm nghề gì? "Em muốn làm nghề gì?" "Mày muốn học cái gì?"... Và những con người này luôn cho rằng: họ chỉ làm mỗi 1 nghề cho tới khi chết. Và đây là câu hỏi cực kì giá trị của những chuyên gia dự báo về tương lai, của những con người có bộ óc sắc bén và tầm nhìn vượt lên trên đám đông, đó là: Ta nên làm nghề gì đầu tiên?

Ta nên làm nghề gì đầu tiên? Vâng, có nghĩa là để sinh tồn thì ta bắt buộc phải làm tới cái nghề thứ 2 và thứ 3... Khi thế giới đã chuyển mình qua thời đại kỹ thuật số, thì không có cái nghề nào là bền vững và cố định. Cho nên nếu bạn không muốn bị xã hội đào thải thì hãy thuận theo tự nhiên-Đạo Lão-Trang, xã hội đi đến đâu ta sẽ theo đến đó. Rất có thể bạn chưa đủ tầm nhìn để thấy được điều này, nhưng hãy cứ dùng bản thân của mình để trải nghiệm, sẽ tới 1 lúc nào đó mà cái nghề bạn đang học, công việc bạn đang làm, "cái ghế" bạn đang ngồi sẽ không 1 công ty nào cần nữa. Lúc này số phận bạn sẽ như thế nào? Bạn sẽ bị đào thải, có nghĩa là bị thất nghiệp và phải chấp nhận con đường làm công nhân để kiếm sống, vì tri thức mà bạn được học đã không còn hợp với thời đại nữa

Cho nên để đảm bảo ta không bị đào thải, thì ta phải có "cái thứ" mà xã hội luôn luôn cần. "Cái thứ" này là khả năng học tập tri thức mới. Và công cụ để đạt được mục đích trên là: Tiếng Anh-vì sao thì chúng ta nên tự nghiền ngẫm. Chỉ cần bạn sở hữu Tiếng Anh thì cũng đủ để bạn sinh tồn mà không cần bất cứ một tri thức chuyên ngành nào, bạn sẽ tin nếu bạn chịu lật các mục việc làm đang in đầy trên báo. Nhưng chúng chỉ là sự thật khi bạn đạt đến trình độ Master. Vấn đề này muốn viết thì còn dài lắm

Khi bạn đã đạt đến 1 trình độ nào đó về Tiếng Anh thì lúc này bạn sẽ không còn "học" nữa, vì đây là lúc bạn ứng dụng nó vào cuộc sống, bạn đọc sách tiếng anh, bạn xem phim tiếng anh... Cho nên trong giai đoạn đầu, bạn phải hi sinh thời gian ở các hoạt động khác cho môn này, và đây là giai đoạn khó khăn nhất

2. Effortless English




Nhìn vào ảnh ta thấy nó gồm nhiều phần, và phần mà các bạn nên học là Power English Now, vì
1. Các phần khác chỉ là "bản nháp" của phần trên
2. Là phần mở rộng
3. Chưa đầu tư nhiều...


Trong Power English gồm 30 bài, mỗi bài có nội dung như ảnh




Riêng từ bài 9 trở lên, có thêm POV text




Và dưới đây là nội dung của từng phần

1. Main text: Đây là phần AJ Hoge trình bày về các bài viết có liên quan đến phương pháp học, hay cách sống của ông ta để làm khơi dậy ước mơ người học-quan trọng: đây là bài viết có ý nghĩa

VD:




2. Vocab text: Phần này AJ Hoge giải thích ý nghĩa của các từ vựng mà ông ta cho là khó hiểu trong bài Main text-đây là phần vô nghĩa, tức là nó không có ý nghĩa gì hết, chỉ là để giải thích từ A có nghĩa là gì...

VD:




3. MS text: Đây là phần quan trọng nhất và dựa theo hiểu biết của Doremon thì trên thế giới chưa hề có 1 tài liệu nào như thế này. Đây là nơi mà AJ Hoge đã cố tình thiết để để ta học ngữ pháp 1 cách tự nhiên mà không cần đến bất cứ 1 cuốn sách ngữ pháp nào

VD:




Nhìn vào ảnh ta thấy:
- Bài MS text là 1 câu chuyện có ý nghĩa
-Toàn là câu ngắn, dễ hiểu
-AJ Hoge cố tình sử dụng các từ vựng được cho là khó hiểu trong bài Main, và được diễn tả lại trong Vocab text để tạo nên câu chuyện-mục đích là repetition-cái này quan trọng ra sao các bạn đã biết
-Các dạng câu rất cơ bản, và được sử dụng đi sử dụng lại rất rất nhiều lần-với mục đích vẫn là repetition. Cụ thể trong ảnh AJ Hoge sử dụng câu để diễn tả những việc xảy ra trong quá khứ. Các bạn không cần biết cấu trúc câu của thì quá khứ như thế nào, các động từ, tính từ... nằm ra làm sao. Mà các bạn chỉ cần hiểu cái câu trong bài MS text là được. Và đương nhiên, không phải nghe và nhìn 1 lần là hiểu và thuộc mà phải nhiều lần. Tất cả các câu trên đều được dùng lặp đi lặp lại rất rất là nhiều lần-1 bài MS text dài hơn 8 trang pdf. Hơn nữa 30 bài MS text đều sử dụng cùng loại câu này, cái khác là động từ, là chủ ngữ...

VD: bài MS text khác




Do vậy ở đây chúng ta thấy rằng: AJ Hoge đã thiết kế ra cái khung, là các dạng câu để nói về quá khứ mà Người Anh-Mỹ dùng. Cho nên các bạn phải sử dụng tốt cái này: nếu các bạn muốn đạt được trình độ ngữ pháp mà không học ngữ pháp thì các bạn phải nghe đi nghe lại MS text rất rất nhiều lần. Khi lặp đi lặp lại đã đủ nhiều thì như Phân Tâm học chúng sẽ được lưu trữ ở phần tiềm thức, và đến 1 lúc nào đó "lượng và chất cũ" đã chuyển hoá sang "lượng và chất mới" thì các bạn có thể dùng lại các câu này cho việc nói viết của mình mà không cần phải "ý thức"-tức là thành phản xạ hay bản năng. Điều này các bạn hãy dùng bản thân mình để kiểm chứng

Khi từ bài 9 trở lên AJ Hoge thêm vào POV là các câu diễn tả tương lai, diễn tả ý khác chứ không là quá khứ

VD:




Nhìn vào ảnh ta thấy những câu đó là để diễn tả ý: kể từ khi... A ( B hay C...) đã làm cái gì...

vd: Since she was a child Jan has always been very rude

Đương nhiên những cấu trúc câu này cũng được lặp đi lặp rất rất nhiều lần, nên các bạn sẽ quen. Các bạn không cần biết cấu trúc nó ra sao, vị trí từ... chỉ cần hiểu cái nghĩa và dùng nhiều thì "bộ óc" sẽ tự động sắp xếp sao đó, và ta sẽ lấy lại mấy câu này để dùng cho ta. Điều này chỉ xảy ra khi và chỉ khi: lặp đi lặp lại quá nhiều lần-vẫn phải nhắc lại điều này

Tương tự cho câu ở tương lai





Nhưng việc nghe đi nghe lại vẫn chưa đủ, còn đủ thì như thế nào, Doremon sẽ mô tả chi tiết sau, đây là giới thiệu sơ lược

3. Nên học Effortless như thế nào?

AJ Hoge có hướng dẫn sử dụng các phần trên, nhưng Doremon dùng nó theo cách khác. Lí do là AJ Hoge có góc nhìn riêng của ông ta, đó là góc nhìn của 1 nhà sư phạm có mấy chục năm kinh nghiệm giảng dạy, 1 người đã đọc không biết bao nhiêu công trình Ngôn Ngữ học và là tác giả của Effortless English. Nhưng Doremon cũng có góc nhìn riêng cuả mình dựa vào các mảng tri thức khác, và hơn nữa: các bạn chỉ có thể hiểu Effortless English khi mà các bạn đọc bài Main text cho nên AJ Hoge nói đây là phần đầu tiên phải học, riêng Doremon vì đã giảng giải cho các bạn ý nghĩa của phương pháp này nên Doremon đề nghị bạn học MS text trước. Tức là ở đây có sự khác biệt về thứ tự sử dụng bài học giữa Doremon và AJ Hoge. Vấn đề còn lại: các bạn nên học theo ai? Đây là quyền tự do lựa chọn của các bạn, các bạn có thể học theo Doremon hay AJ Hoge hay là theo con đường riêng của mình

AJHoge trình bày cách học thứ tự như sau:
-Học Main text trước, học đi học lại nhiều lần
-Tới Vocab text, học đi học lại nhiều lần để biết các từ vựng khó trong Main text
-Học MS
Doremon chỉ trình bày sơ bộ thôi, ai muốn cụ thể thì cứ đọc Main text sẽ rõ

Doremon trình bày cách học thứ tự như sau

-Học MS trước, và học hết 30 bài MS (từ bài 1-30smilieower English gồm 30 bài). Mục đích là cung cấp cho các bạn 1 lượng lớn repetition về các câu ở quá khứ
-Học POV, và học hết 22 bài (từ bài 9 trở lên mới có POV). Mục đích là cung cấp cho các bạn 1 lượng lớn repetition về các câu ở tương lai và hoàn thành
-Học Main text và học hết 30 bài
-Cuối cùng là Vocab text

Lí do vì sao Doremon lại xếp như vậy

1. Đa phần các bạn trình độ là nhập môn, nên làm sao các bạn có thể hiểu được bài Main text gồm 5 trang pdf dày đặt chữ, với các cấu trúc câu phức tạp? Nếu muốn hiểu các bạn phải tra từ điển, phải dịch... và làm điều này rất chán, dễ nản lòng và các bạn cũng chưa đủ khả năng để thực sự hiểu bài Main Text. Trái ngược lại là bài MS-câu chuyện có ý nghĩa, toàn là câu ngắn, hơn nữa từ vựng chỉ vài ba từ lặp đi lặp lại cho tới hơn 8 trang pdf. Cho nên Doremon nói học cái này trước vì nó sẽ cung cấp cho bộ não các bạn 1 lượng lớn các câu căn bản, lặp đi lặp lại, cho nên nếu học xong thì có gặp lại những câu này trong Main text các bạn không cần dịch cũng hiểu.Tiếp theo từ vựng ít, nên các bạn có thể "hốt hết" từ vựng của MS mà không gặp khó khăn gì vì nó cứ lặp đi lặp lại. Toàn những câu căn bản và giống nhau về cấu trúc, nên chỉ cần bạn hiểu được 1 câu thì các câu sau tốc độ xử lí thông tin sẽ nhanh hơn, và cứ thế cho đến 1 lúc nào đó các bạn sẽ không cần dịch mà vẫn hiểu câu đó như thường. Vì câu ngắn, gắn liền với câu chuyện của MS, nên nếu các bạn không hiểu câu nào thì: chỉ cần dựa vào câu trước nó và câu sau nó thì các bạn cũng phần nào đoán ra cái nghĩa của nó mà không cần đến từ điển. Và từ vựng chính trong MS là các từ khó trong Main text, nên nếu thuộc hết các từ này thì khi đọc Main text các bạn sẽ không còn thấy khó khăn, lúc này ta chỉ quan tâm đến nội dung của Main text. Tương tự cho POV

2. Sau khi học hết 30 bài MS và 22 bài POV thì các bạn đã có 1 lượng lớn từ vựng và cấu trúc căn bản. Cho nên lúc này các bạn có thể học Main text mà không khó khăn gì

3. Sau khi học hết 30 bài MS, 22 bài POV và 30 bài Main text thì ta sẽ quay lại để tiến lên trình độ mới. Lúc này các bạn mới có lí do để học Vocab. Vì trong bài Main, MS, POV các bạn sẽ bắt gặp những câu hay từ vựng mà dù các bạn có tra từ điển cũng không thể nào hiểu được, đó là các từ quá nhiều nghĩa, hay các câu slang... Cho nên nếu trong quá trình học MS, POV hay Main mà có câu hay từ nào đó ta không hiểu từ cứ kệ nó, đừng cố gắng hiểu mà hãy cứ để nó vào tai và mắt tự nhiên. Vocab sẽ giúp ta làm điều này: gọt giũa khả năng hiểu từ, hiểu câu. Doremon khuyên dùng nó sau cùng, vì lúc này ta mới có lí do để dùng, nếu dùng trước thì rất chán, vì cả đoạn văn dài chả có ý nghĩa gì hết, chỉ giải thích từ A có nghĩa... từ B là... Nhưng nếu dùng sau thì lại khác, vì sau khi học đi học lại nhiều lần MS, POV, Main mà ta vẫn chưa thực sự hiểu hết cái bài đó thì "tức" lắm, lúc này muốn hiểu thì Vocab

3. Nên học Effortless khi nào?

Như Doremon đã trình bày ở bài số 1, chỉ nên học Effortless English sau 6 tháng hay ít hơn, vì

1.Bài nào của Effortless English cũng dài, nên các bạn sẽ ngán liền khi va vào nó, vì việc lặp đi lặp lại 1 bài dài hơn 8 trang pdf không phải ai cũng làm nổi. Doremon muốn các bạn làm quen với English trước đã, và Doremon đã giới thiệu Listening_Practice_Through_Dictation. Lí do đã trình bày: bài này ngắn, 1 bài khoảng 1 phút 30'... nên việc lặp đi lặp lại cũng dễ dàng hơn nhiều. Sau khi học hết 4 cấp độ thì lúc này các bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn với việc lặp đi lặp lại 1 bài dài 15 phút

2. Sau khi học hết Listening_Practice_Through_Dictation thì các bạn đã có 1 lượng từ vựng để có thể hiểu dễ dàng MS mà không cần dùng tới từ điển (trừ những từ khó như đã nói), lúc này ta chỉ chú tâm vào Distinction-cái này nói sau

3. Doremon muốn các bạn dùng Effortless tốt hơn nữa. Trong thời gian chuẩn bị để học Effortless khoảng 3-6 tháng thì các bạn phải nỗ lực tập phát âm theo 3 giáo trình đã giới thiệu. Hãy học đi học lại 3 cái phát âm này để làm sao đạt đến trình độ là đọc các âm cơ bản gần như người bản xứ. Chỉ cần các bạn khổ luyện nói đi nói lại nhiều lần thì sẽ thành công. Ai lười học, học qua 1 lần thì hãy nhớ lấy: Không repetition thì học lỗ tai bên trái sau đó ra lỗ tai bên phải. Sau đó tiến vào MS của Effortless thì sau khi các bạn nghe đã đủ nhiều thì hãy pause để đọc lại cái câu đó-tức là lúc này học phát âm, mà là phát âm cả câu dài chứ không phải là từ đơn

Doremon không muốn các bạn học phát âm bằng từ điển hay phần mềm vì âm rất không chính xác, hơn nữa 1 từ đơn đứng 1 mình nó đọc sẽ khác, nếu đứng trong 1 câu thì đọc sẽ khác. Nếu ai chịu học kỹ 3 giáo trình phát âm thì sẽ thấy họ có nói đến điều này. Cho nên MS trong Effortless English sẽ được sử dụng như là công cụ để ta học phát âm cả 1 câu, điều này còn có tác dụng Repetition-các bạn sẽ nhớ tốt hơn và dùng tốt hơn cái cấu trúc câu đó khi đọc nó thành tiếng

Chú ý: Dù phát âm từ đơn hay 1 câu thì phải càng to càng tốt, thậm chí là gào. Điều này AJ Hoge có nói và Lí Dương-tác giả của English Crazy cũng tương tự. Bạn chỉ có thể tự tin cũng như sử dụng tiếng anh 1 cách tốt nhất, nếu bạn đọc nó to lên, cho nên đừng có lí nhí

Định viết dài cái khúc này mà hết thời gian


4.Mối quan hệ tương hỗ

Nghe, đọc (bằng mắt), nói và viết có mối quan hệ sau, Doremon chỉ nêu lên mối quan hệ dễ thấy

1. Việc nói (to thành tiếng) tốt là kết quả của việc tập nói và nghe nhiều. Cho nên ai đó có hỏi nên học nghe trước hay nói trước, thì câu trả lời: học song song.

2. Việc nghe tốt là kết quả của việc nói tốt và nghe nhiều

3. Việc đọc (bằng mắt) tốt là kết quả của việc nói, nghe, đọc, viết

4. Việc viết tốt là kết quả của việc đọc nhiều

Vì thời gian có hạn nên Doremon trình bày "cẩu thả" như sau, đó là nhớ đâu, viết đấy

-Effortless English chỉ có tác dụng là cung cấp cái khung ngữ pháp, cho nên đừng hỏi tại sao ta học xong mà vẫn không giỏi ngữ pháp, vẫn chưa viết được. Nó chỉ là cái khung, là cái nền, và cái nền móng này sẽ giúp ta học cao lên. Đó là muốn viết hay, viết giỏi như tiếng việt tức là viết theo phản xạ, thì đó là kết quả của việc đọc nhiều. Hãy đọc sách Tiếng Anh nhiều vào, nhưng vẫn nhớ giùm: repetition. Các bạn vẫn chưa đủ trình độ để đọc 1 cuốn sách Tiếng Anh 1 lần xong rồi vứt, mà đọc xong nó 1 lần, hãy đọc lại nhiều lần, sau đó viết lại cái cuốn sách vừa đọc. Hãy nên nhớ để viết được Tiếng Việt thì ta đã viết nát không biết bao nhiêu cuốn vở, và nên đọc cuốn sách nào thì Doremon sẽ giới thiệu

- Để tăng khả năng dịch không cần hiểu, thì:

Các bạn phải đảm bảo có được lượng từ vựng cơ bản, đó là lí do tại sao Doremon khuyên nên học hết Listening_Practice_Through_Dictation, sau đó hạn chế tối đa việc dùng từ điển Anh -Việt. Có nghĩa là nếu học xong Listening_Practice_Through_Dictation, rồi học Effortless English thì chỉ được phép học các giáo trình thoả mãn điều kiện sau để đạt được sự tiến bộ nhanh nhất: có audio+pdf+bài văn+có diễn giải các từ khó

VD:



Tức là luôn có sự giải nghĩa những từ hoặc câu khó bằng Tiếng Anh dựa vào các từ cơ bản, như mind numbing= very boring, tức là ta chỉ cần biết nghĩ từ boring và very, sau đó ta sẽ biết mind numbing mà không cần dựa vào tiếng việt. Chỉ có làm điều này các bạn mới hiểu Tiếng Anh bằng chính Tiếng Anh. Sau đó nhờ đọc các sách nhiều mà mới biết khi nào là dùng mind numbing, khi nào very boring, giống như từ Việt Nam có rất nhiều từ đồng nghĩa như: ghê gớm, đáng sợ, kinh tởm... và tuỳ vào từng tình huống cụ thể mà ta dùng cho thích hợp. Và các tình huống này các bạn chỉ biết được khi các bạn đọc các câu truyện Tiếng Anh, đọc nhiều thấy người ta dùng ra sao thì ta bắt chước

VD: giáo trình Slang

Slang hay idiom mà những câu mà bạn không thể nào hiểu được nếu tra từ điển

VD:




Nhìn vào ảnh ta thấy cụm beat around the bush=...


5. Các giáo trình

Doremon tặng các bạn các giáo trình sau, Doremon chỉ giới thiệu tên sách và các bạn phải tự tìm link. Nếu các bạn có muốn học theo giáo trình nào thì hãy đảm bảo nó thoả điều kiện: Có audio+pdf+đoạn văn+giải nghĩa. Muốn biết vì sao thì đọc lại bài viết đầu tiên, và các tài liệu này trên mạng rất nhiều, ai không tìm được là do lười

1. Các giáo trình về slang

Nhìn vào cái hình cho nhanh




Chú ý: Đặc điểm của mấy giáo trình trên là ngắn, cho nên hãy học thuộc, nếu muốn tiến bộ nhanh. Còn muốn học thuộc thì: nghe nhiều+ đọc lại nhiều+viết lại và tra nghĩa+học thuộc

2. Các giáo trình tập đọc

Đây là link torrent 27 GB, gồm rất nhiều bài đọc thoả mãn: dài khoảng 30 trang, câu chuyện, trình độ thấp cho tới cao và có audio. Chỉ cần học hết Effortless English và "hốt hết" từ vựng của nó thì đọc mấy cái này vô tư và không cần dịch

http://kat.ph/usearch/English%20Graded%20Readers%20Mega%20Collection%20%2815.2.2012%29/

Lưu ý: chỉ nên nghe mấy giáo trình có audio trước, vì trong đó có cái có cái không

Chỉ cần đọc hết đống sách đó nhiều lần là bạn đã đủ khả năng viết vô tư và đọc các sách cấp cao vô tư. Ráng đọc 6 tháng mà hết là quá giỏi

3. Phim :

Tác dụng ra sao thì các bạn đã biết, và nó còn có tác dụng đó là: Nếu lúc nản hay chán mà vẫn phải đun nước thì phim

Đây là các bộ phim còn lưu trong máy của Doremon, giới thiệu các bạn, ai muốn xem gì thì xem. Và xem mình cần coi thể loại nào. Anh em coi thử xem có xxx trong đó không, do nhiều phim quá, tới gần 2T nên nhiều khi để nhầm smilie

1. Thể loại sôi động: xem cái này có sức sống để thấy yêu đời, muốn "vận động"




Chú ý là cái Victoria Secret Fashion show: cái này mấy em chân dài mỏ đỏ. Chán đời coi cái này thấy yêu đời lại liền smilie

2. Thể loại liên quan đến thảm hoạ




3. Thể loại kinh dị-cái này anh em cẩn thận, ai yếu tim coi có gì Doremon không chịu trách nhiệm




4. Thể loại lịch sử-thần thoại




Chú ý:Hãy để dành phim 300 cho tới khi nào ta chán đời hay mệt mỏi hay chán nản thì nó sẽ vực dậy lòng ham sống, ham học trong bạn.

5. Phim để học Tiếng Anh-đa phần là hài




6. Phim khoa học của BBC-cái này là thuốc bổ đây. Vì ta sẽ biết được thế giới là gì, các kì quan thắng cảnh, các chân trời rộng lớn...




Chú ý bộ phim HOME


7. Các bộ phim có giá trị nhân văn, hay dành cho thiếu nhi hay nhất




8. Phim chiến tranh, đấm đá





Bây giờ mới nhớ tới Distinction. Hãy nhớ rằng sự phân biệt là kết quả của việc lặp đi lặp lại quá nhiều lần. Cho nên giai đoạn đầu các bạn cứ lặp đi lặp lại, sau đó bắt đầu chú ý vào cái câu, cái từ, xem thử chúng giống nhau và khác nhau ở chỗ nào. Distinction là giai đoạn cao nhất và cuối cùng, ai làm được điều này thì coi như là đã tới đích, nhưng nó là kết quả của việc lặp đi lặp lại quá nhiều lần

Kết luận: Theo phương pháp mà Doremon giới thiệu thì các bạn sẽ không thấy chán, vì không phải học ngữ pháp, không làm bài test, không chọn đáp án A,B,C,D... Mà ta học Tiếng Anh đi vào đời sống, đọc sách tiếng anh có ý nghĩa với ta chứ không phải mấy bài "cùi bắp" trong giáo trình giảng dạy, chán thì coi phim vừa học vừa giải trí. Và trong này có 3 cột mốc

1. Chỉ cần bạn chinh phục được Listening_Practice_Through_Dictation thì đã khoẻ, vì sao thì đọc lại. Ráng 3-6 tháng là hết

2. Sau đó đến Effortless English, ráng phấn đấu thì 3-6 tháng là hết. Sau khi hết cái này thì bạn sẽ không còn học Tiếng Anh nữa. Vì lúc này bạn đã đủ dùng nó vào cuộc sống, bạn đọc sách thiếu nhi mà Doremon giới thiệu để giải trí, xem phim để thư giãn và cải thiện Tiếng Anh...

3. Đọc 1 lượng sách thiếu nhi khổng lồ, sau đó tăng dần cấp độ

Hết 3 giai đoạn này bạn dùng Tiếng Anh như người bản xứ vô tư

Có 1 vài lưu ý

1. Giai đoạn đầu chỉ tập trung nói (phát âm) và nghe
2. Nếu có xem phim thì chỉ xem phim Friend vì phim này có tác dụng học nhiều hơn là các phim khác, và 1 ngày xem khoảng 1h 30' Friend và xem cho hết 10 season sau đó xem lại...
3. Repetition sau đó Distinction-cái này nhắc liên tục, nếu ai đó mà quên thì thua. Các bạn chỉ đủ khả năng đọc sách, hay nghe bài nào đó 1 lần rồi vứt khi bạn lên đến trình độ cao
...

Thôi anh em học tốt, và đọc lại nhiều lần các bài viết trước để sắp xếp sau đó học cho hợp lý cũng như có thất bại thì cũng biết vì sao

Nhái lại giọng trên TV: Chương trình học Tiếng Anh của Doremon đến đây là hết, xin thân ái và chào tạm biệt các bạn

1t2u3a4n wrote:
Loạt bài rất thú vị và bổ ích. Thật đáng trân trọng công sức mà doremon-nobita đã bỏ ra. Tiếp tục nghiền ngẫm và chờ phần tiếp theo.

Xin phép doremon-nobita, mình đưa về blog nhé? Dĩ nhiên link sẽ dẫn đến topic này smilie 


Bạn muốn đưa đi đâu cũng được, Doremon ủng hộ, mà hông ngờ anh em cổ vũ quá smilie
 
Go to Page:  First Page Page 5 6 7 8 Page 10 Last Page

Powered by JForum - Extended by HVAOnline
 hvaonline.net  |  hvaforum.net  |  hvazone.net  |  hvanews.net  |  vnhacker.org
1999 - 2013 © v2012|0504|218|