|
|
conmale wrote:
Bigball_hacker wrote:
/hvaonline/posts/list/728.html
Xem dùm đi. Cái topic bị gì đó
Đúng là ... xăng xí xò
Xăng xí xò là gì vậy bác conmale? Bác nói tiếng nước nào em nghe không hiểu!?! :lol:
|
|
|
/hvaonline/posts/list/681.html
Chứ cái này là gì vậy trời???
|
|
|
Bug này đc post rồi post chi nữa vậy pa. Spam ah???
|
|
|
Còn 1 cách là mua cái USB mới thôi! Nếu không ra cửa hàng "năn nỉ" người ta sửa coi đc ko?
|
|
|
Đang có post cho nhiều chút ấy mà. Thấy tui ghi signture không? Trở thành top poster.
|
|
|
Chán ghê. Chỗ tui Internet ADSL tại bưu điện tỉnh mà download chỉ đc 150kb/s ah. Chậm như rùa. Nghe đâu ở nước ngoài down đc 1.5mb/s là thường đó.
|
|
|
/hvaonline/posts/list/728.html
Xem dùm đi. Cái topic bị gì đó
|
|
|
Lỗi này khi vào topic Thống kê bộ gõ của Conmale
|
|
|
Với công cụ Webcam XP (WXP), bạn sẽ biến chiếc webcam bình thường của mình thành một máy quay phim chính hiệu, có độ phân giải “tàm tạm”, xem như bạn cũng đã có một máy quay phim tại gia... không tốn tiền.
Khi đăng nhập lần đầu tiên vào WXP, bạn cần phải thiết lập kết nối của nó đến máy tính. Cách làm như sau: nhắp chuột phải lên cửa sổ WXP để hiện ra các menu chính -> chọn “Connect” -> chọn “Directx Video Source”, sau đó chọn hiệu webcam đã được WXP nhận dạng sẵn. Khi đã chọn xong webcam thì mọi hình ảnh sẽ được WXP ghi nhận ngay lập tức vào cửa sổ thu hình.
Nhấn vào nút “Record” là quá trình quay phim được thực hiện ngay. Định dạng video số xuất mặc định sẽ là .AVI và file phim này sẽ được lưu mặc định trong thư mục cài đặt WXP hoặc nhấn nút “Capture” để chụp hình.
WXP đã thiết kế sẵn hai cửa sổ duyệt hình ảnh và phim đã lưu. Bạn có thể xem lại ngay bằng cách nhấp đúp vào nó.
WXP có khả năng hỗ trợ quay phim cùng lúc đến 10 webcam cho một máy tính và mỗi webcam sẽ thể hiện trên một màn hình phụ. Nếu chịu đầu tư một hộp điều chuyển tín hiệu có khả năng kết nối 10 webcam vào máy tính cùng với bộ cáp nối webcam phù hợp, bạn đã có thể gắn 10 webcam này ở khắp các vị trí trọng yếu trong nhà mình để biến máy tính và webcam trở thành một trung tâm quan sát.
Các tính năng trong thẻ “Web/Broadcast” sẽ cung cấp các thiết lập upload trực tiếp mọi hình ảnh đang quay bằng webcam lên một máy chủ web nào đó để theo dõi trực tiếp mọi hình ảnh thu được từ webcam qua mạng.
Vào http://www.webcamxp.com/download.html để tải về bản dùng thử.
(Theo TTO)
|
|
|
Các chuyên gia bảo mật vừa lên tiếng cảnh báo về một Trojan thư rác đang phát tán với số lượng cực lớn tới người dùng email khắp thế giới.
Trojan Kukudro-A được phát tán thông qua một tài liệu Word đính kèm theo thư rác - với nội dung hứa hẹn nhiều thông tin về mua laptop HP, Apple và Sony với giá sale-off.
Khi được mở, file Word này sẽ tìm cách cài đặt một Trojan khác nữa (gọi là Kuku-A) lên ổ cứng người dùng. Trojan này có thể dẫn tới việc hacker giành được quyền truy cập trái phép vào máy tính mà nạn nhân không hề hay biết.
Để dụ nạn nhân, loạt thư rác này sử dụng đủ loại tiêu đề khác nhau, bao gồm "đáng xem", "giá hời" và thậm chí là "Hello". File Word "my_Notebook.doc" ẩn trú trong một file đính kèm có nhiều tên gọi khác nhau như Prices.zip, apple_prices.zip hoặc sony_prices.zip.
Các chuyên gia tin rằng kẻ đứng sau malware này cũng đồng thời là tác giả của sâu Sality - chuyên theo dõi bàn phím để đánh cắp thông tin từ người dùng.
"Có thể người dùng vẫn tò mò vì sao mình lại nhận được email này và mở file đính kèm ra, nhưng như thế là đã phạm phải một sai lầm lớn", chuyên gia cao cấp Graham Cluley của Sophos cho biết.
"Malware (phần mềm hiểm độc) này là sự hợp công của thư rác và Trojan nên phạm vi thả mồi của nó rất rộng. Thư rác dọn đường cho chúng tiếp cận nạn nhân, Trojan số một tìm cách xâm nhập vào hệ thống và download tiếp Trojan chủ lực từ mạng Internet. Chính "tên chủ lực" này mới là nhân vật nguy hiểm", Cluley cảnh báo.
Thiên Ý (Theo VNUnet)
|
|
|
Bạn đã sẵn sàng sử dụng trình duyệt trên desktop của mình hay chưa? Microsoft hy vọng bạn sẽ gật đầu, khi các phần mềm và dịch vụ Web mang nhãn Live của hãng này được chính thức phát hành với mục tiêu cạnh tranh cùng hai đại kình địch Google và Yahoo.
Nỗ lực này của Microsoft có thành công hay không thì chưa biết, nhưng ít ra trong thời gian ngắn sắp tới, người dùng chúng ta chắc chắn sẽ được Microsoft hào phóng ban tặng khá nhiều ứng dụng miễn phí hữu ích.
Trong số này, Windows Live và Office Live (cả hai đều đang trong giai đoạn thử nghiệm) là hai sản phẩm tham vọng nhất, khi đảm trách mọi thứ từ tìm kiếm, bản đồ số cho đến email và chat IM.
Cụ thể hơn, Windows Live bao gồm những ứng dụng email và IM mới, kèm theo một trang chủ Live.com tùy biến, cho phép bạn truy cập nhanh vào các blog, kênh thông tin RSS và các ứng dụng mini gọi là Gadget. Trong khi đó, Office Live lại nhắm đến đối tượng doanh nghiệp nhỏ, cung cấp gói ứng dụng cơ bản, miễn phí hoặc gói phần mềm giá rẻ.
Tận hưởng Live.com
Dù bạn không mấy mặn mà với ý tưởng dùng Live.com làm trang chủ, bạn vẫn có thể hứng thú với một số phần mềm của nó. Đầu tiên, Windows Live Mail sẽ thay thế Hotmail với nhiều điểm cải tiến, nâng cấp. Tốc độ chắc chắn sẽ nhanh hơn, do Windows Live Mail được xây dựng bằng Ajax, công nghệ Web đang nóng hiện nay, cho phép ứng dụng Web vừa giống về hình thức, vừa vận hành giống như phần mềm desktop.
Một điểm tiện lợi khác: Dung lượng lưu trữ của Live Mail là 2GB, nhiều hơn hẳn so với 250MB của Hotmail. Còn Live Messenger, ứng dụng chat IM mới của Microsoft sẽ có tính năng cho phép chia sẻ tài liệu (được tự động cập nhật thông qua công nghệ P2P).
Điểm mới nhất ở Windows Live là sự xuất hiện của các ứng dụng mini (được gọi chung là Gadget). Những gadget này đều tương thích với trình duyệt IE lẫn Windows Vista (dưới dạng icon trôi nổi hoặc được bố trí trên Sidebar).
Tìm kiếm và bản đồ
Chương trình tìm kiếm và bản đồ Windows Live Local sẽ cho bạn quan sát toàn bộ các thành phố và địa hình ở Mỹ theo cách chưa từng có từ trước đến nay: Dưới góc nhìn nghiêng 45 độ, chiếu từ trên xuống và dựa trên hình ảnh chụp từ vệ tinh, đi kèm với chỉ dẫn về hướng và thông tin từ Trang vàng. Để so sánh, hình ảnh vệ tinh mà Google và Yahoo cung cấp đều thẳng đứng từ trên xuống và chỉ nhìn thấy mỗi mái nhà.
Tháng sáu tới, Microsoft hy vọng sẽ phát hành Windows OneCare Live, một dịch vụ bảo mật và diệt virus PC trả tiền. Nếu bỏ ra 50 USD/năm, bạn sẽ được Microsoft bảo vệ cho tối đa ba máy tính.
Văn phòng thông minh
Trách nhiệm của Office Live xem ra rất nặng nề: Vừa kích thích người dùng, lại không được làm ảnh hưởng đến doanh thu của Bộ phần mềm Office - vốn là một trong hai cần câu cơm chủ yếu của Microsoft.
Office Live cung cấp cho các doanh nghiệp nhỏ những công cụ thiết kế đơn giản, để họ xây dựng một website "trần", miễn phí trên Office Live, nhưng có quảng cáo nhấp nháy. Office Live dự kiến khai trương mùa thu năm nay, ưu ái riêng những công ty có ít hơn 10 nhân sự và không có ai chuyên về kỹ thuật IT.
Đáng chú ý nhất, Office Live cho phép bạn lập nên một trang web của công ty với 5 tài khoản email khác nhau (tên miền do bạn chọn) miễn phí - miễn là Microsoft có thể chạy các banner quảng cáo trên trang web đó. Tất nhiên, những quảng cáo này phải có liên quan đến công việc kinh doanh của doanh nghiệp, chẳng hạn như đồ văn phòng phẩm, máy tính v...v chứ không phải một dịch vụ hẹn hò qua mạng.
Ý tưởng trang Web miễn phí này không phải độc quyền của Microsoft, bởi Yahoo đã giới thiệu một dịch vụ tương tự ngay từ mùa xuân năm ngoái. Cũng như Microsoft, Yahoo cung cấp các công cụ thiết kế và email, thậm chí còn cả dịch vụ hosting và thương mại điện tử nữa. Nói chung, hiện vẫn còn quá sớm để kết luận dịch vụ nào tốt hơn.
Thiên Ý (Theo PC World)
|
|
|
Nokia PC Suite là phần mềm quen thuộc và hữu ích giúp bạn kết nối ĐTDĐ Nokia với máy tính, thực hiện rất nhiều công việc khác nhau như đồng bộ hóa danh bạ, số điện thoại, quản lý file, chuyển nhạc, hình, Video, kết nối Internet, nhắn tin và kết nối GPRS... Nokia cũng đã nỗ lực rất nhiều trong việc hoàn thiện hơn nữa phần mềm này. trong khi chờ đợi, chúng tôi sẽ giúp bạn khắc phục những thiếu sót đó.
Với phiên bản 6.6, người sử dụng ĐTDĐ không cần cài đặt driver cho cáp kết nối, rất tiện lợi. Còn với phiên bản 6.7, dung lượng của phần mềm đã rút xuống dưới 16 MB, thuận tiện cho việc download. Và đặc biệt trong phiên bản 6.8, giao diện của chương trình đã được Việt hóa. Mặc dù phông chữ hơi lệch lạc và một số tiện ích chưa được Việt hóa hết nhưng phần mềm này vẫn được nhiều người sử dụng ĐTDĐ Nokia quan tâm.
Lựa chọn và tải chương trình
Để download chương trình này với giao diện tiếng Việt, bạn vào trang web www.nokia.com/pcsuite. Nên sử dụng trình duyệt Web đã tích hợp phần mềm Macromedia Flash Player vì quá trình thực hiện để nhận phần mềm được triển khai trên file SWF. Khi file SWF được nạp xong, bạn nhấn nút download để bắt đầu quá trình thiết lập các thông số.
Khi mục Step-by-step download hiện ra, bạn chọn Yes, help me out và nhấn Continue để tiếp tục cài đặt. Để chạy được phần mềm PC Suite, máy tính của bạn phải cài đặt hệ điều hành (HĐH)Windows 2000 Service Pack 4 trở lên.
Trong mục Select Your Phone Model, bạn chọn loại ĐTDĐ đang sử dụng. Trên thực tế, bạn có thể chọn nhiều loại ĐTDĐ vì chương trình hỗ trợ tất cả các loại máy có trong danh sách. Sau đó, nhấn Continue để tiếp tục.
Phần quan trọng nhất của trang web xuất hiện, bạn chọn ngôn ngữ là Vietnamese rồi nhấn download để tải về. Có thể thấy, mặc dù giao diện đẹp mắt, nhưng Nokia không dùng bộ phông chữ mã hóa Unicode UTF-8 mà dùng bộ phông tiêu chuẩn của Windows, kết hợp với lối đánh chữ có dấu theo kiểu “thô” của người Việt, nên bạn có thể gặp khó khăn nếu đã quen với giao diện tiếng Anh. Song với cố gắng của Nokia, bạn có thể thấy phần mềm Nokia PC Suite đã có một bước cải tiến lớn.
Khắc phục lỗi font chữ
Do Nokia Việt hoá trên giao diện tiếng Việt của Windows nên nếu bạn tùy chọn ngôn ngữ của HĐH Windows là English (mặc định) thì các chữ sẽ bị biến dạng, rất khó nhìn. Để khắc phục vấn đề này, bạn có thể cài đặt ngôn ngữ tiếng Việt vào Windows.
Bước 1: Nếu bạn đã lỡ cài Nokia PC Suite vào và bị lỗi, hãy gỡ bỏ ra. Nếu bạn chưa cài, hãy qua bước 2.
Bước 2: Cho đĩa WinXP (nếu dùng Win SP1, chọn đĩa Win SP1; nếu dùng Win SP2, chọn Win SP2) vào ổ đĩa.
Bước 3: Sau đó, vào Control Panel, chọn Regional and Language Options.
Bước 4: Tiếp tục chọn thẻ Languague, đánh dấu Install file for complex script and right-to-left languages (including Thai) và Install files for East Asian
languages.
Bước 5: Kế tiếp, chọn thẻ Advanced và chọn Vietnamese trong Select a language to match the language version of the non-Unicode program you want to use.
Bước 6: Chọn Apply, nếu có thông báo, nhấn Ok rồi khởi động lại máy.
Bước 7: Cuối cùng, hãy cài đặt phần mềm Nokia PC Suite vào và bạn sẽ thấy sự khác biệt tuyệt vời.
(Theo eCHIP Mobile)
|
|
|
Một lỗ hổng bảo mật vừa được phát hiện trong phần mềm PC Suite của Nokia có thể bị hacker khai thác để hạ gục và giành quyền kiểm soát hệ thống hoàn toàn.
Giao diện của Nokia PC Suite. Nguồn: Download.pchome
Trong thông cáo báo chí, Nokia cho biết lỗ hổng này có nguyên nhân từ một lỗi ranh giới bên trong Gracenote CDDBControl ActiveX, và nó khiến cho máy tính người dùng hoàn toàn yếu ớt trước các vụ tấn công nguy hiểm.
Hãng bảo mật Secunia đã xếp lỗ hổng ActiveX này vào hạng mục "cực kỳ nguy hiểm". Tuy xuất hiện trong phần mềm PC phiên bản 6.7 và 6.8 nhưng rất may là lỗ hổng lại không ảnh hưởng gì đến tình hình bảo mật của bản thân điện thoại di động.
Nokia trấn an người dùng dằng chỉ cần không bật tính năng ActiveX lên, họ sẽ "nằm ngoài tâm bão". Hiện hãng chưa nhận được bất cứ báo cáo nào về việc lỗ hổng đã bị khai thác.
Trong một thời gian khá ngắn, Nokia đã vá được lỗ hổng và khuyến cáo người dùng nên download phiên bản cập nhật mới nhất trên website của hãng.
Thiên Ý (Theo VNUnet)
|
|
|
Chương I
MỞ ĐẦU
1.1 Giới thiệu Autocad2000
Autocad là phần mềm của hãng AutoDesk dùng để thực hiện các bản vẽ kỹ thuật trong các ngành xây dựng, cơ khí kiến trúc, điện, bản đồ. Bản vẽ nào thực hiện bằng compa, bút chì và thước kẻ thì có thể thiết kế bằng phần mềm Autocad. sử dụng Autocad bạn có thể thiết kế các bản vẽ hai chiều (2D). Mô hình hoá hình học, thiết kế ba chiều (3D) và tạo hình ảnh thực vật thể .
Phần mềm Autocad được giới thiệu lần đầu tiên vào tháng 11/1982 tại hội chợ Comdex và đến tháng 12/1982 công bố phiên bản đầu tiên. Tháng 3/1999 Phiên bản Autocad2000 ra đời và chạy trong môi trường Windown95, 98 và NT
Đòi hỏi cấu hình máy cho Autocad 2000
- Pentium 133 trở lên
- 64 MB ram (32MB)
- Hệ điều hành Win95, 98, NT
- Windown video display driver
- 130MB free hard – disk space and 64 MbSwap space.
- Pointing device
- 4X CD – ROM diver
- IBM- Compatible parallel port
- Serial port
- Print hoặc Plotter
- Modem kết nối Internet , không bắt buộc
- Sound card for multimedia learning
Autocad là một trong các phần mềm thiết kế sử dụng cho máy tính cá nhân PC. Hãng Autodesk, nhà sản xuất phần mềm Autocad là một trong năm hãng sản xuất phần mềm hàng đầu của thế giới.
Nếu là sinh viên, tìm hiều phần mềm Autocad giúp bạn trao đổi kỹ năng làm việc công nghiệp. ngoài ra, ngày càng có nhiều người sử dụng học phần mềm Autocad hơn các phần mềm thiết kế khác. Nếu bạn học Autocad là phần mềm thiết kế đầu tiên thì nó là cơ sở cho bạn tiếp thu các phần mềm CAD khác. Tập tin dữ liệu DXF, được sử dụng làm cơ sở dữ liệu cho Autocad, của hãng Autodesk trở thành tiêu chuẩn công nghiệp cho các tập tin trao đổi dữ liệu giữa các phần mềm CAD.
Như một nhà sử dụng chuyên nghiệp bạn sử dụng Autocad trao đổi dữ liệu bản vẽ với các đồng nghiệp, khách hàng. Phần mềm Autocad tương thích với các phần cứng và phần mềm phổ biến trên thị trường. Sự phát triển phần mềm Autocad gắn liền với sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghệ thông tin.
1.2 Các nét mới chính của Autocad 2000
Mỗi Realese mới của Autocad kèm theo những lệnh và đặc điểm mới và Autcad 2000 vừa ra đời có rất nhiều nét mới so với 14. Theo thống kê khoảng gần 400 đặc điểm mới có trong 2000 này. Nhưng chúng ta cần phải hiểu rằng Cad 2000 là một công cụ giúp chúng ta làm việc mạnh hơn, nhanh hơn chứ đừng nên cường điệu cho rằng Cad 2000 thay đổi phương pháp thực hiện bản vẽ của chúng ta.
1.3 Khởi động Autocad 2000
Sau khi cài đặt Autocad 2000 để khởi động ta chọn biểu tượng hình bên. Và nhấp 2 lần phím trái liên tiếp. Nếu không có biểu tượng này ta có thể vào Program và gọi Autocad 2000.
Sau đó xuất hiện hộp thoại Startup. Hộp thoại này tương tự hộp thoại Create New Drawing và bao gồm 4 trang, ta có thể mở bản vẽ trực tiếp từ hộp thoại này. Trên trang Open. Thông thường xuất hiện trang Start From Scratch và ta chọn Metric để định văn bản theo hệ Mét.
1.4 Cấu trúc của màn hình Autocad
Màn hình Autocad sẽ xuất hiện sau khi khởi động như hình sau:
Drawing (Graphics) Area vùng đồ hoạ là vùng thể hiện bản vẽ. Màu màn hình đồ hoạ được định bởi hộp thoại Options (Lệnh Preferences, Options), thang Display.
Các bạn có thể nhắp đúp chuật vào thanh ở trên để màn hình được mở ra hết cỡ.
Crosshairs Hai sợi tóc theo phương trục X và trục Y giao nhau tại một điểm. Toạ độ điểm giao nhau hiện tại hàng cuối màn hình. Chiều dài hai sợi tóc được định bởi thanh trượt Crosshairs Size, trang Display của hộp thoại Options.
Con chạy là một ô hình vuông, độ lớn con chạy được quy định bởi biến Pickbox hoặc bởi thanh trượt Pickbox Size, trang Selection của hộp thoại Options.
Toạ độ. Trong Autocad 2000 toạ độ nằm phía bên trái của dòng trạng thái và hiển thị toạ độ Đề các, cực tương đối hoặc toạ độ tuyệt đối tâm của con chạy trên vùng đồ hoạ (giao điểm của hai sợi tóc).
Khi không thực hiện các lệnh (giao điểm của hai sợi tóc là con chạy) thì toạ độ hiện lên là toạ độ tuyệt đối, Số đầu tiên là Hoành độ trục X, số thứ 2 là tung độ trục Y.
Khi đang thực hiện các lệnh vẽ và hiệu chỉnh ta có thể làm xuất hiện toạ độ cực tương đối bằng phím F6. Do đó, ta có thể dùng phím F6 để tắt, mở toạ độ hoặc chuyển toạ độ từ toạ độ tương đối sang cực tương đối
Command window và Command line Cửa sổ lệnh Command bao gồm nhiều dòng lệnh. Số dòng lệnh trong cửa sổ mặc định là 3 dòng. Đây là nơi ta nhập lệnh vào và hiển thị các dòng nhắc lệnh của Autocad nên còn gọi là dòng nhắc Prompt Line. Ta trực tiếp đối thoại với máy tại vùng này.
Để chỉnh độ lớn Command Window ta có thể dùng con trỏ kéo đến vị trí giao giữa màn hình đồ hoạ và Conmand Window đến khi xuất hiện hai đường song song và ta kéo lên trên hay xuống dưới
Menu Bar Danh mục chính, nằm phía trên vùng đồ hoạ của Autocad 2000 có 12 danh mục. Mỗi danh mục chứa một nhóm lệnh của Autocad. Danh mục chính Autocad 2000 hoàn toàn tương thích với các phần mềm ứng dụng (Microsoft Office) khác. Các danh mục Autocad 2000 bao gồm File, Edit, View, Insert, Format, Tools, Draw, Dimension, Modify, Express, Window và Help..
Pull - down menu Danh mục lệnh (danh mục kéo xuống).Khi ta chọn một danh mục trên danh mục chính sẽ xuất hiện một danh mục lệnh. Tại danh mục này ta có thể gọi các lệnh cần thực hiện. Nếu mục nào có dấu > thì sẽ xuất hiện một danh sách lựa chọn lệnh, hoặc danh sách các lệnh con liên quan.
Screen menu Danh mục màn hình nằm phía phải vùng đồ hoạ. Trong Autocad 2000 Screen menu không được mặc định khi vào Autocad. Để tắt hoặc mở danh mục màn hình bằng hộp thoại Options, trang Display, Nút Display Screen menu.
Các bạn bấm vào Display Screen menu.
Màn hình được qui định như sau
Chữ in hoa (UPPERCASE): Tên menu
Chữ đầu tiên là in hoa với dấu ":" - Tên lệnh
Chữ đầu tiên là in hoa không có dấu ":" - Tên lựa chọn
Khi ta thực hiện một lệnh của Autocad thì các lựa chọn của lệnh sẽ xuất hiện trên danh mục màn hình.
Toolsbar Thanh công cụ, trong Autocad có 24 toolsbar, mỗi lệnh có một nút chọn với biểu tượng trong toolsbar. Khi ta kéo con trỏ đến nút lệnh và nhấp phím phải chuật sẽ xuất hiện Shortcut menu. Nếu ta chọn lệnh Toolsbar thì chúng sẽ xuất hiện như trên màn hình. Nếu chọn Customize - Trên Shortcut menu này hoặc thực hiện lệnh Toolsbar sẽ xuất hiện hộp thoại Toolsbar.
Model and Layout tab chuyển từ Model space sang layout và ngược lại.
Scroll bar Thanh cuốn gồm có thanh bên phải kéo màn hình (văn bản đồ hoạ) lên xuống. Thanh ngang phía dưới vùng đồ hoạ dùng để kéo màn hình từ trái sang phải hoặc ngược lại. Muốn làm xuất hiện hoặc tắt các Scroll bar ta sử dụng lệnh Options, Trang Display và chọn nút Display Scroll bar in drawing window.
Đối với Autocad 2000 có 5 phương pháp nhập lệnh như sau:
1. TYPY IN nhập lệnh trực tiếp từ bàn phím.
2. PULL-DOWN MENU gọi lệnh từ danh mục kéo xuống hoặc menu bar.
3. Sreen menu Gọi lệnh từ danh mục màn hình.
4. Toolsbar Gọi lệnh từ các nút lệnh của thanh công cụ.
5. Shortcut menu Gọi lệnh từ menu phím tắt
1.5 Các phím tắt chọn lệnh
F1: Thực hiện lệnh Help
F2: Dùng để chuyển từ màn hình đồ hoạ sang màn hình văn bản và ngược lại
F3 :hoặc Ctrl + F Tắt mở chế độ truy bắt điểm thường trú (Running Osnap).
F5: hoặc Ctrl + E Khi Snap và Grid chọn Isometric thì phím này dùng để chuyển từ mặt chiếu trục đo này sang mặt chiếu trục đo khác.
F6: hoặc Ctrl + D Tắt, mở COORDS, dùng để hiển thị động toạ độ của con chạy trên vùng đồ hoạ
F7: hoặc Ctrl + G Dùng để tắt mở điểm lưới Grid
F8: hoặc Ctrl + L tắt mở ORTHO khi phương thức này được mở thì đường thẳng luôn là đường thẳng đứng hoặc là đường nằm ngang.
F10 hoặc Ctrl + U tắt mở Polar tracking
F11 hoặc Ctrl + w tắt mở Object Snap Tracking
Nút phải chuật xuất hiện Shortcut menu Default
Shift + Nút phải chuật: Danh sách các phương thức truy bắt điểm gọi là Shortcut menu.
Enter, Spacebar Kết thúc lệnh
ESC Huỷ bỏ một lệnh xử lý đang tiến hành.
R(Redraw) tẩy sạch một cách nhanh
Up Arrow mũi tên hướng lên Gọi lại lệnh thực hiện trước đó.
CÁC PHÍM TẮT KHÁC.
Ctrl + 1 Thực hiện lệnh Properties
Ctrl + 2 Hiện lệnh Autocad DesignCenter window
Ctrl + 6 Xuất hiện DbConnect Window
Ctrl + A Tắt mở các đối tượng bằng lệnh Group.
Ctrl + C Là copy đối tượng.
Ctrl + J Tương tự phím Enter thực hiện lệnh trước đó.
Ctrl + K Thực hiện lệnh Hypelink
Ctrl + N mở ra một cửa sổ mới
Ctrl + O thực hiện lệnh Open
Ctrl + P thực hiện lệnh Print (in ấn)
Ctrl + S Lưu vào Save, Qsave
Ctrl + V Dán đối tượng vào Paster
Ctrl + X Cut, cắt đối tượng
Ctrl + Y thực hiện lệnh Redo quay trở lại
Ctrl + Z thực hiện lệnh Undo
1.6 Thanh cong cụ lệnh Toolbar
Trong Autocad 2000 có tất cả 24 toolbars, các toolbars được hiện lên mặc định, Standard, Object Properties, Draw và Modify, Toolbar Modify và Draw nằm thẳng đứng và ở bên trái màn hình đồ hoạ. Để làm xuất hiện các toolbar khác ta thực hiện lệnh Toolbar, Hoặc Shortcut menu
Lệnh Toolbar
Làm xuất hiện dòng nhắc
Command: -toolbar
Enter toolbar name or [ALL]: draw
Enter an option [Show/Hide/Left/Right/Top/Bottom/Float] <Show>: left
Enter new position (horizontal,vertical) <0,0>:
Các lựa chọn:
Show : Hiển thị Toolbar tại một vị trí trên màn hình
Hide : Ẩn Toolbar
Left : Vị trí nằm phía bên trái của màn hình
Right: Vị trí nằm phía bên phải màn hình
Top : Nằm bên trên màn hình
Bottom: Nằm bên dưới của màn hình
Float : Định vị với số hàng tuỳ chọn.
Lệnh Toolbar
Khi thực hiện lệnh Toolbar hoặc gọi lệnh Toolbar từ View menu hoặc kéo con trỏ của chuật đến toolbar bất kỳ và nhấp phím phải của chuật, khi đó xuất hiện Shortcut menu và chọn Customize..Sẽ hiện lên hộp thoại Toolbars
Để làm xuất hiện các Toolbar trên màn hình ta chọn lệnh từ danh sách kéo xuống Toolbars VÀ nhấp nút Close. Để thay đổi kích thước của Icon ta chọn nút Large Buttons. Để hiện leê các Tooltip ta chọn nút Show Tooltips.
Để làm hiển thị và đóng (Close) toolbar
1. Cho con trỏ chuật đến nút lệnh bất kỳ và nhấp phím phải sẽ xuất hiện Shortcut menu
2. Từ Shortcut menu ta chọn Toolbar cần làm hiển thị hoặc đóng.
1.7 Shortcut menu
Kéo con trỏ vào vùng đồ hoạ và nhấp phím phải sẽ xuất hiện một trong 6 toolbar sau đây: Default, Edit, Command, Object Snap, Hot Grips, or Ole. Bạn có thể điều khiển sự hiển thị của các menu. Default, Edit và Command, từ trang User Preferences của hộp thoại Options.
Các Shortcut menu trong vùng đồ hoạ.
Tên Menu Cách gọi và nội dung
Default: Huỷ bỏ tất cả các đối tượng đang chọn, kết thúc lệnh đang thực hiện và nhấp phím phải chuật sẽ làm xuất hiện Shortcut menu có các lệnh thông dụng như Copy, Paste, Pan, Zoom
Edit : Chọn một hoặc nhiều đối tượng, kết thúc một lệnh đang thực hiện và nhấp phím phải chuật sẽ xuất hiện Shortcut menu với các lựa chọn dùng để hiệu chỉnh các đối tượng đang chọn để hiệu chỉnh. Shortcut menu có thể chứa các lựa chọn liên quan đến dạng đối tượng mà ta chọn
Command: Bắt đầu lệnh khi đang thực hiện nhấp phím phải chuật sẽ xuất hiện Shortcut menu với các lựa chọn bổ ích cho quá trình thực hiện lệnh. Shortcut menu bao gồm cả các lựa chọn của lệnh đang thực hiện.
Object Snap: Nhấp Shift đồng thời nhấp phím phải chuật sẽ xuất hiện Shortcut menu bao gồm các phương thức tạm trú.
Hot Grips: Chọn Grip trên một đối tượng, sau đó nhấp phím phải chuật sẽ xuất hiện Shortcut menu với các lựa chọn hiệu chỉnh bằng Grip
Ole: Nhấp phím phải chuật lên đối tượng OLE sẽ xuất hiện các lựa chọn để hiệu chỉnh đối tượng OLE.
1.8 Điều khiển các danh mục (lệnh menu)
Command : menu
Khi đó sẽ xuất hiện hộp thoại cho ta chọn các file
1.9 Giới thiệu dòng nhắc lệnh Prompt line
Khi thực hiện một lệnh sẽ xuất hiện các dòng nhắc lệnh (Prompt line).Mỗi lệnh có nhiều lựa chọn Options. Trong Autocad 2000 các lựa chọn nằm ngoài dấu [ ] là mặc định. Muốn chọn các lựa chọn nằm trong dấu [ ] ta nhập chữ in hoa của lựa chọn đó.
Ví dụ vẽ hình chữ nhật ta chọn
Command: Rectang
Muốn nhập khoảng cách mép vát ta nhập C(Chamfer), muốn nhập bán kính bo tròn ta nhập F(fillet), muốn nhập chiều rộng nét ta nhập W (width).
|
|
|
quantalon1989 <= ông này có DB của HVA nè. Vô đó mà xin lại. Bữa nào tui cũng chép 1 bản để dành coi.
|
|
|
Dù đã xóa hết mọi cookie trình duyệt và thực hiện kiểm tra phần mềm gián điệp (cũng như phần mềm quảng cáo) cho hệ thống nhưng bạn vẫn cảm giác có ai đó đang "theo dõi" mình trong quá trình lướt web. Thủ phạm có thể chính là địa chỉ IP của máy tính mà bạn đang sử dụng để kết nối Internet.
Về nguyên tắc, để "phúc đáp" những nội dung được yêu cầu cho một trình duyệt máy khách thì máy chủ dịch vụ web (web server) cần biết chính xác trình duyệt này đang ở đâu, ví dụ là từ địa chỉ 58.186.24.58 chẳng hạn. Không những thế, một vài web server còn có khả năng nhận biết thành phố nơi bạn sinh sống, tên nhà cung cấp dịch vụ và loại kết nối Internet mà bạn đang sử dụng, nhiều thông tin hơn những gì cookie khai thác được. Bạn có thể kiểm tra địa chỉ IP của máy tính của mình tại các website , hay .
GIẢ DANH TRÊN MẠNG
Thật may, công cụ miễn phí Tor () có thể giúp bạn bịt kín "lỗ hổng" trên. Tor có khả năng giấu đi thông tin thật về địa chỉ IP có trong phần header của mỗi gói dữ liệu đi ra khỏi máy tính của bạn, bằng cách chuyển gói dữ liệu qua một mạng máy tính đặc biệt gọi là "onion routers". Tuy nhiên, cái giá phải trả để có thể trở thành "nặc danh" là bạn phải duyệt web với tốc độ chậm hơn do việc chuyển dữ liệu từ máy chủ này sang máy chủ khác thường tốn nhiều thời gian. Nhưng bù lại, Tor thể hiện được sự vượt trội so với các dịch vụ "giả lập" địa chỉ IP khác là có khả năng hỗ trợ thêm các tiện ích gửi nhận tin nhắn Instant Message bên cạnh Internet Explorer, Firefox, Thunderbird, Outlook và Eudora.
Trước khi có thể sử dụng Tor, bạn cần tải về và thực hiện cài đặt một tiện ích nhỏ có tên là Privoxy (miễn phí, ). Một khi đã cài đặt xong, khởi chạy tiện ích này và bạn sẽ thấy trên khay hệ thống xuất hiện một biểu tượng màu xanh có chữ P bên trong. Hãy nhấn phải chuột lên biểu tượng đó và chọn trình đơn Edit/Main Configuration. Trong phần nội dung của tập tin văn bản được mở ra, bạn bổ sung dòng thông số forward-socks4a / localhost:9050 . vào phần đầu của văn bản (lưu ý là có dấu chấm ở cuối câu), sau đó lưu lại tập tin cấu hình này. Thoát và khởi động lại Privoxy.
Sau khi đã cài đặt và cấu hình xong Tor cũng như Privoxy, bạn cũng cần cấu hình lại các ứng dụng để sử dụng chúng. Với Internet Explorer, bạn mở trình đơn Tools.Internet Options. Ở thẻ Connections, bạn chọn Lan Settings, đánh dấu tùy chọn "Use a proxy server for your LAN (These settings will not apply to dial-up or VPN connections" rồi tiếp đến nhấn nút Advanced. Trong hộp thoại Proxy Settings, ở phương thức HTTP gõ vào giá trị localhost ứng với mục Proxy Address to use và 8118 ứng với mục Port, đánh dấu tùy chọn "Use the same proxy server for all protocol". Sau đó đóng tất cả hộp thoại lại.
Với Mozilla, bạn mở trình đơn Edit.Preferences.Advanced.Proxies; với Opera là Tools.Preferences.Network.Proxy Servers, và thực hiện cấu hình tương tự như trong IE.
Khi đã cấu hình trình duyệt xong, bạn hãy truy cập lại 1 trong 3 website có khả năng hiển thị địa chỉ IP được giới thiệu ở trên để kiểm tra sự thay đổi.
Mạng Tor dựa vào sự tự nguyện tham gia để cải thiện băng thông. Càng nhiều người dùng cấu hình máy tính cá nhân để làm máy chủ (server) thì mạng Tor sẽ hoạt động nhanh hơn. Nếu đang dùng một đường truyền có băng thông mỗi chiều là 20 kilobyte/giây thì bạn có thể thiết lập máy tính của mình thành một máy chủ Tor. Có nhiều tính năng giúp việc cấu hình máy chủ Tor dễ dàng và thuận tiện đi kèm các công cụ đánh giá giới hạn băng thông, thiết lập quyền hạn để tránh sự "hào phóng" của mình bị lạm dụng. Phần mềm cũng hỗ trợ địa chỉ IP động. Bạn đến địa chỉ để có những hướng dẫn cụ thể.
CHUYỂN ĐỔI DỄ DÀNG TRÊN FIREFOX
Bạn có thể thiết lập để Firefox sử dụng một địa chỉ IP "ảo" khi nối mạng bằng cách áp dụng Tor. Trong cửa sổ Firefox, chọn Tools.Options, tại thẻ General bạn nhấn vào nút Connection Settings. Sau đó, trong hộp thoại, bạn đánh dấu tùy chọn "Manual proxy configuration và nhập vào thông số local như trong IE.
Ngoài ra, bạn có thể tải về tiện ích bổ sung SwitchProxy để có thể nhanh chóng chuyển đổi giữa việc áp dụng hay không áp dụng Tor cho trình duyệt này. Từ giao diện chính của Firefox, chọn Tools.Extensions, nhấn vào liên kết More Extensions. Trình duyệt sẽ mở trang web Mozilla Update, ở phía bên trái bạn sẽ thấy danh mục nhóm chức năng (category) của các tiện ích bổ sung. Nhấn chuột vào mục Privacy and Security, tìm phần giới thiệu tiện ích SwitchProxy Tools. Một khi đã tìm thấy chọn được tính năng cần thiết, nhấn chuột vào liên kết cạnh biểu tượng Install trong phần mô tả và thực hiện các bước theo hướng dẫn để hoàn tất quá trình cài đặt. Tuy nhiên, xin lưu ý rằng các tiện ích bổ sung này chỉ có tác dụng sau khi bạn khởi động lại Firefox.
Từ đây, trên giao diện trình duyệt Firefox sẽ có thêm thanh công cụ mới. Tiếp đến, bạn nhấn vào nút Add và chọn Standard. Trong hộp thoại Proxy Info, bạn hãy đặt một cái tên cho cấu hình này (ví dụ như Tor) và điền vào giá trị localhost và 8118 lần lượt cho tất cả thông số Proxy và Port. Sau đó đóng tất cả hộp thoại và quay lại giao diện Firefox. Để yêu cầu Firefox sử dụng Tor trong quá trình duyệt web, bạn hãy chọn cấu hình vừa thiết tập từ trình dơn thả xuống ở phía trái của thanh công cụ và cuối cùng nhấn Apply.
Hồng Vy
Tài liệu tham khảo: PC World Mỹ;
|
|
|
Bạn có nghĩ rằng mạng không dây (wireless network) mà mình đang sử dụng thật sự an toàn không? Tốt hơn hết bạn nên xem xét lại vấn đề này. Chuẩn bảo mật Wi-Fi mới nhất, có tên là Wireless Protected Access 2 (WPA2), bổ sung khả năng mã hóa dữ liệu ở mức chuyên nghiệp, đã xuất hiện cách đây hơn 1 năm nhưng hầu hết người dùng vẫn không sử dụng chuẩn này.
Thực tế cho thấy WPA2 đáng để cài đặt vì chuẩn bảo mật WPA trước đây có thể dễ dàng bị "bẻ khóa", trừ khi bạn sử dụng một mật khẩu với độ dài hơn 20 kí tự và không được ghép lại từ những từ có thể dễ đoán.
Trong khi người anh của WPA là chuẩn bảo mật Wired Equivalent Privacy (WEP) vẫn còn được sử dụng, dù chỉ an toàn hơn chút ít so với khi không sử dụng một biện pháp bảo mật nào. WEP có thể bị bẻ khóa chỉ trong vòng vài giây bất kể độ phức tạp của khóa (key) mà bạn đặt ra.
Nếu mục tiêu bảo mật của bạn chỉ là ngăn chặn người dùng khác kết nối vào mạng thì WEP đáp ứng được yêu cầu đó. Tuy nhiên, nếu muốn bảo vệ nghiêm ngặt dữ liệu cá nhân của mình, tốt nhất bạn nên áp dụng WPA2.
Trước khi bổ sung khả năng bảo mật WPA2 vào mạng, bạn phải tải về và cài đặt hotfix nâng cấp WPA2 cho Windows XP (find.pcworld.com/50446). Ngoài ra, bạn cũng cần cài đặt phiên bản mới nhất cho trình điều khiển thiết bị (driver) của card mạng không dây từ website của hãng sản xuất. Website Windows Update của Microsoft thường liệt kê những cập nhật trong mục "Hardware, Optional". Lưu ý, bạn chỉ thấy được tùy chọn này khi sử dụng Windows có bản quyền.
Tiếp đến, tải về và cập nhật firmware mới nhất cho bộ định tuyến không dây (router) từ website của hãng sản xuất (tham khảo danh sách sản phẩm hỗ trợ WPA2 tại find.pcworld.com/50448). Nếu router đang sử dụng quá cũ để cập nhật WPA2/WPA thì tốt nhất bạn nên thay mới vì thiết bị mới có giá khá rẻ, khoảng 35 USD.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ, bạn hãy sử dụng một trình duyệt để vào trang web quản trị của router (xem tài liệu hướng dẫn đi kèm thiết bị để biết chính xác cách thực hiện) và thay đổi chế độ bảo mật mặc định sang WPA2 Personal: chọn thuật toán WPA là TKIP+AGES và nhập vào mật khẩu ở mục WPA Shared Key (Hình 1). Mật khẩu có thể gồm các kí tự chữ cái và số, với chiều dài tối đa là 63 kí tự. Ở các lần đăng nhập sau, hệ thống sẽ nhắc nhở bạn cần nhập mật khẩu WPA Shared Key.
Hình 1: Thiết lập tính năng bảo mật WPA2 cho router/gateway.
BẢO MẬT TỰ ĐỘNG
Mặc dù Windows 2000 và các phiên bản Windows trước đây không hỗ trợ tính năng bảo mật WPA2 nhưng bạn vẫn có thể bảo vệ an toàn mạng không dây của mình với sự trợ giúp từ một số công cụ hữu ích.
Hình 2: Bảo vệ mạng không dây an toàn với tiện ích Wireless Home Network Security của McAfee.
McAfee Wireless Home Network Security (80 USD) là phần mềm có thể cấu hình bảo mật Wi-Fi cho nhiều gateway không dây và hỗ trợ đến 3 mạng máy (Hình 2). Hãng này liệt kê danh sách thiết bị mà chương trình này hỗ trợ tại địa chỉ www.mcafee.com/router. Dù chưa hỗ trợ WPA2 nhưng phần mềm này có thể khắc phục một số nhược điểm của chuẩn WPA (chẳng hạn sử dụng khóa tĩnh nên dễ bị bẻ khóa hơn). Chương trình tự động tạo ra và xoay vòng qua các khóa mới trên bất kỳ máy tính nào trong mạng và trên chính gateway.
Ngoài ra, một cách khác để kiểm tra tính bảo mật của mạng không dây là sử dụng tiện ích miễn phí Netstumbler của Marius Milner (find.pcworld.com/51212). Netstumbler không chỉ giúp bạn xác định được những "lổ hỗng" bảo mật trên mạng mà còn phát hiện nguồn gốc của hiện tượng nhiễu sóng cũng như nhận biết những khu vực có tín hiệu sóng yếu.
Kim Minh
PC World Mỹ 03/2006
|
|
|
Bất kể bạn là người dùng mới hay đã quá quen thuộc với việc sử dụng thư điện tử (email), với 13 thủ thuật dành cho các phần mềm gửi nhận email thông dụng như Microsoft Outlook 2003, Outlook Express 6 và Mozilla Thunderbird 1.5 được giới thiệu trong bài viết này bạn sẽ khám phá và tận dụng những tính năng tuy đơn giản nhưng rất hữu ích của 3 phần mềm này.
1. Quản lý nhiều tài khoản:
Nếu đang sở hữu nhiều tài khoản thư điện tử khác nhau và không muốn mở tuần tự từng hộp thư thì bạn nên cấu hình để phần mềm nhận email thực hiện công việc này. Hầu hết các phần mềm gửi nhận email đều có khả năng quản lý cùng lúc nhiều tài khoản thư điện tử.
Trong Outlook, để bổ sung một tài khoản email, bạn chọn Tools.E-mail Accounts, đánh dấu tùy chọn Add a new e-mail account và nhấn Next. Tiếp đến, chọn chuẩn nhận thư thích hợp (thường là POP3), nhấn Next và sau đó nhập thêm các thông tin cần thiết như họ tên, địa chỉ máy chủ dịch vụ thư điện tử. Sau cùng nhấn Next và Finish.
Nếu đang sử dụng Outlook Express (OE) thì bạn chọn Tools.Accounts.Add.Mail, nhập tên hộp thư điện tử rồi nhấn Next. Sau đó, nhập địa chỉ máy chủ dịch vụ thư điện tử, nhấn Next một lần nữa, tiếp đến bạn nhập tên tài khoản và mật khẩu của mình. Sau đó nhấn Next.Finish.Close để kết thúc.
Với Thunderbird, bạn chọn Tools.Account Settings.Add Account.Email account.Next, sau đó nhập tên và địa chỉ của hộp thư điện tử, nhấn Next, chọn giao thức chuyển/nhận thư, nhập địa chỉ của máy chủ dịch vụ thư điện tử, và tiếp tục nhấn Next một lần nữa. Sau đó nhập tên người dùng, tên tài khoản và sau cùng nhấn Finish.
2. Đồng bộ hộp thư: Thông thường, hầu hết các phần mềm gửi nhận email tự động xóa các thư đang lưu trên máy chủ sau khi người dùng tải thư đó về máy tính. Điều đó có nghĩa là bạn không thể thấy được thư điện tử cũ (hay chính xác là các thư đã đọc) nếu sử dụng một máy tính khác để kiểm tra hộp thư của mình (ví dụ tại nhà hay tại quán cafe internet). Để lúc nào cũng đọc được thư mới lẫn thư cũ trên nhiều máy tính khác nhau, bạn cần cấu hình để phần mềm gửi nhận email không tự tiện xóa các thư trên máy chủ.
Với Outlook, bạn chọn Tools.E-mail Accounts, nhấn Next, chọn tài khoản thư điện tử cần thay đổi trong danh sách E-mail Accounts và nhấn nút Change. Tiếp đến, chọn More Settings.Advanced, rồi đánh dấu tùy chọn Leave a copy of messages on the server và chọn OK.Next.Finish để kết thúc. Ngoài ra, ở thẻ Advanced, bạn có thể đánh dấu tùy chọn Remove from server when deleted from "Deleted Items" nếu muốn xóa thư trên máy chủ khi bạn thực hiện xóa thư này trong mục Deleted Items của Outlook.
Nếu đang sử dụng OE, chọn Tools.Accounts, chọn tài khoản thư cần thay đổi trong thẻ Mail, chọn Properties.Tại thẻ Advanced, đánh dấu tùy chọn Leave a copy of messages on server (cũng có thể đánh dấu tùy chọn Remove from server when deleted from "Deleted Items" như khi sử dụng Outlook) và sau đó nhấn OK, rồi đến Close.
Với Thunderbird, bạn chọn Tools.Account Settings, chọn Server Settings bên dưới tài khoản thư điện tử cần thay đổi, đánh dấu tùy chọn Leave messages on server (và Until I delete or move them from "Inbox" nếu muốn) và cuối cùng chọn OK.
3. Thao tác nhanh với phím tắt: Với các phím tắt, bạn có thể tiết kiệm được nhiều thời gian hơn so với thao tác bằng chuột. Để nhận các thư mới trong Outlook và Outlook Express, bạn hãy ấn tổ hợp phím <Ctrl> – M và trong Thunderbird là ấn <Ctrl> – <Shift> - T. Để mở một cửa sổ soạn thảo thư mới trong cả 3 ứng dụng trên, bạn sử dụng tổ hợp phím tắt <Ctrl> - N, và để gửi thư đó, bạn ấn <Alt> - S (trong Outlook và Outlook Express) hay <Ctrl> – <Enter> trong Thunderbird. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng phím mũi tên lên/xuống để duyệt qua các thư trong một thư mục, ấn <Enter> để xem, sau đó ấn <Esc> để đóng cửa sổ vừa mở.
4. Gửi thư là một trang web: Thông thường, nếu muốn gửi một trang web nào đó cho người dùng khác, chúng ta có thể đơn thuần chỉ cần chú thích liên kết đến trang web đó ngay trong nội dung thư. Tuy nhiên, có một cách rất đơn giản để bạn "nhúng" toàn bộ trang web vào trong thư, giống hệt như đính kèm một tập tin. Với Outlook, bạn chọn Tools.Options, tại thẻ Mail Format, chọn HTML trong danh sách thả xuống Compose in this message format và cuối cùng nhấn OK.
Sau khi sử dụng trình duyệt Internet Explorer (IE) để truy cập đến địa chỉ trang web cần gửi, chọn File.Send.Page by E-mail. Một thư mới sẽ được Outlook tạo ra với nội dung là toàn bộ trang web ở trên và mục Subject xuất hiện dòng chữ "Emailing:" kèm theo địa chỉ trang web đó. Sau đó, bạn hãy nhập địa chỉ người nhận rồi nhấn phím Send (hay sử dụng tổ hợp phím tắt <Alt> - S) để gửi thư này đi. Xin lưu ý, trang web này chỉ được hiển thị chính xác trong Outlook.
Để gửi một trang web trong OE , bạn chọn Message.New Message Using.Web Page. Trong hộp thoại Send Web Page, nhập địa chỉ của trang web cần gửi rồi nhấn OK (hay ấn <Enter>. Trang web này hay chính xác là toàn bộ nội dung trang web sẽ được dán vào trong thư, nhập địa chỉ người nhận, tiêu đề thư rồi gửi đi như bình thường.
Với Thunderbird, ấn phím tắt <Ctrl> - N, chọn File.Attach.Web Page, nhập địa chỉ trang web rồi ấn <Enter>. Sau đó, toàn bộ nội dung trang web sẽ được đính kèm vào trong thư.
Hình 1: Tiện ích tự động cấu hình giúp Outlook và OE có thể gửi/ nhận thư điện tử bằng dịch vụ Gmail.
5. Đổi địa chỉ của máy chủ dịch vụ: Nếu trong vài tình huống nào đó, máy chủ dịch vụ thư điện tử SMTP (dùng để gửi thư đi) không hoạt động thì bạn có thể thay thế nó bằng một dịch vụ khác. Dĩ nhiên, thủ thuật này giả sử bạn đang sử dụng nhiều tài khoản email). Trong Outlook, chọn Tools.E-mail Accounts, đánh dấu tùy chọn View or change existing e-mail accounts, nhấn Next, chọn tài khoản email cần thay đổi địa chỉ máy chủ dịch vụ và nhấn Change. Sau đó nhập địa chỉ máy chủ SMTP cần sử dụng vào mục Outgoing mail server (SMTP). Nếu máy chủ này đòi hỏi mật khẩu, nhấn More Settings, chọn thẻ Outgoing Server, chọn mục My outgoing server (SMTP) requires authentication, đánh dấu tùy chọn Log on using, sau đó nhập tên tài khoản và mật khẩu, cuối cùng nhấn OK.Next.Finish.
Với Outlook Express, bạn chọn Tools.Accounts.Mail, chọn tài khoản cần thay đổi, chọn Properties.Servers, rồi nhập địa chỉ của máy chủ SMTP mới vào mục Outgoing mail (SMTP). Nếu máy chủ đòi hỏi mật khẩu, chọn mục My server requires authentication và nhấn Settings, sau đó nhập mật khẩu đăng nhập, nhấn OK hai lần và cuối cùng là Close.
Với Thunderbird, bạn chọn Tools.Account Settings.Outgoing Server.Add. Nhập thông tin mô tả, địa chỉ máy chủ dịch vụ và địa chỉ hộp thư. Sau đó nhấn OK, tiếp đến trong hộp thoại Account Settings, chọn Set Default để tạo mới phần cấu hình của máy chủ dịch vụ thư điện tử mặc định.
6. Sử dụng Gmail trên Outlook và OE: Dù dịch vụ thư điện tử Gmail () có giao diện đơn giản nhưng bạn vẫn muốn sử dụng các phần mềm gửi nhận email trên máy tính để truy xuất tài khoản Gmail của mình. Bạn có thể thực hiện cài đặt một cách thủ công hay sử dụng một công cụ được Google thiết kế riêng cho Outlook và OE.
Đăng nhập dịch vụ Gmail với tài khoản thư điện tử của bạn, chọn Settings Forwarding and POP, sau đó đánh dấu tùy chọn Enable POP và nhấn Save Changes để lưu lại những thay đổi vừa thực hiện. Sau đó tải về và chạy tiện ích cấu hình tự động Gmail Client Configuration từ địa chỉ find.pcworld.com/50404. Tiếp đến, ở cửa sổ chương trình vừa xuất hiện, bạn hãy chọn chương trình gửi nhận thư điện tử nào mà bạn muốn sử dụng để truy xuất hộp thư Gmail và sau đó nhấn Configure (Hình 1). Dù tính năng này được cho rằng không hoạt động với Outlook 2003, nhưng Outlook tự động nhắc nhở bạn đồng bộ tài khoản Gmail mà bạn đã bổ sung vào Outlook Express. Với các phần mềm gửi nhận thư điện tử khác, tại mục Forwarding and POP của trang chủ Gmail, bạn hãy nhấn vào liên kết Configuration instructions để xem những hướng dẫn cần thiết.
Hình 2: Bổ sung chữ ký thư điện tử đã tạo sẵn vào cuối thư.
7. Thông báo thư Gmail mới: Một nhược điểm dễ nhận thấy của các dịch vụ thư điện tử trên nền tảng web (hay Webmail) chính là bạn phải nhớ thường xuyên kiểm tra chúng. Với Gmail, bạn có thể được giải phóng khỏi việc này nếu đã bổ sung tài khoản Gmail vào Outlook hay OE. Ngoài ra, tiện ích Gmail Notifier (tải về bản thử nghiệm Beta tại find.pcworld.com/50412) có thể thông báo đến bạn khi hộp thư Gmail nhận được thư mới.
8. Tự động thêm chữ ký: Chữ ký thư điện tử (signature) là một đoạn văn bản thường được tự động chèn vào cuối mỗi thư gửi đi giúp người nhận biết được thư này được gửi từ đâu cùng những thông tin cần thiết về người gửi. Một chữ ký thư điện tử được thiết kế hợp lý, với đầy đủ thông tin cơ bản sẽ thực sự tỏ ra hiệu quả trong những lần đầu tiên bạn phải liên hệ với ai đó qua email. Để chèn một signature vào một thư trong Outlook, bạn chọn Insert.Signature rồi lựa chọn chữ ký điện tử cần hiển thị từ trình đơn con vừa xuất hiện (Hình 2). Để tạo mới một signature, bạn chọn Tools.Options, trong thẻ Mail Format, bạn nhấn vào nút Signatures. Trong hộp thoại Create Signature, chọn New và thực hiện các bước còn lại theo hướng dẫn.
Với Outlook Express, để chèn một signature vào thư đang soạn thảo, bạn chọn Insert.Signature. Để tạo mới, bạn chọn Tools.Options.Signatures.New).
Còn với Thunderbird, bạn hãy sử dụng Notepad để thiết kế một chữ ký thư điện tử rồi lưu lại dưới dạng tập tin văn bản. Khởi động Thunderbird và chọn Tools.Account Settings, kế đến chọn tài khoản thư điện tử cần được tự động chèn chữ ký vào cuối thư và đánh dấu tùy chọn Attach this signature, nhấn Choose, chọn chữ ký cần hiển thị và cuối cùng nhấn OK.
Hình 3: Địa chỉ người nhận trong Bcc không hiển thị ở thư của người khác.
9. Tận dụng Stationery: Một thư điện tử được trình bày đúng cách sẽ tạo được nhiều thiện cảm và sự chú ý từ phía người nhận. Để áp dụng những mẫu trình bày có sẵn trong Outlook, bạn chọn Actions, New Mail Message Using.More Stationery, sau đó lựa chọn một mẫu thư muốn sử dụng trong danh sách được liệt kê (có thể xem trước) và cuối cùng nhấn OK. Nếu đang sử dụng Outlook Express, chọn Message.New Message Using, rồi chọn một trong các mẫu thư. Nếu bạn muốn thấy toàn bộ các mẫu thư, chọn Select Stationery. Nếu muốn tự tạo mới một mẫu thư thì bạn nhấn vào nút Create New trong hộp thoại Select Stationery, sau đó thực hiện từng bước theo hướng dẫn.
10. Đọc tin RSS trong Thunderbird: Ngoài các tính năng thông thường, Thunderbird 1.5 còn có thể dùng làm công cụ để đọc blog và các bản tin điện tử RSS... Thủ tục thực hiện như sau: chọn Tools.Account Settings, nhấn Add Account, rồi chọn RSS News & Blogs, nhấn Next hai lần, cuối cùng là Finish. Từ đây, bạn đã sẵn sàng để bổ sung một bản tin: trong danh sách thư mục ở khung cửa sổ bên trái, chọn News & Blogs, nhấn Manage Subscriptions.Add, sau đó nhập địa chỉ bản tin vào hộp thoại Feed Properties và cuối cùng nhấn OK.
11. Đọc tin RSS trong Outlook: Tích hợp tính năng đọc RSS trong tiện ích gửi nhận thư điện tử là một ý tưởng tốt, Microsft sẽ hỗ trợ tính năng này trong phiên bản Outlook của bộ Office 12 dự kiến được giới thiệu vào cuối năm nay. Nhưng nếu không muốn chờ đợi, bạn có thể sử dụng Attensa for Outlook (w), một tiện ích bổ sung cho Outlook có khả năng cập nhật tức thời những tin RSS mới nhất. Ngoài ra, Attensa còn đi kèm một thanh công cụ RSS dành cho trình duyệt Firefox và Internet Explorer, hỗ trợ thêm chức năng phát các podcast bằng iTunes và Windows Media Player cũng như khả năng chèn 1 đường dẫn đến một bản tin RSS vào trang nhật ký trực tuyến (blog) của bạn.
12. Giấu danh sách người nhận: Việc gửi một thư cùng lúc cho nhiều người có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian, tuy nhiên đôi lúc bạn muốn mỗi người nhận (cũng có thể là vài người hay tất cả) không thể biết những ai cùng nhận được thư vì một lý do nào đó. Khi ấy, bạn nên nhập địa chỉ của từng người nhận muốn được "giấu mặt" vào mục Bcc (Blind Carbon Copy). Nếu khi tạo mới một thư trong Outlook mà không thấy mục Bcc, hãy chọn View.Bcc Field. Với OE, bạn chọn View.All Headers. Còn nếu đang sử dụng Thunderbird, bạn hãy nhấn chuột vào hình mũi tên xuống bên cạnh mục To: và chọn Bcc: (Hình 3).
13. Lọc thư trong Outlook: Với Outlook, bạn có thể dễ dàng thiết lập quy luật để chuyển các thư tương tự vào một thư mục (ví dụ từ một nhóm địa chỉ hay trong phần tiêu đề thư có chữ "PCW" chẳng hạn) và cảnh báo sự xuất hiện của chúng bằng một thông báo hay một âm thanh nào đó. Cách thực hiện như sau: chọn Rules and Alerts, trong thẻ Email Rules, bạn hãy nhấn vào mục New Rule và thực hiện theo hướng dẫn. Một cách khác đơn giản hơn là bạn nhấn phải chuột lên một thư, và chọn Create Rule, sau đó cũng thực hiện theo các bước hướng dẫn. Ngoài ra, để Outlook nhắc nhở bạn một thư quan trọng, hãy nhấn phải chuột lên thư đó và chọn Follow Up. Add Reminder, sau đó thiết lập ngày và thời gian trong trình đơn "Due by".
Hình 4: Cấu hình để Outlook di chuyển thư vào thư mục riêng, thực hiện cảnh báo.
Lê Thu
PC World Mỹ 3/2006
|
|
|
Các gateway mới chặn hiểm họa trước khi chúng đến được mạng của bạn.
Giữ cho PC an toàn là cả vấn đề. Bạn cần chạy phần mềm chống virus, phần mềm chống gián điệp, tưởng lửa, thanh công cụ phát hiện giả mạo... và mọi thứ trên đều phải được cập nhật và quản lý chặt. Loại thiết bị bảo mật mới hứa hẹn đơn giản hóa vấn đề này và ngăn chặn các hiểm họa trước khi chúng đến được mạng.
Những thiết bị gateway thông minh này chạy phần mềm bảo mật được quản lý tự động. Những định dạng virus và ứng dụng được gói gọn trong thiết bị; và nhà sản xuất ngoài việc bán sản phẩm kiêm luôn việc quản lý và cập nhật.
Nhưng một "gói" thiết bị chỉ tập trung vào vấn đề bảo mật như vậy có thực sự thay thế được phần mềm chống virus và tường lửa chạy trên PC không? Thử nghiệm cho thấy câu trả lời là không. Vì những thiết bị bảo mật này không thể xóa hết mọi lây nhiễm đã tồn tại trước trên PC hay ngăn chặn mọi lây nhiễm mới. Dù vậy, chúng lại có nhiều tính năng bảo mật quan trọng hơn một gateway phần cứng chuẩn, như có thể chặn người dùng cẩu thả tải về những loại phần mềm nguy hiểm nào đó.
Ba tùy chọn mới
Các thiết bị của TrustEli (trên) và Netgear đơn giản hóa bảo mật.
Thử nghiệm với 3 thiết bị bảo mật: WGT624SC Super G Wireless Router giá 150 USD của Netgear (find.pcworld.com/53050), Spam Cube giá 150 USD www.spamcube.com), và Eli Security Appliance giá 200 USD của TrustEli www.trusteli.com). Thiết bị của Netgear và TrustEli có cả phần mềm để bảo vệ, diệt virus, phần mềm gián điệp, tấn công giả mạo và thư rác, cộng với tường lửa và phần mềm lọc nội dung web. Thiết bị của Netgear gồm phần mềm Trend Micro Home Network Security cho 1 PC. Spam Cube thì có chức năng hạn chế hơn: thiết bị này chỉ lọc thư rác và quét virus cho e-mail.
Mọi chức năng bảo mật cộng thêm này không phải là rẻ. Bên cạnh giá của thiết bị, bạn sẽ phải trả thêm tiền hằng tháng cho việc cập nhật phần mềm. Spambox không tính phí cập nhật cho lọc thư rác, nhưng phí quét virus tùy chọn hằng năm là 52 USD. Netgear tính 99 USD/năm (sau 1 năm đầu sử dụng) để bảo trì router Security Edition. TrustEli tính 120 USD/năm cho dịch vụ cập nhật, bạn phải trả phí dịch vụ ngay năm đầu mua sản phẩm.
Quá trình cài đặt các gateway trên không dễ dàng như các thiết bị dạng cắm-chạy khác. Eli Security Appliance yêu cầu bạn cấu hình vài thứ trên chính thiết bị; sau đó, một khi thiết bị có thể kết nối internet thì bạn phải thay đổi một ít nữa trên trang web được bảo mật bằng mật mã. Ví dụ, bạn có thể bật tính năng quét virus chỉ qua trang web bảo mật.
Khác biệt duy nhất trong việc thiết lập giữa thiết bị bảo mật này của Netgear và bất cứ thiết bị gateway khác của Netgear là có giao diện trang web để bật hay tắt các thiết lập bảo mật. Với mục "Enable security services" được kích hoạt, phần mềm Trend Micro Security tích hợp trong thiết bị sẽ lọc những e-mail đến và chặn bất cứ trang web nào nguy hiểm. Một trang thiết lập khác cho bạn quyết định loại trang web nào mà bạn muốn chặn, như các trang web cờ bạc, hack và đồi trụy.
Hộp lọc thư rác
Spam Cube là thiết bị dễ thiết lập nhất trong cả ba: chỉ việc cắm một đầu vào kết nối băng rộng và đầu kia vào gateway mạng của bạn. Spam Cube sẽ gắn cờ vào những thư nghi ngờ bằng cách thêm nhãn [spam] hoặc [virus] lên dòng tiêu đề e-mail. Người dùng Microsoft Outlook hoặc Outlook Express có thể thêm 2 nút "this is spam" và "this is not spam" trên thanh công cụ để "làm mẫu" cho Spam Cube. Nhưng sử dụng thiết bị này với các chương trình quản lý e-mail khác thì vất vả hơn: nếu thiết bị lỡ gán cho những thư hợp lệ là thư rác thì chỉ có cách sửa duy nhất là phải vào giao diện trang web thiết lập của thiết bị.
Tuy các thiết bị bảo mật này có thể chặn vài loại phần mềm độc hại, như virus đính kèm e-mail, nhưng chúng không thể hoàn toàn thay thế phần mềm chống virus và tường lửa chặn 2 chiều, như ZoneAlarm, những phần mềm này giám sát hoạt động trên mỗi PC. Các thiết bị bảo mật trên không thể xóa virus hay phần mềm gián điệp ra khỏi máy tính và chúng không thể chặn người dùng sao chép các tập tin bị nhiễm lên máy của họ từ các thiết bị khác như ổ USB hay đĩa CD.
Nhưng bằng cách chặn những trang web thường nhiễm phần mềm xấu vào máy bạn, lọc thư rác và e-mail giả mạo, 3 chiếc thiết bị trên có thể ngăn người dùng không rơi vào những chiếc bẫy thường thấy. Đối với các doanh nghiệp nhỏ mà nhân viên thường làm việc trên web, hoặc ở gia đình thường có người hay tải về nhiều thứ từ mạng, thì những thiết này cung cấp thêm một lớp bảo vệ nữa.
PC World Mỹ 06/2006
|
|
|
Khi bạn đã biết cách dè chừng những hiểm họa thường thấy như phần mềm gián điệp và web giả mạo, thì dữ liệu của bạn lại có cơ rò rỉ thông qua những công ty hợp pháp.
Định vị GPS, gọi điện di động, tìm kiếm trên web, mọi thứ đều là những công cụ thuận tiện. Bạn dùng chúng để tìm đường, trò chuyện cùng bạn bè, tìm trang web và chẳng bao giờ lưu tâm đến giao dịch dữ liệu đó. Theo các chuyên gia bảo mật, những việc như thế còn nảy sinh một vấn đề mới: chúng để lại "dấu vết số" khá chi tiết về việc bạn đi đâu, nói chuyện với ai, thậm chí cả việc bạn nghĩ gì. Những dấu vết này có thể tồn tại hàng thập kỷ và chẳng có luật lệ nào bảo vệ loại dữ liệu như vậy. Khi nào dấu vết số của bạn còn tồn tại thì dữ liệu có thể bị bán sạch, hoặc có thể bị tin tặc, đối thủ cạnh tranh... "viếng thăm".
Tất cả những dấu vết cá nhân này của chúng ta đang ngày một nhiều và một số trường hợp gần đây cho thấy chúng có thể dễ dàng bị "soi mói".
Vượt qua giới hạn
Thiết bị GPS có thể là trợ thủ tốt để giúp bạn tìm đường, tiết kiệm thời gian và nhiều việc khác. Có một vụ việc gần đây được lôi ra tòa cho thấy những chi tiết cá nhân dày đặc về vị trí địa lý và cách lái xe của bạn có thể bị thu thập và tận dụng để chống lại bạn.
Tại bang Connecticut, Mỹ, công ty cho thuê xe American Car Rental đã cài thiết bị GPS vào xe hơi của họ để theo dõi tốc độ và vị trí người thuê. Các thiết bị này báo cáo không dây về trụ sở mỗi khi khách hàng lái xe nhanh hơn 127km/h liên tục từ 2 phút trở lên để phạt tiền. American Car Rental bị kiện và tòa phán quyết công ty không được lấy thêm tiền chạy xe quá tốc độ của khách, nhưng tòa lại không cấm công ty sử dụng thiết bị GPS để theo dõi tốc độ và vị trí của khách hàng.
Rắc rối về luật
Vì chưa có luật nào quy định về vấn đề này, chỉ rõ cho doanh nghiệp (hay cơ quan nhà nước) có thể làm gì với dữ liệu của bạn. Theo một chuyên gia thì một công ty có thể bị 7 hay 8 loại luật về bảo vệ tính riêng tư người dùng ràng buộc. Nhiều năm nay, các nhà làm luật cố gắng đưa ra một chuẩn thống nhất chung nhưng vẫn chưa có kết quả.
Hãy xem xét tính riêng tư cá nhân giống như việc bạn xem TV. Các công ty cáp phải tuân theo luật hiện hành, luật quy định rạch ròi: họ được và không được làm gì về thói quen xem TV của người xem. Ví dụ, họ bị cấm chia sẻ thông tin của người xem với các công ty thứ 3. Nhưng những đầu thu video số như TiVo lại nằm ngoài "vùng phủ sóng" của bộ luật này.
Thật ra TiVo cũng có chính sách bảo mật tính riêng tư khá gắt gao, tuy vậy chính sách này xuất phát từ động cơ kinh doanh nên có thể thay đổi bất cứ lúc nào.
Theo một chuyên gia về bảo mật, khó khăn hiện nay đối với người dùng là những sản phẩm hoặc dịch vụ có thể có nhiều chính sách bảo mật thông tin cá nhân khác nhau và không phải ai cũng biết tỏ tường mọi chính sách như thế.
Tìm và bắt
Người dùng quan tâm đến bảo mật cá nhân cũng nên biết tường tận một công ty thực sự làm được gì với thông tin của họ. Ví dụ như công ty đó có thể biết được thói quen tìm kiếm trên internet của bạn.
Một khi bạn có được các kết quả tìm kiếm thì bạn thường quên chuyện tìm kiếm đó và tiếp tục công việc. Nhưng các công ty tìm kiếm thì không quên. Họ lưu lại những dữ liệu tìm kiếm, thường đi kèm với một định danh chỉ ra ai thực hiện việc tìm kiếm đó; mức độ bảo mật dữ liệu này khác nhau tùy thuộc vào dịch vụ tìm kiếm.
Theo một chuyên gia, điều quan trọng là dữ liệu cá nhân được các công ty giữ lại trong bao lâu, mục đích sử dụng là gì và các công ty sẽ làm gì nếu cảnh sát "gõ cửa" văn phòng họ?
Đã xảy ra một trường hợp: bộ tư pháp Mỹ gần đây đã tìm thấy một lượng thông tin khổng lồ từ chỉ mục tìm kiếm của Google và yêu cầu Google cung cấp các truy vấn tìm kiếm mà người dùng Google gõ vào. Google đã phản bác và đã thành công. Tòa án phán quyết chính phủ có thể có danh sách một số địa chỉ trang web trong chỉ mục của Google, nhưng không được biết từ mà người dùng gõ vào để tìm kiếm. Chính phủ cũng sẽ không có được thông tin về ai gõ vào thông tin tìm kiếm đó.
Google không "phơi ra" các chính sách lưu trữ dữ liệu của mình và hãng không trả lời những câu hỏi về các chính sách đó. Nhưng theo một chuyên gia thì dữ liệu quá 180 ngày có thể dễ bị yêu cầu "trưng ra" hơn những thông tin mới.
Giống với Google, tìm kiếm của Yahoo dùng cookie với mã độc nhất; mỗi tìm kiếm được gắn với mã định danh đó. Mã này không liên kết đến dữ liệu cá nhân, như là tuổi hay vị trí của bạn nhưng nếu bạn tìm trong khi đã đăng nhập Yahoo thì lần tìm kiếm đó sẽ được gắn với hồ sơ Yahoo của bạn.
Yahoo lưu trữ những chi tiết tìm kiếm này "lâu đến khi nào nó còn cần thiết", theo lời người phát ngôn của Yahoo. Tuy vậy, cũng theo người phát ngôn của Yahoo, hãng giữ các thông tin cá nhân chỉ cho riêng mình: thậm chí khi Yahoo làm việc với đối tác về các chiến dịch quảng cáo và khuyến mãi đặc biệt cho người dùng thì hãng cũng không bao giờ đưa dữ liệu người dùng cho đối tác.
Tiết lộ điện thoại
Thậm chí nếu một công ty không sẵn sàng chia sẻ thông tin cá nhân của bạn với đối tác thứ 3 thì bạn vẫn không an toàn. Hóa đơn chi tiết điện thoại của bạn rất dễ dàng lọt vào tay người ngoài. Họ có thể làm một chuyện đơn giản như gọi cho công ty cung cấp dịch vụ điện thoại, giả là một khách hàng, và họ sẽ có được một bản sao hóa đơn điện thoại của bạn, với đầy đủ danh sách cuộc gọi đến và gọi đi. Có một số trang web bán những danh sách như vậy. Một tin tốt lành là những trang web như thế đang dần bị "đóng cửa", nhưng dù sao đi nữa thì dữ liệu của bạn vẫn nằm đó và các chuyên gia nghi ngại là chúng sẽ được chuyển đến "thế giới ngầm".
BỐN CÁCH ĐỂ LẤY LẠI DỮ LIỆU CÁ NHÂN
Lấy lại thông tin cá nhân bằng cách nắm quyền điều khiển thông tin mà doanh nghiệp hay các tổ chức khác có thể truy cập.
• Rút khỏi danh sách: các công ty có thể chia sẻ nhiều dữ liệu của bạn, trừ khi bạn cấm họ. Tổ chức Center for Democracy and Technology ở Mỹ đưa ra một dịch vụ miễn phí rất tuyệt tại địa chỉ opt-out.cdt.org, liên kết đến các loại mẫu đơn rút khỏi danh sách đăng ký cho nhiều loại hình dịch vụ. Cũng vậy, khi bạn đăng ký bất kỳ dịch vụ mới nào, hãy cẩn thận với các khuyến mãi đặc biệt và phải chắc chắn rằng bạn không tự động đăng nhập dịch vụ đó.
• Bảo vệ danh sách cuộc gọi: liên lạc với nhà cung cấp dịch vụ và thiết lập mật mã cho tài khoản của bạn. Bạn cũng có thể yêu cầu nhà cung cấp bỏ các chi tiết cuộc gọi ra khỏi hóa đơn để không cho ai dòm ngó (đương nhiên là bạn cũng không thể biết được thông tin này). Để kiểm tra liệu yêu cầu của bạn có được chấp nhận hay không, hỏi nhà cung cấp xem có ai truy cập vào tài khoản trực tuyến với tên của bạn hay không.
• Đọc chính sách: đọc các chính sách về bảo mật cá nhân hay End-User License Agreements (EULAs) thường bị xem là chuyện mất nhiều thời gian. Ta biết đó là việc có ích, nhưng chúng ta thường không xem trọng chuyện này. Công cụ EULAlyzer miễn phí của Javacool Software (find.pcworld.com/52876) giúp bạn việc này bằng cách kiểm tra chính sách hoặc EULA giúp bạn và tìm những từ khóa như "third party". Sau đó, công cụ này đánh giá những gì nó tìm được và báo cáo lại cho bạn những điểm nào nên chú ý.
• Lướt web và tìm kiếm nặc danh: có một công cụ (find.pcworld.com/52878) giúp bạn sẽ xóa định danh của bạn khỏi cookie của Google. Công cụ này sẽ xóa mọi thiết lập Google của bạn, như mỗi trang hiển thị bao nhiêu kết quả tìm kiếm. Tại find.pcworld.com/52880 còn có nhiều tiện ích giúp bạn dấu đi định danh khi duyệt web.
PC World Mỹ 06/2006
|
|
|
Môi trường tính toán 64-bit đang trở thành xu thế tất yếu và sẽ dần thay thế môi trường tính toán 32-bit. Sự chuyển đổi này sẽ có tác động lớn đến lĩnh vực phần mềm, chẳng hạn như cần phải chuyển ứng dụng sang môi trường mới và xây dựng lại phần mềm hệ thống, bao gồm cả hệ điều hành. Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét những thành phần có thể sẽ đóng vai trò quan trọng trong thế giới phần mềm 64-bit – Windows và môi trường ứng dụng.
Tuy các bộ xử lý (BXL) 64-bit đã hiện diện một thời gian nhưng việc chấp nhận chúng diễn ra khá chậm chủ yếu do thiếu phần mềm chạy trên nền 64-bit. Để khai thác hết khả năng của BXL 64-bit, phần mềm cần được xây dựng trên nền tảng 64-bit, điều này không thể diễn ra trong ngày một ngày hai, tuy nhiên nền tảng 64-bit đang có được lực đẩy nhờ nỗ lực kết hợp của cả các công ty phần cứng và phần mềm.
Chúng ta đã chứng kiến sự xuất hiện các BXL 64-bit của AMD và Intel – AMD Opteron và Athlon64 dựa trên kiến trúc x86-64, Intel Itanium dựa trên kiến trúc IA-64 và kiến trúc Intel EM64T (Extended Memory 64 Technology) tương đương x86-64.
Về phía phần mềm, Microsoft đã ra mắt các phiên bản 64-bit của Windows – Windows XP Professional x64 Edition (www.microsoft.com/windowsxp/64bit/evaluation/upgrade.mspx), và Windows Server 2003 x64 Edition (www.microsoft.com/windowsserver2003/64bit/trial/default.mspx).
Windows 64-bit có ưu điểm so với Windows 32-bit về tốc độ và khả năng mở rộng: tốc độ nhanh hơn (BXL 64-bit có khả năng xử lý nhiều dữ liệu hơn trong mỗi xung nhịp), tính toán chính xác hơn và khả năng quản lý bộ nhớ lớn hơn.
Tuy nhiên, do việc chuyển đổi từ nền tảng 32-bit sang 64-bit mất nhiều thời gian, trong thời gian đó cả ứng dụng 32-bit và 64-bit cần làm việc chung với nhau. Để hỗ trợ sự chuyển đổi này, Windows 64-bit Edition có một hệ thống con được biết đến với tên “WOW64”.
WOW64
WOW64, viết tắt của “Windows-32-on-Windows-64”, đưa ra 2 cấp hỗ trợ ứng dụng 32-bit.
Thứ nhất, các tập tin (file) hệ thống trong Windows x64 Edition không tập trung trong folder Windows\System32 mà được tách thành 2 folder để phân biệt ứng dụng 32-bit với ứng dụng 64-bit. WOW64 chặn lời gọi hàm từ ứng dụng 32-bit và chuyển đến folder Windows\SysWow64 (hình 1). Nếu lời gọi từ ứng dụng 64-bit thì sẽ được chuyển đến folder Windows\System32 và không thông qua WOW64. Điều đáng lưu ý ở đây là Microsoft giữ lại tên folder System32 để chứa các file hệ thống 64-bit. Hình 2 là “ảnh chụp” thư mục hệ thống Windows Server 2003 x64 Edition, lưu ý phân biệt folder Program Files chứa các ứng dụng 64-bit và Program Files (x86) chứa các ứng dụng 32-bit.
Thứ hai, WOW64 cũng cung cấp sự điều phối tương tự ở mức Registry (hình 3). Lời gọi hàm từ ứng dụng 32-bit truy cập khoá registry HKLM\Software sẽ bị WOW64 chặn lại và được chuyển đến khoá HLKM\Software\Wow6432Node, còn lời gọi hàm từ ứng dụng 64-bit thì sẽ được chuyển đến khoá HKLM\Software.
Môi trường .NET
Để phổ biến nền tảng 64-bit, cần có công cụ và nền tảng phát triển ứng dụng. Microsoft đưa ra giải pháp thêm hỗ trợ 64-bit cho nền tảng phát triển then chốt của mình - .NET Framework.
Hiện bản Beta 1 .NET Framework 2.0 (tên mã “Whidbey”) có 2 phiên bản: một cho ứng dụng 32-bit và một cho ứng dụng 64-bit (http://msdn.microsoft.com/netframework/downloads/updates/default.aspx), điều này có nghĩa bản Windows 64-bit sẽ có 2 bản thực thi.
.NET Framework 2.0 kết hợp với Visual Studio 2005 cung cấp nền tảng phát triển ứng dụng 64-bit. Bản .NET Framework 32-bit sẽ nằm trong folder \Windows\Microsoft.NET\Framework, còn bản 64-bit nằm trong folder \Windows\Microsoft.NET\Framework64 (xem hình 4). Cấu hình cho 2 bản Framework này cũng được liệt kê riêng biệt trong menu Administrative Tools (hình 5).
Môi trường thực thi cho nền .NET (Common Language Runtime) cũng có những thay đổi bên trong hỗ trợ sự chuyển đổi sang môi trường 64-bit, liên quan đến việc sinh mã, thu rác, kiểm soát “ngoại lệ” (exception) và bẫy lỗi. Ví dụ, trình biên dịch mới được xây dựng để sinh mã máy cho từng nền tảng phần cứng (platform), cụ thể là IA64 và x64.
Visual Studio 2005 hỗ trợ phát triển ứng dụng 64-bit dùng Visual C++ .NET, Visual C# và Visual Basic .NET. Visual J# không hỗ trợ phát triển ứng dụng 64-bit. Hình 6 và bảng 1 mô tả các ngôn ngữ và nền tảng được hỗ trợ trong Visual Studio 2005. Visual Studio 2005 là ứng dụng 32-bit dùng WOW64, hầu hết các tính năng có trên nền 32-bit đều có trên nền 64-bit.
Ngoài Visual Studio 2005, Windows Platform SDK còn cung cấp bộ công cụ biên dịch 64-bit, bao gồm trình biên dịch Visual C++ dùng để phát triển ứng dụng 64-bit.
32 tương thích 64
Một điều đáng quan tâm là “làm thế nào đảm bảo ứng dụng hiện nay có thể chuyển sang môi trường 64-bit trong tương lai?”
Có một số vấn đề cần lưu ý và công cụ phát triển cũng có thể hỗ trợ trong chừng mực nhất định. Ví dụ, trình biên dịch VC++ hỗ trợ tham số /Wp64 để phát hiện các vấn đề về tính tương thích có thể phát sinh trong mã nguồn khi bi ên dịch. Tính năng tương tự đang được xây dựng cho Visual Studio 2005 có khả năng phát hiện những vấn đề về tính tương thích ở cấp biên dịch với các quy tắc bổ sung cho FxCop (http://www.gotdotnet.com/team/fxcop/) sẽ được tích hợp trong bản chính thức (không có trong bản Visual Studio 2005 Beta 1).
Dưới đây là một số đặc tính cơ bản của các ngôn ngữ có thể gây vấn đề tương thích.
- Các ứng dụng thuần 64-bit không thể nạp thư viện COM 32-bit (DLL), nghĩa là một tiến trình 64-bit không thể chuyển sang lệnh 32-bit và gọi DLL 32-bit trong cùng tiến trình. Do đó, khi ứng dụng 64-bit cần dùng thư viện COM bất kỳ, phải cần đến phiên bản 64-bit của thư viện COM này.
Tuy nhiên, trong trường hợp thư viện COM thuộc hãng thứ ba và bạn không thể có được phiên bản 64-bit của nó, khi đó ứng dụng cần được xây dựng theo kiến trúc x86 để chạy với WOW64. Một lựa chọn khác là gọi DLL 32-bit trong một tiến trình 32-bit riêng và thực hiện gọi hàm từ xa RPC (Remote Procedure Call) từ ứng dụng 64-bit.
- Không nên thực hiện trực tiếp phép so sánh với số thực vì kết quả có thể khác nhau trên nền 32-bit và 64-bit. Thể hiện dấu chấm động trên hệ thống 64-bit theo chuẩn IEEE-754 có thể có sự khác biệt. Việc này có ảnh hưởng quan trọng đến các ứng dụng tài chính và đồ hoạ vốn yêu cầu độ chính xác cao.
- Toán tử bit trên kiểu dữ liệu có khác biệt giữa hệ thống 32-bit và 64-bit vì thể hiện bên trong của các kiểu dữ liệu khác nhau.
Dĩ nhiên, cũng có lúc ứng dụng phải cần đến những đặc tính trên. Trong trường hợp đó, bạn cần tạo và kiểm tra phiên bản 32-bit và 64-bit riêng biệt.
64 nhanh hơn 32?
Một câu hỏi phổ biến: “Ứng dụng chạy trên hệ thống 64-bit có nhanh hơn so với hệ thống 32-bit?”. Câu trả lời là: “Có thể”.
Tốc độ ứng dụng phụ thuộc nhiều yếu tố. Công nghệ 64-bit cho phép các thiết kế phần mềm mới hơn để khai thác bộ nhớ lớn hơn mà BXL 64-bit hỗ trợ. Ứng dụng được thiết kế tận dụng bộ nhớ lớn hơn này sẽ có thể chạy nhanh hơn ứng dụng 32-bit.
Tuy nhiên một bất lợi của 64-bit đó là file chương trình 64-bit thường có kích thước lớn hơn người anh em 32-bit của nó. Do đó, chương trình 64-bit có thể vượt quá dung lượng bộ nhớ đệm dùng cho việc dịch trước mã máy (lệnh tác động trực tiếp đến phần cứng) và dẫn đến kết quả làm giảm tốc độ thực thi chương trình.
Ưu điểm của 64-bit thể hiện rõ ở một số ứng dụng. Những hệ thống database server (máy chủ cơ sở dữ liệu) sử dụng không gian địa chỉ lớn nhằm đảm bảo khả năng mở rộng, duy trì bộ nhớ đệm lớn để đảm bảo tốc độ truy xuất dữ liệu. Chúng cũng có thể cấp phát nhiều bộ nhớ hơn cho mỗi người dùng, hỗ trợ nhiều người dùng hơn và làm việc với các file lớn hơn. Các ứng dụng mô phỏng và tính toán nhiều cũng được lợi với việc lưu giữ khối dữ liệu lớn hơn trong bộ nhớ.
64-bit và thế giới ngoài Windows
Bốn ngày sau khi Microsoft công bố phiên bản Windows 64-bit, ngày 29/4 Apple cũng chính thức đưa ra phiên bản 64- bit Mac OS X 10.4 (tên mã Tiger) chạy trên BXL 64-bit PowerPC G5. BXL PowerPC được thiết kế hỗ trợ cả ứng ứng dụng 32-bit và ứng dụng 64-bit, điều này có nghĩa các ứng dụng 32-bit chạy trên Mac OS X hiện tại có thể làm việc trên nền 64-bit mà không cần chuyển đổi hay biên dịch lại. Tiger có sẵn công cụ phát triển 64-bit Xcode, cho phép bạn khai thác hết khả năng của 64-bit trong cùng gói sản phẩm.
Thế còn đối thủ số 1 hiện nay của Windows - Linux? Linux đã chạy 64-bit từ năm 1994 khi Linus Torvalds chuyển Linux sang nền Alpha. Hiện Linux 64-bit đang chạy trên AMD Athlon 64 và Opteron, IBM POWER và Intel EM64T và họ Itanium. Thậm chí, bạn còn có thể chạy Yellow Dog Linux 64-bit trên máy Apple G5 Power Mac thay cho Tiger.
Các phiên bản Linux 64-bit xuất thân từ các hãng Linux hàng đầu như Red Hat và Novell/SuSE và đã được cung cấp cho các công ty máy tính hàng đầu như Hewlett-Packard, IBM và NEC.
Về phía ứng dụng, đối thủ đáng gờm của .NET là Java 2 Platform Standard Edition 5.0 (cũng có tên mã Tiger như Mac OS X 10.4, ra mắt vào tháng 9/2004) cung cấp môi trường phát triển ứng dụng 64-bit cho cả Mac OS X và Linux. Môi trường thực thi Java Virtual Machine (JVM) nói chung độc lập với phần cứng hay hệ điều hành, JVM có phiên bản 32-bit và 64-bit.
Phương Uyên
|
|
|
Không cần biết hệ thống máy tính hiện tại của bạn có tốc độ nhanh như thế nào, chỉ trong vòng một hoặc hai tháng tới, nền công nghiệp máy tính với guồng quay khổng lồ của nó sẽ lại sản sinh ra những món "đồ chơi" mạnh mẽ hơn rất nhiều. Thế hệ sản phẩm tiếp theo sẽ nhanh hơn, nhiều tính năng hơn và đặc biệt có giá thấp hơn, làm chiếc máy tính hiện hành của bạn trở nên già cỗi. Các công ty sản xuất cũng như bán hàng đều sử dụng rất nhiều "tuyệt chiêu" nhằm gia tăng sức mua của người dùng cuối. Họ luôn cân đối được giữa vấn đề tiếp thị và bán những món hàng "hot" đồng thời đưa ra những thông tin hấp dẫn về thế hệ sản phẩm mới để hút sự chú ý của khách hàng.
Intel đã "tuân thủ” sát sao tiêu chí này trong nhiều năm qua, luôn tạo ra những sản phẩm mới tốt hơn rất nhiều so với thế hệ cũ nhưng gần đây lại có nhiều thay đổi. Khi bộ xử lý (BXL) Pentium D mới chỉ xuất hiện được gần 3 tháng, Intel đột nhiên hé mở thông tin về thế hệ sản phẩm tiếp theo với tên mã Merom. Và trong khi những sản phẩm Pentium D còn đang nóng hổi trong tay người dùng Intel lại tuyên bố cấu trúc mới sẽ cho hiệu năng cao hơn, tiêu thụ ít điện và "ngon" hơn nhiều so với dòng sản phẩm hiện tại.
Mặc dù những thông tin này khiến cho nhiều "tay chơi" cũng như người say mê công nghệ thèm khát nhưng câu hỏi đặt ra là liệu bạn sẽ mua ngay BXL Pentium D 800 hay chờ tới cuối năm 2006 để mua thế hệ Merom mới? Dĩ nhiên, còn một lựa chọn thứ ba là BXL AMD Athlon 64 X2.
Bất chấp phản hồi "âm tính" từ cộng đồng "dân chơi" tốc độ về tỉ lệ hiệu năng/xung nhịp khá kém, tiêu thụ nhiều điện và tỏa nhiều nhiệt, Pentium D vẫn được bán ra khá nhiều do giá rẻ hơn hẳn Athlon 64 X2 của AMD. Mặc dù không thể phủ nhận sự ưu việt của X2 nhưng mức giá của Intel đã tạo cơ hội cho nhiều người dùng ít tiền được nếm trải hương vị sức mạnh xử lý lõi kép.
Trong tháng 1 vừa qua, Intel đã thổi một luồng sinh khí mới vào dòng sản phẩm Pentium D thông qua series chip 900, dựa trên cấu trúc Netburst cũ, trước khi thế hệ CPU mới được tung ra thị trường vào cuối năm nay. Được trang bị công nghệ 65nm, bộ nhớ đệm lớn, xung nhịp cao hơn, Intel thực sự muốn tạo một dấu mốc ấn tượng trước khi hoàn toàn rũ bỏ Netburst để chuyển sang cấu trúc mới.
Cấu trúc Presler - thừa kế và phát huy
Phiên bản lõi kép đầu tiên của Intel dường như là sự vội vã trước sức ép của AMD và có vấn đề về phương diện sức mạnh xử lý. Với tên mã Smithfield, Pentium D 800 đầu tiên giống như được "đính" hai CPU Prescott lại với nhau trên một đế và hiện thực hóa CPU ảo Hyper-Threading (HT) thành CPU vật lý thực sự, mỗi lõi này có cấu trúc tương tự chip Pentium 4 1MB bộ đệm L2. Pentium D 800 được trang bị tập lệnh mở rộng EMT64 hỗ trợ đánh địa chỉ nhớ 64bit. Xung nhịp của Front Side Bus (FSB) được đặt ở mức 800MHz trên nền tảng chipset Intel 945P, 945G, 955X, E7230… Vấn đề đầu tiên các CPU này gặp phải chính là hiện tượng thắt cổ chai dữ liệu vì băng thông vẫn hạn chế ở mức 800MHz/CPU hay 400MHz cho mỗi lõi giống như thế hệ Pentium 4 Willimatte đầu tiên.
Dòng CPU Pentium D 900 và thế hệ Pentium Extreme Edition tương ứng vẫn được xây dựng dựa trên cấu trúc Netburst từ thời Pentium 4 cũ. Tuy nhiên vi kiến trúc mới với tên mã Presler ẩn chứa nhiều điều thú vị. Presler là sự kế thừa Smithfield, cấu trúc hiện diện trong thế hệ chip lõi kép Pentium D 800 đầu tiên của Intel. Ngoài việc tiên phong trong dòng sản phẩm số lượng lớn sản xuất theo quy trình 65nm mới, Pentium D/EE Presler còn có hiệu năng cao hơn, nhiều tính năng mới và sử dụng ít điện hơn Smithfield.
Ban đầu, cấu trúc lõi kép của Intel được thiết kế với hai nhân nằm trên một đế chip silicon (die). Việc đặt hai lõi chip lên một đế có vẻ là ý tưởng hay vì hai lõi càng gần nhau, việc giao tiếp giữa chúng càng nhanh chóng hơn do độ trễ thấp. Tuy nhiên mặt trái của cấu trúc này càng ngày càng lộ rõ vì với cách thức thiết kế như vậy, số transistor trên mỗi die tăng gấp đôi khiến cho việc sản xuất gặp nhiều khó khăn với các tác nhân như nhiệt độ, giá thành, điện thế tiêu thụ...
Thiết kế mới Presler đi theo một hướng hoàn toán khác, thay vì đặt cả hai nhân vào một đế chip, Intel quyết định tách rời hẳn chúng ra và mỗi nhân được sản xuất độc lập và gắn lại chung với nhau trên một con chip. Nhìn một cách tổng quát hơn, thay vì một lõi lớn với 2 nhân chip bên trong, bạn sẽ có hai lõi nhỏ kết nối với nhau qua một mạch thông tin tốc độ cao. Mô hình này khiến cho Pentium D Presler trở thành cấu trúc lõi kép (Dual Core) thực sự chứ không phải là lõi đôi (Double Core) như Smithfield trước kia. Việc sản xuất nhờ vậy đơn giản hơn vì mỗi core được sản xuất riêng và việc đóng gói độc lập sẽ bớt phức tạp và cồng kềnh. Hệ quả tất yếu của vấn đề này là giá thành giảm, có lợi hơn cho người dùng cuối. Trên phương diện thị trường, tỉ lệ giá/xung nhịp của Pentium D 900 thấp hơn so với dòng 800 cũ, hơn thế nữa, nó được trang bị nhiều tính năng mới hơn.
Mỗi core được "tặng kèm" 2MB bộ đệm L2 so với chỉ 1MB trước kia. Như vậy Pentium D 900 có tới 4MB bộ đệm trên chip (2x2MB), gấp đôi so với Athlon 64 X2 của AMD. Điểm yếu về kích thước đã được bù đắp bởi công nghệ 65nm nên kích thước core hầu như không thay đổi. Một thế mạnh khác là xung nhịp có thể tăng lên khá cao so với kiểu cấu trúc 90nm cũ. Chính vì thế, thay vì mắc kẹt ở 3,2GHz như dòng Pentium D 800, thế hệ 900 mới hoạt động mát mẻ hơn nhiều ở mức 3,4GHz và dự kiến sẽ tăng nhanh trong 6 tháng tới. Ngoài ra, khả năng mở rộng FSB lên mức 1066MHz sẽ phần nào giải quyết vấn đề nghẽn dữ liệu để gia tăng tốc độ xử lý của toàn hệ thống (tham khảo so sánh thông số kĩ thuật và cấu trúc chip trong những hình ảnh sau:
Cấu trúc AMD Athlon64 lõi kép - Đỉnh cao sức mạnh
Cấu trúc của Intel Pentium D buộc hai lõi giao tiếp với nhau thông qua FSB ngoài. Chính vì thế nó khá chậm, ngay cả thế hệ Presler mới nhất cũng không tránh khỏi hạn chế này. Cấu trúc của AMD có nhiều ưu điểm hơn nhờ một phần kế thừa từ cấu trúc tích hợp chipset cầu bắc lên CPU. Mặc dù từ trước đến nay, chúng ta chỉ hiểu nó là khối điều khiển bộ nhớ được tích hợp lên CPU, khi AMD tung ra thế hệ lõi kép, cấu trúc này một lần nữa lại phát huy tác dụng. Thay vì phải truyền thông tin qua FSB giữa hai lõi, AMD Dualcore đưa ra các yêu cầu trên hệ thống SRQ (System Request Queue) và khi tài nguyên hệ thống rỗi, các yêu cầu này sẽ được gửi tới lõi để thực hiện. Các bước này hoàn toàn chỉ thực hiện trên die của CPU nên tốc độ rất nhanh. Ưu điểm này thể hiện rất rõ khi tính toán và xử lý các ứng dụng nhiều tiểu trình (Multitasking/Multithreaded). Chính vì vậy mà các BXL AMD Athlon X2 có hiệu năng làm việc trội hơn Pentium D của Intel. Tuy nhiên cũng giống như Intel, chip lõi kép của AMD vẫn chịu ảnh hưởng của băng thông. Để giữ tính tương thích với những nền tảng hiện tại là Socket 940 và 939, AMD không thể tăng cường số chân cắm cho chip lõi kép. Đây là một con dao hai lưỡi vì ngoài việc cho phép người dùng sử dụng chip mới trên các hệ thống sẵn có thì băng thông bộ nhớ vẫn chỉ đạt mức 128bit rộng và tốc độ 400MHz mà thôi. Chính vì thế, nếu trước kia chip đơn Athlon 64 và Opteron được hỗ trợ bởi băng thông RAM 6,4GB/s thì ngày nay, CPU lõi kép cũng chỉ được cấp mức đó cho cả hai lõi chia đôi với nhau.
Giải pháp cho vấn đề này của AMD sẽ được thực hiện khi nền tảng AM2 với bộ nhớ DDR2 trở nên thông dụng hơn, còn hiện tại, người dùng cuối vẫn chưa có cách nào vượt qua được giới hạn về bộ nhớ. Mặc dù Intel đã đặt chân lên thế giới DDR2 từ cách đây khá lâu nhưng chip Pentium D vẫn chỉ hoạt động trên hệ thống bus nhớ 64bit 800MHz mà thôi (nên điểm yếu của họ hiện nay là FSB chứ không phải bộ nhớ).
Hiện tại, AMD công bố hàng loạt các sản phẩm mới lõi kép dưới các dòng thương hiệu truyền thống của họ bao gồm Athlon 64 X2 dành cho máy để bàn, Athlon FX dành cho các hệ máy cao cấp, Opteron cho máy trạm, máy chủ đòi hỏi tốc độ xử lý cực nhanh. Đối với Opteron, các chỉ số định danh được sử dụng để xác định thuộc tính của mỗi loại chip. Ví dụ, Opteron 252 và 852 cùng hoạt động ở xung nhịp 2,6GHz nhưng 252 được sử dụng cho máy chủ với 2 chip song song còn 852 có khả năng kết hợp trong hệ thống 8 CPU cao hơn. Để dễ nhớ hơn, con số đầu tiên thể hiện số CPU có thể chạy song song trong một hệ thống, ví dụ 1,2,8. Ba thành viên lõi kép mới của dòng họ Opteron là x65, x70 và x75. Đối với Athlon 64, chip 4000+ đánh dấu sự khép lại của kỉ nguyên lõi đơn và tất cả các dòng chip cao hơn 4000+ sẽ được trang bị lõi kép với tên thương hiệu Athlon 64 X2 ví dụ 4200+ hay 4800+. Dòng chip Athlon FX lõi kép được bắt đầu từ FX-60 hoạt động ở xung nhịp 2,6GHz.
Vấn đề quanh chip lõi kép
1. Tính tương thích ngược
Nếu chip lõi kép của Intel bao gồm Pentium D và Extreme Edition buộc người dùng phải mua bo mạch chủ (BMC) với chipset mới như 945/955/975 thì AMD (như đã đề cập từ phần trên) thoải mái hơn rất nhiều do người dùng vẫn có thể sử dụng hầu hết những BMC dành cho chip đơn lõi cũ. Đối với các hệ máy chủ, máy trạm, nếu bạn có BMC hỗ trợ Opteron 90nm, bạn chỉ cần cập nhật BIOS để chạy Opteron lõi kép. Tuy nhiên nếu đang sử dụng các dòng bo cũ hơn, bạn sẽ phải mua cái mới. Trên hệ thống máy để bàn, toàn bộ Series Athlon 64 X2 hoàn toàn tương thích với các BMC socket 939. Bạn chỉ cần cập nhật phiên bản BIOS mới là xong. Chính khả năng nâng cấp từ chip lõi đơn lên lõi kép đơn giản như vậy khiến cho Athlon 64 X2 đạt được nhiều thành công hơn mong đợi mặc dù các nhà sản xuất BMC không thích điều này cho lắm.
2. Các tiểu trình
Về lý thuyết, một tiểu trình (thread) là một luồng dữ liệu đi vào bộ vi xử lý của hệ thống. Mỗi ứng dụng đều tạo cho riêng nó một hay nhiều thread khác nhau tùy thuộc vào công việc đang thực hiện. Với cấu trúc đa nhiệm hiện nay, CPU chỉ có thể xử lý một thread mỗi thời điểm nên phải chuyển đổi liên tục từ thread này sang thread khác và xử lý dữ liệu tương ứng với việc người dùng làm việc với nhiều chương trình cùng lúc. Chính vì có nhiều BXL hoạt động song song nên hệ thống cùng lúc giải quyết nhiều thread và mỗi BXL sẽ đảm nhận một luồng dữ liệu độc lập. Nhờ thế hiệu năng toàn hệ thống sẽ tăng cao đặc biệt với những máy chủ lớn phải xử lý nhiều luồng dữ liệu liên tục như máy chủ thư tín, web…
Intel đã và đang sử dụng công nghệ HT đối với một số dòng chip của họ. Đây là một khái niệm hoàn toàn khác với Multithreading, nó được tích hợp trên một lõi đơn của CPU để "đánh lừa" hệ điều hành nhận ra nhiều BXL. Công dụng thực tế của nó là tăng tốc độ chuyển giữa các thread của hệ thống và nâng cao khả năng xử lý đa nhiệm trên máy tính.
3. Ứng dụng hỗ trợ
Mặc dù lý thuyết về sức mạnh của các BXL lõi kép hết sức thuyết phục nhưng trên thực tế còn một vấn đề khá lớn để người dùng có thể tận hưởng sức mạnh đa xử lý, đó là phần mềm được sử dụng trên máy tính phải hỗ trợ xử lý song song nhiều thread cùng lúc. Nếu không có điều kiện này, một phần mềm bình thường sẽ chỉ gửi các luồng dữ liệu của nó vào một lõi duy nhất và hầu như không có sự cải thiện nào về tốc độ.
Tuy nhiên, bạn không cần phải quá lo lắng vì những hệ điều hành lớn thông dụng nhất đều được lập trình sẵn hỗ trợ đa xử lý. Cho dù khả năng này phải được đưa vào từng ứng dụng đơn lẻ thì tốc độ mới thực sự được cải thiện đáng kể. Thật đáng buồn là đa số các phần mềm cho người dùng đơn lẻ chưa được viết theo cách này nên chưa phát huy được sức mạnh đa xử lý. Nếu bạn thấy hơi khó hiểu, chúng ta sẽ đi vào một ví dụ đơn giản là game máy tính. Mỗi trò chơi đều yêu cầu một vài cơ cấu dựng hình các sự kiện trong game và một vài dạng trí tuệ nhân tạo nào đó của nhà sản xuất. Đối với một BXL đơn lõi, cả hai yếu tố này đều được thực hiện "song song" nhưng theo kiểu chuyển đổi liên tục thread. Nếu như bạn chạy hệ thống CPU lõi kép, mỗi lõi sẽ đảm nhận một nhiệm vụ (một lõi cho trí tuệ nhân tạo, một lõi cho tính toán các hiệu ứng vật lý) và tốc độ sẽ được cải thiện khá nhiều.
Tất nhiên, các trò chơi hiện nay chưa có nhiều phiên bản hỗ trợ đa xử lý và hầu hết chúng đều dồn dữ liệu cho một lõi duy nhất xử lý nên khi thử nghiệm, ưu thế tốc độ của các BXL lõi kép chưa thực sự rõ rệt. Tuy nhiên một khi các nhà lập trình tiến hành cải tiến, sự khác biệt sẽ khiến cho bất cứ người dùng nào cũng phải nhắm tới các hệ thống lõi kép đa xử lý.
4. Xung nhịp
Đại đa số người sử dụng máy tính quen với khái niệm xung nhịp cao hơn thì BXL sẽ hoạt động hiệu quả hơn. Đối với chip lõi kép, vấn đề này sẽ càng phức tạp hơn. Nếu để ý, bạn sẽ thấy những BXL lõi lép đầu tiên đều hoạt động ở xung nhịp thấp hơn các BXL đơn lõi. Về lý thuyết, một CPU với hai lõi hoạt động ở 1GHz sẽ tương đương sức mạnh với một CPU lõi đơn 2GHz nhưng điều đó chỉ đúng khi các ứng dụng phát huy được khả năng tính toán đa nhiệm. Nếu điều này chưa trở thành hiện thực thì phần mềm chạy trên hệ thống đơn lõi vẫn sẽ nhanh hơn so với lõi kép.
Nhìn chung, xu thế xử lý song song là điều tất yếu khi xung nhịp của các BXL đạt tới đỉnh và chi phí để "vắt thêm" hiệu năng sẽ đặc biệt đắt đỏ. Mặc dù với cấu trúc của các BXL hiện đại, cả AMD và Intel đều có khả năng đẩy xung nhịp của những "đứa con cưng" lên thêm nữa nhưng lúc đó vấn đề nhiệt độ cũng như điện năng lại vượt quá mức thông thường của máy tính để bàn. Chính vì thế, sẽ sáng suốt hơn nếu chia công việc cho nhiều BXL cùng làm. Ý tưởng về xử lý song song cho máy tính để bàn được sử dụng đầu tiên trong khái niệm HT của Intel. Tuy không thực sự "đa nhiệm" trên lý thuyết nhưng không thể phủ nhận việc công nghệ này giúp cho hệ điều hành tận dụng hiệu quả hơn từ 5-10% sức mạnh của CPU. Tuy nhiên, ngay từ khi đó, việc tắt HT để tránh bị giảm hiệu năng xử lý của một số ứng dụng nhất định đã xuất hiện và nhiều người dùng đã gặp phải vấn đề này.
Thật may mắn khi trước thế hệ CPU lõi kép, chúng ta có siêu luồng HT đi "tiền trạm" cho các nhà lập trình sửa đổi phần mềm của họ theo hướng xử lý song song. Có thể nói, với Hyper-Threading, Intel thực sự đã trải thảm nhung cho các thế hệ chip lõi kép về sau. Trong vòng 1 đến 2 năm tới, bạn sẽ chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ của nền công nghiệp phần mềm hỗ trợ cho tính toán song song và người dùng cuối sẽ thực sự được hưởng lợi nhiều hơn từ những bộ vi xử lý lõi kép.
Nguyễn Thúc Hoàng Linh
|
|
|
Công nghệ 3D ngày nay phát triển một cách chóng mặt. Bên cạnh những công nghệ mới như "đổ bóng lập trình được", "ánh sáng động"..., ngay cả những kỹ thuật tưởng chừng như cơ bản là "dát" lớp vật liệu (texture - hay còn gọi là vân bề mặt) cũng không ngừng cải tiến. Bài viết này giới thiệu các kỹ thuật lọc vật liệu (texture filtering) phổ biến hiện nay và cả các bí mật tối ưu được các nhà sản xuất sử dụng để tăng tốc các phép lọc đó.
CÁC PHƯƠNG PHÁP LỌC
Trước hết, chúng ta làm quen với một số khái niệm liên quan đến texture - nguồn của phép lọc:
• Texture (vật liệu/vân bề mặt): là hình ảnh dùng để "lát" hay "dán" lên một bề mặt. Ví dụ: nền nhà bằng gỗ hay đá đều là các mặt phẳng như nhau, nhưng khác nhau bởi chất liệu "dát" lên.
• Texel: một điểm ảnh (pixel) trên texture. Ta biết rằng texture chỉ là hình ảnh gốc. Còn hình ảnh kết quả trên màn hình được tạo ra từ việc lấy mẫu (sampling) trên texture. Điểm ảnh trên màn hình (hay frame buffer) được gọi là pixel, còn điểm ảnh được lấy mẫu trên texture gọi là texel (gọi tắt của texture pixel).
• Texture filtering (lọc vật liệu): ám chỉ việc lấy mẫu (sample) các texel và thực hiện các phép toán trên các mẫu được lấy (thường là các phép tính trung bình có trọng số) để cho ra điểm ảnh kết quả. Texture filtering chỉ dùng để "đặt" hay "dán" (map) texture một cách hiệu quả nhất (về hiệu năng, về chất lượng...) lên bề mặt trong không gian ba chiều. Nó không bao gồm các thao tác làm thay đổi nội dung điểm ảnh như chiếu sáng, tạo bóng tối...
1. Lấy mẫu thô
Phương pháp lấy mẫu đơn giản nhất là ứng với mỗi điểm cần vẽ, ta tìm một điểm phù hợp nhất trên texture. Đây là phương pháp không dùng bộ lọc, được biết đến với cái tên nearest neighbour (láng giềng gần nhất) hay nearest-point sampling (lấy mẫu điểm gần nhất). Phương pháp này thể hiện rất nhiều nhược điểm nhưng cho tốc độ rất cao. Điển hình có thể kể ra đây hai nhược điểm:
• Khi hình ảnh đích lớn hơn hình ảnh nguồn (chẳng hạn khi ta đứng sát một bờ tường): ta có cảm tưởng như các texel được phóng to ra và hình ảnh như là được ghép bởi các khối vuông thô thiển. Lí do là một texel được lấy mẫu cho nhiều pixel.
• Khi hình ảnh đích nhỏ hơn hình ảnh nguồn (chẳng hạn khi ta tiến ra rất xa khỏi bờ tường): chắc chắn thông tin sẽ bị mất mát do số pixel đích ít hơn số texel, dẫn đến có texel không được lấy mẫu.
2. Mipmap
Mipmap là các biến thể theo các kích thước khác nhau của cùng 1 texture.
Tại sao phải dùng đến các mipmap? Giả sử bạn đang đứng trên nền nhà bằng gạch, chắc chắn những viên gạch ở gần bạn trông sẽ "to" hơn theo phối cảnh, và do đó chi tiết hơn. Ở xa, sẽ có ít điểm hơn để hiển thị texture. Do đó mà texture bị co lại. Phép co sẽ làm mất những chi tiết quan trọng như đường viền xi măng của các viên gạch. Lí do là chỉ một số ít điểm trên texture được lấy mẫu (tùy vào loại bộ lọc bạn sử dụng mà độ mất mát khác nhau, tùy vào số texel được lấy mẫu cho một pixel). Tệ hơn nữa, khi bạn di chuyển trên nền gạch, các điểm lấy mẫu trên texture thay đổi theo. Điều này gây ra cảm giác nhiễu trên màn hình vì các điểm ảnh thay đổi liên tục từ texel này sang texel khác. Đặc biệt khi nền gạch có nhiều hoa văn với độ tương phản cao. Nhiễu còn thể hiện ở điểm các hoa văn trông như rời rạc, không liên tục do các texel được lấy mẫu một cách rời rạc.
Các mipmap liên tiếp nhau có kích thước mỗi chiều chênh nhau 2 lần (như vậy ở texture nhỏ hơn, 1 điểm được tạo ra từ 4 điểm ở texture lớn hơn). Các card đồ hoạ ngày nay đều cho phép sinh mipmap tự động. Tức là chỉ cần cung cấp texture ở mức chi tiết nhất.
Để kiểm tra việc sử dụng các mipmap, người ta dùng các Color Mipmap. Người ta tô các texture ở các mức khác nhau với các màu khác nhau. Do đó, khi hiển thị lên màn hình, ta có thể dễ dàng nhận thấy các texture khác nhau được lấy mẫu như thế nào.
3. Linear Filtering (lọc tuyến tính)
Lọc tuyến tính hiểu một cách nôm na là thay vì ta chuyển trực tiếp từ texel này sang texel khác khi lấy mẫu, các texel lại được chuyển qua dần dần một cách tuyến tính. Trong phép lọc tuyến tính, với mỗi chiều lọc, mỗi điểm ảnh được tạo ra từ trung bình có trọng số của hai texel.
Phép lọc tuyến tính đơn giản nhất là Bilinear Filtering. Phép lọc này tạo ra pixel kết quả từ 4 texel gần nhau. Gọi là Bilinear (song tuyến tính) vì nó tuyến tính theo hai trục của texture.
Hình sau đây cho thấy tác dụng của lọc tuyến tính khi thu nhỏ một trang web so với việc dùng phương pháp nearest-point sampling. Do có nhiều texel được lấy mẫu hơn nên nội dung mất mát giảm đi.
Đối với việc phóng to một hình, lọc tuyến tính làm cho việc chuyển tiếp giữa các texel trở nên mượt mà, không bị cảm giác về các khối vuông.
Trong đồ hoạ 3D và game hiện nay, gần như ta không còn gặp nearest neighbour nữa mà thay vào đó là các phương pháp lọc tiên tiến, phổ biến nhất là lọc tuyến tính.
4. Trilinear Filtering (lọc tam tuyến tính)
Như ta thấy, Bilinear filtering không dính dáng tới các mipmap. Nói cách khác, bilinear lọc từng texture trong mipmap một cách riêng rẽ. Do đó, ở chỗ chuyển tiếp giữa các mức mipmap lộ ra mép nối. Kết quả là trông hình ảnh đích như được tạo bởi các "băng" hay "dải" mipmap song song. Điều này đặc biệt khó chịu khi bạn di chuyển trong game. Có cảm giác như có những lớp hình ảnh luôn luôn chạy ở phía trước mặt bạn. Những đường nằm ngang cứ như muốn chấn vào mắt bạn.
Các băng texture bị biến mất với trilinear, hình trở nên "mượt" hơn
Trilinear filtering giải quyết vấn đề này bằng cách thực hiện lọc tuyến tính trên cả các mipmap, làm cho các texture được hoà trộn vào nhau trên hình đích. Trong các card đồ hoạ hiện nay, "chi phí” cho bilinear filtering rất thấp, gần như "miễn phí” (theo nghĩa không ảnh hưởng đến hiệu năng). Nhưng trilinear thì không như vậy, nó là một bộ lọc tốn kém. Vì nó không chỉ tăng gấp đôi số điểm lấy mẫu (từ 4 lên 8) mà còn yêu cầu phải xử lí nhiều texture cùng lúc. Do đó, hiện nay xuất hiện nhiều phép tối ưu để thực hiện trilinear hiệu quả hơn.
5. Anisotropic filtering (lọc bất đẳng hướng)
Trong thực tế đồ hoạ 3D, texture không đơn thuần được vẽ với hình dáng như ban đầu của nó. Do phối cảnh ba chiều, hình vuông hay hình chữ nhật (là dạng gốc của texture) trở thành hình bình hành, hình thang... Trong bộ lọc bất đẳng hướng, khác với Linear Filtering, các texel không được lấy mẫu theo một hình dạng đối xứng (đẳng hướng) mà theo một hình bất quy tắc được điều chỉnh tùy theo phối cảnh. Ta có thể hình dung mỗi pixel đích trên hình ảnh kết quả là một hình vuông. Tương ứng với hình vuông này có thể là hình chữ nhật, hình bình hành hay hình thang... trên texture. Dưới đây là một hình minh hoạ khi ánh xạ cùng một hình tròn nhỏ trên hình ảnh đích sang texture. Tùy vị trí của hình tròn mà các vùng tương ứng trên texture khác nhau.
Anisotropic filtering tiến bộ hơn hẳn so với linear filtering vì nó bám sát hình dạng thực của điểm ảnh, cung cấp khả năng thể hiện thực và đầy đủ hơn nội dung của điểm ảnh, làm giảm thiểu mất mát nội dung trên hình kết quả. Anisotropic filtering có nhiều mức độ khác nhau (như ta thấy trong các thiết lập của driver và game), tùy thuộc vào số texel được lấy mẫu cho mỗi điểm ảnh đích. 1x lấy mẫu 4 texel (ta chưa xem xét đến mipmap), nên kết quả tương tự bilinear; 2x lấy mẫu 8 texel; 4x lấy 16; 8x lấy 32 và 16x (mức cao nhất hiện nay) lấy 64. Ta dễ dàng nhận thấy rằng càng lấy nhiều texel càng đòi hỏi texture chi tiết. Do đó, với các mức cao, mipmap càng bị đẩy sâu vào trong.
Lọc bất đẳng hướng có thể kết hợp với bilinear hoặc trilinear thành bilinear anisotropic hoặc trilinear anisotropic. Với bilinear anisotropic, lọc diễn ra độc lập trên từng mức mipmap; với trilinear anisotropic, lọc được hoà trộn trên hai mức mipmap gần nhất.
Tuy nhiên, cho đến hiện nay, lọc bất đẳng hướng vẫn là một "món" xa xỉ. Nó vừa yêu cầu lấy mẫu một số lượng lớn các điểm, lại vừa sử dụng phép tính có trọng số phức tạp. Do đó, nhiều phép tối ưu đã được thực hiện.
BÍ MẬT CỦA TỐI ƯU
1. Brilinear – Optimized Trilinear
Hiểu một cách đơn giản thì "tối ưu" nghĩa là "làm ít hơn chứ không phải tốt hơn". Nhà thiết kế cố gắng giảm các thao tác được yêu cầu để cho kết quả chính xác nhằm làm cho phần cứng chạy nhanh hơn mà ít ảnh hưởng đến cảm nhận của người sử dụng (nó có thể đem lại kết quả mà hầu hết các điểm ảnh đều bị sai khác, nhưng tác dụng về mặt thị giác giữa hai hình ảnh lại chênh lệch không đáng kể).
Phép tối ưu điển hình nhất và cũng được dùng phổ biến nhất là brilinear, một "phép lai" giữa trilinear với bilinear, thay thế cho trilinear. Mục đích chính của trilinear là làm mất đi các "dải" mipmap trên hình kết quả. Brilinear thu giảm vùng hòa trộn các mức mipmap vào sát các đường ranh giới và thực hiện bilinear hoàn toàn (tức chỉ dùng một mức mipmap) ở vùng chính giữa các "dải" này. Như vậy tức là giảm đáng kể việc sử dụng trilinear và thay thế bằng việc dùng bilinear. Ta có thể thấy rõ điều này qua hình minh hoạ dùng color mipmap dưới đây.
Với Brilinear, khoảng chuyển tiếp mipmap bị thu hẹp và có một khoảng chỉ được lọc Bilinear
Nói chung rất khó để phát hiện ra brilinear bằng mắt thường khi sử dụng các mipmap thực (chẳng hạn khi chơi game). Trong các game thông thường, brilinear có thể thu được đến hơn 30% hiệu năng so với full trilinear.
Hầu hết các chip đồ hoạ mới hiện nay đều dùng phương pháp này. Ta có thể thấy tùy chọn sử dụng "trilinear optimizations" trong driver của các card đồ họa mới dòng GeForce.
2. Tối ưu góc trong Anisotropic Filtering
Thử tưởng tượng bạn đang đứng đối diện với một bức tường. Vì bức tường song song với màn hình nên nó là một hình "đẳng hướng" (các hướng được bảo toàn tỉ lệ). Do đó, việc lọc bất đẳng hướng trên bức tường không khác biệt so với lọc tuyến tính. Cũng giống như vậy với các mặt phẳng khác. Mỗi mặt phẳng có một độ bất đẳng hướng (tỉ lệ chênh lệch giữa các hướng) cực đại nhất định tùy thuộc vào góc nhìn mặt phẳng đó. Do vậy chỉ cần một mức lọc bất đẳng hướng nhất định mà không cần thiết phải dùng mức lọc cao hơn. Ví dụ nếu texture bị biến dạng ở tỉ lệ 1:2, 2xAF là đủ (đương nhiên ngay cả trên một mặt phẳng, tỉ lệ biến dạng của texture cũng liên tục thay đổi, như đã được chỉ ra trong hình vẽ trước). Tối ưu góc trong Anisotropic Filtering tận dụng điều này để nâng cao hiệu năng xử lí. Nó áp dụng các mức độ lọc khác nhau cho các góc khác nhau. Nghĩa là ngay cả khi bạn yêu cầu mức lọc 16x, sẽ có những góc nào đó mà phép lọc chỉ diễn ra ở mức 2x. Thực tế rất ít góc được thực hiện ở mức 16x hoàn toàn. Tối ưu góc được áp dụng trong tất cả các card đồ hoạ của ATI dòng 9xxx và các dòng X, trong các card NVIDIA GeForce FX 5xxx, 6xxx, 7xxx.
3. Tối ưu theo mức mipmap
Tối ưu theo mức mipmap nói một cách ngắn gọn là tùy thuộc vào mức mipmap khác nhau mà áp dụng các mức lọc khác nhau (chẳng hạn các mức lọc bất đẳng hướng). Do ở các mức mipmap thấp, texture đã giảm chi tiết đi rất nhiều. Nên người xem thường không nhận thấy việc thay đổi độ phức tạp trong phép lọc.
4. Độ chính xác của các phép tính
Số bit được sử dụng để lưu trữ các giá trị, các tham số, trọng số trong các phép tính ảnh hướng rất lớn đến độ chính xác của kết quả.
Ví dụ dễ thấy nhất là số bit xác định trọng số trong phép lọc tuyến tính. Số bit này quyết định có bao nhiêu mức chuyển tiếp về màu sắc giữa hai mốc (hai màu của hai texel kề nhau). Vì hiện nay người ta chỉ dùng 8 bit cho mỗi thành phần màu, nên cũng chỉ cần tối đa 8 bit trọng số là có thể miêu tả đầy đủ các mức màu chuyển tiếp (256 mức). Đây là số bit được dùng trong các card GeForce. ATI sử dụng ít bit hơn. Với 6 bit, các card đồ hoạ của ATI chỉ có thể thể hiện được 64 mức chuyển tiếp, nghĩa là không đầy đủ hoàn toàn.Với ít mức chuyển tiếp, đoạn chuyển tiếp sẽ trở nên kém mượt mà.
Tuy nhiên, thực tế rất khó thấy sự khác biệt này. Vì thông thường các texture chỉ được phóng to ở khoảng nhất định. Nghĩa là chỉ có một số ít điểm ảnh chuyển tiếp giữa hai texel, nên cũng chỉ cần một số ít mức chuyển tiếp. Dù vậy, phép lọc tuyến tính còn được dùng trong các thao tác tìm màu khác (chẳng hạn trong bộ đổ bóng điểm – pixel shading) nên với ít bit hơn, độ chính xác trong kết quả cuối cùng sẽ giảm. Đương nhiên, ít bit cũng có nghĩa là ít xử lí hơn và nhanh hơn.
KIỂM NGHIỆM THỰC TẾ
Có rất nhiều công cụ và phương pháp để kiểm nghiệm những vấn đề liên quan đến các phép lọc. Nhưng có lẽ dễ dàng và quen thuộc nhất với những người chơi game hoặc am hiểu về card đồ họa là phần mềm 3DMark của FutureMark. Công cụ này có chức năng "Filtering & AA" rất trực quan. Ở đây tôi xin giới thiệu vài hướng kiểm nghiệm lí thú để thấy vai trò và ảnh hưởng qua lại của các công nghệ kể trên bằng FutureMark 3DMark05.
Chọn chức năng Filtering & AA của 3Dmark05
Trước khi chạy chức năng này, bạn phải đảm bảo driver đồ họa không "ép" bất cứ thao tác nào như AntiAliasing hay Anisotropic Filtering. Nếu không, các thay đổi trong chương trình sẽ không "nghiệm".
Ban đầu, bạn đặt Mag Filter, Min Filter về Point và MipMapping về None để xem Nearest-point sampling. Thử di chuyển, bạn sẽ thấy nhiễu. Sau đó, đưa cả ba thành Point, bạn sẽ thấy rất rõ các lớp Mipmap (nhất là khi di chuyển, đường phân định các lớp mipmap di chuyển "theo sát" bạn) và thấy luôn cả "tác hại" của việc không dùng lọc tuyến tính. Các khối vuông xuất hiện, đặc biệt khi bạn tăng mức chi tiết LOD bias lên (kéo xịch các mipmap lại gần bạn). Dùng chức năng Mipmap Coloring bạn thấy càng rõ. Bây giờ bạn chuyển Mag/Min Filter lên Linear, bạn có Bilinear. Các lớp mipmap vẫn còn rõ, nhưng nhiễu và khối vuông thì biến mất.
Bây giờ bạn đặt cả ba tham số là Linear, bạn có Trilinear. Không còn các lớp mipmap nữa. Bạn có thể thử với Mipmap Coloring. Các lớp màu giờ đã chuyển tiếp hòa trộn vào nhau.
Tiếp theo, bạn chuyển Mag/Min Filter lên Anisotropic (nếu Anisotropy level khác 1, đặt nó về 1 trước). Chẳng có khác biệt gì đáng kể cả. Như tôi đã trình bày, Anisotropic 1x gần giống với Linear Filtering do đều chỉ dùng 4 mẫu (không tính tới các lớp mipmap). Tăng dần Anisotropy Level, bạn dễ dàng phát hiện thật sự chỉ tồn tại các mức 1x, 2x, 4x, 8x, 16x. Các mức khác đều được làm tròn lên hoặc xuống các mức này. Sử dụng Mipmap Coloring để thấy rằng với mức lọc càng cao, mipmap càng bị đẩy vào sâu. Nếu card của bạn là "đời mới", sử dụng tối ưu góc trong Anisotropic Filtering, thì thật ngạc nhiên! Hầu hết các góc trong 16x và 4x được lọc giống hệt nhau!
Hầu hết các góc AF 4x và 16x được lọc giống nhau
Bây giờ thử nghiệm vì sao Anisotropic Filtering lại "hay" hơn Linear Filtering. Bạn đẩy Anisotropy Level lên 16x, và xem Bilinear/Trilinear Anisotropic Filtering (thay đổi Mipmap giữa Point và Linear). Sau đó chuyển về Trilinear (cả ba tham số đều là Linear). Bạn sẽ thấy hình rất mờ. Giảm LOD bias xuống để hình rõ hơn, bạn sẽ thấy hình "có vẻ” rõ hơn nhưng thực ra lại là nhiễu, nhất là khi bạn di chuyển.
Nếu có card GeForce 6xxx, bạn có thể thử chức năng Trilinear Optimizations bằng thiết lập trong card đồ hoạ. Tuy nhiên thay đổi không trực tiếp trong lúc chạy chương trình nên không được rõ.
Trên đây, tôi đã giới thiệu các phương pháp lọc vật liệu và cả các "bí kíp" mà các nhà sản xuất card đồ họa dùng để tăng hiệu năng đồ họa. Hi vọng bài viết có thể phần nào giúp các bạn có được cái nhìn rõ hơn về đồ họa 3D.
(PCWorld)
|
|
|
Thật tình thì tui chỉ online rồi xem bài nào hay thì save lại chứ không biết rõ tác giã nữa. Khi cần thì Post lên
|
|
|
Wi-Fi không còn là đặc quyền của MTXT. Nhiều thiết bị ngoại vi hỗ trợ Wi-Fi cho phép gửi nhạc, phim, ảnh và cả gọi điện thoại từ bất cứ vị trí nào trong nhà mà không cần dây cáp. Rồi chúng ta sẽ thấy thêm nhiều sản phẩm thực hiện nhiều việc nhờ tích hợp Wi-Fi.
Dĩ nhiên, cũng có những sản phẩm được quảng cáo hơi quá sự thật. PC World Mỹ đã thử nghiệm 12 sản phẩm không dây mới nhất thuộc nhiều chủng loại để đánh giá sản phẩm nào hỗ trợ Wi-Fi tốt và sản phẩm nào cần được cải tiến.
Giai điệu "du hành"
Hiện tại, các thiết bị nghe nhạc tích hợp sẵn Wi-Fi cho phép bạn truy cập toàn bộ thư viện nhạc của mình từ bất cứ vị trí nào trong nhà. Bạn có thể nối các thiết bị này ra loa hay nối cáp vào dàn âm thanh để thưởng thức. Với các thiết bị này, bạn còn có thể nghe đài qua Internet mà không cần máy tính. Bạn cũng có thể thiết lập nhiều thiết bị cùng truy cập đến các bài hát lưu trên máy tính.
Chúng ta hãy điểm qua ba thiết bị nghe nhạc: MediaLounge DSM-120 của D-Link (find.pcworld.com/51936), SoundBridge M1000 của Roku (find.pcworld.com/51934) và Squeezebox version 3 của Slim Devices. SoundBridge và Squeezebox có giao diện đẹp, chất lượng âm thanh tuyệt vời và nhiều tính năng. Mặc dù Squeezebox được xếp đứng đầu vì có nhiều tính năng, nhưng SoundBridge và MediaLounge cũng có điểm nổi bật là hỗ trợ DRM (Digital Rights Management), một yêu cầu bắt buộc để chơi được các tập tin của Napster và Rhapsody.
D-Link DSM-120, giá 210 USD, mang phong cách thời trang, có cả ngõ ra chuẩn tương tự (analog) và ngõ cáp quang số cho chất lượng âm thanh cao hơn nếu bạn có dàn âm thanh có ngõ vào tương ứng. DSM-120 hỗ trợ hầu hết các định dạng nhạc không được bảo vệ. DSM-120 không hỗ trợ định dạng AAC của iTunes nhưng hỗ trợ Windows DRM-10 và định dạng được bảo vệ của Napster và Rhapsody thông qua Windows Media Connect (tải ở find.pcworld.com/51622 để cài đặt cho Windows XP SP2).
Cạnh trên của DSM-120 có một cổng USB để bạn nghe được các bản nhạc lưu trữ trong ổ đĩa flash và bạn còn có thể lắp ổ đĩa cứng 2,5" (loại dành cho MTXT). DSM-120 còn có chức năng đồng hồ báo thức chơi nhạc báo hiệu từ ổ đĩa đã lắp (không phải ổ đĩa flash).
Nhưng DSM-120 vẫn có vài vấn đề khiến bạn không được thoải mái. Phần mềm đi kèm giúp cài đặt folder quản lý nhạc và danh sách nhạc chưa được thân thiện và các nút bấm để chọn bài hay các thông tin của bộ điều khiển từ xa khó sử dụng. Ngoài ra, bạn chỉ có thể nghe được đài Live365 trên Internet.
Roku SoundBridge M1000, giá 200 USD, có vẻ ngoài bóng bẩy, màn hình huỳnh quang sáng và lớn. M1000 có các ngõ ra quang số và cáp đồng trục; hỗ trợ các định dạng Windows DRM, iTunes và AAC không được bảo vệ.
Một điểm rất thú vị là để sử dụng SoundBridge bạn chẳng cần phải cài đặt phần mềm. Thay vào đó bạn sử dụng Windows Media Connect; hay một trong các phần mềm nghe nhạc phổ biến như iTunes, Musicmatch, Napster, Rhapsody ở chế độ chia sẻ nhạc; hoặc sử dụng phần mềm có mã nguồn mở SlimServer rất tuyệt vời của chính đối thủ cạnh tranh của Roku (Slim Devices), hỗ trợ định dạng FLAC và OGG Vorbis.
Bạn sẽ thích cách hiển thị của SoundBridge, giao diện nghe đài từ Internet tuyệt vời và hỗ trợ nhiều đài, kể cả Rhapsody.
Lúc bạn đọc bài viết này, Roku đang có kế hoạch tung ra SoundBridge R1000, giá dự kiến 399USD, hỗ trợ thêm chức năng đồng hồ báo thức và cài đặt sẵn 18 kênh đài từ Internet.
Squeezebox của Slim Devices, giá 300 USD, là sự lựa chọn tối ưu. Thiết bị thanh mảnh sử dụng chuẩn Wi-Fi 802.11g (SoundBridge sử dụng 802.11b) và là thiết bị duy nhất trong 3 thiết bị có hỗ trợ chế độ mã hóa WPA, an toàn hơn mã hóa WEP. Hơn thế nữa, Squeezebox có cả đồng hồ hẹn giờ và jack tai nghe. Thật là tiện lợi khi chỉ mất có vài phút để khởi nhịp cho Squeezebox bằng thiết bị điều khiển từ xa. Cài đặt phần mềm SlimServer cũng đơn giản.
SlimServer có thể chơi được nhiều định dạng nhạc số, bao gồm cả định dạng AAC nhưng không hỗ trợ DRM. Squeezebox còn hỗ trợ thêm Live365, Radio và nghe đài trực tuyến từ Internet với Shoutcast. Theo thông tin từ nhà sản xuất, sắp tới thiết bị này sẽ hỗ trợ cả Rhapsody. Một ưu điểm nữa là bạn có thể đọc tin tức RSS bằng Squeezebox mà không cần đến máy tính.
Hãy trả tự do cho...phim, ảnh
Nếu nghe nhạc thôi chưa đáp ứng nhu cầu của bạn thì đã có những thiết bị có thể xem phim và duyệt hình ảnh. Những thiết bị này to cỡ các đầu máy video, có thể kết nối tivi để xem các hình ảnh tĩnh và phim lưu trên máy tính mà chẳng cần cáp nối. Những thiết bị này còn có thể đọc đĩa DVD nên bạn có thể sử dụng thay thế cho đầu DVD trong dàn giải trí gia đình.
LinkTheater PC-P3LWG/DVD (find.pcworld.com/51938) của Buffalo có giá 275USD còn DSM-320RD MediaLounge của D-Link (find.pcworld.com/51940) giá 300USD, rẻ hơn so với một bộ Windows Media Center có trang bị Wi-Fi, nhưng giao diện của hai thiết bị này hạn chế và không đồng bộ. LinkTheater PC-P3LWG/DVD nổi trội nhờ có ngõ ra HD - High Definition (cả 720p và 1080i), điều khiển từ xa và giao diện đẹp.
Cả hai thiết bị đều có đầy đủ các ngõ ra thông dụng như S-video, composite, component video và âm thanh quang số. Chức năng nghe nhạc hay xem phim chạy rất mượt với mạng không dây chuẩn 802.11g. Cả hai cùng hỗ trợ Windows Media Connect và chuẩn AV UPnP (Universal Plug and Play), cho phép bạn xem phim lưu trên các ổ đĩa mạng (xem phần "Tăng không gian bộ nhớ ").
D-Link DSM-320RD. Được cải tiến từ thiết bị DSM-120 chỉ nghe được nhạc, DSM-320RD có chất lượng âm thanh tuyệt vời và hỗ trợ nhiều định dạng bao gồm Live365 và Radio@AOL. Thiết bị còn có đầu đọc thẻ 5 trong 1. Nhưng chất lượng xem phim và duyệt hình thì không tốt, nguyên nhân chính do hạn chế của tivi so với màn hình máy tính. Trừ phi bạn có HDTV và đầu giải mã tín hiệu HD (HD-capable streamer) như Buffalo, còn không độ phân giải của các bức ảnh số sẽ bị giảm còn 720x480 và các góc hình có thể bị cắt mất. Các hình ảnh được sắp xếp theo thư mục giúp cho việc chọn lựa hình để duyệt đơn giản. Ngoài ra, bạn có thể vừa duyệt hình tự động vừa nghe nhạc.
Khi xem phim bằng thiết bị này, bạn không gặp vấn đề về độ phân giải như khi duyệt hình. Hầu như các chuẩn định dạng video có thể xem bằng máy tính đều có tỷ lệ và độ phân giải phù hợp với tivi và chất lượng giống như trên màn hình máy tính. Hạn chế chính của thiết bị này là không có ngõ ra HD. (D-Link còn có loại DSM-520 giá 250USD, hỗ trợ HD và giao tiếp HDMI nhưng không tích hợp tính năng xem DVD và đầu đọc thẻ). Cũng như DSM-120, bạn sẽ không hài lòng với bộ điều khiển từ xa vì phím nhỏ và quá nhạy.
Buffalo LinkTheater. Thiết bị này được đánh giá cao vì chất lượng âm thanh tuyệt vời và khả năng hiển thị các hình ảnh nghệ thuật nhúng trong tập tin MP3. Phần xem phim, thiết bị này hỗ trợ định dạng DivX rất phổ biến. Cuối cùng, nhờ hỗ trợ HD nên nếu dùng với HDTV thì chất lượng hình ảnh và phim đẹp hơn nhiều so với DSM-320RD. Tuy nhiên, có chút thất vọng vì thiết bị thiếu giao tiếp HDMI hay DVI. Ngoài ra, LinkTheater không có hỗ trợ mã hóa WPA, trong khi DSM-320RD thì lại có.
Slingbox và TiVoToGo. Hai sản phẩm của Buffalo và D-Link vừa giới thiệu trên cho phép bạn xem phim, ảnh lưu trữ trong máy tính bằng tivi, nếu muốn xem các chương trình tivi trên máy tính thì bạn cần Slingbox của Sling Media hoặc TiVoToGo của Tivo. Khi đã có Serie 2 Tivo, muốn xem chương trình tivi trên bất kỳ máy tính nào, bạn cần lắp thêm adapter 802.11g giao tiếp USB, rồi dùng các tính năng TiVoToGo của phần mềm TiVo Desktop miễn phí. Bạn cũng có thể lưu những chương trình đó ra DVD hay MTXT để xem lại khi đang ở ngoài đường.
Slingbox, giá 250USD, còn làm được nhiều việc hơn TiVoToGo. Bạn có thể xem video phát từ đủ các loại - truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh, đầu DVD, VCR, và TiVo hay các máy quay video số - trực tiếp trên máy tính. Điều đáng nói là máy tính có thể được đặt ở bất cứ nơi nào miễn có kết nối Internet, chẳng hạn trong một phòng khách sạn ở tận Bangkok. Để "hô biến" Slingbox thành "không dây", bạn cần phải lắp cầu nối Wi-Fi 802.11g vào Slingbox (xem "Giải phóng Game thủ, máy in"). Chất lượng hình ảnh không được như khi bạn xem trực tiếp tivi nhưng bạn có thể vừa xem chương trình trực tiếp vừa ghi lại video bất kể nơi đâu.
HỒI SINH MẠNG KHÔNG DÂY
Các "điểm chết" (dead spot – nơi hoàn toàn không có tín hiệu Wi-Fi) trong mạng Wi-Fi đã đủ khiến bạn khó chịu khi gửi/nhận e-mail bằng MTXT, huống chi là những lúc đang gọi điện thoại Wi-Fi hay đang thưởng thức phim, nhạc. Để tăng cường độ tín hiệu đôi khi bạn chỉ cần đặt lại router ở vị trí trung tâm, tránh những vật cản như tường, bê tông, kim loại và nước. Lắp router trên tường cao cũng là một cách để cải thiện tốc độ.
Nếu chuẩn bị mua thiết bị mới thì bạn nên tìm thiết bị Wi-Fi thế hệ mới có tín hiệu mạnh hơn, tốc độ cao hơn với giá tương đối thấp mà lại vừa phủ sóng toàn bộ nhà (http://find.pcworld.com/51620).
Xem thêm các bài viết "Mở rộng mạng Wi-Fi" (TGVT A 04/2005 trang 12), "Hướng dẫn căn bản: mạng không dây" (TGVT A 11/2004 trang 84), "Mạng không dây: Nhanh hơn! Xa hơn!" (TGVT A 08/2005 trang 98).
Điện thoại VoIP, cắt dây chuông vẫn reo
Nếu muốn tiết kiệm chi phí điện thoại quốc tế hay liên tỉnh với điện thoại VoIP (khoảng 15-30USD mỗi tháng để gọi thoải mái trong phạm vi nước Mỹ), có lẽ bạn sẽ thích sử dụng thiết bị thu phát cầm tay không dây. Vì Wi-Fi đã phổ biến khắp nơi nên bạn có thể mang điện thoại Wi-Fi trong những chuyến vòng quanh châu Âu và gọi về Mỹ mà chẳng phải trả thêm tiền phí điện thoại hàng tháng (LTS: dĩ nhiên, bạn vẫn phải trả tiền truy cập Internet Wi-Fi nơi bạn sử dụng, trừ phi nơi đó cung cấp Internet Wi-Fi miễn phí). Người khác (ở Mỹ) cũng có thể gọi cho bạn theo số thông thường của bạn với giá của một cuộc gọi nội hạt.
Dĩ nhiên, còn lâu Wi-Fi mới có thể phủ sóng toàn cầu như sóng điện thoại di động và thế hệ đầu tiên của điện thoại Wi-Fi vẫn chưa cho phép đăng nhập hầu hết các "hotspot" công cộng. Tuy nhiên, nếu mua thêm một router Wi-Fi thì bạn có thể dùng được điện thoại Wi-Fi (và cả MTXT có hỗ trợ Wi-Fi) thông qua kết nối băng rộng được trang bị ở các khách sạn.
Bạn nên thường xuyên "ghé mắt" đến các kiểu điện thoại mới có thêm nhiều chức năng cải tiến, chẳng hạn loại điện thoại "lai" của UTStarcom sắp tung ra có thể gọi và nghe trên cả mạng Wi-Fi lẫn mạng điện thoại di động. Tuy nhiên, thiết bị này không thể chuyển tiếp cuộc gọi giữa 2 mạng (find.pcworld.com/51612).
UTStarcom F1000. Ở Mỹ, mua điện thoại của nhà cung cấp dịch vụ VoIP sẽ rẻ và dễ dàng hơn, nhưng lại bị ràng buộc với nhà cung cấp dịch vụ. F1000 do Vonage cung cấp, được bán với giá 80 USD. (Bạn cũng có thể mua F1000 thông qua BroadVoice và VoIPTalk). Bạn chỉ mất vài phút để đăng ký thiết lập là có thể dùng được. Mặc dù thiết bị này bị rớt mạng trong lần gọi đầu tiên nhưng sau đó thì hoạt động hoàn toàn tốt trong suốt quá trình thử nghiệm. Chất lượng thoại ngang bằng với điện thoại di động hay điện thoại không dây.
ZyXel Prestige P2000W. So với F1000, cài đặt Prestige P2000W khó hơn vì nó không bị ràng buộc với một nhà cung cấp dịch vụ VoIP nào. Thời gian kết nối cuộc gọi cũng lâu hơn so với F1000 và nó phát ra 3 tiếng "ding" hơi khó chịu trước khi điện thoại ở đầu kia bắt đầu đổ chuông. Không như UTStarcom, ZyXEL không hỗ trợ mã hóa WPA và quá lớn nên không bỏ vừa vào túi áo.
ĐẦU TƯ Ổ CỨNG MẠNG LÀ QUYẾT ĐỊNH ĐÚNG ĐẮN
Dù mạng gia đình của bạn thuộc loại có dây hay không dây, lắp thêm ổ cứng mạng là một trong những đầu tư đúng đắn. Xét cho cùng, bạn cần dung lượng lớn cho nhạc, phim ảnh. NAS (Network Attached Storage: thiết bị lưu trữ lắp trực tiếp vào mạng) còn mang lại nhiều thuận lợi như tự động sao lưu dự phòng cho nhiều máy tính (cần có thêm phần mềm) và cấp cho mỗi người dùng một folder có mật khẩu truy cập riêng. Nếu ổ đĩa hỗ trợ khả năng UPnP thì các thiết bị như LinkTheater của Buffalo, MediaLounge của D-link và SoundBridge M1000 của Roku có thể chơi các file lưu trữ trong ổ đĩa mạng mà không cần phải thông qua máy tính (xem chi tiết ở find.pcworld.com/51616).
Thêm NAS vào hệ thống mạng khá đơn giản: Hầu hết ổ đĩa NAS có một cổng mạng (RJ-45) để nối trực tiếp vào cổng mạng trên router (hầu như tất cả router Wi-Fi có 4 cổng mạng RJ-45). Mặc dù có ổ đĩa NAS không dây, nhưng để đáp ứng được tốc độ truyền dữ liệu nhanh bạn nên dùng loại kết nối có dây.
Ổ đĩa NAS thích hợp cho nhu cầu gia đình và văn phòng nhỏ bao gồm dòng LinkStation của Buffalo, ổ đĩa Maxtor Shared Storage và Snap Appliance Snap Server.
Xem "Ổ đĩa mạng" (TGVT A 03/2005 trang 92), "Đĩa cứng mạng - Chủ động trên nền NDAS" (TGVT A 01/2006 trang 52). Trong số này, Test Lab cũng có thử nghiệm 2 ổ cứng mạng của Lacie và Maxtor, mục "Sản Phẩm Mới". Tham khảo thêm nhiều loại NAS khác ở find.pcworld.com/46468.
Tuy nhiên, có thể bạn không cần phải mua ổ đĩa NAS đặc biệt đâu. Chẳng hạn, nếu đã có sẵn ổ đĩa USB ngoài thì bạn chỉ cần chọn loại router Wi-Fi có cổng giao tiếp USB, như D-Link DI-6245 Wireless 108G USB Storage (find.pcworld.com/52010) hay Netgear WGT634U 108Mbps Wireless Storage Router (find.pcworld.com/52012). Hay nếu bạn không muốn thay router Wi-Fi thì Linksys Network Storge Link (find.pcworld.com/51958) có 2 cổng USB cho phép bạn lắp 2 hộp đĩa cứng có giao tiếp USB vào.
Xem thêm "Hộp đĩa cứng mạng - Repotec RP-NA200 kinh tế" (TGVT A , số 8/2005 trang 64), "Hộp ổ cứng - Asus WL-HDD2.5 không dây, đa năng" (TGVT A , số 1/2005 trang 52) và "Hộp ổ cứng mạng Netgear SC101" ở mục "Sản Phẩm Mới".
Chắp cánh cho hình ảnh
Điện thoại Internet hỗ trợ Wi-Fi của ZyXEL và UTStarcom cho phép gọi điện thoại VoIP qua kết nối mạng không dây
Tích hợp công nghệ Wi-Fi vào máy ảnh số còn tương đối mới mẻ nhưng đó là một ý tưởng xuất phát từ nhu cầu thực tế: bạn cần truyền hình ảnh từ máy ảnh số, sử dụng Wi-Fi bạn sẽ không phải lo lắng khi lỡ quên đem theo cáp USB hay đầu đọc thẻ nhớ. Thử tưởng tượng, sẽ có một ngày bạn có thể ghé vào bất cứ quán cà phê nào ở Matxcơva hay Tôkyô để gửi các ảnh vừa chụp mà chẳng cần MTXT.
Đáng tiếc, ước mơ này vẫn chưa hoàn toàn hiện thực. Hiện tại, khi chọn máy ảnh số, bạn nên quan tâm đến các tính năng chụp ảnh của máy ảnh số hơn là có hỗ trợ Wi-Fi hay không. Dù sao, hai sản phẩm sau đây cũng sẽ có các tính năng đáp ứng được phần nào sự mong đợi của những người hâm mộ Wi-Fi.
Kodak EasyShare-one (find.pcworld.com/50246) giá 500 USD, một giá hơi đắt nhưng vào thời điểm này nó là máy ảnh số duy nhất có khả năng truy cập Internet trực tiếp. Bạn có thể tải hình ảnh lên thẳng Gallery EasyShare của Kodak (www.kodakgallery.com) bằng chuẩn 802.11b, rồi gửi đường dẫn đến cho bạn bè bằng e-mail. Bạn còn có thể truyền hình ảnh đến máy tính thông qua mạng không dây.
Nhưng sử dụng EasyShare-one không thật đơn giản và còn nhiều hạn chế. Mặc dù có hỗ trợ chế độ mã hóa WEP và WPA nhưng máy ảnh này không thể kết nối vào các mạng Wi-Fi vì không hỗ trợ màn hình đăng nhập các "hotspot" (hầu hết "hotspot" công cộng đòi hỏi các thiết bị Wi-Fi muốn truy cập phải đăng nhập). Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề này, Kodak và T-Mobile đã bắt tay nhau đưa ra dịch vụ dành cho những khách hàng chỉ cần mỗi nhu cầu kết nối máy ảnh số vào "hotspot", trả phí 5USD mỗi tháng.
Webcam hỗ trợ Wi-Fi của các hãng D-Link, Linksys, Panasonic (từ trái sang phải) đáp ứng nhu cầu người dùng bình thường và chuyên nghiệp
Một khuyết điểm khác là, để truyền dữ liệu bằng Wi-Fi đến máy tính bạn phải sử dụng phần mềm EasyShare Gallery. Ngoài ra, bạn không thể gửi chính hình ảnh qua e-mail được mà chỉ là địa chỉ đường dẫn đến trang web Gallery (xem chi tiết hơn ở find.pcworld.com/51932).
Nikon Coolpix P2 (find.pcworld.com/51948) (giá tham khảo tại Việt Nam là 7.675.000 đồng). Nhìn chung, Coolpix P2 còn có nhiều hạn chế hơn cả EasyShare. Bạn có thể dùng Wi-Fi để truyền dữ liệu từ máy ảnh số đến máy tính và máy in; nó hỗ trợ chuẩn 802.11g nhanh hơn so với 802,11b (Kodak hỗ trợ chuẩn 802.11b), mã hóa WEP và WPA. Nhưng việc truyền dữ liệu qua Wi-Fi hơi phức tạp vì bạn phải thiết lập trên máy ảnh và cài đặt phần mềm chuyên dụng cho máy tính, còn sử dụng cáp USB thì dễ dàng hơn nhiều. Thiết bị này không hỗ trợ "hotspot", gửi e-mail và tải trực tiếp lên web.
Một tính năng khá hay của P2 là chế độ Wireless Live Transfer cho phép bạn lưu ảnh hay đoạn phim vừa quay trực tiếp vào máy tính mà không cần đến thẻ nhớ, tính năng này rất tiện dụng khi bạn chụp ảnh ở studio hay phòng lab. Nikon P1 8-Megapixel (giá tham khảo tại Việt Nam là 8.960.000 đồng) cũng có cùng tính năng Wi-Fi như P2 (TGVT A 01/2006, trang 76).
TĂNG TỐC
Khi xem phim trực tuyến mà mạng bị nghẽn thì tốc độ truyền dữ liệu thấp có thể làm cho phim bị giựt, thậm chí đứng hình; nghe nhạc hay gọi điện thọai VoIP cũng bị ảnh hưởng tương tự. Chính vì vậy công nghệ mạng QoS (Quality of Service – Chất lượng dịch vụ) ra đời, ưu tiên cho dữ liệu đa phương tiện. QoS dùng chuẩn 802.11e.
Hiện tại, Hiệp Hội Wi-Fi đưa ra một chuẩn chuyển tiếp (cũng là một phần của 802.11e) gọi là WMM (Wi-Fi multimedia). Nhiều router VoIP đã hỗ trợ công nghệ QoS. Nếu dự định mua router hay thiết bị Wi-Fi mới, bạn nên kiểm tra để bảo đảm chúng hỗ trợ WMM hoặc 802.11e QoS, hay chọn sản phẩm cho phép nâng cấp firmware. Lưu ý cả router và card Wi-Fi phải sử dụng cùng một công nghệ QoS.
Mật thám tàng hình Wi-Fi
Nhờ có Wi-Fi mà ngày càng có nhiều Internet camera được sử dụng như thiết bị giữ trẻ, máy quay phim an ninh, hoặc máy theo dõi quá trình phát triển của thực vật. Bạn có thể lắp Internet camera Wi-Fi ở mọi ngóc ngách trong nhà (hoặc cả ngoài trời) và theo dõi qua Internet. Giá của các Internet camera từ 130 USD đến 1000 USD.
Ba Internet camera được thử nghiệm là của D-Link , Linksys và Panasonic. Tất cả đều dùng chuẩn 802.11g, khi phát hiện có chuyển động thì bắt đầu ghi hình lại và/hoặc gửi e-mail cảnh báo. Tất cả đều có thể chụp hình hay quay phim liên tục hoặc theo thời gian biểu. Bảo là "không dây", nhưng thật sự các thiết bị vẫn phải "có dây" cung cấp nguồn điện mới hoạt động được.
Cả ba đều hỗ trợ tên miền động DDNS (xem "Đăng ký dịch vụ DNS miễn phí" - TGVT A 8/2003, trang 106), cho phép bạn truy cập "firmware" và xem hình qua Internet để theo dõi hoạt động của các thiết bị trong phòng hay để giữ trẻ. Nhưng để dùng được bạn cần phải thiết lập thêm cấu hình router cho phép truy cập camera từ Internet (không dễ với người dùng bình thường). Ngoài ra, bạn nên đổi mật khẩu truy cập sao cho người khác khó có thể đoán ra được (xem find.pcworld.com/51614).
Linksys WVC54GC (find.pcworld.com/51952) kích thước cỡ bàn tay, giá 125 USD (ở Mỹ), ghi hình ở độ phân giải cơ bản 320x240pixel, không có âm thanh. Phần mềm đi kèm được thiết kế đẹp, hiển thị nhiều máy quay trong cùng một cửa sổ và hỗ trợ mã hóa WPA. Bạn có thể dùng trình duyệt web để cài đặt các thông số, giống như khi cài đặt router vậy.
D-Link DCS-6620G (find.pcworld.com/51952) là camera dân dụng đắt tiền, khoảng 1000 USD (ở Mỹ). DCS-6620G hỗ trợ chế độ thoại song công, "zoom" quang 10X, hỗ trợ mã hóa WPA và có thể điều chỉnh ống kính xoay ngang và dọc từ xa. Chất lượng ghi hình của DSC-6620G hơn hẳn WVC54GC và BB-HCM371A. Phần mềm kèm theo có rất nhiều tính năng, hiển thị nhiều camera trong cùng một cửa sổ, nhưng xét về mức độ dễ dùng thì không bì được với phần mềm của Linksys. Tuy nhiên, nếu là người dùng yêu thích công nghệ, bạn sẽ hài lòng với sản phẩm này.
Panasonic BB-HCM371A (find.pcworld.com/51954) giá 775 USD (ở Mỹ) là Internet camera lắp ngoài trời, hỗ trợ thoại song công, điều khiển được ống kính xoay ngang và dọc từ xa nên thích hợp cho nhu cầu giám sát các cửa ra vào. Nhưng camera này không có tính năng zoom quang và cũng không hỗ trợ mã hóa WPA. Phần mềm đi kèm quá phức tạp, dường như được thiết kế dành cho các chuyên gia an ninh.
Các Internet camera hỗ trợ không dây đã được Test Lab của TGVT-PCWVN thử nghiệm: "Internet camera không dây ICA-100W của Planet" (TGVT A 8/2003, trang 44), "Internet Camera - Kiểm soát mọi thứ qua Internet" (TGVT A 9/2004, trang 74), "Internet Camera - Không chỉ giám sát từ xa" (TGVT A 1/2005, trang 59), "Internet camera - Giám sát mọi góc" (TGVT A 8/2005, trang 67), "Internet Camera - Anh em Wi-Fi nhà D-Link" (TGVT A 2/2006, trang 57).
GIẢI PHÓNG GAME THỦ, MÁY IN
Cả Nintendo DS và Sony Playstation Portable dành cho các game thủ đã tích hợp sẵn Wi-Fi, nhưng muốn "cắt dây" cho các thiết bị chơi game cũ hơn như GameCube, PlayStation 2 và Xbox cũng đơn giản thôi: mua thêm cầu nối Wi-Fi (Lưu ý: để thiết lập Wi-Fi cho GameCube và PlayStation 2, trước tiên cần phải có adapter băng rộng Ethernet).
Tương tự, bạn cũng có thể "hô biến" các máy in văn phòng và các thiết bị mạng khác thành không dây bằng cách mua thêm cầu nối Wi-Fi. Chẳng hạn với F5D7330 Wireless G Ethernet Bridge và Game Adapter của Belkin (www.belkin.com), giá khoảng 75-100 USD, bạn có thể dễ dàng kết nối với bất kỳ thiết bị mạng nào mà không cần cài trình điều khiển thiết bị hay phần mềm. Tuy nhiên, để kích hoạt chế độ mã hóa WEP hay WPA thì đầu tiên cần lắp cầu nối vào máy tính để nhập mật khẩu mã hóa WEP hay WPA, nhưng cũng chỉ cần thế thôi.
Xem "Print Server không dây - CNet CNP101UW" (TGVT A 12/2004 trang 64), "Print Server - In mạng gọn nhẹ, linh hoạt của Infosmart và TRENDnet" (TGVT A 09/2004 trang 72)
Thi Tuyên
PC World Mỹ 4/2006
|
|
|
Tại diễn đàn IDF đầu năm 2006, Intel tập trung giới thiệu một vi kiến trúc hai nhân mới cho nền kiến trúc IA-32 32bit (cùng tồn tại với kiến trúc EPIC, IXA) với những khẳng định lạc quan về sự cải thiện hiệu năng, hiệu suất xử lý nhìn trên quan điểm tương quan năng lượng. Vi kiến trúc mới mang tên giản dị là Intel Core.
Điểm lại các vi kiến trúc hai nhân đang dùng, chúng ta nhận thấy điểm chung trong cách hiện thực là tích hợp hai nhân vi xử lý đơn nhân trước đây vào một chip với sự độc lập khá rõ về bộ đệm xử lý và tách biệt quá trình thực thi vi lệnh. Vi kiến trúc Core đã cải tiến điều này bằng cách thiết kế một bộ đệm cấp 2 (L2 cache) chung cho cả hai nhân, đồng thời vận dụng có cải tiến những điểm mạnh của hai vi kiến trúc NetBurst và Mobile để đạt đồng thời hai yếu tố quan trọng là tăng hiệu năng xử lý và giảm mức tiêu thụ điện năng. Vi kiến trúc Core chiến lược này sẽ đồng thời được Intel triển khai trên cả ba dòng điện toán di động, để bàn và máy chủ; nhưng trong lộ trình giới thiệu sản phẩm, bộ vi xử lý tên mã Merom dành cho máy tính xách tay sẽ được ưu tiên giới thiệu trước.
So với vi kiến trúc Intel hai nhân hiện tại, năm cải tiến quan trọng trong vi kiến trúc Core là Mở Rộng Thực Thi Động (Wide Dynamic Execution), Quản Lý Điện Năng Thông Minh (Intelligent Power Capability), Đệm Thông Minh Tiên Tiến (Advanced Smart Cache), Truy Xuất Bộ Nhớ Thông Minh (Smart Memory Access) và Tăng Tốc Phương Tiện Số Tiên Tiến (Advanced Digital Media Boost).
Wide Dynamic Execution
Thực thi động là sự kết hợp của nhiều kỹ thuật (phân tích luồng dữ liệu, thực thi suy đoán, thực thi phi thứ tự,...) đã được Intel hiện thực trong vi kiến trúc P6 gồm bộ xử lý Pentium Pro, Pentium II, Pentium III. Trong vi kiến trúc NetBurst sau đó, Intel đưa ra cơ chế Thực Thi Động Tiên Tiến (Advanced Dynamic Execution) thiết kế sâu hơn, tiên đoán xa hơn và cải tiến giải thuật tiên đoán nhánh lệnh để giảm bớt trường hợp tiên đoán sai. Trong kiến trúc Core, hàng lệnh thực thi được thiết kế dài hơn (14 khâu) giúp tiên đoán nhánh lệnh chính xác hơn và có đến 4 hàng lệnh thực thi cùng lúc (Intel Mobile và NetBurst trước đây chỉ thực thi được cùng lúc ba hàng lệnh).
Một tính năng khác cũng góp phần rút ngắn thời gian thực thi lệnh là macrofusion. Trong quá trình giải mã lệnh, một số cặp vi lệnh thông dụng (như lệnh compare (so sánh) đi kèm lệnh jump (nhảy) có điều kiện) sẽ được macrofusion ghép thành một vi lệnh mới. Bộ Luận Lý Tóan Học (Arithmetic Logic Unit-ALU) trong vi kiến trúc Core được thiết kế để thực thi các lệnh kết hợp theo cơ chế macrofusion trong một xung nhịp, giúp rút ngắn đáng kể thời gian thực thi (so với khi chưa kết hợp) và cũng đồng nghĩa giảm năng lượng.
Trong Intel Core, bạn cũng bắt gặp lại kỹ thuật tiết kiệm năng lượng thời gian micro-op fusion từng được dùng trong bộ xử lý Pentium M. Thông thường, một lệnh thực thi (macro-op) thường được chẻ nhỏ thành nhiều vi lệnh (micro-op) trước khi chuyển vào hàng lệnh thực thi của bộ vi xử lý. Kỹ thuật micro-op giúp tối giản một số vi lệnh trong hàng chờ. Trong vi kiến trúc Core, số trường hợp tinh giản vi lệnh được mở rộng hơn nhờ hàng lệnh được thiết kế 14 khâu (dài hơn trước).
Mỗi nhân có thể xử lý đồng thời 4 hàng lệnh.
Intelligent Power Capability
Một trong những yếu tố đánh giá hiệu quả hệ thống điện toán hiện tại là chỉ số hiệu năng/điện năng tiêu thụ. Điều này có nghĩa chúng ta chỉ cần giảm lượng điện năng tiêu thụ là đã tăng độ hiệu quả hệ thống. Bên cạnh các cải tiến nâng cao hiệu năng xử lý, Intel Core đồng thời thiết kế Intel Intelligent Power Capability để tiết kiệm điện năng.
Công nghệ hiện tại đã cho phép Intel thiết kế cơ chế tắt mở cổng luận lý theo yêu cầu. Nhờ vậy, vi kiến trúc Core có khả năng tắt một hệ thống con trong bộ vi xử lý khi không cần dùng đến để tiết kiệm điện năng; nhưng vẫn đảm bảo kích hoạt ngay khi cần để không ảnh hưởng đến tốc độ chung của bộ vi xử lý. Bên cạnh đó, nhiều tuyến bus và vùng dữ liệu cũng đã được thiết kế tách biệt để có thể vẫn đảm bảo truyền tải dữ liệu ở mức điện áp thấp trong một số trạng thái.
Advanced Smart Cache
Khác với cách hiện thực thông thường, Intel thiết kế trong vi kiến trúc Core một bộ đệm L2 dùng chung cho cả hai nhân vi xử lý để nâng cao hiệu năng, tăng phần hiệu quả truy xuất dữ liệu. Đơn giản một điều, khi hai nhân thực thi cần sử dụng một dữ liệu giống nhau thì có thể lưu tại một nơi trong vùng đệm L2 dùng chung chứ không cần phải lưu thành hai bản tại hai vùng đệm L2 riêng như trước đây. Điều này giúp tiết kiệm tài nguyên, rút ngắn thời gian chuyển dữ liệu qua lại hai bộ đệm.
Công nghệ này còn cho phép phân chia động dung lượng vùng đệm theo nhu cầu từng nhân. Khi nhân thứ nhất không cần dùng đến bộ đệm thì toàn bộ vùng đệm L2 dùng chung có thể được chia hết cho nhân thứ hai; và ngược lại. Điều này giúp tăng hiệu quả sử dụng bộ đệm, tránh được trường hợp thiếu bộ đệm, đồng thời tận dụng hiệu quả tốc độ đáp ứng cao của đệm L2.
Smart Memory Access
Công nghệ Intel Smart Memory Access có hai kỹ thuật quan trọng là nạp trước dữ liệu (memory disambiguation) và bộ nạp lệnh tiên tiến (advanced prefetcher). Kỹ thuật nạp trước dữ liệu có giải thuật đặc biệt để định giá được những lệnh load (nạp dữ liệu) không lệ thuộc và có thể thực thi vượt trước lệnh store (lưu dữ liệu). Điều này thực thi đúng tinh thần xử lý song song và đạt đến mức độ lệnh thực thi vi lệnh nên hỗ trợ rất đắc lực cho môi trường đa nhiệm, xử lý song song. Trong một số trường hợp phép nạp "vượt đèn" không đúng, Intel cũng đã tích hợp cơ chế cho phép phát hiện điểm tranh chấp, nhanh chóng nạp lại dữ liệu đúng và thực thi lại lệnh.
Bên cạnh, Intel Smart Memory Access cũng có bộ nạp lệnh (prefetcher) tiên tiến không chỉ làm nhiệm vụ nạp dữ liệu vào bộ nhớ mà còn chuyển dữ liệu sẵn sàng tại vùng đệm để tận dụng được tốc độ truy xuất cao của vùng đệm. Vi kiến trúc Core tích hợp hai cấp L1 và hai cấp L2 với nhiệm vụ đặt dữ liệu của những lệnh thực thi chưa tức thời lên vùng đệm L1 và chuẩn bị sẵn sàng dữ liệu thực thi tức thời trên vùng đệm L2.
Vi kiến trúc Intel Core xử lý lệnh SIMD 128bit trong một xung nhịp.
Advanced Digital Media Boost
Tăng tốc thực thi lệnh Streaming SIMD Extension (SSE), vi kiến trúc Core trang bị công nghệ Intel Advanced Digital Media Boost hỗ trợ xử lý các phép toán SIMD 128bit. Trước đây, bộ vi xử lý chỉ hỗ trợ các phép toán độ dài 64bit nên một lệnh SIMD 128bit buộc phải chia đôi và xử lý trong hai xung. Công nghệ Intel Advanced Digital Media Boost trong vi kiến trúc Core chỉ xử lý trong một xung nên rút ngắn gấp đôi thời gian xử lý dữ liệu của các ứng dụng video, âm thanh, đồ họa, và dạng dữ liệu dùng tập lệnh SSE, SSE2. SSE3. Khả năng tính toán dấu chấm động và số nguyên 128 bit cũng giúp nâng độ chính xác trong các ứng dụng đặc thù như xử lý hình ảnh, video, giọng nói, mã hóa, tài chính, kỹ thuật và khoa học.
Lộ trình sản phẩm
Đệm L2 dùng chung giúp tăng tốc độ truy xuất, giảm thời gian dịch chuyển dữ liệu.
Dựa trên vi kiến trúc Core, Intel đã vạch ra lộ trình sản phẩm sắp tới cho cả ba dòng điện toán di động, để bàn và máy chủ với sự kết hợp chặt chẽ giữa bộ vi xử lý và nền tảng hệ thống. Tiếp tục xu hướng bộ xử lý đa nhân, Intel dự kiến sẽ tung ra mẫu 4 nhân vào đầu năm 2007.
Cụ thể, bộ vi xử lý di động mã Merom cho máy tính xách tay được tung ra thế giới trong quí 2 chạy được trên nền tảng Napa hiện tại và cả nền tảng Santa Rosa (sẽ tung ra trong quí 1/2007). Bộ vi xử lý máy tính để bàn cho văn phòng mã Conroe sẽ chính thức có mặt tại thị trường thế giới vào quí 3 cùng nền tảng Averill (giới thiệu giữa năm nay). Nền tảng máy tính để bàn gia đình Bridge Creek (giữa năm nay) có thể thay đổi bộ xử lý mã Conroe sang Kentsfield vào quí 1/2007. Hai bộ xử lý mã Conroe và Kentsfield của máy tính cá nhân cũng sẽ được dùng chung cho nền tảng máy trạm/máy chủ một bộ xử lý Kaylo và Wyloway (quí 3). Trong lúc, bộ xử lý mã Woodcrest (quí 3) và Clovertown (quí 1/2007) sẽ được tung ra trên nền tảng Bensley và Glidewell (cùng quí 2) dành cho máy chủ hai bộ xử lý. Đến năm 2007, vi kiến trúc Core sẽ xuất hiện trong bộ xử lý Tigerton chạy trên nền tảng máy chủ đa bộ xử lý Caneland.
Intel Việt Nam cho biết dòng bộ vi xử lý hai nhân trên vi kiến trúc Core sẽ có mặt tại Việt Nam vào khoảng quí 3 năm nay với phiên bản tiên phong dành cho máy tính xách tay (tên mã Merom), kế tiếp có thể là phiên bản cho PC (mã Conroe).Theo Intel, bộ xử lý trên vi kiến trúc Intel Core đã cải thiện rõ rệt hiệu năng và giảm đáng kể điện năng tiêu thụ so với bộ xử lý Intel trên vi kiến trúc thế hệ trước. Cụ thể, Conroe tăng hơn 40% hiệu năng, giảm hơn 40% điện năng tiêu thụ; Woodcrest tăng hơn 80% hiệu năng, giảm hơn 35% điện năng. Thế hệ máy tính xách tay Intel Core Duo mới dùng bộ xử lý Merom sẽ tăng hơn 20% hiệu năng.
Duy Khánh
|
|
|
http://www.namo.com/
Namo Webeditor. Dùng để tạo Web. Có nhiều Skin rất Pro. Nhưng có điều là hơi tốn tài nguyên máy đó
|
|
|
Virus có thể phá hỏng ROM Bios ??
Virus CIH (hay còn gọi là Chernobyl) là một minh chứng cho sự lỏng lẻo của hệ điều hành này. CIH được phát hiện vào 7/1998 ở Đông Nam Á. Tác giả của nó cho rằng mức độ tàn phá của virus này giống như thảm họa rò rỉ lò phản ứng hạt nhân Chernobyl vào ngày 26/4/1986 ở Nga mà nhân loại phải cảnh giác. Các biến thể CIH lây vào file EXE-32 của Windows 9x. Mỗi khi kích hoạt, CIH kiểm tra ngày hiện tại của hệ thống để quyết định "ra tay" hay chỉ lây sang các EXE khác. Nếu đúng ngày 26/4 (đối với dị bản 1003 và 1049) hoặc 26 hàng tháng (đối với dị bản 1019), CIH format track 0 tất cả các ổ đĩa cứng trên máy, sau đó CIH ghi "rác" vào flash ROM khiến máy bị phá hủy hoàn toàn. Khai thác điểm yếu của Windows 95, CIH đã làm thay đổi nhận thức chủ quan của người dùng rằng "virus máy tính chỉ phá hủy dữ liệu luận lý, chúng không thể chạm đến phần cứng của máy". Với kịch bản tội lỗi của nó, CIH đã làm hỏng hàng triệu chiếc máy tính "hàng hiệu" trên toàn thế giới (loại sử dụng chip ROM hàn chết trên bo mạch chủ).
(Theo PC World VN)
BIOS cũng là một ẩn họa
Một phương pháp mới có thể được các hacker lợi dụng để tấn công máy tính: sử dụng bộ nhớ flash của BIOS làm môi trường ẩn chứa cho các đoạn mã nguy hiểm. Hình thức mới này khiến cho hệ điều hành máy tính dù phát hiện ra cũng khó mà diệt trừ được các chương trình độc này.
BIOS - Basic Input/Output System - điều khiển việc kiểm tra sơ bộ phần cứng máy tính, chứa những thông tin và công cụ cấu hình một số tính năng cơ bản trên máy tính của bạn, can thiệp trước khi các hệ điều hành như Windows được nạp vào máy tính.
Phần nhân của BIOS được ghi vào trong ROM, rất khó có thể thay đổi. Tuy nhiên một phần các công cụ và thông tin cấu hình phần cứng của máy lại nằm trong bộ nhớ flash, có thể ghi xóa được. Các thông tin nằm trong vùng flash này sau đó được chuyển giao cho hệ điều hành sử dụng. Các nhà sản xuất cũng có thể nâng cấp một số tính năng của mainboard thông qua việc nạp thêm một số thông tin vào vùng nhớ này (gọi là Update Flash BIOS).
Những hacker am hiểu về Rootkits (những công cụ hoạt động vượt qua sự kiểm soát của hệ điều hành) có thể tận dụng không gian bộ nhớ flash này để ẩn chứa các chương trình độc hại. Chính vì vậy, dù hệ điều hành có phát hiện bị nhiễm mã độc thì cũng rất khó để có thể loại trừ. Đây chính là phát hiện mới nhất của nhà nghiên cứu John Heasman của NGS (Next-Generation Security Software), đưa ra tại hội nghị Hacker Mũ Đen được tổ chức trong tuần này.
Cụ thể, những hacker có thể sử dụng các công cụ quản lý việc sử dụng nguồn điện của BIOS (ACPI ), và sử dụng ngôn ngữ lập trình này để tạo ra các Rootkits ẩn chứa trong bộ nhớ flash. Ngay cả việc thay thế một số chức năng của bộ công cụ này thành các đoạn mã độc cũng là điều hoàn toàn có thể.
Điều nguy hiểm là các đoạn mã này tồn tại và phát tán bất kể bạn format (định dạng) lại đĩa cứng, cài đặt lại hệ điều hành hay cài các chương trình phòng chống mã độc. Chương trình sẽ tự động nạp vào mỗi khi bạn bật máy tính lên.
Hiện, chỉ có hai cách để phòng chống việc này. Thứ nhất là khóa chức năng cập nhật flash BIOS tự động. Cách thứ hai là sử dụng một số loại BIOS bảo mật đặc biệt, ví dụ Phoenix Technologies' TrustedCore hoặc Intel's SecureFlash.
(Theo Tuoi tre Online)
|
|
|
Trong chiếc máy tính, có nhiều thứ linh kiện mà người sử dụng không hẳn đã biết rõ về nó. Để giúp người dùng PC có thêm kiến thức về phần cứng computer, bài viết dưới đây cung cấp một số thông tin của một trong các linh kiện đó.
BIOS là gì?
BIOS (Basic Input/Output System - hệ thống nhập/xuất cơ bản) thường được tích hợp trên mainboard dưới dạng bộ nhớ chỉ đọc nên còn được gọi là ROM BIOS. Ngày nay, các BIOS được thiết kế dưới dạng Flash ROM, nghĩa là có thể thay đổi nội dung một cách linh hoạt bằng chính các chương trình do các nhà sản xuất viết ra.
Vai trò của BIOS
BIOS thực ra là một tập hợp các chương trình nhỏ được tự động nạp và giữ quyền điều khiển khi máy tính mới bật lên, BIOS có vai trò như sau:
- Kiểm tra các thành phần của máy tính khi mới khởi động. Quá trình này gọi là POST-Power Of Selt Test. POST kiểm tra các thiết bị bộ nhớ, bo mạch chính, card màn hình, ổ mềm, ổ cứng, bàn phím, chuột... xem chúng có sẵn sàng làm việc không?
- Chuyển giao quyền điều khiển cho hệ điều hành. Sau quá trình POST, BIOS tìm cung mồi trên thiết bị khởi động (lần lượt theo trình tự được quy định trong CMOS có thể là đĩa mềm, đĩa cứng, CD, card mạng...). Nếu thấy, nó sẽ nạp cung mồi vào bộ nhớ, đến lượt cung mồi tìm hệ điều hành trên thiết bị nhớ để nạp và trao quyền điều khiển cho hệ điều hành.
- Sau khi hệ điều hành được nạp, BIOS làm việc với bộ xử lý (command.com) để giúp các chương trình phần mềm truy xuất các thiết bị của máy tính.
Như vậy, kể từ khi máy tính mới bật lên cho đến khi tắt, BIOS luôn luôn hoạt động và là môi trường trung gian giữa phần mềm và phần cứng nên chi phối khá nhiều hoạt động của máy. Vì vậy mà nhiều hãng, (ví dụ như Gigabyte) còn tích hợp hai BIOS trên cùng một mainboard gọi là Dual BIOS, để phòng khi BIOS chính (main BIOS) bị hỏng thì đã có backup BIOS sẵn sàng phục vụ.
Nâng cấp BIOS
Có một số phiên bản BIOS tính tương thích không cao, cũng có thể một vài thiết bị nào đấy mới được nâng cấp nên khi lắp vào máy nó sẽ khiến BIOS "không hiểu". Trong xu thế các thiết bị sử dụng với máy tính được cải tiến không ngừng, nhà sản xuất mainboard bắt buộc phải thường xuyên nâng cấp phiên bản BIOS để hệ thống hoạt động "trơn tru".
Thường thì các hãng sản xuất mainboard cập nhật đều đặn các phiên bản BIOS của họ lên trang web của hãng. Như vậy, nếu không hài lòng với BIOS đang có, người sử dụng có thể download về và thực hiện nâng cấp (tất nhiên là phải chọn đúng BIOS dùng cho loại mainboard mà máy tính đó đang sử dụng, nếu không nguy cơ bo mạch chủ hỏng là khá cao). Thao tác này khá đơn giản. Tất cả chỉ bao gồm hai tập tin, một tập tin thực thi thường có tên dạng Flash.exe và một tập tin dữ liệu (ROM Data) dạng nhị phân. Nhiệm vụ của người dùng là chép hai tập tin này vào một đĩa mềm (tốt nhất là đĩa có thể khởi động được), khởi động máy từ đĩa này rồi từ dấu nhắc của DOS thực hiện câu lệnh: Flash<tên tập tin ROM Data>. Người dùng sẽ được nhắc khẳng định việc cập nhật BIOS và chú ý không được tắt máy hay khởi động lại trong quá trình cập nhật.
Có một số mainboard cho phép cập nhật BIOS từ đĩa mềm ngay trong chương trình Setup CMOS, chỉ việc chọn chức năng cập nhật BIOS (bằng một phím chức năng) rồi được yêu cầu nhét đĩa mềm có chứa tập tin ROM Data vào là xong.
Khi BIOS bị lỗi
Ví dụ, chiếc máy tính sử dụng mainboard Gigabyte GA-8IK1100, ổ cứng đời mới SATA 150 Samsung 120 GB, một hôm hệ điều hành Windows XP của nó không thể nào khởi động được, kể cả nạp ở chế độ Safe Mode. Mọi linh kiện lần lượt được dùng phép "thử loại trừ sai", cuối cùng đi đến kết luận mainboard có lỗi. Giải pháp sử dụng bản BIOS phòng bị (back up BIOS) để khởi động máy, kết quả không khá hơn. Vào Internet, truy cập trang web của Gigabyte, download bản BIOS mới nhất của GA-8IK1100 Rev 2.0 là Model của mainboard, thực hiện thao tác cập nhật BIOS. Khởi động lại máy, màn hình Windows XP quen thuộc lại hiện lên nhanh chóng.
Các bước cập nhật BIOS
Tập tin download được có dạng nén tự bung .EXE. Khi chạy, nó nhận được tập tin thực hiện FLASH879.EXE và 8IKK12.FI vào đĩa mềm. Nhét đĩa mềm này vào máy, bật máy lên, ấn phím Del trong quá trình POST để vào chương trình Setup CMOS. Nhất phím F8 để vào chế độ cập nhật BIOS. Chọn chức năng update main BIOS from floppy. Một cảnh báo với khung màu đỏ hiện lên hỏi lại có chắc chắn không (Enter Dual BIOS/Q-Flash Utility: Y/N). Gõ Y, ấn phím Enter, quá trình F10 để tắt máy, thế là xong.
Lưu ý là quá trình cập nhật BIOS tuy rất ngắn nhưng vẫn có khả năng sự cố mất điện xảy ra. Trong trường hợp đó, BIOS chắc chắn sẽ hỏng hẳn và chỉ còn cách đưa tới "bệnh viện" cầu cứu. Tốt nhất là nên sử dụng bộ lưu điện UPS cho máy khi thực hiện thao tác này.
(theo Tin Học & Đời Sống)
|
|
|
|
|
|
|