|
|
Hehe. Hay là anh conmale lấy emoticons của Yahoo đi. Có nhiều lắm tha hồ mà chọn.
|
|
|
Còn nếu như "Không có tiếng Beep"???
Cái này mới gay go! Đừng nói với tôi là bạn quên cắm nguồn hay là đang bị cúp điện nha. Tôi sẽ diễn giải theo cách tôi hay làm. Mở nắp thùng máy ra bứt hết các giắc cắm nguồn ra (kể cả mainboard, CD, HDD, FDD, FAN... tất cả) tiến hành kiểm tra xem bộ nguồn còn sống không.
(Xem thêm bài, cách TEST bộ nguồn ATX - bài viết được liệt kê trong mục lục phần cứng) tôi chỉ nói sơ cách test bộ nguồn rời là: nối tắt chân xanh lá cây (power ON) và chân màu đen (mass) của giắc cắm nguồn. Chân công tắc này (màu xanh lá cây) đang ở mức CAO (2->5V) chạm mass (-->0V) mức thấp --> nguồn được kích hoạt và chạy (dĩ nhiên là khi nguồn OK).
Rất nhiều trường hợp bạn thử nguồn OK cắm vào lại máy chạy bình thường. Không rõ nguyên do nhưng hiện tượng này thường xảy ra khi bạn bị cúp điện khi có lại sẽ bị như vừa nêu. Và chỉ xảy ra với một số máy nguồn yếu (tôi xài một lúc 20 máy mà bị hoài 01.gif )
Dĩ nhiên nếu nguồn không OK thì xử bộ nguồn xong rồi tính tiếp. Xử bộ nguồn làm sao hả. Đem đi bảo hành còn không thì bung nắp bộ nguồn kế đó vào chủ đề "KTĐT ứng dụng phần cứng PC" post bài "Hỏi cách sửa bộ nguồn" 01.gif
Vậy là nguồn OK tiếp:
Cắm giắc nguồn vào Mainboard (chỉ cắm main thôi nha các thứ khác khoang) Bấm Power, nếu main không chạy, không nghe beep tít gì cả thì 99% main bị die. Vì nếu RAM lỗi nó sẽ la làng thuộc về phần trên chỉ còn lại Main & CPU thằng nào die mình cũng tiêu. Chỉ còn cách "Sử dụng card TEST main" xem bài viết đi nhưng tốt nhất hãy nghĩ đến chuyện mang đi bảo hành hoặc nhờ giúp đỡ.
Cắm giắc nguồn vào bất công tác, tít... hình hiện lên TEST RAM... mừng quá. Còn sống, bây giờ thì kiểm tra từng thằng còn lại. Tắt máy, cắm thử nguồn thêm 1 món nữa - Ổ cứng đi - bật máy... làm từ từ như vậy đến khi phát hiện ra một linh kiện nào bị die mà làm ảnh hưởng đến toàn PC.
Vì thông thường các thiết bị, linh kiện điện tử nếu chạm mạch sẽ làm tê liệt toàn hệ thống. Bạn thử làm chạm mạch cái bàn ủi hay nồi cơm điện gì đó rồi cắm vào điện lưới thử xem. Bụp toàn bộ nhà bạn sẽ tối thui đến khi nào bạn rút cái vật chết tiệt khi nãy và bật CP lên (hoặc thay cầu chì) hì nhà mình lại sáng lên.
Cái mình sợ nhất là bộ 3 Main + CPU + RAM trong đó main dễ die nhất (trong trường hợp của bài viết này - máy không hình không tiếng).
Cái thường thấy nhất: hư nguồn, chết các quạt làm mát, chết mainboard (do nguồn hư dẫn đến hư main) còn các quạt làm mát thì khô dầu đứng yên --> cháy chạm , nếu không chạm thì quạt ngừng chạy lắm lúc sẽ làm cháy CPU (nhưng chỉ xảy ra với CPU hàng Tray thôi vì CPU hàng Box thì sẽ đứng máy chứ không die).
Tóm lại phần sau này hơi bị nặng chút xíu, hy vọng các bạn xử lý được. Còn tôi, làm hoài riếc quen, lỳ luôn.
|
|
|
Vào một ngày không đẹp trời nào đó khi bật nút power của cái computer thì "mọi chuyện đã không còn như xưa nữa".
Bình thường thì: bật máy, đợi vài giây nghe tiếng Beep một cái màn hình hiện lên.. Hôm nay sao nó cứ im re không kêu không beep, không hiện gì lên. Phải xử lý sao đây ???
Phản xạ đầu tiên của bất cứ ai là coi các đèn LED báo hiệu nguồn có sáng không, lắng nghe xem có tiếng quạt làm mát quay không? Để ý thật kỷ xem có tiếng beep phát ra từ trong máy không???
Có tiếng Beep!
Có nghĩa là "Tim còn đập" vậy là chưa đến nổi. Bạn có thể Search trên mạng thông tin về chuẩn đoán máy tính qua sự khác nhau của tiếng Beep lúc khởi động máy. Theo các nhà sản xuất khác nhau thì tiếng Beep cũng khác nhau. Đây là cách báo lỗi rất thông dụng trong tất cả các thiết bị điện tử, máy vi tính cũng vậy. Ở đây tôi chỉ có thể liệt kê một vài trường hợp thông dụng của đa số loại mainboard (~90%) hiện có trên thị trường.
Beep : Một tiếng dứt khoát, chắc chắn, màn hình hiện lên: Dấu hiệu bình thường như đã nêu ở trên. Nguồn tốt, bắt đầu để khởi động. Trong trường hợp tương tự mà màn hình không lên có vài lưu ý như sau: nút chỉnh sáng tối bị ai đó vô tình hay cố ý chỉnh xuống hết cở, màn hình bị lỗi về sáng tối. Nói chung trường hợp này thuộc về lỗi màn hình.
Beep.. bip.bip.bip Một dài, ba ngắn: dây nối tín hiệu từ màn hình qua thùng máy bị đứt, lõng hoặc không kết nối. Nếu đã kiểm tra từ màn hình qua đều OK hết thì lỗi còn lại là do Card màn hình bị lõng chân, hoặc tiêu. Có thể gỡ card màn hình vệ sinh chân cắm để thử lại.
Beep...Beep... Từng tiếng dài ngắt quãng rồi tiếp tục kêu, lạnh lùng đáng sợ. Nhưng cũng không có gì sợ cả. Đó là lỗi RAM. Lõng chân, hoặc tiêu. Bài củ, gỡ RAM vệ sinh chân cắm để thử lại.
bip. bip. bip Ngắn, nhanh, liên tục. Sự thách thức, sự giỡn mặt. Lỗi này thường xảy ra với máy bộ (IBM, Compaq, HP, HITACHI...) đa phần là tiêu. Vì máy bộ mà tiêu thì khó mà khắc phục. Nhưng đối với máy thường (linh kiện mainboard rời láp ráp lại) lỗi RAM, nguồn không đủ tải. Lỗi này ít xảy ra nhưng nếu có thì phải coi cả hai. Có trường hợp tương tự, màn hình vẫn hiện lên, một lúc sau rồi lại tắt rồi tự mở lại như ai đó đùa giỡn với nút Reset RAM bị lỗi hoặc nguồn không ổn định.
|
|
|
Quá trình overclock
Đầu tiên cần xác định giới hạn overclock của CPU. Có thể xác định giới hạn này = cách xem kết quả overclock của những người khác sử dụng CPU giống mình.
Tốc độ của 1 CPU phụ thuộc vào bus mặt trước (FSB) và hệ số nhân (Multiplier).
--Bus mặt trước(FSB) là gì?
-----là đường truyền dữ liệu từ CPU đến bộ nhớ chính (RAM và ROM). Vì thế khi tăng FSB không những chỉ tăng tốc độ của CPU mà còn tăng tốc độ tòan bộ hệ thống.
--Tại sao lại có hệ số nhân?
----Do tốc độ của các bus khác (PCI, AGP, etc) đều phụ thuộc vào tốc độ của bus mặt trước (FSB), hệ số nhân được sử dụng để điều chỉnh tốc độ của các bus này giúp cho các thiết bị hoạt động ổn định. Mỗi thiết bị có một hệ số nhân khác nhau. Một vài hệ số nhân làm tăng tốc độ của thiết bị so với tốc độ của FSB như hệ số nhân của CPU ( 10 hoặc 13 hoặc etc tùy thuộc vào CPU). Một vài hệ số nhân của các thiết bị khác lại làm chậm tốc độ của thiết bị so với tốc độ của FSB ví dụ như của AGP.
Bài viết này sử dụng bộ vi xử lý Intel's Pentium 4 làm ví dụ. Tuy nhiên Intel đã khóa hệ số nhân nên chúng ta chỉ có thể thay đổi bus mặt trước(FSB).
Pentium 4 2.4 A có hệ số nhân là 24 và bus mặt trước là 100 Mhz. Do vậy có thể suy ra tốc độ mặc định của CPU này là 24* 100 = 2400 Mhz =2.4 GHz ( hệ số nhân * bus mặt trước).
Ta có thể oc CPU này bằng cách tăng bus mặt trước từ 100Mhz -> 133 Mhz. Điều này có nghĩa là sẽ tăng tốc CPU từ 2.4 Ghz lên 24*133 = 3192 MHz ~ 3.2 Ghz.
Để thay đổi FSB, khi máy vừa khởi động , nhấn fím delete để vào BIOS. Trong mục Frequency/Voltage Control ta có thể thay đổi FSB (Tên mục này có thể thay đổi tùy theo motherboard)
Thông thường, để chạy ổn định, khi tăng FSB, cũng sẽ fải tăng hiệu điện thế cung cấp cho CPU (Vcore). Vcore cũng có thể thay đổi được trong BIOS.
Bây giờ save các settings này lại và thoát khỏi màn hình bios. PC sẽ khởi động lại. Lúc này cần nhìn lên màn hình khởi động xem có thay đi gì không. Thông thường máy tính sẽ đọc tốc độ mới của hệ thống. Tuy nhiên nếu máy tính lại báo tốc độ mặc định, hoặc không vào được windows, khởi động lại và vào màn hình BIOS. Bây giờ có 2 lựa chọn: hoặc tăng hiệu điện thế cho CPU, hoặc giảm FSB xuống.
Cần nhớ rằng việc tăng Vcore có thể làm máy chạy ổn định ở FSB cao hơn, tuy nhiên, FSB và Vcore càng cao thì CPU càng nóng. Nhiệt độ cao có thể khiến hệ thống chạy không ổn định hoặc làm chết CPU. Để đo nhiệt độ, tốc độ, và hiệu điện thế của CPU có thể sử dụng chương trình motherboard monitor
Xin được đi lạc đề một tí = cách đề cập qua về RAM (do bản thân n12 có quá nhiều thắc mắc về vấn đề nay). Như đã nói ở trên, khi tăng FSB, tức là đã làm tăng tốc độ tòan bộ hệ thống trong đó có RAM
--RAM là gì?
----là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (Random access memory)
--Có những loại RAM nào?
----Hiện tại có 3 loại RAM: SDR, DDR, và QDR. Chi tiết có thể tìm thấy ở đây: http://www.vnoczone.com
--PC 1600, PC 2100, PC 2700, PC 3200 là gì?
---- là các loại DDR khác nhau. 1600, 2100, 2700, 3200 là chỉ số bandwidth của RAM, tương đương với 1.6GB/s, 2.1 GB/s, 2.7 GB/s và 3.2 GB/s
PC 1600 = DDR200 = 1.6 GB/s
PC 2100 = DDR266 = 2.1 GB/s
PC 2700 = DDR333 = 2.7 GB/s
PC 3200 = DDR400 = 3.2 GB/s
--Oc RAM bằng cách nào?
----Đơn giản nhất là thay đổi FSB hoặc tăng hệ số nhân.
Tính ổn định
Sau khi vào được windows, việc quan trọng cần làm đầu tiên là kiểm tra tính ổn định của hệ thống. Có thể kiểm tra bằng cách chạy chương trình Prime 95. Có thể xem tại đây : http://forums.extremeoverclocking.com/
Làm mát
Thông thường sau khi tăng vcore, CPU sẽ nóng lên. Lúc này heat sink và fan bán kèm với CPU sẽ không đủ khoẻ để giải nhiệt cho CPU. Giải fáp đơn giản là đi mua cái mới. Khi mua thì nên chú ý đến chỉ số C/W. Ví dụ: có 2 heatsinks 1 và 2 với C/W tương ứng là 0.35 và 0.40. Điều này có nghĩa là sử dụng heatsink thứ 1 sẽ làm giảm nhiệt độ của hệ thống nhiều hơn sử dụng heatsink thứ 2 5độ C khi chạy ở 100w. Thông thường CPU của Intel chạy ở 50w, do vậy có thể -> heatsink thứ nhất làm mát CPU hơn heatsink thứ 2 2,5độ C. Thông thường CPU chạy ổn định dưới 60 độ C. Cụ thể lắp heatsink thế nào thì để bài sau viết tiếp, bi zờ fải đi học pài.
hê số nhân*system clock = tốc độ CPU
System clock/4 hay /3 hay /n ,4,3,n là hệ số chia
Khi OC chuyên sâu 1 chút nữa có 3 khái niệm rất hay nhầm lẫn cho các post-Newbie.
* Hệ số nhân:HSN: Ratio: để xác định Clock hoạt động (tốc độ) của CPU.
Tốc độ CPU = FSB * HSN
* Tỷ lệ chia: Là tỷ lệ mà main quy định để chia băng thông của FSB cho các thành phần của main (PCI, AGP...)
Tỷ lệ chia 3: Thường dùng cho các CPU có FSB default là 100.
Lúc đó Main chia FSB làm 3 phần mỗi phần là 33MHZ (100/3). PCI chiếm 1 phần, AGP chiếm 2 phần băng thông.
Tỷ lệ chia 4: Thường dùng cho các CPU có FSB default là 133.
Lúc đó 1 phần cũng vẫn là 33 MHZ.
Tương tự có tỷ lệ chia 5, tỷ lệ chia 6 đối với các FSB 166 và 200.
Khi OC FSB lên cao mà main ko hỗ trợ tỷ lệ chia 5 hoặc 6 thì Bus của PCI và AGP sẽ tăng theo và như vậy làm cho hệ thống hoạt động ko ổn đinh. Có 2 cách giải quyết V/đ này: 1 là dùng các main hỗ trợ tỷ lệ chia cao (/5 or /6)( main KT333 or KT400 trở lên), hai là sử dụng các main có hỗ trợ lock PCI/AGP (Main Intel cao cấp, main Nforce2).
* Hệ số nhân của Ram: Dùng để thiết đặt mức độ xung của ram so với xung của FSB.
Nếu hệ số này là 100% thì tức là Bus của ram = FSB.
Nếu hệ số này là 4/3 thì thức là Ram hoạt động nhanh gấp 4/3 lần FSB
Nếu hệ số này là 5/3 thì... tự suy ra.
Một số main không cho chỉnh theo kiểu tỷ lệ này mà cho chỉnh thẳng Bus của ram.
Ví dụ bạn dùng CPU có FSB là 133 thì main hỗ trợ các loại bus cho Ram như 100, 166, 200 (không đồng nhất) và 133 (đồng nhất).
Khi OC FSB thì bus của Ram cũng tăng lê tương ứng tùy theo cách ta đặt là ram chạy đồng nhất hay không đồng nhất.
(Thearmy)
|
|
|
Cách 1: Download, chạy bản InstalShield của PHP và làm theo hướng dẫn
Cách 2: Cài đặt PHP bằng tay từ bản ZIP
- Cài đặt IIS 5: Nếu chưa cài IIS bạn hãy cài nó bằng cách vào menu Start\Settings\Control Panel\Add/Remove Software\Windows Components và chọn IIS
- Giải nén bản ZIP của PHP4 và 1 thư mục bất kì, vd c:\php
- Chép file php4_ts.dll vào thư mục winnt\system32
- Chép file php.ini-dist trong thư mục c:\php vào thư mục winnt và đổi tên thành c:\winnt\php.ini
- Mở file php.ini bằng 1 text editor (vd: Notepad), tìm mục extension_dir và thay giá trị sau dấu "=" thành "c:\php\extensions" - có móc kép
- Đối với Win 2k Server, chạy Internet Services Manager bằng cách vào menu Start\Programs\Administrative Tools\Internet Services Manager, nhấn chuột phải lên icon trên cùng thường có tên máy tính bạn đang dùng (COMPUTERNAME) và chọn Properties, nhấn nút ở phần Master Properties để cập nhật phần WWW Service[/b.
Sau đó chọn tab 'Home Directory', nhấn nút 'Configuration'. Chọn 'Add' để thêm 1 Application Mapping. Tiếp tục chọn nút 'Browse' và tìm đường dẩn đến file [b]php4isapi.dll, vd như "c:\php\sapi\php4isapi.dll"
Chú ý: bạn cần thay đổi kiểu file *.dll trong phần File Type thành ".php" và chọn phần "Script Engine". Tiếp tục nhấn OK, chọn "Select All" và nhấn OK tiếp tục để đóng cửa sổ.
Trở lại cửa sổ "Internet Service Manager", nhấn chuột phải lên icon trên cùng và chọn Restart IIS
- Đối với Win 2k Professional sau khi install IIS sẽ không có phần Internet Services Manager. Bạn vào thư mục c:\php\sapi, mở và sửa nội dung 1 file .reg như sau:
+ file pws-php4isapi.reg, sửa sửa phần ".php"="\\pphp4isapi.dll" thành ".php"="C:\\php\\sapi\\php4isapi.dll"
Sau đó nhấp đúp lên file này để cập nhật vào registry.
- Tiếp tục vào menu Start\Settings\Control Panel\Administrative Tools và chọn "Server Extensions Administrator", duyệt phần "FrontPage Server Exstensions", bên dưới là item có tên máy tính của bạn, nhấn chuột phải lên item đó để chọn "New\Web" hoặc "New\Server Extension Web", lần lượt nhấn Next đến khi Finish.
Thao tác này sẽ duyệt tất cả các thư mục trong wwwroot của webserver (thường nằm ở c:\inetpub\wwwroot), vd bạn có thư mục php tại wwwroot cần cho phép chạy PHP, bạn sẽ thấy item có tên "php" được liệt kê trong danh sách. Bạn nhấn chuột phải lên nó, chọn All Tasks\Make executable. Sau đó đóng cửa sổ MS Management Console, chọn Yes hoặc Save nếu được hỏi.
- Để thử xem php có chạy đựơc không trong thư mục "c:\inetpub\wwwroot\php", bạn tạo 1 file a.php có nội dung
CODE
<? echo('test');?>
. Lưu file vào thư mục c:\inetpub\wwwroot\php\ và chạy trên browser như sau:
http://localhost/php/a.php , nếu bạn chỉ thấy dòng chữ "test" thì bạn đã thành công rồi đó.
(W_Hat)
|
|
|
Anh conmale down cái IBF về rồi lấy emotions của nó ra mà xài. Đẹp ra phết. Với lại emotions của Jforum xấu quá. Không pro chút nào
|
|
|
Theo hãng bảo mật Nga Kaspersky, hầu hết người dùng điện thoại di động tỏ ra chủ quan trước những mối nguy hiểm tiểm ẩn trong công nghệ kết nối không dây phạm vi hẹp Bluetooth.
Công ty này đã thực hiện một khảo sát trong 3 ngày ở Anh với hơn 2.000 thiết bị được đặt ở chế độ "visible to all" (cho phép các hệ thống khác nhận biết sự tồn tại của thiết bị). Địa điểm nghiên cứu là mạng lưới tàu điện ngầm London, nhà ga King's Cross và Waterloo và tại triển lãm bảo mật lớn nhất châu Âu InfoSecurity 2006. Có thời điểm, phần mềm Kaspersky đã dò ra số lượng thiết bị quá lớn khiến nó gặp trục trặc khi xử lý dữ liệu. Trong số đó có hơn 100 sản phẩm đạt bán kính phủ sóng 100 mét.
Điện thoại đang trở thành mục tiêu khai thác của nhiều biến thể virus, điển hình là Cabir, phần mềm nguy hiểm lợi dụng Bluetooth để nhân bản và phát tán. Sau khi cài thành công chương trình chứa mã độc vào hệ thống của người sử dụng, hacker có thể hạ độ bảo mật trong thiết bị xuống mức thấp nhất, sử dụng tai nghe Bluetooth để nghe trộm, nhắn tin và tạo cuộc gọi trái phép...
Alexander Gostev, chuyên gia phân tích của Kaspersky, khuyến cáo: "Nếu một điện thoại gặp virus, gần như mọi thiết bị trong tình trạng bảo mật yếu khác cũng có thể bị ảnh hưởng theo. Tuy vậy, virus điện thoại chưa thể phổ biến như trên máy tính và mọi người không cần quá lo sợ. Nhưng để phòng ngừa, người sử dụng nên đặt hệ thống ở chế độ ẩn và chỉ chuyển đổi khi muốn trao đổi file với ai đó".
Nghiên cứu của Kaspersky có thể xem tại đây.
T.N. (theo IT Shield)
[Theo vnexpress]
|
|
|
Trong khuôn khổ chương trình bảo mật hàng tháng, Microsoft sẽ phát hành hai bản tin bảo mật cùng miếng vá lỗ hổng Windows vào thứ ba tới. Có ít nhất một trong số những lỗ hổng này là "critical" - tức là cao nhất trong thang đánh giá mức độ nguy hiểm của Microsoft.
Theo quy định, chỉ những lỗ hổng nào có thể cho phép sâu hoặc virus Internet phát tán rộng mà không cần bất cứ tác động nào của người tiêu dùng đều bị coi là rất nguy hiểm (Critical). Tháng trước, Microsoft đã phát hành một bản tin bảo mật hướng dẫn cách khắc phục 3 lỗ hổng trong cơ chế xử lý file đồ họa của hệ điều hành Windows. Một lần nữa, bản tin này cũng được dán nhãn Critical.
Microsoft không nói cụ thể miếng vá hôm thứ ba sẽ sửa lỗi cho bộ phần nào bên trong Winows, hay bản bảo mật cập nhật này sẽ đối phó được với bao nhiêu lỗ hổng cả thảy. Giới chuyên gia bảo mật đã phát hiện ra rất nhiều sơ hở đáng lo ngại trong sản phẩm của công ty ông Gates và công bố lên mạng nên chưa rõ lần này Microsoft sẽ tập trung vào đâu.
Chưa hết, giới bảo mật trong vài tuần gần đây còn đang nhấp nhổm lo lắng với một lỗ hổng đặc biệt nguy hiểm trong trình duyệt Internet Explorer. Lỗ hổng này cho phép kẻ tấn công ra lệnh cho máy tính mà người dùng chẳng mảy may hay biết. Bản thân Microsoft cũng phải cảnh báo rằng lỗ hổng này đang bị giới hacker khoan sâu để tải các đoạn mã độc hại về những hệ thống yếu.
Cũng vào ngày thứ 3, Microsoft dự định sẽ phát hành thêm cả phiên bản cập nhật của Công cụ tiêu diệt phần mềm độc hại Windows Malicious Software Removel Tool. Phần mềm này có khả năng phát hiện và nhổ bật gốc của những đoạn mã hiểm độc thường gặp trên máy tính.
Thiên Ý
Theo VietnamNet
|
|
|
Tháng Một năm nay, một thiếu niên 20 tuổi đã bị buộc tội xâm nhập vào máy tính của chính phủ Mỹ và điều khiển chúng vào các phi vụ... lừa đảo.
Jeanson James Ancheta đã cấy phần mềm Trojan vào hệ thống máy tính của Trung tâm Hải quân China Lake tại Sa mạc Mojave ở California, từ đó, giành được quyền điều khiển máy tính trong toàn mạng. Jeanson đã sử dụng "botnet VIP" này để tạo ra lượng hit cho các quảng cáo trên website và thảnh thơi thu tiền trả công từ các nhà quảng cáo.
Nghe có vẻ vô hại và tiểu tiết quá chăng? Bạn sẽ không nói như vậy, nếu biết vố làm ăn này đã giúp Ancheta bỏ túi tới 60.000 USD trước khi bị phát hiện.
Chưa hết, các nhân viên điều tra còn khám phá ra rằng Ancheta đang kiểm soát khoảng hơn 400.000 máy tính trên toàn thế giới. Số máy tính Zombie này hoàn toàn cúi đầu trước mọi chỉ thị từ xa của hắn, từ tạo ra lượng hit cho các banner quảng cáo , phát tán thư rác cho đến gửi malware tới các máy tính hớ hênh khác.
Có thể nói, Ancheta là ví dụ điển hình cho một loại hình tội phạm mới trên mạng Internet, có động cơ mãnh liệt về tiền bạc và vật chất. Những chương trình Spyware hoặc Trojan mà chúng cấy vào máy tính người dùng, một khi được cài đặt, sẽ hoạt động miệt mài và cần mẫn như những nô lệ trung thành, phục dịch ông chủ của chúng từ xa.
Hiếm khi người dùng vô tư nhận biết được rằng máy tính của họ đã bị tấn công. Hệ thống vẫn làm việc bình thường, ngoại trừ có lúc hơi chậm chạm một chút. Và tất nhiên, họ chẳng hay biết gì tới những nhiệm vụ bí mật mà máy tính của mình đang tiến hành.
Ung nhọt mới
Các botnet đang trở thành một khối ung nhọt mới, nhức nhối trong địa hạt bảo mật Internet. Theo thống kê của hãng bảo mật CipherTrust, có tới hơn 180.000 máy tính bị biến thành zombie mỗi ngày, và con số này không hề muốn dừng lại ở đó.
Hacker có thể sử dụng botnet để đánh lừa các nhà quảng cáo trực tuyến (như trong trường hợp Ancheta), hoặc có thể cho thuê theo giờ để phát tán thư rác với số lượng lớn. Nhiều kẻ thậm chí còn thuê botnet để tiến hành các vụ tấn công từ chối dịch vụ nhằm vào website đối thủ.
Dễ dàng nhận thấy những hoạt động này diễn ra rất chuyên nghiệp, theo một quy trình khép kín "ăn cháo trả tiền". Nó đang dần thay thế phong cách hành xử của các hacker nghiệp dư trước đây, vốn coi tấn công chỉ là sở thích.
"Những đợt bùng phát virus lớn như Sasser và Blaster càng ngày càng ít. Nhiều người tưởng rằng tình hình đang được cải thiện, trong khi thực tế nó càng ngày càng tệ hơn", Mikko Hypponen, giám đốc nghiên cứu của F-Secure cho biết. "Những vụ tấn công diễn ra tập trung hơn, có mục tiêu cụ thể hơn nên người dùng ít biết. Nhưng thiệt hại thì khổng lồ".
Trong mắt Hypponen, botnet là một cơn đau đầu không dễ chữa, bởi máy tính Zombie hầu hết là PC gia đình có nối mạng. "Phải mất rất nhiều thời gian và công sức để giải thích với một người dùng bình thường về những khái niệm kiểu này, cũng như cách "giải phóng" cho máy tính của họ. Vì thế, đại bộ phận các ISP đều khoanh tay làm ngơ".
Mặt trận mới của phishing
Hầu hết giới phân tích đều dự đoán các vụ tấn công phishing sẽ tăng tiến với tốc độ tên lửa, cả về số lượng lẫn độ tinh vi.
David Sancho, một chuyên gia diệt virus tại Trend Micro đã minh chứng bằng một vụ tấn công mới đây tại Đức. Kẻ tấn công giả dạng một công ty điện lực, gửi email tới cho các nạn nhân và yêu cầu họ kiểm tra hóa đơn bằng cách click vào file PDF đính kèm. Trong trường hợp này, file đính kèm có đuôi .pdf.exe và nó đã cấy Trojan vào máy tính người nhận.
"Một khi được kích hoạt, nó sẽ âm thầm theo dõi mọi kết nối Internet, mọi lần truy cập trang web, mật khẩu và username của bạn rồi báo cáo lại cho "Ông chủ". Phương án này rất thông minh, vì hacker không cần phải lập ra một máy chủ giả".
Hypponen cũng dự đoán rằng giới phisher sẽ sớm tìm ra cách bẻ gãy mật khẩu dùng-một-lần mà nhiều ngân hàng đang sử dụng làm hàng rào bảo mật. "Người nhận bị lừa đăng nhập vào một ngân hàng giả, và tại đây, chúng đòi họ khai báo mã xác thực. Ngân hàng giả sẽ truy cập vào ngân hàng thật bằng mật khẩu này rồi rút sạch tiền. Sau đó, nó sẽ quay trở lại với người dùng, thông báo là có lỗi xảy ra và yêu cầu cung cấp tiếp mã xác thực khác".
Tìm "gà" để "chăn"
Thách thức lớn nhất đối với dân phisher là tìm "gà" để "chăn", do ngày càng nhiều người dùng biết tới hình thức tấn công này. Giải pháp của chúng là nhắm đến những mục tiêu nhỏ hơn và sử dụng các ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh, chẳng hạn như Hy Lạp, Séc và Phần Lan.
Mặc dù máy tính Windows vẫn là mục tiêu ngắm bắn chính, song hãy chuẩn bị tinh thần đón nhận các cuộc tấn công phisher nhắm vào ĐTDĐ. F-Secure cho biết họ đã phát hiện được 179 con virus di động và ước tính có khoảng hàng chục ngàn điện thoại đã bị "dính chưởng".
Nokia đã đối phó với cảnh báo này bằng việc tung ra những mẫu điện thoại có phần mềm diệt virus tích hợp, đồng thời siết chặt hàng rào bảo mật cho các model chạy hệ điều hành Symbian phiên bản 9.
Tuy nhiên, F-Secure cũng đã ghi nhận được phần mềm Java hiểm độc đầu tiên viết riêng cho ĐTDĐ, đồng nghĩa với việc mọi mẫu dế, không riêng gì dòng cao cấp, đều nằm trong vùng nguy cơ. Tháng 3 vừa qua, Hypponen đã phát hiện thấy một Trojan di động chuyên gọi về một số điện thoại tại Nga. Cứ mỗi lần như thế, nó lại mang về 5 euro cho kẻ phát tán.
Thiên Ý
Theo CNET, VietNamNet
|
|
|
Hãng bảo mật Kaspersky Lab vừa công bố những chi tiết quan trọng liên quan tới loại Trojan tống tiền cực kỳ tinh vi - "Gpcode.ag" mới xuất hiện hồi đầu tháng 6 vừa qua.
Gpcode.ag cũng là một trong số những mô hình Trojan tống tiền điển hình, đó là mã hoá dữ liệu trên PC rồi buộc người dùng phải trả tiền chuộc để đổi lấy khoá giải mã dữ liệu. Tuy nhiên, các chuyên gia của Kaspersky Lab còn phát hiện ra rằng Gpcode.ag sử dụng công nghệ mã hoá RSA 660-bit cực kỳ phức tạp, và đây thực sự là một hồi chuông cảnh báo đối với các hãng bảo mật.
Trên thực tế, chỉ mới vài ngày đầu, Gpcode.ae và phiên bản Gpcode.af của nó mới sử dụng mã hoá 260-bit và 330-bit, tuy nhiên càng về sau thì mức độ phức tạp của mã hoá càng tăng lên.
Gpcode.ae được phát hiện lần đầu tiên tại Nga hồi đầu tháng 6. Hiện qua theo dõi của Kaspersky, Gpcode.ae đã phát tán qua spam (kèm file đính kèm). Nếu nhấn vào các e-mail nguy hiểm này, một trình cài đặt của Trojan-Downloader.Win32.Small.crb sẽ chạy trên hệ thống và điều khiển máy tính download một bản Gpcode từ website ấn định trước.
Khi đã hoạt động trên hệ thống, Gpcode sẽ mã hoá bất cứ dữ liệu nào, hoặc kết hợp 80 loại file khác nhau. Sau đó, Gpcode sẽ tự động xoá chính bản thân chúng để tránh bị phát hiện.
Khi mở các tệp tin bị Gpcode mã hoá, máy tính sẽ xuất hiện yêu cầu đòi tiền chuộc: "Some files are coded by RSA method. To buy decoder mail: k47674@mail.ru with subject: REPLY". (Một số file đã bị hoá hoá theo phương pháp RSA. Để mua khoá giải mã, xin liên hệ theo địa chỉ mail: k47674@mail.ru với tiêu đề: REPLY). Tiền chuộc sẽ được gửi tới một tài khoản thuộc cổng web Yandex, một trong những cổng thanh toán trực tuyến của Nga, cũng tương tự như PayPal.
Một trong những "cải tiến" quan trọng của phiên bản Gpcode.ag là việc sử dụng khoá mã hoá công cộng (public key). Theo giải thích của Kaspersky trên website của hãng thì mỗi lần độ dài của khoá mã hoá riêng (private key) tăng lên (khi mã hoá dữ liệu) thì sức mạnh xử lý của máy tính càng phải tăng lên gấp bội để giải mã bằng phương pháp "brute force".
Về điểm này, phương pháp "brute force"1 tỏ ra vô dụng vì cần quá nhiều tài nguyên máy tính hoặc thời gian - có thể mất hàng chục năm hoặc hơn - để có thể thành công.
Vấn đề chính ở đây là làm thế nào Kaspersky đã phá được vỏ bọc mã hoá của Gpcode, điều mà hãng bảo mật này đã từ chối công bố.
Theo tiết lộ của Kaspersky, để phá được vỏ bọc mã hoá 330-bit của Gpcode sẽ cần tới 10 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, hãng này từ chối công bố thời gian phá khoá mã hoá 660-bit và cho rằng đó là bí mật thương mại cần giữ kín.
---------------------
(1) Brute Force: Là phương pháp tấn công sử dụng tất cả những biện pháp có thể để phá mã, chẳng hạn như kết hợp tất cả những mật khẩu, từ khoá, khoá mã khoá.. thông dụng.
|
|
|
Có thể sử dụng Hiren Boot. Ra cửa hàng mua 1 đĩa KHPT là có ah.
|
|
|
conmale wrote:
lihavim wrote:
conmale wrote:
Biết spam, biết áy náy thì không nên tiếp tục spam.
Hì, nhưng thế trong box tán gẫu mà không được chat chit, vui vẻ tý thì mở box đó làm gì nữa chú
OK, nếu chỉ là box "tán gẫu" thì ok . Sẽ điều chỉnh để không tính số bài từ box này.
Hay đấy anh conmale. Như vậy mai mốt tha hồ post bài trong đó mà không sợ bị nói câu bài hay spam nữa. Mà như HVA cũ thì box góp ý kiến nghị với chat chit đâu có tính bài post. Anh nên điều chỉnh vậy hay hơn.
|
|
|
+Newbie+ wrote:
Các pác cho em hỏi . Nếu USB cắm vào máy mà nó ko nhận đem đi sửa có sửa dc ko
Hehe. Thường thì USB mà cắm vô không nhận thì có lẽ sắp chầu trời rồi vì linh kiện USB hầu như không có. Mà có cũng khó sửa đc. Nhưng cũng có thể cổng USB của bạn bị lỗi, kiểm tra lại xem.
|
|
|
Thì hiện nay các thành viên đang cố gắng post những bài đã được save lại trước đây. Bản thân tôi cũng tích được một chút kha khá. Đã post lên hết rồi. Bây giờ chỉ còn mong vào các bác.
|
|
|
Cái này không phải là bẻ khóa mà là đi đập ổ khóa đó mà.
|
|
|
Sorry mình đã edit lại rồi.
|
|
|
Đầu tiên là bạn delete history bằng phương pháp thông dụng là vào Tools>Internet Options>Clear History. Sau đó vào thư mục C:\windows\cookies (đối với windows 98, còn những win khác thì vào C:\Documents and Settings\Administrator\Cookies). Trong thư mục cookies ta sẽ thấy file "index.dat". Bạn có bao giờ tự hỏi rằng file này để làm gì vậy không? Bạn đã từng thử mở nó bằng notepad chưa? Ngay cả khi bạn cố gắng thử delete nó lần nào chưa? Có lẽ câu trả lời là "NO" Bây giờ chúng ta thử xem sao. Mở nó bằng notepad và....bạn sẽ ngạc nhiên khi gặp thông báo là "this file cannot be opened as it is being used by another application". Ok không có vấn đề gì. Copy file này đến một chỗ khác. Bây giờ hãy mở nó bằng notepad. Chắc bạn sẽ rất ngạc nhiên khi thấy tất cả những url mà mình đã vào. Và tiếp theo bạn sẽ làm gì đây. Xóa nó à? Bằng cách nào? Windows không cho phép làm điều đó. Chỉ có 1 cách là bạn phải khởi động lại máy và vào DOS để xóa file đó:
C:\windows> cd cookies [Enter]
C:\windows\cookies> del index.dat [Enter]
Khi ta khởi động vào lại win thì sẽ có 1 file index.dat mới, sạch sẽ được thay thế vào .
Cache Folder
=========
Vẫn chưa an toàn!!! Người ta vẫn còn cách khác là mở thư mục Cache. Phần lớn thư mục này nằm ở "C:\windows\temporary internet files". Khi vô đây, ta sẽ bắt gặp rất nhiều file. Bất cứ khi nào bạn mở một trang web, nó sẽ cất giữ lại ở thư mục này. Và giúp bạn xem nó khi offline. Nhưng những file này thật sự không có thật, chúng chỉ là những link hay shortcut. Còn những file có thực thì lại được cất giấu vào sâu trong các thư mục hệ thống như BT7VHTOX,C52R4X6B,CDIJKLIJ và nhiều ở folder "C:\WINDOWS\Temporary Internet Files\Content.IE5". Và ở đây lại xuất hiện một vấn đề. Bạn không thể xem Content.IE5 trong thư mục Cache. Lý do vì đó là thư mục hệ thống. Để hiểu hơn về thư mục Cache bạn phải làm việc ở môi trường DOS. Ở dấu nhắc DOS, gõ
C:\windows> cd tempor~1 [Enter]
C:\windows\temporary internet files>dir/as [Enter]
Volume in drive C is WIN
Volume Serial Number is 0E4A-1109
Directory of C:\WINDOWS\Temporary Internet Files
DESKTOP INI 67 11-13-02 9:29p desktop.ini
CONTENT IE5
11-09-02 11:34a Content.IE5
1 file(s) 67 bytes
1 dir(s) 8,392.13 MB free
C:\windows\temporary internet files>
lệnh "dir" với '/a' sẽ làm cho hệ thống hiển thị tất cả các loại file dù đó là file ẩn, hệ thống hay những loại khác. Và dùng nó như '/as' sẽ hiển thị tất cả file, thư mục hệ thống. Vì thế chúng ta sẽ lấy được một file desktop.ini và một thư mục content.ie5. Đi vào lại thư mục content.ie5
C:\windows\temporary internet files>cd content.ie5 [Enter]
C:\windows\temporary internet files\content.ie5>dir/as [Enter]
Volume in drive C is WIN
Volume Serial Number is 0E4A-1109
Directory of C:\WINDOWS\Temporary Internet Files\Content.IE5
DESKTOP INI 67 11-09-02 11:34a desktop.ini
U3SR4MU7
11-09-02 11:34a U3SR4MU7
S52BS1IN
11-09-02 11:34a S52BS1IN
CDIJKLIJ
11-09-02 11:34a CDIJKLIJ
BT7VHTOX
11-09-02 11:34a BT7VHTOX
O5QF8XYZ
11-25-02 3:44p O5QF8XYZ
Z3J5HAMP
11-25-02 3:44p Z3J5HAMP
C52R4X6B
11-25-02 3:44p C52R4X6B
CHEBGTEF
11-25-02 3:44p CHEBGTEF
1 file(s) 67 bytes
8 dir(s) 8,384.13 MB free
Ở đây ta thấy được 8 thư mục hệ thống. Và những file thực mà bạn đã thấy trong thư mục Tempor~1 đều được cất giữ ở 8 thư mục hệ thống này. Thực tế Tempor~1 chỉ chứa một file desktop.ini và một thư mục Content.ie5. ( Tôi không hiểu tại sao những người lập trình windows tạo ra cái thư mục cache rắc rối này để làm gì nhỉ !!)
Clearing Cache
==========
Và có thể bạn sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng thư mục cache này chiếm dung lượng rất nhiều, có khi hơn 40MB !! Vì thế hãy clear nó đi. Cách đơn giản nhất là nhấn chuột phải vào ổ đĩa C:\ trong My Computer. Chọn properties. Và nhấn "Disk Cleanup". Nhớ đánh dấu vào "Temporary Internet Files" và nhấn OK. Bây giờ thư mục cache đã hoàn toàn xóa sạch ngoại trừ cookie.
Tính năng hoàn toàn tự động
===================
Thật sự history vẫn chưa được xóa sạch !!! Có những lúc bạn chỉ cần gõ www.s thì ở thanh address sẽ cho bạn một danh sách url mà bắt đầu bằng www.s . Vì vậy nếu bạn đã vào www.somesite.com trước va sau đó một ai muốn vào trang www.site.com , chỉ cần gõ www.n sẽ phát hiện ra trang www.somesite.com !! Đó là một trong những đặc điểm hoàn toàn tự động của windows. Và đôi khi lại rất nguy hiểm đối với bạn greensmile.gif Windows cất giữ những URLs này trong thư mục cookies C:\windows\cookies . Hãy xóa những cookie này đi. Ví dụ. nếu tên của trang web là website.com thì tên cookie của site đó sẽ là anyuser@website.com.txt.
Những file history của Office
===================
Trong số chúng ta chắc ai cũng biết khi mở bất kỳ tài liệu nào sau đó nhấn vào menu file thì sẽ thấy được danh sách những file doc gần đây được mở. Ở đây có thể có những file rất quan trọng. Search trên máy của tôi và biết chúng được cất giữ ở thư mục C:\WINDOWS\Application Data\Microsoft\Office\Recent. Thư mục này chứa những shortcut của các file excel, access, ppt, html gần đây được mở ra và ngay cả những thư mục để chứa các file đó nữa. Có một file đặc biệt là index.dat, nó chứa toàn bộ danh sách. Vì vậy nếu bạn không muốn ai biết được tài liệu đó thì nên xóa những file trong thư mục này.
Registry
======
1. wordpad recentfiles
"HKEY_CURRENT_USER\Software\Microsoft\Windows\CurrentVersion\Applets\Wordpad\Recent File List"
2. Recent documents
HKEY_CURRENT_USER\Software\Microsoft\Windows\CurrentVersion\Explorer\RecentDocs
3. recent run mrus
HKEY_CURRENT_USER\Software\Microsoft\Windows\CurrentVersion\Explorer\RunMRU
4. Shell folders
HKEY_CURRENT_USER\Software\Microsoft\Windows\CurrentVersion\Explorer\Shell Folders
5. Doc find mrus
HKEY_CURRENT_USER\Software\Microsoft\Windows\CurrentVersion\Explorer\Doc Find Spec MRU
6. days to keep history
HKEY_CURRENT_USER\Software\Microsoft\Windows\CurrentVersion\Internet Settings\Url History
7. telnet history
HKEY_CURRENT_USER\Software\Microsoft\Telnet
8. windows media player history
HKEY_CURRENT_USER\Software\Microsoft\MediaPlayer\Player\RecentURLList
|
|
|
Một lỗi trên điện thoại LG U8120 về xử lý file midi cho phép kẻ tấn công có thể DoS attack vào thiết bị này.
Hầu hết các model LG đều bị lỗi này đặc biệt là các model có tính năng bluetooth như:
- LG U8200
- LG G1610
- LG U8210
- LG M4300
Cách exploit:
- tải về file: http://www.tin6k47.com/music/dos_lg.mid
- để attack, kẻ tấn công phải gửi file midi này tới máy dđ đó = MMS (loại nhắn tin mà bt ta hay gửi là SMS)
Các bước tấn công:
1- soạn tin nhắn MMS trên dđ của bạn với 1 file midi bất kỳ
2- Nối dđ với PC rồi ghi đè file midi trong tin nhắn MMS trên = file dos_lg.mid
3- Gửi tin nhắn MMS này tới mục tiêu smile.gif
Kết quả:
Máy bị tấn công sẽ bị block.
Để reset lại, sử dụng CODE: 277634#*#
|
|
|
Chắc hẳn các bạn thường hay bị vấn đề máy bị nhiểm Spyware , Adware , trojan .
Đa số các bạn lươt web bằng trình duyệt IE bị nhiễm . IPB Image
Phòng ngừa :
- Setting IE về Activex Plugin : Signed Activex -> Promt , còn những cái khác tốt nhất disable . Nếu web nào đòi hỏi cài activex thì nó sẽ hiện 1 box cho các bạn ok hay không .
- Cài những trình quản lý registry , monitoring registry như Spybot ... , nếu chương trình nào cố gắng set registry của bạn thì nó sẽ báo cho bạn lựa chọn Deny hoặc đồng ý .
Đối với Spybot có một số chứng năng Tweak IE như : Khóa start page , Mở internet options .
- Backup registry của IE sạch để đó , để dành IMPORT khi IE bị nhiễm .
- Dùng các chương trình Firewall hay quản lý Port , để dễ quản lý xem gói dữ liệu của mình khi Online có gởi port lạ và đến đâu ... xa xôi hẻo lánh hay không IPB Image .
- Xài trình duyệt an toàn hơn như Firefox vẫn đang thịnh hành .
Chữa bệnh khi đã nhiễm :
- Dùng các tool dịêt
- Diệt bằng tay : xem file đó ở đâu , nguồn gốc . Thường thì những đồng chí đó hay nằm trong : windows , windows/Downloaded Program Files..., windows/system32 , programfiles . Và được đặt tên khá ... quen thuộc như của các file windows . SORT những file trong thư mục đó , xem theo ngày tháng , ngày mới nhất , thì ... nhiều em sẽ lòi ra , để có chắc nó là ... kẻ đột nhập hay không , các bạn search trên google với tên file đó .
Bật task manager xem , tìm và diệt những proccess lạ , xem msconfig hoặc vào HKEY_LOCAL_MACHINE\SOFTWARE\Microsoft\Windows\CurrentVersion\Run
tìm và xóa
- Xóa registry của IE , import reg sạch cùng version vào .
- Trường hợp tìm thấy kẻ tình nghi , không xóa được thì Boot từ CD/USB/Floppy vào DOS mà xóa . Tool hữu hiệu là Hirent's Boot ( ở VN là LHT CD ) Vào NTFS nếu partion dùng NTFS mà xóa .
|
|
|
Thường thì các Brute Force sẽ crack các pass có độ dài khoảng 4 kí tự rất nhanh. Nhưng mà ít ai dùng pass 4 kí tự lắm. Còn pass hơn 4 kí tự thì đợi dài cổ luôn
|
|
|
nt_inc wrote:
các bác ơi cho em hỏi muốn download cả trang web này về thì làm thế nào. Tôi dùng telepỏt pro ma khong được
Chịu khó ngồi copy từng trang nhé bác. Chứ không thể down đc cái trang HVA này đâu.
|
|
|
Tập đoàn phần mềm Mỹ đã tạo điều kiện cho mọi người dùng thử gói ứng dụng văn phòng thế hệ mới ngay trên web mà không cần phải tải về và cài đặt hoặc thay thế bản Office có sẵn trong máy tính của họ.
Bảng tính Excel trên Internet Explorer.
Văn bản Word trên trình duyệt.
Microsoft cho biết, từ khi được phát hành trong tháng trước, Office 2007 Beta 2 đã thu hút hơn 2,5 triệu lượt tải. "Thử nghiệm gói ứng dụng ngay trên web là cơ hội tuyệt vời cho bất cứ ai muốn tìm hiểu nhanh sản phẩm mới", một đại diện của hãng phần mềm có trụ sở tại Redmond, Washington, cho biết.
Gói Office mới có nhiều thay đổi đáng kể so với phiên bản hiện tại như giao diện người dùng mới mẻ và hỗ trợ các định dạng file XML.
Microsoft khẳng định Office 2007 vẫn được xuất xưởng đúng theo kế hoạch cho khách hàng doanh nghiệp vào cuối năm nay. Sản phẩm dành cho người tiêu dùng sẽ có mặt trong tháng 1/2007 cùng với Windows Vista, dù nhiều ý kiến cho rằng ngày ra mắt hệ điều hành thế hệ mới có khả năng lại bị hoãn.
[img][/img]
|
|
|
Dùng FF mà gõ tiếng việt, gõ xong lại phải chỉnh lại mới gõ tiếp bài khác đc. Chán
|
|
|
Trong giai đoạn cuộc cách mạng về công nghệ thông tin và viễn thông đang diễn ra hiện nay, có rất nhiều phương thức đã được đưa ra thảo luận và thử nghiệm để xây dựng nền tảng mạng lưới cung cấp các dịch vụ truyền số liệu. Theo xu thế chung, tất cả các dịch vụ thoại và phi thoại dần dần sẽ tiến tới được sử dụng trên nền của mạng thông tin bǎng rộng tích hợp IBCN (Integrated Broadband Communacation Network). Trên cơ sở mạng IBCN, ngoài các dịch vụ truyền thống về thoại và truyền số liệu còn có thể cung cấp rất nhiều dịch vụ liên quan tới hình ảnh động và dịch vụ từ xa như: truyền hình chất lượng cao, hội thảo truyền hình, thư viện video, đào tạo tại nhà, video theo yêu cầu (video on demand),...
Quá trình tiến tới mạng IBCN hiện tại có thể xem như có hai con đường: Hướng thứ nhất là từ các mạng điện thoại tiến tới xây dựng mạng số đa dịch vụ tích hợp ISDN (Integrated Service Digital Network) rồi tiến tới BISDN hay IBCN. Hướng thứ hai là từ các mạng phi thoại tức là các mạng truyền số liệu tiến tới xây dựng các mạng chuyển khung (Frame-Relay) rồi mạng truyền dẫn không đồng bộ ATM (Asynchronous Transfer Mode) để làm nền tảng cho IBCN.
Hiện nay, ở Việt Nam mới có mạng truyền số liệu chuyển mạch gói theo tiêu chuẩn X.25 đang được khai thác. Mạng truyền số liệu theo công nghệ chuyển mạch gói chỉ có thể phục vụ cho các nhu cầu truyền số liệu tốc độ thấp (tối đa tới 128 Kbps) nhưng nó có tính an toàn cao, khắc phục được các yếu điểm của một mạng truyền dẫn chất lượng kém. Với các công nghệ truyền dẫn hiện nay, vấn đề nâng cấp chất lượng các đường truyền dẫn không còn quá phức tạp như trước kia. Vì vậy, chúng ta còn có thể chọn hướng phát triển là xây dựng mạng truyền số liệu theo công nghệ Frame-relay và tiến tới công nghệ ATM.
Mặt khác, với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhu cầu kết nối các mạng LAN (Local Area Network) với nhau hay nói tổng quát hơn là nhu cầu thiết lập mạng truyền số liệu riêng với thông lượng cao trên cơ sở mạng truyền số liệu công cộng ở nước ta đang phát triển nhanh dẫn tới việc thiết kế kết nối mạng LAN với mạng LAN (LAN to LAN) trở thành nhu cầu cần thiết cho nhiều nơi.
Vì vậy trong bài này chúng tôi giới thiệu công nghệ Frame-Relay với những ưu điểm của nó như là một công nghệ sẽ được ứng dụng trên mạng truyền số liệu của Việt nam trong thời gian tới. Sau đó, sẽ trình bày một số ưu điểm chính của mạng truyền số liệu với công nghệ này.
Frame-Relay bắt đầu được đưa ra như tiêu chuẩn của một trong những giao thức truyền số liệu từ nǎm 1984 trong hội nghị của tổ chức liên minh viễn thông thế giới ITU-T (lúc đó gọi là CCITT - Consultative Commitee for International Telegraph and Telephone) và cũng được viện tiêu chuẩn quốc gia Mỹ ANSY (American National Standard Institute) đưa thành tiêu chuẩn của ANSY vào nǎm đó.
Mục tiêu chính của Frame-Relay cũng giống như của nhiều tiêu chuẩn khác, đó là tạo ra một giao diện chuẩn để kết nối thiết bị - của các nhà sản xuất thiết bị khác nhau - giữa người dùng và mạng UNI (User to Network Interface). Frame-Relay được thiết kế nhằm cung cấp dịch vụ chuyển khung nhanh cho các ứng dụng số liệu tương tự như X.25 hay ATM.
Theo số liệu của diễn đàn Frame-Relay thì nguyên nhân để người dùng chọn Frame-Relay là:
Kết nối LAN to LAN: 31%
Tạo mạng truyền ảnh: 31%
Tốc độ cao: 29%
Giá thành hợp lý: 24%
Dễ dùng, độ tin cậy cao: 16%
Xử lý giao dịch phân tán: 16%
Hội thảo video: 5%
Rõ ràng là các ứng dụng trên Frame-Relay đều sử dụng khả nǎng truyền số liệu tốc độ cao và cần đến dịch vụ bǎng tần rộng có tính đến khả nǎng bùng nổ lưu lượng (trafic bursty) mà ở các công nghệ cũ hơn như chuyển mạch kênh hay chuyển mạch gói không thể tạo ra.
Khuôn dạng gói dữ liệu Frame-Relay:
Do Frame-Relay được xây dựng bắt nguồn từ ý tưởng của HDLC (High Data Link Control) nên cấu trúc của gói tin Frame-Relay cũng tương tự như cấu trúc HDLC:
Flag Error check Data C&A Flag
<#### trail ####> <#### header ####>
Flag: Cờ
Error check: Trường kiểm tra lỗi
Data: Trường dữ liệu
C&A: Trường địa chỉ và điều khiển
Trong bài viết này, chúng tôi không trình bày lại toàn bộ các tham số và các thông tin về cấu trúc chi tiết của gói tin kiểu Frame-Relay mà chỉ tập trung vào các tham số tạo ra sự riêng biệt của công nghệ này để giải quyết các vấn đề quan trọng nhất trong việc xây dựng mạng truyền số liệu. Đó là các tham số liên quan đến việc xử lý tắc nghẽn và các tham số liên quan đến việc thiết lập các hình thức kênh logic để truyền số liệu.
Để thực hiện nhiệm vụ truyền số liệu, mạng Frame-Relay sẽ phải giải quyết vấn đề tắc nghẽn thông tin trên mạng, thực chất đây là vấn đề của tầng Mạng trong mô hình 7 tầng. Frame-Relay làm việc ở tầng Liên kết nhưng cũng phải giải quyết vấn đề này để đảm bảo khả nǎng lưu chuyển thông tin. Hầu hết các mạng truyền số liệu đều sử dụng kỹ thuật điều khiển luồng (flow-control) để giải quyết vấn đề tắc nghẽn. Có hai phương pháp được sử dụng khi xảy ra tắc nghẽn trong mạng: thông báo cho người dùng, router, chuyển mạch về sự cố tắc nghẽn xảy ra và thực hiện các công việc nhằm hiệu chỉnh luồng thông tin. Cả hai phương pháp này mạng Frame-Relay đều dùng đến các bit BECN (Backward Explicit Congestion Notification) và bit FECN (Forward Explicit Congestion Notification) trong trường điều khiển.
Bit FECN được thiết lập khi có tắc nghẽn để thông báo rằng thủ tục xử lý tắc nghẽn đã được khởi tạo, và tương ứng với lưu lượng bị nghẽn từ hướng của Frame có bit FECN tới.
Ngược lại, bit BECN cũng được thiết lập khi có tắc nghẽn để thông báo rằng thủ tục xử lý nghẽn đã được khởi tạo, nhưng tương ứng với lưu lượng bị nghẽn từ hướng ngược với Frame có bit BECN tới. Khi các bit này được thiết lập thì mạng phải dùng đến một kênh logic dự phòng để chuyển các thông tin để xử lý nghẽn, đó là kênh với mã nhận dạng DLCI (Data Link Connection Identifier) số 1023. Các kênh với mã nhận dạng nhỏ hơn được dùng để truyền số liệu của người dùng.
Kênh ảo cố định PVC (Permanent Virtual Cuicuit):
Mỗi thiết bị đầu cuối trên mạng diện rộng WAN phải có một địa chỉ gọi là DNA (Data Network Address) để các thiết bị đầu cuối khác có thể gọi được. Đối với mỗi DNA, ta có thể tạo nhiều kênh ảo bằng cách sử dụng các DLCI. Với mỗi cặp DNA, ta có thể tạo một số kênh ảo cố định kết nối chúng và khi có các cuộc trao đổi tin giữa chúng mạng không cần phải xử lý các gói tin thiết lập cuộc gọi.
Kênh ảo chuyển mạch (Switched Virtual Curcuit):
Ngoài kênh ảo cố định, mạng Frame-Relay còn có khả nǎng cung cấp kênh ảo chuyển mạch SVC. ý nghĩa của nó là khi bắt đầu có nhu cầu kết nối giữa hai thiết bị đầu cuối, thiết bị gọi sẽ gửi yêu cầu tới mạng bằng một gói tin SETUP, mạng nhận gói tin này xem xét các tham số, nếu là hợp lệ thì gói tin sẽ được chuyển đến đầu cuối bị gọi. Nếu cuộc gọi được chấp nhận, đầu cuối bị gọi sẽ chuyển gói tin CONNECT tới mạng để chuyển tới đầu cuối gọi. Đầu cuối gọi sau khi nhận được gói tin đó sẽ gửi gói tin CONNECT ACKNOWLEDGE tới mạng để xác nhận và mạng cũng gửi gói tin này tới đầu cuối bị gọi. Khi đó kết thúc giai đoạn thiết lập cuộc gọi, các đầu cuối chuyển sang giai đoạn trao đổi tin cho nhau.
Kênh ảo nối đa điểm MVC (Multicast Virtual Circuit):
Mạng Frame-Relay có thể cung cấp khả nǎng phát hoặc nhận số liệu giữa một đầu cuối với nhiều đầu cuối khác nhờ kỹ thuật MVC. Hiện nay kỹ thuật này mới được áp dụng với loại kênh PVC còn với SVC vẫn đang còn trong giai đoạn nghiên cứu.
Để thực hiện nhiệm vụ này, trong mạng Frame-Relay có khả nǎng thiết lập chức nǎng tạo kênh đa điểm MS (Multicast Server), qua đó tạo cho đầu cuối gốc mã nhận dạng đa điểm MDLCI để đầu cuối này làm việc một số các đầu cuối khác có DLCI bình thường.
Nếu xét trên mô hình 7 tầng của ISO thì Frame-Relay làm việc chủ yếu ở tầng Liên kết dữ liệu, do đó một số chức nǎng của tầng Mạng coi như được chuyển xuống tầng này. Hơn nữa, một số chức nǎng của tầng này cũng được loại bỏ bớt như các tham số về điều khiển luồng, ACK, NAK,... nhằm làm giảm độ trễ trong mạng. Điều đó đưa đến khái niệm gọi là mạng không lỗi (error-free network). Đó là điểm khác nhau cơ bản giữa Frame-Relay với X.25. Để phân biệt rõ ta xét khái niệm về kiểm tra lỗi:
Kiểm tra lỗi khi thực hiện truyền số liệu từ đầu cuối tới thông qua mạng truyền số liệu được chia làm hai loại, kiểm tra đầu cuối tới đầu cuối (End to End) và kiểm tra điểm tới điểm (Point to Point).
Kiểm tra điểm tới điểm mạng ý nghĩa là khi người dùng gửi một gói tin đến mạng, mạng sẽ trao đổi để đảm bảo gói tin đó là đúng và cũng đảm bảo chuyển gói tin đó đến đích. Kiểm tra đầu cuối tới đầu cuối là phương pháp mà khi người dùng gửi gói tin đến mạng, mạng sẽ cố gắng đưa gói tin đó đến đích nhưng nếu trong quá trình chuyển tin có lỗi thì mạng không truyền lại mà bỏ qua để cho thiết bị đầu cuối của khách hàng thực hiện chức nǎng truyền lại đó.
Như vậy việc thực hiện kiểm tra đầu cuối tới đầu cuối sẽ làm giảm độ trễ giữa các hệ thống chuyển mạch bên trong mạng do không phải thực hiện chức nǎng truyền lại. Tuy nhiên, ưu điểm này chỉ có hiệu quả khi chất lượng truyền dẫn bên trong mạng cao, nếu không việc thiết bị đầu cuối phải truyền lại nhiều lần sẽ dẫn tới việc chiếm dụng kênh truyền dẫn lâu hơn.
Công nghệ chuyển mạch gói X.25 hấp dẫn ở khả nǎng sử dụng chung cổng và đường truyền, do đó nó có khả nǎng sử dụng trong tình huống bùng nổ là tình huống hay gặp ở mạng LAN và khi kết nối LAN to LAN. Tuy nhiên, trong thực tế khả nǎng này không có ý nghĩa lớn do thông lượng của mạng X.25 thấp (như đã trình bày ở trên, người dùng X.25 thường bị giới hạn ở tốc độ tối đa 128 Kbps) và do độ trễ lớn vì phải xử lý nhiều thông tin bên trong mạng.
Ngược lại, công nghệ chuyển mạch kênh hay tách ghép kênh theo thời gian TDM (Time Divíion Multiplexer) có thông lượng cao và độ trễ trong mạng rất thấp. Vì thực chất công nghệ này tạo ra các kênh trong suốt (transparency channel) tương ứng với tầng Vật lý trong mô hình 7 tầng. Do không phải tính toán gì bên trong mạng nên hầu như không có trễ mềm mà chỉ có trễ do khoảng cách và bǎng tần hạn chế. Tuy vậy, công nghệ này tạo ra các kênh cố định về tốc độ nên không giải quyết được tình huống bùng nổ lưu lượng. Do đó chỉ thích hợp với những dịch vụ sử dụng bǎng tần cố định kiểu như dịch vụ thoại.
Kết hợp hai ưu điểm trên, Frame-Relay có thông lượng cao với độ trễ trong mạng thấp nhưng có khả nǎng kết nối sử dụng chung cổng và đường truyền nhằm tạo ra mạng ảo, ngoài ra nó còn sử dụng một vài kỹ thuật nhằm hỗ trợ việc tổ chức tổ chức dữ liệu khi truyền dẫn để sử dụng trong tình huống bùng nổ lưu lượng.
Dưới đây là bảng so sánh các công nghệ trên:
Công nghệ Sử dụng khe thời
gian cố định Độ trễ Thông lượng STDM
X.25 Không Lớn Thấp Có
TDM Có Rất nhỏ Cao Không
Frame-Relay Không Nhỏ Cao Có
STDM: Tách ghép kênh theo thời gian có thống kê (Statistic time division multiplexing).
Thông thường, khi có nhu cầu xây dựng mạng truyền số liệu dùng riêng để phục vụ mục tiêu ứng dụng công nghệ thông tin trong một công ty, cơ quan,... yêu cầu đặt ra sẽ bao gồm:
Dễ sử dụng.
Mạng lưới linh hoạt và độ sẵn sàng cao.
Có khả nǎng phát triển mở rộng, nâng cấp.
Giá thành hợp lý.
Với những so sánh như trong mục II, rõ ràng Frame-Relay sẽ đáp ứng được phần lớn các yêu cầu trên. Nói cách khác dùng mạng diện rộng với công nghệ Frame-Relay để thiết kế mạng riêng chúng ta sẽ có một số ưu điểm:
Thời gian thực hiện nhanh.
Khả nǎng dùng bǎng tần rộng: từ 2Mbps có thể tới 34Mbps.
Tận dụng tối đa hiệu suất của bǎng tần, khi khối lượng thông tin cần truyền lớn ta mới dùng đến bǎng tần rộng, còn bình thường ta chỉ cần giữ một băng tần nhỏ: 64
Kbps đến 256 Kbps là đủ.
Với cùng giao diện vật lý ta có thể tạo nhiều kênh logic để dùng.
Tiết kiệm giá thành của thiết bị nối mạng diện rộng.
Với xu thế phát triển của công nghệ Viễn thông và Công nghệ thông tin hiện nay, chúng tôi hy vọng và tin tưởng khả năng đưa công nghệ Frame-Relay vào mạng truyền số liệu quốc gia ở nước ta sẽ được thực hiện trong thời gian không xa nữa.
|
|
|
Các chuyên gia về PC không chỉ giải đáp cho bạn những thắc mắc thường gặp, họ còn giúp bạn nhanh chóng làm dịu những cơn nhức đầu khó chịu vì phần cứng máy tính.
Không dễ gì tìm được sự trợ giúp hữu ích, nhất là khi PC của bạn dở chứng mà chẳng có lấy một lời thông báo. Nơi có trách nhiệm bảo trì máy chưa chắc đã trả lời ngay trong ngày. Người phụ trách kỹ thuật của cơ quan bạn có thể lại vắng mặt. Lúc này có lẽ bạn "sôi máu" lắm? Tốt nhất là xắn tay áo lên và tự làm mọi việc.
Giải pháp cho các vấn đề phần cứng thông dụng nhất chính là sự hiểu biết của bạn. Tất cả những gì bạn cần là một cuốn hướng dẫn nhỏ, và rất nhiều điều cần thiết mà bạn có thể tìm thấy ở bài này. Vậy những vấn đề gì về phần cứng mà người dùng thường hay gặp nhất? Có phải 32 MB RAM cho tốc độ chậm? Hay ổ cứng dở chứng? Cũng có thể card đồ họa mới lại hoạt động chẳng hơn gì cái cũ.
Với mỗi vướng mắc phần cứng, tác giả sẽ đưa ra những chẩn đoán và mô tả qui trình giúp bạn tự giải quyết. Bạn chỉ cần chuẩn bị làm quen với hoạt động bên trong của hệ thống như chương trình CMOS, nó chứa câu trả lời cho nhiều vấn đề phần cứng.
Tuy nhiên những chỉ dẫn ở đây cũng không thể giải quyết được mọi trục trặc về phần cứng có thể xảy ra. Cần hiểu rõ khả năng của mình và biết dừng đúng lúc, đó là lời khuyên "vàng". Tự sửa chữa máy tính đem lại nhiều lợi ích, nhưng đôi khi bạn vẫn cần đến sự giúp đỡ của chuyên gia.
Hệ thống
Quá nóng
Thỉnh thoảng màn hình của tôi chỉ còn một màu xanh, ổ cứng chậm hẳn đi, hệ thống bị treo. Hãy cho lời khuyên.
Máy lạnh trong phòng bạn chạy thế nào? Nên nhớ nhiệt độ cao là kẻ thù nguy hiểm nhất của PC. Phải chịu đựng lâu tình trạng quá nóng có thể giảm tuổi thọ hoặc phá hủy hệ thống của bạn. Màn hình xanh và ổ cứng trì trệ là những biểu hiện kinh điển cảnh báo hiện tượng quá nóng, cần biện pháp giải quyết tức thời.
Hãy bắt đầu bằng việc lau bụi bám trên PC. Bụi bít kín các khe thoát gió của quạt cũng có thể làm tăng nhiệt độ bên trong. Kiểm tra kỹ cả bên trong hệ thống, lớp bụi sẽ tác động như chất cách nhiệt, làm nóng các chip và mạch điện. Nên dùng bình khí nén để thổi bụi; không được lau bằng nước hay chất tẩy rửa; nếu cần lau phải dùng vật liệu chống tĩnh điện để lau.
Cuối cùng, kiểm tra để đảm bảo tất cả các quạt làm mát đều chạy tốt. Quạt của bộ nguồn khi sắp hỏng thường gây tiếng ồn lớn, nhưng quạt nhỏ cho CPU thì hầu như không nghe rõ, nó mà hỏng thì CPU của bạn cũng có thể tiêu luôn vì nóng. BIOS của phần lớn các PC Pentium II đều theo dõi RPM (vòng quay/phút) của mỗi quạt và đưa ra thông báo lỗi khi phát hiện thấy có nguy hiểm. Cần xem lại tính năng này trong chương trình thiết lập CMOS của bạn có được kích hoạt không.
Đối với những thiết bị cũ không có tính năng kiểm tra quạt, hãy cài đặt tính năng kiểm tra nhiệt độ. Phần mềm 110 Alert của PC Power and Cooling có giá 17 USD, nó sẽ phát chuông khi nhiệt độ bên trong của PC vượt quá 43oC và báo động cho bạn nếu quạt CPU hỏng.
* 110 Alert - 17 USD; PC Power and Cooling; www.pcpowercooling.com
Không đủ điện
Tôi mới bổ sung một ổ đĩa thứ hai là ổ Zip, và ổ CD-RW cho hệ thống Pentium II-233 mà tôi tự lắp ráp. Nhưng hiện giờ hộp máy rất nóng, khó mà chạm tay vào được. Liệu có phải hệ thống bị quá tải?
Bạn đã tự xác định được vấn đề. Khi bộ nguồn máy PC phải nuôi thêm những thành phần mới, hiện tượng bị nóng lên chứng tỏ nó làm việc quá tải. Phần lớn các bộ nguồn có công suất 200W, như vậy có thể không đủ. Nếu bạn mua loại máy rẻ thì thường bộ nguồn khá yếu. Điều này dẫn đến những trục trặc và nhiệt độ tăng gây nguy hiểm. Giải pháp là một bộ nguồn mới. Hãy kiểm tra xem bộ nguồn hiện tại có công suất bao nhiêu, rồi dự tính 25 W cho đĩa cứng bổ sung và 10 W cho mỗi thiết bị mới khác. Cộng hết cả lại và dự phòng thêm 20 %, đó sẽ là lượng công suất cần thiết cho bộ nguồn mới mà bạn nên mua.
Password của tôi là gì?
Tôi thiết lập password hệ thống mới để đăng nhập mỗi khi mở máy tính, nhưng chắc là tôi gõ nhầm nên sau đó tôi không thể khởi động máy được nữa. Có cách nào thiết lập lại password?
Password hệ thống mà bạn nói tới được lưu trong CMOS, một chương trình nhỏ quản lý nhiều chức năng của máy tính. Đáng tiếc, việc mất password CMOS cũng giống như đánh rơi chìa khóa trong đống rác: bạn sẽ phải thực hiện nhiều việc phiền phức.
Chẳng có cách giải quyết nào đơn giản cho trường hợp quên mất password CMOS. Bạn có thể gọi đến nhà sản xuất hệ thống hay BIOS hỏi xem PC của bạn có password mặc định không. Nếu không, bạn sẽ phải tốn một ít thời gian mày mò bên trong hệ thống. Hãy xem cuốn hướng dẫn hệ thống, tìm jumper của bo mẹ để thiết lập lại password. Trong trường hợp không có thì tìm jumper thiết lập lại toàn bộ CMOS. Cách cuối cùng là tháo viên pin nhỏ trên bo mẹ ra, chính nó duy trì các thông số thiết lập CMOS. Nhưng nên nhớ rằng một khi hủy bỏ các thiết lập CMOS, bạn phải cài đặt lại bằng tay một cách thủ công.
Thiếu bộ nhớ
Thỉnh thoảng khi làm việc trong Windows, mở và đóng các chương trình, tôi nhận được thông báo không đủ bộ nhớ. Hệ thống của tôi đã có 32 MB RAM. Tôi có cần bổ sung thêm?
Không cần. Có thể bạn bị thất thoát bộ nhớ. Đôi khi trong lúc một chương trình phần mềm đóng lại, nó không giải phóng bộ nhớ đã sử dụng, vì vậy Windows không biết sự tồn tại của phần bộ nhớ này. Vấn đề này trầm trọng hơn nhiều trong Windows 3.x so với trong Windows 95/98, tuy nhiên vẫn xảy ra trong Win95/98. Cách duy nhất để sửa đổi là khởi động lại PC. Nếu xác định được chương trình nào chiếm dụng bộ nhớ như vậy, bạn có thể cài đặt lại để đề phòng trường hợp có lúc nó sẽ bị hỏng.
Xác định nguồn gốc gây ra trục trặc thường không dễ. May mắn là Windows 9x có một công cụ chẩn đoán xuất sắc - System Monitor - liên tục theo dõi hiệu năng của PC theo thời gian thực. Để chạy System Monitor, hãy vào menu System Tools (chọn Start.Programs.Accessories.System Tools). Nếu System Monitor không có ở đó, bạn phải cài đặt nó từ CD-ROM Windows 9x thông qua Add/Remove Programs trong Control Panel.
Chọn Numeric Charts và Always on Top trong menu View để đặt một cửa sổ nhỏ trên màn hình làm việc. Sau đó từ menu Memory Manager của System Monitor (chọn Edit.Add Item.Memory Manager để truy cập nó), chọn các thông số thống kê hiệu năng mà bạn muốn hiển thị. Chú ý ba chỉ số - Unused physical memory (bộ nhớ vật lý không sử dụng đến), Swapfile in use (file hoán chuyển đang sử dụng), Swapfile size (kích thước file hoán chuyển) - khi bạn mở, sử dụng và đóng các ứng dụng khác nhau. Điều này sẽ giúp bạn xác định nguồn gốc gây thất thoát. Nhớ xem xét cả thống kê Threads thông qua Edit.Add Item.Kernel.Threads. Nó sẽ tăng hoặc giảm tùy theo số lượng chương trình đang chạy. Nếu nó tăng không phụ thuộc công việc bạn đang làm thì có thể bạn đã bị thất thoát bộ nhớ.
Sắp hết pin
Sau khi tôi tắt máy tính đi khoảng vài giờ là đồng hồ hệ thống lại chỉ sai thời gian. Không hiểu PC chậm đi, hay đồng hồ tay của tôi chạy nhanh lên, hay Superman đã kéo lùi thời gian lại?
Theo cách nói thông tục là PC của bạn bị chậm đi. Có một viên pin nhỏ trên bo mẹ nuôi đồng hồ hệ thống khi bạn tắt PC. Đồng hồ chậm có nghĩa là cần phải thay pin. Nếu pin chết hẳn thì bạn có nguy cơ bị mất toàn bộ các thông số thiết lập quan trọng trong chương trình CMOS của mình vì pin này nuôi cả CMOS.
Hãy kiểm tra trong cuốn hướng dẫn xem pin của bạn là loại gì và nằm ở vị trí nào trên bo mẹ. Thông thường nó là loại pin nhỏ dạng rời dễ tháo lắp. Nếu như pin được nối với bo mẹ bằng dây thì bạn cũng có thể gắn pin thay thế vào mối nối bên cạnh. Phải nhớ lưu tất cả thông số thiết lập CMOS trước khi thay pin; nếu không bạn có thể bị trắng tay.
Máy bị treo và không phục hồi được
Thật là cú sốc nếu vào một buổi sáng bận rộn, bạn khởi động máy PC và thấy nó chết cứng. Trong trường hợp này, hãy lạc quan và thực hiện theo các bước sau:
Kiểm tra những gì rõ rệt nhất. Hãy xem tất cả các dây cáp hệ thống có cắm bình thường không.
Tìm đầu mối. Khởi động lại PC và theo dõi kỹ màn hình xem có manh mối về hỏng phần cứng không. Nếu các thành phần khởi động tốt thì một thông báo xác nhận sẽ xuất hiện trên màn hình. Khi có một thành phần gặp sự cố, PC có thể hiển thị thông báo lỗi về sự cố này.
An toàn. Khởi động Windows trong chế độ Safe bằng cách giữ F8 ngay trước khi Windows khởi động. Chọn Safe Mode từ Startup Menu của Windows để tải riêng hệ điều hành, không có các driver và các chương trình khác.
Khởi động lại. Nếu PC khởi động trong chế độ Safe, hãy khởi động lại, trở về Startup Menu của Windows và chọn Step-by-step confirmation. Nó sẽ tải mỗi lần một driver. Nếu may mắn, bạn sẽ xác định được driver hay thiết bị nào là thủ phạm.
Đọc phần giải thích. Nếu PC vẫn trục trặc, hãy khởi động lại, vào Startup Menu và chọn Logged (\bootlog.txt). Nhờ vậy sẽ tạo ra một file log gọi là bootlog.txt trong folder gốc ghi lại từng bước của quá trình khởi động và xác nhận bước đó thành công hoặc thất bại.
Đi đến kết luận. Mặc dù file log mang tính kỹ thuật, nhưng kiểm tra nó bằng một trình văn bản sẽ có thể cung cấp đầu mối cho bạn. Nếu không thì nó cũng có ích cho người hỗ trợ kỹ thuật.
Lưu trữ :
Mất cluster
Tôi vô ý nhấn phải nút tắt PC khi chưa thoát khỏi Windows. Sau đó tôi khởi động máy thì ScanDisk tìm thấy các cluster thất lạc và các file liên kết chéo (cross-linked file), rồi hỏi xem có muốn lưu chúng lại không. Có cần không?
Có thể có, có thể không. Sau khi tắt máy không đúng qui định, ScanDisk thường tìm thấy các cluster thất lạc và file liên kết chéo. Cả hai chỉ là lỗi tính toán trong bảng định vị file (File Allocation Table - FAT) của đĩa cứng chứ không phải hỏng vật lý trên bề mặt đĩa.
Tất cả các file trên đĩa cứng đều được chia thành nhiều đoạn nhỏ gọi là cluster. Cluster thất lạc đơn giản là cluster không còn được kết nối với file hiện hữu. Trừ khi bạn sợ mất file quan trọng mà bạn đã mở khi máy gặp sự cố, còn không thì không cần chuyển đổi các cluster thất lạc thành file; chúng thường vô dụng. Đối với các cluster hỏng cũng vậy; nên xóa chúng đi.
File liên kết chéo, theo FAT của đĩa cứng, là file có dùng chung cluster với file khác. ScanDisk sẽ đề nghị tạo hai file riêng biệt, mỗi file có một bản sao riêng của cluster tranh chấp. Đây là phương án tốt nhất mà bạn nên theo.
Nếu nghi ngờ ổ cứng bị hỏng, bạn hãy chạy ScanDisk. Nhấn Start.Programs .Accessories.System Tools.ScanDisk và chọn mục Thorough. Tiện ích này sẽ quét toàn bộ bề mặt đĩa để kiểm tra chỗ hỏng vật lý. (Lưu ý: quá trình này có thể mất hàng giờ tùy theo kích thước đĩa của bạn). Có thể sẽ xuất hiện một số sector hỏng do hao mòn và hư hỏng thông thường. Nhưng nếu bạn thường xuyên phát hiện thấy các sector hỏng ngày càng xuất hiện nhiều, thì chắc là có vấn đề. Hãy sao lưu ngay toàn bộ dữ liệu và mua cho mình một ổ đĩa mới.
Thiếu bộ nhớ ảo
Tôi không thay đổi máy tính và các ứng dụng đã vài năm, bỗng dưng gần đây lại thấy xuất hiện thông báo 'insufficient memory' (không đủ bộ nhớ) khi tôi mở một số bảng tính. Điều gì xảy ra với bộ nhớ của máy?
Thật là một câu hỏi hóc búa. Có vẻ như vấn đề không phải ở bộ nhớ. Có thể sau nhiều năm sử dụng đĩa cứng của bạn đã chật cứng. Windows cần chỗ trống trên đĩa để xử lý file tráo đổi - là nơi chứa dữ liệu khi RAM bị trưng dụng hết. Nếu bạn mở các bảng tính lớn hay nhiều ứng dụng mà đĩa cứng đã đầy, file hoán chuyển không thể làm việc bình thường.
Bạn có hai lựa chọn: giải phóng đĩa bằng cách xóa hay chuyển dời các file, hoặc di chuyển file hoán chuyển sang nơi khác (partition hay ổ cứng bổ sung) có nhiều chỗ hơn. Để chuyển file hoán chuyển đi, nhấn phím phải vào My Computer, chọn Properties, nhấn vào ô Performance trong hộp thoại System Properties. Nhấn nút Virtual Memory và chọn Let me specify my own virtual memory settings. Hộp 'Hard disk' sẽ liệt kê các partition và đĩa hiện có đồng thời cho biết dung lượng còn trống của từng cái.
Đĩa bị co lại
Tôi mua một ổ đĩa mà tôi cho là loại EIDE 2 GB và cài đặt nó vào hệ thống Pentium II mới bằng tính năng tự động phát hiện (autodetect) trong chương trình thiết lập CMOS, nhưng Windows lại báo ổ đĩa chỉ có 504 MB. Có phải tôi đã bị lừa?
Không phải. Nhưng người ta thường nói: "Đừng nên tin ai, ngay cả chính mình". Có thể bạn đã cài đặt đĩa cứng sai trong chương trình thiết lập CMOS. Hãy trở lại chương trình tự phát hiện của CMOS và thử cài đặt lại đĩa cứng. Chương trình sẽ đưa ra vài lựa chọn cấu hình. Có thể lần trước bạn đã chọn nhầm cấu hình để máy tính hiểu rằng ổ đĩa mới là loại IDE (kích thước hạn chế ở mức 504 MB). Lần này hãy chọn phương án LBA (Logical Block Addressing), nó cho phép PC của bạn định cấu hình ổ đĩa lớn hơn 504 MB.
Chính và phụ
Tôi không thể nào làm cho máy tính của mình nhận biết được ổ cứng mới. Tôi đã cài đặt nó vào cùng cáp EIDE điều khiển ổ cứng đầu tiên và thử thiết lập nó trong CMOS nhưng không thành công.
Không sao đâu. Khi bạn kết nối hai đĩa cứng hay các thiết bị EIDE khác vào cùng một cáp, một thiết bị phải được chỉ định là "chính" (master) và một là "phụ" (slave). Nếu ổ ban đầu của bạn là ổ khởi động, nó được thiết lập là ổ chính. Có thể ổ mới cũng được thiết lập là ổ chính và vì vậy hệ thống không "thấy" được nó. Muốn khắc phục điều này, bạn chỉ cần thay đổi jumper trên ổ mới để đặt thành ổ phụ. Bạn sẽ tìm thấy các thông số thiết lập jumper ngay trên ổ cứng hoặc trong tài liệu kèm theo. Nếu trên ổ cứng không ghi sẵn, bạn nên lấy bút ghi thẳng lên đó để tiện tham khảo sau này.
Vấn đề khởi động
Tôi muốn khởi động máy bằng đĩa mềm cấp cứu. Tôi đưa đĩa mềm vào ổ và bật máy thì thấy Windows vẫn được khởi động từ ổ cứng. Trong trường hợp này tôi có cần làm mất hiệu lực ổ cứng không?
Đừng nên làm vậy. Hãy kiểm tra các thông số thiết lập ổ đĩa khởi động trong chương trình thiết lập CMOS của hệ thống. Tìm Boot Sequence hay thông số nào tương tự. Nó có thể được đặt là 'C:, A:', có nghĩa là hệ thống sẽ xét đến ổ C trước tiên khi khởi động, sau đó mới đến ổ A. Hãy thay đổi thông số này thành 'A:, C:'. Phần lớn các máy tính mới đều có BIOS cho phép bạn thiết lập ổ khởi động thứ nhất là ổ Zip, LS-120 hay CD-ROM.
Đĩa mềm kém chất lượng
Tôi chạy ScanDisk trên một số đĩa mềm mà tôi dùng để sao lưu các file cũ và thấy có nhiều sector hỏng, vì vậy tôi đã chuyển dữ liệu sang đĩa mới. Có nên format lại rồi dùng những đĩa cũ này không?
Về mặt lý thuyết thì có, nhưng không an toàn chút nào. Khi một đĩa mềm, nhất là đĩa đã dùng vài năm, có dấu hiệu trục trặc thì tốt nhất là sao lại dữ liệu trên đó vào đĩa mới rồi vứt nó đi.
Đĩa cứng quá lớn?
Tôi mới bổ sung một đĩa cứng 4 GB cho hệ thống Pentium 166 chạy Windows 95. Nhưng tôi gặp đủ thứ rắc rối trong quá trình làm cho Windows nhận biết ổ cứng này. Điều gì xảy ra vậy?
Trước hết hãy liên hệ với nhà sản xuất hệ thống để biết chắc BIOS của bạn có hỗ trợ ổ 4 GB không. Nếu không, bạn cần phải nâng cấp BIOS bằng cách tải nó từ Web site của nhà sản xuất hoặc mua mới từ một hãng thứ ba như Micro Firmware chẳng hạn.
Nếu vấn đề không phải do BIOS, thì có thể thủ phạm là hệ thống định vị file (FAT) mà PC sử dụng để tổ chức file trên đĩa cứng. Như đã biết, FAT16 không hỗ trợ các phân vùng (partition - phân vùng đĩa cứng được định nghĩa bằng chữ cái tên ổ đĩa) lớn hơn 2 GB. Nếu đang dùng FAT16, bạn có hai lựa chọn: tạo nhiều phân vùng nhỏ đủ cho FAT16 xử lý, hoặc nâng cấp lên FAT32. Bạn có thể tạo 2 hay 3 phân vùng, mỗi phân vùng này không lớn hơn 2 GB, bằng tiện ích DOS FDISK nếu đĩa cứng đang trống. Còn nếu có dữ liệu, bạn cần tiện ích kiểu như PartitionMagic 70 USD của PowerQuest để thực hiện công việc này. Số tiền đầu tư cũng đáng giá.
Phương án thứ hai là nâng cấp hệ thống file của đĩa lên FAT32, có thể hỗ trợ phân vùng lớn tới 8 GB. Nhưng bạn chỉ có thể làm điều này khi có Win 98 hoặc phiên bản OSR2 của Win 95. Để xác định phiên bản Win 95 bạn đang dùng, nhấn phím phải chuột vào My Computer và chọn Properties. Nếu số phiên bản kết thúc bằng B tức là bản OSR2 và bạn có thể dùng PartitionMagic chuyển đổi hệ thống thành FAT32. Windows 98 có tiện ích chuyển đổi riêng của nó.
* Nâng cấp BIOS, 59 USD đến 79 USD; Micro Firmware; <A href="http://www.firmware.com/">www.firmware.com
* PartitionMagic 70 USD; PowerQuest; <A href="http://www.powerquest.com/">www.powerquest.com
Vấn đề âm thanh
Cả ổ CD-ROM và loa của tôi đều hoạt động tốt khi tôi chơi các trò chơi như Flight Simulator hay Tomb Raider. Nhưng khi đưa CD nhạc vào thì tôi lại không nghe được gì. Có điều khiển âm thanh riêng cho CD nhạc không?
Không, mà bạn cũng không cần đến. Vấn đề của bạn khá phổ biến. Tín hiệu từ CD audio, bỏ qua mọi hoạt động bên trong PC, đi từ ổ CD-ROM đến card âm thanh nhờ một dây cáp nhỏ. Vì thế không ít trường hợp dây cáp này tiếp xúc kém hoặc hoàn toàn không còn tác dụng. Hãy nối lại cáp hoặc mua cáp mới với giá khoảng 5 USD.
Đổi ổ đĩa mềm
Tôi mới đổi ổ đĩa mềm 5,25 inch cũ vào máy để sao chép một số đĩa cũ. Mọi động tác lắp đặt có vẻ đúng, nhưng Windows không chịu nhận ổ đĩa này. Có thể cho biết tại sao?
Bạn cần phải kiểm tra chương trình thiết lập CMOS. Hãy vào màn hình đầu tiên trong chương trình thiết lập, bạn sẽ tìm thấy những thông số cài đặt cho ổ đĩa mềm. Bạn cần thay đổi ổ A: từ 3,5 inch (hay 1,44 MB) thành 5,25 inch (hay 1,2 MB). Đừng quên đổi trở lại khi bạn lắp ổ 3,5 inch vào.
Trục trặc với ổ Zip
Tôi gắn một ổ Zip lắp ngoài vào cổng song song của máy in laser mà không thấy máy tính có phản ứng gì? Tại sao?
Khi phải dùng chung cổng song song, ổ Zip và máy in luôn gây gổ với nhau (giống như Microsoft và Bộ Tư Pháp Mỹ).
|
|
|
Ngay cả với một số công nghệ mới như Plug and Play, việc cài đặt phần cứng vẫn có thể gặp rắc rối. Sai sót và trục trặc sẽ làm bạn mất hàng giờ để xử lý. Chỉ dẫn dưới đây sẽ giúp bạn vận hành máy một cách êm ru.
Trước tiên, hãy tạo ra một backup. Hằng ngày, Windows 98 sẽ tự động sao chép để lưu trữ các file Registry. Theo mặc định, nó sẽ lưu giữ 5 backup cuối cùng trong Windows\Sysbckup folder, kiểu như các file .cab có tên là rb xxx.cab (xxx là số của backup, ví dụ như 001 hoặc 002). Hãy copy một file .cab mới nhất và đặt một tên khác sao cho nó không bị ghi đè do copy hỏng. Nếu bạn cần lưu trữ một backup file, hãy khởi động lại hệ thống trong chế độ DOS và chạy regscan.exe.
Tiện ích System Restore của Windows Me sẽ tự động thực hiện việc backup hệ thống. Ấn chuột vào Start, Programs, Accessories, System Tools, System Restore để reload cấu hình hệ thống mà Windows đã lưu từ trước đó.
Cuối cùng, hãy chắc chắn rằng điện trên người bạn đã được tiếp đất. Thậm chí chỉ một sự tích điện tĩnh rất nhỏ trên cơ thể cũng có thể làm hỏng mạch điện tinh xảo trong PC của bạn. Hãy sờ vào phần khung gầm kim loại của hệ thống ngay trước khi bạn rút phích cắm ra khỏi ổ điện được tiếp đất. Luôn luôn phải tháo dỡ tất cả đường dò tới các thiết bị cũ trước khi bạn cài đặt cái mới vào. Hãy làm như sau:
1. Sử dụng chương trình ứng dụng Add/Remove Programs trong Control Panel để gỡ bỏ tất cả phần mềm liên quan tới thiết bị.
2. Dỡ bỏ driver của thiết bị. Nhấn chuột vào Start, Settings, Control Panel, System, chọn phím Device Manager tab, kích đúp chuột vào category của thiết bị, chọn thiết bị mà bạn đang tháo cài đặt và click vào nút Remove. Lưu ý: Để tháo dỡ bộ phận điều khiển của một graphics card (Windows gọi nó là “display adapter”), trước hết kích đúp chuột vào tên thiết bị, chọn Driver tab trong hộp Properties, và chọn nút Update Driver; sau đó sử dụng Update Device Driver Wizard để cài đặt bộ phận điều khiển VGA của Windows.
3. Tắt máy PC.
4. Mở hộp hệ thống và gỡ bỏ thiết bị cũ. Nếu bạn muốn nâng cấp graphics card, hãy đặt thẻ mới vào đúng thời điểm này.
5. Khởi động lại máy tính và kiểm tra Device Manager. Nếu mục nhập của thiết bị cũ vẫn còn ở đó, hãy lặp lại thao tác tháo cài đặt một lần nữa. Đôi khi, bạn phải hơn một lần remove một thiết bị trước khi không còn sót một trace nào trong Windows.
Cài đặt từng thiết bị mới vào và sử dụng PC của bạn trong vài ngày sau mỗi lần cài đặt để phát hiện trục trặc. Có 5 điều bạn cần nhớ khi cài đặt:
1. Plug and Play không phải lúc nào cũng là phương pháp tối ưu để cài đặt một thiết bị. Một số driver đã có sẵn chương trình cài đặt riêng.
2. Nếu chỉ dẫn cài đặt không rõ ràng hoặc đưa ra hướng dẫn cho một model khác, hãy vào website của nhà sản xuất và tìm kiếm tài liệu cập nhật.
3. Hãy có được một update mới nhất của driver. Hãy kiểm tra website của người bán để có được các phiên bản mới hơn.
4. Đừng gián đoạn quy trình cài đặt vì có thể gây ra rắc rối cho bạn. Nếu bạn muốn huỷ bỏ việc cài đặt, trước hết hãy hoàn tất quy trình rồi mới tháo cài đặt driver.
5. Hãy chắc chắn rằng tất cả đinh vít trên card của bạn đã được xiết chặt. Những card không được vít chặt có thể bị trật ra khỏi rãnh.
Cũng có khi bạn cần Windows CD-ROM của mình khi PC đang chạy trong lúc bạn cài đặt phần cứng. Nếu bạn không tìm thấy đĩa này, hoặc không thể làm cho CD-ROM driver hoạt động, có thể bạn đã bị kẹt.
Để thao tác an toàn, hãy đặt một folder trên đĩa cứng của bạn, đặt tên nó là CABS và copy các tệp tin Windows' .cab (phiên bản nén của các tệp tin hệ điều hành Windows). Bạn chỉ việc copy các folder “win98” và “drivers” từ Windows CD.
|
|
|
Khi tự ráp máy vi tính PC, bạn sẽ được lợi nhiều hơn là mua máy ráp sẵn. Nhưng nó cũng đòi hỏi bạn nhiều thứ trong đó quan trọng nhất là lòng ham mê tìm hiểu vì nếu thiếu cá tính nầy bạn sẽ mau bỏ cuộc khi gặp trục trăc (là chuyện thường xẩy ra).
Bài viết nầy có mục đích khuyến khích các bạn trẻ tự ráp máy hay tự nâng cấp máy bởi vì chỉ có qua việc làm nầy các bạn mới học hỏi được nhiều về cấu trúc máy, cách hoạt động cũng như cách xử lý khi có hư hỏng.
Tuy nhiên chúng tôi xin khuyên bạn nào không ham thích về kỹ thuật là đừng nên tự ráp máy vì trong quá trình ráp máy có vô số vấn đề phức tạp xẩy ra chớ không đơn giản hễ ráp là chạy đâu.
Ưu Ðiểm:
Tiết kiệm cho bạn rất nhiều tiền, theo kinh nghiệm của chúng tôi là khoảng 10% trị giá máy.
Linh kiện do bạn tự chọn lựa nên hợp với tình hình kinh tế của bạn và chất lượng món hàng cũng do bạn quyết định. Ngoài ra do mua lẻ nên bạn sẽ có đầy đủ các sách hướng dẫn, đĩa driver và bao bì cho từng linh kiện.
Các thao tác lắp ráp sẽ được tiến hành kỹ lưỡng hơn ngoài tiệm và cách sắp xếp trong máy cũng hợp ý hơn.
Bạn hiểu rõ về máy của bạn hơn và mạnh dạn sửa chữa máy khi có trục trặc nhỏ như: lỏng chân Card, lỏng chấu cắm, các mối nối tiếp xúc không tốt...
Sau khi ráp thử một lần, bạn sẽ có hứng thú giúp đỡ bạn bè và tự nâng cao trình độ về phần cứng máy tính.
Khuyết Ðiểm:
Tốn nhiều công sức đi lùng mua linh kiện cho vừa ý, thời gian ráp máy nếu chưa có kinh nghiệm có thể kéo dài cả ngày. Ðó là chưa kể linh kiện không dùng được phải đem đổi.
Ðòi hỏi phải có kiến thức căn bản về phần cứng, phải có tính kỹ lưỡng, kiên nhẩn khi lắp ráp.
Phải biết cách xử lý những va chạm giữa các linh kiện với nhau. Thí dụ: Ngắt, địa chỉ, DMA...
Sau đây là phần trình bày theo thứ tự thực tế để bạn dễ tiếp thu.
Lắp Ráp Các Phần Cơ Bản Ðể TEST Máy:
Kiểm Tra Bộ Nguồn:
Bạn nối dây điện nguồn (dây cáp bự màu đen có 4 dây con) đến công tắc Power, chú ý là có 2 loại công tắc là nhấn và bật lên xuống, bạn phải xem sơ đồ hướng dẫn trên nhãn bộ nguồn để nối cho đúng vì cách xếp đặt chân 2 loại khác nhau. Nối dây cấp điện 5VDC cho mặt hiện số (xem cách nối trong tờ giấy hướng dẫn kèm theo thùng máy). Sau đó đóng công tắc nguồn, quạt của bộ nguồn phải quay và bảng hiện số phải sáng (bạn không điều khiển được do chưa nối dây vào mainboard) nếu bộ nguồn tốt. Bộ nguồn không được phát tiếng động lạ như: hú, rít, lạch xạch...
Ráp ổ Ðĩa:
Ráp các ổ đĩa mềm, ổ đĩa cứng, ổ đĩa CD-ROM vào thùng máy, gắn các dây cáp tín hiệu cho chúng nhưng khoan gắn cáp cấp điện.
Ráp MAINBOARD:
Ráp mainboard lên miếng sắt đỡ bên hông thùng máy. Gắn đầy đủ các chốt đệm bằng nhựa. Cố gắng bắt đủ 2 con ốc cố định cho mainboard, tốt nhất là nên lót thêm miếng lót cách điện cho phần ốc đế và ốc xiết để tránh chạm điện khi mainboard xê dịch.
Căn cứ vào sách hướng dẫn, bạn kiểm tra và set lại các Jumper cho đúng với loại CPU của bạn. Bạn cần quan tâm tới Jumper Volt vì nếu set sai CPU sẽ nổ trong 1 thời gian ngắn (thường điện thế của Pentium là 3V).
Ráp RAM:
Mainboard 486 cho phép bạn sử dụng từ 1 cây SIMM đến 4 cây (có 4 bank). Mainboard Pentium bắt buộc phải gắn 1 cặp 2 cây SIMM cho 1 Bank (có 2 bank). Bạn xác định chiều gắn SIMM bằng cách đặt đầu chân khuyết cạnh của SIMM vào đầu có gờ chặn của bank. Bạn không nên trộn lẫn vừa EDORAM vừa DRAM, chỉ nên xài 1 loại cho "bảo đảm".
Ráp Các Dây Cắm Của Thùng Máy:
Bạn nên ráp các dây cắm của thùng máy lên mainboard trước khi ráp Card để tránh vướng và khi ráp card bạn dễ chọn Slot hơn. Ðọc kỹ sách hướng dẫn của mainboard để cắm các đầu đây cho đúng. Ðối với đèn báo khi không lên bạn chỉ cần xoay ngược đầu cắm lại, không sợ hư hỏng. Ðối với nút Turbo khi nút có tác dùng ngược, bạn cũng làm như trên. Dây Reset và dây Loa không phân biệt đầu, cắm sao cũng được.
Chú ý là có mainboard không có đầu nối cho nút Turbo (Turbo vĩnh viễn), có khi bạn phải tách dây đèn Turbo từ bảng đèn cắm trực tiếp vào đầu cấm Turbo Led trên mainboard.
Ráp CARD:
Bình thường máy cấu hình chuẩn chỉ có card màn hình PCI. Bạn cắm card vào slot nào trong 4 slot PCI cũng được. Các card bổ sung như: Sound, Modem, Netware, MPEG, thường là cắm vào 4 Slot ISA. Trước khi cắm bạn chú ý đặt card vào Slot để xem thử có khớp không, nếu không phải xê dịch mainboard hay miếng sắt đỡ cho khớp rồi mới đè cho phần chân ăn sâu vào Slot. Nên đè luân phiên từ đầu một cho dễ xuống.
Chúng tôi khuyên bạn nên ráp chỉ một mình card màn hình cho dù bạn có nhiều card . Sau khi máy đã khởi động tốt bạn mới ráp các card khác tiếp tục.
Ráp CPU:
Gắn CPU vào quạt trước khi gắn CPU vào mainboard, chú ý cắm cạnh khuyết của CPU vào đúng cạnh khuyết của ổ cắm (cạnh khuyết là cạnh thiếu 1 chân hay lỗ ở góc vuông). Khi cắm, bạn so khớp chân với lỗ rồi thả nhẹ nhàng CPU xuống. Khi CPU không tự xuống có thể do cần gạt chưa gạt lên hết cỡ hay chân CPU bị cong cần phải nắn lại. Nếu ổ cắm còn mới, bạn chỉ cần đè nhẹ tay là xuống. Tuyệt đối không được dùng sức đè CPU xuống khi nó không tự xuống được, bạn có thể làm gẫy chân CPU (coi như bỏ !).
Ráp Cáp Tín Hiệu Của ổ Ðĩa:
Bạn chỉ cần nối cáp cho ổ đĩa mềm khởi động trước để test máy. Bạn cắm cáp tín hiệu vào đầu nối FDD trên mainboard hay trên Card I/O rời. Phải chú ý đấu cho đúng đầu dây số 1 của cáp vào đúng chân số 1 của đầu nối.
Ráp Dây Cáp Cấp Ðiện Cho ổ Ðĩa:
Ðầu tiên chỉ nên ráp dây cáp cấp điện cho ổ đĩa mềm khởi động để Test máy. Sau khi máy chạy tốt mới nối cho các ổ đĩa còn lại.
Ráp Cáp Cấp Ðiện Cho MAINBOARD:
Khi nối cáp cấp điện cho mainboard, bạn chú ý là 4 dây đen phải nằm sát nhau và nằm giữa. Ráp ngược cáp có thể làm hư mainboard hay chết các con chip.
LINH TINH:
Tóm gọn các dây nhợ lại thành từng bó, cột và cố định vào chỗ nào gọn. Tránh để dây chạm vào quạt giải nhiệt của CPU, tạo khoảng trống tối đa cho không khí lưu thông dễ dàng trong thùng máy.
Khởi Ðộng Lần Ðầu Tiên:
Ðây là thời điểm quan trọng nhất trong quá trình ráp máy. Bạn kiểm tra lần cuối cùng rồi bật máy. Nếu mọi việc đều ổn, trong vòng 10 giây, màn hình phải lên và Bios tiến hành kiểm tra máy. Nếu trong 10 giây , màn hình không lên là có chuyện gay go, bạn phải lập tức tắt máy và kiểm tra lại các thành phần sau:
Jumper: Kiểm tra lại các jumper tốc độ mainboard, tốc độ CPU, điện thế CPU có đúng chưa?
DRAM: Coi chừng Ram chưa cắm khớp vào đế, cắm lại Ram thật cẩn thận. Ðây là lỗi thường xẩy ra nhất.
CPU: Kiểm tra lại chiều cắm của CPU, kiểm tra xem có chân nào cong do cố nhấn xuống đế không? Lỗi nầy hiếm nhưng vẫn xẩy ra cho những người ít kinh nghiệm. Khi nắn lại chân phải nhẹ nhàng và dứt khoát, tránh bẻ đi bẻ lại nhiều lần sẽ làm gẩy chân.
Card màn hình: Kiểm tra xem chân card màn hình xuống có hết không?, hay thử đổi qua Slot khác xem sau. Trường hợp card màn hình bị hư hay đụng mainboard rất hiếm.
Nếu tất cả đều đúng nhưng máy vẫn không khởi động được, bạn cần liên hệ với nơi bán mainboard vì xác xuất lỗi do mainboard là cao nhất trong các thành phần còn lại. Có trường hợp mainboard bị chạm do 2 con ốc đế không được lót cách điện. Có trường hợp cần phải set các jumper khác với sách hướng dẫn (chỉ có người bán mới biết). Có khi bạn phải ôm cả thùng máy ra chỗ bán mainboard nhờ kiểm tra dùm.
Nếu máy khởi động tốt là bạn đỡ mệt và tiến hành ráp hoàn chỉnh máy. Chú ý trong giai đoạn nầy bạn nên sử dụng xác lập mặc nhiên (default) trong Bios, khi nào máy hoàn chỉnh và chạy ổn định mới set Bios lại sau.
Ráp Bổ Sung Ðể Hoàn Chỉnh Máy:
Nối cáp tín hiệu và cáp điện cho các ổ đĩa còn lại.
Nối các cổng COM và LPT. Chú ý là phải sử dụng bộ dây được cung cấp kèm theo Mainboard, dùng bộ dây khác có thể không được do thiết kế khác nhau. Nối Mouse và máy in.
Ráp các Card còn lại: Nguyên tắc chung khi ráp các Card bổ sung là chỉ được ráp từng Card một, khởi động máy, cài đặt các driver điều khiển. Nếu Card hoạt động tốt mới ráp tiếp Card khác. Cách làm nầy giúp bạn xác định chính xác Card nào trục trăc trong quá trình ráp, không phải đoán mò.
Trước khi ráp Card bổ sung cần cẩn thận kiểm tra các jumper so với sách hướng dẫn để tránh bị đụng ngắt, điạ chỉ, DMA...
Khởi Ðộng Lại Và Kiểm Tra Kỹ Lưỡng:
Sau khi ráp hoàn chỉnh, các bạn cho khởi động máy. Tiến hành kiểm tra các thiết bị ngoại vi như sau:
Kiểm Tra ổ Ðĩa Mềm:
Cách kiểm tra triệt để nhất là Format chừng 2 hay 3 đĩa mềm còn mới và bạn biết chắc là tốt sau đó ghi thử lên đĩa và đem qua máy khác đọc. Có trường hợp ổ đĩa mềm đọc, ghi bình thường nhưng không format được hay khi format báo đĩa hư nhiều. Có trường hợp đĩa ghi bằng máy mới khi đem qua máy khác không đọc được hay ổ đĩa mới không đọc được đĩa máy khác - Ðây là do đầu từ bị lệch so với các ổ đĩa khác. Có trường hợp ổ đĩa hoạt động bình thường nhưng không thể khởi động máy được, thay ổ đĩa khác vẫn như vậy - Ðây là do Mainboard. Có trường hợp ổ đĩa đọc ghi được một thời gian rồi bắt đầu phát tiếng kêu lớn và không đọc được đĩa nữa hay lúc được lúc không - ổ đĩa hư cần thay ổ khác, đừng cố xài sẽ hư đĩa mềm.
Kiểm Tra Các Thành Phần Khác:
Dùng chương trình PCCHECK chứa trên đĩa mềm để kiểm tra toàn bộ máy, kể cả ổ đĩa CDROM.
LINH TINH:
Tiến hành Fdisk và format đĩa cứng.
Cài Ðặt Hệ Ðiều Hành:
Cài đặt hệ điều hành vào ổ đĩa cứng để chấm dứt tình trạng khởi động bằng ổ đĩa mềm. Theo kinh nghiệm của chúng tôi hệ điều hành dùng để xác định chất lượng máy tốt nhất là Windows 95 và Windows NT. Máy nào cài được coi như đã có xác nhận chất lượng cao. Trên thực tế, các máy ráp linh kiện rẻ tiền và không chuẩn sẽ khó lòng cài Windows 95 chứ nói gì đến Windows NT. Có nhiều chỗ bán máy "dỏm" không dám cài Windows 95 khi có yêu cầu của khách vì họ sợ không cài được. Bạn chỉ cần cài thử để kiểm tra chất lượng máy rồi xoá chứ không cần sử dụng luôn, đây cũng là dịp cho bạn thử hệ điều hành mới ngoài Dos và Windows 3.xx.
Sau khi cài hệ điều hành xong, bạn mới có thể tiến hành việc tăng tốc máy và set lại Bios theo ý bạn.
|
|
|
Phần I - Giới thiệu Hệ điều hành Windows NT Server.
Windows NT Advanced Server là hệ điều hành độc lập với các nền tảng phần cứng (hardware platform), có thể chạy trên các bộ vi xử lý Intel x86, DEC Alpha, PowerPC có thể chạy trên cấu hình đa vi xử lý đối xứng, cân bằng công việc của các CPUs. Windows NT là hệ điều hành 32 bits thực sự với khả năng thực hiện đa nhiệm ưu tiên (preemptive multitasking). Hệ điều hành thực hiện phân chia thời gian thực hiện tiến trình cho từng ứng dụng một cách thích hợp. Windows NT Advanced Server bao gồm các khả năng đặc trưng mạng hoàn thiện.
Kiến trúc mạng
Tìm hiểu về mô hình tham chiếu OSI
Năm 1978, Tổ Chức Chuẩn Hóa Thế Giới OSI (International Organization for Standardization) đã phát triển một mô hình cho công nghệ mạng máy tính được gọi là Mô Hình Tham Chiếu Kết Nối Các Hệ Thống Mở (Open System Interconnection Reference Model) được gọi tắt là Mô Hình Tham Chiếu OSI. Mô hình này mô tả luồng dữ liệu trong một mạng, từ các kết nối vật lý của mạng cho tới các ứng dụng dùng cho người dùng cuối.
Mô Hình Tham Chiếu OSI bao gồm 7 tầng, như thể hiện trong hình dưới đây. Tầng thấp nhất, Tầng Vật Lý (Physical Layer), là nơi các bit dữ liệu được truyền tới đường dây cáp (cable) vật lý. ở trên cùng là Tầng ứng Dụng (Application Layer), là nơi các ứng dụng được thể hiện cho người dùng. Hình vẽ phía dưới.
Tầng Vật Lý (Physical Layer) có trách nhiệm chuyển các bit từ một máy tính tới một tính khác, và nó quyết định việc truyền một luồng bit trên một phương tiện vật lý. Tầng này định nghĩa cách gắn cáp vào một bảng mạch điều hợp mạng (network adapter card) và kỹ thuật truyền dùng để gửi dữ liệu qua cáp đó. Nó định nghĩa việc đồng bộ và kiểm tra các bit.
Tầng Liên Kết Dữ Liệu (Data Link Layer) đóng gói thô cho các bit từ tầng vật lý thành các frame (khung). Một frame là một gói tin logic, có cấu trúc trong đó có chứa dữ liệu. Tầng Liên Kết Dữ Liệu có trách nhiệm truyền các frame giữa các máy tính, mà không có lỗi. Sau khi Tầng Liên Kết Dữ Liệu gửi đi một frame, nó đợi một xác nhận (acknowledgement) từ máy tính nhận frame đó. Các frame không được xác nhận sẽ được gửi lại.
Tầng Mạng (Network Layer) đánh địa chỉ các thông điệp và chuyển đổi các địa chỉ và các tên logic thành các địa chỉ vật lý. Nó cũng xác định con đường trong mạng từ máy tính nguồn tới máy tính đích, và quản lý các vấn đề giao thông, như chuyển mạch, chọn đường, và kiểm soát sự tắc nghẽn của các gói dữ liệu.
Tầng Giao Vận (Transport Layer) quan tâm tới việc phát hiện lỗi và phục hồi lỗi, đảm bảo phân phát các thông điệp một các tin cậy. Nó cũng tái đóng gói các thông điệp khi cần thiết bằng cách chia các thông điệp dài thành các gói tin nhỏ để truyền đi, và ở nơi nhận nó sẽ xây dựng lại từ các gói tin nhỏ thành thông điệp ban đầu. Tầng Giao Vận cũng gửi một xác nhận về việc nhận của nó.
Tầng Phiên (Session Layer) cho phép hai ứng dụng trên 2 máy tính khác nhau thiết lập, dùng, và kết thúc một phiên làm việc (session). Tầng này thiết lập sự kiểm soát hội thoại giữa hai máy tính trong một phiên làm việc, qui định phía nào sẽ truyền, khi nào và trong bao lâu.
Tầng Trình Diễn (Presentation Layer) chuyển đổi dữ liệu từ Tầng ứng Dụng theo một khuôn dạng trung gian. Tầng này cũng quản lý các yêu cầu bảo mật bằng cách cung cấp các dịch vụ như mã hóa dữ liệu, và nén dữ liệu sao cho cần ít bit hơn để truyền trên mạng.
Tầng ứng Dụng (Application Layer) là mức mà ở đó các ứng dụng của người dùng cuối có thể truy nhập vào các dịch vụ của mạng.
Khi hai máy tính truyền thông với nhau trên một mạng, phần mềm ở mỗi tầng trên một máy tính giả sử rằng nó đang truyền thông với cùng một tầng trên máy tính kia. Ví dụ, Tầng Giao Vận của một máy tính truyền thông với Tầng Giao Vận trên máy tính kia. Tầng Giao Vận trên máy tính thứ nhất không cần để ý tới truyền thông thực sự truyền qua các tầng thấp hơn của máy tính thứ nhất, truyền qua phương tiện vật lý, và sau đó đi lên tới các tầng thấp hơn của máy tính thứ hai.
Mô Hình Tham Chiếu OSI là một ý tưởng về công nghệ mạng, và một số ít hệ thống tuân thủ theo nó, nhưng mô hình này được dùng để thảo luận và so sánh các mạng với nhau.
##########################################################################
II. Network Card Driver và Protocol làm gì?
Một network adapter card, tức bảng mạch điều hợp mạng, (đôi khi gọi là network interface card hay vắn tắt là NIC) là một bảng mạch phần cứng được cài đặt trong máy tính của bạn để cho phép máy tính hoạt động được trên mạng. Network adapter card cung cấp một (hoặc nhiều) cổng để cho cáp mạng được nối vào về mặt vật lý, và về mặt vật lý bảng mạch đó sẽ truyền dữ liệu từ máy tính tới cáp mạng và theo chiều ngược lại.
Mỗi máy tính trong mạng cần phải có một trình điều khiển (driver) cho network adapter card, đó là một chương trình phần mềm kiểm soát bảng mạch mạng. Mỗi trình điều khiển của network adapter card được cấu hình cụ thể để chạy với một kiểu bảng mạch mạng (network card) nhất định.
Cùng với các bảng mạch mạng và trình điều khiển bảng mạch mạng, một máy tính mạng cũng cần phải có một trình điều khiển giao thức (protocol driver) mà đôi khi gọi là một giao thức giao vận hay chỉ vắn tắt là giao thức. Trình điều khiển giao thức thực hiện công việc giữa phần mềm mạng ở mức trên (giống như trạm làm việc và máy chủ) và network adapter card. Giao thức đóng gói dữ liệu cần gửi đi trên mạng theo cách mà máy tính ở nơi nhận có thể hiểu được.
Qui trình kết hợp một trình điều khiển giao thức với network adapter card tương ứng, và thiết lập một kênh truyền thông giữa hai thứ đó gọi là kết gắn (binding).
Để hai máy tính truyền thông với nhau trên một mạng, chúng phải dùng cùng một giao thức. Đôi khi một máy tính được cấu hình để dùng nhiều giao thức. Trong trường hợp này, hai máy tính chỉ cần một giao thức chung là có thể truyền thông với nhau.
Trong một số mạng, mỗi trình điều khiển network adapter card và giao thức của máy tính là một phần mềm riêng. Trong một số mạng khác thì chỉ một phần mềm gọi là monolithic protocol stack thực hiện các chức năng của cả trình điều khiển network adapter card và giao thức.
##########################################################################
III. Kiến trúc mở
Windows NT Advanced Server sử dụng hai chuẩn là NDIS (Network Driver Interface Specification) và TDI (Transport Driver Interface). NDIS là chuẩn cung cấp cho việc nói chuyện giữa card mạng (network card) và các giao thức (protocol) mạng được dùng. NDIS cho phép sử dụng nhiều giao thức mạng trên cùng một card mạng. Mặc định Windows NT Advanced Server được cung cấp sử dụng bốn giao thức đó là NetBEUI (NetBIOS Extended User Interface), TCP/IP, Microsoft NWLINK, và Data Link Control. TDI cung cấp khả năng nói chuyện giữa các giao thức mạng với các phần mềm mạng mức trên (như Server và Redirector).
##########################################################################
IV. Ưu điểm của NDIS
Như trên đã nói NDIS cung cấp sự liên lạc giữa các giao thức mạng với card mạng. Bất cứ trạm làm việc nào (sử dụng hệ điều hành Windows NT Workstation) đều có thể các trình điều khiển điều khiển card mạng được cung cấp nội tại trong Windows NT Advanced Server. Trong trường hợp phải sử dụng một loại card mạng khác, tức là phải cần trình điều khiển cho card mạng không có sẵn trong Windows NT, NDIS vẫn có thể sử dụng đa giao thức mạng trên card mạng này.
Khi máy tính sử dụng đa giao thức mạng, các gói tin dữ liệu sẽ được chuyển đi thông qua giao thức mạng thứ nhất (giao thức này được gọi là primary protocol), nếu không được máy tính sẽ sử dụng tiếp giao thức thứ hai và cứ thế tiếp tục.
Trên mỗi máy tính được cài đặt Windows NT, mỗi một giao thức mạng được đặt sử dụng trên một card mạng cần phải được đặt một giá trị gọi là LAN adapter number trên card mạng đó.
##########################################################################
V. Tìm hiểu về TDI
TDI là giao diện giữa tầng phiên (Session) và tầng giao vận (Transport). TDI được xây dựng với mục đích cho phép tầng giao vận có thể làm việc với các chương trình thuộc tầng trên (ví dụ như Server và Redirector) sử dụng chung một giao diện. Khi Server và Redirector tạo một lời gọi tới tầng giao vận, nó sẽ sử dụng giao diện TDI để thực hiện lời gọi này và do vậy nó không cần biết cụ thể giao thức tầng giao vận sẽ được sử dụng.
Windows NT sử dụng TDI nhằm mục đích đảm bảo rằng các hệ thống sử dụng các giao thức khác nhau, thậm chí cả các Server và Redirector được viết bởi các hãng khác nhau (Third parties) có thể làm việc được với Windows NT.
Sử dụng TDI đã làm cho Windows NT khắc phục nhược điểm của sản phẩm LAN manager 2.x đó là trong khi Windows NT không hạn chế số lượng các trạm làm việc nối vào Server thì LAN manager 2.x lại hạn chế ở con số 254 trạm làm việc.
Có một trường hợp ngoại lệ, cho dù TDI là chuẩn giao diện giữa tầng giao vận và các tầng mức trên song riêng đối với NetBIOS các trình điều khiển và các DLLs được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ này.
##########################################################################
VI. Cách thức làm việc của các giao thức
1. NetBEUI
NetBEUI lần đầu tiên được đề cập tới vào năm 1985, đây là một giao thức mạng gọn nhẹ, nhanh. Khi được bắt đầu phát triển từ năm 1985, NetBEUI cho phép phân đoạn các mạng nhóm tác nghiệp từ 20 đến 200 máy tính, cho phép kết nối giữa các segment LAN với segment LAN khác hoặc với mainframe.
NetBEUI tối ưu hoá khả năng xử lý khi được sử dụng trên mạng LAN. Trên LAN, đây là giao thức mạng có cho phép lưu thông các gói tin nhanh nhất.
Phiên bản NetBEUI được sử dụng cho Windows NT là NetBEUI 3.0 và có một số điểm khác với các phiên bản trước đó.
Loại trừ hạn chế 254 phiên làm việc của một Server trên một card mạng.
Hoàn thiện khả năng seft-tuning.
Khả năng xử lý trên đường truyền tốt hơn.
NetBEUI trong Windows NT là giao thức NetBIOS Frame (NBF) format. Nó sử dụng NetBIOS làm cách thức nói chuyện với các tầng mức trên.
Hạn chế của NetBEUI là không có khả năng chọn đường và thực hiện kém hiệu quả trong môi trường mạng WAN. Do vậy thông thường để cài đặt mạng thường sử dụng phương pháp cài cả NetBEUI và TCP/IP để đáp ứng các chức năng thích hợp.
2. TCP/IP
TCP/IP (Transmission Control Protocol/Internet Protocol) được phát triển từ cuối những năm 1970, đó là kết quả của Defense Advanced Research Projects Agency (DARPA) nghiên cứu dự kết nối giữa các mạng với nhau.
Ưu điểm của giao thức TCP/IP là cung cấp khả năng kết nối giữa các mạng với hệ điều hành và phần cứng khác nhau.
TCP/IP tương thích với môi trường Internet, môi trường kết nối mạng của các trường đại học, các tổ chức, chính phủ, quân đội với nhau với nhau.
Với Windows NT có thể sử dụng hệ quản trị mạng SNMP để theo dõi sự hoạt động của máy tính sử dụng giao thức TCP/IP.
Microsoft thực hiện giao thức TCP/IP bằng cách sử dụng STREAMS - tương thích với môi trường giao diện, Windows NT sử dụng STREAMS như là một giao diện giữa tầng TDI và tầng thấp hơn.
Nhược điểm của TCP/IP là khả năng xử lý chậm hơn so với NetBEUI trong môi trường mạng LAN
3. NWLink
Microsoft NWLink là chuẩn NDIS tương thích với giao thức IPX/ SPX trong môi trường mạng Novell Netware. Tương tự TCP/IP, NWLink cũng sử dụng môi trường giao diện STREAMS.
NWLink cho phép một Server Windows NT có thể "nhìn thấy" một Server Netware. Song để sử dụng các tài nguyên được chia sẻ trên Server Netware này nhất thiết vẫn phải chạy chương trình Netware Client.
4. Data Link Control
Data Link Control không bao giờ được đặt là primary protocol. Data Link Protocol được sử dụng nhằm các mục đích sau :
Cài đặt máy tính sử dụng Windows NT cho phép truy cập đến IBM@ mainframes.
Cài đặt máy in nối trực tiếp vào mạng, thay vì được nối vào cổng song song hay nối tiếp tại một print server nào đó.
Data Link Control cho phép các chương trình truy cập trực tiếp tới tầng Data Link trong mô hình tham chiếu OSI.
##########################################################################
VII. Sử dụng RPC (Remote Procedure Call)
Windows NT cung cấp khả năng sử dụng RPC để thực thi các ứng dụng phân tán. Microsoft RPC bao gồm các thư viện và các dịch vụ cho phép các ứng dụng phân tán hoạt động được trong môi trường Windows NT. Các ứng dụng phân tán chính bao gồm nhiều tiến trình thực thi với nhiệm vụ xác định nào đó. Các tiến trình này có thể chạy trên một hay nhiều máy tính.
Microsoft RPC sử dụng name service provider để định vị Servers trên mạng. Microsoft RPC name service provider phải đi liền với Microsoft RPC name service interface (NIS). NIS bao bao gồm các hàm API cho phép truy cập nhiều thực thể trong cùng một name service database (name service database chứa các thực thể, nhóm các thực thể, lịch sử các thực thể trên Server).
Khi cài đặt Windows NT, Microsoft Locator tự động được chọn như là name service provider. Nó là name service provider tối ưu nhất trên môi trường mạng Windows NT.
VIII. Sử dụng Remote Access Service (RAS)
RAS cho phép remote User làm việc như là khi họ kết nối trực tiếp vào mạng. RAS là sự kết nối trong suốt với Microsoft Client và các ứng dụng trên mạng.
Windows NT RAS Server phiên bản 3.5 trở lên cung cấp giao thức PPP cho phép bất cứ PPP client nào đều có thể sử dụng TCP/IP, NetBEUI, IPX truy cập. Ngoài ra Windows NT client có thể sử dụng giao thức SLIP để thực hiện Remote Access Servers. Giao thức Microsoft RAS cho phép bất cứ Microsoft RAS client nào đều có thể truy cập sử dụng Dial-in.
Để truy cập vào WAN, Clients có thể sử dụng dial-in sử dụng chuẩn đường điện thoại thông qua một modem hoặc một modem pool. Nhanh nhất là sử dụng ISDN, ngoài ra có thể sử dụng X.25 hay RS-232 null modem. Microsoft RAS cho phép tối đa 256 clients dial-in.
Đối với mạng LAN, giao thức IP cho phép truy cập tới mạng TCP/IP (như mạng Internet). Giao thức IPX cho phép truy cập tới các Servers Novell Netware.
Windows NT Server Multi-Protocol Routing
Windows NT Server, kết hợp với Windows NT Server Multi-Protocol Routing, cho phép nối giữa các mạng cục bộ, giữa mạng cục bộ với mạng diện rộng mà không cần phải có một Router riêng biệt. Windows NT Server sử dụng cả hai RIP cho IP và RIP cho IPX.
Windows NT Server Multi-Protocol được cài đặt bằng cách chạy chương trình UPDATE.EXE từ đĩa hay CDROM. Chương trình này sẽ copy các tệp tin cần thiết để cài đặt.
Khả năng của Windows NT Server MPR
Sử dụng một RAS server để route giữa một client truy cập từ xa và một mạng LAN
Dưới đây là các yêu cầu cần thiết khi sử dụng Windows NT RAS như một dial-up rouuter giữa mạng LAN và Internet hoặc với TCP/IP enterprise.
1. Windows NT computer cần một card mạng và một modem tốc độ cao.
2. Sử dụng PPP nối vào Internet hoặc mạng TCP/IP enterprise.
3. Đặt đúng địa chỉ và subnet.
4. Cài đặt đúng Registry và Default Gateway để máy tính này thực hiện đồng như là một Router và là một Client của mạng LAN.
IX. Route giữa các LANs với nhau
Windows NT Server có thể được tăng cường bằng cách cài đặt khả năng routing giữa các mạng cục bộ với nhau và chức năng BOOTP/DHCP Relay Agent. Để cài đặt Route giữa các LANs với nhau thì Windows NT computer phải có tối thiểu 2 card mạng.
################################################################################
X. Route WAN
Không thể route giữa các mạng WAN thông qua chuyển mạch gói (switched circuits) hoặc đường điện thoại (dial-up lines). Khả năng route này chỉ thực hiện được khi có WAN card (ví dụ T1 hay Frame-Relay).
################################################################################
XI. RIP routing cho IPX
RIP routing cho IPX cung cấp chức năng địa chỉ hoá cho phép các gói tin được gửi đi đến một đích định trước. Phiên bản này hiện nay chưa có bất kỳ một khả năng lọc nào cho việc chuyển tiếp các gói tin, bởi vậy tất cả các thực thể trong bảng RIP và SAP chọn đường cần phải được truyền bá. Trên mạng có phạm vi rộng vấn đề giải thông cho việc chuyển tiếp các gói tin cần phải được quan tâm. Internal routing không cho phép thực hiện thông qua đường điện thoại.
################################################################################
XII. RIP routing cho IP
Windows NT Server cung cấp RIP cho chức năng quản trị động bảng chọn đường giao thức IP (dynamic routing tables). Phiên bản RIP cho IP cũng không hoạt động được thông qua đường kết nối dial-up. RIP cho IP lặp lại các thông tin broadcast nên sử dụng UDP/IP thay thế cho TCP/IP.
################################################################################
XIII. Bảo vệ và quản trị hệ thống
Windows NT xây dựng hệ thống bảo vệ bên trong hệ điều hành. Tự thân điều khiển truy cập cho phép người sử dụng phân quyền tới từng tệp tin riêng lẻ, tự do điều khiển trên cơ sở các chức năng cơ bản của hệ thống.
Với khả năng cho phép cài đặt các domains và trust relationships, cho phép tập trung hoá việc quản trị Users và bảo vệ thông tin tại một địa điểm. Với khả năng này hệ thống mạng sẽ dễ dàng quản trị và vận hành.
################################################################################
XIV. Phương thức bảo vệ trên mạng
Cơ sở của sự bảo vệ và quản trị tập trung trong môi trường Windows NT Advanced Server là domain. Một domain là một nhóm các Servers cài đặt hệ điều hành Windows NT Advanced Server chứa cùng một tập hợp các User accounts. Do vậy thông tin về một User mới chỉ cần nhập tại một Server bất kỳ nhưng đều cho phép các Servers khác trong domain nhận ra.
Trust Relationship nối các domains với nhau, cho phép pass-through authentication. Điều này có nghĩa là người sử dụng chỉ cần có account trong một domain có thể truy cập tới các thực thể trên toàn mạng.
1. Domains : Đơn vị quản trị cơ bản
Việc nhóm các máy tính vào các domains đem lại hai cái lợi chính cho người quản trị mạng và người sử dụng. Cái quan trọng nhất đó là tất cả các Servers trong một domain được xem như là một đơn vị quản trị đơn chia sẻ khả năng bảo vệ và thông tin về người sử dụng. Mỗi một domain có một cơ sở dữ liệu (database) lưu trữ thông tin về User account. Mỗi một Server trong domain lưu trữ một bản copy database. Do đó Windows NT Advanced Server tiết kiệm cho người quản trị mạng cũng như người sử dụng thời gian và đem lại các kết quả thích đáng. Cái lợi thứ hai đó chính là sử thuận tiện cho người sử dụng.
2. Trust Relationship : nối giữa các domains
Bằng cách thiết lập Trust Relationship nối giữa các domains trên mạng với nhau cho phép các User accounts và global group được sử dụng trên nhiều domains thay vì chỉ trên một domain. Khả năng này làm cho công việc của người quản trị mạng trở nên dễ dàng hơn, họ chỉ cần tạo account cho người sử dụng trên một domain song vẫn có thể truy cập tới các máy tính của các domains khác chứ không riêng gì các máy tính trong cùng một domain.
Việc thiết lập Trust Relationship có thể theo một chiều hoặc hai chiều. Trust Relationship hai chiều là một cặp của Trust Relationship một chiều, ở đó mỗi domain tin tưởng vào domain khác.
3. Hoạt động của domain
Yêu cầu tối thiểu cho một domain là phải có domain controller và lưu trữ bản copy chính (master copy) của User và group database. Tất cả các thông tin thay đổi trong database này phải được thực hiện trên domain controller, tức là bất cứ sự thay đổi User database trên một Server nào trong domain sẽ được tự động cập nhật lại trong domain controller. Domain account database được sao lưu trên tất cả các Server cài đặt Windows NT Advaced Server. Cứ 5 phút một lần các Servers lại gửi query lên domain controller hỏi xem có sự thay đổi gì không. Nếu có sự thay đổi, domain cntroller gửi thông tin bị thay đổi (chỉ có thông tin bị thay đổi mới được gửi) tới các Servers trong domain. Để đảm bảo hệ thống hoạt động liên tục, cách tốt nhất là tạo thêm backup domain controller cho domain controller chính.
4. Các kiểu domain
Có bốn kiểu domains được đưa ra để tổ chức hệ thống mạng đó là single domain, master domain, multiple master domain, complete trust domain.
Single domain
Nếu như hệ thống mạng không có quá nhiều User do đó không cần phải chia nhỏ việc tổ chức bằng các sử dụng kiểu domain đơn giản nhất đó là simple domain. Mạng máy tính khi đó chỉ có một domain duy nhất và không cần đặt Trust Relationship. Mô hình này không phức tạp rất phù hợp đối với mạng có quy mô nhỏ.
Master domain
Trong trường hợp phải phân chia mạng thành các domains cho những mục đích khác nhau song quy mô của mạng lại đủ nhỏ thì lựa chọn tốt nhất là sử dụng master domain. Mô hình này cho phép quản lý tập trung nhiều domains. Trong mạng sử dụng master domain cần có một master domain trong đó tạo tất cả Users và global groups. Tất cả các domains khác trên mạng phải "trust" vào master domain này và như vậy có thể sử dụng Users và global groups được tạo ra như trên đã nói. Có thể hiểu rằng master domain là một accounts domain, với mục đích chính là quản lý các User accounts của mạng, các domain còn lại được xem như là các domain tài nguyên tức là không lưu trữ các User accounts mà đơn giản chỉ cung cấp các tài nguyên.
Multiple master domain
Đối với một quy mô lớn hơn, rộng hơn kiểu master domain không thể đáp ứng được khi đó có thể cách tốt nhất là sử dụng Multiple Master Domain. Mô hình này bao gồm một số (đủ nhỏ) các master domains, mọi User accounts được tạo ra trên một master domain trong số các master domains trên mạng. Các domain khác không phải là master domain (gọi là các department domain) sẽ là các domain tài nguyên. Mỗi một master domain cần phải "trust" vào tất cả các master domains khác. Mọi department domain khi đã "trust" vào một master domain sẽ "trusts" tất cả các master domains khác. Nhược điểm chính của mô hình này là đòi hỏi nhiều sự quản lý Trust Relationship.
Complete trust domain
Trong trường hợp yêu cầu phải quản lý các domains phân tán trên các departments thì mô hình Complete Trust Domain là rất phù hợp. Với Complete trust domain, mỗi một domain "trust" vào domain khác, tức là mỗi một domain có một Users và global groups riêng của mình nhưng các Users và global groups này vẫn có thể được sử dụng trên các domain khác trong mạng. Như vậy giả sử có n domains trên mạng sẽ có n*(n-1) Trust Relationship.
XV. Quản trị môi trường người sử dụng
Trong hệ điều hành mạng Windows NT Advanced Server có nhiều cách để quản lý môi trường người sử dụng. Phương pháp được sử dụng nhiều nhất để quản lý môi trường người sử dụng đó là thông qua các User profiles. Một profile là một tệp phục vụ như một bản chụp nhanh của môi trường làm việc hiện thời của người sử dụng (User desktop environment). Với các profiles có thể hạn chế khả năng của người sử dụng, thay đổi các tham số được đặt tại trạm làm việc riêng của họ. Phương pháp thứ hai để quản lý đó là sử dụng lập các logon scripts cho các Users. Nếu mỗi một User có một logon script thì có nghĩa là script sẽ được chạy bất cứ khi nào User này logon vào hệ thống tại bất cứ trạm làm việc nào trên mạng. Script có thể là một tệp tin dạng lô (batch file) chứa đựng các câu lệnh của hệ điều hành hoặc các chương trình chạy. Cách khác có thể cung cấp cho mỗi người sử dụng một thư mục riêng (home directory) trên Server hay tại Workstation. Một home directory của một User là một vùng lưu trữ riêng của người sử dụng này và họ có toàn quyền trên đó. Ngoài ra có thể đặt các biến môi trường cho mỗi trạm làm việc. Các biến môi trường này xác định sự tìm kiếm đường dẫn của trạm làm việc, thư mục, các tệp tạm thời hay các thông tin tương tự khác.
################################################################################
XVI. Quản lý hệ thống tệp trên mạng
Một vấn đề quan trọng khi sử dụng các Servers trên mạng là sự chia sẻ các tệp tin và các thư mục. Hệ điều hành Windows NT Advanced Server cung cấp khả năng xử lý cao, an toàn và bảo mật cho các tệp tin được chia sẻ nhất là khi sử dụng cấu trúc hệ thống tệp NTFS (Windows NT File System). Phân quyền truy cập các tệp tin và thư mục trên ổ đĩa NTFS đảm bảo rằng chỉ có những người sử dụng thích hợp mới có khả năng truy cập theo quyền hạn được phân ở các mức khác nhau. Với Windows NT Advanced Server các tệp tin và các thư mục trên ổ đĩa NTFS chịu sự kiểm tra kỹ càng. Một khái niệm khác được nhắc tới ở đây đó là file ownership, mỗi một tệp tin và thư mục đều có một người chủ có thể điều khiển nó tất cả các người khác muốn truy cập đều phải được sự cho phép của người chủ này. Windows NT Advanced Server cung cấp chức năng sao lưu thư mục. Với dịch vụ Replicator, có thể duy trì bản sao của hệ thống tệp hiện thời phục vụ khi có sự cố xảy ra đối với hệ thống tệp chính.
################################################################################
XVII. An toàn dữ liệu
1. Quản lý khôi phục sự cố
Fault tolerance là khả năng đảm bảo cho hệ thống tiếp tục thực hiện chức năng của mình khi một phần gặp sự cố. Thông thường khái niệm Fault tolerance được nhắc tới nhằm mô tả hệ thống đĩa lưu trữ (disk subsystems) song nhìn một cách tổng thể nó còn được ứng dụng cho các phần, thực thể khác của hệ thống. Một cách đầy đủ hệ thống Fault tolerance bao gồm disk subsystems, nguồn cung cấp và hệ thống các bộ điều khiển đĩa dư thừa (redundant disk controllers).
2. Tìm hiểu về RAID
Hệ thống Fault tolerance ổ đĩa được chuẩn hoá bao gồm sáu mức từ 0 đến 5 được biết đến như là Redundant Arrays of Inexpensive Disks (RAID). Mỗi một mức là sự kết hợp của khả năng xử lý, an toàn và giá thành.
Mức 0
Thông thường được biết đến là disk striping và sử dụng hệ thống tệp tin gọi là stripe set. Dữ liệu được chia thành các khối và được trải khắp trên các đĩa cố định (fixed disk) theo một thứ tự định trước.
Mức 1
Được biết đến là disk mirroring sử dụng hệ thống tệp tin gọi là mirror set. Tất cả dữ liệu được ghi trên đĩa thứ nhất đều được ghi lại giống hệt trên đĩa thứ hai. Do vậy chỉ sử dụng được 50 phần trăm dung lượng lưu trữ. Khi một đĩa gặp sự cố, dữ liệu sẽ được lấy từ đĩa còn lại.
Mức 2
Phương pháp sử dụng thêm mã error-correcting. RAID mức 2 chia các tệp tin thành các bytes trải khắp trên nhiều đĩa. Phương pháp error-correcting yêu cầu tất cả các các đĩa đều phải lưu thông tin error-correcting.
Mức 3
Tương tự như mức 2, nhưng chỉ yêu cầu một đĩa để lưu trữ dữ liệu parity (thông tin error-correcting).
Mức 4
Xử lý dữ liệu với kích cỡ của các khối (blocks) và các đoạn (segments) lớn hơn so với mức 2 và mức 3. Nó lưu trữ thông tin error-correcting trên một đĩa tách rời dữ liệu của người sử dụng.
Mức 5
Được biết đến với cái tên striping and parity. Đây là loại thông dụng. RAID 5 tương tự như RAID 4 nhưng thông tin parity được ghi không phải chỉ trên một đĩa mà là trên tất cả các đĩa. Điều đó có nghĩa là có hai loại thông tin trên một đĩa.
3. Quản lý UPS (Uninterrupt Power Supplies)
Có hai cách thức sử dụng UPS là online và standby.
Online : Sử dụng online UPS kết nối trung gian giữa máy tính và nguồn điện, khi đó UPS trở thành đơn vị cung cấp nguồn chính.
Standby : UPS được sử dụng nối giữa máy tính và nguồn cung cấp, song UPS được sử dụng ở trạng thái chờ đợi sẵn sàng hoạt động bất cứ khi nào có sự cố về nguồn.
Windows NT Advanced Server sử dụng UPS service để theo dõi trạng thái của UPS cung cấp các thông tin đầy đủ của UPS cho người quản trị mạng.
##############################################################################-
XVIII. Hệ sao lưu dữ liệu
Windows NT Advanced Server cung cấp tiện ích tape backup, cho phép sao lưu dữ liệu tập trung tất cả các ổ đĩa của các máy tính trên mạng chạy trên các hệ điều hành khác nhau từ Microsoft LAN Manager 2.x, Windows NT Workstation, Windows for Workgroup đến các máy chủ được cài đặt Windows NT Advanced Server khác.
################################################################################
XIX. Clustering
1. So sánh với Fault Tolerant
Ưu điểm của Cluster so với Fault Tolerant là ở chỗ trong khi Fault Tolerant xây dựng khả năng làm việc với mức độ cao của thiết bị chính thì thiết bị backup lại ở trạng thái chờ (idle) chỉ bắt đầu hoạt động khi thiết bị chính gặp lỗi. Đối với Cluster không như vậy, trong khi hệ thống chính vấn thực hiện với mức độ cao thì hệ thống backup cũng thực hiện song song đồng thời kết hợp với hệ thống chính cùng chia sẻ tài nguyên Cluster.
Windows NT Cluster là một giải pháp phần mềm phù hợp với giá mà người sử dụng phải trả để có được một hệ thống có khả năng thay đổi dễ dàng mềm dẻo đồng thời đảm bảo được sự ổn định an toàn của hệ thống.
2. Giới thiệu kỹ thuật
Các ứng dụng Cluster được xây dựng theo mô hình Client/Server, luồng công việc được chia thành các đơn vị nhỏ được thực hiện trên các máy khác nhau.
Windows NT Cluster được thiết kế tương thích với các chuẩn được xây dựng từ trước trong Windows NT, các tiện ích quản trị mạng không cần phải có sự thay đổi nào khi hoạt động trên hệ thống Windows NT.
3. Mô hình phần cứng
NT Cluster được thiết kế theo chuẩn công nghiệp các vi xử lý có thể là Intel hoặc RISC, các kỹ thuật mạng cục bộ thông dụng, các giao thức giao vận như IPX/SPX, TCP?IP, xây dựng theo phương pháp Module hoá dễ dàng mở rộng phát triển. Windows NT Cluster được xây dựng điều khiển tập trung nhằm cung cấp kỹ thuật cluster mang lại nhiều tiện lợi nhất. Mục đích của việc thiết kế này là nhằm đưa ra một sản phẩm bao hàm tất cả các khía cạnh xu hướng phát triển của phần cứng bao gồm các vi xử lý, kết nối giữa các hệ thống lưu trữ. Tất cả các vi xử lý trong hệ Cluster đều phải chạy hệ điều hành Windows NT, hiện tại hệ Cluster chỉ support cho hệ thống trong đó các máy chủ phải có dòng vi xử lý giống nhau. Trong tương lai việc hoà trộn các loại máy chủ trong cùng một hệ thống là một mục tiêu quan trọng. Có hai kiểu kết nối trong Windows NT Cluster là kết nối Processor-to-Processor và kết nối Processor-to-Storage.
Với kết nối Processor-to-Processor, Windows NT sử dụng phương thức giao vận nội tại trong hệ điều hành để thực hiện việc liên lạc như giao thức TCP/IP, IPX/SPX. Các giao thức này hoạt động được trên các chuẩn mạng như Ethernet, FDDI, ATM, Token Ring ..v..v..
4. Mô hình phần mềm
Windows NT Cluster được xây dựng theo mô hình Client/Server phân rã về mặt chức năng các ứng dụng hoặc giải pháp giữa các hệ thống. Windows NT Cluster đòi hỏi một client User interface phải khởi tạo một phép xử lý hoặc một dịch vụ được cung cấp bởi một hay nhiều máy chủ trong hệ thống. Với Windows NT Cluster, kiểu Partitioned data được thiết kế trong đó luồng công việc thực hiện chung được chia nhỏ thành các segments, mỗi segment sẽ được điều khiển cục bộ tại một nhân tố tạo thành hệ cluster. Kiểu Shared data lại hoạt động theo nguyên tắc khác. Luồng công việc vẫn nguyên khối không bị chia nhỏ mà hoạt động trên toàn bộ hệ thống với việc lập biểu điều khiển thực hiện phân tán. Windows NT Cluster ngoài ra còn cung cấp các APIs cho phép xây dựng các ứng dụng trên hệ cluster trong cả hai chế độ của Windows NT là User mode và kernel mode. Windows NT là giải pháp server-oriented, client không cần biết tới có bao nhiêu nhân tố tạo thành hệ cluster. Client sẽ làm việc với server cung cấp cho nó cách thức tốt nhất xử lý tài nguyên trên mạng. Sử dụng kiểu partitioned data sẽ đảm bảo việc cân bằng công việc giữa các server tốt nhất.
5. Quản trị hệ thống Cluster
Cluster hoạt động kết hợp với một trình quản trị chung và với security domain. Các khả năng này đều tồn tại trong các sản phẩm khác nhau của bộ Windows NT. Trình quản trị account và security chung được cung cấp bởi Windows NT Server Domain. Việc quản trị các phần mềm hoạt động phân tán được thực hiện qua Systems Management Server. Hệ quản trị Windows NT Cluster sẽ tập hợp các khả năng lại tạo thành bộ công cụ cho phép quan trị cluster như một hệ thống đơn lẻ. Hệ quản trị Cluster được thiết kế với giao diện đồ hoạ, quản lý tập trung tài nguyên và các dịch vụ trong hệ thống cluster.
6. Mô hình truy cập dữ liệu
Như trên đã trình bày Windows NT Cluster đưa ra hai phương thức truy cập dữ liệu là Partitioned data và Shared data. Trong đó mô hình phân chia mọi thứ phù hợp với hệ thống xử lý đối xứng, luồng công việc được đồng bộ xử lý trên toàn hệ thống. Mô hình Partitioned data được thực hiện trên hệ thống không đối xứng, luồng công việc được chia thành các đơn vị công việc riêng rẽ được thực hiện trên các phần khác nhau.
##########################################################################
Phần II - QUẢN LÝ NGƯỜI DÙNG
I. Account người dùng và nhóm trong Windows NT
Một account người dùng bao gồm thông tin về một người dùng như:
- Tên người dùng
- Tên đầy đủ
- Mật khẩu
- Quyền trên hệ thống
Để có thể nhập hệ thống Windows NT phải cần ít nhất một account. Một account gán cho một người dùng nhất định một tập các quyền, định nghĩa cách thức họ có thể sử dụng hệ thống.
Một nhóm là một tên, tương tự với tên người dùng hoặc account người dùng, có thể được sử dụng để tham chiếu tới nhiều người dùng. Mục đích là để làm thuận tiện việc cung cấp và kiểm soát truy cập tới nhiều người dùng cùng có một nhiệm vụ tương tự. Bằng cách đặt các người dùng vào một nhóm, bạn có thể dễ dàng cung cấp cho các người dùng trong nhóm đó cùng khả năng hoặc hạn chế nhất định. Nếu bạn cần thay đổi quyền gán cho các người dùng trong nhóm, bạn chỉ việc sửa đổi một account - group account.
################################################################################
II. Nhóm cục bộ (local groups)
Đối với Windows NT, chỉ một kiểu nhóm có thể được tạo và bảo trì - nhóm cục bộ. Một nhóm cục bộ chỉ có thể được cung cấp quyền trong hệ thống của nó. Tuy nhiên, nếu hệ thống lại là một phần của một domain thì nhóm cục bộ có thể chứa account của người dùng từ domain hoặc các domain được tin cậy bất kỳ.
Không thể gán quyền truy nhập tài nguyên trên \\workstation_1 cho một nhóm cục bộ định nghĩa trên \\server_2.
Trong một domain, khi một nhóm cục bộ định nghĩa trong PDC nó được chép tự động sang các BDC khi dữ liệu các accounts được nhân bản. Nó được xác định trong dữ liệu tất cả các domain controllers (bao gồm PDC, các BDCs) trong domain đó. Nhóm cục bộ được gán quyền tới các tài nguyên của bất cứ domain contronllers nào trong domain.
Trong một môi trường workgroup, một thành viên trong nhóm cục bộ chỉ có thể gồm một account người dùng từ dữ liệu account trong máy tính đó.
Một nhóm cục bộ trong Windows NT Workstation và Windows NT Server gồm :
- Các account người dùng của máy tính cục bộ
- Các người dùng và các nhóm tổng thể (global group) của domain máy tính cục bộ
- Các người dùng và các nhóm tổng thể từ các domains được thừa quyền (hay còn gọi là "tin cậy"-trusted) bởi domain cục bộ
Chú ý: Để dễ quản lý chúng ta sử dụng nhiều tới nhóm cục bộ
Các nhóm cục bộ bổ trợ thiết lập trước
Có một vài nhóm bổ trợ có sẵn trong các domain controllers Windows NT Server:
- Server Operators: Đảm trách cho mạng các domain controllers hoạt động. Các thành viên nhóm này có cùng quyền hạn như Administrator, ngoại trừ nó không thể quản lý bảo mật trong server. Nó chỉ có thể cho phép dùng chung hay bỏ dùng chung các tài nguyên của domain controllers, khoá hay mở khoá một domain controller, và tạo khuôn dạng (format) các đĩa của domain controllers. Nó cũng có quyền tại các domain controllers như sao lưu (back up) và lưu trữ tệp, shut down (tắt) một domain controller.
- Account Operators: Có thể quản lý các account nhóm hay người dùng của domain. Nó có thể tạo, xoá, sửa hầu hết các người dùng, nhóm tổng thể, và nhóm cục bộ. Nó không thể sửa các account người dùng dạng Administrator, hoặc các nhóm cục bộ như nhóm Administrators, Server Operators, Account Operators, Print Operstors, Backup Operators. Và nó cũng không thể gán quyền người dùng.
- Print Operators: Có thể chia xẻ hay ngừng chia xẻ các máy in, quản lý các máy tin trong domain controllers. Nó có thể truy nhập vào các domain controllers và tắt chúng.
################################################################################
III. Nhóm tổng thể (Global group)
Nếu một hệ thống Windows NT là một phần của một domain Advanced Server thì nhóm tổng thể của domain có thể được sử dụng trong hệ thống này. Nhóm tổng thể có thể được sử dụng tại tất cả các máy tính trong domain (các máy tính Windows NT, các Advanced Server, và các LAN Manager 2.x server). Nhóm tổng thể có thể trở thành thành viên (được cấp membership) trong các nhóm cục bộ và có thể được cấp quyền trong một hệ thống cụ thể.
Nhóm tổng thể có thể sử dụng một cách tổng thể , không bị giới hạn ở nơi dữ liệu chứa nó.
Một nhóm tổng thể có thể được tạo từ một thành viên trong nhóm cục bộ của bất cứ máy tính nào trong domain hay domain được tin cậy.
Chỉ nên sử dụng nhóm tổng thể khi các người dùng thành viên tương đương, ít tính quản trị trên tất cả các máyWindows Windows NT.
Domain Windows NT Server chứa sẵn các nhóm tổng thể như:
- Domain Admins: Nhóm các account bạn muốn là Administrators, và account Administrator cũng nằm trong Domain Admin
- Domain Users: Các account trong domain
- Domain Guest: Các account cho "khách" (Guest)
Các nhóm tổng thể không có đặc quyền thừa kế. Nó nhận được uỷ quyền do là thành viên trong nhóm cục bộ. Ví dụ trong một domain controllers nhóm Domain Administrators không tự nó có quyền hạn. Nó nhận được quyền vì nó là thành viên trong nhóm cục bộ Administrators trong domain controllers. Đó là tại sao các thành viên trong Domain Administrators có khả năng quản trị domain. Tương tự các nhóm Domain Users là thành viên trong nhóm cục bộ Users, và nhóm Domain Guests là thành viên trong nhóm cục bộ Guests.
Chú ý: Dùng chương trình User Manager for Domains, từ menu User, chọn New Global Group để quản lý các tài nguyên.
Các chiến lược về sử dụng nhóm
Quán triệt cách tổng thể cho các người dùng và nhóm đó là gán các account người dùng của domain vào nhóm tổng thể của domain, đưa các nhóm tổng thể của domain làm thành viên của nhóm cục bộ, sau đó gán quyền và các tài nguyên cho nhóm cục bộ.
Chiến lược khi làm trong môi trường nhiều domain kết nối bởi quan hệ tin cậy-relationships, cũng với cách trên. Với các account domain của bạn, nhóm các người dùng vào nhóm tổng thể. Nhóm tổng thể này sau đó được gán thành thành viên trong nhóm cục bộ không phải của domain này mà domain tin cậy nó (trusting).
|
|
|
Nếu như vài năm trước đây chúng ta không có nhiều điều để nói về RAM bởi đa số các hệ thống đều được trang bị SDRAM với tốc độ từ 66MHz tới 133MHz thì trong khoảng thời gian ngắn trở lại đây, đã xuất hiện khá nhiều chủng loại bộ nhớ mới như DDR SDRAM, Rambus RDRAM, DDR-II SDRAM... khiến người dùng 'hoa cả mắt' khi chọn lựa
Trong những năm qua, người dùng đã chứng kiến sự thay đổi nhanh chóng của hệ thống máy tính để bàn. Hai dòng CPU chính của Intel và AMD thay đổi liên tục không chỉ về tốc độ (từ vài trăm MHz lên tới hàng GHz) mà còn cả giao tiếp (Intel: Socket 370/ 423/ 478 /775, AMD: Slot A, Socket 462-A/ 754 /940/ 939...) và dĩ nhiên chúng kéo theo sự thay đổi của bo mạch chủ và nhiều thành phần khác. Một trong những thành phần chịu ảnh hưởng lớn nhất là bộ nhớ hệ thống (RAM). Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về những khái niệm của bộ nhớ RAM máy tính kèm theo một số thông tin bổ ích khác. Tuy nhiên chúng ta sẽ tập trung vào bộ nhớ DDR và DDR2 vì hiện tại, chúng là loại thống trị trên thị trường. SDRAM đã quá cũ còn RDRAM thì giá quá cao mà chỉ được dùng trong một số máy tính Pentium 4 đời đầu.
1. KHÁI NIÊM CƠ BẢN VỀ RAM
TÊN GỌI
Hiện nay nhiều người thường nhầm lẫn về cách gọi tên của các loại RAM. Nếu như RDRAM không có gì để nói thì với dòng SDRAM, việc nhầm lẫn ngày càng lớn. Khái niệm RAM (Random Access Memory) thì chắc hẳn ai cũng biết. DRAM hay SDRAM là khái niệm mở rộng hơn (Synchronous Dynamic Random Access Memory - RAM đồng bộ). Ban đầu và thậm chí hiện nay khi nói đến SDRAM người ta thường nghĩ ngay đến RAM loại cũ với tốc độ 100MHz hay 133MHz; tuy nhiên từ sau khi DDR SDRAM (Double Data Rate SDRAM) ra đời thì quan niệm này hoàn toàn sai. Tham khảo một vài bảng báo giá linh kiện, bạn sẽ thấy các công ty đã góp phần không nhỏ vào việc khiến người dùng hiểu sai vấn đề. SDRAM là tên gọi chung của một dòng bộ nhớ máy tính, nó được phân ra SDR (Single Data Rate) và DDR (Double Data Rate). Do đó nếu gọi một cách chính xác, chúng ta sẽ có hai loại RAM chính là SDR SDRAM và DDR SDRAM. Cấu trúc của hai loại RAM này tương đối giống nhau, nhưng DDR có khả năng truyền dữ liệu ở cả hai điểm lên và xuống của tín hiệu nên tốc độ nhanh gấp đôi. Trong thời gian gần đây xuất hiện chuẩn RAM mới dựa trên nền tảng DDR là DDR-II, DDR-II có tốc độ cao hơn nhờ cải tiến thiết kế.
TỐC ĐỘ (SPEED)
Đây có lẽ là khái niệm được người dùng quan tâm nhất, tuy nhiên có người thắc mắc về cách gọi tên, đối với DDR thì có hai cách gọi theo tốc độ MHz hoặc theo băng thông. Ví dụ, khi nói DDR333 tức là thanh RAM đó mặc định hoạt động ở tốc độ 333MHz nhưng cách gọi PC2700 thì lại nói về băng thông RAM, tức là khi chạy ở tốc độ 333MHz thì nó sẽ đạt băng thông là 2700MB/s (trên lý thuyết). Tương ứng như thế chúng ta sẽ có bảng sau:
Thường ở Việt Nam thông dụng các loại RAM có bus 333 và 400, những loại có bus cao hơn thường xuất hiện ở những loại cao cấp như Kingston HyperX, Corsair , Mushkin LV nhưng nói chung khá hiếm.
ĐỘ TRỄ (LATENCY)
CAS Latency là khái niệm mà người dùng thắc mắc nhiều nhất. Trước đây, khi đi mua RAM, người mua thường chỉ quan tâm tới tốc độ hoạt động như 100MHz hay 133MHz nhưng gần đây, khái niệm CAS đang dần được người dùng để ý bởi nó đóng vai trò khá quan trọng vào tốc độ xử lý tổng thể của hệ thống; đặc biệt trong ép xung. Vậy CAS là gì?
CAS là viết tắt của 'Column Address Strobe' (địa chỉ cột). Một thanh DRAM được coi như một ma trận của các ô nhớ (bạn có thể hình dung như một bảng tính excel với nhiều ô trống) và dĩ nhiên mỗi ô nhớ sẽ có toạ độ (ngang, dọc). Như vậy bạn có thể đoán ngay ra khái niệm RAS (Row Adress Strobe)là địa chỉ hàng nhưng do nguyên lý hoạt động của DRAM là truyền dữ liệu xuống chân nên RAS thường không quan trọng bằng CAS.
Khái niệm độ trễ biểu thị quãng thời gian bạn phải chờ trước khi nhận được thứ mình cần. Theo từ điển Merriam-Webster thì latency có nghĩa là 'khoảng thời gian từ khi ra lệnh đến khi nhận được sự phản hồi'. Vậy CAS sẽ làm việc như thế nào? CAS Latency có ý nghĩa gì?
Để hiểu khái niệm này, chúng ta sẽ cùng điểm nhanh qua cách thức bộ nhớ làm việc, đầu tiên chipset sẽ truy cập vào hàng ngang (ROW) của ma trận bộ nhớ thông qua việc đưa địa chỉ vào chân nhớ (chân RAM) rồi kích hoạt tín hiệu RAS. Chúng ta sẽ phải chờ khoảng vài xung nhịp hệ thống (RAS to CAS Delay) trước khi địa chỉ cột được đặt vào chân nhớ và tín hiệu CAS phát ra. Sau khi tín hiệu CAS phát đi, chúng ta tiếp tục phải chờ một khoảng thời gian nữa (đây chính là CAS Latency) thì dữ liệu sẽ được tìm thấy. Điều đó cũng có nghĩa là với CAS 2, chipset phải chờ 2 xung nhịp trước khi lấy được dữ liệu và với CAS3, thời gian chờ sẽ là 3 xung nhịp hệ thống.
Bạn sẽ thắc mắc như vậy phải chăng CAS2 nhanh hơn CAS3 tới 33%, không đến mức như vậy bởi có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu năng tổng thể của bộ nhớ điển hình như:
+ Chuỗi xử lý thông tin: kích hoạt RAS, chờ khoảng thời gian trễ RAS-to-CAS Delay và CAS Latency.
+ Truy cập bộ nhớ theo chuỗi: đôi khi chipset sẽ đọc dữ liệu trong bộ nhớ RAM theo chuỗi (burst) như vậy rất nhiều dữ liệu sẽ được chuyển đi một lần và tín hiệu CAS chỉ được kích hoạt một lần ở đầu chuỗi.
+ Bộ vi xử lý có bộ đệm khá lớn nên chứa nhiều lệnh truy cập và dữ liệu; do đó thông tin được tìm kiếm trên bộ đệm trước khi truy cập vào RAM và tần số dữ liệu cần được tìm thấy trên bộ đệm (hit-rate) khá cao (vào khoảng 95%).
Nói tóm lại việc chuyển từ CAS 3 sang CAS 2 sẽ tăng hiệu năng xử lý cho tất cả các ứng dụng. Những chương trình phụ thuộc vào bộ nhớ như game hay ứng dụng đồ họa sẽ chạy nhanh hơn. Điều này đồng nghĩa với việc những thanh RAM được đóng dấu CAS2 chắc chắn chạy nhanh hơn những thanh RAM CAS3. Nếu bạn dự định mua đồ chơi cho một cuộc đua ép xung hay đơn giản chỉ cần hệ thống đạt tốc độ tối ưu, hãy chọn RAM CAS2 nhưng nếu chỉ là công việc văn phòng, CAS 3 hoàn toàn vẫn đáp ứng yêu cầu.
TẦN SỐ LÀM TƯƠI
Thường thì khi nhắc tới khái niệm tần số làm tươi (RAM Refresh Rate), người ta thường nghĩ ngay đến màn hình máy tính, tuy nhiên bộ nhớ DRAM (Dynamic Random Access Memory) cũng có khái niệm này. Như bạn đã biết module DRAM được tạo nên bởi nhiều tế bào điện tử, mỗi tế bào này phải được nạp lại điện hàng nghìn lần mỗi giây vì nếu không dữ liệu chứa trong chúng sẽ bị mất. Một số loại DRAM có khả năng tự làm tươi dữ liệu độc lập với bộ xử lý thường được sử dụng trong những thiết bị di động để tiết kiệm điện năng.
SDRAM ACCESS TIME
Việc cho ra đời cách đọc dữ liệu theo từng chuỗi (Burst Mode) đã giúp khắc phục nhiều nhược điểm và tăng hiệu năng cho RAM, chu kì của chuỗi ngắn hơn rất nhiều chu kì trang của RAM loại cũ. Chu kì của chuỗi cũng được coi như là chu kì xung nhịp của SDRAM và chính vì thế nó được coi như thang xác định cho tốc độ của RAM bởi đó là khoảng thời gian cần thiết giữa các lần truy xuất dữ liệu theo chuỗi của RAM. Những con số -12, -10, -8... ghi trên các chip RAM cho biết khoảng thời gian tối thiểu giữa mỗi lần truy xuất dữ liệu: nhãn -12 xác định chu kì truy cập dữ liệu của RAM là 12ns (nano-giây) đồng nghĩa với việc tốc độ hoạt động tối đa của RAM sẽ là 83MHz. Thường RAM có tốc độ cao sẽ sử dụng chip RAM có chu kì truy xuất thấp nhưng với chu kì truy xuất thấp chưa chắc RAM đã có thể hoạt động ở tốc độ cao do còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Do đó đôi khi bạn sẽ gặp trường hợp thanh RAM có tốc độ thấp nhưng khi đem vào 'thử lửa' ép xung thì lên được tốc độ cao hơn nhiều so với những loại RAM mặc định dán nhãn tốc độ cao.
2. CHỌN ĐÚNG LOẠI RAM
Khi mua hay ráp máy tính, việc chọn đúng loại RAM là khá quan trọng nhưng lại ít người để ý. Mỗi hệ thống sử dụng CPU Intel hay AMD lại 'thích' một kiểu RAM khác nhau, ngoài ra việc chọn lựa RAM còn phụ thuộc vào chipset và nhu cầu làm việc của người dùng. Thông thường CPU Intel Pentium 4 và Athlon 64 yêu cầu RAM tốc độ cao (bus 400MHz) trở lên do FSB của CPU khá lớn cho phép băng thông dữ liệu rộng. Nếu như RAM không đáp ứng được mức băng thông đó thì sẽ bị hiện tượng 'nghẽn cổ chai' (bottle-neck), ứng dụng sẽ hoạt động rất chậm. Nếu không xét đến việc ép xung (overclock), thông thường khi mua RAM cho máy tính, bạn hãy mua như sau:
DDR SDRAM
Như đã nói ở trên, đây đang là loại RAM thông dụng và thịnh hành nhất cho toàn bộ các loại máy tính để bàn vào thời điểm bạn đọc bài viết này.
A. ĐỐI VỚI CPU INTEL
+ Intel Pentium 4-C/E/G/J Front Side Bus (FSB) 800MHz: Những loại CPU này có FSB rất lớn nên nếu sử dụng trên nền bo mạch chủ 865/875 hay 915/925 mới nhất, bạn sẽ đạt tốc độ cao khi lắp đặt bộ nhớ kênh đôi (Dual Channel DDR) đúng cách. Về nguyên tắc Dual Channel DDR khá giống với chế độ RAID của đĩa cứng, với 100MB dữ liệu chuyển vào RAM, thay vì vào một thanh RAM đủ 100MB, chipset sẽ chuyển đồng thời vào mỗi thanh RAM 50MB nên sẽ rút ngắn thời gian làm việc xuống chỉ còn một nửa. Và như vậy hai thanh RAM DDR bus 400 sẽ cho băng thông lý thuyết lên mức 800MHz, tương xứng với bus của CPU. Điều đó cho thấy nếu bạn sử dụng CPU có bus 800 thì việc mua hai thanh RAM DDR bus 400 giống nhau là lựa chọn lý tưởng. Chú ý hai thanh RAM phải giống nhau cả về tốc độ và loại chip nhớ sử dụng, đặc biệt là khi bạn chạy trên nền chipset i875P bởi chipset này khá 'khó tính', nếu không giống nhau thì rất có thể tính năng PAT sẽ không được kích hoạt và làm giảm hiệu năng hệ thống.
+ Intel Celeron/Pentium4 bus 400MHz/533MHz: Mặc dù những loại CPU có bus khá cao nhưng do thuộc thế hệ cũ hoặc dòng rẻ tiền nên chúng thường được lắp chung với các loại chipset 845, cho đến chipset 845PE thì tốc độ RAM cao nhất được chính thức hỗ trợ chỉ là 333MHz. Do đó nếu bạn lắp RAM DDR400 thì sẽ không kinh tế. Như vậy trừ khi bạn dùng bo mạch chủ có chipset 845PE, còn nếu không bạn nên chọn các loại RAM có bus 266MHz và để dành khoản tài chính dư ra cho một lần nâng cấp tổng thể hệ thống sau này.
B. ĐỐI VỚI AMD
Nếu như từ trước đến nay những dòng CPU của AMD không được phổ biến ở Việt Nam do chế độ phân phối và bảo hành thì giờ đây với việc Silicom chính thức trở thành nhà phân phối cho AMD, người dùng sẽ hoàn toàn yên tâm sử dụng dòng vi xử lý này. Mặt khác, trên thị trường cũng xuất hiện thêm nhiều sản phẩm bo mạch chủ và phụ kiện (quạt tản nhiệt, đế lắp socket...) cho CPU AMD. Tuy nhiên có một điều đáng buồn là trước kia sản phẩm của AMD được yêu thích do chi phí thấp mà hiệu năng cao, còn giờ đây phương châm đó không còn được như vậy bởi những dòng CPU cao cấp của AMD giá quá cao, thậm chí vượt hơn Intel. Tuy nhiên người dùng AMD cần chú ý là bộ xử lý AMD (đặc biệt là AthlonXP) sẽ cho hiệu năng tốt nhất khi RAM chạy đồng bộ với FSB (tốc độ ngang nhau) và CAS Latency thấp (tốt nhất là 2) nên việc chọn đúng RAM là rất quan trọng.
+ Duron/Athlon XP/Sempron Bus 266MHz: Nếu bạn đang sử dụng những loại CPU này thì dĩ nhiên lựa chọn lý tưởng nhất vẫn là DDR 266MHz. Thường thì do bus thấp nên bạn có thể tìm được nhiều loại RAM có CAS2, hãy chú ý chi tiết này và chọn lựa sao cho hợp lý.
+ AthlonXP bus 333/400MHz: Với hai loại CPU này, việc chọn RAM phụ thuộc nhiều vào chipset của mainboard mà bạn sử dụng. Thường thì với các loại chipset thông dụng VIA có số hiệu từ 333 trở xuống như KT333, KT266, KM266... bạn nên dùng RAM tốc độ 333MHz.
Tại sao lại không tìm mua RAM bus 400MHz? Lý do rất đơn giản, việc tìm mua một thanh RAM bus 266 hay 333 có CAS thấp đơn giản hơn nhiều so với tìm một thanh RAM 400MHz CAS2. Đối với những chipset như KT400, KT600 hay đặc biệt là nVIDIA nForce 2, bạn nên mua DDR400 bởi ngoài việc chúng hỗ trợ sẵn tốc độ này thì đa số CPU AthlonXP Barton của AMD đều có thể chạy tốt ở bus 400MHz cho dù mặc định chúng chỉ là 333MHz mà thôi. Tuy nhiên nhớ chú ý lựa chọn thật kĩ trước khi mua vì trên thị trường hiện nay có rất nhiều chủng loại RAM DDR400 với nguồn gốc khác nhau. Chi tiết về việc chọn lựa RAM bạn có thể tham khảo bài viết 'Overclock - Được, mất và những điều cần biết' (Thế Giới Vi Tính A 9/2003). Chú ý nForce2 hỗ trợ Dual Channel DDR 400MHz.
+ Athlon 64: Hầu như tất cả các hệ thống Athlon64 đều yêu cầu tối thiểu RAM có bus 400MHz, những hệ thống Socket939 mới hỗ trợ Dual Channel nên bạn phải nhớ chọn mua cho phù hợp.
DDR-II
Mặc dù đã xuất hiện được một thời gian dài nhưng DDR-II dường như chưa tạo được ấn tượng tốt với người dùng, chìa khóa chính để nhà sản xuất nâng băng thông của DDR-II lên chính là việc nhân chip nhớ chạy ở một nửa tần số của bộ đệm I/O và điều này đồng nghĩa với việc bộ đệm dữ liệu chạy ở tốc độ gấp đôi nhân. Thông thường nếu RAM có tốc độ 100MHz thì bộ đệm dữ liệu cũng chạy ở tốc độ 100MHz, nhưng với DDR, tốc độ này là 200MHz. Trong DDR-II, bộ đệm dữ liệu chạy ở 200MHz vẫn với xung nhịp 100MHz của RAM, điều này cho phép chúng xử lý được 4 bit dữ liệu trong một xung nhịp vì tốc độ gấp đôi nên khi áp dụng nguyên tắc DDR lên thì chúng ta sẽ được tần số dữ liệu thực lên tới 400MHz với chỉ 100MHz tốc độ hoạt động của RAM. Nói một cách đơn giản hơn:
Với DDR1: 100MHz xung thực -> 100MHz bộ đệm dữ liệu -> 200MHz tốc độ dữ liệu (DDR).
Với DDR2: 100MHz xung thực -> 200MHz bộ đệm dữ liệu -> 400MHz tốc độ dữ liệu (DDR).
Như vậy độ trễ CAS của DDR-II sẽ có nhiều điểm khác biệt so với DDR-I hiện tại và thường được đặt ở mức 4 hoặc 5. Hiện nay ở thị trường trong nước không có nhiều sự lựa chọn về bộ nhớ DDR-II do nhu cầu của người dùng chưa cao mà sản phẩm hiếm, giá đắt. Ngoài ra nếu bạn muốn sử dụng DDR-II cho máy tính để bàn của mình, bạn không có sự lựa chọn nào ở thị trường Việt Nam ngoài những bo mạch chủ có chipset Intel 915 và 925, điều này sẽ kéo theo nhiều nâng cấp khác như CPU Socket 775 và card đồ họa PCI-Express. Mặc dù vậy, tốc độ của DDR-II vào thời điểm hiện tại chưa chứng tỏ được sức cạnh tranh so với DDR truyền thống nên không được người dùng quan tâm nhiều. Bạn có thể tìm thấy một vài sản phẩm của Samsung, Kingston hay KingMax ở nhiều cửa hàng trong cả nước nếu cần.
3. KINH NGHIÊM
Chắc chắn bạn cũng nhận thấy một điều là sự lựa chọn vào thời điểm hiện tại gần như chỉ giới hạn trong loại RAM DDR bởi DDR-II và RDRAM hầu như không phổ biến. Đa số những loại DDR đang được bán ở các cửa hàng linh kiện máy tính đều có khả năng hoạt động trơn tru trên mọi hệ thống. Tuy nhiên, để có được loại RAM tốt, hiệu năng cao đồng thời bạn vẫn muốn 'nghịch ngợm' ép xung được thì sẽ phải bỏ ra một chút công sức. Thông dụng nhất là DDR400 hay còn gọi là PC3200 với hàng chục loại khác nhau và giá cả chênh nhau từ vài USD cho tới vài chục USD! Để tiện, chúng ta sẽ phân làm hai loại: 'bình dân' và 'cao cấp'. Những loại RAM bình dân thường không có vỏ thép mà chỉ gồm thanh RAM không, một số hàng thuộc dòng này của những hãng tên tuổi như Corsair hay Kingston thì có thêm hộp nhựa đựng rất lịch sự và ghi rõ là Value RAM. Dòng Value RAM nói chung chất lượng không được đồng đều và phụ thuộc khá nhiều vào loại chipset mà hãng sản xuất sử dụng, mỗi đợt hàng chất lượng lại rất khác nhau nên việc mua được sản phẩm tốt hay dở đa phần đều nhờ may mắn. Ví dụ như Kingston Value RAM PC3200 có đợt là RAM CAS 2,5, có đợt lại là CAS 3; Adata PC3200 có vỏ nhựa lúc mới ra thì bị xem thường nhưng về sau thì lại được khen và sức mua mạnh dẫn tới hiếm hàng. Vậy bí quyết là gì? Thường khi mua RAM thuộc dòng cấp thấp, bạn có thể rất dễ dàng nhìn thấy những kí hiệu ghi trên chip RAM và những thanh RAM có chất lượng tốt thường sử dụng chip nhớ của những hãng có tên tuổi như Winbond, Samsung, Hynix, Huyndai, Kingston, Kingmax... chú ý chọn loại RAM có 8 chip nếu có thể. Ngoài ra bạn có thể kiểm tra thông số Access Time thông qua đoạn mã ghi trên chip RAM ví dụ như với một thanh Elixir bình thường có mã số là N2DS25680BT-5T thì -5 chính là thông số bạn cần tìm, từ đó suy ra tốc độ của thanh RAM này khoảng 400MHz trở lên. Yếu tố cuối cùng mà bạn kiểm tra là chất lượng bản mạch và độ tinh xảo của mạch in, hãy thử uốn nhẹ thanh RAM để kiểm tra độ bền, một số RAM có các lớp bản mạch dập không được khít và phát ra tiếng kêu khi uốn hơi cong sẽ dễ hỏng hơn những thanh khác.
Với những dòng RAM cao cấp thì việc lựa chọn sẽ khó khăn hơn nhiều do vỏ hộp lẫn bản thân thanh RAM đều được đóng gói bảo vệ rất kĩ lưỡng (tham khảo hình bên). Việc tháo vỏ đóng gói để xem bên trong là không thể, bạn chỉ có thể nhận diện chất lượng của RAM thông qua mã số sản phẩm và ngày tháng sản xuất, nhìn chung những sản phẩm thuộc dòng cao cấp có chất lượng khá tốt đáp ứng được hầu hết người dùng kể cả khi bạn muốn ép xung, chỉ trừ một vài người thuộc loại 'quái kiệt' với đầy đủ đồ nghề 'xịn' cho overlocking mới có yêu cầu cao hơn. Những loại RAM tốc độ cao thuộc series cao cấp nổi bật ở thị trường Việt Nam vào thời điểm hiện tại có thể kể:
+ Kingston HyperX: Với tốc độ từ 400MHz cho tới 500MHz và được phân phối thông qua đại lý chính hãng nên người dùng có thể yên tâm sử dụng, tuy nhiên hệ số CAS của HyperX khá cao nên không được người dùng AMD ưa chuộng. Một số series HyperX sản xuất trước kia sử dụng chipset Winbond BH-5 được dân overlocker săn lùng liên tục.
+ Adata Vitesta: Tốc độ từ 500MHz đến 600MHz, giá thành khá rẻ, trong thử nghiệm một thanh Atada Vitesta ngẫu nhiên có thể chạy CAS 2,5 (mặc định của nhà sản xuất là 3) ở bus 500MHz (chế độ kênh đôi Dual Channel) ổn định.
+ Mushkin Level 2 Black Cover: Tốc độ từ 400MHz tới 466MHz. Hiện tại đây là loại RAM được giới sành đồ chơi máy tính đánh giá khá cao về khả năng nâng lên tốc độ cao và CAS thấp, đặc biệt dòng mới nhất sử dụng chip nhớ Samsung kí hiệu TCCD cho kết quả tốt hơn nhiều và thậm chí còn vượt xa dòng BH-5 trước kia. Loại chip nhớ TCCD còn được sử dụng cho cả những series RAM có bus mặc định là 600MHz (PC4800).
+ Corsair: Sau một thời gian dài vắng bóng, hiện tại Corsair đang dần lấy lại phong độ với dòng sản phẩm RAM XMS C2PT cao cấp mới nhất (revision 4.1) dùng chipset TCCD, trong những thử nghiệm của diễn đàn VOZ, hầu hết các loại RAM sử dụng chipset TCCD đều có thể vượt qua bus 550MHz dễ dàng thậm chí với hệ số CAS chỉ ở mức 2,5. Ngoài ra hãng còn cung cấp dòng RAM có CAS 2 với dàn đèn Data Indicator nháy theo hoạt động khá đẹp. Tuy nhiên bạn cần lưu ý theo ý kiến nhiều người dùng thì những sản phẩm RAM cao cấp của Corsair có chất lượng không được đồng đều cho lắm.
+ Gskill: Đây là một tên tuổi mới đối với người dùng trong nước, tuy nhiên sự ra mắt của hãng với dòng RAM DDR600 (chip nhớ TCCD) thực sự gây ấn tượng. Mặc dù vậy số lượng hàng không nhiều và việc tìm mua rất khó khăn.
Ngoài ra những nhà sản xuất như OCZ hay Geil cũng có nhiều sản phẩm cao cấp mà bạn có thể tìm mua nhưng thường khá hiếm vì không có đại lý phân phối chính thức trong nước.
3. ĐIỀU CHỈNH BIOS CHO PHÙ HỢP
A. TỐC ĐỘ
Muốn tối ưu hóa hiệu năng của RAM, bạn chỉ có cách sử dụng BIOS của máy tính, nhấn Del khi khởi động để vào BIOS. Thường các thông số của RAM chia làm hai mục, tỉ lệ của RAM sẽ nằm trong phần CPU Voltage/Frequency (một số hãng sản xuất lại đưa chúng vào nhóm riêng ví dụ như Soft Menu (Abit), Genie Bios (DFI)... Trong phần này, mỗi hãng có cách sắp xếp khác nhau nhưng đều dựa trên một nguyên tắc chung là tốc độ của RAM tỉ lệ với FSB của CPU theo một hệ số nhất định. Một số hãng như Asus chọn cách hiển thị tốc độ RAM trực tiếp giúp người dùng không mất thời gian tính toán còn Abit lại chọn cách sử dụng tỉ lệ, bạn sẽ phải nhân, chia để có kết quả tốc độ tuy nhiên điều này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức và hiểu rõ hơn về thông số của máy tính. Tốc độ của RAM được tính theo tỉ số CPU/DRAM, ví dụ khi CPU có bus ngoài là 200MHz (ở những CPU bus 800MHz) và tỉ lệ này là 1:1 thì RAM sẽ chạy ở bus 200MHz (400MHz DDR). Khi tỉ lệ là 5:4, bus ngoài CPU là 200MHz thì tốc độ RAM sẽ là (200/5)*4 = 160MHz (320MHz DDR).
Riêng những thông số khác về RAM như CAS Latency, RAS-to-CAS Delay... đều được tất cả các nhà sản xuất đưa vào một nhóm chung có tên là Advance Chipset Configuration. Có thể bạn sẽ cảm thấy hoa mắt nhưng thông số quan trọng nhất là phần DRAM Timing bao gồm bốn thông số chính theo thứ tự là CAS Latency, Act to Precharge Delay, Ras-to-CAS Delay và DRAM Ras Precharge. Nếu bạn gặp thông số RAM kiểu như 2-2-2-5 hay 2-3-3-7 thì đó chính là bốn thông số được xếp theo đúng thứ tự như vậy. Ý nghĩa của những thông số còn lại bạn có thể tham khảo sách hướng dẫn đi kèm của từng bo mạch chủ.
B. ĐIÊN THẾ:
Cũng trong những hình ảnh trên, bạn có thể thấy có một chỉ số về điện thế cung cấp cho RAM (DRAM Voltage). Thường thì DDR sử dụng mức điện thế 2,5v và DDR-II là 1,8v. Một số loại RAM DDR tốc độ cao có thể yêu cầu tới 2,8v hoặc 2,85v, đối với những loại này bạn phải tham khảo tài liệu hướng dẫn đi kèm để có được thông tin. Tuy nhiên bạn cần tuân theo một nguyên tắc an toàn là: Không nên kéo điện thế lên quá 2,9v nếu không có giải pháp tản nhiệt hữu hiệu vì RAM có thể sẽ bị cháy hoặc phồng IC sau một thời gian sử dụng. Đối với những loại bo mạch chủ rẻ tiền, bạn sẽ không chỉnh được điện thế của RAM mà chỉ có thể thay đổi được tốc độ. Trong trường hợp này bạn có thể sử dụng một vài món đồ chơi chuyên dụng như DDR Booster của OCZ. Theo thống kê từ phía người dùng, những chip RAM của Samsung có khả năng chịu được điện cao nhất và ép xung lên được mức tốc độ tương xứng, còn những loại chip của Winbond thì có thể chạy ở tốc độ cao ngay cả với điện thế mặc định hoặc nhỉnh hơn một chút. Điện thế của RAM thậm chí còn ảnh hưởng cả đến timing nên nếu thanh RAM bạn mua về không chạy được ở mức timing thấp (ví dụ như 2) thì bạn có thể thử đẩy điện thế lên một chút xem sao.
Sau khi đã có đủ những giải pháp về phần cứng, điều quan trọng nhất của việc chọn RAM chính là hiệu năng cao và ổn định, bạn sẽ cần đến những phần mềm chuyên dụng để kiểm tra tốc độ cũng như khả năng hoạt động lâu dài của RAM cho dù chạy ở tốc độ mặc định hay ép xung. Hai chương trình sáng giá nhất được nhiều người dùng đánh giá cao là Sisoft Sandra 2005 (http://www.sisoftware.co.uk/) và Passmark Burn-in Test (http://www.passmark.com). Hai chương trình này có khả năng kiểm tra băng thông của RAM kèm theo thử nghiệm tối đa 'nội lực' của RAM để phát hiện lỗi nếu có. Nếu như RAM của bạn đạt được thời gian kiểm tra từ 8 đến 10 tiếng và tốc độ chấp nhận được thì bạn là người may mắn, nếu không hãy kiểm tra lại toàn bộ mọi thiết bị hoặc liên hệ với nơi bán để đổi loại khác.
Tóm lại, việc chọn mua một loại RAM đúng với cấu hình máy tính và phù hợp với công việc của mình là rất quan trọng. Việc mua RAM từ các hãng tên tuổi dĩ nhiên sẽ đảm bảo cho bạn về chất lượng cũng như bảo hành. Mặc dù đa số các loại RAM trên thị trường vào thời điểm hiện tại đều có thời hạn bảo hành 3 năm nhưng sẽ thật phiền toái nếu RAM hỏng và bạn phải chạy đi chạy lại để liên lạc với nơi bán; chưa kể chuyện thanh RAM chập chờn có thể cho dữ liệu quan trọng của bạn ra đi không lời từ biệt chỉ trong tích tắc. Nói chung nếu là máy tính cho văn phòng, bạn hoàn toàn có thể mua những loại RAM phổ thông để tiết kiệm chi phí, dĩ nhiên là phải kiểm tra cẩn thận. Còn nếu như bạn là 'dân chơi' overlock sành sỏi hoặc thường xuyên chơi game tốc độ cao hay chỉ đơn giản là muốn làm cho chiếc máy tính của mình trông 'xịn' hơn thì có thể lướt qua dòng sản phẩm cao cấp nhưng hãy nhớ kiểm tra cái ví của mình trước! Giá của chúng chắc chắn không hề rẻ chút nào. Để biết thêm thông tin và giải đáp thắc mắc của mình, bạn có thể ghé thăm diễn đàn Vietnam Overclocker Zone tại địa chỉ
www.vozforums.com.
Những món đồ chơi không thể thiếu
Bạn có thể nhận thấy một điều rất rõ ràng đó là tốc độ của RAM và điện thế sử dụng ngày càng cao hơn. Ban đầu chúng ta có DDR200/2,5v thì giờ đây chúng ta đã có DDR500/2,8v (thậm chí là 2,85v đối với một số loại nhất định) hay DDR2-667/1,8v. Hai yếu tố này đã góp phần làm cho nhiệt độ của RAM ngày càng tăng, đó cũng chính là lý do tại sao các loại RAM cao cấp thường có lá thép ốp ở mặt ngoài; ngoài lý do bảo vệ thì nó còn góp phần tản nhiệt. Tuy nhiên nếu bạn mua được RAM loại thường nhưng có tốc độ tốt và khả năng ép xung cao, bạn có thể tham khảo những giải pháp tản nhiệt dành riêng cho RAM của những nhà sản xuất thứ ba như tản nhiệt cho RAM của CoolerMaster (xem hình).
Nếu cảm thấy khả năng tài chính có giới hạn, bạn có thể tự chế những mẩu tản nhiệt như hình bên với một cục tản nhiệt lớn của CPU và một chiếc cưa sắt. Nếu khéo tay, bạn sẽ có những sản phẩm đẹp mắt không thua gì hàng hiệu. Một số nhà sản xuất lại chọn giải pháp đơn giản hơn bằng cách làm những tấm giải nhiệt giống của hàng hiệu với chất liệu như hợp kim dẫn nhiệt hay đồng đỏ nhưng thực tế chúng không hiệu quả cho lắm.
Một món đồ chơi nữa cũng đang được dân overclock ưa chuộng hiện nay là DDR Booster của OCZ tuy nhiên nó khá nguy hiểm và bạn chỉ nên dùng nếu có kinh nghiệm về máy tính. DDR Booster không phải là một thanh RAM mặc dù khi mới nhìn thì có vẻ hơi giống. Tuy nhiên nó lại rất gần gũi với RAM nhờ khả năng can thiệp vào hệ thống cấp điện cho RAM, chính vì thế với DDR Booster, bạn có thể chỉnh được điện năng tiêu thụ cho RAM một cách chính xác nhờ đồng hồ đo đi kèm.
Việc sử dụng rất đơn giản, bạn chỉ việc cắm vào khe RAM trống rồi vặn chiết áp trong khi theo dõi đồng hồ sao cho hợp lý vì nếu nhiệt độ lên quá cao, RAM có thể bị cháy. Có thể DDR Booster khá đáng sợ nhưng hiệu quả nó mang lại thì không ai có thể chê được. Trước kia bạn cần đến mỏ hàn và trình độ điện tử vào loại có hạng nếu muốn chỉnh lại điện của RAM bằng tay thì với DDR Booster, việc cần làm chỉ đơn giản là cắm và vặn. Bạn có thể hình dung những thanh RAM rất thường bình thường bán đầy ngoài cửa hàng có thể chạy ở tốc độ gần gấp đôi hoặc chí ít cũng ngang với các loại RAM xịn hay không? Câu trả lời là có, dĩ nhiên là với DDR Booster và những giải pháp tản nhiệt hợp lý.
Các bước nâng cấp bộ nhớ
Khi nhận thấy máy tính chạy chậm chạp, có thể bạn nghĩ ngay tới việc nâng cấp card màn hình, bộ xử lý hay bo mạch chủ (mainboard). Nhưng bạn có biết rằng trong nhiều tình huống, nâng cấp bộ nhớ RAM giúp tăng đáng kể hiệu năng máy tính mà chi phí lại rẻ?
XÁC ĐỊNH DUNG LƯỢNG
Dung lượng bộ nhớ phụ thuộc vào hệ điều hành và ứng dụng. Windows XP yêu cầu bộ nhớ RAM tối thiểu 64MB nhưng khuyến khích 128MB. Windows Me yêu cầu tối thiểu 32MB, trong khi Windows 98 chỉ cần 16MB. Nếu cài thêm bộ Office XP trên hệ điều hành Windows XP, bạn cần tối thiểu 128MB RAM. Để chạy cùng lúc các ứng dụng như Word, Excel và Power Point, bạn cần tối thiểu 152MB. Nói chung, bạn nên trang bị 256MB RAM khi sử dụng hệ thống WinXP. Nếu để chơi game, thiết kế đồ họa, xử lý phim, bạn nên có 512MB RAM; càng nhiều càng tốt nhưng còn phụ thuộc vào khả năng hỗ trợ của bo mạch chủ .
XÁC ĐỊNH LOẠI BỘ NHỚ
Hiện có 3 công nghệ bộ nhớ phổ biến là SDRAM, DDR-SDRAM và RDRAM nên bạn cần xác định loại bộ nhớ dựa theo tài liệu hướng dẫn của bo mạch chủ.
SDRAM: Phổ biến trong các hệ thống Pentium, Pentium II, và Pentium III, SDRAM có 3 loại: PC66, PC100 và PC133; tương ứng với tần số làm việc 66MHz, 100MHz và 133 MHz.
DDR SDRAM: Phổ biến trong hệ thống Pentium IV hay AMD. Cũng giống như SDRAM, DDR SDRAM cũng có nhiều loại tốc độ khác nhau như PC2100, PC2700, PC3200, PC3500 và PC3700 (xung làm việc tương ứng là 266MHz, 333MHz, 400MHz, 433MHz, và 466MHz)
RDRAM: Là công nghệ bộ nhớ 'xịn' nhất, RDRAM sử dụng cho các hệ thống Xeon và Pentium IV cao cấp. Do giá còn mắc nên không được phổ biến như 2 loại RAM trên.
ĐỘ TƯƠNG HỢP
Đừng vội chọn loại RAM tốc độ nhanh vì chưa chắc thích hợp với máy bạn mà nên chọn loại bộ nhớ có thông số giống như bộ nhớ hiện thời trên hệ thống. Mua thanh DDR-SDRAM PC3700 tốc độ 466MHz trong khi bo mạch chủ chỉ hỗ trợ tối đa RAM 266MHz thì xem ra không hiệu quả bằng mua loại DDR SDRAM PC2100 tốc độ 266MHz.
LẮP ĐẶT
Trước tiên, bạn phải mở thùng máy và nhớ đeo vòng khử tĩnh điện hoặc tiếp đất để tránh làm hỏng linh kiện điện tử. Quan sát trên bo mạch chủ, tìm những khe cắm RAM (có lẽ là dài nhất). Nhấn chốt 2 bên khe cắm RAM còn trống ra hai bên rồi đặt thanh RAM vào đúng vị trí, nhấn đều 2 đầu (để không làm hỏng hay trầy xước mạch điện tử) đến khi thấy 2 chốt cắm vào hai thành thanh RAM. Lắp đặt RDRAM cũng tương tự nhưng cần lắp các thanh RDRAM theo cặp và đặt CRIMM trong khe cắm trống để khép kín mạch điện. Đối với loại SDRAM, bạn sẽ phải đẩy nghiêng.
CHẠY THỬ
Hãy quan sát con số báo dung lượng bộ nhớ khi hệ thống khởi động. Nếu sai biệt thì nên kiểm tra lại vị trí gắn các thanh RAM. Nếu cần có thể nhấn phím Pause/ Break để tạm dừng màn hình khởi động.
Khi thấy hệ thống báo dung lượng RAM đủ và khởi động bình thường vào Windows, bạn tiếp tục chạy thử một số ứng dụng và kiểm tra xem chúng có hoạt động tốt không; bởi RAM không tương thích có thể gây ra sự cố treo máy hay đóng băng.
VIDEO RAM (VRAM)
VRAM được phát triển dựa trên công nghệ FPM (fast page mode), có hai cổng giao tiếp thay vì một cổng như thông thường: một cổng dành cho chức năng làm tươi màn hình) cổng còn lại xuất ảnh ra màn hình. Nhờ thiết kế này, VRAM hoạt động hiệu quả hơn DRAM trong những ứng dụng video. Tuy nhiên, do sản lượng tiêu thụ chip video ít hơn chip nhớ chính nên giá còn cao. Vì thế, trong một số hệ thống card video ít tiền, người ta có thể dùng DRAM thông thường để giảm giá thành.
GRAPHIC DDR (GDDR)
GDDR (DDR đồ họa) được phát triển dựa trên công nghệ DDR SDRAM dành riêng cho đồ họa. Sau phiên bản GDDR-2 thiết kế dựa trên DDR-II, ATI và NVIDIA đã kết hợp chặt chẽ với các nhà sản xuất bộ nhớ để đưa ra phiên bản GDDR-3 có điện áp làm việc thấp hơn GDDR-2, làm việc từ tần số 500MHz đến 800MHz với mục tiêu giảm điện năng tiêu thụ, tăng mật độ chip nhớ và đơn giản hóa giải pháp tản nhiệt.
WINDOW RAM (WRAM)
WRAM là một dạng bộ nhớ hai cổng khác, được dùng trong những hệ thống chuyên xử lý đồ họa. Hơi khác VRAM, WRAM có cổng hiển thị nhỏ hơn và hỗ trợ tính năng EDO (Extended Data Out).
SYNCHRONOUS GRAPHIC RAM (SGRAM)
SGRAM là loại SDRAM thiết kế riêng cho video với chức năng đọc/ghi đặc biệt. SGRAM cho phép truy xuất và chỉnh sửa dữ liệu theo khối thay vì từng đơn vị nên giảm bớt số lượt đọc/ghi bộ nhớ và tăng hiệu năng của bộ điều khiển đồ họa.
BASE RAMBUS VÀ CONCURRENT RAMBUS
Trước khi trở thành công nghệ bộ nhớ chính, công nghệ Rambus được dùng làm bộ nhớ video. Công nghệ bộ nhớ Rambus dùng làm bộ nhớ chính hiện tại được gọi là Direct Rambus. Còn hai dạng Rambus sơ khai là Base Rambus và Concurrent Rambus được dùng cho ứng dụng video trong máy trạm và hệ thống game video như Nintendo 64.
Bộ nhớ cải tiến
ENHANCED SDRAM (ESDRAM)
Để tăng tốc độ và hiệu năng, thanh nhớ chuẩn có thể được tích hợp thêm bộ đệm SRAM (Static RAM) trực tiếp trên chip. ESDRAM là SDRAM có thêm bộ đệm SRAM để có khả năng làm việc với tần số 200MHz. Cũng tương tự nguyên lý bộ nhớ đệm ngoài, DRAM cũng dùng một bộ đệm SRAM để lưu dữ liệu thường dùng, nhằm rút ngắn thời gian truy xuất DRAM. Ưu điểm của SRAM trên chip là tạo lập tuyến bus rộng hơn giữa SRAM và DRAM, tăng cường băng thông và tốc độ DRAM một cách hiệu quả.
FAST CYCLE RAM (FCRAM)
FCRAM được Toshiba và Fujitsu đồng phát triển nhằm phục vụ máy chủ, máy in cao cấp và hệ thống chuyển mạch viễn thông. Bộ nhớ được phân thành nhiều mảng và có thiết kế hàng đợi nên tăng được tốc độ truy xuất ngẫu nhiên và giảm điện năng tiêu thụ.
SYNCLINK DRAM (SLDRAM)
Hiện tại tuy đã lỗi thời nhưng SLDRAM từng được cộng đồng chế tạo DRAM phát triển nhằm cạnh tranh với Rambus vào cuối thập niên 1990.
VIRTUAL CHANNEL MEMORY (VCM)
Do NEC phát triển, VCM cho phép các 'khối' bộ nhớ khác nhau giao tiếp độc lập với bộ điều khiển nhớ và có đệm riêng. Cách này cho phép mỗi tác vụ hệ thống thành một khối riêng, không chia sẻ hay dùng chung với các tác vụ cùng chạy khác.
BỘ NHỚ FLASH
Bộ nhớ Flash là dạng bộ nhớ ghi lại được, không mất, trạng thái ổn định, có chức năng kết hợp của RAM và ổ đĩa cứng. Bộ nhớ flash lưu bit dữ liệu dưới dạng tín hiệu điện trong ô nhớ (giống DRAM) nhưng có khả năng nhớ cả khi ngắt điện (giống đĩa cứng). Nhờ đặc tính điện thế thấp, ổn định, tốc độ cao, bộ nhớ flash thích hợp với rất nhiều ứng dụng di động như máy ảnh số, máy quay phim số, điện thoại di động, máy in, PDA, máy nhắn tin, máy ghi âm số, máy MP3, hệ thống GPS.
Sưu tầm
|
|
|
LDMS hiện đang là công nghệ hết sức mới trong lĩnh vực thông tin không dây băng tần không đổi. Cấu trúc dạng cell, tốc độ truyền số liệu cao, và đặc biệt là tính linh hoạt của nó, công nghệ này hoàn toàn đáp ứng được các yêu đối với truyền dẫn đa dịch vụ, truyền hình số và các dịch vụ tương tác.
Hiện nay có rất nhiều các nghiên cứu về kiểu truyền tín hiệu đa dịch vụ băng rộng. Gần đây, xuất hiện một số các đề xuất về việc thực hiện UDP/TCP/IP và các dịch vụ số liệu khác dựa trên cơ sở nền tảng LMDS. Trong bài báo này sẽ xem xét việc thực hiện chuẩn giao thức truyền số liệu TCP/IP trên nền LMDS hai lớp. Lưu ý là có một số bài báo chỉ nhấn mạnh và giới hạn khả năng của công nghệ LMDS đối với truyền tín hiệu đa dịch vụ và ATM. Điều này là không đúng bởi hiện nay ứng dụng thu hút được nhiều sự quan tâm đối với công nghệ LMDS đó là việc truyền các dịch vụ số liệu, Internet và tín hiệu Multimedia. Bài báo này sẽ giới thiệu một cấu trúc điển hình của công nghệ LMDS-IP hai lớp đã được triển khai thử nghiệmt vả tặn1996 đến nay.
1. Giới thiệu
Dịch vụ phân phối đa điểm theo vùng LMDS (Local Multipoint Distribution Service) là một giải pháp cho mạng truy nhập không dây băng rộng BWA (Broadband Wireless Access). Đây là một kỹ thuật truy nhập theo kiểu tế bào (cell) dùng cho các ứng dụng truyền số liệu tốc độ cao. Trong nhiều trường hợp, khi áp dụng phương pháp truy nhập này đã giải quyết được bài toán về cả mặt kỹ thuật cũng như kinh tế [1]. Băng tần sử dụng ở đây là mili mét, điển hình là các băng tần 28, 38 và 40GHz. Tuy nhiên, trên thực tế các băng tần khác cũng có thể được sử dụng. Vì thế tốc độ truyền số liệu hữu ích của người sử dụng có thể lên đến 38Mb/s. Ngoài ra, với việc sử dụng băng thông rộng, công nghệ này còn cho phép truyền các loại tín hiệu của nhiều dịch vụ khác nhau như truyền hình số, Internet và số liệu tốc độ cao, truyền hình tương tác, nghe nhạc và loại hình đa dịch vụ Multimedia. Công nghệ LMDS hoàn toàn có thể thay thế cho các giải pháp dùng cáp hữu tuyến như đường dây thuê bao số (xDSL) cho hộ gia đình và các doanh nghiệp nhỏ. Đây là mô hình đạt được hiệu quả rất cao về kinh tế, đặc biệt trong trường hợp cần yêu cầu triển khai nhanh ở những vùng trong thành phố hay các vùng dân cư thưa.
LMDS có hai mô hình chính là: mô hình một lớp và mô hình hai lớp. Nhược điểm của mô hình một lớp trước đây đó là việc sử dụng tần số truyền dẫn ở dải mili mét trong tầm nhìn thẳng LOS (Line Of Sight), nên mô hình này chỉ phù hợp đối với các toà nhà cao tầng hay các vùng ngoại ô. Trong những môi trường truyền dẫn khắc nghiệt thì yêu cầu phải có thêm các bộ lặp và các gương phản xạ tín hiệu. Trong khi đó, mô hình của cấu trúc hai lớp tỏ ra linh hoạt hơn, trong khi đó vẫn đảm bảo được các yêu cầu về lưu lượng và dung lượng đối với các dịch vụ Internet. Hai cấu trúc này đã được kiểm tra và so sánh trong bài báo [2]. Hiện nay, hệ thống LMDS một lớp đã được thực hiện ở dải băng tần 28GHz tại Bắc Mỹ và 40GHz tại Châu Âu. Phần lớn trên thế giới đã thừa nhận hai dải tần số này và coi như là chuẩn cho các ứng dụng trong công nghệ LMDS. Tuy nhiên, xu thế hiện nay đang tập trung vào nghiên cứu và triển khai hệ thống LMDS hai lớp. Trong khuôn khổ bài báo này cũng sẽ chỉ đề cập đến các vấn đề trong công nghệ LMDS hai lớp.
2. Cấu trúc hệ thống
Cấu trúc điển hình của LMDS hai lớp được biểu diễn trên hình 1 (Tham khảo tại Tạp chí Bưu chính Viễn thông kỳ II - Infoworld tháng 1/2005). Các Macrocell làm việc tại băng tần 28/40GHz, với bán kính cell thay đổi trong khoảng từ 1-5Km. Các Macrocell này sẽ tạo nên mạng lõi của hệ thống MLDS, và được biết đến như là thành phần MLDS truyền thống trước đây. Các Macrocell lại được chia nhỏ ra thành các Microcell, làm việc ở băng tần thấp hơn, thường là 5 hoặc 17GHz. Ta nên lưu ý rằng, về nguyên tắc, các tần số khác (khi đã đăng ký) hoàn toàn có thể sử dụng được trong các Macrocell và Microcell. Trên thực tế, băng tần 3,5GHz đã được sử dụng ở một số thương phẩm. Bán kính của Microcell có thể dao động trong khoảng từ 50-500m. Có rất nhiều ưu điểm khi phân chia người sử dụng ra theo các Microcell. Ví dụ như, với tần số thấp thì sẽ không cần quan tâm đến vấn đề truyền sóng trong tầm nhìn thẳng LOS. Thêm nữa, giá thành thiết bị của người sử dụng cũng sẽ giảm nếu làm việc ở dải tần số thấp, và đặc biệt là không cần phải sử dụng các anten đĩa siêu cao tần để thu nhận tín hiệu.
Băng tần làm việc của hệ thống được cố định đối với Macrocell là từ 40,5-42,5GHz và đối với Microcell là từ 5,725GHz-5,875GHz[12]. Các trạm phát gốc ở các Macrocell sử dụng các anten phát đã được Sector hoá với góc phân hướng là 900, kết hợp với phương pháp đa truy nhập phân kênh theo thời gian và tần số (FDMA/TDMA). Còn đối với các Microcell sử dụng kiểu truyền dẫn TDMA trên cơ sở đa truy nhập phân chia theo mã (DS-CDMA), tương tự như trong mạng cục bộ không dây (WLAN).
Trên thực tế, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng công nghệ CDMA hoàn toàn không hiệu quả về dung lượng cũng như tính kinh tế nếu sử dụng trong Macrocell (vì nếu sử dụng thì yêu cầu về băng thông trải phổ rất rộng, đồng thời những tính năng ưu việt của DS-CDMA sẽ bị giới hạn bởi thông tin tầm nhìn thẳng ở tần số làm việc 40GHz). Có hai phương pháp chính để người sử dụng có thể thực hiện việc truy nhập mạng: truy nhập vô tuyến trực tiếp tới các Macrocell ở băng tần 40GHz, hoặc là thông qua các Microcell ở dải tần thấp hơn.
3. Tuyến truyền hướng xuống
Với một tuyến truyền xuống xác định, theo cách phân chia của CEPT thì sẽ có 50 kênh với độ rộng băng tần của mỗi kênh là 39MHz. Việc chọn lựa này dựa trên cơ sở sóng mang đơn tại tần số 40GHz của hệ thống truyền hình số quảng bá qua vệ tinh (DVB-S)[2,3]. Khi đó, người sử dụng nếu không nằm trong khu vực phủ sóng của Microcell có thể dùng các bộ thu vệ tinh giá rẻ để kết nối vào mạng LMDS ở tần số 40GHz. Ngoài ra, nếu chọn lựa theo chuẩn DVB, đồng nghĩa với việc chọn lựa kiểu điều chế QPSK hoặc là OFDM, khi đó thuận lợi là có thể sử dụng toàn bộ các công nghệ đã có sẵn, đặc biệt là các chip đã được thiết kế cho truyền hình số. Trong thực tế, mỗi một kênh 39MHz có thể cho phép truyền với tốc độ bit 38Mb/s. Tuy nhiên, phần lớn người sử dụng không dùng đến tốc độ truyền số liệu cao như vậy, vì thế dòng số liệu của nhiều người sử dụng khác nhau sẽ được ghép lại trên một kênh truyền. Thông thường, mỗi kênh sẽ ghép khoảng từ 1-20 người sử dụng, với tốc độ dòng số liệu theo hướng xuống thay đổi từ 1,9 đến 38Mb/s. Kết hợp với việc sector hoá hệ thống anten theo góc 900, khi đó tốc độ bit tổng trong mỗi Macrocell có thể lên đến 7,6Gb/s. Vì thế, đôi khi còn gọi LMDS là hệ thống truy nhập vô tuyến Gigabit. Để đơn giản, hệ thống đề cập ở đây sử dụng kiểu điều chế QPSK, tuy nhiên trong các thí nghiệm và mô phỏng các kiểu điều chế QPSK hoặc là 16-QAM kết hợp với OFDM có thể được sử dụng để nâng cao dung lượng dòng bit. Bằng cách này, cho phép tăng tốc độ truyền dẫn lên mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng hay bán kính của cell.
Do sự khắc nghiệt về môi trường trong truyền dẫn vô tuyến, nên việc chia thành các Microcell đồng thời kết hợp với các bộ điều chế OFDM băng thông 8MHz ở các trạm phát gốc là hết sức cần thiết, đặc biệt là đối với các ứng dụng di động. Tín hiệu OFDM được truyền ở tần số 28/40GHz đến các bộ lặp vùng LR (Local Repeater). Tại đây, tín hiệu được chuyển đổi sang dải tần 5,8GHz và được truyền đi bằng các đường vô tuyến DS-CDMA. Như vậy, đối với tuyến truyền xuống, bộ lặp vùng làm việc như một Transponder của dòng bit thông tin. Việc sử dụng kỹ thuật điều chế OFDM, thậm chí không cần dùng kỹ thuật DS-CDMA là hết sức hợp lý bởi tính đơn giản (dễ cân bằng), độ ổn định và khả năng cung cấp dung lượng lớn.
4.Tuyến truyền hướng lên
Các hệ thống truyền số liệu trên nền LMDS thường mang tính chất bất đối xứng, mặc dù hoàn toàn có thể thiết lập được các hệ thống đối xứng. Tuyến truyền hướng lên kết hợp với tuyến truyền hướng xuống tạo ra một mạng truyền số liệu dựa trên cơ sở công nghệ LMDS. Trong hệ thống thử nghiệm sử dụng tần số 100MHz cho tuyến truyền lên[12]. Tuy nhiên, tần số này có thể được tăng lên và việc điều chỉnh này có thể là động. Đây là một vấn đề hết sức quan trọng trong thiết kế mạng. Các Microcell sử dụng phương pháp truy nhập vô tuyến theo mã CDMA, còn các Macrocell sử dụng kiểu điều chế QPSK vi sai kết hợp với mã xoắn tỷ lệ 3/4. Tổng dung lượng tuyến truyền lên của hệ thống thử nghiệm là 6,14Mb/s. Hệ thống TDMA của tuyến truyền lên có tính chất động, nghĩa là người sử dụng có thể yêu cầu hơn một khe thời gian. Các phân tích từ kết quả thống kê cho thấy thông thường người sử dụng chỉ làm việc với tốc độ số liệu đầu vào là từ 64-512kb/s. Thực tế, tốc độ này đối với người sử dụng hộ gia đình là đủ. Tuy nhiên, đối với các người sử dụng cho dịch vụ thương mại thì các tham số của mô hình hệ thống thử nghiệm cần phải được thiết lập lại.
5. Lớp giao thức
Phần lớn các hệ thống LMDS được bán trên thị trường cung cấp các dịch vụ IPv4 cho người sử dụng bằng công nghệ IP trên nền ATM. Việc sử dụng mạng cơ sở ATM cho phép thực hiện việc kết nối thuận tiện giữa các hệ thống vô tuyến và mạng lõi ATM. Tuy nhiên, việc sử dụng mạng cơ sở ATM làm nảy sinh ra rất nhiều vấn đề về giao thức khi thông tin được truyền trên các gói IP. Để thực hiện việc truyền dẫn tối ưu trên cơ sở kết nối IP, các gói IP có thể được truyền trực tiếp, bỏ qua lớp ATM. Thêm nữa, các giao thức thực hiện quá trình điều khiển liên kết số liệu vô tuyến (DLC-Data Link Control) và điều khiển truy nhập dịch vụ (MAC-Medium Access Control) sẽ được tối ưu hoá theo chuẩn IPv4/IPv6 (độ dài gói, đặc tính lưu lượng…). Ngoài ra, mạng lõi IPv6 sẽ đảm bảo việc thực hiện liên kết mạng. Thêm nữa, ta có thể thực hiện việc vận hành liên kết ở mức tế bào ATM bởi trạm phát gốc có khả năng thực hiện các kết nối ATM. Có thể hiểu đây là quá trình truyền dẫn giữa các đầu cuối ATM, tuy nhiên bị gián đoạn tại trạm gốc.
6. Thiết bị đầu cuối
Hai thiết bị chính đó là trạm phát gốc và thiết bị đầu cuối của người sử dụng. Sơ đồ khối cấu trúc của mạng được biểu diễn như trên hình 2 (Tham khảo tại Tạp chí Bưu chính Viễn thông kỳ II - Infoworld tháng 1/2005). Trạm phát gốc gồm một kết cuối mạng cố định (là một máy tính) nhằm thực hiện việc kết nối với các mạng dùng công nghệ khác nhau như IP, ATM hay chuyển tiếp khung (Fram Relay). Ngoài ra, trạm phát gốc còn bao gồm cả phân hệ xử lý băng tần cơ sở và một phân hệ RF với cấu hình có thể thay đổi (tần số được thay đổi bởi các Card mở rộng RF). Người sử dụng có thể truy nhập theo hai cách khác nhau. Về nguyên tắc, nếu chúng ta sử dụng duy nhất một kết nối trực tiếp với Macrocell thì ta cần phải có một bộ thu phát làm việc ở dải tần 40GHz có tích hợp anten kích thước nhỏ (kích thước đĩa anten khoảng 10cm) và một bộ thu phát truyền hình số vệ tinh theo chuẩn DVB-S. Trong khi đó, người sử dụng trong vùng của Microcell thì chỉ cần một bộ thu phát DS-CDMA làm việc ở dải tần 5/17GHz. Trong thực tế, giả sử nếu có một khu tập thể có cáp dẫn đến từng phòng thì ta có thể sử dụng một khối thu trung tâm làm việc ở dải tần 40GHz. Các đường kết nối đến các phòng được thực hiện thông qua các hệ thống cáp có sẵn. Tuy nhiên, ta có thể sử dụng đầu thu vệ tinh DVB-S đã điều chỉnh để làm việc như một điểm truy. Vì vậy, hộ gia đình có thể sử dụng công nghệ IP trên cơ sở LMDS, truyền hình trên cơ sở LMDS, điểm truy nhập mạng gia đình và đầu thu vệ tinh chỉ với một thiết bị duy nhất.
Một đầu thu vệ tinh có khả năng lập trình có thể đóng vai trò của một điểm truy nhập. Tuyến truyền hướng xuống đến người sử dụng tương thích với chuẩn DVB-S/T về cả mặt giao diện vật lý lẫn cấu trúc khung. Thực nghiệm đã thực hiện việc ghép các khung có độ dài là 188byte thành các dòng truyền tải tại trạm thu phát gốc. Nếu ta muốn truyền dòng tín hiệu Video nén theo chuẩn MPEG-2 thì ta phải gắn giá trị ID lưu lượng tương ứng vào phần tiêu đề. Tại thiết bị đầu cuối của người sử dụng, dòng truyền tải MPEG2-TS sẽ được xử lý ở giao diện mạng, thông thường giao diện này được thiết kế ở ngay trong đầu thu. Giá trị ID ở phần tiêu đề sẽ được đọc và tính toán để thực hiện việc điều khiển chuyển mạch gói.
Nếu giá trị ID biểu thị lưu lượng IP, gói thông tin sẽ được chuyển đến ngăn xếp IP. Thông thường gói IP sẽ được chuyển từ bộ thu set-top-box đến một cổng đầu ra (ví dụ như cổng Ethernet), cổng này được nối với mạng nội bộ gia đình hay nối với máy tính.
Nếu giá trị ID biểu thị lưu lượng Video MPEG2, gói này sẽ được chuyển thẳng đến bộ giải mã MPEG-2 và sau đó đưa đến mạch đầu vào của TV.
Ta có thể ghép nhiều kết nối trong một dòng truyền tải MPEG2-TS đơn, nói cách khác, một người sử dụng có thể cùng một lúc vừa nhận tín hiệu Video MPEG2 đồng thời thực hiện việc kết nối Internet. Vấn đề này đã được kiểm nghiệm trong quá trình thử nghiệm. Đây thực sự là một tính năng nổi bật bởi xác suất dùng đồng thời cả dịch vụ TV và truy cập Internet của người sử dụng là rất lớn.
7. TCP trên cơ sở LMDS
Có rất nhiều các nghiên cứu và tìm hiểu về vấn đề thực hiện TCP trên các kênh vô tuyến có độ tin cậy cao[5-9]. Hiện nay việc thực hiện TCP vô tuyến được triển khai trực tiếp ngay ở các hệ thống di động kiểu tế bào cellular. Ta cần lưu ý một số khác biệt giữa TCP vô tuyến và TCP trên cơ sở LMDS. Không giống như các hệ thống vô tuyến cellular khác, trong LMDS sẽ không có chuyển giao. Điều này sẽ hoàn toàn loại bỏ vấn đề trễ chuyển giao xảy ra ở TCP. Di động IP và DHCP là hai giải pháp rất tốt cho LMDS. LMDS hai lớp đã mở ra một tiềm năng cung cấp các dịch vụ mới đối với các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP).
Một vấn đề đã được biết rất rõ là các hệ thống vô tuyến thường có tỷ lệ lỗi cao và độ trễ lớn so với các hệ thống hữu tuyến. Tuy nhiên, trong trường hợp của LMDS ta có thể dùng các mã đường truyền, vì vậy sẽ tạo ra được một khoảng băng tần dự phòng nhằm hạn chế vấn đề trên. Ví dụ như đối với tuyến truyền hướng xuống, ta sử dụng kỹ thuật ghép xen, mã xoắn và mã Reed-Solomon RS(204,188). Trong thực tế, ta có thể giảm tỷ lệ lỗi bit của tuyến truyền (BER) xuống nhỏ hơn 10-7 trong điều kiện truyền bình thường. Với tỷ lệ lỗi bit như trên thì chất lượng hệ thống là hoàn toàn đạt yêu cầu. Phương pháp này ta dùng cơ chế yêu cầu truyền lại tự động ARQ và cơ chế TCP. Vì vậy, việc thiết kế thực hiện kết nối TCP trên cơ sở LMDS gần tương tự như các vấn đề gặp phải trong mạng cục bộ không dây (WLAN), cùng với một số vấn đề của mạng tế bào cellular.
Trong thực tế, giao thức Snoop Berkeley[10] có thể được thực hiện một cách dễ dàng ở trạm thu phát gốc của LMDS, bởi trạm thu phát gốc có công suất khá lớn và thường dùng các tuyến truyền có tính ổn định cao để kết nối đến các nhà cung cấp dịch vụ. Thêm nữa, trạm thu phát gốc còn có một khối lượng bộ nhớ đệm rất lớn dành cho giao thức Snoop.
TCP chuẩn được sử dụng hiện tại hết sức nhạy cảm với sự mất gói và các trễ không gây tắc nghẽn. Với tỷ lệ mất gói IP là 2%, TCP truyền qua bị rớt khoảng từ 20-50%, điều này đồng nghĩa với việc gần như không sử dụng được TCP[5]. Kết quả thực nghiệm đã chỉ ra rằng khả năng truyền qua TCP như là một hàm của tỷ lệ mất gói đối với tuyến truyền hướng lên LMDS ở kênh không lỗi với tốc độ truyền dẫn của người sử dụng là 650kb/s (tốc độ bit của kênh là 1Mb/s)[2]. Việc sửa sai trước (FEC) ở lớp vật lý là vấn đề không nhìn thấy nhưng đóng vai trò hết sức quan trọng trong TCP/IP. Các kết quả thực nghiệm cho thấy nếu băng thông đủ lớn, thì ta nên cố gắng che giấu lỗi ở lớp vật lý hơn là sử dụng phương pháp ARQ giống như Snoop.
Trong phần lớn các trường hợp nếu hệ thống làm việc ở dải tần 40GHz kết hợp với việc sử dụng các mã FEC, ARQ và điều khiển lỗi trong TCP thì giá trị của QoS trên toàn hệ thống là rất tốt. Các ứng dụng Internet thông thường sẽ không thấy được sự khác biệt giữa LMDS truyền vô tuyến và hữu tuyến (đối với một tuyến truyền cố định ở xa). Tuy nhiên, trong một số điều kiện về thời tiết, đặc biệt là khi có mưa hay có tuyết sẽ làm suy giảm đáng kể khả năng truyền dẫn. Để khắc phục đối với hiện tượng này, cần sử dụng việc điều khiển qua kênh vô tuyến. Khối điều khiển lỗi lớp vật lý, đặc biệt là bộ mã hoá Reed-Solomon sẽ được thiết kế làm việc ở chế độ động, cho phép thay đổi mã một cách linh hoạt nhằm đạt được giá trị lỗi BER định trước. Khoảng động thời gian của thuật toán là không lớn. ở đây ta không quan tâm nhiều đến việc thực hiện điều chỉnh đối với sự thay đổi pha đinh nhanh.
Trong đường truyền vô tuyến ta đã không sử dụng các cơ chế giám sát QoS Internet như là giao thức phục vụ tài nguyên (RSVP)/dịch vụ phân biệt (DiffServ). Tuy nhiên, cấu trúc của LMDS thử nghiệm vẫn có thể đảm bảo QoS đối với các dòng thoại và video bằng cách đặt các dòng và các khe thời gian dành riêng ở chế độ kết nối thời gian thực. Trong thiết bị đầu cuối, phần tiêu đề của gói (gói LLC, không phải tiêu đề của IP) sẽ chỉ thị cho người sử dụng biết được là dòng truyền tải là dành cho các mạch xử lý thời gian thực hay ngăn xếp TCP/IP. Đây là một cơ chế giám sát QoS hết sức đơn giản, tuy nhiên, chất lượng không cao.
8.Sự phân mảnh TCP và kích thước khung
Một vấn đề nữa cũng cần hết sức quan tâm trong việc thực hiện TCP vô tuyến trên cơ sở LMDS là sự phân mảnh của gói. Kích thước các gói trong IPv4 và IPv6 là quá dài đối với thông tin vô tuyến, ngay cả đối với tuyến truyền dẫn băng rộng cố định.
Trước đây, chuẩn DAVIC nghiêng theo hướng sử dụng các tế bào ATM. Thực ra, lý do chính là có quá nhiều sự quan tâm đến công nghệ ATM và một số lượng lớn các nghiên cứu dành cho lĩnh vực ATM không dây (WATM). Tuy nhiên, kích thước tế bào ATM là chưa tối ưu đối với LMDS, thậm chí ngay cả đối với tuyến truyền lên tốc độ chậm. Mặc dù ta đã có cơ chế đặt trước cho ATM, tuy nhiên kích thước tế bào ATM cần được thay đổi cho phù hợp với các hệ thống vô tuyến làm việc trong điều kiện môi trường truyền dẫn xấu. Trong trường hợp LMDS, thành phần tiêu đề và trễ truyền dẫn quá lớn khi tính đến giá thành.
Trong thực tế, nếu ta không quan tâm nhiều đến việc tối ưu hoá gói truyền qua trong điều kiện bình thường ở các tuyến truyền trên LMDS thì ta có thể sử dụng các khung dài hơn nữa. Chọn khung có chiều dài 204/188byte vì kích thước này bằng với kích thước của khung MPEG2-TS. Khi đó hệ thống là hoàn toàn tương thích với các chuẩn đa dịch vụ (Multimedia). Đây thực sự là vấn đề rất cần được quan tấm nếu muốn giảm giá thành sản phẩm. Thêm nữa, như đã đề cập ở phần trên, điều kiện truyền sóng nhiều khi là thay đổi rất lớn, vì vậy tốt hơn hết là ta duy trì ở trạng thái tối ưu.
Cuối cùng, việc chọn lựa chiều dài khung MPEG2-TS làm đơn vị truyền tải cơ sở hết sức hữu ích cho việc tối ưu hoá tuyến truyền xuống. Như đã nói ở trên, ta có thể gửi cả dịch vụ gói IP cũng như tín hiệu Video MPEG-2 trên cùng một hệ thống truyền dẫn. Khoảng tối ưu đối với tín hiệu truyền qua là từ 2-5 gói truyền tải MPEG-2 trên một khe thời gian. Trong hệ thống thử nghiệm của CABSINET, đây là tham số có thể cấu hình lại được tuỳ thuộc vào người vận hành. Tất nhiên là ngưỡng ACK đối với TCP/IP cần phải lựa chọn phù hợp. Vấn đề này có thể được thực hiện một cách linh hoạt, và các trạm thu phát gốc thậm chí có thể điều khiển được cả thiết bị ở phía người sử dụng thông qua kênh báo hiệu.
Tổng độ trễ tổng TCP bao gồm quá trình xử lý, trễ truyền dẫn hướng lên… Vì vậy, nó sẽ không tỉ lệ một cách tuyến tính với độ trễ của tuyến truyền hướng lên. Độ trễ hướng truyền lên cao hơn sẽ gây ra các vấn đề về định thời, bộ nhớ đệm…Từ các kết quả thực nghiệm và chương trình mô phỏng ta có thể thấy rằng, LMDS có thể đảm nhiệm vai trò một Gateway TCP/IP đối với người sử dụng. Sự thay đổi nhằm đảm bảo độ tin cậy được thực hiện ở lớp vật lý và các lớp truyền dẫn bằng các modul thích ứng. Trong thực tế, đây là một yêu cầu rất quan trọng trong quá trình thiết kế bởi bất cứ một sự thay đổi nhỏ nào trong đường truyền từ đầu cuối đến đầu cuối ở TCP/IP cũng dẫn đến ảnh hưởng đặc tính chung của cả hệ thống.
Vấn đề cuối cùng ta cần quan tâm ở đây là độ trượt và độ tin cậy trong hệ thống thử nghiệm thực tế. Các phép đo đối với hệ thống và mạng thử nghiệm đã chỉ ra rằng, mặc dù không thực hiện việc điều khiển lỗi độ tin cậy của đường truyền là vẫn đảm bảo. Trong thực tế, tuyến truyền dẫn gần như hoàn toàn xác định và độ trượt là rất thấp. Điều này chứng tỏ sự đúng đắn trong việc sử dụng kỹ thuật điều chế OFDM trong cả Macrcell lẫn Microcell. Tuy nhiên, trong một số đường truyền thấy xuất hiện các đỉnh trễ lớn (500ms so với độ trễ thông thường 100ms), điều này có thể giải thích là do các gói bị mất và thời gian yêu cầu để khôi phục lại gói.
9. Ứng dụng
Một vài năm trước đây người ta nghĩ rằng dịch vụ truyền hình theo yêu cầu (VoD) sẽ “giết chết” LMDS. Ngược lại, hiện nay truy nhập Internet vô tuyến tốc độ cao và truyền hình tương tác kỹ thuật số gần như thay thế hoàn toàn VoD. Truyền hình quảng bá băng rộng dùng kỹ thuật số và thoại trên cơ sở LMDS được xem là một lĩnh vực đột phá đầy tiềm năng. Các dịch vụ giá trị gia tăng của cấu trúc LMDS được triển khai hết sức dễ dàng mặc dù sử dụng cùng một cơ sở hạ tầng.
LMDS có tính linh hoạt cao và có khả năng đáp ứng số lượng yêu cầu lớn. Các yêu cầu về dịch vụ và dung lượng có thể được triển khai dễ dàng bằng cách thay đổi kích thước cell và cấu trúc hệ thống anten khác. Điều này đã làm cho LMDS thực sự phù hợp với người sử dụng hộ gia đình và các doanh nghiệp nhỏ. Các ứng dụng khác mới được nói đến là kết nối mạng xa và giám sát hình ảnh vô tuyến. Thêm nữa, vẫn có thể sử dụng dịch vụ điện thoại (bằng VoIP và SIP). Do dung lượng lớn và mức độ sử dụng rất thấp vào ban đêm, vì vậy LMDS có thể còn được sử dụng như là hệ thống truyền số liệu có trễ. Người sử dụng có thể yêu cầu Video hay thực hiện việc nâng cấp phần mềm thông qua mạng LMDS trong khoảng thời gian có ít người sử dụng với giá cước thấp. Các mô phỏng cho thấy rằng, bằng cách này giá thành giảm đáng kể và tạo ra tính cân bằng trong mạng hết sức hiệu quả.
LMDS hết sức phù hợp trong các trường hợp người vận hành yêu cầu thiết lập nhanh việc trao đổi số liệu ở vùng đông dân cư hay là khi không thể truy nhập vào cơ sở hạ tầng cáp đồng. Một khả năng nữa của mạng LMDS là triển khai dịch vụ ở các vùng mật độ dân cư thấp, nơi mà cơ sở hạ tầng cáp đồng hoặc cáp quang là quá đắt hay không thể triển khai được.
10. Kết luận
Như vậy, LMDS là hoàn toàn phù hợp với các yêu cầu của dịch vụ vô tuyến băng rộng. Các thử nghiệm thực tế cho thấy mạng được triển khai trên cơ sở LMDS không bị hạn chế chỉ ứng dụng ở các hệ thống truyền hình tương tác hay quảng bá, mà ta còn có thể thực hiện triển khai TCP/IP trên cơ sở LMDS. Điều này đã được thực hiện bằng cách xây dựng các bộ tăng cường giao thức TCP trên nền MPEG. Các mô phỏng và thử nghiệm đã chỉ ra rằng việc thực hiện IP trên LMDS có thể triển khai ngay trên các hệ thống vô tuyến tiêu chuẩn. Tuy nhiên, nhà khai thác cũng không nên đánh giá thấp sự cần thiết sự điều chỉnh trong vấn đề thu vô tuyến, trong mạng, và các tham số TCP/IP sao cho việc sử dụng phổ là hiệu quả nhất với giá trị QoS có thể chấp nhận được.
LMDS có thể được sử dụng như là mạng đường trục băng rộng bằng cách thay thế Microcell chuyên dụng bởi một số công nghệ thông dụng hơn (như HiperLan/2, IEE802.11a). Trong thực nghiệm đã chỉ ra rằng LMDS làm việc không tốt với chức năng lặp vùng vô tuyến tĩnh hay riêng rẽ. Hệ thống sẽ làm việc tốt hơn với cấu trúc mạng xen phủ, ở đó các mạng tần số thấp sử dụng LMDS như là một mạng trung kế hay mạng lõi tốc độ cao.
Các kết quả đưa ra ở đây là thực hiện trên cấu trúc mạng LMDS hai lớp, TDMA/FDMA tốc độ cao, TCP vô tuyến cố định trên nền LMDS, đặc biệt là TCP dựa trên lớp liên kết giao thức MPEG-2, cơ chế sử dụng băng thông rộng động và có thể cấu hình lại được cho các mạng số liệu LMDS.
Tài liệu tham khảo
[1] T. Kwok, “Residential Broadband Internet Services and Application Requirements”, IEEE Commun. Mag., June 1997, p.76.
[2] P. Mahonen et al., “40GHz LMDS–System Architecture Development”, ICT 1998 vol. 1, 1998, p.422.
[3] ETS 300 748, 1996, “Digital Broadcasting Systems for Television, Sound and Data Services; Framing Structure, Channel Coding and Modulation for MultipointVideo Distribution Systems (MVDS) at 10GHz and Above”; ETS 300 744, “Digital Broadcasting Systems for Television, Sound and Data Services; Framing Structure, Channel Coding and Modulation for Digital Terrestrial Broadcasting”, May 1996.
[4] DAVIC 1.4 Spec., Pt. 8, “Lower Layer Protocols and Physical Interfaces”, 1998, Geneva, Switzerland.
[5] G.Xylomenos and G.C. Polyzos, “TCP and UDP Performance over a Wireless LAN”, IEEE INFOCOM ’99, 1999, p.439.
[6] H. Balakrishnan et al., “A Comparison of Mechanisms for Improving TCP Performance Over Wireless Links”, ACM SIGCOMM ’96, p.256.
[7] K. Brown and S.Singh, “M-UDP: UDP for Mobile Networks”, Comp. Commun. Rev., vol. 26, no.5, Oct. 1997, pp.19-43.
[8] R.Kalden, I.Meirick and M.Meyer, “Wireless Internet Access Based on GPRS”, IEEE Pers. Commun., Apr. 2000, pp. 8-18.
[9] R. Ludwig and B. Rathonyi, “Link Layer Enhancements for TCP/IP over GSM”, IEEE INFOCOM 1999.
[10] H. Balakrishnan, S. Seshan, R.H. Katz, “Improving Reliable Transport and Handoff Performance in Cellular Wireless Networks”, ACM Wireless Networks, vol.1, no. 4, Dec. 1995.
[11] P. Mahonen et al., “Medium Access and Reconfigurability for Two-Layer LMDS”, Proc. WAS Wksp., San Francisco,CA, 2001.
[12] Petri Mahonen, Tmmi Saarinen, And Zach Shelby, “Wireless Internet over LMDS: Architeture and Experiment Implementation”, IEEE May. 2001. pp. 126-132.
Theo tạp chí BCVT & CNTT
|
|
|
|
|
|
|