|
|
lần này dammeit trả lời hay quá, 10 điểm cho câu a,
Còn câu b đâu?
|
|
|
bồ có thể cho link bản "nguồn" không?
cám ơn trước.
|
|
|
Đố vui cho tuần này:
Bài tập có thể download ở đây: https://www.net.t-labs.tu-berlin.de/teaching/ws0708/NPA_lecture/tutorial.shtml
Trích bài 2 của Bài tập 4 về Transport protocols
(a) Giả sử Client A kết nối đến Server S bằng Telnet. Khoảng cùng thời gian đó thì Client B cũng kết nối đến Server S bằng Telnet. Hãy thử nêu cổng nguồn (source port) và cổng đích (destination port) có thể được gán trong:
- những Segments gửi từ A đến S
- những Segments gửi từ B đến S
- những Segments gửi từ S đến A
- những Segments gửi từ S đến B
Nếu A và B là những Host khác nhau, thì "cổng nguồn" trong Segment gửi từ A tới S có giống cổng nguồn gửi từ B đến S không?
Câu hỏi tương tự cho trường hợp A và B cùng trên một Host?
(b) Tại sao lại cần có UDP? Có đủ không, nếu Processes chỉ cần gửi những Packet thuần IP (pure IP packet)?
|
|
|
bravo
tuần sau 281 sẽ post thêm bài mới
|
|
|
gợi ý tiếp nè: tìm hiểu ý nghĩa và mục đích của ACK
hãy đọc chương 17, 18 (trang 223) trong tcp/ip Illustrated, volume 1 của Richard Stevens (sách gối đầu của anh em HVA)
|
|
|
dammeit wrote:
Tớ làm về cơ khí, lâu lâu ngâm cứu về CNTT nên còn thiếu nhiều quá. Bác cứ giải ra cho tớ và bà con hiểu lun cho gòi .
còn thiếu tí xíu mà cũng hổng chịu cố gắng nữa hả bồ tèo? biết đến được ACK là gần được 90% rồi, cố lên.
bật mí: tui cũng hổng hơn gì bồ, cũng đang ngâm cứu về TCP và cũng chưa nắm hết được, nên cũng cố giải mấy bài này làm động lực cho việc tìm hiểu nó.
thân mến!
|
|
|
dammeit wrote:
Thằng download file MP3 từ máy mình thì ko chỉ nó chiếm Upstream, nó xài 1 ít Downstream do nó gửi SYN, ACK packet đến máy mình. Nó cũng xài 1 ít Downstream, mình cũng xài Downstream nên dẫn đến sẽ bị chậm lại, nhưng ko đáng kể ngoại trừ nó DDoS . Đủ chưa bác
gần đúng, gần đủ nhưng chưa chính xác, tường tận
|
|
|
gợi ý tiếp: có liên quan đến chữ ký hiện tại của anh conmale
|
|
|
dammeit wrote:
nhưng do 10 cái "thằng" kia nó tranh thủ chiếm hết nên Upstream, và ko những nó chiếm hết Upstream mà nó cũng lấy đi 1 phần của Downstream
gần gần đúng rồi đó, cụ thể hơn nữa đi,
|
|
|
dammeit wrote:
281 wrote:
dammeit wrote:
Iem trả lời câu b:
Nếu đường truyền có 4Mbit/s Downstream và 1Mbit/s Upstream thì đây là đường truyền bất đối xứng còn gọi là ADSL. Do ADSL dùng 2 tín hiệu Downstream và Upstream khác nhau nên nếu Downstream đang max rate 4Mbit/s thì Upstream vẫn thoải mái up cũng với max rate là 1Mbit/s, và ngược lại
Đúng chưa mấy bác
hì hì, chưa đúng hoàn toàn.
Bác thêm vào cho nó đúng đi
Gợi ý: giao thức truyền dữ liệu là TCP
|
|
|
dammeit wrote:
Iem trả lời câu b:
Nếu đường truyền có 4Mbit/s Downstream và 1Mbit/s Upstream thì đây là đường truyền bất đối xứng còn gọi là ADSL. Do ADSL dùng 2 tín hiệu Downstream và Upstream khác nhau nên nếu Downstream đang max rate 4Mbit/s thì Upstream vẫn thoải mái up cũng với max rate là 1Mbit/s, và ngược lại
Đúng chưa mấy bác
hì hì, chưa đúng hoàn toàn.
|
|
|
hì hì, ai cũng chê bài này dễ quá hay sao nên ko ai thèm trả lời hết.
Thôi kệ, chơi tiếp bài khác
Bài tập có thể download ở đây: https://www.net.t-labs.tu-berlin.de/teaching/ws0708/NPA_lecture/tutorial.shtml
Trích bài 2 của Bài tập 3 - Peer-to-Peer
Giả sử bạn đang download MP3s bằng dịch vụ P2P-File-Sharing. Đường truyền bạn sử dụng là 1Mbit/s full-duplex. Trong khi bạn đang download thì có 10 users khác bắt đầu lấy MP3s từ máy bạn (upload từ máy bạn). Cho là máy của bạn rất mạnh, dư sức để thực hiện các tác vụ upload và download trôi chảy.
a. Hỏi vậy những cái Uploads đó có làm chậm lại cái Downloads của bạn không? Tại sao có hoặc tại sao không?
b. Nếu đường truyền của bạn là 4Mbit/s Downstream và 1Mbit/s Upstream thì sao?
|
|
|
kid1442 wrote:
Chào mọi người .
Khi mình ping hvaonline.net thì được dãy IP là 72.232.147.252 nhưng chỉ được request timed out
Và khi mình vào web bằng IP này thì trỏ sang 1 website khác hoàn toàn
Mình có thắc mắc là site đã làm thế nào để được như vậy
hì hì, bồ thử ping www.hvaonline.net xem sao!
|
|
|
Theo 281 hiểu thì:
Khi 1 process "sử dụng" system call thì interrupt sẽ "xảy ra", Prossesor sẽ ngưng làm việc với process đó để chuyển sang "chạy" những đoạn "higher privileged code" trong kernel space. Sau khi chạy xong những đoạn code đó thì Processor mới quay trở lại với process ban đầu.
|
|
|
Nguồn: trường đại học kỹ thuât Berlin
Môn: Network Protocols and Architectures
https://www.net.t-labs.tu-berlin.de/teaching/ws0708/NPA_lecture/
Bài tập có thể download ở đây: https://www.net.t-labs.tu-berlin.de/teaching/ws0708/NPA_lecture/tutorial.shtml
Trích bài 2 của Bài tập 2 về HTTP và DNS (281 thấy bài này cũng vui vui nên đưa lên cho anh em cùng "tán gẫu")
Giả sử bạn dùng Webbrowser để truy cập một Website. Địa chỉ IP của trang web đó không có trong Cache của máy tính bạn. Vì thế cần phải thực hiện DNS-lookup để truy địa chỉ IP này. Tiếp tục giả sử rằng, sẽ có n DNS-Sever được "hỏi" trước khi bạn nhận được IP; những "yêu cầu" như vậy sẽ tạo nên Round Trip Times (RTTs) từ RRT1,....,RTTn. Bên cạnh đó RTT0 được định nghĩa là RTT giữa máy tính của bạn và Webserver chứa trang Web đó.
Tiếp tục giả sử rằng, liên kết HTTP cần 1 Packet cho mỗi hướng để "setup" TCP connection và cần 2 Packet để "ngắt" TCP connection. Mỗi HTTP request và mỗi HTTP reply thì "vừa" trong 1 packet. (Nhiều "pipelined" HTTP-Request cũng "vừa" trong 1 packet). Ở đây chủ yếu chỉ xét đến RTTs.
(a) Trang Web đó chỉ chứa 1 Object, tạo thành từ một đoạn văn bản ngắn. Hỏi mất bao nhiêu thời gian (RTTs) từ lúc click chuột vào link cho đến khi nhận được Object đó?
(b) Nếu trang web đó "references" thêm 3 objects trên cùng server đó, thì sẽ mất bao nhiêu thời gian nếu:
1. non-persistent HTTP with no parallel connections? (--> không biết dịch sao cho thoáng đây?)
2. non-persistent HTTP with parallel connections?
3. persistent HTTP with pipelining?
Lưu ý 1: câu hỏi này có chút xíu "mở". Nghĩa là đáp án có thể "xê dịch" nhau, miễn là có giải thích hợp lý.
Lưu ý 2: 281 dịch hơi "dở", bạn nào thích thì có thể xem nguyên bản tiếng Anh hoặc tiếng Đức trên Website của môn học.
Lưu ý 3: Các bài tập khác cũng rất thú vị đối với các "người mới". Slides cho môn học cũng có thể download từ trang web của môn học.
|
|
|
doikengheo wrote:
281 wrote:
mudzot wrote:
Về chất lượng driver thì windows tốt hơn, vì nhiều người được trả tiền để viết driver cho windows hơn. Ví dụ : các loại video card của ATI
Cái này thì chưa chắc.
1. Windows cũng được trả tiền để viết --> windows có tốt hơn *nix không?
2. Số người viết driver cho windows chưa chắc bằng số người viết cho *nix ---> tùy phần cứng.
3. Thí dụ card wireless lan intel wireless 4965 (& nhiều cái khác nữa) chạy ở Linux bắt sóng mạnh hơn ở Windows nhiều.
Tui đã check thử, --> có khi windows không bắt được sóng của Access Point, trong khi bên Linux sóng mạnh khoảng 50-60%.
Cái này đâu phải liệt kê vào windows. Còn về việc check thì tôi nghĩ bác nên xem lại bác check dc trên bao nhiêu com? mà bác check trên windows lậu hay win bản quyền vậy? nếu win lậu thì đừng có đem vào đây bàn nha
Tui check trên thinkpad t61 sử dụng windows Vista (chắc là xịn vì đi theo máy ) và gentoo linux
Scan trên linux ra cả đống AP và sóng rất mạnh trong khi scan bên Win thì AP ít hơn và sóng yếu hơn.
|
|
|
mudzot wrote:
Về chất lượng driver thì windows tốt hơn, vì nhiều người được trả tiền để viết driver cho windows hơn. Ví dụ : các loại video card của ATI
Cái này thì chưa chắc.
1. Windows cũng được trả tiền để viết --> windows có tốt hơn *nix không?
2. Số người viết driver cho windows chưa chắc bằng số người viết cho *nix ---> tùy phần cứng.
3. Thí dụ card wireless lan intel wireless 4965 (& nhiều cái khác nữa) chạy ở Linux bắt sóng mạnh hơn ở Windows nhiều.
Tui đã check thử, --> có khi windows không bắt được sóng của Access Point, trong khi bên Linux sóng mạnh khoảng 50-60%.
|
|
|
hi hi, em thì chọn cái banner cũ, lý do là nhìn đơn giản, bố cục rõ ràng, màu sắc hài hòa, đặc biệt là cách tạo "bóng hình" cho các chữ.
Nếu muốn Flash thì em nghĩ là nên dựa trên banner cũ này để thay đổi hoặc phát triển thêm. Chứ thay đổi toàn bộ bố cục như hiện nay thì em thấy hơi bị "hụt hẫng" vì đã quen nhìn "bộ mặt" kia của HVA.
|
|
|
1- lệnh xem tên hệ thống (linux, unix...) tên phân phối và version của kernel ( mình chỉ biết dùng lênh uname nhưng nó chỉ hiện ra tên OS là linux hoặc unix chứ không hiện thêm gì cả).
Code:
ducbinh1986 wrote:
2- lệnh xem các tiến trình đang được chạy trên hệ thống *nix
Code:
|
|
|
Cổng "download" là cổng gì vậy bồ?
Thử nghĩ xem mỗi lần bồ mở một trang web thì bồ có đang "download" cái gì đó không?
----> khóa cổng "download" (theo cách gọi của bồ) thì sẽ ra sao?
|
|
|
open office là hay nhất, miễn phí
|
|
|
bồ có cài trình nghe nhạc chưa? Mplayer, audacity chẳng hạn.
Và có cài codecs chưa?
|
|
|
tuan123 wrote:
đối với một số main mới của intel hiện giờ điều có hổ trợ dual ram nhưng công cụ này chỉ sử dụng được một thời gian à sau một thời gian nó sẽ có hiện tượng k khởi động được khi khởi động có báo tiếng biz nặng hơn là main và ram của bạn diel luôn. cái công nghệ dual ram của intel rất là tệ vẩn chưa ổn định
281 xài dual ram cả 2 năm nay có thấy bị gì đâu nè
|
|
|
lihavim wrote:
281 wrote:
Ưu:
- Nếu config tốt thì Gentoo chạy rất mượt mà, tối ưu
Hê hê, bản nào config tốt nó chạy chả mượt hả bác?
Ý 281 nói là config khi biên dịch kernel kìa.
Ủa mà lihavim đã xài qua Gentoo chưa nè?
|
|
|
281 là fan của Gentoo, nhưng thấy ở Việt Nam rất ít người sử dụng Gentoo. Gentoo có rất nhiều ưu điểm mà các Distro khác không có được.
Mạo muội đem vấn đề này ra để mọi người mổ xẻ, mong mọi người có cái nhìn khác về Gentoo.
281 cũng chỉ là "người mới" trong lĩnh vực Linux, cũng chỉ biết sơ sơ về ưu nhược điểm của Gentoo:
Ưu:
- Nếu config tốt thì Gentoo chạy rất mượt mà, tối ưu
- Công cụ quản lý việc cài đặt, cập nhật phần mềm (Emerge) rất hay, cho phép chọn lựa Use-flag ----> cài đặt phần mềm theo đúng nhu cầu sử dụng
Nhược:
- Phải biết config, he he
tạm thời mới nghĩ được tới đó, mời anh em vào thảo luận tiếp.
Còn về Ubuntu thì 281 chưa sử dụng nên không dám nói nhiều nhưng có suy nghĩ sau:
Ubuntu cũng giống như Suse, muốn nâng cao tính dễ sử dụng cho người dùng nên tích hợp nhiều drivers, packages khi cài đặt nhằm giảm tính phức tạp, do đó độ tối ưu dĩ nhiên sẽ giảm xuống. Không biết có đúng không?
|
|
|
100m là hơi xa đó bạn à, chưa kể cách mấy bức tường bêtông ---> card của bạn không bắt được sóng là điều dễ hiểu.
|
|
|
nil wrote:
hbq1412 wrote:
Trong các loại Linux, loại nào giống Windows nhất. Dùng thân thiện như Windows, hỗ trợ nhiều tính năng mutimedia.
Trong các loại Linux thì ko có loại nào giống Windows cả.
Còn về tính thân thiện và dễ sử dụng thì mình thấy Ubuntu là thích hợp.
theo tui thì "giống" hay "khác" mang tính tương đối, muốn so sánh thì phải có cột mốc mới so sánh được.
Thí dụ hỏi "đàn ông có giống đàn bà không?", vậy phải trả lời thế nào --> Khó mà trả lời được ngọn ngành nếu ko có cái mốc nào đó để so sánh.
@hbq1412: Linux sẽ "thân thiện" với bồ nếu bồ "thân thiện" với Linux, hi hi
|
|
|
vnkimlong wrote:
Những phần mềm chạy dc trên Linux có chạy dc trên Ubuntu, Kubuntu và Edubuntu ko
vậy chứ ubuntu, kubuntu và edubuntu là hệ điều hành gì vậy bồ? hi hi
|
|
|
Hãy post nội dung file config cho eth0 lên cho mọi người xem. Post kết quả của ifconfig eth0 lên luôn nhé.
|
|
|
trước hay sau thì cũng đâu có khác biệt gì nhiều chứ, nếu xài 2 ổ cứng thì càng đơn giản hơn. Nhưng quan trọng là chọn Bootloader (nên chọn Grub) và config cho bootloader tốt là OK thôi.
|
|