|
|
Có lệnh tee đó bạn.
|
|
|
Nó báo thế, tức là trước hết bạn phải cài đúng driver cho card màn hình đã.
|
|
|
Slax thì sao phải dùng phần mềm khác để cài, tự nó đã có thể cài syslinux lên USB để quản lý khởi động cho bạn rồi. Bạn chỉ cần giải nén tệp tin slax-6.1.2.tar vào trong USB, sau đó chạy tệp tin "boot/bootinst.bat" là được.
|
|
|
Quy tắc đơn giản tính nhanh quyền truy cập:
1- Với thư mục: Lấy 777-umask
2- Với file: Lấy 777-umask. Sau đó số nào chẵn giữ nguyên, số nào lẻ thì giảm đi 1.
Ví dụ: umask là 123 thì thư mục mới được tạo ra sẽ có quyền truy cập là 654, file mới tạo ra sẽ có quyền truy cập là 644 (777-123=654 -> 644).
|
|
|
conmale wrote:
Khía cạnh "pipeline" thì bồ nói đúng nhưng bồ không đề cập tới chuyện nội dung file (được cat hoặc được grep) thay đổi liên tục. Mục đích của vấn đề ở đây là lấy đúng thông tin trong một khoảng thời gian nào đó chớ khônng phải lấy sao cho nhanh.
Anh có thể giải thích rõ hơn tại sao khi nội dung file thay đổi liên tục thì grep trực tiếp không thể cho kết quả đúng?
Theo em hiểu, nội dung file thay đổi liên tục tương đương với việc nhiều thao tác đọc/ghi trong khoảng thời gian ngắn. Giả sử tiến trình A gây ra sự thay đổi 'liên tục' với 1 file. Khi grep (hay cat) trên file này, hệ điều hành sẽ có trách nhiệm không để xảy ra xung đột (thông qua chức năng điều khiển tiến trình, điều khiển bộ nhớ...). Chẳng hạn khi đang grep thì tiến trình A sẽ bị tạm dừng thao tác ghi. Như vậy grep trên 1 file có nội dung thay đổi 'liên tục' cũng tương đương với thao tác trên 1 file nội dung ổn định mà thôi.
|
|
|
conmale wrote:
quanta wrote:
conmale wrote:
...
Đôi khi em thấy log của apache / mod_security cảnh bảo "Failed to execute" nhưng thật sự cái script này vẫn đã thực thi. Để xác minh có đúng điều này xảy ra hay không, em thử chèn thêm 1 dòng trong "blocker.sh":
/bin/echo +$REMOTE_ADDR >> /tmp/badip.txt
Sau đó tail dòng cuối cùng của /tmp/badip.txt để tìm IP cuối được blocker.sh thực thi rồi thử:
cat /proc/net/ipt_recent/BLACKLIST | grep <ip>
Chỉ cần 'grep' luôn thôi anh: grep <ip> /proc/net/ipt_recent/BLACKLIST
Hì hì, thấy vậy mà khác đó em .
grep đọc từng dòng trong file để match pattern.
cat đọc trọn bộ nội dung file.
Nếu cat trước rồi mới grep thì grep sẽ tìm các matching pattern của thông tin đã được cat (lưu trên memory).
Đối với file có nội dung không thay đổi nhanh chóng thì grep thẳng luôn hoặc cat rồi grep cũng gần như nhau. Tuy nhiên, đối với file có nội dung thay đổi liên tục thì cat trước, grep sau sẽ bảo đảm ở một thời điểm nào đó thông tin được grep có thể hiện diện vì thông tin đó đã được tạm thời lưu trên memory chớ không thay đổi liên tục nữa.
Bác conmale nói như thế này là không đúng với tinh thần của cơ chế pipeline. Cơ chế này được đề ra là để tận dụng tối đa thời gian làm việc của các khối chức năng của CPU, sao cho thời gian nghỉ của chúng là ít nhất. Vì vậy mà các khi sử dụng cơ chế này thì các giai đoạn thực hiện của các lệnh (IF, ID, EX, MEM, WB) gối lên nhau chứ lệnh sau không chờ lệnh trước thực hiện xong rồi nó mới thực thi.
Như vậy trong trường hợp này thì output của 'cat' được bao nhiêu thì 'grep' sẽ thực hiện ngay trên đó chứ không phải chờ đến khi 'cat' thực hiện xong.
Tuy nhiên có ngoại lệ với 1 số lệnh, ví dụ 'sort' thì phải chờ lệnh trước xong nó mới thực hiện.
|
|
|
Tốt nhất là vẫn dùng Fedora 14 rồi gói nào cần update thì lấy file SRPM của Fedora 14 về rồi build lại.
|
|
|
Nói chung vấn đề font thì tuỳ cảm quan của từng người, mỗi người 1 ý. Nhưng riêng cá nhân mình thì chỉ ngồi máy Windows khoảng 30p là đã nhức hết cả mắt rồi (đây là nói TrueType on Windows XP, chưa có điều kiện test lâu trên ClearType on Windows 7).
Chụp vài cái shots để các bạn tự đánh giá:
tinhte.vn-winxp: http://i.imgur.com/7Xa3v.jpg
tinhte.vn-linux: http://i.imgur.com/s4tro.jpg
wikipedia-winxp: http://i.imgur.com/KfjxL.jpg
wikipedia-linux: http://i.imgur.com/NXOua.jpg
fedoraproject-winxp: http://i.imgur.com/2tQEi.jpg
fedoraproject-linux: http://i.imgur.com/MskKz.jpg
all: http://imgur.com/a/21U8e
Kể ra so sánh cũng hơi khập khiễng vì so sánh TrueType và ClearType nhưng mình ko có Win 7.
*linux: Slackware with ClearType patch.
|
|
|
Biết cách cấu hình thì font trên Linux hơn đứt trên Windows ấy chứ.
|
|
|
quanta wrote:
Crunch wrote:
Tôi đã thiết lập cho thiết bị Mobifone Fast Connect trên Fedora 14 và không có khó khăn gì cả. Thiết bị này cũng là E1750 của HUAWEI.
Vậy thì bạn có thể mô tả qua các bước bạn đã làm, rồi xem có thể giúp gì cho chủ topic không, thế mới có ích chứ.
Giống như link blogspot đã đưa ở trên thôi, cơ bản là phải có gói usb_modeswitch và usb_modeswitch-data trên hệ thống.
|
|
|
Tôi đã thiết lập cho thiết bị Mobifone Fast Connect trên Fedora 14 và không có khó khăn gì cả. Thiết bị này cũng là E1750 của HUAWEI.
http://i.imgur.com/cI6ur.png
|
|
|
Touchpad không hoạt động hoàn toàn hay là chỉ không như bạn mong muốn? Bạn di chuyển trên touchpad thì chuột có di chuyển trên màn hình không?
|
|
|
Bạn đọc hướng dẫn sau:
http://dgthanhan.blogspot.com/2010/05/viettel-3g-usb-modem-with-fedora.html
Bây giờ phiên bản nó mới hơn rồi nên một số chỗ không còn đúng hoàn toàn nhưng về cơ bản thì đọc xong post đó là sẽ làm được.
|
|
|
Thế này nhìn có vẻ hơi dài nhưng thật ra dễ hiểu, đỡ phải dùng regex
Code:
> cat input
[url="/hvaonline/posts/list/136.html"]Sử dụng GRUB[/url]
[url=/hvaonline/posts/list/136.html]Sử dụng GRUB[/url]
> cat input | while read STRING; do LINK=$(echo $STRING | cut -d']' -f1 | cut -d= -f2 | tr -d '"'); CONTENT=$(echo $STRING | cut -d'[' -f2 | cut -d']' -f2); echo "<a href=\"$LINK\" target=\"_blank\">$CONTENT</a>"; done
<a href="/hvaonline/posts/list/136.html" target="_blank">Sử dụng GRUB</a>
<a href="/hvaonline/posts/list/136.html" target="_blank">Sử dụng GRUB</a>
|
|
|
nora wrote:
Crunch wrote:
actuladn wrote:
crontab có thể chạy file tạo ra rule cho iptables không vậy anh?em có file test.sh có nội dung sau:
iptables -A INPUT -j QUEUE
khi em dùng lệnh sh test.sh thì chạy bình thường. Nhưng dùng crontab thì theo cách của anh nora báo là test.sh: line2 iptables: command not found
Viết trực tiếp lệnh trên vào trong cron table hoặc nếu để trong 1 file script thì thêm #!/bin/bash vào đầu file.
bỏ dòng trắng (Blank line) edit bằng nano
Báo vậy do bác ấy để trống line 1, viết câu lệnh ở line 2. Xoá đi thì nó lại báo lỗi ở line 1.
|
|
|
actuladn wrote:
crontab có thể chạy file tạo ra rule cho iptables không vậy anh?em có file test.sh có nội dung sau:
iptables -A INPUT -j QUEUE
khi em dùng lệnh sh test.sh thì chạy bình thường. Nhưng dùng crontab thì theo cách của anh nora báo là test.sh: line2 iptables: command not found
Viết trực tiếp lệnh trên vào trong cron table hoặc nếu để trong 1 file script thì thêm #!/bin/bash vào đầu file.
|
|
|
learn2hack wrote:
Giải thích của myquartz thiên về lập trình quá
Mình giải thích đơn giản thế này thôi:
- sticky bit giúp cho 1 file khi thực thi sẽ được lưu giữ trong bộ nhớ. Nếu có user nào đòi thực thi file này nữa thì nó sẽ truy xuất bộ nhớ để làm việc, ko mất công initialize nữa.
Đây chỉ là tác dụng nguyên thuỷ của sticky bit trên Unix mà thôi (và có lẽ cũng là nguồn gốc cho cái tên này). Ngày nay thì cũng chỉ có 1 số dòng Unix còn áp dụng. Đặc biệt, các Linux distributions thì chưa bao giờ gắn sticky bit với tác dụng trên.
Ngày nay, các hệ điều hành *nix chủ yếu dùng sticky bit cho các thư mục. Một khi thư mục có sticky bit, thì đối với các file/thư mục con trong thư mục đó, chỉ có chủ sở hữu thư mục cha, chủ sở hữu file/thư mục con, hay root là có quyền xoá/đổi tên chúng. Một áp dụng tiêu biểu đó là thư mục /tmp có mode là 1777.
More: http://en.wikipedia.org/wiki/Sticky_bit
|
|
|
Tôi nghĩ là do cái repo bạn dùng có vấn đề thôi.
Nên chuyển sang một repo tin cậy hơn để lần sau ko vướng phải những vấn đề như thế này.
Trước hết disable cái file sources.list mặc định đi
sudo mv /etc/apt/sources.list{,.bak}
Sau đó sẽ dùng 1 repo tốt. Ở đây tôi lấy ví dụ repo của osuosl
Tạo file osuosl.list có nội dung
deb http://ubuntu.osuosl.org/ubuntu karmic main restricted universe multiverse
# deb-src http://ubuntu.osuosl.org/ubuntu karmic main restricted universe multiverse
deb http://ubuntu.osuosl.org/ubuntu karmic-security main restricted universe multiverse
# deb-src http://ubuntu.osuosl.org/ubuntu karmic-security main restricted universe multiverse
deb http://ubuntu.osuosl.org/ubuntu karmic-updates main restricted universe multiverse
# deb-src http://ubuntu.osuosl.org/ubuntu karmic-updates main restricted universe multiverse
Cho nó thành source mới
sudo mv osuosl.list /etc/apt/sources.list.d/
Update danh sách các gói rồi sau đó cài đặt bình thường
sudo aptitude update
sudo aptitude install pidgin
|
|
|
Slackware 12.2 + Arch Linux + XUbuntu 9.04 tri-boot
|
|
|
quanta wrote:
- Chức năng Set Interface font không hoạt động. Trên máy bạn nó có hoạt động không vậy?
- Rất tiếc, gõ trong Firefox vẫn gặp tình trạng /hvaonline/posts/list/21933.html#139041 - cả trên Fedora và Slackware từ trước (0.2.9a) đến nay (0.2.10). Các bạn hay dùng xvnkb cho mình hỏi có ai gặp không vậy?
- Mình không để ý cái set interface này lắm, nên cũng không biết các phiên bản trước thế nào, nhưng mà thử với bản hiện tại (0.2.10) thì không được. Đấy là nếu dùng GUI, còn nếu muốn được, bạn có thể sửa trực tiếp file ~/.xvnkbrc
- Cũng không rõ là có cái lỗi này không nữa, vì không có ấn tượng gì cả, nghĩa là nếu có thì cũng rất rất hiếm gặp, Ctrl-K chưa bị khó chịu lần nào vì xvnkb. Chỉ có ở address bar (Alt-D) thì thường xuyên bị đúng cái lỗi như vậy, chữ đầu tiên của 1 số từ tiếng việt nó không ra. Nhưng mà ở address bar thì cũng không có nhu cầu gõ tiếng việt.
|
|
|
quanta wrote:
Mình chỉ mới dùng Slackware từ phiên bản 12.2 thôi và xvnkb hoạt động trên đó bình thường. Gần đây, mình upgrade lên bản 13.0 giao diện của nó (xvnkb) hơi gặp vấn đề một chút (các mục trong drop-down menu bị che đi bởi một dòng kẻ màu đen), mình chưa tìm ra cách khắc phục.
Hơi khó chịu nên mình chuyển qua dùng http://code.google.com/p/scim-unikey/ và thấy ổn.
Vui lòng gửi các thông tin liên quan trong quá trình cài và chạy xvnkb xem mình có giúp được gì không. Nếu không thì thử chuyển sang scim-unikey xem.
Bác quanta thử lấy bản mới nhất của xvnkb từ cvs về xem. Mình đang dùng trên slack13 rất ổn. Cài xong nó sẽ báo là phiên bản 0.2.10.
Thêm cái patch chữa lỗi segfault của Gimp nữa:
http://xvnkb.sourceforge.net/xvnkb/gimp-segfault.patch
Còn cái lỗi không nhận ổ CD thì chỉnh bằng tay thôi.
|
|
|
Nếu dùng các distro như fedora hay ubuntu thì đã được hỗ trợ đầy đủ unicode rồi. Khi đó lỗi hiển thị tiếng Việt là do các chương trình kia mà thôi.
Với lynx chẳng hạn bạn vào Options rồi chọn Charset là UTF-8 là được.
|
|
|
Bạn thử remove cái network-manager và thay bằng wicd xem có được không? Tớ có kinh nghiệm này vài lần ở vài distro rồi. Thay bằng wicd là mạng chạy phe phé ngay. Cái thằng NetworkManager nó làm sao ấy.
http://downloads.wicd.net/pkgs/stable/1.6.x/1.6.1/Fedora_10/
|
|
|
Hôm nay tự dưng đổi font của 1 file trong OOo sau đó thử cả trong KEdit mới phát hiện ra lỗi là do font. Các font serif (Times New Roman, Liberation Serif...) không hiển thị được tiếng Việt. Những font có chân ít phổ biến khác thì mình thấy có hiển thị được nhưng chữ nhấp nha nhấp nhổm rất xấu.
Các file đang không hiển thị được thì khi chuyển sang font sans (Arial, Liberation Sans...) hiển thị và gõ được tiếng Việt bình thường.
Điều này khá là kì lạ vì Times New Roman và Liberation Serif rõ ràng cũng là các font unicode. Cũng chưa rõ khắc phục hiện tượng này ra sao.
|
|
|
Bạn dùng http://unetbootin.sourceforge.net/ xử lý chuyện này với hầu hết các distro.
|
|
|
Bác nào gõ tiếng Việt được trên slackware cho em biết kinh nghiệm với!
|
|
|
St Konqueror wrote:
Crunch wrote:
Các bác cho hỏi làm thế nào để gõ được tiếng Việt trong slack vậy? Em cài xvnkb thì gõ tốt trong konsole nhưng mà trong OOo và một số editor khác như Kedit chẳng hạn thì lại không được, toàn ra ô vuông. Lạ thật.
Chào Crunch,
Mình không xài xvnkb, tuy nhiên trước đây vài tháng có thử cài và nhận thấy nó hoạt động không tốt với KDE, có trường hợp làm cho việc khởi động của KDE bị đứng khựng lại. Trong Slackware 12.x thì có sẵn các gói SCIM, tại sao bạn không dùng SCIM thay cho xvnkb, vì SCIM thì ổn định hơn hẳn?
Hic, em thì thấy SCIM mới là làm cho Slackware chạy thiếu ổn định hơn. Không có nó thì chạy nhanh như gió, sau khi cài xong thấy trong Konsole cứ giật giật (trong trường hợp gõ tiếng Việt).
Anyway, em cũng đã từng cài SCIM và kết quả giống y như vậy, tức là đa số là không gõ được tiếng Việt, lạ cái là trong ô address và ô search của Firefox thì gõ rất ngon. Mà em cũng xin nói luôn là em cấu hình để Slackware hỗ trợ Unicode và cài đặt SCIM rất cẩn thận theo hướng dẫn của 1 slacker hàng khủng là alienBOB ( http://alien.slackbook.org/slackshow2008/presentations/inputmethods.pdf). Đến thế mà không được quả thật là bó tay, không hiểu bác làm như thế nào?
|
|
|
Các bác cho hỏi làm thế nào để gõ được tiếng Việt trong slack vậy? Em cài xvnkb thì gõ tốt trong konsole nhưng mà trong OOo và một số editor khác như Kedit chẳng hạn thì lại không được, toàn ra ô vuông. Lạ thật.
|
|
|
@FidelCastroRuz: Bây giờ kinh nghiệm của tớ khi gặp vấn đề về mạng trong Linux là cài wicd thay cho cái NetworkManager mặc định là chả còn phải lăn tăn gì nữa. Cả wired và wireless đều ngon luôn.
http://wicd.sourceforge.net/
|
|
|
Máy của em hiện chỉ có Ubuntu, nay muốn cài thêm FreeBSD để dual-boot cùng với Ubuntu. Tìm hiểu thì thấy 1 số vấn đề như FreeBSD không dùng chung swap với Linux được, hay nó dùng boot loader riêng không biết có dùng GRUB để khởi động được không.
Em muốn hỏi bác nào đã có kinh nghiệm chỉ giùm làm thế nào để giải quyết vấn đề này. Cảm ơn các bác trước.
|
|