|
|
.
|
|
|
quanta wrote:
Anh PXMMRF,
Khi anh dùng [ quote ] thì không còn xuất hiện thanh cuốn nữa, đó là bởi vì [ quote ] đã tự enable text wrapping rồi, trong khi [ code ] thì không.
Chính xác.
Và việc bây giờ là anh conmale cần tạo một cell trong table. Cell này dùng cho "code" và cell này cũng được fix bởi giá trị pixels cụ thể, phù hợp. Anh conmale thiết kế website-forum bằng Java, tôi biết ít về lĩnh vực này, không bằng anh conmale, nên không dám lạm bàn.
Vâng ạ. Ý em là nếu để được % là đẹp nhất chứ để pixels với màn hình có độ phân giải cao (ví dụ 1440x900) thì nhiều khi hơi lọt thỏm.
Khi ta dùng cách xác định table, image, flash... bằng %, thì có nghĩa là width của table xác định bằng % đồng thời width của image trong một cell nào đó cũng fix bằng % width của cell (một table có nhiều cell). Đó chính là sự rắc rối dễ gây vỡ khung hình.
Như tôi đã viết:
Không một website nào lại có thể đáp ứng hoàn hảo mọi màn hình có độ phân giải khác nhau và các loại trình duyệt mà user đang sử dụng.
Dẫn ra là một thí dụ cụ thể (cái gì cũng phải cụ thể thì bàn mới hay. Hi hì). Đây là một website mà tôi thiết kế từ A--->Z (Y, Z là đánh máy bài viết)
http://mybich.com
Thiết kế về mỹ phẩm nên phải mầu mè, xinh động chút ít
Các bạn vào mục "Products" để kiểm tra.
Nếu xem với IE (8,9,10) thì dù màn hình setting ở độ phân giải nào (từ thấp đến cao) và tại bất cứ độ phân giải nào nếu điều chỉnh thay đổi zoom (từ 50%-200%..) thì khung hình cũng không bị phá vỡ, xô lệch.
Nhưng khi dùng Firefox thì khung hình ổn định ở mọi độ phân giải màn hình. Nhưng tại một độ phân giải cụ thể nào đó, nếu đặt zoom ở 100% (reset zoom) thì OK. Nhưng nếu "zoom in" hay "zoom out" thì một số khung hình bị xô lệch. Đúng không?
Tuy nhiên website cũng xem khá trên CentoS 6.x.
Như thế đấy!
(Các bạn xem và nhắc bạn gái mua mỹ phẩm của Mỹ bích nhé. Cám ơn! Hì hì)
|
|
|
Hì hì.
Chúng ta sẽ kiểm tra lại chính cái trang mà chúng ta vừa nói nhé.
Trang này;
/hvaonline/posts/list/44966.html#277528
Máy của tôi set độ phân giải là 1024x768 (thông dung)
Tôi sử dung trình duyệt Firefox version 22.0 , Zoom= 100%
Đây là các hình chụp toàn màn hình bị vỡ khi bài viết thứ ba trong trang (bài số 17/07/2013 04:47:25 (+0700) | #3 | 277505 ) do bạn minhquang.qhamy post.
mà trong bài viết này bạn minhquang.qhamy đã dùng tiện ích "code"
Và đây là hình chụp toàn màn hình sau khi tôi đã edit lại bài nói trên: chỉ thay "code" bằng "quote" mà thôi.
Ghi chú: Hiện nay tôi đã chỉnh lại trang
/hvaonline/posts/list/44966.html#277528 (thay code= quote tại bài thứ ba)
----------------------------
Tôi đã tự mình thiết kế khá nhiều website (loại khó thiết kế vì dùng nhiều flash).
Khi thiết kế web có hai cách setting width của một table, image, flash ... xác định bằng % (1) (thí dụ 80% , 90% ...width của trang) và xác định với trị số pixel cụ thể (2) (thí dụ width= 600, 724 pixels...).
Setting với trị số % thì dễ và nhanh nhưng website rất dễ bị phá vỡ khung hình (frame) và /hoặc khung hình không bị phá vỡ khi xem bằng IE lại bị phá vỡ, hoặc các hình đè lên nhau khi xem website với Firefox....
Vì vây nên setting bằng pixels. Không nên setting bằng %
Các bạn nhớ đọc thật kỹ bài viết của tôi nhé. Cảm ơn!
|
|
|
Tại trang mà quanta dẫn ra dưới đây:
/hvaonline/posts/list/44966.html#277528
thì lỗi phá vỡ khung hình gây ra từ bài viết thứ ba trong trang (bài số 17/07/2013 04:47:25 (+0700) | #3 | 277505 ) do bạn minhquang.qhamy post.
Tại bài viết này bạn minhquang.qhamy đã dùng tiện ích "code" thay vì nên dùng "quote"
(Ai đó thử editt lại bài này với "quote" sẽ thấy hiệu quả ngay)
Có một điều tôi thắc mắc mà chưa có dịp bàn. Đó là tiện ích "code" trong không ít trường hợp vẫn phá vỡ khung hình forum, ngay cả khi chiều rộng của dòng text (trong code) không dài, thậm chí khá ngắn. Đó là thực tế.
|
|
|
Không một website nào lại có thể đáp ứng hoàn hảo mọi màn hình có độ phân giải khác nhau và các loại trình duyệt mà user đang sử dụng.
Vì vậy người thiết kế website phải thiết kế trang mạng của mình theo một chuẩn "thông dụng" nhất, thí dụ cho màn hình có độ phân giải 1024x768 và trình duyệt IE (hay Firefox). Khi đó họ phải lập các table và điều chỉnh size của hình ảnh (trong trang) cho phù hợp với "chuẩn " trên.
Vì vậy không ít trang mang thường có chú thích đại khái như thế này: "Website xem tốt nhất với màn hình có độ phân giải 1024x768 (pixel) và với IE (browser)"
Khi thấy khung hình của trang đang đọc bị phá vỡ (nên người đọc phải "rê" chuột sang trái và phải mỗi dòng trên post-và như vậy rất mất thì giờ, khó chịu) thì người đọc có thể zoom out liên tục. Nhưng nếu zoom out quá cỡ thì chữ trên post sẽ nhỏ xíu- lại khó đọc.
Thiết kế trang HVA forum tôi thấy cơ bản là tốt, chỉ có 2 trường hợp cần lưu ý vì dễ gây vỡ khung hình:
1- Thành viên HVA upload lên forum các hình ảnh có Width quá rộng > 800 pixels. Họ không resize (Width) image trước khi upload. Height của image thì lại không quan trọng. Ta cần phải nhắc nhở các thành viên. Tốt nhất là giữ cho Width của image khoảng 700 pixels.
2- Có không ít trường hợp user sử dụng tiện ích "code" trên forum gây vỡ khung hình. Nếu dùng tiên ích "quote" thì lại không sao cả. Việc này là thực tế, nhung tôi chưa tìm hiểu để biết nguyên nhân.
|
|
|
tncong88 wrote:
Chào mọi người.
Máy mình xài win 8 pro, Avast.
Dạo gần đây khi vào mạng khá chập chờn. Bật Avast thìlúc vào được lúc lại ko.
Tắt Avast thì vào bình thuòng nhưng modem lúc nào cũng nhấp nháy như đang up hay down dữ liệu gì đó mặc dù đã tắt hết các trình duyệt, các torrent...
Mình dùng lệnh netstat để xem thì thấy thế này, xem link:
Code:
http://pastebin.com/vqFSH66q
Mình ko biết về mạng nên mọi người cho hỏi là máy mình có kết nối gì lạ không ?
Mình đã check ở http://www.antibotnet.tk thì báo là máy an toàn.
Mong mọi người giúp đỡ.
Service mDNSResponder.exe là một service trong phần mềm Bonjour (Bonjour service).Bonjour luôn được cài kèm theo phần mềm iTunes.
Khi chưa bị nhiễm độc, hay không phải là phần mềm giả tạo, mDNSResponder.exe có dung lượng khoảng 382 KB và có nhiệm thu thập các thông tin về người sử dung iTunes (Registration, Trình duyệt, OS, DNS IP... vân vân). Nó chỉ kết nối đến các máy chủ của công ty quản lý iTunes, nhưng không thường xuyên, không kết nối với trang mạng, server khác như vietnamnet.vn, các server của VDC...
mDNSResponder.exe trong máy bạn đã nhiễm độc hay là một file giả mạo. Xin bạn upload cho chúng tôi File này hay toàn bộ thư mục trong folder Bonjour trong máy của bạn. Xin bạn vào box "Những thảo luận khác ", topic "VIETNAMNET - Vài góp ý nhỏ trong việc chống DDoS" post bài và xin post lai vào đó bài trên của bạn.
|
|
|
Ne0_Njcky wrote:
PXMMRF wrote:
Các ổ cứng SATA, SATA2, SATA 3 thì không phải set gì cả. vì mỗi ổ cứng sử dụng một SATA cable riêng biệt. Danh định của ổ cứng phụ thuộc vào vị trí của socket (ổ cắm) trên bo mạch chủ mà SATA cable của ổ cứng đó cắm vào.
SATA cũng phải set. Set cho 1,5 GB/s or 3,0 GB/s.
Em cũng không hiểu là sao lại phải set như vậy khi mà tốc độ truy xuất em test không đổi ^^
(HD Tune)
Đây là đang thảo luận về việc set jumper để máy có thể nhận ra HDD theo thứ tự định danh. Việc nhận ra hay không nhận ra một hay các HDD thường được phản ánh trên post của quá trình BIOS. Nếu việc nhận ra HDD trên BIOS bị trục trặc, thì thường không khởi động được hệ thống và hệ thống sẽ yêu cầu ta vào SETUP để config. lại các HDD..
Còn việc setting jumper trong SATA HDD theo tốc độ truyền dữ liệu là 1.5 GB per second hay 3.0 GB per second lai là chuyện khác, hoàn toàn khác.
Nguyên nhân là một số bo mach chủ (motherboard) loại cũ được thiết kế để làm việc với các SATA HDD có tốc độ truyền dẫn dữ liệu tối đa là 1,5 GB/second. Vì vậy khi lắp các SATA HDD 3.0 đời mới (tốc độ truyền dữ liệu đạt tới 3.0 GB/second) vào các bo mạch chủ (máy) đời cũ này, ta phải setting jumper để chạy với tốc độ truyền dẫn dữ liệu chỉ giới hạn là 1.5 GB/second mà thôi.
Tuy nhiên các bo mạch chủ mới (sx từ năm 2010-2011 trở đi) đều được thiết kế với tốc độ truyền dẫn dữ liệu là 3.0 GB/second, nên không phải sử dụng jumper nào để setting lại cả. Nghĩa là không phải setting jumper.
Tất nhiên trên một máy PC hay server, các SATA HDD đều cùng phải setting jumper giống hệt nhau (khi bo mạch chỉ chạy với tốc độ tối đa là 1.5 GB/second)
|
|
|
startcluster wrote:
Dear PXMMRF
Em trân trọng cảm ơn bác đã nhắc nhở,và em sẽ rút kinh nghiệm vào lần sau
qua bài viết của bác em nghĩ bác đã hiểu vấn đề của em đang gặp phải,và hiện nay em vẫn chưa xử lý được
và em vẫn tiếp tục nhờ sự support của các bác cho vấn đề này.
- về phần user em cũng trình bày luôn là có hơn 100 user (số người vào làm việc và nghỉ việc là thường xuyên)
trong log modem em chỉ thấy IP máy nào vào thôi chứ ko hiện lên user (nên em ko khẳng định hoặc nghi ngờ ai cả)
- user chỉ cần mở web (IE,FF,Opera...) gõ địa chỉ IP sẽ hiện lên giao diện web đăng nhập modem
- vấn đề server domain em ko ngại gì cả,em cũng không cài lại có điều hơi phiền là một số forder bắt buộc phải share full (em không muốn DATA full này bị share ra ngoài internet).
-Hiện tượng server bị NAT ra ngoài vẫn xảy ra cho tới thời điểm này,em đã sử dụng các cách ,các kiểu rồi (kinh nghiệm trên 5 năm IT tuy gà nhưng các bác chỉ vẫn bít)thế mà vẫn chưa tìm ra thủ phạm,và vấn đề thủ phạm đưa dữ liệu ra ngoài là không được phép (VD :tài liệu PM KT,Công văn.....soure code.. solution....)
Rất mong các bác thông cảm cho những lỗi nhỏ của em và giúp em xử lý được vụ này.
trân trọng cảm ơn.
OK! Tôi sẽ suy nghĩ thêm. Ban có thể diễn tả (hay tốt hơn là vẽ một toplogy) kết nối mang LAN của bạn được không? Có như thế sẽ dễ tìm ra nguyên nhân và giải pháp.
Bạn cần sử dụng tiện ích "STRICT BINDING" trong Draytek modem-router. Tiện ích này sẽ gắn chặt giữa Private IP (mà modem gán cho máy user) với MAC address (của máy user- thưc chất là MAC address của card mạng của máy user này). Tiện ích này ngoài việc xác định được ai-máy nào đang vào modem căn cứ thep Private IP, còn hạn chế người ngoài cơ quan thâm nhập vào mạng. Dĩ nhiên việc thiết lập "STRICT BINDING" cho nhiều máy trong LAN cũng mất một số thời gian lúc đầu.
Bạn cũng nên cài thêm một soft. monitoring toàn mạng LAN tại bất cứ thời điểm nào, như Look@LAN chẳng hạn.
|
|
|
startcluster wrote:
Dear all
mình làm IT đã nhiều năm,nhưng pass modem luôn luôn bị mất,người lấy không có làm hại điều gì
ngoài NAT server puplic ra bên ngoài.
cấu trúc mạng bên em là 2 ip tĩnh ==>modem draytek ==>switch (Domain)==>user
ko hiểu vì sao mình ko NAT server pulic ra ngoài mà cứ vài ngày mình vào modem lại thấy server đã được NAT ra,mình nghi ngờ máy tính mình ngồi truy cập qua web modem bị lộ pass lên mình đã setup lại máy tính mình
thành Ubuntu 12.04,sau đó truy cập vào giao diện web modem để disibale cái NAT kia đi,nhưng được vài hôm
mình vào modem lại thấy server NAT ra ngoài (server domain 2008 cài full soft,sql.....),pass modem thì chỉ một mình có và dùng ubuntu lên mình nghĩ an toàn,thế mà vẫn bị.
các bác giúp em phòng tránh vụ này thế nào cho tốt ạ,hoặc em đã làm sai sót ở điểm gì mà vẫn bị như thế
(em nghĩ mất pass chỉ có mục đích là NAT server public chứ ko có thay đổi pass)
trân trọng cảm ơn các bác help
Có một Mod. nào đó đã "Ẩn" bài viết của bạn, mà tôi vừa mới cho "Hiện" ra lại. Mod. nào đó của HVA đã xử sự rất đúng khi làm như vậy. Bạn có biết mình đã làm điều gì không đúng không?
- Bạn đã sử dụng chữ mầu đỏ. tô đậm để viết bài. Điều này không cần thiết, gây phản cảm và khó chịu cho người đọc.
- Bạn viết không rõ và kỹ, dùng từ không đúng và khó hiểu. Thí dụ bạn viết: "NAT server puplic ra bên ngoài.". Lẽ ra nên viết: "đã sử dụng tiện ích NAT trong modem để public dữ liệu trong máy chủ của tôi ra ngoài mạng", hay "disable NAT', chứ không phải :disibale NAT"
Bạn cần rút kinh nghiệm cho các lần sau.
--------------------------
Về câu hỏi của bạn, tôi xin trả lời như sau:
- Khi một user đã có password vào bảng điều khiển modem-router (bản điều khiển được thưc hiện dưới dạng một miniweb) thì user đó có toàn quyền cấu hình lai modem. Họ có thể config. lại NAT để
public dữ liệu trong máy chủ i ra ngoài mạng, disable hay enable NAT.... Vì vậy vấn đề quan trọng là không thể để cho modem pass. bị lấy cắp.
- Trong trường hợp một mạng nôi bộ như mạng của bạn (mà bạn đang quản lý máy chủ) thì bạn cần tìm hiểu xem một user nào đó đã lấy pass. vào modem bằng cách nào đây?
Có một số cách lấy pass. modem (hay password khác) trong mạng LAN, nhưng theo tôi cách nhanh chóng và hiệu quả mà các hacker hay dùng nhất là dùng "Password Monitoring SoftwareS", như
SniffPass v1.11, v.1.12, v1.13 (NIRSOFT)
SniffPass v1.1x này nghe ngóng (listens) trên mạng LAN và ghi lai (capture) tất cả các password đã được dùng, các gói tin ký tự password đi qua các card mạng của mọi user trong mạng. SniffPass v1.1x sẽ cho hiện lên tức thời trên máy của hacker tất cả các password này, ghi rõ thêm đia chỉ IP local, đia chỉ IP Remote, tên user.... Trong trường hợp của bạn IP local là Private static IP của máy chủ và IP Remote là Private static IP của Draytek modem-router...
- Từ phân tích trên bạn có thể áp dụng một thủ thuật khôn khéo để loại trừ việc hacker đọc được pass. vào modem, thí dụ bạn luôn đổi password vào modem ngay trước khi bạn checkout khỏi modem-router.
- Bạn cũng có thể kiểm tra kỹ log của modem (repeat again: log file của chính modem Draytek nằm trong modem) để xem kỹ user nào đã thâm nhập vào modem và vào thời gian nào? Từ đó có biện pháp "mạng" hay "hành chính" để giải quyết.
- Bạn cũng có thể cài đăt một Advanced Antivirus hay Internet security suite tại máy chủ và config. nó để có thể quét trong toàn mạng LAN, diệt các malicious software nghi ngờ (network scan).
Vân vân...
Không cần phải cài lại HDH trên máy chủ đâu.
|
|
|
mylove14129 wrote:
PXMMRF wrote:
Trong trường hợp này để ngăn chặn các kết nối- tấn công sử dung các gói tin UDP thông qua giao thức HTTP thì chỉ cân cài một firewall (chạy trên nền Windows) rồi config. cho đúng là xong.
Hình như theo trường hợp bạn này mô tả thì đây không phải là tấn công UDP thông qua giao thức HTTP anh.
To : 1412luv, những thông tin bạn đưa ra quá sơ sài, không thể khẳng định là tấn công kiểu gì và vào đâu được.
Ừ, có thể đúng như mylove14129 đã nói, mặc dù bạn 1412luv mô tả hiện tượng không rõ và không có chi tiết cụ thể.
Tuy nhiên nếu căn cứ vào dòng cuối trên WireShark cache mà 1412luv đã post lên:
"User Datagram Protocol, Src Port: blackjack (1025), Dst Port: ms-wxx-server (3389)"
thì thấy là máy tính có host name là "blackjack" có IP là 168.63.237.176 từ cổng 1025 đã tấn công (gửi các gói tin UDP) vào cổng 3389 UDP của server của bạn 1412luv, chứ không phải cổng 80 UDP. Hacker có thể đã sử dụng một tool UDP DoS nào đó.
Có vấn đề gì ở đây?
Vấn đề là webserver của bạn 1412luv không hiểu vì sao đang mở một số cổng UDP, trong khi có thể không cần thiết như vậy.
Bạn 1412luv phải kiềm tra và đóng hết các cổng UDP (kể cả TCP) không cần thiết. Tốt nhất là từ bên ngoài truy cập đến webserver của mình để kiểm tra thưc tế.
Ngoài ra bạn 1412luv đã xoá IP tĩnh mà webserver của mình đang dùng trên WireShark cache, mà lại quên xoá hostname (hay computer name): ms-wxx-server. Hì hì.
|
|
|
Bạn 1412luv cài Windows Server 2008 RC2 (64 bits )- (chắc là 64 bits?) cơ mà. Đưa Linux application vào đây không được hay sẽ rất rắc rối! Hì hì.
Trong trường hợp này để ngăn chặn các kết nối- tấn công sử dung các gói tin UDP thông qua giao thức HTTP thì chỉ cân cài một firewall (chạy trên nền Windows) rồi config. cho đúng là xong.
Firewall nào có thể dùng trong trường hợp này?
1- Tiny Firewall Pro 6.5.126 for server
Firewall này chạy rất tốt trên nền Windows server Enterprise 2003 và chạy tạm được trên Win server 2008.
2- CA Firewall
(CA mua lại công ty Tiny, một công rất nổi tiếng về Firewall trước đây)
3- CA Internet security set (trong đó tích hợp 1 Firewall).
Config. Firewall thế nào?
Với các firewall trên, config. lại HTTP protocol (cổng 80): chỉ cho các gói tin TCP đi qua, không cho các gói tin UDP đi qua, là xong.
|
|
|
lellen wrote:
Các bạn cho hỏi: Giả sử trạng thái máy tính đang sleep hoặc idle chẳng hạn, mà xuất hiện các kết nối lặp đi lặp lại dùng giao thức HTTP. Vậy làm thế nào để có thể phân biệt được các hành động kết nối HTTP được sinh ra là do người dùng (user active) hay không phải do con người tác động (without an user active), có thể do botnet chẳng hạn.
Mong được chia sẻ từ các bạn!
Ở trang thái bình thường thậm chí sleep của máy tính có thể có các kết nôi sử dung HTTP protocol như sau:
- Kết nối khởi phát từ các thành phần của Hệ điều hành hay các ứng dụng đi kèm theo HĐH (như.dotNet), điển hình là các kết nôi update tự động.
- Kết nối khởi phát tử các thành phần thứ ba (third parties), là các application, software... mà người dủng chủ ý cài vào hệ thống, thí dụ itunes, Adobe Flash Player, CCleaner...
- Kết nối khởi phát từ các phần mềm của hãng sản xuất phần cứng máy, thí dụ các update cho các chip set bo mạch chủ (thường ít thấy).
- Kết nối do user tạo ra (thí dụ dùng trình duyệt kết nối với websites hay download một software từ trang mạng). Chú ý là có khi người dùng cố tình hay vô ý config. để cho phép các kết nối này được định kỳ lặp lại.
- Kết nối khởi phát từ các malwares (virus, trojan...) do máy bị nhiễm mã đôc.
Điều quan trong là:
- Phải phát hiện tức thời một kết nối HTTP khi nó vừa xuất hiện
- Xác định đươc process nào khởi phát quá trình kết nối này và tìm ra đươc vị trí cài đặt malware liên quan trong hệ thông (rootkit thì khó tìm, nhưng cũng có cách phát hiện).
để có biện pháp khắc phục cần thiết, phù hợp.
|
|
|
vnsec_net wrote:
Chỉ có cách là bị chèn iframe hoặc javascript trong site rồi.
Hoặc là hacker đưa vào một "meta HTTP wwwection code", hoặc là hacker áp dụng kỹ thuật "domain wwwection" hay "domain forwarding" (cái này khó khắc phục đấy), hoăc là... vân vân
|
|
|
pham_thang wrote:
Các bạn cho hỏi liệ ổ cứng không setjum thì có ảnh hưởng j không.
Hướng dẫn cách sét jum mình với nhé!
thank
Ảnh hưởng và không ảnh hưởng gì, tuỳ trường hợp:
- Ổ cứng IDE, sủ dụng một cable dữ liêu cho nhiều ổ cứng, phải set jumper, để phân biệt ổ nào là master ổ nào là slave. Hệ điều hành luôn phải cài trên ổ master (Ổ master này là ổ Active, Boot).
-Ổ cứng SCSI trên các server, sủ dụng một SCSI cable dữ liêu cho nhiều ổ cứng, cũng phải set jumper, để xác đinh từng ổ là ID0, ID1, ID2.... Nếu không set, máy chạy lộn xôn, thâm chí không khởi động được.
- Các ổ cứng SCSI lắp vào một BACK PLANE BOARD thì không phải set jumper gì cả. Hệ thống sẽ tự đông set ID cho từng SCSI HDD. Đây thường là hệ thống sử dung các SWAP-HOT PLUGGABLE SCSI HDD.
Các ổ cứng SATA, SATA2, SATA 3 thì không phải set gì cả. vì mỗi ổ cứng sử dụng một SATA cable riêng biệt. Danh định của ổ cứng phụ thuộc vào vị trí của socket (ổ cắm) trên bo mạch chủ mà SATA cable của ổ cứng đó cắm vào.
Như trên đã "hết" chưa nhỉ? Hì hì
|
|
|
gamma95 wrote:
Điều mình thích nhất trong cuốn sách này là cách dàn trang rất sáng sủa và khoa học
Chắc đây là một loại CAPTCHA mới?
Thay vì phải điền vào hai cụm ký tự, nay phải điền vào hàng đống cụm ký tự, vào đâu đấy, để đến nơi cò thể đọc hiểu những bài viết.
|
|
|
Bạn nói rõ hiệu (brand name) và model của PC mà bạn đang dùng làm server.
Ngoài ra tôi cũng chưa hiểu rõ ý của câu này trong bài viết của bạn "( raid cứng nhưng Raid onboard k phải có card raid rời gồm 4 ổ cứng )". Xin nói rõ hơn.
Có phải bạn đang dùng Raid device loại onboard, chứ không dùng Raid card (cắm vào PCI slot)?
|
|
|
moonlight_farewell wrote:
Em thiết lập IP tĩnh trên card network
là
thì xem bằng ipconfig thì dc, dù không cắm line network vẫn hiện IP ra
nhưng bây giờ thì không hiểu vì lý do gì mà không còn hiện IP nữa, báo lỗi disconnect
Làm thế nào để hiện lại IP như hình số 3 như trước ?(lúc trước dù ko cắm line mạng vẫn hiện IP) mong mọi người giúp đỡ cho, xin cám ơn.
H.A
"không hiểu vì lý do gì mà không còn hiện IP nữa, báo lỗi disconnect"
Lý do là vì Router hay modem đã cấp đia chỉ IP riêng (prvate IP ) này (192.168.1.15) cho một máy khác trong mang LAN. Điều này thường xảy ra khi máy bạn và một số máy khác trong LAN cùng khởi đông lai và một số máy hoàn tất quá trình khởi động nhanh hơn máy của bạn.
Bạn phải áp dụng kỹ thuật "Bind Private IP (của máy) với Computername hay MAC Address (của máy-tức là của card mạng)" trong cấu hình của Router hay modem. Như vậy máy của bạn luôn có Private IP đã đươc Binded.
|
|
|
sonngh wrote:
Đây là của một trung tâm anh tham khảo thử,hầu như nó giống như trên trang Server world ,Nếu chịu khó tìm và thắc mắc thì hỏi ,có lẽ để dành cũng đc kha khá .
LPI 1
Part 1:Installing Linux as a Server
Chapter 1: Technical Summary of Linux Distributions
Chapter 2: Installing Linux in a Server Configuration
Chapter 3: Installing Software
Part 2: Single Host Administration
Chapter 4: Managing Users
Chapter 5: The Command Line
........
LPI 2
Part 3: Security and Networking
Chapter 11: Networking Fundamentals
Chapter 12: The Secure Shell - SSH Firewall: IPTables & Shorewall
Chapter 13: DHCP server
...................
Part 4: Internet Services
Chapter 18: FTP Server
Chapter 19: DNS server
.......................
Part 5: Security
Chapter 24: Local Security
Chapter 25: Firewall Server
............................
Nâng cao (em nghĩ đây là LPI 3 )
1. Tích hợp windows và linux
Mục đích:
+ Xây dựng máy chủ File server Linux sử dụng dịch vụ Samba, tích hợp vào AD
+ Tích hợp Linux DNS vào AD
2. Open VPN
Mục đích: Triển khai dịch vụ Open VPN cho phép các client truy cập mạng Lan từ xa.
3. Apache
Mục đích:
+ Triển khai web server
+ Xây dựng web thực tế: cài đặt và cấu hình forum
+ Web hosting: xây dựng nhiều web site trên cùng một server theo các cơ chế: Name-Base Virtualhosting và IP-Base Virtualhosting
+ Web SSL – bảo mật truy cập web thông qua Certificate
+ Phân tích, thông kê Weblog: sử dụng Awastats, JAWStats và Webalizer thống kê số lượng khách truy cập, danh mục truy cập, IP,..trình bày dưới dạng đồ thị và bảng.
4. Mail server
Mục đích:
+ Xây dựng máy chủ mail sử dụng Postfix
+ Cài và cấu hình Dovecot, SquirrelMail hỗ trợ client truy cập mail thông qua các giao thức POP, IMAP, HTTP.
+ Chứng thực thông qua SSL
+ Cài đặt các plugins
+ Phòng chống Antispam và Antivirus
+ Mail hosting sử dụng Postfix
+ Mysql, cho phép tạo điạ chỉ mail cho nhiều doanh nghiệp.
.....................................
Những nôi dung trong LP1 và LP2 đều đã có và rất đầy đủ, chi tiết trong các tài liêu hướng dẫn của Linux OS (thí dụ trong "Red_Hat_Enterprise_Linux-6-6.2_Technical_Notes-en-US.pdf"). Vì vậy:
- Cần gì mà phải học đến 2 năm một khoá học Linux (Những người có kiến thức sâu, toàn diện về Windows và về các lĩnh vưc liên quan: Network, DNS, Security, Hardware...., thì chỉ cần khoảng trên dưới 1 tháng là có thể nắm được các nội dung chủ yếu trong LP1 và LP2)
- Chỉ có những người không biết tiếng Anh, đặc biệt là biết rất ít các thuật ngữ tin học, thì thời gian học mới lâu thôi. Nhưng lâu là do phải "học" thêm tiếng Anh. Tuy nhiên những người đươc coi là giỏi về Windows, cũng được xác nhân là họ đã có một vốn tiếng Anh (trong đó có thuật ngữ tin học) khá tốt rồi.
Những nôi dung trong LP3 thì không nên học mà chỉ nên tự nghiên cứu, tự học hỏi, khi có nhu cầu thưc tế. Vì nếu chỉ học mà không áp dụng vào thưc tế (thí dụ tự thiết kế và vận hành một webserver-website hay một mailserver...) thì sẽ không thể hiểu sâu nôi dung học và cũng rất chóng quên các kiến thức đã học.
|
|
|
|
|
|
|