Cũng giống như khi đang dùng Windows quen rồi chuyển qua dùng Linux ta phải quên đi Windows, đừng dùng Linux mà cứ liên tưởng hoặc so sánh với Windows.
Một đứa trẻ sinh ra ở Anh khi nghe người ta nói "this is a book" trôi qua trong đầu nó là những hình ảnh về những quyển sách, cái giá sách nơi thư viện trường, những con vật ngộ nghĩnh trong những quyển sách nó đã đọc... Còn bạn, khi nghe câu đó trước tiên trong đầu bạn trước tiên ko có gì liên quan đến sách nào trôi qua cả mà thường cố dịch nó ra tiếng việt:"this is a book" là "đây là một quyển sách" rồi sau đó mới nghĩ đến những quyển sách hoặc ko nghĩ đến .
Như vậy là ta tốn công hơn mà hiệu quả lại ko như mong muốn.
Thường thì những người học tiếng anh rèn luyện việc tư duy bằng tiếng Anh bằng cách tạo môi trường tiếng Anh xung quanh mình. Ví dụ
- Nghe các bài hát tiếng anh: Nghe và cảm nhận ý nghĩa của bài hát, nếu ko hiểu thì có thể vừa nghe vừa nhìn lyric nhưng đừng cố gắng dịch ra tiếng Việt mà hãy cảm nhận âm nhạc.
- Lúc đang nấu cơm hay đi bộ có thể nghe BBC,CNN radio. Ban đầu nghe sẽ chẳng hiểu gì đâu(như vịt nghe sấm) nhưng mà mặc kệ, cứ nghe đi. Thi thoảng nghe được mấy từ mình hiểu sẽ làm bạn thấy vui vui .
- Xem phim với phụ đề tiếng Anh: Nếu mê điện ảnh thì đây là lợi thế của bạn. Khả năng nghe của bạn sẽ tăng rõ rệt đấy.
- Các trang chia sẻ video như Youtube chẳng hạn sẽ giúp bạn rất nhiều. Tìm và xem những gì bạn thích.
Đừng quá lo lắng về thuật ngữ chuyên môn. Khi học thuật ngữ chuyên môn bạn đừng dịch nó ra tiếng Việt( sẽ có xác suất sai lệch) mà hãy hiểu nó là gì, hình thù nó như thế nào. Ví dụ đọc đến từ "Byte" một video clip trôi qua đầu bạn: Ahhh! tôi thấy 8 ô vuông liên tiếp nhau sáng lóe lên giữa hàng tỷ ô vuông khác.
Kiên trì tập luyện việc tư duy bằng tiếng Anh xem sao. Ban đầu sẽ rất khó khăn và dễ làm bạn nản lòng nhưng hãy cố gắng bạn sẽ thấy mình tiến bộ nhanh chóng.
Chúc bạn thành công và hơn hết là đừng nản.
|