|
|
Xin dẫn thêm một tí, lấy từ phần BKITNS Course
choc_ wrote:
mình thấy tội nghiệp cho các bạn sinh viên còn đang mò mẫm mà lại đi theo các chương trình đào tạo như thế này. rồi sẽ chẳng dẫn tới đâu, lúc nhìn lại, có hối hận thì đã muộn.
mình có lời khuyên cho các bạn: quên đi, quên hết hacker, hacking, buffer overflow, fuzzing, sql injection, xss...tập trung học những thứ trong trường dạy, tập trung vào discrete math, programming language, operating system, network programming, data structure & algorithm, information theory, automata, compiler, database, distributed system...học hết và học tốt những thứ đó, mà vẫn duy trì được một cuộc sống khỏe mạnh, thì đã bước một bước rất dài trên con đường học và nghiên cứu về an toàn thông tin rồi.
Chính xác!
Đây chính là những điều căn bản nhất và quan trọng nhất. Xong hết những thứ ở trên thì mọi sự trở nên rõ ràng. Đây cũng chính là những điều tớ luôn luôn mong muốn hàm chứa trong những điều tớ viết ra.
Không ngờ chưa đọc bài này, mà ý mình lại trùng với ý của anh conmale như vậy
|
|
|
H3x4 wrote:
Hi vọng mọi người trước khi đưa ra ý kiến gì nên tìm hiểu một ít những sự việc liên quan đến vấn đề mà mình post , mọi việc đều có cái gốc rễ căn nguyên của nó, không phải tự dưng mà mọc đâu ra một BKINTNS chạy đi học Bof, tự dưng mà lại qua đây góp ý , xin phép này nọ ....
Xin hỏi, việc mọc ra BKITNS, có cái gốc rẽ, căn nguyên gì nào? Và xin hỏi cái gốc rẽ, căn nguyên ấy có liên quan gì tới HVA, một 4rum về IT? ( XIn lỗi vì chưa tìm hiểu cái gốc rẽ và căn nguyên đó )
chỉ xin được nhắc lại
Hãy nhìn vào các "nhóm" của SV nước ngoài, các dự án của họ, và nghĩ về SV Việt Nam.
---------
Chính vì căn bản mà nhiều người truy cập, thảo luận sôi nổi. Đâu như ngững 4f khác nói toàn cao siêu đâu ai thèm để ý
Câu này xin để cho các mod cho ý kiến
( cũng xin đưa ra câu hỏi rằng: " Liệu các SV có thể tự giải quyết được vấn đề mà họ post lên 4rum không?" ) .
|
|
|
Theo ý kiến của riêng em, BKITNS được thành lập là bình thường, đây chỉ là nhóm các bạn yêu thích IT, cùng nghiên cứu, học tập, ko có gì phải bàn, mà cũng chẳng cần post lên 4rum hva rồi xin lỗi, xin ý kiến làm gì,
Cả cái "Sau vụ "scandan" lần trước về BKITNS Course", em không rõ về điều này, nhưng nói thật ra dư luận VIệt Nam đã quá mẫn cảm với các cái tên "hacker" "cracker", những hoạt động kiểu phá hoại của một bộ phận "Hacker" "cracker", chẳng có gì là đáng nói một bộ phận dư luận lại tôn những "hacker" , "cracker" lên thành "những ngôi sao sáng trên bầu trời tin học".
Nhưng những người am tường về IT sẽ nhìn những "hacker", "cracker" kia như thế nào?
"uhm!! chỉ là tụi vô công rỗi nghề, khoe khoang, tự đắc".
Đúng, các anh ấy sẽ nghĩ như vậy, (nhưng sự thật là cũng có "mấy anh" đốt khoảng 3, 4 năm đam mê mù quáng của mình, để ngộ ra được điều trên".)
Phải nói rằng, chúng ta đều đến với IT với một niềm ham thích, say mê kỳ lạ, sức hút mạnh mẽ, trong các thuật toán, các cách suy luận, cách nhận biết, mô hình hóa đối tượng, cũng như khả năng rộng lớn mà IT mang lại cho con người. Với IT ta bước vào 1 thế giới mới mẻ, thỏa sức mình nghiên cứu, đào sâu các kiến thức với "google" và vốn tiếng anh trong tay.
Nhưng phải đặt ra vấn đề "Sự đam mê đó sẽ đi về đâu?". Có một bộ phận chìm đắm trong SQL injection,hack shop, rồi là local, và web shell, rồi là meta sploit, và rồi get root, một số khác đem hiểu biết của mình ra crack phần mềm, rồi viết virut, hack game, số lão luyện, từ hack shop, lên dùng CC, mua hosts, domains, account ..., số "am tường mạng" lại boxnet, rồi DDOS,
Trò vui nhất: là các hacker, từ "hacker" mà ai đọc lên cũng nghĩ là một tụi rãnh hơi, lập ra các 4rum cho mình, rồi tuyên truyền, khoe khoang thành quả, hiểu biết, nhất là "gây gỗ", "đánh nhau" giữa các 4rum.
Sự thật là khi lượt qua các 4rum đó, không một ai ko thừa nhận về lời ăn nói chưởi bới trong 4rum,... có ai không hình dung ra nhân cách của các "hacker" này.!!!
Nhưng xin hỏi: "các hacker này là ai".... trừ các trùm sò ( lấy việc kiếm tiền bất hợp pháp là mục tiêu ) còn lại chính là SINH VIÊN... chứ không phải là ai khác. liệu với cách ăn nói, xử sự vậy, thì các "hacker" , "cracker" đó sẽ làm được những gì?
Hãy nhìn vào các "nhóm" của SV nước ngoài, các dự án của họ, và nghĩ về SV Việt Nam.
Them em nghĩ "định hướng, hướng đi, cách tìm kiếm, suy nghĩ, giả quyết vấn đề, cho các bạn trẻ yêu thích IT" chính là mục tiêu chính của HVA( chí ít là thời điểm bây giờ ),
sau khi đọc những bài "Đối thoại" của anh conmale, cũng như xem qua cách "lập luận", hỏi người khác "trực tiếp", xoáy vào nền tảng, của các mod, admin trên 4rum, thì em cũng hiểu được phần nào, cái ngụ ý, ==>"CĂN BẢN" của các anh.
xem qua 1 lượt trên 4rum HVA thì thấy rằng, đa phần các câu hỏi trong HVA đều là "căn bản".........., người hỏi dường như chưa nghiên cứu "lý thuyết", đó là 1 lỗ hổng quá lớn!!!.
1 vài dòng đóng góp ý kiến cá nhân
|
|
|
StarGhost wrote:
hizit91 wrote:
Về độ trễ, mọi người đã biết, bây giờ em muốn mở rộng một tí:
Độ trễ ảnh hưởng như thế nào, và bằng cách nào, tới "tốc độ" truyền dữ liệu?
* Xin mọi người cùng thảo luận
Có phải ý bạn chỗ "tốc độ truyền dữ liệu" là theo dạng bps không? Nếu vậy, thì cái tốc độ này không những ảnh hưởng bởi latency, mà còn ảnh hưởng bởi protocol nữa. Nói về network latency, nó bao gồm một số các yếu tố, trong đó có
- thời gian để truyền một bit từ đầu này đến đầu kia của một kết nối
- thời gian để đưa hết số bits của một packet xuống physical layer
- thời gian số bits đó được xử lý ở intermediate systems
Lấy ví dụ khi kết nối sử dụng TCP, thì latency (RTT) ảnh hưởng rất lớn đến throughput, vì một đầu phải đợi ACK trước khi nó có thể tiếp tục gửi một packet khác. Trong khi đó, với UDP thì latency lại rất ít ảnh hưởng, dẫn đến việc throughput tiến sát gần đến bandwidth hơn.
Hì hì, đúng như ý của em , chính cờ ACK đã làm cho giao thức TCP có "tốc độ" phụ thuộc lớn vào thông số latency
|
|
|
Về độ trễ, mọi người đã biết, bây giờ em muốn mở rộng một tí:
Độ trễ ảnh hưởng như thế nào, và bằng cách nào, tới "tốc độ" truyền dữ liệu?
* Xin mọi người cùng thảo luận
|
|
|
qtra004 wrote:
Uhm, teamviewer xài port 80.. Trên trang web nó ghi thế.
------
Info: Which ports does TeamViewer use?
SUMMARY
By default TeamViewer uses only the outgoing port 80 (HTTP) - no firewall configuration is necessary. Alternativley you can open port 5938 (TCP) for outgoing connections.
hì hì, các anh viết TeamViewer lo firewall chặn lối ra, nên chọn port 80 làm lối ra cho chắc ăn
|
|
|
bln102 wrote:
Đa số các phần mềm remote desktop đều phải cấu hình router (forward port) hoặc dùng http 80 như TeamViewer. Tuy nhiên mình thấy các chương trình tải torrent đều không cần phải làm vậy. Ngay cả khi không có tracker thì torrent vẫn dò tìm được thông qua DHT.
Vậy tại sao không thấy áp dụng cho remote desktop? Liệu có dự án nào làm chưa?
Mà TeamViewer sài port 80 hả ta?
|
|
|
thuypv wrote:
hic hic, không có bác nào biết cách giảm cái thông số Network latency xuống ạ, rất mong các cao thủ vào đây giúp đỡ
Theo suy nghĩ chủ quan của em thì:
Network latency có thể hiểu là độ trễ của dữ liệu, nói rõ ra:
Gói tin máy ta nhận được tại thời điểm t, trong một kết nối có độ trễ l, là gói tin được máy kia gửi tại thời điểm t - l,
(Cũng giống như hình ảnh mặt trời ta thấy hiện tại, chính là mặt trời cách đây x phút( không nhớ rõ ), vì ánh sáng cần có thời gian để đi từ mặt trời tới trái đất )
Nói nôm na( theo vật lý) rằng độ trễ dữ liệu phụ thuộc vào "tốc độ truyền" ( có đơn vị là km/h ) của dữ liệu, cũng như "khoảng cách"( đơn vị km ) giữa 2 host ở hai đầu kết nối
Mà điều này là phụ thuộc vào hạ tầng mạng trung gian của 1 kết nối.
** Túm lại: theo ý em: thông số Network latency của 1 kết nối khó lòng mà hạ xuống được
|
|
|
StarGhost wrote:
Được, vì attacker có một dãy public IP mà. Vấn đề quan trọng là, attacker lấy đâu ra một đống public IP đây. Chuyện này quay lại tấn công DDoS sử dụng zombies thôi, chẳng có gì mới mẻ cả. Và cái này khác với cái người ta gọi là sockstress, vì sockstress dựa vào lỗi TCP implementation (có thể gây ra bởi lỗi trong design của TCP) của OS (ít nhất là với thông tin gần đây).
Anh ơi, cho em hỏi là zombies là cái gì thế?
và cái này nữa, em thắc mắc là tại sao host B chỉ có 1 IP, thế thì sao gói tin HVA gửi đi tới nhiều IP khác nhau lại cùng hướng về B?
thanks anh!
|
|
|
bạn choc_ có nói cái này:
mình đoán là cái cách mà bạn làm với sockstress chỉ là khác nhau về hình thức triển khai thôi, chứ thật ra cũng đều giống nhau về ý tưởng: làm hết resource của host bằng cách mở càng nhiều càng tốt tcp connection.
để qua mặt connlimit và recent thì không quá khó, chỉ cần có một dãy public IP, càng nhiều càng tốt. tiếp theo thì cần có 2 host (1 cũng được), host A thì thay phiên dùng raw packet gửi SYN đến HVA, sử dụng một trong các public IP. host B còn lại (được cấu hình trên router) nhận các packet ACK/SYN trả về từ HVA (bằng cách sniff trực tiếp), và tạo ACK/SYN giả để hoàn thành 3-way handshake.
với cách làm này, phía attacker chẳng cần phải keep track gì hết các tcp connection, nên sẽ rất nhẹ nhàng. ngược lại, phía HVA, phải tốn resource (memory, file descriptor...) cho mỗi tcp connection, nên sẽ rất nhanh bị quá tải. muốn hủy tấn công thì từ chỉ cần ra lệnh cho host B gửi FIN hay RST đến HVA, để đóng kết nối, giải tỏa resource là xong.
Ở đây, cho em hỏi là, host B có nhận được các gói tin ACK/SYN từ HVA gửi tới ,để hoàn thành "Ba bước băt tay", hay không?
|
|
|
dragonknight wrote:
Theo mình biết thì BitTorrent là giao thức cho phép truyền các nôi dung giữa nhiều máy với nhau theo nguyên tắc chia sẻ, nghĩa là người nào có rồi thì chia sẻ lại nội dung cho người khác "trực tiếp", nội dung cần chia sẻ nằm trên máy mình chứ không phải up lên Host như cách chia sẻ nội dung bình thường.
Để tạo liên lạc giữa các đối tượng có nội dung chia sẻ và cần nội dung chia sẻ, sẽ có 1 server đóng vai trò "hướng dẫn và định hướng" cho mọi người tham gia, đó là Tracker.
P/S: Hồi trước cũng có lần thấy mấy anh chị lớp trên làm bài tập liên quan đến lỗ hồng gì gì đó của BitTorrent nhưng không được cho biết nên giờ chẳng dám bàn
thanks you,
anh em có thể nói rõ mô tả hoạt động của giao thức được không
|
|
|
kienmanowar wrote:
Tham khảo sơ qua bài viết này nhé :
http://tech24.vn/ebook/download/2551-Huong-dan-su-dung-Torrent-(Tieng-Viet).html
Regards
thanks anh!!
dù sao em cũng muốn anh em cùng thảo luận cái này
|
|
|
Từ trước tới giờ, em cũng ít dùng cái này , hôm nay đọc sơ qua(+ suy đoán) thấy cách hoạt động của nó hay hay
Bèn, em lên google kiếm thử , tới wikipedia định châm cứu, nhưng trình độ tiếng anh có hạn , mong anh em, các bác, có thể dịch lại để mọi người cùng tham khảo( có thể không chỉ là ở trên Wiki) , em xin đưa ra link của wikipedia
http://en.wikipedia.org/wiki/BitTorrent_(protocol)
ps: em cũng đã dùng Google Translate, nhưng kết quả thu được không nhiều , mong các anh các bác giúp đở
|
|
|
boyone.love wrote:
Mình làm theo hướng dẩn như trên nhưng bị lỗi này khi boot
"windows could not start because the following file is missing or corrupt:
windows root \ayatwn32\hal.dll
please re-install a copy of the a bove"
Bác nào biết chỉ giúp em với..! em đang cài ubuntu 9.4
em nghỉ chắc do edit file menu bị sai mong Bro chỉ giúp!
theo em, nó đã báo "windows ...." chứng tỏ rằng lỗi ở phía Windows.
|
|
|
hì hì,
Theo hiểu biết của tớ thì các bộ "biên dịch" mới nhất hiện này đều đã có kèm theo tuỳ chọn "chống tràn bộ đệm", điều này có ở trong bộ VS của Microsoft và cũng có trong GCC nữa
Còn về phần của Bkis, cũng như các tổ chức nghiên cứu bảo mật khác, thì Bkis sẽ thông báo cho chủ nhân của phần mềm bị lỗi, bằng cách "Free" hoặc mua bán , và người dùng sẽ cập nhập bản vá từ phía nhà sản xuất.
|
|
|
bolzano_1989 wrote:
Cho mình hỏi bkis nghiên cứu mấy cái lỗ hổng này làm gì vậy ?
Bạn nghĩ sao nếu một ngày nọ đẹp trời, bạn đang thong thả chat bằng Yahoo messenger, bỗng nhiên đèn modem của bạn nháy lên liên tục, tin nhắn Yahoo ập tới máy của bạn, sau vài giây, do không kịp tắt Yahoo, tuy nhiên Yahoo của bạn cũng tự tắt, cũng có thế nó báo lỗi, hoặc là không. Và có thế sao đó là bắt đầu của các triệu chứng, máy chậm, mỗi lần bật máy, lâu lâu, lại thấy đèn modem nháy liên tục, cho dù khi đó bạn chẳng "xem phim" cũng như download cái gì đó.
Chuyện gì đã xảy ra?. Một giả thuyết được đưa ra là Yahoo của bạn đã bị "Tràn bộ đệm" và thế là "con trỏ lệnh" nhảy tới "chỗ mà nó không được tới", tại nơi đó, một "mã máy" nguy hiểm đang nằm chờ được kích hoạt!, sau đợt "lụt tin nhắn" Yahoo của bạn bị "buộc" phải chạy "một keyloger" chẳng hạn, và hằng ngày, hằng giờ, nó lưu lại hoạt động của bạn trên máy rồi send về cho "chủ nhân" của nó
Qua câu chuyện trên ta rút ra được rằng: "lỗi tràn bộ đệm" -- một lỗi kinh điển đã được phát hiện từ lâu, vẫn hằng ngày hiện hữu trong các chương trình ta đang sử dụng, một ngày kia, kẻ xấu tìm ra nó ( hoặc có thể chỉ là áp dụng nó ), Nếu vậy, với "một thao tác nhập liệu" nguy hiểm, được kẻ xấu dàn dựng sẳn nội dung( mở một file bằng một chương trình chẳng hạn v.v. ), thì "mã máy" nguy hiểm được kích hoạt, với "quyền" của ứng dụng bị khai thác.
|
|
|
PhanPhungTien wrote:
Quả thật kiến thức cũng như tình yêu, nó ko có phân biệt thời gian nhỉ (16/6/2007). Vấn đề của topic này có lẽ được giải quyết rồi, và theo mình nghĩ, nếu đọc kĩ tài liệu và ngâm kĩ, thì topic này sẽ ko ra đời đâu ha.
Còn tranh luận của hizit91 và Anh Conmale thì nên dừng lại được rồi. hizit91 nên đọc kĩ tài liệu 1 tí và suy nghĩ thật kĩ trước khi post bài thì có thể sẽ hay hơn.
Anh không có lời mô để nói với mods của HVA à?
|
|
|
chắc giờ này, anh đang đi ngủ ( cách nhau về múi giờ mà)!!.
Thôi, mai dậy, anh em thảo luận tiếp, hì hì
|
|
|
conmale wrote:
Bồ không xác quyết nhưng bồ cũng không công nhận những điều anh PXMMRF đưa ra và "đưa đẩy" nó đến chỗ "quan điểm". Đây là lý do tôi lên tiếng.
Câu nói: "có lẽ rằng việc phân biết private IP và Public IP hay không là quan điểm mỗi người" chính là điểm cần phải được làm rõ.
Có những phạm trù có thể dùng "quan điểm" để bàn nhưng chuyện public IP hay private IP hoàn toàn không có chút gì thuộc về quan điểm cả mà nó chỉ thuần túy là quy định chung và cách khai triển quy định chung thế nào cho hợp lý mà thôi.
cái này, vui thôi : " Em đã không xác quyết mà anh lại kêu xác quyết, anh phải nên tìm hiểu cẩn thận trước khi xác quyết chứ" , hì hì..
Anh có thấy cụm "có lẽ rằng" không?, nếu sai về câu đó, mọi người có thể phản bác, tất nhiên là không nên cộng với thái độ "xxxxxx".
====
|
|
|
conmale wrote:
hizit91 wrote:
conmale wrote:
hizit91 wrote:
Thật là khỏ khăn khi trả lời bài này , nhìn chung bắt bẻ rất chặt chẽ và hợp lý. Nhưng dù sao tôi cũng phải có vài lời hồi đáp mới hợp lẽ , hì hì.
Mình cũng không muốn sa vào cuộc tranh cải này, có lẽ rằng việc phân biết private IP và Public IP hay không là quan điểm mỗi người
Còn về việc mình nói: IP là IP của LAN thì quả là có sai sót, nhưng nhìn trên một khía cạnh khác thì nó cũng có phần đúng, rằng IP đó đại diện cho tất cả các máy trog LAN đối với Internet. cũng không bàn nhiều về khía cạnh này, dù sao mình cũng đã sai sót .
Nhảm thế. Public IP hay private IP là chuyện có quy định hẳn hòi một cách khoa học thì quan điểm gì trong đó? Mình nghĩ sai và nói sai và được người khác chỉ ra cái sai thì nên công nhận và tiếp nhận. Không nên vớt vát như thế mà hỏng bét.
Sự thật là sau khi đọc xong bài của anh, tôi khó lòng mà kiềm chế nổi, nhất từ nhảm thế!!!, xin hỏi anh là nhảm chỗ nào?, ai không công nhận và tiếp nhận nào?
Tiếp theo là, Public IP và private IP do ai, tổ chức nào qui định nào?, liệu nó có phải như "sách giáo khoa", phải luôn dựa vào đó hay không?
Các private IP ranges do IETF (Internet Engineering Task Force) quy định.
Đây, đọc cái wiki này:
http://en.wikipedia.org/wiki/Private_network
và các đường dẫn đến các RFC có trên trang này để rõ. Đặc biệt RFC 1918: http://tools.ietf.org/html/rfc1918
Nhắc lại lần nữa, cái gì chưa biết thì nên tìm hiểu để biết. Biết rõ rồi thì hẵng xác quyết. Chưa biết rõ thì không nên khẳng định. Không biết thì không sao cả (chẳng ai chê cười) nhưng không biết mà khẳng định thì mới là điều không nên (vì sẽ bị chê cười). Tôi nói câu này cũng như lời người anh nói với đứa em thế thôi. Đừng tự ái.
Bài này, có tính xây dựng hơn , hi` hi`
Nhưng nhìn từ trên xuống dưới, thì em có "xác quyết" lần nào đâu?
Vả lại việc xác định private IP và Pubilc IP ở tài liệu anh đưa là ở cái nhìn tổng thể, để phân chia, tránh sự xâm phạm vào các vùng IP của nhau, nhưng xét ở góc độ người dùng ở một máy thì sao?, thì rõ ràng em nói, là người dùng nên biết là ở khu vực nào thì có IP như thế nào, ở góc độ người dùng thì việc xét public IP và private IP sẽ không phù hợp, và cũng sẽ không nói 192.168.1.x là private IP của người dùng và 123.xxx.xxx.xxx là Public IP của người dùng
mà chỉ nên nói rằng 192.168.1.x thuộc loại private IP và 123.xxx.xxx.xxx thuộc loại Public IP ở cái nhìn tổng quan.
Một lần nữa, em cũng nhắc lại, là em có "xác quyết" đâu nào? đó chỉ là những ý kiến của em đưa ra, trong diễn đàn nếu không đồng ý thì ta có thể phản bác lại, sao lại có việc "Coi thường" hay "không coi thường" ở đây?
Dù sao cũng cảm ơn mấy link anh đưa, nó quả thật hữu ích hi` hi`
|
|
|
nbthanh wrote:
hizit91 wrote:
Sự thật là sau khi đọc xong bài của anh, tôi khó lòng mà kiềm chế nổi, nhất từ nhảm thế!!!, xin hỏi anh là nhảm chỗ nào?, ai không công nhận và tiếp nhận nào?
Tiếp theo là, Public IP và private IP do ai, tổ chức nào qui định nào?, liệu nó có phải như "sách giáo khoa", phải luôn dựa vào đó hay không?
50 bài của bạn trước giờ toàn là "nói nhảm" dạng như thế này (xin lỗi nhưng...sự thật thì phải nói ).
Bất cứ cuốn sách nhập môn về network nào thì phần IP cũng có chỉ rõ IP được phân chia như thế nào. Ngoài ra các dải IP được phân cho ai, nước nào, tổ chức nào quản lý v.v...đều có qui định cụ thể và chuẩn mực rõ ràng chứ không phải nhắm mắt mà cấp.
Chứ bạn không để ý là từ 1 IP có thể lần ra được địa chỉ địa lý của nó (ví dụ nhơ ở nước nào) à? Nếu không có qui định và chuẩn mực rõ ràng thì internet nó chết từ trước khi...bạn ra đời rồi đó
Xin hỏi nó có nói gì về phân biệt private IP và public IP trong LAN và WAN không?
|
|
|
conmale wrote:
hizit91 wrote:
Thật là khỏ khăn khi trả lời bài này , nhìn chung bắt bẻ rất chặt chẽ và hợp lý. Nhưng dù sao tôi cũng phải có vài lời hồi đáp mới hợp lẽ , hì hì.
Mình cũng không muốn sa vào cuộc tranh cải này, có lẽ rằng việc phân biết private IP và Public IP hay không là quan điểm mỗi người
Còn về việc mình nói: IP là IP của LAN thì quả là có sai sót, nhưng nhìn trên một khía cạnh khác thì nó cũng có phần đúng, rằng IP đó đại diện cho tất cả các máy trog LAN đối với Internet. cũng không bàn nhiều về khía cạnh này, dù sao mình cũng đã sai sót .
Nhảm thế. Public IP hay private IP là chuyện có quy định hẳn hòi một cách khoa học thì quan điểm gì trong đó? Mình nghĩ sai và nói sai và được người khác chỉ ra cái sai thì nên công nhận và tiếp nhận. Không nên vớt vát như thế mà hỏng bét.
Sự thật là sau khi đọc xong bài của anh, tôi khó lòng mà kiềm chế nổi, nhất từ nhảm thế!!!, xin hỏi anh là nhảm chỗ nào?, ai không công nhận và tiếp nhận nào?
Tiếp theo là, Public IP và private IP do ai, tổ chức nào qui định nào?, liệu nó có phải như "sách giáo khoa", phải luôn dựa vào đó hay không?
|
|
|
Chiều qua có đứa bạn đố tớ( thật ra là hỏi ) về việc, tại sao Windows không cho tạo file con.xxx
Ban đầu tớ rất ngạc nhiên, thật là lạ, thư với DOS, rồi explore, cmd, cả Pascal, Word, ... đều không cho tạo file có dạng con.xxx.!!
Một vấn đề thú vị, tớ chợt nghĩ tới lệnh copy con trong windows, chữ con trong đó là console ( đoán vậy)...
trong Word thì nói rằng con là tên của một thiết bị??
Vậy ở đây >>con<< là gì? Sao Windows lại không cho tên file là con.xxx???
Xin mọi người cùng thảo luận!!
|
|
|
PXMMRF wrote:
"thì IP là IP của LAN đối với Internet"- IP của LAN đối với Internet nghĩa là gì?
Bạn phải viết: "Khi máy ta ở trong LAN, máy sẽ có một Private IP. Khi máy kết nối với Internet thì máy (hay chính xác hơn là các gói tin gửi ra ngoài từ máy) sẽ mang 1 WAN IP. WAN IP này chính là WAN IP của ADSL modem", thì mới đúng và rõ ràng.
Cần phải phân biệt rõ ràng giữa Private IP và Public IP chứ. Càng hiểu rõ công dụng, nguyên tắc hoạt đông và những qui định về dãy IP (IP range) chuyên dủng cho Private IP, càng thấy chúng khác nhiều với WAN IP.
Private IP là Private IP, Public (WAN) IP là Public IP.
Không thể nói là Private IP hay WAN IP chỉ có ý nghĩa tương đối. Nói như vậy là mơ hồ.
Không cần đóng topic này vì nói chung tất cả các bài viết đều nghiêm túc. Ngoài ra các bạn phải tự mình tìm ra các điều mình thấy thích thú, quan tâm chứ. Đóng topic là vô lý.
Thật là khỏ khăn khi trả lời bài này , nhìn chung bắt bẻ rất chặt chẽ và hợp lý. Nhưng dù sao tôi cũng phải có vài lời hồi đáp mới hợp lẽ , hì hì.
Mình cũng không muốn sa vào cuộc tranh cải này, có lẽ rằng việc phân biết private IP và Public IP hay không là quan điểm mỗi người
Còn về việc mình nói: IP là IP của LAN thì quả là có sai sót, nhưng nhìn trên một khía cạnh khác thì nó cũng có phần đúng, rằng IP đó đại diện cho tất cả các máy trog LAN đối với Internet. cũng không bàn nhiều về khía cạnh này, dù sao mình cũng đã sai sót .
|
|
|
Sao không ấn định thời điểm tấn công.
Khi đó anh em cùng vào , xem có die không là biết liền
|
|
|
Hahahaha
HVA không những chuyên về kỹ thuật,
mà còn chuyên cả khích tướng nữa ,
em rất thích vụ ni...
anh antidos cứ cho HVA die cở vài ngày luôn đi , dù sao thì băng thông cũng rất ít mà
|
|
|
wa!!!
một cuộc chiến trên cả lĩnh vực công nghệ lẫn con người
Thú vị quá, tiếp tục theo dõi nào, mình ở trung lập có vẻ thú vị hơn
|
|
|
PhanPhungTien wrote:
Mới bị Viettel cúp net nên hơi tiết, ko theo dõi được trận này.
Tuy nhiên, sao bồ antidos cứ úp úp mở mở mãi, Tui chưa thấy tinh thần THẢO LUẬN của bồ khi mở topic này. Tốt hơn, nếu đã chia sẻ thì hãy chia sẻ cho hết, đừng lưng lửng như thế, chả đi đến đâu.
Theo tôi thì việc này không phải do antidos, "không có thông tin gì là từ phía HVA", hay nói cách khác, là các mod không muốn đưa vấn đề này ra bàn luận, hoặc là tới bây giờ, vẫn chưa đủ thông tin cần thiết về vụ việc nên anh conmale chưa post lên.
Về phía antidos, thì anh chính là người tấn công, việc thông báo tấn cống và chỉ cung cấp vài thông tin , là phù hợp, quả thật đây cũng không phải là hành động ác ý, nó tạo ra một "cơ hội" nghiên cứu và bàn luận, giải quyết vấn đề cho phía HVA.
Mà thật ra việc Dos, khi nói rõ ra thì không có gì là quá khó hiểu, thú vị ở đây( thuộc về bên HVA) là tìm hiểu nguyên nhân, cơ chế hoạt động thông qua nhiều đặc điểm khác nhau, từ đó tìm ra cách phòng tránh, ngăn chặn nó.
=======
hizit91.
|
|
|
|
|
|
|