|
|
Mr.Kas wrote:
Vào trong site http://whatismyip.com hoặc http://ip-adress.com và bấm F5 vài lần xem cái IP mà whatismyip báo có thay đổi không. Nếu nó thay đổi thì đúng với tiêu đề topic và có thể gọi là "thiếu sót", còn nếu không thì bạn bị thiếu sót khi xem xét vấn đề này.
Hì ban đầu em cũng chưa xác thực được việc này , nhưng sau đó thiết đặt như: http://lartc.org/howto/lartc.rpdb.multiple-links.html. Làm xong em duyệt vài trang web, và thực hiện lệnh ss, thì quả thật là dùng nhiều IP để kết nối.
Thì em biết điều này hoàn toàn đúng .
Ấy thế cũng phải nói rằng cho dù em F5 nhiều lần thì vẫn sẽ là 1 IP thôi .
|
|
|
Hôm trước loay hoay với Bridging trên modem, em phát hiện một điều thế này:
Trên Ubuntu em thiết lập tài khoản cho PPPoE, sử dụng lệnh pon dsl_provider để thiết lập kết nối:
-
- Kết nối lần thứ nhất em được interface ppp0 với IP là xxx.xxx.xxx.xxx,
- Tiếp tục thực hiện lệnh pon dsl_provider lần 2 thì được interface ppp1 với IP là yyy.yyy.yyy.yyy
- ....Và cứ thế tiếp tục.
Sau đó, em có tham khảo qua Wikipedia, link: Http://en.wikipedia.org/wiki/Pppoe , và có thể giải thích được lý do của nhiều ppp session cùng lúc là do giao thức ppp được thực hiện trên nền ethernet.
Có một điều: Chỗ này ISP (em dùng VNPT) cho phép 1 tài khoản có nhiều phiên làm việc cùng lúc. Từ đó với một tài khoản, một dường ADSL, có thể tạo ra số IP mong muốn.
Phải chăng đây là một thiết sót, có thể tận dụng để DDoS, vượt qua được ngăn cản số kết nối trên đầu mỗi IP
|
|
|
conmale wrote:
Mr.Kas wrote:
Cậu cho một tí hoặc cho luôn cái ý tưởng của cậu đi, tớ chỉ cần xem ý tưởng thôi, không cần source của cái "chương trình nho nhỏ bằng Java" ấy, cậu nói úp úp mở mở thế này làm tớ tò mò quá,
Còn cái vụ thuê botnet thì chờ khi nào nó cho happy hour thì mình chen chân vào thử miếng, chứ tiền đâu ra mà bỏ 250$/1h, đi thác loạn cũng không đến giá ấy.
Rất tiếc, không thể tiết lộ được. Tôi chỉ có thể nói rằng, một chương trình chạy từ một IP nhưng khai thác được điểm yếu của TCP/IP (IPv4) và những phương tiện có sẵn trên Internet vẫn có thể tạo sự tàn phá đáng kể.
Còn chuyện thuê botnet thì $250 / 1 giờ là chuyện nhỏ đối với các tổ chức đấu đá nhau (cả chính trị lẫn thương mại).
Nghe đoạn "những phương tiện có sẵn trên Internet" làm em liên tưởng tới Web proxy .
====
|
|
|
Giờ em mới thấu nỗi đau khi bị xóa bài
=====
Chỉ tại bố không cho duyệt Web nhưng vì ham HVA quá nên phải dùng di động để duyệt, đang định sáng nay sửa lại bài , ai ngờ, không thấy đâu hết.
|
|
|
Làm thế nào để biết đây là mạng thuộc lớp A,B hay C vậy ta?
|
|
|
marriottvn wrote:
dạ, em ở vùng singtel bên singapore đó bác, sry, em gõ nhầm chút, em thắc mắc là mã hiệu lớp mạng dùng để làm gì ạh?
Bác ni mới thật là.....
Ở trên có đoạn bác PXM... dùng "mã hiệu mạng" kìa, mới nghe nói, đã vội kêu mình gõ nhầm
====
|
|
|
Theo em, mọi vẫn đề đã tỏ (mọi mục tiêu của chủ topic đã hoàn thành).
Vậy ta nên ĐÓNG topic này. Không biết bác RS thấy sao
|
|
|
Hì hì, vừa nhậu vừa post bài thì em chưa từng (tại tay cầm ly, tay gõ phím thì hơi khó )
Nhưng mấy hôm trước, đi nhậu (liên hoan đại học mấy đứa bạn) về, uống có vài lon (lon gì ko nói ), mà vẫn post bài bình thường, có chi đâu
Anh PXM... có nhậu không thì em không biết , nhưng chắc một điều là bàn phím, hoặc là BỘ GÕ của anh có vấn đề rồi, làm DẤU ( ' ~ ? . ) lung tung hết, hì hì
|
|
|
Hì, em viết câu trên thêm với dấu "phủ định" ở đằng trước , nhằm ý, đoạn trước anh viết chưa rõ lắm , anh PXM... có thể nói rõ ý định của mình được không?
|
|
|
Nhận tiện việc này, em xin trình bày một ý tưởng, có thể thí nghiệm ngay trên topic này ( Có lẽ nó nên ở hòm thư góp ý thì hay hơn )
Em xin kiến nghị thành lập đội trợ giúp online: với phần mềm Teamviewer (chằng hạn)
Người cần trợ giúp (A) nên lên vấn đề của mình . Mỗi khi ai đó có thể giúp đở (B) , thì (A) send ID và password theo IM tới (B).
Sau lần điều khiển, khảo sát máy người (A), (B) sẽ đưa ra những gì mình thu nhặt được để tiếp tục thảo luận về vấn đề chưa được giải quyết, còn nếu vấn đề được giải quyết, (B) có trách nhiệm post nội dung giải quyết lên diễn đàn, tất nhiên, (A) hoàn toàn tự chịu trách nhiệm với máy mình khi đã tin tưởng giao phó máy mình cho (B) (HVA không chịu trách nhiệm về việc này).
Có lẽ là nên tạo một group OLHP ( OnLine HelPer). Nhóm này được các mod của diễn đàn kiểm duyệt là "trong sạch". các thành viên đăng kí để vào group này. Đây là group mà (A) nên ưu tiên nhiều nhất khi cần trợ giúp.
Không biết mọi người thấy sao.
Chắc là các admins không đồng ý, tại điều này sẽ tiềm tàng khả năng tổn hại đến danh tiếng của HVA.
|
|
|
PXMMRF wrote:
Tôi sẽ phân tích kỹ hơn ý kiến của bạn hizit91. Đây là một ý kiến cũng khá sắc sảo.
Nhưng vừa mượn tam đươc một con Router Cisco đời hơi cũ nhưng có một AP module (access point) và mầy mò nó. Để các bạn thư dãn sau khi trao đổi một vấn đề cũng phức tạp, tôi thử setup một webserver, chay wireless, dùng tên miền miễn phí, để các bạn xem thử. Chưa hiểu có đươc không.
(Vì tôi đang ngồi trong mang LAN lắp webserver này)
http://vnhacker.dyndns.org
! Ai cũng hiểu chỉ một người không hiểu.
hì hì
|
|
|
Theo hình
Ta có, 21 bít là netID. 8 bít là hostID. Vậy 192.168.1 và 192.168.2 là netID rồi. Sao nó có thể là con của netID nào nữa anh
|
|
|
PXMMRF wrote:
hizit91 wrote:
PXMMRF wrote:
"Subnet" có nghĩa là một mạng nhỏ (một phần mạng nhỏ, trong một mang lớn). Từ "Subnet" có thể dùng trong trường hợp một mạng WAN hay cho một mạng LAN ( Local Area Network). Trong trường hợp nói trên ta dùng từ "subnet" cho các mạng LAN sau Draytek 2820.
Có thế em hiểu khác, "Subnet" có nghĩa là một mạng con ( một mạng con trong một mạng mẹ ). Nếu vậy thì 192.168.1. và 192.168.2. là con của mạng nào ? . Tất nhiên nó sẽ không phải là con của internet . Vậy trong trường hợp nói trên ta dùng từ "network" sẽ hợp lý hơn.
Trong các LAN, các node có IP là 192.168. 1.1-254 sẽ cùng ở chung trong 1 LAN, hay một "subnet" (so call it). Còn các node có IP là 192.168. 2.1-254 sẽ cùng ở chung trong 1 LAN, hay một "subnet" khác.
Cả hai subnet này sẽ nằm chung trong một mạng có lớp B là 168 (192.168. ), nếu như tồn tại một mang lớn như thế
Hì, bắt anh chỗ này nè: 192. là lớp C mà .
|
|
|
PXMMRF wrote:
"Subnet" có nghĩa là một mạng nhỏ (một phần mạng nhỏ, trong một mang lớn). Từ "Subnet" có thể dùng trong trường hợp một mạng WAN hay cho một mạng LAN ( Local Area Network). Trong trường hợp nói trên ta dùng từ "subnet" cho các mạng LAN sau Draytek 2820.
Có thế em hiểu khác, "Subnet" có nghĩa là một mạng con ( một mạng con trong một mạng mẹ ). Nếu vậy thì 192.168.1. và 192.168.2. là con của mạng nào ? . Tất nhiên nó sẽ không phải là con của internet . Vậy trong trường hợp nói trên ta dùng từ "network" sẽ hợp lý hơn.
|
|
|
vikjava wrote:
Bài viết của bác PXM.. lúc nào cũng chi tiết và tỉ mỉ. Có rất nhiều thông tin cho người đọc và cả người chủ topic.
Đối với mô hình bac rs theo suy đoán thì đại loại như chi nhánh đó có 2 đường : 1 internet và 1 cáp quang nối chi nhánh khác.
Vậy chỉ cần cấu hình theo mô hình bác PXM .. đưa ra. Đồng thời trên con cisco định tuyến : nếu đích là 172.x.x.x thì đi qua interface nào đó trên router, nếu đích là những thằng khác thì routing qua thằng ip của modem adsl. Ở đây thì ip private của modem adsl và router cùng 1 subnet.
Theo mình nghĩ với mô hình trên thì mới phát huy hết khả năng của hai thiết bị bạn rs đang sài.
@myquartz , all : theo mình nghĩ vấn đề này đơn giản, admin PXM.. chẳng lẽ không biết mấy cái trò routing này. Nhưng đối với một admin của diễn đàn lớn như hva thì mỗi phát biểu cần có sự thực nghiệm,cần có cơ sở . Đó là lý do vì sao PXM.. phải hỏi rõ chi tiết thiết bị,cấu hình,đọc tài liệu rồi mới trả lời .
- Nếu theo mô hình của bác PXM... thì thì "private IP" của modem adsl và router phải nằm ở hai network ID khác nhau( ngang hàng) chứ ?
- Ở bài trước em đã nhầm: 192.168.x.x là IP thuộc lớp C nên 192.168.1. và 192.168.2. là 2 network ID , vì vậy các IP 192.168.1.1 và 192.168.2.1 tốt hơn nên nói là thuộc các network khác nhau, chứ không phải ( như em đã nói) là thuộc 2 subnet khác nhau
|
|
|
Em xin đưa ra vài nhận xét:
1. Việc để subnet trong subnet có vẻ không được hay lắm trong trường hợp này. Có thể hệ thống sẽ không ổn định (như anh PXMMRF nói).
2. Tại sao ta lại không để DrayTek(192.168.1.) và R2800(192.168.2.) là hai subnet ngang hàng. Và chỉ việc IP routing như anh PXMMRF đã nói.
3. Có lẽ ( chưa chắc đã đúng ) (anh PXMMRF chưa nói hết), sau khi thiết lập IP routing, ta còn phải NAT về IP 192.168.2.2( chẳng hạn)( thuộc LAN B theo cách nói của anh PXMMRF) . Khi đó gói tin được gởi từ internet với remote port và IP đích là public IP(123.xxx.xxx.xxx chẳng hạn) sẽ được chuyển thành IP 192.168.2.2, và được chuyển hướng tới R2800 thông qua IP routing.
|
|
|
conmale wrote:
hizit91 wrote:
Nhân dịp anh comale bị "phê bình", cho em hỏi một câu hỏi nhỏ
Cùng chung "web-app (java based) " có phải là code giống nhau trên 2 server không?
Tất nhiên là giống nhau.
Em thử đặt database server ở một trong 2 server trên, nhưng đều thấy bất hợp lý
anh có thế nói luôn về phần database server chung được không ?
|
|
|
Vừa vote cho perl một phiếu, lí do đơn giản chỉ là, tính tới thời điểm hiện tại, em chỉ mới biết perl và chưa biết gì về python cả
* Trông cái "GetOptions" của perl có vẻ đẹp hơn
|
|
|
Nhân dịp anh comale bị "phê bình", cho em hỏi một câu hỏi nhỏ
Cùng chung "web-app (java based) " có phải là code giống nhau trên 2 server không?
|
|
|
cho em hỏi có phải cả hai web instances cùng hướng về một web-app đặt trên 1 trong hai máy kia( và cơ sở dữ liệu cũng đặt trên máy này) hay là web-app ở chổ khác?
Thật ra em cũng chưa hiểu rõ khái niệm "web instance"?, ai có thế giúp em không?
|
|
|
pdah wrote:
Câu này chắc các anh admin sẽ không trả lời cho bạn đâu
Tuy nhiên, việc dùng riêng 2 database và thực hiện write lên cả 2 là cách thiết kế không tốt, bạn có thể coi qua cơ chế Replication của các hệ cơ sở dữ liệu.
Hì, có gì là bí mật đâu , để em xem qua cái Replication này
|
|
|
Như em biết là HVA có 2 server đặt cách xa nhau , "nslookup hvaonline.net" thì được
Name: hvaonline.net
Address: 124.146.189.165
Name: hvaonline.net
Address: 72.232.199.28
Tìm hiểu, em biết được DNS server sẽ trả về cả 2 IP trên (khi được truy vấn) với thứ tự ngẫu nhiên, và ứng dụng chọn 1 trong 2 IP ( thường là IP đầu) để dùng.
Cho em hỏi : 2 server trên là dùng chung database, hay là mỗi cái dùng 1 database riêng( khi lấy dữ liệu từ database thì dùng riêng, còn khi nhập dữ liệu vô database thì query tới cả 2 database) ?
|
|
|
Công nhận:"Giờ chúng ta bắt đầu đụng rồi đấy ".
Ta bàn về tốc độ tối đa đi :
" Anh chỉ nghỉ về phía mình: có tốc độ download là 120 Kps, sao anh không nghĩ cho người ta , ADSL là đường truyền bất đối xứng, tốc độ download cao hơn tốc độ upload,máy kia chỉ upload được tối đa 50( hay 80) Kps thì sao anh có thể download với tốc độ 120Kps được "
Bài ở trên của em nhằm chỉ ra rằng một cách thông thường " không dùng DirectIn" thì không có việc chiếm dụng port 80, không có ý gì đề cập tới cái "lợi hại" của "cần và không cần mở cổng" .
Ở trên anh có nói tới "phương thức DHT", anh có thể giải thích rõ nguyên lý của nó được không? Hy vọng sau khi biết được nó, em có thể góp sức với anh thực hiện giấc mơ Remote Desktop một cách tiện lợi của người VIỆT
|
|
|
Hì, em tự nghĩ ra đó
Hay gọi nó là thuật toán Sắp xếp chỉ số ( index ) , cái tên cũng hay, tại vì tinh thần của nó, là ta đi tim vị trí sau sắp xếp của các phần tử , thông qua đếm các phần tử nhỏ hơn nó
|
|
|
em xin đóng góp 1 ý tưởng:
Cho dãy A1 ,... , An ( khác nhau từng cặp).
- Lấy A1 ra, và đếm tất cả những Ai < A1, giả dụ có k số như vậy, vị trí của A1 sau sắp xếp sẽ là k + 1;
- Tương tự cho A2, ..., An
Sau khi thực hiện:, Ta có 2 ánh xạ:
- 1 ánh xạ từ A --> bảng vị thứ.
- 1 ánh xạ từ bảng vị thứ --> A.
Độ phức tạp là n^2.
|
|
|
theo như em biết băng thông upload ở VN trung bình khoảng 50KB ( hoặc ít hơn ), như vậy thì tốc độ kết nối của TeamView xem ra là chính xác .
Tuy vậy, nếu ta thiết lập TeamView ở dạng directIn( direct In, nhầm ở bài trên ) trong Options-->Advanced-->DirectIn check:
Có đoạn text: "that allows to increase connection speed by etablishing direct socket connections to your partner"
Thông thường, ta chỉ thiết lập được 1 kết nối , khi thiết lập DirectIn, máy được điều khiển là 1 server lắng nghe ở cổng 80 hoặc 5938. Do vậy ta có thể có nhiều kết nối tới máy kia, tốc độ có thể tăng lên ( giống khi download bằng IDM ).
và đoạn " If DirectIn is not available we recommand that you configure your firewall or router to allow port forwarding for port 80 and 5938. Port 80 might also be blocked by Internet Information Server on your computer which may be turned off if not required".
Đoạn này bảo ta phải, open port 80 hoặc 5938 ở router, firewall. Nếu đã có IIS ( chiếm port 80) thì có thể dùng port 5938
|
|
|
bln102 wrote:
Tớ chưa hiểu lắm về cách thức giao tiếp DHT trong BitTorrent. TeamViewer dùng khá thuận tiện ở nơi mà mình không thể cấu hình router như trường học, cơ quan... Tuy nhiên, nó lại chiếm mất port 80 và phải thông qua server trung gian của TeamViewer nên tốc độ thường chỉ được 50-60KB/s cho dù 2 máy cùng mạng. Trong khi đó, torrent luôn trên 100KB/s dù không dùng bất cứ tracker nào mà nó vẫn tự tìm được thông qua DHT. Vậy có phải nó có trung gian để dò tìm? Mình nghĩ trung gian là tracker nhưng ở đây không có tracker vẫn tải được.
Thử tưởng tượng có 2 người đang tìm nhau để trao đổi thông tin. Người A đang tìm thông tin từ người B nhưng chỉ có đường đi bằng DHT chứ không có ai chỉ đường. Vậy có phải A và B cùng phát tín hiệu ra rồi dần dần sẽ gặp nhau? Nếu ta áp dụng vào Remote Desktop thì khá thuận tiện.
Tớ đang mò http://en.wikipedia.org/wiki/Libtorrent_(Rasterbar) nhưng vẫn chưa nắm bắt được. Nếu có thể áp dụng cách của BT cho RD thì có thể làm một RD software của người Việt?
Hình như theo em biết thì TeamViewer làm gì có chiếm port 80 đâu?
Việc chiếm hữu port 80,( cũng có thể dùng port 5938), chỉ xảy ra khi đặt kết nối ở direct link thôi .
Cả việc kết nối thông qua server, nếu anh dùng netstat -n , thì xẽ nhận ra 1 điều rất thú vị
|
|
|
H3x4 wrote:
@hizit91:flow chart là cái lược đồ trình tự thôi em
.
hahahaha (xin lỗi vì cười vô duyên), anh ni không có liên hệ với cái mình học chi hết trơn , hay là chưa học đến, hay không học về mạng.
Luồng, là 1 đồ thì có hướng, tồn tại 1 đỉnh không có cung đi ra, và một đỉnh không có cung đi vào
|
|
|
Bạn làm ơn đọc kĩ mục đích của việc xin ý kiến, đừng nên vào chưa biết đầu đuôi gì mà vào phán như vậy.
Đoạn này thì hơi thừa, vì nó thực sự ko có liên quan gì đền vấn đề được đề cập ở topic này. Các ý kiến bạn đưa ra không sai nhưng không hoàn toàn đúng. Và công việc của BKITNS hay nói rộng ra hơn là những người có tâm huyết với nền CNTT là mang đến cái nhận thức đúng lại về HACK .
Hì, vậy BKITNS cần được định hướng gì nào?, khi đưa ra 1 danh sách " chuyên đề" như vậy?
=> Đoạn trên, có vẻ hơi thừa, nhưng có lẽ là mạch cảm xúc, suy nghĩ, của em khi thấy việc mấy anh xin ý kiến ấy mà
xin trích đoạn này
Tốt lắm nhưng vẫn còn hơi mơ hồ. Nếu tất cả mọi cố gắng, mọi công sức đổ ra chỉ đi đến chỗ "thay đổi cái nhìn về hacker cho mọi người" thì hóa ra phù phiếm sao?
==== Và xin nhắt bạn là : " Đừng bao giờ đồng nhất HACKER và CRACKER !".
trước hết là từ nhắt, không đúng "cho lắm", và sự thật là ai đã đồng nhất "hacker", và "cracker" nào?.
Nếu ai như vậy, đọc qua "Các cuộc đối tho.....", với bản dịch "how to became a hacker" của anh comale thì rõ
cả câu này nữa
Hãy nhìn vào các "nhóm" của SV nước ngoài, các dự án của họ, và nghĩ về SV Việt Nam.
Câu trên có hiểu là 1 một gợi ý
Đoạn của anh conmale
Tại sao không tạo ra cái flow-chart để xuất phát từ một điểm, khai triển ra nhiều điểm, nhiều tầng và cuối cùng đi về một điểm nào đó?
cho em hỏi "flow-chart" có phải là "luồng" trong giáo trình "Đồ thị" không vậy?
|
|
|
|
|
|
|