|
|
lamer wrote:
xnohat wrote:
@Lamer: mình ra đấy kiếm rồi, họ bảo ... hết rồi T_T.
Mình vừa đội mưa đội gió đi đến nhà sách Phước Long 178 Đỗ Xuân Hợp quận 09 để xem qua một lần nữa.
Kết quả là vẫn còn sách trên kệ Tin học.
Không biết giờ ở nhà sách Phước Long còn không nhỉ. Em đang muốn mua một cuốn
|
|
|
Thứ lỗi cho một câu nói thẳng thừng. Không biết bạn choc_ bao nhiêu tuổi, hiện đang làm gì nhưng thật sự mình thấy khó chịu khi đọc những bài viết của bạn choc_. Quá xỏ xiên, nói móc và nói những điều không cần thiết.
Topic này lập ra là để mong các cao thủ HVA giúp đỡ nhóm. Nhưng trái với mục đích, topic này bị nhiều thành viên kì cựu của HVA tấn công . Mỗi người có một quan điểm, quan điểm của nhóm BKITNS là Muốn đi xa thì phải dậy sớm. Đơn giản thế thôi, bọn em đã có những định hướng rõ ràng cho tương lai của mình và sẽ học những gì cần thiết.
Có lẽ chúng ta nên dừng thảo luận ở đây. Mong rằng mọi người không phản đối ý kiến của em
Cuối cùng, xin cảm ơn những bài viết đóng góp (đúng nghĩa) của các anh chị ở đây. Đúng là em đã có cái nhìn hơi sai lệch, em sẽ tiếp thu và áp dụng với bản thân mình.
|
|
|
choc_ wrote:
@bolzano_1989: mình biết là trường bạn có dạy nên mình mới kêu các bạn nên học kỹ đi.
Ở BK dạy những cái cực kì cơ bản. Và tất nhiên như bạn nói thì cái cơ bản thì sẽ phải học và nắm chắc. Nhưng học cơ bản xong rồi thì phải học nâng cao chứ bạn . Tinh thần học ở BK là tự học. Tuy mình mới học năm nhất ở BK nhưng cũng cảm nhận được điều này. Làm các bài tập đều phải mày mò tìm hiểu thêm dựa trên những gì kiến thức nhà trường cung cấp
PS: Mình là thành viên của BKITNS TEAM
|
|
|
tmd wrote:
Kiến thức không phải của riêng ai , chôm thì đã sao nào
Nói vậy nghe khiếp quá, mà cũng đúng, bomb nguyên tử giờ này nước nào cũng có(ý lộn, nhiều nước châu Phi,Việt Nam, vài nước Nam Mỹ,... không có ) , do cái tinh thần "kiến thức không phải của riêng ai".
Xin hỏi bạn, kiến thức của bạn đang có hiện nay có phần trăm nào do chính người Việt Nam ta và chính bạn sáng tạo ra. Hãy xem lại cuốn sách giáo khoa ở mọi lĩnh vực, xem có bao nhêu kiến thức do người Việt tìm ra. Mình nghĩ là rất ít (thậm chí là không )
Nhưng người ta vẫn biết tới các nhà khoa học nghiên cứu khoa học nguyên tử (marie curie...).
Những nhà khoa học vĩ đại như Marie curie, Einsten, ... họ sống làm việc và cống hiến vì nền văn minh của nhân loại đó bạn. Nếu những công trình do họ nghiên cứu không được thế giới biết đến thì bạn liệu có biết tên họ? Tóm lại, quan điểm "Kiến thức không của riêng ai" theo mình nghĩ là hoàn toàn đúng và nên tích cực phát triển. Hơn nữa, 4um hva cũng như nhiều cái khác lập lên với mục đích gì?
[qoute]
Nhưng tui chắc chắn là người ta sẽ không biết tới cái team bk... này đâu. Theo đúng tinh thần nói bên trên, mà chỉ biết team này chơi trò "biến của ta thành của mình".
Bạn hãy xem lại kiến thức của bạn xem sao? Nếu theo như bạn nói thì kiến thức của bạn và đại đa số con người ở đây (và nhiều hơn nữa) đều chơi "cái trò" "Biến của ta thành của người". Mình nghĩ, nếu không chơi "cái trò" này thì chẳng còn gì để học mà cũng không có kiến thức nền tảng để nghiên cứu.
|
|
|
K4i wrote:
Và xét ở trên góc độ bảo mật, không chỉ có phân quyền
Đã nói thì nói cho chót luôn bạn.
Theo bạn xét về góc độ bảo mật thì còn những vấn đề gì nữa. Mình không có kiến thức nhiều về cấu trúc HĐH nên không biết. Vả lại trước giờ cũng chưa tìm hiểu bao nhiêu cả.
|
|
|
Trước hết em xin tự giới thiệu về mình. Hiện em là sinh viên năm nhất ngành CNTT, và thật sự em chỉ mới học IT đựoc 6 tháng. Định hướng cũng như mơ ước của em là sau này sẽ trở thành một người quản trị mạng và hệ thống.
Cách đây không lâu, em đã đọc một vài phần của loạt bài Kí sự các vụ DDos đến HVA. Em chỉ đọc được vài phần, vì thực sự em không đủ kiến thức để đọc tiếp. Dường như trong đó có những kiến thức rất cao siêu về quản trị hệ thống và đặc biệt là Linux.
Vậy các anh cho em hỏi, để làm một "chuyên gia" bảo mật mạng và hệ thống thì cần những gì.
- Sử dụng thành thao Linux
- Kiến thức về Network
Các anh xem còn thiếu gì không, em nghĩ là thiếu rất nhiều.
Điều em phân vân là mình có cần biết một số ngôn ngữ lập trình Web như PHP, JavaScrip, HTML ... và một số ngôn ngữ lập trình hệ thống như C, Assembly ... Hiện em đang học C, như thế liệu có thừa không?
Mong các anh chỉ giúp. Em chỉ mới định hướng chứ thật sự chưa có kiến thức nhiều
|
|
|
airsports wrote:
conmale wrote:
Trước khi đụng đến mảng "an toàn" của dữ liệu trong linux, nên tìm hiểu dữ liệu trong linux gồm có những gì, cấu trúc ra sao. Hiểu hai cái này rồi mới có thể đụng đến chuyện "an toàn" được. Muốn hiểu dữ liệu trong linux gồm có những gì, cấu trúc ra sao thì cài linux, tìm tài liệu cụ thể của distribution mình cài để dùng và thành thạo với nó.
PS: diễn đàn là để thảo luận chung. Không nên đưa ra e-mail riêng để nhận thông tin riêng.
Em cũng hiểu ý của anh conmale nhưng dữ liệu mà em muốn nói đến trong linux không phải là một file hay thư mục cụ thể mà nói chung đến tất cả các dữ liệu trong linux một cách tổng quan trong đó có cả dữ liệu người dùng.vậy theo anh cơ chế mà linux bảo đảm an toàn cho các dữ liệu này là thế nào?
em kiên thức còn nông mong được các anh giúp đỡ.
Mình cũng không hiểu ý bạn muốn nói là gì. Bạn nhắc đến cơ chế mà linux bảo đảm an toàn cho các dữ liệu, an toàn ở đây là nhìn trên góc độ nào? Góc độ bảo mật? Hay là cơ chế chống mất mát dữ liệu do sự cố của hệ thống.
Nếu mà đứng trên góc độ bảo mật thì mình nghĩ cơ chế của Linux là sự phân quyền rất rõ ràng. Tuy cơ chế này thừa hưởng trên UNIX từ rất lâu rồi nhưng vẫn phát huy tính hiệu quả của nó. Điều này trái ngược với Windows.
|
|
|
quanta wrote:
@ Caonguyen12G: Bạn xem lại chỗ này nhé:
Cấu trúc dữ liệu trong Linux là một hệ thống một cây thư mục bắt đầu từ thư mục gốc kí hiệu là dấu chấm "."
Cảm ơn anh nha ^^. Kí hiệu của thư mục gốc phải là dấu "/". Còn dấu "." là để chỉ thư mục hiện hành trong Linux. Mới xem lại, chắc giờ đúng rồi.
|
|
|
conmale wrote:
Trước khi đụng đến mảng "an toàn" của dữ liệu trong linux, nên tìm hiểu dữ liệu trong linux gồm có những gì, cấu trúc ra sao. Hiểu hai cái này rồi mới có thể đụng đến chuyện "an toàn" được. Muốn hiểu dữ liệu trong linux gồm có những gì, cấu trúc ra sao thì cài linux, tìm tài liệu cụ thể của distribution mình cài để dùng và thành thạo với nó.
PS: diễn đàn là để thảo luận chung. Không nên đưa ra e-mail riêng để nhận thông tin riêng.
Em mới làm quen với Linux có hơn tháng nên chỉ biết có một ít.
Cấu trúc dữ liệu trong Linux là một hệ thống một cây thư mục bắt đầu từ thư mục gốc kí hiệu là dấu chấm "."
Tất cả mọi thứ trong Linux đều được coi là tập tin từ các thiết bị ngoại vi đến ổ cứng ...
Trong Linux có các loại tập tin với các kí hiệu viết tắt:
d : Là các tập tin thư mục
- : Là các tập tin thông thường (như *.txt)
b : Là các tập tin thiết bị khối
c : Là các tập tin thiết bị ký tự
p : Là các tập tin dạng ống - pipe
l : Là các liên kết mềm
Còn vấn đề an toàn trên Linux thì có lẽ liên quan trực tiếp đến quyền truy cập - Permission và các lệnh thay đổi permission cũng như các lệnh liên quan đến user và group.
Còn có gì nữa thì mong mọi người chỉ giúp. Em cũng đang muốn tìm hiểu thêm
|
|
|
Em muốn viết một chương trình chạy trên Windows sử dụng lệnh Ping thì làm thế nào ạ.
Nói thêm em mới học về C cơ bản chứ về C cho hệ thống thì chưa biết gì cả
|
|
|
|
|
|
|