|
|
yeucodon wrote:
Chào các anh chị HVA,
Tình hình là em đang triển khai mô hình PDC – ADC – RODC.
Hiện tại do cty em có nhiều điểm kết nối với RODC.
VD: Ở Hà Nội em có 1 RODC và 10 điểm ( 1 điểm 30 user các điểm còn lại 6 user) thuộc các địa bàn khác nhau? Em muốn tính lượng băng thông các điểm trên chạy về RODC này và từ RODC này chạy về HCM. Vậy em phải tính theo hướng nào ạ? Em tính là tìm băng thông cho 1 user kết nối Domain rồi nhân ra. Nhưng theo tìm hiểu thì nó k thể được vì còn phụ thuộc vào các GPO…
Bây giờ em chưa có hướng giải quyết nào xác đáng , nên mong mấy anh hướng dẫn dùm em ạ
Em cảm ơn
Pác muốn tình lượng băng thông này để làm gì?
Planning cho phần bandwidth àh hay sao?
Theo mô hình thì pác đang dùng WIndows 2008 R2 hay phiên bản nào?
Pác cho vụ thể cái yêu cầu của bạn xem mình giúp được không?
|
|
|
tranhuuphuoc wrote:
Nói chung triển khai cho 1 doanh nghiệp cũng tuỳ thuộc những anh em sysadmin (kỹ thuật) ở đó nữa, anh có gặp trường hợp thế này , ông giám đốc thì khoái giải pháp Zimbra khi anh trình bày, ý kiến những ưu điểm, nhược điểm với họ, còn những anh em làm kỹ thuật trong bộ phận IT của công ty đó thì lại bàn tán ra vào vì thật sự họ chưa từng dùng *nix (chuyên về microsoft) nên khi đưa vào giải pháp này mà đến khi bị trục trặc nhỏ thì bên họ không biết đường nào mà ...xữ. Đến lúc này thì anh chỉ còn đi đến Exchange server hoặc Kerio.
Đồng ý hoàn toàn với pác huuphuoc nè.
Chuyên Microsoft, mặc dù có tham khảo qua vài Open Source, but thật sự vẫn chưa expert lắm, cho nên rất e dè khi chuyển đổi. Lỡ nó mà có trục trặc, thì sếp chửi ko thôi là đủ chết, chưa kể 500 user kia mỗi người "quốc" 1 câu thôi thì lúc đó chỉ có nước "chết"
|
|
|
vikjav wrote:
Zimbra thì bên mình đang dùng nhưng có lẽ nó không bằng exchange của microsoft.
Pác có thể cho biết thêm Zimbra ko bằng Exchange của Microsoft ở điểm nào không?
Vì theo mình thấy những tính năng như clustering, hỗ trợ cho người dùng External qua mobile, pc, đặt lịch hẹn và tính năng # đều có cả. Và nhu cầu của bên mình thì chỉ dùng đến đây thôi.
Riêng nếu nói về giá, nếu dùng Exchange 2010 bản Stand thì chỉ có thể cấu hình với 2 server làm cluster. và phải chạy trên nền Windows Enter prise.
Nội việc muốn dùng chat nội bộ, mail lịch hẹn
thì sơ sơ phải mua liense cho 2 Windows Enterprise server + CAL cho user AD ($35/cal)
sau đó lại mua tiếp 2 license cho 2 Exchange + CAL (75$cal) CAL cho bản Stand, muốn sài cao cấp hơn nhiều tính năng hơn thì phải mua thêm CAL cho bản PRO.
Với số lượng khoảng 500 user thì ( 35x500 + 75x500 = $55000)
Cái này là CAL không mà khoảng $55 K chưa kể tiền mua license cho 2 Windows.
Theo mình thấy thì Exchange chỉ tích hợp tốt cho các sản phẩm dùng Microsoft mà thôi. Như có thể kết hợp với Lyn để dùng voice mail và chat với yahoo, google, và conferences.
Và để quản lý hệ thống trên cho tốt cho hiệu quả thì còn phải cài thêm cái bộ System Center của Microsoft.
Nếu tính về chi phí và giá cả, mình dám chắc Zimbra rẻ hơn rất nhiều. Mặc dù mình chưa thật sự nắm rõ Zimbra.
|
|
|
Thì tiến hành...setup, bước dự trù ban đầu cho nó như thế này.
- 1 server đảm nhận vai trò mail server dùng Zimbra, Lotus chẳng hạn
- 1 server dùng để làm Firewall có thể dùng iptables, ipcop, pfsense, endian firewall,...
Làm 2 việc này xong, để hệ thống chạy lần đầu tiên thì mất ... nữa ngày . Di chuyển 500 người dùng sang server mới mất 1 ngày, 1 ngày cùng anh em ở công ty làm vài ...chai . Tổng cộng 3 ngày làm xong hệ thống (chưa tính độ an toàn, bảo mật, tinh chỉnh hệ thống chạy nhanh, mạnh mẽ,...)
Mình đã dự trù xong rồi bác ơi.
2 server chạy pfsense để đảm bảo redundant cho hệ thống firewall.
1 server chạy Zimbra để đảm trách việc gửi nhận mail.
1 server chạy Open Ldap + PAM dành cho việc chứng thực các user trong AD + mail.
Và bước cuối cùng, đang tìm công cụ để có thể replicate từ AD => Ldap. Vì chưa có kinh nghiệm thực tế, nên mình đang mong muốn các bác nào đã triển khai qua rồi và có những khó khăn trong khi triển khai thì vui lòng cho xin vài lời cảnh báo cũng như các kinh nghiệm thực tiễn để mình chuẩn bị cho tốt.
Tks all.
|
|
|
Dear all,
Mình đang có 1 hệ thống cũng khá lớn khoảng >500 user. Khoảng hơn 200 user là mobile user.
Hệ thống hiện tại đã có AD + Exchange cho văn phòng chính. Và dùng Mdeamon cho các phòng ban chi nhánh.
Các mail server trong hệ thống này đang dùng ở dạng Mail Offline. Get mail thông qua host đặt ở VDC.
Mình có 1 vấn đề đang thắc mắc.
Mình tính chuyển đổi hệ thống hiện tại sang Open Source.
Với Mail thì mình tính dùng Zimbra(hỗ trợ các loại thiết bị ngoại vi khác và khá mạnh) còn firewall thì sẽ dùng pfsense (có tính năng redundant, VPN,...).
Các bạn có thể chỉ cho mình, với yêu cầu trên, thì mình cần chuẩn bị những gì để có thể chuyển qua hệ thống Open Source mà vẫn đảm bảo hệ thống ổn định.
P/S: Mình đã backup toàn bộ hệ thống.
|
|
|
Wăng 1 đống link, test 2 link, died sạch.
Muốn kiếm số bài gửi, cũng đâu fải dùng cách này vậy BRO.
Còn không thì BRO wăng vào 1 link URL nào đó có phân mục rõ ràng và ghi ra những điểm yếu, hại của đóng TÀNG KINH CÁT này với.
chứ mình chỉ xem 3 cuốn ORIGAMI mà thấy died sạch. Chán wá
|
|
|
Anh conmale có thê giới thiệu cho em vài cuốn (Data Structure) để em đọc thêm được không?
Chứ trước giờ em chỉ biết những điều đơn giản như của anh đề cập thôi. Chứ còn sâu xa và chi tiết hơn nó hoạt động ra sao, yêu cầu cho hệ thống ra sao thì không hề biết.
|
|
|
conmale wrote:
Tốt nghiệp chuyên ngành mạng nhưng lại nghiên cứu về Linux là sao? Ý bồ là mạng trên nền Linux?
Cái này thì không có nắm rõ được đâu anh conmale.
Vì trước lúc em học cũng là chuyên ngành Mạng, nhưng khi làm đề tài thì đa số đi về system và có 1 chút ít NETWORK trong đó.
Sau này khi đi làm mới biết, là phân chia rất rõ ra là NETWORK đi hướng nào và SYSTEM thì theo hướng nào Open Source hay Close Source.
Chứ còn là sinh viên thì mấy cái khái niệm này lúc đó còn mơ hồ lắm. Vì cái gì cũng được dạy ở mức BASIC để sinh viên tìm hiểu sâu thêm nếu có đam mê.
@tuylipden156: Có lẽ bạn nên nói rõ ràng hơn tý xíu, về cái mình MUỐN nghiên cứu thì các MOD ở đây sẽ cho nhiều đề tài để làm hơn...Biết đâu ráng làm tốt, mí MOD ấy nhận vào cty làm luôn ^_^
|
|
|
@panfider: có fải pác muốn "tổ chức" 1 cty, rùi "lụm" nhân tài HVA về làm công cho pác hay không thì pác nói quịt tẹt nó ra cho rồi. Chứ IDEA này, ý kiến nọ mà không có cái nào rõ ràng và đâu vào đâu cả.
Theo như mình biết, pác sống ở US phải không? Trong một số bài có nghe nói pác sống ở US. Mình nhớ người US họ nói thẳng lắm mà, đâu có vòng vo thế này.
Còn theo mình thì thấy HVA vậy là được rồi, diễn đàn cho những người yêu công nghệ và giải đáp những thắc mắc của mọi người nhằm giúp mọi người trưởng thành cả trong suy nghĩ và trong lĩnh vực KH-CNTT. Với mình, vậy là GOOD rồi.
Chỉ tiếc cái là trình độ non kém quá, trước giờ toàn hỏi, nhờ vả, chứ chưa giúp ích gì được cho diễn đàn phát triển thôi
|
|
|
myquartz wrote:
Lời khuyên: nên xài ... NAS (Network Attached Storage), chuyên trị làm file server. Ví dụ sản phẩm của NetApp, hàng cao cấp của nó có uplink là mấy kênh 10GBit đấy. Không có server trung gian, hỗ trợ luôn SMB (khá tương thích cho Win Client rồi).
Mô hình kết nối 1Gbit thì thế này:
1 Sw dạng 3750, chạy layer 2, 24 port 1GBit.
4 port ta aggregate tới NAS, 20 port còn lại thì cho vào 10 switch nhỏ hơn, mỗi sw nhỏ hơn là 48 port 100, 2 port 1Gbit. Tổng lại ta có 480 port 100 cho 480 PC (gần 500 rồi). Nếu chạy tất cả PC full tải thì mỗi PC sẽ được chia 4Gbit/480 ~ 10Mbit. Nếu ta giả sử 10% PC đọc ghi cùng lúc thì mỗi PC sẽ đạt được cả 100M.
Nếu lên 1000 node mạng, thì thêm 1, 2 con sw 3750 nữa, nối stack với nhau, sẽ có 1 cái sw 72 port 1GBit, NAS thì mua thêm 1 con nữa hoặc nâng lên 8 port 1GBit aggregate là kinh lắm rồi.
Mô hình kết nối 10Gbit thì 1 con 10Gbit sẽ làm core (chỉ cần 2 kênh 10GBit là đủ, còn lại 16-24 kênh 1Gbit aggregate với distribute), các con 3750 sẽ là distribute, các sw 100M sẽ làm access.
Mình thì chưa từng làm qua NAS nên có vài chỗ chưa hiểu, mình hỏi thêm nhé.
1./ Mình tìm hiểu qua loại x3000(4 port 1 Gbps + 6 TB ) và X5000 (2 port 8 Gbps + 128 TB cho linux và 16 TB cho windows.) có khả năng mở rộng ra MSA, EVA, XP (mình đang coi sản phẩm của HP). Nếu như vậy thì sẽ mất 2 port để nối đến SAN để đảm bảo Reduntdant do đó không thể aggregate 4 port đến NAS được không đủ port.
2./ Dung lượng của NAS quá ít, nếu dùng loại x3000. Riêng loại X5000 thì có khả năng mở rộng từ NAS --> SAN ở đây theo mình hiểu là có phải truy cập thông qua NAS, nhưng dữ liệu được đặt ở SAN có phải không?
3./ Theo như mô hình của pác myquartz là phải dùng tối đa 2 NAS để đảm bảo redundant. Vì giả sử nếu dùng 1 NAS, con NAS này chết thì coi như tiêu luôn. (Không biết mình đã hiểu đúng ý của pác chưa?)
myquartz wrote:
Lời khuyên: nên xài ... NAS (Network Attached Storage), chuyên trị làm file server. Ví dụ sản phẩm của NetApp, hàng cao cấp của nó có uplink là mấy kênh 10GBit đấy. Không có server trung gian, hỗ trợ luôn SMB (khá tương thích cho Win Client rồi).
.
Nếu chơi thằng này thì xem ra giá nó cũng ngang ngửa với thằng SAN dòng mid-range.
Vì lúc đầu mình tính build con SAN này cho cả hệ thống mail + database sau này nữa. Tạm thời chỉ giải quyết bài toán File thôi. Nhưng nếu theo ý kiến đóng góp của các pác thì mình sẽ tách ra làm 2 thành phần database + mail nằm trên SAN riêng. File server dùng trên NAS, nhưng nếu dùng vậy thì có đảm bảo 3 vấn đề ở trên mình nêu ra không?
@myquartz: Theo mô hình của bạn thì phần Network LAN thì coi như mình đã giải quyết được rồi.
@ anh conmale: Lúc đầu em cũng tính dự toán là 20 Gb như anh. Nhưng khi em order loại SW 3750 x với module X là 2 port 10 GB, 2 con là 4 port, thì em đã gộp 2 port vào cho 1 con file là đảm bảo 20 GB từ CORE Switch đến SERVER.
Nhưng lại kẹt ở phần từ server đến SAN chỉ mỗi 8 Gbps. Cho dù chạy 2 đường vẫn là dạng Active/Passive. Cho nên em ko đi tiếp theo phương pháp này.
Mong nhận được ý kiến đóng góp của các bạn.
Thân.
|
|
|
@tranhuuphuoc và @facialz: Cám ơn 2 pác về những ý kiến giúp mình định hướng và suy nghĩ rõ hơn vấn đề mình đang hỏi.
@facialz: Mình dùng SAN cho nên chắc sẽ không cần tính số lượng HDD gì đâu? Vì SAN có khả năng mở rộng tốt. Nếu thiếu thì add thêm disk enclosures cho nó thôi.
1./ Lúc đầu do mình chưa rõ cấu trúc của một DFS nên hỏi đôi khi nó không có rõ ràng cho lắm có gì các pác bỏ qua cho.
Hiện tại thì cái vụ này chưa có thể triển khai nên mình chưa có thể đo 1 cách chính xác như lời pác tranhuuphuoc là kiểm tra xem 1 current session truy cập vào 1 file trên File server thông qua đường 1 Gbps để đưa ra số liệu cụ thể được.
Nhưng qua thông tin hữu ích của hai pác mình triển khai với Mô hình sau:
2 DC Server (với DFS Root được config ở trên) ==kết nối==> Core SW ==kết nối==> Peplink (load banling cho đám File Server) ==kết nối==> 3 File Server(3 server này chỉ chạy dạng như là 1 services) ==kết nối==> SAN (dữ liệu của tất cả file sẽ được lưu trên đây)
---Lưu ý các kết nối này đều là 1 Gbps
---Mục đích trang bị peplink để giảm tải cho hệ thống Network khi có quá nhiều truy xuất đồng thời như vậy?
---Mục đích chạy 3 file server dạng services để 1 trong 3 thằng chết thì không ảnh hưởng gì đến sự truy xuất của người dùng cuối đến dữ liệu file được lưu trên SAN
---SAN trong mô hình này được trang bị kết nối quang (FC) 8 Gbps, nhiệm vụ lưu trữ tập trung và backup cho cả hệ thống file.
Theo như mô hình trên này thì các pác có ý kiến gì ko? Nếu có chỗ nào sai hay chưa hoàn thiện, các pác chỉ giúp mình nhé.
Thân
|
|
|
facialz wrote:
Chào bác. Khi có rất nhiều người cùng truy xuất 1 file thì file ấy hầu như chắc chắn được cache trên tất cả các node của cluster. Nên nghẽn cổ chai có khả năng xảy ra từ Core switch trở đi nhiều hơn là trên SAN.
Mặt khác nếu mạng có 500-1000 người thì khả năng tất cả cùng truy xuất 1 file là rất hiếm. Có lẽ phương pháp tính như thế này thì hợp lý hơn:
1. Dự toán số lượng ổ cứng và số RAID set cho 50-100 người.
2. Lấy con số dự toán nói trên nhân 10 lên.
1./ Có rất nhiều người truy xuất, nhưng không phải cùng 1 file. Vì nếu truy xuất cùng 1 file thì phải có giải pháp khác nữa là ai có quyền đọc file này, ghi file này, hay đang làm gì nó.....
Còn ý cuả mình chỉ đơn giản là với số lượng user như trên truy xuất vào một server FILES và mỗi file có dung lượng 10 -20 MB thì liệu server hay network này có đáp ứng nổi không?
2./ Dự toán số lượng ổ cứng và số RAID, cái này thì chỉ tính dung lượng cho SAN cần tối đa bao nhiêu ổ cứng (size).
3./ "Lấy con số này nhân 10 lên" Mình không rõ nhân 10 lên này là ra đơn vị tính nào, size hay một đơn vị khác <= Mình chưa rõ ý này của bạn cho lắm.
|
|
|
Hiện trạng đặt ra là chưa có.
Mình chỉ lên giải pháp đầu tiên là cắm 1 cổng Interface GigaEthernet của File server vào con Core Switch.
Mình đang boăn khoăn, là với 1 Gbps đường truyền như vậy là đủ không?
Nếu không đủ hay đủ, thì phải có 1 lý do nào và cách tính toán như thế nào để thuyết phục?
Vì theo mình SEARCH thì thấy File Server không có Loadbanling như những loại khác.
|
|
|
Dear all,
Mình có 1 bài toán như vậy, nhưng không biết giải pháp mình đưa ra là đúng chưa? Mong nhận được sự đóng góp của các bạn.
1./ Sơ lược:
1 Cty có khoảng 500 user có khả năng mở rộng đến 1000 user. Đa số là kỹ sư thiết kế chuyên làm bằng AutoCad và các Soft liên quan đến bản vẽ. 1 file bản vẽ có thể có dung lượng từ 10 - 20 MB hoặc hơn.
2./ Hiện trạng đã có:
2 server AD chạy replicate.
Các access switch dùng Linksys hỗ trợ 4 port 1 GB.
File, Mail, Web chạy qua host ở bên ngoài.
3./ Giải pháp đưa ra:
Trang bị 2 Core Switch 3750. Web, Mail cấu hình Cluster với data được đặt trên SAN.
a./ Dùng 1 Storage (SAN) để chứa các file trên. (SAN có thể dùng HP MSA P2000 G3 8Gbps - HDD dùng là loại 6Gbps 15 K LFF)
b./ Dùng 2 Server đóng vai trò làm FILE SERVER (mình dùng luôn DFS của Window) chạy CLUSTER dưới dạng Active/Passive.
c./ Dùng 1 Server làm nhiệm vụ Monitor các chỉnh sửa, xoá, edit, modify,.... trên các File trên (Có thể dùng ChangeAuditor của hãng Quest, hay dùng auditctl để ghi log và showlog ra thành dạng WEB với phplogcon như tư vấn của anh conmale và pác quanta ở loạt bài Real-time audits, reports and alerts for Linux File Servers changes).
3./ Yêu cầu đặt ra:
a./ Tại 1 thời điểm có thể có 500 - 1000 người truy xuất 1 lúc đến 1 file có dung lượng 10 - 20 MB thì không biết có xãy ra tình trạng thắt cổ chai hay không? Nếu có, là xãy ra ở Network hay ở Server không đáp ứng nổi (Nếu có thể, vui lòng chỉ mình phương pháp)
b./ Ngoài phương án này ra, có giải pháp nào hay hơn thuyết phục hơn để xây dựng giải pháp này hay không?
Thân
P/S: Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết.
|
|
|
quanta wrote:
File server bạn dùng cái gì nhỉ? Thử ngâm cứu mấy cái như: audit, inotify,... xem.
Àh vụ này thì mình cũng đang ngâm cứu xem là dùng cái gì? Nhưng mình nghĩ chắc là dùng Samba.
Cám ơn pác quanta về cái gợi ý nhen.
|
|
|
Tks anh conmale. Giờ em đang tìm cách cho nó lưu xuống thành file database sau đó dùng thằng phplogcon push nó lên WEB cho sếp kiểm tra.
Cám ơn anh conmale lần nữa nhé.
|
|
|
Dear all,
Cho mình hỏi về một vấn đề.
Vấn đề là như sau: Do cty làm việc thông qua và xử lý đa số trên File là nhiều, các file thuộc bản vẽ AutoCad, các bảng vẽ kỹ thuật. Do đó sếp muốn trên File Server phải có phần theo dõi, và report cho những ai đã xem file, sửa file, download files...
Mình tìm kiếm thì thấy có Soft của Quest nhưng họ viết cho nền Window.
Link tham khảo: http://www.quest.com/changeauditor-for-windows-file-servers/
Có bạn nào biết có loại nào có thể audit được như vậy trên nền Unix không? Nếu có vui lòng chỉ giúp mình.
Thân
|
|
|
Sorry mình nhầm.
AD không có khái niệm CLUSTER. Vì AD đã có sẵn Replicate giữa các server DC với nhau, để đảm bảo sự ổn định của hệ thống và dùng chung cơ sở dữ liệu thống nhất.
Cluster chỉ đa số dùng cho hệ thống Email Server, File server, web server.
Nhưng khi mình tìm vẫn thấy đa phần config cluster/NLB cho Web server trên win 2k8, không tìm thấy được config cluster for web server trong win 2k3.
Phần config trên win 2k3 thì chỉ có phương pháp dùng Round Robin DNS.
Nhưng bài toán của mình thì không dùng như vậy.
Mình muốn config giống http://msopenlab.com/index.php?article=11 trên Win 2k3
Pác nào biết hay có link, vui lòng chỉ giúp
Thân
|
|
|
Dear các bạn,
Cho mình hỏi 1 vấn đề như sau:
Hiện tại mình đã có 1 Domain Controller.
Giờ mình muốn dựng thêm 1 con DC nữa, và put data của nó lên SAN.
Nếu 1 trong 2 con DC bị chết thì, con kia sẽ làm chính. Và 2 con này chạy như dịch vụ thôi. Vì tất cả data sẽ được lưu trữ trên SAN.
Các bạn có tài liệu hay giải pháp nào nói về vấn đề này không?
Nếu có, mong các bạn chỉ giúp.
Thân
|
|
|
Chào các bạn,
Mình tham khảo qua nhiều bài viết về Grid Computing và Cloud Computing và mình có 1 vài so sánh như sau về Grid và Cloud.
Giống:
- Đều hỗ trợ tính toán dữ liệu với chi phí thấp nhất có thể
- Đều dựa trên công nghệ ảo háo
- Điều ra đời với mục đích làm đơn giản và tối ưu hóa hệ thống thông tin đơn lẻ, với khả năng tính toán và xử lý hàng ngàn ứng dụng (phép toán) 1 lúc cho 1 lượng dữ liệu khổng lồ.
Riêng phần khác, thì mình thấy khác không nhiều lắm.
Có khác chỉ là khác cách định danh mô hình bên trong của Cloud và Grid.
Cloud: Theo thứ tự từ trên xuống: Application -> Platform -> Infrastructure -> Virtualization -> Server
Grid: Theo thứ tự từ trên xuống: Grid Application -> Grid Middleware -> Grid Infrastructures
Hoặc nói cách khác Cloud là một dạng mở rộng của Grid hay Grid là cơ sở hạ tầng để phát triển Cloud.
Các bạn nào có thể giúp mình so sánh Grid và Cloud rõ ràng hơn. Hay tài liệu nào đó nói về vấn đề này để mình hiểu rõ hơn, mong các bạn chỉ giúp.
Thân
P/S: Nếu có gì sai trong phần nhận xét trên, mong nhận được sự góp ý của các bạn.
|
|
|
Vấn đề là motmang đang muốn tự học và tiền đề kinh phí hơi ít.
Đối với VPS của PA được FREE 1 các DirectAdmin. Đã có DirectAdmin rồi thì cần gì tốn tiền mua thêm Cpanel cho phí.
Vả lại mình thấy Firewall thì có CSF, thằng này cũng ngon, tích hợp đồ họa sẵn trong DA và Cpanel.
Khả năng auto block IP với một số RULES mặc định.
Sài như vậy cũng đỡ.
Nhưng trước tiên là backup all data và cài lại VPS mới cho chắc ăn, bảo đảm sạch sẽ virus. Còn nếu bạn muốn ngâm cứu thì nên giữ lại ^^
|
|
|
Những phần bạn cần có trong cuốn LPI đó, bạn search cuốn đó mà đọc.
Còn không thì SSH vào server dùng Putty hay SSHsecureshellclient sau đó dùng lệnh
#man
ra mà xem....
Tốt nhất là đang sử dụng distro nào thì vào diễn đàn tương tự sẽ dễ kiếm hơn
VPS của PA thường dùng là CentOS.
Trong phân mục bài Unix của pác quanta có các địa chỉ hữu ích để học LINUX có đầy đủ hướng dẫn và cả link.
P/S: lần sau nên search trước khi hỏi..
|
|
|
Ngộ nhĩ, mình thì lại đang muốn học lại những kiến thức cơ bản ở các trường Đại Học, mà không có time...
Trong khi một số bạn thì lại muốn lướt qua nó để rồi khi đi làm bạn sẽ nhận thấy một số điều tiếc nuối.
Khi đi làm hơn thua nhau ỡ chỗ là người nào nắm rõ hiểu sâu, nhưng cái cơ bản chán xì mà bạn đang không muốn học đó...
Theo mình bạn nên học những cái đó trước đi và nắm cho kỹ vào....
Không ai nhào vào xây liền căn nhà 50 tầng (hoặc hơn) mà không chịu làm móng cả.....Trừ khi bạn muốn nó đổ.....
|
|
|
Tốt, mua domain của PA là tốt nhất.
Vì có sẵn Control panel cho config thoải mái, kể cả domain quốc tế và domain việt nam.
Nhưng phải trỏ DNS về PA thì mới thực hiện được điều trên.
Riêng muốn làm DNS riêng cho server của bạn.
có 2 cách.
1./ Giả dạng DNS (mình tạm dịch thế cho dễ hiểu)
ns1.têndomaincủabạn
ns2.têndomaincủaban.
Sau đó map 2 cái này về DNS server của nhà cung cấp dịch vụ.
2./ Đăng ký với VNNIC 1 cặp DNS server.
Lấy IP ngay tại chính máy bạn làm DNS server.
Sau đó config các record trong DNS là xong. Lúc đó chính bạn làm DNS server luôn mà ko phụ thuộc nhà cung cấp nào... hehehe
|
|
|
Có chứ? Vì 2 lý do
1./ Em đang kiếm 1 công việc để phát huy tiềm năng của em.
2./ Và em muốn kiểm tra xem trình độ của em ở mức nào? Để cố gắng và phát triển.
Tối nay em về soạn CV.
Cám ơn thông tin của anh.
@281: Giờ thì khó mà biết anh 281 là IT hay HR nữa?
Thấy anh xuất hiện nhiều nơi quá.
hehe
|
|
|
Em cũng ham hố tính nộp đơn, mà có cái ERP thì hem biết.....
Cho nên tháo chạy luôn...
Giờ mới biết anh 281 làm ở First Alliances.
|
|
|
Pác tmd dính 2 mẫu A, B rồi àh.
Bác kể triệu chứng của máy pác cho em tham khảo với.
Lúc trước 1 server của khách hàng bị.... Em cũng ko thấy nó ảnh hưởng gì nhiều.
Nó chạy vẫn bình thường, hoạt động vẫn tốt.
Chỉ vô tình em phát hiện ra nó. Do vào services kiểm tra. thì thấy 1 services lạ
giống Font chữ TQ có ghi MS08-067.
Nên ghi ngờ con này xuất phát từ Trung Quốc.
|
|
|
choc_ wrote:
mình thấy tội nghiệp cho các bạn sinh viên còn đang mò mẫm mà lại đi theo các chương trình đào tạo như thế này. rồi sẽ chẳng dẫn tới đâu, lúc nhìn lại, có hối hận thì đã muộn.
mình có lời khuyên cho các bạn: quên đi, quên hết hacker, hacking, buffer overflow, fuzzing, sql injection, xss...tập trung học những thứ trong trường dạy, tập trung vào discrete math, programming language, operating system, network programming, data structure & algorithm, information theory, automata, compiler, database, distributed system...học hết và học tốt những thứ đó, mà vẫn duy trì được một cuộc sống khỏe mạnh, thì đã bước một bước rất dài trên con đường học và nghiên cứu về an toàn thông tin rồi.
Không phải KHEN anh(bạn) choc_ nha.
Nhưng đọc cái này, mình VOTE cho choc_ 5 sao luôn.
Nó đâm thủng cái "mơ mộng viễn thông" thích chơi nổi của mình rồi sinh viên của mình lúc trước..... Lần trước thì anh conmale có "đâm" 1 lần. Giờ tới choc_.
Giờ nghe lại, vẫn thấy nó đúng. Đọc sách giáo khoa cho vững, cho kỹ rồi ta hãy tìm sách tham khảo... Tâm đắc câu này của anh conmale & add thêm câu của choc_ nữa.
2 câu để đầu giường ^_^
|
|
|
Sài host nào? Nhà cung cấp cho bạn cái nào, thì bạn config về DNS đó.
Khi họ cung cấp DNS cho bạn, thì họ đã config các RECORD cần thiết vào đó.
Bạn chỉ cần trỏ về theo đúng DNS của họ cung cấp là okie.
Còn nếu bạn trỏ về DNS khác, thì tất nhiên sẽ không chạy.
|
|
|
Em để ý thấy ở đâu có định hướng có chỉ hướng đi là ở đó có anh CONMALE.
Anh CONMALE nên chuyển ngành giáo dục, hay hướng dẫn đi anh.
Qua những bài viết định hướng thì thấy anh CONMALE có 2 ưu điểm:
1./ Viết văn hay.
2./ Định hướng tốt.
=> chắc mốt anh đổi tên quá. Anh nên đổi thành "Người Dẫn Đường"
@anglezero: Cái này có trong loạt bài "những cuộc đối thoại với ROKIE...." bạn tìm kiếm và tham khảo. CLICK vào cái PHÒNG ĐỌC áh. Có 1 số bài khá hay.... Mà qua đó bạn sẽ lượm lặt được những thuật ngữ, vốn kiến thức dành riêng làm hành trang cho mình. Rồi vào Tìm kiếm search cái bài viết tương tự.
làm theo ko hiểu bước nào, bạn post lên, mọi người sẽ giúp bạn.
Muốn học bảo mật thì đầu tiên là ráng học cho hết kiến thức thầy cô ở trường gồm có:
1./ Sách giáo khoa
2./ Sách tham khảo.
Cái này em mượn lời anh CONMALE trong phần 1 của cuốn ROKIE.
Mình cũng thích bảo mật lắm. Nhưng nghĩ khả năng mình có giới hạn cho nên chưa dám đi xa. Giờ chỉ nghe lời anh CONMALE về "đào móng" kiến thức thoai....
1./ Với mình bây giờ là SEARCH GOOGLE làm theo, ko hiểu, lên HVA hỏi... hehehe
Mà nhớ là SEARCH trước khi hỏi, ko là bị pác MA "châm"
pác Ma châm nó đau âm ĩ lắm đó nha...
|
|
|
|
|
|
|