|
|
Cập nhật lại link giúp bạn Hoàng Code:
http://www.mediafire.com/?p0diatkx1p6n9jo
|
|
|
Vậy cho mình hỏi chút, tại sao bạn lại muốn "Học Gì Để Làm CNTT Trong Ngân Hàng"? Phải chăng bạn nghĩ làm CNTT trong ngân hàng là sẽ "giàu" hơn là làm CNTT ở chỗ khác?
|
|
|
Mình dự đoán bạn dùng ext 4 thế nên cái chương trình nó không mount được là chuyện... đương nhiên
Bạn đã thử cho máy "chạy" Wifi trước khi tìm Driver chưa?
dazzlingvit wrote:
Bạn phân vùng lại ổ đĩa là được mà. Cứ để nguyên cái phân vùng có Windows, bạn tạo ra 2 phân vùng khác, 1 cái dạng Ext3 (hoặc Ext4) mount / để chứa Linux, 1 cái dạng swap để làm bộ nhớ ảo cho Linux (cái swap có cũng đc, k0 có cũng đc, để be bé thôi). Thế là cài, tự Fedora sẽ tạo MBR chỉ đến cái GRUB để khi khởi động bạn có thể chọn HĐH
Ây cái swap để be bé thì được chứ không có đụng chuyện là mệt à nha. HVA đã từng có bài cãi nhau ủm tỏi về chủ đề này rồi.
|
|
|
[Phần 3] Dự kiến bài này đến phần 3 chắc là đủ.
|
|
|
[Phần2] Chuẩn bị hôm nào rảnh dịch tiếp vào đây
|
|
|
Lời tựa: Eric Raymond có lẽ đã quen thuộc với nhiều bạn trên diễn đàn HVA thông qua bản dịch “How To Become A Hacker” do anh (chú) conmale dịch. Trong đó Eric có nhắc đến việc nên học Python để làm quen lập trình, đây là một chi tiết theo mình là khá đáng giá.
Tuy nhiên mình cũng mong các bạn tránh ngộ nhận đánh đồng việc học Python với trở thành Hacker. Thực tế ngay cả việc mình học Python cũng là từ lý do đang bắt đầu theo học chương trình lấy Python làm ngôn ngữ cơ sở để giới thiệu về lập trình chứ cũng ít liên quan đến lý do “Become A Hacker”. Và cũng do thấy trên HVA có vẻ nhiều người quan tâm đến Python nên muốn chia sẻ.
Một tài liệu khác mình đánh giá cao hơn bài “Why Python?” nhất là với những sinh viên như mình là “Why Python is a great language for teaching beginners in introductory programming classes” có tại http://www.stanford.edu/~pgbovine/python-teaching.htm. Và dự kiến sau khi dịch xong bài này và nếu được sự hưởng ứng của mọi người, mình sẽ tiếp tục dịch tài liệu này.
Do việc dịch tài liệu này liên quan nhiều hơn vấn đề rèn luyện cách hành văn và trình độ tiếng Anh nên nếu có lỗi trong phần dịch lẫn ngữ pháp mong mọi người góp ý.
Nguồn bài: Bài “Why Python?” của Eric Raymond được đăng tải trên số 73 tháng 5, 2000 trên tạp chí LINUX JOUNAL và được đăng lại trên website tại địa chỉ http://www.linuxjournal.com/article/3882
======================================================================
(Phần 1)
Cuộc gặp gỡ đầu tiên của tôi với Python giống như một sự ngẫu nhiên hơn là có chủ đích, và lúc đó cái nhìn của tôi về nó cũng chẳng giống như hiện tại. Đó là khoảng vào đầu những năm 1997, khi quyển sách Programming Python của Mark Lutz trông bộ sách O'Reilly & Asscoiates vừa mới được phát hành. Lúc này thi thoảng một vài quyển sách trong bộ O'Reilly vẫn được đưa tới trước cửa nhà tôi, có vẻ như một nhân vật bí ẩn đã chọn từ một danh sách ngẫu nhiên để tặng sách, cho đến nay tôi vẫn chưa rõ ý định của người này. Và quyển Programming Python cũng nằm trong số những quyển sách được tặng theo kiểu này.
Tôi có một thú vui khá lạ, thú vui sưu tầm các ngôn ngữ của máy tính. Tôi biết khoảng hơn một tá các thể loại ngôn ngữ lập trình, thường viết các trình thông dịch và biên dịch để giải trí, và thiết kế một số ngôn ngữ dùng cho các mục đích cà nhân như một sự đánh dấu bản thân. Một dự án tôi mới hoàn thành về thể loại này là ngôn ngữ chuyên dùng được gọi với cái tên SNG, chuyên dùng cho các thao tác trên hình ảnh có đuôi PNG (Portable Network Graphics). Độc giả quan tâm có thể ghé thăm trang chủ của SNG tại địa chỉ http://www.catb.org/~esr/sng/. Bên cạnh đó tôi cũng viết một bài nói về chi tiết các ngôn ngữ lập trình nhằm thiết lập một viện bảo tàng ngôn ngữ máy tính tại địa chỉ http://www.catb.org/retro/(1).
Những gì tôi biết về Python lúc đó chỉ giới hạn trong khuôn khổ mà ngày này người ta vẫn gọi là “ngôn ngữ kịch bản”(2). Một ngôn ngữ với trình thông dịch riêng với ưu điểm trong quản lý bộ nhớ cũng như hợp tác với các chương trình khác. Chính vì vậy tôi bắt đầu cuộc hành trình đi sâu vào Python với một câu hỏi luôn hiện ra trong đầu: “Liệu ngôn ngữ này làm được những gì mà Perl phải bó tay hay không?”
Nói về Perl, dĩ nhiên, nó là một quái vật hạng nặng trong số những ngôn ngữ kịch bản hiện đại. Có thể nói nó là sự lựa chọn hàng đầu của các quản trị UNIX trong số các ngôn ngữ kịch bản nhằm mục đích quản trị hệ thống nhờ hệ thống thư viên và các system call rất đa dạng. Bên cạnh đó là rất nhiều Module được xây dựng từ một cộng đng Perl năng động và rất tài năng. Theo thống kê thì Perl cũng là ngôn ngữ CGI đứng đằng sau hơn 85% nội dung “sống” trên mạng (số liệu đúng với năm 2000, thời điểm bài viết này ra mắt).
Nên biết rằng Larry Wall, người đã tạo ra Perl, được coi là một trong những thủ lĩnh quan trọng nhất của cộng đồng mã nguồn mở, và thường đứng thứ ba sau Linus Torvalds và Richard Stallman (3) trong tam á thần hacker (4). (5)
Cũng trong khoảng thời gian đó, tôi sử dụng Perl cho một số dự án nhỏ. Dĩ nhiên Perl rất mạnh mẽ, tuy nhiên cú pháp cùng một số khía cạnh khác của ngôn ngữ này buộc bạn phải hết sức cẩn thận nếu không muốn có những rắc rối. Chính vì vậy tôi tìm đến Python như một ngôn ngữ kịch bản thay thế và cũng vì lý do này mà trong thời gian đầu tôi luôn đặt Python bên cạnh Perl để so sánh.
Ngay lập tức tôi vấp phải một trong những điều căn bản và kỳ lạ đầu tiên của Python mà rất nhiều người mới làm quen với ngôn ngữ này gặp phải: “khoảng trắng”(6). Thực tế trong C và Perl đều có xuất hiện điều này, tuy nhiên vai trò của “khoảng trắng” chỉ có tác dụng cho đoạn code dễ theo dõi chứ không có vai trò quan trọng như trong Python. Và giống như nhiều Hacker tôi cảm thấy không mấy thích thú với việc này.
Lý do của việc này xuất phát từ những năm của thập niên 70 thế kỷ trước, lúc đó tôi đã bắt đầu lập trình thành thạo FORTRAN. Dĩ nhiên không phải thời điếm đó các Hacker mới ra đời, tuy nhiên lúc này trong văn hóa Hacker đã bắt đầu định hình văn hóa khó chịu đối với những ngôn ngữ lập trình kiểu cũ. Thay vào đó khái niệm “free format” được sử dụng nhằm chỉ các ngôn ngữ lập trình có phong cách giống như Pascal và C rất được thịnh hành, đương nhiên các ngôn ngữ kiểu này cũng được sử dụng thường xuyên. Các ngôn ngữ được thiết kế theo kiểu cũ dần dần đã bị lãng quên đi trong nhiều thập kỷ và gần như chẳng mấy ai còn có ý định nhắc tới nó. Và khó có thể đổ lỗi cho những con người trưởng thành trong văn hóa như vậy về sự khó chịu của họ đối với Python, giống như là việc đạp nhầm đống phân khủng long vậy.
Đó cũng chính xác là những gì mà tôi cảm thấy. Chính vì vậy tôi tiến hành lướt qua một lượt các mô tả của ngôn ngữ này, gần như không có sự tập trung cần thiết. Tuy nhiên tôi nhận ra rằng cú pháp của ngôn ngữ này sạch sẽ hơn hẳn so với Perl, cùng với đó thì các cơ sở lập trình GUI tạo menu, nút cũng rất tốt.
Tôi quyết định đặt quyển sách trở lại kệ, cố gắng hình dung lại về Python để chuẩn bị làm một Project nho nhỏ về GUI nhằm hiểu rõ hơn ngôn ngữ này. Nhưng cho đến tận lúc này trong thâm tâm tôi vẫn tin rằng nó chẳng thể cạnh tranh nổi Perl.
(1): theo ý kiến cá nhân của mình đoạn này lão Eric Raymond khoe của hơi nhiều, cơ mà cũng đúng là lão giỏi nên khoe thì mình cũng chỉ biết ngước nhìn hâm mộ.
(2): nguyên văn là scripting language
(3): Richard Stallman là người khởi động dự án GNU
(4): nguyên văn là Demigod.
(5): về đoạn Larry Wall và hacker này thì đúng là ông là người quan trọng trong cộng đồng mã mở. Tuy nhiên danh xưng hackers demigods thì phải nói Eric Raymond có tư chất khá tốt viết tiểu thuyết dòng fantasy của Tây phương. http://en.wikipedia.org/wiki/Fantasy.
(6): chúng ta vẫn quen gọi là "dấu cách" hay "khoảng cách" được tạo bởi Spacebar
|
|
|
@zerozeroone: thank mình sẽ tìm hiểu thêm, có vẻ như có một số ngộ nhận của mình.
@gamma95: anh nói là em sai ở mức độ nhận định cụ thể vậy anh có thể chỉ rõ giúp em không ạ, em cảm ơn.
@nbthanh: em cảm ơn anh, hoá ra đoạn mã của em sai bét về mặt bảo mật
|
|
|
zerozeroone wrote:
Kiểm tra file mở thành công không mà làm kiểu đó thì "tèo" rồi.
Ồ, vậy bạn có thể chỉ mình cách để kiểm tra file mở thành công hay không mà không bị "tèo" được không. À dĩ nhiên là trên Python.
==============================================================================
Do bạn zerozeroone mãi không trả lời nên tớ quyết định trình bày rõ lý do tại sao lại dùng print f cho việc kiểm tra mở file trong Python. Và âu cũng là để chờ đợi câu trả lời xác đáng cho việc tại sao dùng cách trên "tèo" và cách nào để hết bị "tèo".
Trong Python giống với nhiều ngôn ngữ bậc cao và "siêu cao"(do trong một số tài liệu về Python có vài tác giả gọi đây là super high-level language) là biến không cần phải khai báo khi dùng. Hay nói đúng hơn là biến được khai báo cùng lúc với việc gán giá trị.
Do vậy nếu print f khơi khơi không qua gán bạn sẽ nhận được thông báo
Code:
Traceback (most recent call last):
File "C:/Users/ADMIN/Desktop/demo.py", line 1, in <module>
print f
NameError: name 'f' is not defined
Khi gán:
Code:
f = open('ketqua.txt', 'w')
Lúc này f sẽ được gán bằng một chuỗi ký tự, là câu lệnh được gửi tới trình thông dịch để mở file và chế độ mở file đó tương ứng với lênh open() khi lệnh này được thực hiện thành công.
Do vậy, lệnh print f sẽ in cái chuỗi này ra và ta có kết quả khi lệnh open() thực thi bình thường:
Code:
<open file 'ketqua.txt', mode 'w' at 0x012D9A88>
Nếu lệnh open() không thể thực hiện thì khi thực hiện print f sẽ có thông báo tình trạng, ví dụ như thế này:
Code:
Traceback (most recent call last):
File "C:/Users/ADMIN/Desktop/demo.py", line 1, in <module>
f = open('ketqua.txt', 'w')
IOError: [Errno 13] Permission denied: 'ketqua.txt'
Đây là do file đã tồn tại nhưng tớ để chế độ Read Only nên trình thông dịch không thể thao tác với file và báo kết quả.
Vì vậy theo tớ đây là cách kiểm tra file đã mở thành công hay không đơn giản và ngắn gọn nhất trong Python cho các bài học thao tác với file của ngôn ngữ này. Tuy nhiên zerozeroone lại nói cách này là "tèo", tức là tớ hiểu là cách này có thể gây hại hoặc tạo ra một số trường hợp không dự đoán được trước. Nên tớ phải giải thích rõ lý do tại sao dùng và chờ cách làm không "tèo" của zerozeroone.
|
|
|
Chính là để kiểm tra file có mở thành công hay không đó anh.
|
|
|
Dù cũng mới làm quen với python nhưng mình cũng đồng ý với anh gamma95 đúng là khi đã làm quen với python thì khó quên thật. Dĩ nhiên là tuỳ theo kinh nghiệm mỗi người mà cái "khó quên" được khai triển với những lý do có thể rất khác.
Trên quan điểm một người mới như mình thì tính khó quên của Python có lý do từ sự sạch sẽ rõ ràng trong mã nguồn. Khi đã biết tới Python thì mỗi khi phải giải quyết bài toán nào đó tớ thường hay có lối suy nghĩ theo Python, giải thuật theo Python thay vì hướng theo C/C++ như trước đây (vì tớ cũng mới biết hai ngôn ngữ này).
Ví dụ như chương trình mở file và ghi file của Python có độ dài ngắn hơn rất nhiều so với C/C++:
Code:
f = open ('ketqua.txt', 'w')
print f
f.write ('Hello World\n')
f.close()
Rất sạch sẽ và khó quên đúng không nào )
|
|
|
Thực ra mấy cái này search cũng ra cơ mà thôi làm bài trả lời đầy đủ. Cái quan trọng nhất để có thể học được Python không phải tư duy lập trình phải siêu hay đầu óc logic thật tốt mà chính là tiếng Anh đọc hiểu phải tốt. Vì rất đơn giản là tài liêu tiếng Việt dành cho ngôn ngữ này là rất hạn chế nên khi xác định muốn học Python thì đừng có suy nghĩ là "các bạn cho mình tài liệu tiếng Việt được không"
Để bắt đầu học đơn giản nhất là tải Python 2.7 tại http://www.python.org/. Còn tài liệu thì có "Python Tut" đã được nhóm Vithon biên dịch một phần tại http://www.vithon.org/tutorial/2.5/tut.html. Tài liệu nguyên gốc có tại python.org.
Khi cài đặt Python 2.7 sẽ có trình IDLE cho phép bạn code và thông dịch, nói chung bước đầu thế cũng là tạm ổn để học. Ngoài ra còn có WingIDE 101, là phiên bản IDE miến phí khá tốt, tớ chưa dùng cái này mà vẫn đang dùng IDLE. Còn link download Wing IDE 101 thì có thể search trên google ra ngay.
Python hiện tại có thể làm các chương trinh bình thường, rất nhiều chương trình trên linux được viết bằng Python hoặc 1 phần bằng Python mà điển hình nhất theo tớ biết là chương trình chỉnh sửa ảnh Gimp, các chương trình trên windows viết bằng Python hình như hơi ít hoặc là do tớ không biết.
Python có thể viết được ứng dụng di động, cái này là thằng bạn có điện thoại Nokia nó chỉ cho xem là có Python và cho phép lập trình trực tiếp trên di động. Tớ chưa thử nên không lạm bàn nhiều.
Python có thể viết được ứng dụng Web. Tuy nhiên do tài liệu về mảng này cũng khá ít và 100% tiếng Anh nên sẽ phải vật vã rất là nhiều. Tớ là một điển hình.
Ngoài ra thì cũng đừng có quan tâm đến Python 3.x vội tốt nhất cứ luyện 2.x cho tốt đi đã
Bổ sung là một cuốn sách khá hay mà tớ đang dùng học Python là
How to Think Like a Computer Scientist: Learning with Python 2nd Edition
by Jeffrey Elkner et al. Đây là sách dạng miễn phí có thể xem tại http://www.openbookproject.net/books/
===========================================================================
Nhân thể anh em nào có tài liệu chi tiết và đúng đắn nhất về cách cấu hình mod_wsgi và apache để chạy python cho em xin được không. Tài liệu từ anh google hầm bà lằng mỗi nơi một kiểu làm em thử muốn hụt hơi.
|
|
|
ZeroZen wrote:
Học TOEFL hay TOEIC không liên quan đến việc bạn học ngành nào (CNTT, kinh tế ...) mà liên quan đến việc bạn sử dụng chứng nhận tiếng anh để làm gì.
TOEFL/IELTS: Cần cho bạn nào có ý định đi du học, hoặc học các chương trình cấp bằng quốc tế (nếu yêu cầu).
TOEIC: Chứng nhận năng lực sử dụng tiếng anh (giao tiếp), cần cho bạn nào đi làm.
Ngoài ra còn có các chứng nhận năng lực tiếng anh khác như SAT, GMAT, GRE ...
SAT và GMAT không phải kỳ thi tiếng Anh mà là thi logic.
|
|
|
Theo mình nên học cách gõ tiếng Việt đúng đắn trước khi phân vân học lập trình hay quản trị mạng.
|
|
|
tran chau mac wrote:
em không biết máy mình bị sao mà chỉ cho phép chép dữ liệu từ usb vào chứ không cho chép từ PC vào USB hay thẻ nhớ, nó cứ báo là invalable diectory... source... gì gì đó. chẳng biết phải làm thế nào. bác nào biết bệnh này thì chỉ giúp em với.
Hỏi vấn đề kỹ thuật mà bạn không nói rõ thông báo nó thế nào mà lại theo dạng "gì gì đó" thì bó tay. Copy hết dữ liệu trong USB ra ổ cứng sau đó thử format USB xem. Nếu nó không cho format thì thử restart lại máy rồi format USB.
Còn nếu làm theo trên mà vẫn không được thì có lẽ bị lỗi firm ware.
|
|
|
xamxixixo wrote:
- Câu 1: Xin lỗi, em cũng chỉ thấy được đến thế thôi. Nó còn không cho vào viết User và pass mà (hơn nữa em là Newbie, cài Ub vì "Học hack mà không có Unix/LINUX thì như thằng què tập ballet"), nên ko biết gì hơn cái "màn hình đen thui"
- Câu 2: Em chưa tìm thấy nút thanks (mới làm quen với giao diện Web này, không hay vào lắm), với lại, cách hay thì em nghĩ là ko cần có ý kiến gì thêm nữa.
- Câu 3: Để em cho nó lỗi lại (tức là up 8.04 -> 8.10 phát nữa) rồi thử bằng Recovery mode.
Đa tạ mọi người.
Cám ơn anh cuti_qua^'nta~
- câu 1: học "Hack" không nhất thiết phải dùng Linux hay Unix mới "Hack" được. Bạn dùng Windows vẫn có thể "Hack".
-Câu 2: theo tớ nhớ HVA làm bằng Jforum và các bác ấy chưa code chức năng thank.
-Câu 3: Cũng là một cách để tìm lỗi nhưng có lẽ hay hơn là theo cách của mấy bác đã chỉ ở trên để tìm lỗi có lẽ nhanh hơn.
|
|
|
xamxixixo wrote:
Oh, em lại cài nó từ win XP ra cơ, nên khi boot chỉ thấy 2 dòng
Microsoft Window XP Professional
Ubuntu
(Chọn cái nào thì vào thẳng HDH đó, không có cái bảng như cài riêng Ubuntu đâu)
thì sao bây giờ?
cài trong winxp thì lúc bạn chọn ubuntu, rồi load vẫn có các chế độ hiện trong vài giây(ấn phím xuống để ko bị load qua mất). Hơn nữa chế độ cài ubuntu trong xp khi update sẽ phát sinh một số lỗ, thậm chí với ram rất khỏe mà vẫn gặp tình trạng treo máy, tốt nhất theo mình là bạn nên để hẳn 1 phân vùng để cài ubuntu. Khi cài riêng ubuntu vẫn tự động mount được các phân vùng của winxp kể cả ntfs còn vista mình chưa thử.
|
|
|
@K3nokmen:sau thời gian hoạt động tại hva và một sô forum khác tớ ngộ ra một điều là không tồn tại khái niệm "học làm hacker", nên theo mình thấy bạn đang đi theo một con đường ảo, mà đã là ảo thì thường sẽ không đạt được gì. Hiện tại là bạn quá tham rồi trước mắt cứ học C hiểu cho kỹ và lỡ học html thì cứ học thôi, còn Perl hay Python nên tạm dừng lại. Trăm hay không bằng tay quen.
|
|
|
tìm câu trả lời tại :http://www.luatvietnam.com.vn/
|
|
|
|
|
|
|