banner

[Rule] Rules  [Home] Main Forum  [Portal] Portal  
[Members] Member Listing  [Statistics] Statistics  [Search] Search  [Reading Room] Reading Room 
[Register] Register  
[Login] Loginhttp  | https  ]
 
Forum Index Thảo luận hệ điều hành *nix Linux trong tầm tay  XML
  [Question]   Linux trong tầm tay 01/07/2006 01:49:08 (+0700) | #1 | 2609
[Avatar]
8x80
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 26/06/2006 14:13:54
Messages: 41
Location: unreachable host
Offline
[Profile] [PM]
Bài của bác mrro,


Hôm nay lục lọi lại đóng "hồ sơ thần chết", bất ngờ tìm thấy cái tài liệu này, tui viết nó cách đây hơn 3 tháng, chưa hoàn thành, nhớ là quyết định để qua một bên, làm xong công việc sẽ quay lại viết tiếp, rồi quên béng đến tận bây giờ.

Mà viết một mình thì hơi buồn, do đó hôm nay tui post lên đây, để bà con đóng góp ý kiến ý cò, rồi sửa chữa lại, thêm vào những chỗ chưa xong, họa chăng thành một cái HOWTO? smilie

Tài liệu này được post ở 3 nơi là HVA, VnOSS với Vietlug Mailing list (để tìm người viết phụ thôi chứ không có ý đồ gì hết smilie).



Linux trong tầm tay

Sau sự thành công của Vietkey Linux tại cuộc thi Trí Tuệ Việt Nam 2003, nhiều nhà sản xuất máy tính trong nước như FPT Elead, CMC đã cài đặt hệ điều hành Linux lên các máy tính của mình trước khi bán cho người tiêu dùng. Hiệu quả của việc làm này là ngày càng có nhiều người...không hiểu Linux. Đơn giản vì họ chưa sẵn sàng để sử dụng Linux, chưa sẵn sàng để tham gia vào phong trào phần mềm tự do và mã nguồn mở (FOSS, Free and Open Source Software).

Trong bài viết gồm hai phần này, chúng tôi sẽ nêu đưa ra một cách tiếp cận
FOSS/Linux một cách an toàn và hiệu quả.

Chỉ dùng FOSS/Linux khi bạn cảm thấy sẵn sàng

Không giống như những phần mềm thương mại, Linux nói riêng và FOSS nói chung, không cần thêm nhiều người dùng và cũng không cần phải tiếp thị để tìm kiếm người dùng mới bởi đơn giản, một khi bạn nhận ra được sức mạnh của FOSS/Linux, bạn sẽ tự động sử dụng chúng mãi mãi mà không cần phải khuyến mãi hay tiếp thị gì cả. Hẳn chúng ta điều biết các chiến dịch quảng cáo, tiếp thị, các *nghiên cứu độc lập* do Microsoft tài trợ để so sánh Windows và Linux, tại sao Microsoft phải tốn tiền tỉ để làm như vậy?. Bởi vì Bill Gates biết rằng Windows có thể hạ gục Netware nhưng SuSE thì không; Bill Gates biết rằng Internet Explorer có thể đánh bại Nescape Communicator nhưng Mozilla Firefox thì không; Bill Gates biết rằng Microsoft Office có thể thay thế WordExpress nhưng OpenOffice thì không. Bill Gates đang run sợ cho đế chế của mình. Và nếu như người giàu nhất thế giới phải run sợ một điều gì đó thì hẳn điều đó phải có sức mạnh ghê ghớm. FOSS/Linux có sức mạnh đó.

Sự thật thì hàng ngày chúng ta đều thừa hưởng thành quả từ phong trào phần mềm tự do và mã nguồn mở. Bạn đang online? Những đoạn mã triển khai giao thức TCP/IP, nền tảng của Internet, đều từ FOSS mà ra. Bạn nhận được email? 70% email đó được gửi đến bạn thông qua sendmail, một phần mềm chuyển phát email cổ điền trong thế giới FOSS. Bạn đang xem một website? 65% website đó được đặt trên một máy chủ web mã nguồn mở, miễn phí nổi tiếng: Apache. Và sendmail, Apache được phát triển và chạy trên Linux.

Bị ấn tượng bởi những con số và sức mạnh của FOSS/Linux, nhiều người vội vã cài đặt một distro của Linux, rồi thất vọng vì sao nó(Linux) không giống Windows, lại vội vã tìm cách tháo bỏ Linux và phán một câu: Linux dở ẹt, thua xa Windows. Hoàn toàn sai lầm. Chỉ sử dụng FOSS/Linux khi bạn đã thật sự sẵn sàng, lúc đó bạn mới thấy được hết sức mạnh và thấu hiểu được tinh thần của phong trào phần mềm tự do và mã nguồn mở. Vậy bạn cần phải chuẩn bị những gì?

Tập dùng FOSS trên Windows

Một ngộ nhận khá phổ biến trong đông đảo người dùng máy tính là phần mềm FOSS chỉ có trên Linux. Với đặc tính mở của mình, hai tính năng mà các phần mềm FOSS luôn có là khả năng uyển chuyển có thể chạy trên rất nhiều hệ điều hành, kiến trúc phần cứng khác nhau đồng thời với phần mềm FOSS bạn sẽ có cơ hội được thao tác với giao diện, tài liệu hướng dẫn hoàn toàn bằng tiếng mẹ đẻ của mình. Trong phần tiếp theo, chúng tôi sẽ xây dựng một máy tính chạy WinXP cho người dùng bình thường với đầy đủ các công cụ cần thiết, hoàn toàn miễn phí và nguồn mở, giao diện tiếng Việt thân thiện gần gũi. Đây cũng chính là chặng đầu tiên trong cuộc phiêu lưu vào thế giới FOSS. Nào hãy cùng bắt đầu…

1. Phần mềm soạn thảo văn bản:

Tài liệu này được soạn thảo với công cụ nào bạn biết không? Microsoft Word? Microsoft không phải là câu trả lời, nó là câu hỏi, câu trả lời là: KHÔNG. Toàn bộ tài liệu này được soạn thảo bởi chương trình OpenOffice Writer nằm trong bộ phần mềm văn phòng OpenOffice. Ngoài OpenOffice Writer ra, bộ OpenOffice còn bao gồm các chương trình khác như OpenOffice Calc tương đương với Microsoft Excel, OpenOffice Impress tương đương với Microsoft PowerPoint cùng với hai công cụ kèm theo là OpenOffice Draw (khá giống với Microsoft Paint) và OpenOffice Math (hỗ trợ tính toán, hoặc soạn thảo các biểu thức liên quan đến toán học). Xét về tính năng thì công bằng mà nói, OpenOffice không thể so sánh với bộ Microsoft Office, tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra là: mấy ai trong chúng ta sử dụng hết các tính năng của Microsoft Office? Ví dụ như bản thân người viết là một kĩ sư điện toán thường xuyên phải viết báo cáo cho công việc cũng như...viết bài cho Tuổi Trẻ, nhu cầu sử dụng công cụ soạn thảo văn bản là rất lớn và OpenOffice đáp ứng nhu cầu đó một cách xuất sắc. Chúng tôi có thể đảm bảo với các bạn rằng, với những tính năng của mình, OpenOffice hoàn toàn có thể đáp ứng 90% nhu cầu soạn thảo tài liệu, văn bản của tất cả chúng ta. Một điểm cần lưu ý nữa là OpenOffice có những tính năng rất độc mà bộ Microsoft Office không hề có ví dụ như khả năng lưu hồ sơ dưới định dạng PDF (phần sau tôi sẽ giới thiệu công cụ tạo file PDF còn xịn hơn nữa). Còn chờ gì nữa? Hãy download và cài đặt ngay OpenOffice tại địa chỉ http://www.openoffice.org

2. Bộ gõ tiếng Việt:

Giới thiệu OpenOffice thì không thể không nhắc đến Unikey, bộ gõ tiếng Việt bé hạt tiêu. Bé vì Unikey vỏn vẹn chỉ có một file duy nhất, không cần cài đặt, chạy một phát là bạn đã có ngay một bộ gõ đầy đủ tính năng, hỗ trợ cả hai kiểu gõ VNI, Telex và tất cả các bộ mã tiếng Việt từ trước tới nay từ Unicode, VIQR đến BK-HCM1, BK-HCM2...Hạt tiêu vì ngoài chức năng của một bộ gõ thông thường ra, Unikey còn có các tính năng thú vị mà đặc biệt nhất phải kể đến bộ chuyển đổi bộ mã tiếng Việt. Ví dụ bạn muốn “tuốt” lại toàn bộ tài liệu của mình, chuyển từ bộ mã “cổ lai hi” ... sang bộ mã Unicode hiện đại, thay vì phải nhọc công ngoài gõ lại, với Unikey, công việc của bạn sẽ được hoàn thành sau vài ba cái nhấp chuột. Theo chúng tôi được biết, Unikey đã góp công rất lớn trong việc chuyển đổi hàng nghìn trang tài liệu của Quốc hội ta từ bộ mã ... sang bộ mã Unicode để tiện cho việc lưu trữ, truyền bá cũng như xây dựng Chính phủ điện tử. Nói đâu xa, chính các anh chị ở tòa soạn Tuổi Trẻ Online hơn ai hết hiểu rõ sức mạnh của Unikey trong việc chuyển đổi bộ mã. Chỉ cần một lần nhấn phím Ctrl+Shift+F9 là họ có thể đưa toàn bộ bài viết bằng bộ mã ...của báo Tuổi Trẻ giấy online cùng bạn đọc với bộ mã Unicode chuẩn.

Nè download Unikey ở đây nè, http://unikey.sf.net

3. Trình duyệt web:

Một nghiên cứu mới đây cho thấy 90% máy tính sử dụng Microsoft Windows bị dính spyware, và trong 90% bị nhiễm spyware đó thì 100% là bị lây lan qua đường Internet với hai “cửa nhập khẩu” chính là Internet Explorer. Xài Windows, duyệt web hàng ngày và không muốn nhiễm spyware? Dùng Firefox. Trước khi tìm hiểu về Firefox, chúng tôi xin nói ngoài lề một chút về lý do tại sao Internet Explorer lại có nhiều lổ hổng bảo mật đến như vậy, hầu như tháng nào cũng có. Rất nhiều người sẽ ngạc nhiên khi biết rằng Internet Explorer không nằm trong kế hoạch ban đầu của Bill Gates khi sản xuất Windows 95, sản phẩm đầu tiên của dòng Windows thế hệ mới. Vào thời điểm 1992-1993, khi Bill Gates bắt tay vào thiết kế Windows 95, World Wide Web chưa phát triển. Tuy nhiên đến thời điểm 94-95 khi Microsoft đã hoàn thành xong phiên bản Windows mới, World Wide Web lúc bấy giờ đã trở thành một mạng lưới toàn cầu rộng lớn, Bill Gates bắt buộc phải hoãn ngày phát hành Windows lại, tập trung toàn bộ đội ngũ lập trình viên để tạo nên chương trình Internet Explorer. Với một sản phẩm được thiết kế và lập trình vội vàng như thế này, khiếm khuyết về bảo mật là điều không thể tránh khỏi. Nguyên nhân thứ hai cũng không kém phần quan trọng dẫn đến tình trạng thiếu bảo mật trầm trọng của Internet Explorer nói riêng và các sản phẩm của Microsoft nói chung là: Bill Gates ngay từ đầu đã chọn tính năng mới thay cho sự an toàn. Còn nhớ, Internet Explorer đã kết liễu Netscape Communicator (nền tảng của Mozilla, sau này là Firefox) nhờ vào những tính năng nổi trội của mình và để có những tính năng đó, Microsoft đã đặt sự an toàn của khách hàng qua một bên, đơn giản vì một sản phẩm phần mềm càng nhiều tính năng thì càng phức tạp, mà phức tạp chính là kẻ thù lớn nhất của bảo mật.

Quay lại với trình duyệt web Firefox. Khác hẳn với Internet Explorer, đội ngũ các nhà phát triển Firefox không bị bất cứ sức ép về kinh tế, thị trường nào khi thiết kế và lập trình Firefox, chính vì thế, ngay từ phiên bản đầu tiên, Firefox đã được đánh giá là một trong những trình duyệt web an toàn nhất từ trước tới nay. Minh chứng hùng hồ nhất là cho đến thời điểm này, chưa có trường hợp nào sử dụng Firefox duyệt web mà bị lây nhiễm spyware. Mặc dù Firefox cũng có lổ hổng bảo mật, tuy nhiên với đặc tính mở của mình, lổ hổng trong Firefox được sửa chữa rất nhanh chóng, hay thậm chí nếu bạn là một lập trình viên, bạn có thể tự sửa cho mình hoặc nhờ lập trình viên khác sửa dùm. Đối với Internet Explorer, bạn hoàn toàn phụ thuộc vào Microsoft. Ví dụ như vừa rồi, Microsoft tuyên bố sẽ không phát hành bất cứ bản vá bảo mật nào trong tháng 3/2005 mặc dù đã có rất nhiều lổ hổng được phát hiện trong các sản phẩm của họ. Trong thời gian chờ đợi Microsoft “ban phước lành”, bạn có dám sử dụng một trình duyệt web đầy lổ hổng như Internet Explorer để ngao du trên chốn Internet đầy cạm bẫy?

Một câu hỏi được đặt ra: Firefox chọn bảo mật, vậy phải chăng nó rất ít tính năng? Câu trả lời là không. Một điểm rất hay của Firefox là các nhà phát triển của họ chỉ lập trình và thiết kế phần khung chính của Firefox, và dành đất cho tất cả chúng ta tự phát triển, tích hợp những tính năng khác cho riêng mình dưới dạng các phần mở rộng (extension). Ví dụ như bạn muốn xem các đoạn Flash, có ngay phần mở rộng Macromedia Flash Player. Bạn muốn xem film, nghe nhạc? Có ngay phần mở rộng mplayer-plugin. Và còn rất rất nhiều, lên đến con số hàng nghìn phần mở rộng tuyệt vời khác nữa đang chờ bạn khám phá.

Ngoài những ưu thế về bảo mật, Firefox còn có những ưu điểm rất tuyệt vời khác, đầu tiên là tốc độ (nhanh hơn Internet Explorer từ 3-6 lần), kế tiếp là khả năng chặn và lọc popup rất chính xác (lọc theo website), và cuối cùng là tabbed browsing, một trong những tính năng mà tôi thích nhất khi sử dụng Firefox. Tabbed browsing là gì? Download và dùng ngay Firefox tại địa chỉ http://www.getfirefox.com rồi bạn sẽ biết ngay mà smilie. Nhớ download Thunderbird để thay thế luôn Outlook Express nhen bạn.

4. Phần mềm dành cho các chatter:

Vừa muốn chat trên MSN, vừa muốn nghe nhạc bằng Yahoo! Messenger, lại muốn tám trên AIM, và hẹn hò trong các IRC chat-room, làm sao bây giờ? Dùng Gaim đi bạn. Với Gaim, bạn có khả năng chat trong nhiều mạng cùng một lúc một cách rất dễ dàng. Một tính năng rất hay của Gaim là nó cho phép bạn sử dụng cùng lúc nhiều tài khoản để chat. Ví dụ bạn có 2 tài khoản trên mạng Yahoo!, một dành cho người thân, gia đình và bạn bè, cái còn lại dành cho công việc, với Gaim, bạn có thể đăng nhập cùng lúc bằng 2 tài khoản đó và chat thoải mái.

Khuyết điểm của Gaim là hiện nay nó chưa cho phép bạn sử dụng các tính năng như Voice Chat, Webcam, tuy nhiên, theo chúng tôi được biết, các nhà phát triển Gaim đang lên kế hoạch để đưa các tính năng đó vào trong Gaim và sẽ ra mắt trong thời gian sắp tới.

Nhào vô download Gaim ở đây nè bạn, http://gaim.sf.net

5. Các tiện ích:

Dưới đây là danh sách một số tiện ích khác mà tôi sử dụng hàng ngày trong công việc của mình, dĩ nhiên tất cả đều là FOSS:

*PDFCreator: http://pdfcreator.sf.net

Chắc hẳn ai trong chúng ta đều gặp trường hợp nhận được file văn bản sử dụng bộ mã tiếng Việt mà máy của chúng ta không hỗ trợ. Trong trường hợp như thế, việc đầu tiên là...gửi trả lại văn bản cho người gửi và yêu cầu họ dùng PDFCreator. PDFCreator là một tiện ích rất tuyệt vời, cho phép chúng ta tạo ra file định dạng PDF trong tất cả ứng dụng, từ Adobe Photoshop cho đến Microsoft Paint, tất cả đều có thể tạo ra file PDF nhờ vào PDFCreator.

*7-zip: http://7-zip.sf.net
Không cần nói nhiều về 7-zip, chúng tôi chỉ bật mí một bí mật nhỏ về 7-zip: đây là chương trình có khả năng nén file tốt nhất, tốt hơn cả Winrar và Winzip phiên bản mới nhất. Và còn rất nhiều bí mật khác nữa, nhào vô khám phá mau lên bạn ơi....

*Vdict

*Gimp

6. Tôi cần thêm nhiều phần mềm khác...

Phần mềm FOSS hay thì nhiều vô kể nhưng do năng lực có hạn, chúng tôi chỉ có thể giới thiệu một phần rất nhỏ. Do đó nếu như chừng đó món ăn chơi vẫn chưa thỏa cơn khát phần mềm của bạn, hãy lên SourceForge.Net và FreshMeat.Net để kiếm thêm nhen. Đây là hai kho phần mềm FOSS lớn nhất thế giới, hầu như tất cả các phần mềm FOSS trên thế giới đều được liệt kê tại đây. Một kho báu vô giá cho các “vọc sĩ”!

Ngoài ra, bạn còn có thể tham khảo website của dự án The OpenCD Project, nơi liệt kê rất nhiều phần mềm FOSS miễn phí dành cho Windows.

Sống thử với Linux cùng vnLinuxCD

rm -rf /mnt/window



--mrro.
[Up] [Print Copy]
  [Question]   Re: Linux trong tầm tay 03/07/2006 08:05:57 (+0700) | #2 | 3325
[Avatar]
Hyundai
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 02/07/2006 20:30:40
Messages: 3
Offline
[Profile] [PM]
Unikey có vẻ khá lỗi thời rồi.
Bây giờ có xuất hiện xvnkb, nó có các tính năng mới hơn so với Unikey mà một trong số đó là dễ dùng hơn. Tuy vậy khi mình cài xvnkb trong phiên bản FC5 cần có những chú ý sau đây:
1) sau khi cd xvnkb-0.2.9, cần gõ lệnh: ./xvnkb-install ( tất nhiên ở vai trò root ), chứ kô phải ./configure
2) trong GNOME thì mình làm như vậy được, nhưng trong KDE thì lại bị lỗi, kô tài nào cài được
3) nếu cài xvnkb thành công, khi đăng nhập, lúc nhập tên người dùng, sẽ gõ được TViệt ( ví dụ: gõ root -> rôt ). Điều này cho phép chúng ta tạo ra các tài khoản có tên có dấu, nhưng khi nhập mật khẩu sẽ gặp rắc rối đấy. Ví dụ mật khẩu: cafphee sẽ trở thành càphê. Thế thì người dùng không được phép đặt mật khẩu có làm xuất hiện dấu, nhưng có ai biết chắc lúc đó gõ kiểu gì sẽ ra dấu ( vì có nhiều kiểu gõ có dấu khác nhau ); và biết chắc được mình sẽ cài xvnkb sau khi cài Linux.
[Up] [Print Copy]
  [Question]   Linux trong tầm tay 04/07/2006 12:28:43 (+0700) | #3 | 3732
[Avatar]
hxizan
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 15/03/2003 06:33:13
Messages: 18
Offline
[Profile] [PM]
rm -rf /mnt/window 

thực ra thì cũng không nên cực đoan quá vì mỗi thứ đều có mục đích của nó. Nếu không lý do thì nó không thể tồn tại được.
[Up] [Print Copy]
  [Question]   Re: Linux trong tầm tay 04/07/2006 13:19:04 (+0700) | #4 | 3735
jpg
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 03/07/2006 21:35:55
Messages: 89
Offline
[Profile] [PM]
smilie Vâng ! tôi nghĩ bài viết thật tuyệt nhưng nếu bạn cho rằng window ko hữu dụng hay vô bổ thì tôi cho rằng quan điểm đó là sai lầm ,nếu chúng ta đặt ra câu hỏi rằng :"Nếu một cái gì đó không hữu dụng thì việc tồn tại của nó còn có ích hay không ?" ,nếu window bị thay thế bởi linux thì tại sao bác bill vẫn kiếm tiền dài dài nhờ window ? Tôi nghĩ rằng window cho chúng ta mọi sự tiện dụng nhưng yêu cầu chúng ta : "Anh hãy trả tiền cho sự tiện dụng đó " còn linux thì không nhưng tôi biết rằng nguồn thu của linux là từ đào tạo để sử dụng nó mà ra ,bởi vậy chúng ta phải công nhận một điều rằng linux thu hút sinh viên và những lập trình viên hơn người sử dụng .
Hay đơn cử một điều rằng bây giờ nếu bạn có thể chơi game ,nghe nhạc ,xem phim ,chơi võ lâm ^^ trên linux và bạn có thể làm điều đó chỉ với khả năng của một end user ko ? Vậy tại sao mọi người yêu thích window hơn ?thích trả tiền cho bác bill chăng ...hihi tôi nghĩ là không ! smilie .Xài chùa mà tiện dụng thì bao giờ chả khoái hơn ,tại sao suốt ngày chỉ có các virus trên window mà không có nhiều trên linux..không phải vì linux an toàn hơn window mà vì các end user phần lớn tập trung ở window ----> có nhiều tiền ở đây ---->mục đích viết virus ^^
===============================
Bản thân tôi thì tôi xài Linux (beginer) ^^ ,không phải vì window chán ,hay tệ mà vì tôi đã chán với việc đi tìm crack ,và serial cho các phần mềm ...trong khi với linux tôi có thể xài mọi thứ gần như free ,và quan trọng hơn là không muốn bị gọi là thằng xài lậu software , vì đơn giản đã là dùng lậu thì không được hỗ trợ mà bây giờ còn nghe nói bác bill còn săn những thằng xài lậu software ...hichic . Nào bây giờ chúng ta cùng đến với Ubuntu Linux ,giới thiệu với các bạn rằng cái này có riêng một chanel để hỗ trợ đó ...cảm nhận người dùng có bản quyền tí nào ^^
[Up] [Print Copy]
  [Question]   Linux trong tầm tay 12/07/2006 03:37:05 (+0700) | #5 | 5927
[Avatar]
Vanburen
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 26/06/2006 21:00:39
Messages: 4
Offline
[Profile] [PM]
Bài viết hay wá, tuy nhiên Linux còn phức tạp đối với các đối tượng sử dụng máy tính với mục đích thông thường, nhất là phần giao diện dòng lệnh (cái này em vẫn chưa tiếp thu nổi). Em có mấy thằng bạn xài Linux cũng khá thành thạo chỉ vì tụi nó tẩy chay Windows do bác Bill wá độc quyền :-D
[Up] [Print Copy]
[digg] [delicious] [google] [yahoo] [technorati] [reddit] [stumbleupon]
Go to: 
 Users currently in here 
1 Anonymous

Powered by JForum - Extended by HVAOnline
 hvaonline.net  |  hvaforum.net  |  hvazone.net  |  hvanews.net  |  vnhacker.org
1999 - 2013 © v2012|0504|218|