banner

[Rule] Rules  [Home] Main Forum  [Portal] Portal  
[Members] Member Listing  [Statistics] Statistics  [Search] Search  [Reading Room] Reading Room 
[Register] Register  
[Login] Loginhttp  | https  ]
 
Forum Index Thảo luận thâm nhập Cẩm nang về DOS, Bước chân đầu tiên khi muốn hack,, for newbie only (by Hacnho)  XML
  [Question]   Cẩm nang về DOS, Bước chân đầu tiên khi muốn hack,, for newbie only (by Hacnho) 30/06/2006 06:05:27 (+0700) | #1 | 2294
lawlesscoder
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 29/06/2006 19:01:59
Messages: 25
Offline
[Profile] [PM]
5 kiểu bộ nhớ trong DOS
Máy vi tính 286, 386 hoặc 486 có thể có đến 5 kiểu bộ nhớ. Các chương trình phải được viết để sử dụng một kiểu bộ nhớ hoặc hơn nữa. Hãy hình dung các kiểu bộ nhớ như các phần tử xếp chồng lên nhau giống như chiếc bánh gatô ngày cưới.

Bộ nhớ quy ước (conventional memory)
Là lớp dưới cùng. Nếu máy tính chỉ có các chip nhớ với tổng dung lượng 640 KB, toàn bộ đây là bộ nhớ quy ước. Các chương trình chạy trong DOS đều phải dùng ít nhất kiểu bộ nhớ này.

Các khối nhớ cao (The upper memory blocks)
Là lớp kế tiếp chiếm tới 384 KB, cao hơn vùng nhớ quy ước. Vùng này (gọi tắt là UMB) bao gồm 6 khối (block), mỗi khối 64 KB. Do DOS đặt vùng này bên ngoài dành cho các chức năng phần cứng, bạn không thể thêm vào các chip nhớ để lấp đầy bộ nhớ này. Thông thường, các UMB chỉ được phần cứng đặt trên bản mạch chủ sử dụng. Các phần cứng đó là: bản mạch video, bản mạch giao diện của máy quét hình (scanner interface) và ROM.

Vùng nhớ cao (The high memory area)
Gọi tắt là HMA, là vùng 64 KB kế tiếp các khối UMB. Chỉ có một vài trình tiện ích dùng đến vùng nhớ này. Đó là HIMEM.SYS của Windows, QEMM-386 của QUARterdeck và một số phần mềm mạng.

Bộ nhớ mở rộng (extended memory)
Là lớp trên của bộ nhớ quy ước, UMB và HMA. Máy 286 có thể có tới 15 MB bộ nhớ mở rộng, trong khi đó 386 về lý thuyết cho phép đạt tới 4 GB (4 tỉ bytes).

Về mặt kỹ thuật, HMA là 64 KB đầu tiên của bộ nhớ mở rộng, tuy nhiên trong thực tế HMA và phần còn lại của bộ nhớ mở rộng có thể được xem như các lớp riêng biệt.

Bộ nhớ bành trướng (expanted memory)
Là kiểu bộ nhớ thứ 5. Hãy hình dung nó được đặt bên ngoài các lớp khác. Kiểu bộ nhớ này yêu cầu một khối 64 KB của vùng UMB. Nếu chương trình cần nhiều hơn 64 KB bộ nhớ bành trướng, các phần của bộ nhớ bành trướng được trao đổi qua khối UMB này. Phương pháp này cho phép có được bộ nhớ bành trướng dung lượng lớn mà không cần phải dự trữ một vùng lớn bên trong bộ nhớ phân lớp. Bạn có thể phân biệt sự khác nhau giữa bộ nhớ mở rộng (extended memory) và bộ nhớ bành trướng (expanded memory) như sau. Các chip nhớ trên bản mạch chủ (mother board) hầu như bao giờ cũng được cấp phát cho bộ nhớ quy ước và bộ nhớ mở rộng. Bộ nhớ bành trướng thường được cài đặt (install) trên bản mạch riêng.

Các máy với bộ xử lý 8088 hoặc không thể truy nhập được bộ nhớ mở rộng hoặc HMA. Những máy này chỉ được hạn chế bởi bộ nhớ quy ước, các khối UMB và bộ nhớ bành trướng. Các máy 286 hoặc cao hơn có thể có kiểu bộ nhớ bất kỳ hoặc có tất cả 5 kiểu.

Bây giờ ta sẽ xem xét một vấn đề quan trọng: cách xác định sơ đồ cấp phát bộ nhớ cho máy tính của bạn.

Với các máy 8088 và 8086 tất cả các chip nhớ phải được dành cho bộ nhớ quy ước hoặc (nếu bạn có hơn 640 KB) bộ nhớ bành trướng. Bạn không có lựa chọn nào khác.
Trên các máy 286, bạn nên cấp phát toàn bộ nhớ ngoài 640 KB cho bộ nhớ mở rộng, nếu như bạn không có chương trình của DOS hổ trợ đặc biệt bộ nhớ bành trướng. Trong trường hợp này, bạn nên cấp phát đủ bộ nhớ bành trướng để đáp ứng nhu cầu của các chương trình DOS và dành phần còn lại như bộ nhớ mở rộng mà Windows và các trình khác có thể sử dụng.
Đối với các máy 386, bạn nên cấu hình toàn bộ bộ nhớ ngoài 640 KB như bộ nhớ mở rộng. Bộ nhớ này sau đó có thể được chuyển đổi theo yêu cầu thành bộ nhớ bành trướng đối với các chương trình hổ trợ nó. Windows và QEMM-86 có thể chuyển đổi một cách tự động.
Bạn sẽ cấp phát bộ nhớ trên máy của mình như thế nào? Các bản mạch bộ nhớ bành trướng bao giờ cũng có bộ chuyển đổi hoặc phần mềm mà bạn thiết đặt để xác định xem tất cả hoặc chỉ một phần của bộ nhớ được xem xét là bành trướng hay mở rộng. Chỉ cần thực hiện cấp phát đúng đắn trong nột lần. Việc cấp phát này sẽ còn tác dụng cho đến khi bạn thay đổi nó. Brian Livingson là chủ tịch của Ban Tư Vấn về Windows, tác giả của nhiều cuốn sách về Windows do IDG xuất bản.



DOS Resource Guide 7/1993
[Up] [Print Copy]
  [Question]   Cẩm nang về DOS, Bước chân đầu tiên khi muốn hack,, for newbie only (by Hacnho) 30/06/2006 06:05:44 (+0700) | #2 | 2295
lawlesscoder
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 29/06/2006 19:01:59
Messages: 25
Offline
[Profile] [PM]
Sử dụng ổ đĩa boot Dos trên CD ROM


- ÐặC TíNH Kỹ THUậT:

ổ đĩa CD ROM có 2 loại giao tiếp là:

A/ ISA hay AT Bus: Cho các ổ đĩa cũ, tốc độ 1 hay 2. Khi sử dụng phải nối cáp tín hiệu vào Card âm thanh hay Card I/O riêng. Thường các Card âm thanh hay thiết kế sẵn đầu nối cho 3 loại ổ đĩa thông dụng là Pana, Sony và Mitsu. Các hãng sản xuất không nổi tiếng phải bán kèm Card riêng cho ổ đĩa của mình.

B/ IDE: Cho các ổ đĩa đời mới, tốc độ 2 trở đi. Khi sử dụng phải nối cáp tín hiệu vào đầu nối IDE của I/O như ổ đĩa cứng hay nối vào đầu nối IDE của Card Sound.

Ðể nhận diện loại giao tiếp, bạn đừng căn cứ và cáp vì chúng có thể giống nhau. Bạn nên quan sát phía sau ổ đĩa, chúng thường có một bộ Jumper với các vị trí Set như sau: Master, Slave, Cap Selec cho IDE. Không Jumper hay có Jumper Set ID= 0, 1, 2, 3 cho ISA.

2- CàI ÐặT:

A/ Loại ISA:

Bạn nối cáp tín hiệu vào Card riêng hay Card Âm thanh có đầu nối dành cho ổ đĩa của bạn. Nếu là Card âm thanh nhà sản xuất thường có ghi đầu nào dành cho ổ đĩa nào lên hẳn Card cho dễ, nếu trên Card không ghi, bạn nên xem trong sách hướng dẫn.

Bạn phải Set địa chỉ cho ổ đĩa CD ROM bằng các Jumper trên Card đời cũ hay bằng phần mềm trên card đời mới. Thường đối với loại ISA, bạn không cần Set ngắt.

Nếu bạn nối vào Card sound, đầu tiên bạn phải cài đặt các chương trình điều khiển card sound. Chỉ khi nào Card sound chạy tốt, ổ đĩa CD ROM mới hoạt động được. Ðó là do nó phải mượn đường đi qua card sound.

B/ Loại IDE:

Bạn nối vào đầu còn lại của cáp ổ đĩa cứng, vào đầu nối IDE trên card âm thanh hay vào đầu nối Sec IDE trên mainboard. Bạn phải Set ổ đĩa CD ROM của bạn là Master hay Slave sao cho không đụng với các ổ đĩa cứng hay ổ đĩa đang có. Nếu nó 1 mình 1 cáp thì Set sau cũng được.

Nếu bạn nối vào card sound, bạn phải cho card sound chạy tốt như trên đã nói. Sau đó bạn cho hiệu lực (enable) và set ngắt, địa chỉ cho đường IDE 2 trên card sound. Trong trường hợp trên mainboard có đường Sec IDE, bạn phải vào BIOS set Disable đường nầy cho chúng khỏi "đụng". Có khi bạn set ngắt và địa chỉ thông qua dòng lịnh trong Config.sys.

* CD ROM IDE Interface cho Card Sound hay I/O:

Ðịa chỉ I/O : 170H 1E8H 168H

Ngắt : 15 11 hay 12 10 hay 11

3- QUảN Lý Và Sử DụNG:

Dos quản lý ổ đĩa CD ROM không thông qua BIOS như ổ đĩa mềm hay ổ đĩa cứng. Bạn phải cài Driver thiết bị (do hãng sản xuất cung cấp kèm theo, có đuôi file là SYS) vào file Config.sys để Dos có thể chấp nhận và quản lý ổ đĩa CD ROM như 1 thành phần của máy. Ngoài ra bạn còn phải nạp 1 chương trình dùng để sử dụng và gán tên cho ổ đĩa CD ROM là MSCDEX.EXE (do Dos cung cấp) vào file Autoexec.bat.

A/ Loại ISA:

Mỗi ổ đĩa CD ROM loại ISA đều phải sử dụng đúng Driver của hãng sản xuất, ổ đĩa sẽ không hoạt động nếu sai Driver. Dòng lịnh cài đặt trong config.sys và autoexec.bat có thể như sau:

DEVICEHIGH=C:\CDROM\SBCD.SYS /B:340 /D:CD1 /L:F /V

SBCD.SYS= TRìNH ÐIềU KHIểN ổ ÐĩA CD ROM SONY.

/B:340= Ðịa chỉ của ổ đĩa.

/D:CD1= Tên ổ đĩa (tên nầy phải trùng với tên trong Autoexec.bat).

/V= Hiển thị thông tin về quá trình cài đặt.

LH C:\DOS\MSCDEX.EXE /D:CD1 /L:F /V

/D:CD1= Tên ổ đĩa (tên nầy phải trùng với tên trong config.sys).

/L:F= Tên logic gán cho ổ đĩa CD ROM.

B/ Loại IDE:

Loại ổ đĩa CD ROM nấy bạn sử dụng dễ dàng hơn loại ISA nhưng nếu máy bạn thuộc loại cũ thì có hơi rắc rối hơn các máy loại mới. Các dòng lịnh trong các file hệ thống giống như loại ISA nhưng có thêm set ngắt. Thí dụ:

DEVICE=C:\CDROM\CR_ATAPI.SYS /P:170,15 /D:CD1 /L:F /V

CR_ATAPI.SYS= TRìNH ÐIềU KHIểN ổ ÐĩA CD ROM PANA.

/P:170,15= Ðịa chỉ của ổ đĩa (170) và ngắt (15).

LH C:\DOS\MSCDEX.EXE /D:CD1 /L:F /V

Chú ý: Bình thường, bạn không cần ghi thông số /P: trong dòng lịnh. Driver tự dò ra địa chỉ và ngắt nhưng đôi khi bạn phải chỉ định trên các mainboard đời cũ.

Bạn có thể dùng Driver của hãng sản xuất khác nếu đó là Driver đa dụng cho ổ đĩa CD ROM IDE. Thí dụ: SBIDE.SYS, ECSCIDE.SYS.v..v...Nhưng tốt nhất vẫn là dùng đúng Driver, bởi vì khi dùng Driver đa dụng có thể chương trình Xing (xem đĩa phim) không chịu chạy.

Dòng lịnh cài driver CD ROM luôn luôn phải nằm dưới dòng lịnh xác lập card sound. Thí dụ:

DEVICEHIGH=C:\4X4\TROINIT.SYS /A220 /I5 /D1 /H5 /P340 /CS /CA340 /G

DEVICEHIGH=C:\CDROM\SBCD.SYS /B:340 /D:CD1 /L:F /V

Khi bạn gắn chung ổ đĩa CD ROM với ổ đĩa cứng, bạn không thể chạy 32BITDISKACCESS trong Windows 3.xx. Có vài hãng cung cấp driver tên WDCTRL.386 kèm theo để bạn có thể sử dụng trong trường hợp nầy. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, bạn nên dành đường Sec IDE trên mainboard (PCI) hay Card I/O (Vesa) cho ổ đĩa CD ROM, nó sẽ chạy ổn định hơn. Ðối với các máy cũ không có Sec IDE, nên mua Card sound có đầu nối IDE vì đây chính là đường SEC IDE bổ sung cho máy.

Các đĩa cài đặt driver kèm theo ổ đĩa CD ROM do người bán cung cấp đôi khi rất lộn xộn. Có đĩa cài rất dễ dàng, có đĩa không cài được phải cài thủ công. Trường hợp nầy là do hãng sản xuất hay do chỗ bán sĩ làm ăn không nghiêm túc (chúng tôi đã từng bị khách hàng than phiền do tin tưởng chỗ bỏ sĩ mà không kiểm tra lại đĩa driver). Khi gặp trục trặc khi cài driver bạn nên tham khảo ý kiến nơi bán, xem lại file Read me hay kiểm tra lại dòng lịnh trong 2 file hệ thống.

Khi gắn ổ đĩa CD ROM vào Card Sound, bạn phải luôn luôn Set và cài đặt chương trình cho Card Sound trước. Chỉ khi nào Card Sound chạy tốt và cổng CD Rom đã được Set đúng thì bạn mới cài được ổ đĩa CD ROM.

4- Sử DụNG ổ ÐĩA CD ROM VớI WINDOWS 3.XX:

Bạn cài driver trong 2 file hệ thống, ổ đĩa CD ROM phải chạy tốt ngoài Dos thì mới chạy tốt trong Windows 3.xx. Nếu bạn muốn nghe CD nhạc trong Windows 3.xx. Bạn vào win, chạy Control Panel/Drivers, chọn ADD rồi chọn [MCI] CD Audio.

5- Sử DụNG ổ ÐĩA CD ROM VớI WINDOWS 95/NT:

Ðể sử dụng ổ đĩa CD ROM loại IDE hay loại ISA của 3 hãng Pana, Sony, Mitsu trong Windows 95/NT, bạn không cần cài lịnh trong Config.sys hay Autoexec.bat (thậm chí bạn chẳng cần có 2 file nầy trên máy). Các dòng lịnh đã nói trên chỉ cần thiết khi bạn muốn sử dụng ổ đĩa CD ROM ngoài dấu nhắc Dos (không vào GUI).

A/ LOạI ISA:

Nếu bạn cài đặt ổ đĩa CD ROM trước khi cài Windows 95/NT. Windows 95/NT sẽ tự động thay thế driver của Dos (16bit) bằng driver của Windows 95/NT (32bit).

Nếu bạn cài đặt ổ đĩa CD ROM sau khi cài Windows 95/NT. Windows 95/NT. Bạn dùng tiện ích Add New Hardware để Windows tự dò tìm hay bạn có thể chỉ định Driver cho nhanh. Sau đó Windows sẽ hỏi địa chỉ của bộ Windows 95/NT gốc để chép các driver điều khiển cần thiết.

B/ LOạI IDE:

Windows 95/NT tự nhận biết khi khởi động cho dù chúng do bất cứ hãng nào sản xuất. Khi đó trong Device Manager của Windows sẽ có thêm mục CDROM.

Mục Auto insert notification dùng để sử dụng tính năng Autoplay của Windows 95 (khi đưa đĩa nhạc vào là tự động hát).

Chú ý:

Windows NT chỉ hỗ trợ ổ đĩa CD ROM loại ISA của 3 hãng: Pana, Sony, Mitsu. ổ đĩa của các hãng khác không chạy được trong Windows NT. Windows NT không chấp nhận các driver của Dos.

Ðối với những ổ đĩa CD ROM ISA không được Windows 95 hỗ trợ, bạn bắt buộc phải cài driver của chúng trong 2 file hệ thống. Bạn cũng sẽ không sử dụng được tính năng AUTOPLAY của Windows 95.

Nếu trong 2 file hệ thống có cài Driver của CD ROM. Khi bạn vào Windows 95, bạn có thể thấy máy bạn có tới 2 ổ đĩa CD ROM. Ðó là do Dos gán tên logic cho ổ đĩa khác với tên logic của Windows 95. Bạn có thể sửa chữa bằng cách thay đổi tên gán của Dos (/Lsmilie hay thay đổi tên gán của Windows 95 cho chúng trùng nhau.

Nếu bạn cài driver CD ROM trong 2 file hệ thống rồi cài Windows 95, Win sẽ bỏ dòng lịnh trong Autoexec.bat và chuyển vào file DOSSTART.BAT. File nầy sẽ được nạp khi bạn chọn MS -DOS mode.

6- LàM CHO ÐĩA CD ROM KHởI ÐộNG ÐƯợC:

* Ðể làm đĩa CD khởi động, bạn phải có 1 chương trình đặc biệt để tạo đĩa CD khởi động trong quá trình ghi đĩa do cấu trúc của đĩa CD khác với ổ đĩa cứng. Bạn có thể tạo đĩa CD khởi động theo hệ điều hành Dos hay Windows 95, 97 đều được.

* Sau khi khởi động xong. Track khởi động trên đĩa CD sẽ chiếm đĩa A (Nếu bạn chỉ có 1 ổ mềm A, nó sẽ bị đổi tên thành B. Nếu bạn có 2 ổ mềm, ổ tên B sẽ biến mất). Track dữ liệu sẽ là ổ đĩa CD bình thường và có ký tự tiếp theo ổ đĩa cứng. Bạn có thể khởi động và chạy chương trình chỉ trên 1 đĩa CDROM.

* Ðể máy khởi động bằng đĩa CD, bạn phải có ổ đĩa CD theo chuẩn giao tiếp IDE, gắn trực tiếp vào Mainboard (có thể gắn vào bất cứ đường IDE nào trên main, set Master hay Slave đều được) và Bios trên Main phải hổ trợ việc nầy (có thêm mục chọn lựa cho Boot bằng ồ đĩa CDROM).

Chú ý:

Có 1 số Mainboard tuy cho chọn Boot bằng CD Rom nhưng thực tế lại không Boot được.

Có 1 số ổ đĩa không Boot được do khó đọc đĩa ghi, bạn phải tìm loại đĩa thích hợp với ổ đĩa nầy.
[Up] [Print Copy]
  [Question]   Cẩm nang về DOS, Bước chân đầu tiên khi muốn hack,, for newbie only (by Hacnho) 30/06/2006 06:06:20 (+0700) | #3 | 2296
lawlesscoder
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 29/06/2006 19:01:59
Messages: 25
Offline
[Profile] [PM]
Sử dụng ổ đĩa cứng IDE

1- SƠ NéT Về ÐặC TíNH Kỹ THUậT:

A/ GIAO TIếP:

ổ đĩa cứng đang được dùng đại trà hiện nay trên các máy PC gia đình là loại theo chuẩn giao tiếp IDE do tính dễ lắp ráp và giá thành thấp. Ngoài ra còn có chuẩn SCSI nhưng không thông dụng do giá thành cao, đòi hỏi phải có card SCSI riêng cũng như phần mềm quản lý các thiết bị SCSI riêng.

B/ LắP RáP, KếT HợP Và DI CHUYểN:

Máy PC cho phép bạn sử dụng 2 ổ đĩa cứng (Mainboard đời cũ) hay 4 ổ đĩa cứng (Mainboard đời mới) cùng lúc. Ðể phân biệt các ổ đĩa trên cùng 1 cáp tín hiệu, chúng ta phải xác lập bằng cách nối tắt các chân cắm được quy định cụ thể trên từng ổ đĩa (set jumper). Nhà sản xuất luôn cung cấp sơ đồ set jumper kèm theo ổ đĩa của mình vì nếu thiếu, chỉ có cách là set "mò" hay dựa trên ổ đĩa khác.

Chú ý: Bạn phải hiểu về nguyên lý, máy tính xem ổ đĩa cứng là 1 thiết bị IDE hay nói một cách khác, máy PC cho phép bạn sử dụng tối đa 4 thiết bị IDE nối vào 2 dây cáp. ổ đĩa CDROM theo chuẩn giao tiếp IDE cũng được xem là 1 thiết bị IDE nên sẽ được tính vào tổng số nầy.

Các quy ước khi lắp ráp, kết hợp ổ đĩa:

Dây cáp: Cáp tín hiệu của ổ đĩa cứng có 3 đầu nối giống y nhau. 1 đầu để gắn vào đầu nối IDE trên Card I/O hay mainboard, 2 đầu còn lại để gắn vào đầu nối trên 2 ổ đĩa cứng. Khi cắm dây, chú ý cắm sao cho vạch sơn đỏ ở cạnh cáp nối với chân số 1 của đầu nối. Thường chân số 1 được quy ước như sau:

Trên mainboard hay trên card I/O: Cạnh có ghi số 1 hay có dấu chấm tròn hay dấu tam giác.

Chú ý: Có hãng sản xuất, đã ngừa trường hợp cắm ngược cáp bằng cách bỏ bớt 1 chân ở đầu nối trên mainboard, và bít 1 lổ tương ứng ở đầu nối trên cáp.

Trên ổ đĩa: Cạnh có ghi số 1 hay vạch sơn đỏ trên cáp nằm sát dây cắm nguồn.

Chú ý: Có hãng sản xuất, đã ngừa trường hợp cắm ngược cáp bằng cách bỏ bớt 1 chân ở đầu nối trên ổ đĩa cứng, và bít 1 lổ tương ứng ở đầu nối trên cáp.

Khi nối cáp, cố gắng xoay trở đầu cáp sao cho đoạn dây đi từ mainboard hay Card I/O đến ổ đĩa cứng là ngắn nhất. Thậm chí bạn có thể nối đầu giữa lên Mainboard, 2 đầu bìa lên ổ đĩa cứng.

ổ đĩa: Giữa 2 nhóm ổ đĩa 1,2 và 3,4 phân biệt bởi hai dây cáp gắn vào 2 đầu nối Pri (thứ nhất 1,2) hay Sec (thứ nhì 3,4). Giữa ổ đĩa 1,2 hay 3,4 phân biệt bằng cách set Jumper trên mỗi ổ đĩa là Master (1,3) hay Slave (2,4).

- Trên ổ đĩa có các set sau:

Master (single): Chỉ sử dụng 1 ổ đĩa duy nhất.

Master (dual): ổ nầy là master nhưng có kết hợp với ổ khác.

Slave: ổ nầy là slave.

Cable Selec: Xác lập master hay slave bằng cáp (giống ổ đĩa mềm)

Thông thường bạn nên set là Master (dual) hay Slave, nhưng khi dùng ổ đĩa Caviar có khi bạn bắt buộc phải set là Master (single) nó mới chịu chạy.

ổ đĩa khởi động bắt buộc phải được set là Master và được gắn vào cáp Pri (1).

Có trường hợp 2 ổ đĩa không chịu chạy chung với nhau khi gắn cùng 1 cáp. Bạn phải sử dụng 2 cáp cho 2 ổ đĩa nầy, nếu máy bạn không có đường cáp thứ 2 bạn buộc phải đổi ổ đĩa khác (hay xảy ra với ổ Caviar của WD).

Chú ý: Trong số những cải tiến trong BIOS của mainboard P5, quan trọng và có ích trong sử dụng là phần BOOT máy. Cải tiến nầy giúp bạn khỏi mất thì giờ đặt lại các jumper cho ổ đĩa cứng khi chuyển đổi.

Bạn có thể chọn lựa cho Boot máy bằng ổ đĩa mềm A, ổ đĩa CD ROM, ổ đĩa SCSI, ổ đĩa cứng C hay D, E, F (nếu có). Nghĩa là ngoài các ổ đĩa truyền thống như A, C, bạn có thể cho Boot bằng CD ROM và bất cứ ổ đĩa cứng vật lý nào đang có trên máy mà không cần phân biệt chúng đang là Master hay Slave, là IDE hay SCSI.

Thí dụ: Máy bạn có ổ đĩa A, 1 ổ đĩa CDROM (G), 3 ổ đĩa cứng IDE (C, D, E), 1 ổ đĩa cứng SCSI (F). Bạn có quyền chỉ định cho khởi động bằng ổ đĩa nào trong số các ổ đĩa nầy (A, C, D, E, F, G) cũng được.

Khi bạn sử dụng Win97 (OSR2 hay Memphis), bạn không cần khai báo ổ đĩa cứng thứ 2 trở đi trong Bios (kể cả ổ mềm). Win97 tự biết các ổ đĩa nầy và đặt tên cho chúng tiếp theo tên ổ đĩa Logic cuối cùng trên ổ đĩa vật lý có khai báo. Dĩ nhiên là khi đó chúng không thể khởi động được do không có khai báo.

C/ TUổI THọ:

Tuổi thọ của ổ đĩa cứng chính là tuổi thọ của các thành phần di chuyển trong cấu tạo ổ đĩa. ổ đĩa có 2 mô tơ chính là mô tơ quay đĩa và mô tơ dịch chuyển đầu từ. Ðể đảm bảo tốc độ truy xuất cao của ổ đĩa, ổ đĩa cứng bắt buộc phải quay liên tục từ khi bạn mở máy cho đến khi bạn tắt máy và đầu từ luôn luôn treo lơ lửng phía trên mặt đĩa 1 khoảng cách cực nhỏ bởi 1 lớp đệm khí được tạo ra do tốc độ quay nhanh (khi ổ đĩa ngưng quay, đầu từ sẽ "đáp" lên trên mặt đĩa do mất lớp đệm khí. Ðể an toàn, hãng sản xuất tạo vị trí đáp tự động cho đầu từ khi tắt máy). Như vậy mô tơ quay đĩa có chế độ làm việc nặng nhất và tuổi thọ của nó quyết định tuổi thọ của ổ đĩa. Hay nói 1 cách khác, tuổi thọ của ổ đĩa tuỳ thuộc vào thời gian sử dụng máy chớ không tuỳ thuộc vào thời gian truy xuất ổ đĩa như đĩa mềm.

Về nguyên tắc kỹ thuật trong việc sử dụng động cơ, càng ít lần tắt mở động cơ càng thọ. Như vậy khi bạn cho máy chạy liên tục 24/24, ổ đĩa cứng của bạn sẽ đạt thời gian sử dụng tối đa. Ðối với máy gia đình, do việc sử dụng không liên tục (mỗi ngày mở máy vài lần) nên tuổi thọ ổ đĩa có giảm nhưng bù lại thời gian sử dụng thực sẽ kéo dài hơn (thí dụ: ổ đĩa nếu chạy liên tục 24h/ngày sẽ thọ thọ 10.000giờ tức là 417 ngày thực tế, nếu chạy không liên tục 8h/ngày, tuổi thọ giảm còn 7.000giờ nhưng sẽ là 875 ngày thực tế). Việc tắt mở máy còn làm tăng nguy cơ va chạm đầu từ với mặt đĩa, tạo hư hỏng không phục hồi được. Do đó bạn càng hạn chế việc tắt mở máy càng tốt.

Trong Bios các máy mới thường hay có mục chỉ định ngừng ổ đĩa cứng khi không hoạt động sau 1 thời gian nhất định (Power Manager). Chúng tôi khuyên bạn đừng sử dụng mục nầy vì nó chỉ có tác dụng trên những máy xách tay là loại máy mà người ta chấp nhận giảm thọ tất cả các linh kiện trong máy để đổi lấy thời gian sử dụng pin lâu. Nếu bạn thích sử dụng mục nầy thì cứ thử và chú ý tiếng kêu của ổ đĩa khi chuyển trạng thái hoạt động, có thể bạn sẽ cảm thấy tội nghiệp ổ đĩa của bạn.

2- BIOS SETUP:

Sau khi lắp ráp ổ đĩa, bạn phải làm thủ tục khai báo trong Bios để máy chấp nhận cho ổ đĩa là 1 thành phần của máy. Có 2 trường hợp khai báo cho ổ đĩa dưới 528Mb và trên 528Mb.

ổ đĩa dưới 528Mb: Khai báo bình thường trên mọi loại mainboard cũ cũng như mới. Bạn cần khai báo C (cylinder) H (head) S (sector) theo số liệu nhà sản xuất ghi trên nhản hay dùng Auto Detect IDE.

ổ đĩa trên 528Mb: Ðối với các mainboard đời mới, bạn cần khai báo C (cylinder) H (head) S (sector) theo số liệu nhà sản xuất ghi trên nhản sau đó chọn thêm mục LBA hay dùng Auto Detect IDE rồi chọn thông số do Bios đề nghị có kèm LBA. Ðối với mainboard đời cũ không có mục LBA, bạn không thể sử dụng được phần dung lượng trên 528Mb của ổ đĩa thông qua Bios, bạn bắt buộc phải dùng chương trình Disk Manager của hãng sản xuất ổ đĩa cứng (Quantum, WD, Ontrack...), chương trình nầy cũng đảm trách luôn việc Fdisk và Format cho ổ đĩa (đặc tính của chương trình nầy chúng tôi sẽ bàn sau).

3- QUảN Lý, Sử DụNG:

A/ CáCH QUảN Lý CủA Hệ ÐIềU HàNH:

Ðặc điểm quan trọng mà người sử dụng cần hiểu rõ là cách cấp phát không gian đĩa để chứa file của hệ điều hành. Mỗi hệ điều hành có 1 cách quản lý khác nhau, chúng tôi chỉ chú trọng bàn về Dos, Win95 và sẽ nói sơ về Win NT.

Dos, Win 95: Tùy theo dung lượng của ổ đĩa Logic mà đơn vị cấp phát cho tập tin thay đổi theo. Cụ thể như sau:

Dung lượng ổ đĩa Logic Ðơn vị cấp phát (cluster)
Ðến 31,5Mb 512Byte
trên 31,5 1Kb
trên 64Mb 2Kb
trên 127Mb 4Kb
trên 254,9Mb 8Kb
trên 504,9Mb 16Kb
trên 1Gb 32Kb
trên 2Gb 64Kb

Cách cấp phát trên có nghĩa là tuỳ theo file của bạn có kích thước bao nhiêu mà hệ điều hành sẽ cấp phát số đơn vị (cluster) tương ứng. Dung lượng đơn vị phải bằng hoặc lớn hơn dung lượng file cần chứa, nếu trong 1 đơn vị cấp phát còn dư cũng sẽ bị bỏ, không dùng chứa file khác được. Thí dụ: Trên ổ đĩa 860Mb. Nếu file 234byte sẽ được cấp 1 cluster 16Kb, Nếu file 50Kb sẽ được cấp 4 cluster 64Kb.

Như vậy trên ổ đĩa logic có dung lượng lớn, bạn chứa file nhỏ càng nhiều, bạn càng bị mất dung lượng đĩa do có những khoảng bị bỏ trống quá nhiều. Ðiều nầy dẩn đến việc cần phải tính toán chia ổ đĩa Logic sao cho kích thước Cluster là có lợi nhất tuỳ theo thực tế sử dụng.

Win NT: Nói tổng quát, Win NT có thể sử dụng cách quản lý đĩa của Dos, Win 95 để bạn có thể sử dụng đồng thời Win NT và Dos, Win 95 trên cùng 1 máy. Nhưng Win NT cũng có 1 cách quản lý riêng của mình là đơn vị cấp phát lớn tối đa chỉ có 4Kb cho ổ đĩa logic trên 254,9Mb và không có bất kì hệ điều hành nào có thể sử dụng được ổ đĩa do Win NT quản lý theo kiểu riêng.

B/ Sử DụNG:

Ðể sử dụng được ổ đĩa cứng với hệ điều hành Dos/Win 95, bạn phải tiến hành các thủ tục sau:

Fdisk: chương trình dùng để chỉ định cho hệ điều hành quản lý ổ đĩa như thế nào.

Format: Ðịnh dạng đĩa theo tiêu chuẩn quy định của hệ điều hành để hệ điều hành có thể sử dụng được ổ đĩa.

Trong trường hợp bạn mới ráp máy hay làm lại ổ đĩa master của mình, bạn phải khởi động bằng đĩa mềm rồi mới dùng chương trình được chứa trên đĩa mềm mà tiến hành thao tác với ổ đĩa cứng.

Cách làm đĩa mềm khởi động như sau:

* Ðưa đĩa mềm vào ổ đĩa A, đánh lịnh FORMAT A: /S

* Chép tối thiểu các file sau lên đĩa mềm: Fdisk, format, Sys (Chú ý: phải cùng version với Dos bạn đã dùng để format đĩa mềm trước đó). Bạn có thể chép thêm NC, các chương trình chống Virus, các chương trình tiện ích...tuỳ theo nhu cầu và dung lượng đĩa mềm còn trống.

4- CáCH Sử DụNG FDISK:

Khi bạn đánh lịnh Fdisk, màn hình đầu tiên như sau:

FDISK Options

Current fixed disk drive: 1

Choose one of the following:

1. Create DOS partition or Logical DOS Drive

2. Set active partition

3. Delete partition or Logical DOS Drive

4. Display partition information

5. Change current fixed disk drive

Enter choice: [1]

Giải thích:

* Create DOS partition or Logical DOS Drive: Tạo khu vực trên đĩa (có thể là 1 phần, có thể là toàn bộ) và tạo ổ đĩa Logic cho Dos sử dụng.

Trong mục nầy còn có các mục con sau:

Create DOS Partition or Logical DOS Drive

Current fixed disk drive: 1

Choose one of the following:

1. Create Primary DOS Partition

2. Create Extended DOS Partition

3. Create Logical DOS Drive(s) in the Extended DOS Partition

* Ðầu tiên bạn phải tiến hành mục 1 tức là tạo Partition Dos thứ nhất. Vùng nầy có đặc điểm là chỉ chứa 1 ổ đĩa duy nhất có dung lượng chiếm toàn bộ không gian vùng và chỉ ổ đĩa nầy được phép khởi động. Nếu bạn không chia nhỏ ổ đĩa cứng vật lý thì bạn cho vùng nầy chiếm toàn bộ ổ đĩa vật lý và quá trình fdisk kể như hoàn tất, Dos sẽ tự động chỉ định cho ổ đĩa nầy là ổ khởi động. Nếu bạn muốn chia nhỏ ổ đĩa, bạn chỉ định kích thước cụ thể cho vùng nầy rồi tiến hành mục 2.

* Mục 2 tạo vùng đĩa mở rộng dành cho Dos. Dung lượng là không gian còn lại của ổ đĩa vật lý hay chỉ 1 phần nếu bạn muốn dự trữ 1 vùng riêng ngoài tầm kiểm soát của Dos (dành cho hệ điều hành khác) gọi là vùng Non Dos. Vùng Dos mở rộng nầy sẽ chứa tất cả các ổ đĩa Logic mà bạn muốn tạo và bạn tiến hành tạo chúng bằng mục 3.

Khi tạo ổ đĩa Logic bạn nên chú ý là đừng nên tạo quá nhiều (tốt nhất là 2) vì dung lượng còn trống sẽ bị phân tán trên từng ổ đĩa Logic khiến cho việc cài đặt các chương trình lớn trở nên khó khăn. Ngoài ra nếu bạn có nhiều ổ đĩa vật lý, bạn cần chú ý cách gán tên ổ đĩa Logic của Dos như sau:

Dos đặt tên theo thứ tự ABC và gán cho vùng Pri trên mỗi ổ đĩa vật lý trước (theo thứ tự ổ đĩa vật lý) sau đó mới đến các ổ đĩa Logic trên vùng Ext của từng ổ đĩa theo thứ tự. Thí dụ: Có 2 ổ đĩa vật lý, trên ổ đĩa master (1) chia 1 Pri, 2 Logic, trên ổ đĩa Slave (2) chia như ổ 1. Chúng sẽ được gán tên như sau: ổ 1 có C (Pri), E, F (Logic). ổ 2 có D (Pri), G, H (Logic). Thứ tự gán tên rất quan trọng nếu sơ ý sẽ dẩn đến việc Format sai ổ đĩa.

Set active partition: Chỉ định ổ đĩa được phép khởi động. Theo quy định của Dos, chỉ có ổ đĩa nằm trong Pri Partition mới được phép active (ổ đĩa C). Mục nầy chỉ dùng khi bạn không cho vùng Pri chiếm toàn bộ dung lượng ổ đĩa vật lý.

Delete partition or Logical DOS Drive: Xoá bỏ những gì bạn tạo trong mục 1. Theo quy định của Dos, quá trình xóa phải ngược lại với quá trình tạo, nghĩa là cái gì tạo đầu tiên phải được xoá sau cùng và ngược lại.

Trong mục nầy có các mục con:

Delete DOS Partition or Logical DOS Drive

Current fixed disk drive: 3

Choose one of the following:

1. Delete Primary DOS Partition

2. Delete Extended DOS Partition

3. Delete Logical DOS Drive(s) in the Extended DOS Partition

4. Delete Non-DOS Partition

Trong mục nầy bạn phải tiến hành ngược từ dưới lên trên tức là tiến hành theo thứ tự 4,3,2,1.

Display partition information: Hiển thị tình trạng hiện tại của ổ đĩa cứng. Mục nầy bạn nên chọn đầu tiên để tránh tình trạng thao tác lộn ổ đĩa.

Change current fixed disk drive: Chọn ổ đĩa vật lý để thao tác.

Chú ý: Khi bạn Fdisk trên ổ đĩa cứng nào (logic hay vật lý) toàn bộ dữ liệu trên ổ đĩa đó sẽ bị xoá. Fdisk chỉ dùng cho ổ đĩa cứng, bạn không thể Fdisk ổ đĩa mềm.

5- CáCH Sử DụNG FORMAT:

Việc phân vùng, tạo ổ đĩa Logic giống như mới quy hoạch miếng đất trống. Muốn sử dụng bạn còn phải cất nhà và đó là nhiệm vụ của Format.

Format được dùng cho đĩa cứng lẩn đĩa mềm và gần như là chương trình thông dụng khi sử dụng máy tính. Nhưng Format có 2 tính năng chưa được đánh giá đúng mức là format triệt để (/u) là quá trình kiểm tra đĩa kỹ lưỡng nhất và format /q (format nhanh) là cách xoá đĩa có nhiều file nhanh nhất.

Công dụng chính của Format /u là định dạng ổ đĩa theo đúng tiêu chuẩn của hệ điều hành. Bạn hãy tưởng tượng như việc san bằng mọi thứ hiện có trên miếng đất, chia lô rồi cất nhà, chia phòng, đặt số nhà, lên sơ đồ...để chứa hàng hoá sau này. Có nghĩa là làm mới toàn bộ, xoá bỏ hết cái cũ. Trong quá trình xây dựng nó còn kiểm tra đánh dấu vị trí xấu không sử dụng được.

Công dụng của Format /q là không làm gì có ảnh hưởng đến hàng hoá hiện chứa trên miếng đất, mọi xây dựng cũ vẩn giữ nguyên. Nó chỉ làm một việc đơn giản là tuyên bố toàn bộ khu vực nầy hiện đang trống, chưa có gì cả. Khi nào có hàng hoá mới gởi vào nó mới tống cái cũ đi để chứa.

6- BOOT BằNG DOS HAY WINDOWS 95:

Sau khi bạn Fdisk xong, bạn có thể dùng lịnh Format c: /s để vừa định dạng vừa làm cho ổ đĩa cứng khởi động được.

Trong trường hợp đĩa cứng đã format sẫn, bạn có thể cho khởi động bằng đĩa mềm rồi dùng lịnh SYS để chuyển các file hệ thống từ đĩa mềm xuống đĩa cứng, giúp cho đĩa cứng tự khởi động được.

Nếu Sys từ đĩa mềm, hệ điều hành trên đĩa cứng sẽ giống y như đĩa mềm. Do đó cần cẩn thận chọn đĩa mềm đúng hệ điều hành khi muốn dùng lịnh Sys.

7- BOOT BằNG DOS HAY WINDOWS 95:

Ðể cho đĩa cứng khởi động bằng Dos version nào, bạn chỉ cần có đĩa mềm khởi động version đó rồi Sys xuống mà không cần phải cài lại nguyên bộ Dos hay Windows 95

Chú ý: Trên đĩa mềm nên có thêm các file Fdisk, Format, Sys, Himem, Emm386, Smartdrv...cùng hệ điều hành.

Khi Sys cho Windows 95, bạn phải tạo lại thông tin trong file MSDOS.SYS thì Windows mới chạy được. Thí dụ:

[Paths]

WinDir=C:\MEMPHIS

WinBootDir=C:\MEMPHIS

HostWinBootDrv=C

[Options]

BootMulti=1

BootGUI=1

BootWin=1

Network=1

Trong nội dung nầy quan trọng nhất là phần [Paths]. Phần nầy thay đổi tuỳ theo thực tế trên từng máy.

Giải thích:

WinDir=C:\MEMPHIS: Tên và địa chỉ của thư mục chứa Windows 95.

WinBootDir=C:\MEMPHIS: Tên và địa chỉ của thư mục chứa file hệ thống cần thiết khi khởi động của Windows 95.

HostWinBootDrv=C: Tên ổ đĩa khởi động.

BOOT 2 Hệ ÐIềU HàNH:

* Nếu đã có Dos: Bạn đổi các file

Command.com thành Command.dos . Io.sys thành Io.dos . Msdos.sys thành Msdos.dos . Autoexec.bat thành Autoexec.dos . Config.sys thành Config.dos

Rồi Sys Windows 95 từ đĩa mềm xuống. Cuối cùng tạo lại Msdos.sys giống như phần trên.

* Nếu đã có Windows 95: Bạn chép (copy) các file đã liệt kê của Dos xuống đĩa cứng và đổi đuôi là Dos. Cụ thể như: Command.dos, Io.dos, Msdos.dos, Autoexec.dos, Config.dos. Thêm dòng BootMilti=1 vào file Msdos.sys của Windows 95.

Chú ý:

* Nếu dùng Windows 95 bản OSR2 (950B), khi copy bạn đổi Io.sys thành IBMBIO.COM, Msdos.sys thành IBMDOS.COM. Các file khác vẫn như cũ. Cụ thể như:

Command.com thành Command.dos . Io.sys thành Ibmbio.com . Msdos.sys thành Ibmdos.com . Autoexec.bat thành Autoexec.dos . Config.sys thành Config.dos

Ðồng thời bạn phải xóa file MSDOS .DOS nếu có hiện diện trong thư mục gốc.

* Bạn phải sửa chữa các đường dẫn trong Autoexec.bat, Autoexec.dos và Config.sys, Config.dos cho đúng với tình

trạng của từng hệ điều hành ví có 1 số file hệ thống không thể dùng "lẫn lộn" được.

8- Sử DụNG DISK MANAGER CủA HãNG SảN XUấT ÐĩA CứNG:

Có nhiều chương trình Disk Manager do các hãng sản xuất đĩa cứng đưa ra (Quantium, WD, Ontrack, Conner...), mục đích là giúp cho người dùng có thể sử dụng ổ đĩa lớn hơn 504MB trên máy đời cũ có BIOS không nhận biết được những ổ đĩa dung lượng lớn nầy.

Khi sử dụng các chương trình nầy, bạn nên chú ý các vấn đề sau:

ổ đĩa có dùng Disk Manager phải là ổ đĩa khởi động, vì nếu nó không là ổ đĩa khởi động, chương trình Disk Manager của ổ đĩa nầy sẽ không được nạp khi khởi động máy, và kết quả là máy của bạn không thể nhận diện cũng như sử dụng được ổ đĩa nầy.

Chương trình nầy chỉ nên sử dụng trên các máy đời cũ (386), không nên sử dụng trên các máy đời mới (486, 586...) có BIOS hỗ trợ LBA. Vì nó không tương thích với Windows 95.

Ðể "dụ khị" người sử dụng, các chương trình luôn luôn dùng đơn vị tính: 1MB=1000000Byte, khác với đơn vị tính của Dos là: 1MB=1048576Byte. Như vậy dung lượng ổ đĩa do các chương trình nầy báo cáo lớn hơn khoảng 5% dung lượng do Dos báo cáo.

Khi bạn đã cài chương trình nầy, nó sẽ chiếm Master Boot Record làm "của riêng" và bạn không thể nào "tống khứ" nó đi được, dù cho dù bạn có Fdisk hay format lại. Bạn phải dùng Diskedisk xoá sạch Master Boot Record rồi sau đó mới Fdisk và format lại.


--------------------------------------------------------------------------------

PcLeHoan 1996 - 2002
Mirror : http://www.pclehoan.com/
Mirror : http://www.lehoanpc.net/
Mirror : http://www.ktlehoan.com/
[Up] [Print Copy]
  [Question]   Cẩm nang về DOS, Bước chân đầu tiên khi muốn hack,, for newbie only (by Hacnho) 30/06/2006 06:08:50 (+0700) | #4 | 2298
lawlesscoder
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 29/06/2006 19:01:59
Messages: 25
Offline
[Profile] [PM]
Cách Setup BIOS

Khi khởi động máy lần đầu tiên, máy tính sẽ đọc một tập hợp dữ liệu được lưu trong CMOS (một chip bộ nhớ đặc biệt luôn hoạt động nhờ 1 cục pin nhỏ), không có thông tin nầy máy tính sẽ bị tê liệt. Việc xác lập các thông tin nầy gọi là Setup Bios và bao giờ người bán cũng phải làm thủ tục Setup Bios ngay sau khi ráp máy. Nhưng bạn cũng phải biết cách Setup Bios để đề phòng trường hợp máy tự mất các thông tin lưu trong Bios vì các lý do như: Hết pin, nhiễu điện, virus...Hiện nay, người ta dùng Flash Ram để lưu thông tin Bios nên không cần phải có Pin nuôi trên mainboard. Tùy Mainboard, các mục trong Bios có thể khác nhau theo từng hãng chế tạo (Award, Ami, Pheonix...) nhưng về căn bản chúng vẫn giống nhau và trong phần nầy chủ yếu bàn về căn bản, còn các tính năng riêng bạn phải chịu khó tìm hiểu thêm nhờ vào các kiến thức căn bản nầy.

Màn hình Bios Setup đa số là màn hình chạy ở chế độ TEXT. Gần đây đang phát triển loại BiosWin (Ami) có màn hình Setup gồm nhiều cửa sổ giống tương tự Windows và sử dụng được Mouse trong khi Setup nhưng các mục vẫn không thay đổi.

Chú ý thao tác để vào Bios Setup là: Bấm phím Del khi mới khởi động máy đối với máy Ðài Loan. Ðối với các máy Mỹ, thường là bạn phải thông qua chương trình quản lý máy riêng của từng hãng nếu muốn thay đổi các thông số của Bios.

* Bios thường: Di chuyển vệt sáng để lựa chọn mục bằng các phím mũi tên. Thay đổi giá trị của mục đang Set bằng 2 phím Page Up và Page Dn. Sau đó nhấn phím Esc để thoát khỏi mục (giá trị mới sẽ được lưu trữ). Nhấn F10 để thoát Setup Bios nếu muốn lưu các thay đổi, khi hộp thoại hiện ra, bấm Y để lưu, N để không lưu. Nhấn Esc nếu muốn thoát mà không lưu thay đổi, khi hộp thoại hiện ra, bấm Y để không lưu, N để trở lại màn hình Setup Bios.

* Bios Win: Màn hình Setup xuất hiện dưới dạng đồ họa gồm nhiều cửa sổ, sử dụng được mouse nếu bạn có mouse loại: PS/2 mouse, Microsoft mouse, Serial mouse, Logitect C mouse. Dùng mouse bấm kép vào cửa sổ để mở một thành phần, bấm vào mục cần thay đổi, một cửa sổ liệt kê giá trị xuất hiện, bấm vào giá trị muốn chọn rồi thoát bằng cách bấm vào ô nhỏ ở góc trên bên trái. Nếu không có mouse, dùng các phím mũi tên để di chuyển, đến mục cần thay đổi bấm Enter, xuất hiện hộp liệt kê, chọn giá trị mới, bấm Enter, cuối cùng bấm Esc.

1. Setup các thành phần căn bản (Standard CMOS Setup):

Ðây là các thành phần cơ bản mà Bios trên tất cả các loại máy PC phải biết để quản lý và điều khiển chúng.

* Ngày, giờ (Date/Day/Time):

Bạn khai báo ngày tháng năm vào mục nầy. Khai báo nầy sẽ được máy tính xem là thông tin gốc và sẽ bắt đầu tính từ đây trở đi. Các thông tin về ngày giờ được sử dụng khi các bạn tạo hay thao tác với các tập tin, thư mục. Có chương trình khi chạy cũng cần thông tin nầy, thí dụ để báo cho bạn cập nhật khi quá hạn, chấm dứt hoạt động khi đến ngày quy định...Bình thường bạn Set sai hay không Set cũng chẳng nh hưởng gì đến hoạt động của máy. Các thông tin nầy có thể sửa chữa trực tiếp ngoài Dos bằng 2 lịnh Date và Time, hay bằng Control Panel của Windows mà không cần vào Bios Setup.

Chú ý: Ðồng hồ máy tính luôn luôn chạy chậm khong vài giây/ngày, thỉnh thoảng bạn nên chỉnh lại giờ cho đúng. Nhưng nếu quá chậm là có vấn đề cần phải thay mainboard.

* ổ đĩa mềm (Drive A/B):

Khai báo loại ổ đĩa cho ổ A và ổ B, bạn căn cứ vào việc nối dây cho ổ đĩa để xác định. ổ đĩa nối với đầu nối ngoài cùng của dây nối là ổ A, ổ kia là B. ổ có kích thước lớn là 1.2M 5.25 inch, ổ nhỏ là 1.44M 3.5 inch. Nếu không có thì chọn Not Installed. Nếu bạn khai báo sai, ổ đĩa sẽ không hoạt động chớ không hư hỏng gì, bạn chỉ cần khai báo lại. Trong các mainboard sử dụng Bios đời mới, khai báo sai loại ổ dĩa 1.2Mb thành 1.4Mb hay ngược lại, ổ dĩa vẫn hoạt động bình thường nhưng kêu rất lớn lúc mới bắt đầu đọc đĩa, về lâu dài có thể hư đĩa.

Các Bios và các card I/O đời mới cho phép bạn tráo đổi 2 ổ đĩa mềm mà không cần tráo đổi dây (swap floppy drive), tức là ổ A thành ổ B và ngược lại khi sử dụng. Khi tráo đổi bằng cách Set jumper trên card I/O, bạn nhớ khai báo lại trong Bios Setup (Khi tráo bằng lịnh Swap trong Bios thì không cần khai báo lại), nhưng có ứng dụng không chịu cài đặt khi Swap đĩa mềm, nhất là các ứng dụng có bảo vệ chống sao chép.

* ổ đĩa cứng (Drive C/D) loại IDE:

Phần khai báo ổ đĩa cứng rắc rối hơn, bắt buộc bạn phải khai báo chi tiết các thông số, bạn khai báo sai không những ổ cứng không hoạt động mà đôi khi còn làm hư ổ cứng nếu bạn khai báo quá dung lượng thật sự của ổ cứng và cho tiến hành FDISK, FORMAT theo dung lượng sai nầy. May mắn là các Bios sau nầy đều có phần dò tìm thông số ổ cứng IDE tự động (IDE HDD auto detection) nên các bạn khỏi mắc công nhớ khi sử dụng ổ đĩa cứng loại IDE. Chúng tôi sẽ nói về phần auto detect nầy sau. Ngoài ra, các ổ cứng sau nầy đều có ghi thông số trên nhãn dán trên mặt. Bạn cho chạy Auto detect, Bios sẽ tự động điền các thông số nầy dùm bạn. Việc khai báo ổ cứng C và D đòi hỏi phải đúng với việc Set các jumper trên 2 ổ cứng. Bạn xác lập ổ cứng không phải qua đầu nối dây mà bằng các jumper trên mạch điều khiển ổ cứng. Các ổ cứng đời mới chỉ có một jumper 3 vị trí: ổ duy nhất, ổ Master (ổ C), ổ Slave (ổ D) và có ghi rõ cách Set trên nhãn. Các ổ đĩa cứng đời cũ nhiều jumper hơn nên nếu không có tài liệu hướng dẫn là rắc rối, phải mò mẫm rất lâu.

* ổ đĩa cứng (Drive E/F) loại IDE:

Các Bios và các card I/O đời mới cho phép gắn 4 ổ dĩa cứng, vì hiện nay các ổ dĩa CDROM cũng sử dụng đầu nối ổ cứng để hoạt động, gọi là CDROM Interface IDE (giao diện đĩa IDE) để đơn giản việc lắp đặt.

Chú ý: Khai báo là NONE trong Bios Setup cho ổ đĩa CD-ROM.

* Màn hình (Video) - Primary Display:

EGA/VGA: Dành cho loại màn hình sử dụng card màu EGA hay VGA, Super VGA.

CGA 40/CGA 80: Dành cho loại màn hình sử dụng card màu CGA 40 cột hay CGA 80 cột.

Mono: Dành cho loại màn hình sử dụng card trắng đen, kể c card VGA khi dùng màn hình trắng đen.

* Treo máy nếu phát hiện lỗi khi khởi động (Error Halt):

Tất cả lỗi (All error): Treo máy khi phát hiện bất cứ lỗi nào trong quá trình kiểm tra máy, bạn không nên chọn mục nầy vì Bios sẽ treo máy khi gặp lỗi đầu tiên nên bạn không thể biết các lỗi khác, nếu có.

Bỏ qua lỗi của Keyboard (All, But Keyboard): Tất cả các lỗi ngoại trừ lỗi của bàn phím.

Bỏ qua lỗi đĩa (All, But Diskette): Tất cả các lỗi ngoại trừ lỗi của đĩa.

Bỏ qua lỗi đĩa và bàn phím (All, But Disk/Key): Tất cả các lỗi ngoại trừ lỗi của ổ đĩa và bàn phím.

Không treo máy khi có lỗi (No error): Tiến hành quá trình kiểm tra máy cho đến khi hoàn tất dù phát hiện bất cứ lỗi gì. Bạn nên chọn mục nầy để biết máy bị trục trặc ở bộ phận nào mà có phương hướng giải quyết.

* Keyboard:

Install: Cho kiểm tra bàn phím trong quá trình khởi động, thông báo trên màn hình nếu bàn phím có lỗi.

Not Install: Không kiểm tra bàn phím khi khởi động. Chú ý: chọn mục nầy không có nghĩa là vô hiệu hoá bàn phím vì nếu vậy làm sao điều khiển máy. Nó chỉ có tác dụng cho Bios khỏi mất công kiểm tra bàn phím nhằm rút ngắn thời gian khởi động.

2. Setup các thành phần nâng cao (Advanced Setup):

* Virut Warning:

Nếu Enabled, Bios sẽ báo động và treo máy khi có hành động viết vào Boot sector hay Partition của đĩa cứng. Nếu bạn cần chạy chương trình có thao tác vào 2 nơi đó như: Fdisk, Format... bạn cần phải Disable mục nầy.

* Internal cache:

Cho hiệu lực (enable) hay vô hiệu hoá (disable) Cache (L1) nội trong CPU 486 trở lên.

* External cache:

Cho hiệu lực (enable) hay vô hiệu hoá (disable) cache trên mainboard, còn gọi là Cache mức 2 (L2).

* Quick Power On Self Test:

Nếu enable Bios sẽ rút ngắn và bỏ qua vài mục không quan trọng trong quá trình khởi động, để giảm thời gian khởi động tối đa.

* About 1 MB Memory Test:

Nếu Enable Bios sẽ kiểm tra tất cả bộ nhớ. Nếu Disable Bios chỉ kiểm tra 1 Mb bộ nhớ đầu tiên.

* Memory Test Tick Sound:

Cho phát âm thanh (enable) hay không (disable) trong thời gian test bộ nhớ.

* Extended Bios Ram Area:

Khai báo mục nầy nếu muốn dùng 1 Kb trên đỉnh của bộ nhớ quy ước, tức Kb bắt đầu từ địa chỉ 639K hay 0:300 của vùng Bios hệ thống trong bộ nhớ quy ước để lưu các thông tin về đĩa cứng. Xác lập có thể là 1K hay 0:300.

* Swap Floppy Drive:

Tráo đổi tên 2 ổ đĩa mềm, khi chọn mục nầy bạn không cần khai báo lại loại ổ đĩa như khi tráo bằng cách Set jumper trên card I/O.

* Boot Sequence:

Chọn ổ đĩa cho Bios tìm hệ điều hành khi khởi động. Có thể là C rồi đến A hay A rồi đến C hay chỉ có C. Bạn nên chọn C,A hay chỉ có C, để đề phòng trường hợp vô tình khởi động bằng đĩa mềm có Virus.

Hiện nay trên các Mainboard Pentium. Bios cho phép bạn chỉ định khởi động từ 1 trong 2 ổ mềm hay trong 4 ổ cứng IDE hay bằng ổ cứng SCSI thậm chí bằng ổ CD Rom cũng được.

* Boot Up Floppy Seek:

Nếu Enable Bios sẽ dò tìm kiểu của đĩa mềm là 80 track hay 40 track. Nếu Disable Bios sẽ bỏ qua. Chọn enable làm chậm thời gian khởi động vì Bios luôn luôn phải đọc đĩa mềm trước khi đọc đĩa cứng, mặc dù bạn đã chọn chỉ khởi động bằng ổ C.

* Boot Up Numlock Status:

Nếu ON là cho phím Numlock mở (đèn Numlock sáng) sau khi khởi động, nhóm phím bên tay phải bàn phím dùng để đánh số. Nếu OFF là cho phím Numlock tắt (đèn Numlock tối), nhóm phím bên tay phải dùng để di chuyển con trỏ.

* Boot Up System Speed:

Quy định tốc độ của CPU trong thời gian khởi động là High (cao) hay Low (thấp).

* Memory Parity Check:

Kiểm tra chẵn lẻ bộ nhớ. Chọn theo mainboard vì có loại cho phép mục nầy enable, có loại bắt bạn phải disable mới chịu chạy. Ðầu tiên bạn chọn enable, nếu máy treo bạn chọn lại là disable. Mục nầy không ảnh hưởng đến hệ thống, chỉ có tác dụng kiểm tra Ram.

* IDE HDD Block Mode:

Nếu ổ đĩa cứng của bạn hỗ trợ kiểu vận chuyển dữ liệu theo từng khối (các ổ đĩa đời mới có dung lượng cao). Bạn cho enable để tăng tốc cho ổ đĩa. Nếu ổ đĩa đời cũ bạn cho disable mục nầy.

* Pri. Master/Slave LBA (Logic Block Addressing) Mode:

Nếu 2 ổ đĩa cứng được nối vào đầu nối Primary của card I/O có dung lượng lớn hơn 528Mb, bạn cho enable mục nầy.

* Sec. IDE Ctrl Drives Install:

Mục nầy để khai báo máy bạn có ổ đĩa cứng nối vào đầu nối Secondary của card I/O. Các chỉ định có thể là Master, Mst/Slv và disable.

* Sec Master/Slave LBA Mode:

Xác lập LBA cho đầu nối thứ 2.

Chú ý: Các mục hỗ trợ cho ổ đĩa cứng có dung lượng lớn và các card I/O đời mới giúp bạn sử dụng ổ đĩa có dung lượng trên 528Mb. Trong trường hợp bạn cho enable các mục nầy rồi mới tiến hành Fdisk và Format đĩa, nếu sau đó bạn lại disable các mục nầy hay đem gắn qua máy khác cũng chọn disable, bạn sẽ không thể sử dụng được ổ dĩa cứng. Khi dùng ổ CDROM có đầu nối IDE, bạn nên gắn vào đầu nối Secondary để khỏi ảnh hưởng đến ổ dĩa cứng (gắn vào đầu nối Pri) khi cần chạy 32BitDiskAccess trong Windows.

* Typematic Rate Setting:

Nếu enable là bạn cho 2 mục dưới đây có hiệu lực. 2 mục nầy thay thế lịnh Mode của DOS, quy định tốc độ và thời gian trể của bàn phím.

* Typematic Rate (Chars/Sec):

Bạn lựa chọn số ký tự/giây tuỳ theo tốc độ đánh phím nhanh hay chậm của bạn. Nếu bạn Set thấp hơn tốc độ đánh thì máy sẽ phát tiếng Bip khi nó chạy theo không kịp.

* Typematic Delay (Msec):

Chỉ định thời gian lập lại ký tự khi bạn bấm và giữ luôn phím, tính bằng mili giây.

* Security Option:

Mục nầy dùng để giới hạn việc sử dụng hệ thống và Bios Setup.

Setup: Giới hạn việc thay đổi Bios Setup, mỗi khi muốn vào Bios Setup bạn phải đánh đúng mật khẩu đã quy định trước.

System hay Always: Giới hạn việc sử dụng máy. Mỗi khi mở máy, Bios luôn luôn hỏi mật khẩu, nếu không biết mật khẩu Bios sẽ không cho phép sử dụng máy.

Chú ý: Trong trường hợp bạn chưa chỉ định mật khẩu, để Disable (vô hiệu hoá) mục nầy, bạn chọn Password Setting, bạn đừng đánh gì vào các ô nhập mật khẩu mà chỉ cần bấm ENTER. Trong trường hợp bạn đã có chỉ định mật khẩu nay lại muốn bỏ đi. Bạn chọn Password Setting, bạn đánh mật khẩu cũ vào ô nhập mật khẩu cũ (Old Password) còn trong ô nhập mật khẩu mới (New Password) bạn đừng đánh gì cả mà chỉ cần bấm ENTER. Có mainboard thiết kế thêm 1 jumper để xoá riêng mật khẩu ngoài jumper để xoá toàn bộ thông tin trong CMOS. Tốt hơn hết là bạn đừng sử dụng mục nầy vì bản thân chúng tôi chứng kiến rất nhiều trường hợp dở khóc dở cười do mục nầy gây ra. Lợi ít mà hại nhiều. Chỉ những máy tính công cộng mới phải sử dụng tới mục nầy thôi.

* System Bios Shadow, Video Bios Shadow:

Nếu enable là cho copy các dữ liệu về System và Video trong Bios (có tốc độ chậm) vào Ram (tốc độ nhanh) để rút ngắn thời gian khi cần truy nhập vào các dữ liệu nầy.

* Wait for <F1> if Any Error:

Cho hiện thông báo chờ ấn phím F1 khi có lỗi.

* Numeric Processor:

Thông báo có gắn CPU đồng xử lý (Present) trên máy hay không (absent). Mục nầy thường có cho các máy dùng CPU 286, 386, 486SX. Từ 486DX trở về sau đã có con đồng xử lý bên trong CPU nên trên các máy mới có thể không có mục nầy.

* Turbo Switch Funtion:

Cho nút Turbo có hiệu lực (enable) hay không (disable). Mục nầy thường thấy ở các Bios đời củ, trên các máy đời mới lựa chọn nầy thường bằng cách Set jumper của Mainboard. Từ Mainboard pentium trở đi không có mục nầy.

3. Setup các thành phần có liên quan đến vận hành hệ thống (Chipset Setup):

* Auto Configuration:

Nếu enable, Bios sẽ tự động xác lập các thành phần về DRAM, Cache...mỗi khi khởi động tùy theo CPU Type (kiểu CPU) và System Clock (tốc độ hệ thống). Nếu Disable là để cho bạn tự chỉ định.

* AT Clock Option:

Nếu Async (không đồng bộ) là lấy dao động chuẩn của bộ dao động thạch anh chia đôi làm tốc độ hoạt động cho AT Bus (bus 8 - 16Bit). Thường là 14.318MHz/2 tức 7.159MHz. Có Bios còn cho chọn tốc độ của mục nầy là 14.318MHz. Nếu Sync (đồng bộ) là dùng System Clock (do bạn chỉ định bằng cách Set jumper trên mainboard) làm tốc độ chuẩn.

* Synchronous AT Clock/AT Bus Clock Selector:

Chỉ định tốc độ hoạt động cho AT Bus bằng cách lấy tốc độ chuẩn (system clock) chia nhỏ để còn lại khoảng 8MHz cho phù hợp với card 16Bit. Các lựa chọn như sau:

CLKI/3 khi system clock là 20 - 25MHz.

CLKI/4 khi system clock là 33MHz.

CLKI/5 khi system clock là 40MHz.

CLKI/6 khi system clock là 50MHz.

Tốc độ nầy càng lớn (số chia càng nhỏ), máy chạy càng nhanh do tăng tốc độ vận chuyển dữ liệu. Tuy nhiên lớn đến đâu là còn tùy thuộc vào mainboard và card cắm trên các Slot (quan trọng nhất là card I/O). Các bạn phải thí nghiệm giảm số chia từng nấc và chú ý máy có khởi động hay đọc đĩa bình thường không, nếu phát sinh trục trặc thì giảm xuống 1 nấc. Thường thì bạn có thể tăng được 2 nấc, thí dụ: System clock là 40MHz, bạn chọn CLKI/3. Card ISA 8 và 16 Bit có thể chạy tốt trong khoảng từ 8MHz đến 14MHz. Nếu nhanh quá, thường card I/O gặp trục trặc trước (không đọc được đĩa cứng).

* AT Cycle Wait States/Extra AT Cycle WS:

Ðể enable hay disable việc chèn thêm 1 thời gian chờ vào thời gian chuẩn của AT Bus. Nếu system clock dưới 33MHz chọn disable. Nếu trên 33MHz chọn enable.

* Fast AT Cycle:

Khi enable sẽ rút ngắn thời gian chuẩn của AT Bus.

* DRAM Read Wait States/DRAM Brust Cycle:

Dưới 33MHz là: 3 - 2 - 2 - 2 hay 2 - 1 - 1 - 1

Từ 33 - 45MHz là: 4 - 3 - 3 - 3 hay 2 - 2 - 2 - 2

50MHz là: 5 - 4 - 4 - 4 hay 3 - 2 - 2 - 2

Chọn mục nầy ảnh hưởng lớn đến tốc độ CPU.

* DRAM/Memory Write Wait States:

Chọn 1WS khi hệ thống nhanh hay DRAM chậm (tốc độ 40MHz trở lên). Chọn 0WS khi hệ thống và DRAM có thể tương thích (33MHz trở xuống).

* Hidden Refresh Option:

Khi enable, CPU sẽ làm việc nhanh hơn do không phải chờ mỗi khi DRAM được làm tươi.

* Slow Refresh Enable:

Mục nầy nhằm bảo đảm an toàn dữ liệu trên DRAM, thời gian làm tươi sẽ kéo dài hơn bình thường. Bạn chỉ được enable mục nầy khi bộ nhớ của máy hỗ trợ việc cho phép làm tươi chậm.

* L1 Cache Mode:

Lựa chọn giữa Write-Through và Write-Back cho Cache nội trong CPU 486 trở lên. Xác lập Write-Through máy sẽ chạy chậm hơn Write-Back nhưng việc lực chọn còn tuỳ thuộc vào loại CPU.

* L2 Cache Mode:

Xác lập cho cache trên mainboard.

* IDE HDD Auto Detection/IDE SETUP:

Khi chọn mục nầy sẽ xuất hiện một cửa sổ cho bạn chỉ định ổ đĩa cần dò tìm thông số (2 hay 4 ổ đĩa tuỳ theo Bios). Sau đó bạn bấm OK hay YES để Bios điền vào phần Standard dùm cho bạn. Trong Bios đời mới, Auto detect có thể đưa ra vài loại ổ đĩa. Tuỳ theo cách sử dụng ổ dĩa (normal, LBA,...) mà bạn chọn loại thích hợp.

* Power Management Setup:

Ðối với CPU 486:

Phần nầy là các chỉ định cho chương trình tiết kiệm năng lượng sẵn chứa trong các Bios đời mới. Chương trình nầy dùng được cho cả 2 loại CPU: Loại thường và loại CPU kiểu S. CPU kiểu S hay CPU có 2 ký tự cuối SL là một loại CPU được chế tạo đặc biệt, có thêm bộ phận quản lý năng lượng trong CPU. Do đó trong phần nầy có 2 loại chỉ định dành cho 2 loại CPU.

Ðối với Pentium:

Dùng chung cho mọi loại Pentium hay các chíp của các hảng khác cùng đời với Pentium.

* Power Management/Power Saving Mode:

Disable: Không sử dụng chương trình nầy.

Enable/User Define: Cho chương trình nầy có hiệu lực.

Min Saving: Dùng các giá trị thời gian dài nhất cho các lựa chọn (tiết kiệm năng lượng ít nhất).

Max Saving: Dùng các giá trị thời gian ngắn nhất cho các lựa chọn (tiết kiệm nhiều nhất).

* Pmi/Smi:

Nếu chọn SMI là máy đang gắn CPU kiểu S của hãng Intel. Nếu chọn Auto là máy đang gắn CPU thường.

* Doze Timer:

Mục nầy chỉ dùng cho CPU kiểu S. Khi đúng thời gian máy đã rảnh (không nhận được tín hiệu từ các ngắt) theo quy định, CPU tự động hạ tốc độ xuống còn 8MHz. Bạn chọn thời gian theo ý bạn (có thể từ 10 giây đến 4 giờ) hay disable nếu không muốn sử dụng mục nầy.

* Sleep Timer/Standby timer:

Mục nầy chỉ dùng cho CPU kiểu S. Chỉ định thời gian máy rảnh trước khi vào chế độ Sleep (ngưng hoạt động). Thời gian có thể từ 10 giây đến 4 giờ.

* Sleep Clock:

Mục nầy chỉ dùng cho CPU kiểu S: Stop CPU hạ tốc độ xuống còn 0MHz (ngưng hẳn). Slow CPU hạ tốc độ xuống còn 8MHz.

* HDD Standby Timer/HDD Power Down:

Chỉ định thời gian ngừng motor của ổ đĩa cứng.

* CRT Sleep:

Nếu Enable là màn hình sẽ tắt khi máy vào chế độ Sleep.

* Chỉ định:

Các chỉ định cho chương trình quản lý nguồn biết cần kiểm tra bộ phận nào khi chạy.

Chú ý: Do Bios được sản xuất để sử dụng cho nhiều loại máy khác nhau nên các bạn luôn luôn gặp phần nầy trong các Bios. Thực ra chúng chỉ có giá trị cho các máy xách tay (laptop) vì xài pin nên vấn đề tiết kiệm năng lượng được đặt lên hàng đầu. Chúng tôi khuyên các bạn đang sử dụng máy để bàn (desktop) nên vô hiệu hoá tất cả các mục trong phần nầy, để tránh các tình huống bất ngờ như: đang cài chương trình, tự nhiên máy ngưng hoạt động, đang chạy Defrag tự nhiên máy chậm cực kỳ...

4. Phần dành riêng cho Mainboard theo chuẩn giao tiếp PCI có I/O và IDE On Board (peripheral Setup):

* PCI On Board IDE:

Cho hiệu lực (enabled) hay vô hiệu (disabled) 2 đầu nối ổ đĩa cứng IDE trên mainboard. Khi sử dụng Card PCI IDE rời, ta cần chọn disabled.

* PCI On Board Secondary IDE:

Cho hiệu lực (enabled) hay vô hiệu (disabled) đầu nối ổ đĩa cứng IDE thứ 2 trên mainboard. Mục nầy bổ sung cho mục trên và chỉ có tác dụng với đầu nối thứ 2.

* PCI On Board Speed Mode:

Chỉ định kiểu vận chuyển dữ liệu (PIO speed mode). Có thể là Disabled, mode 1, mode 2, mode 3, mode 4, Auto. Trong đó mode 4 là nhanh nhất.

* PCI Card Present on:

Khai báo có sử dụng Card PCI IDE rời hay không và nếu có thì được cắm vào Slot nào. Các mục chọn là: Disabled, Auto, Slot 1, Slot 2, Slot 3, Slot 4.

* PCI IRQ, PCI Primary IDE IRQ, PCI Secondary IDE IRQ:

Chỉ định cách xác lập ngắt cho Card PCI IDE rời.

Chú ý: Trong mục nầy có phần xác lập thứ tự gán ngắt cho các Card bổ sung. Thí dụ: 1 = 9, 2 = 10, 3 = 11, 4 = 12 có nghĩa là Card đầu tiên cắm vào bất kỳ Slot nào sẽ được gán ngắt 9, nếu có 2 Card thì Card cắm vào Slot có số thứ tự nhỏ sẽ được gán ngắt 9, Slot có số thứ tự lớn sẽ được gán ngắt 10.v..v...

* IDE 32Bit Transfers Mode:

Xác lập nầy nhằm tăng cường tốc độ cho ổ đĩa cứng trên 528Mb, nhưng cũng có ổ đĩa không khởi động được khi enabled mục nầy dù fdisk và format vẫn bình thường.

* Host to PCI Post Write W/S, Host to PCI Burst Write, Host to DRAM Burst Write:

Các mục nầy xác lập cho PCU Bus, không ảnh hưởng nhiều đến tốc độ CPU, có thể để nguyên xác lập mặc nhiên.

* PCI Bus Park, Post Write Buffer:

Khi enabled các mục nầy có thể tăng cường thêm tốc độ hệ thống.

* FDC Control:

Cho hiệu lực hay không đầu nối cáp và xác lập địa chỉ cho ổ đĩa mềm.

* Primary Seral Port:

Cho hiệu lực hay không cổng COM 1 và xác lập địa chỉ cho cổng nầy.

* Secondary Serial Port:

Cho hiệu lực hay không cổng COM 2 và xác lập địa chỉ cho cổng nầy. Chú ý: Nếu bạn sử dụng Card bổ sung có xác lập điạ chỉ là COM 1 hay COM 2, bạn phải disabled cổng tương ứng trong hai mục trên.

* Parallel Port:

Cho hiệu lực hay không cổng LPT 1 và xác lập địa chỉ cho cổng nầy.

5. Hướng dẫn Setup Bios:

Trong các tài liệu đi kèm mainboard, đều có hướng dẫn Setup Bios. Khi mua máy hay mua mainboard, các bạn nhớ đòi các tài liệu nầy vì nó rất cần cho việc sử dụng máy.

Trong các phần Setup trên, phần Standard, Advanced có ảnh hưởng đến việc cấu hình máy. Phần Chipset ảnh hưởng đến tốc độ máy. Phần PCI ảnh hưởng đến các gán ngắt, địa chỉ cho các Slot PCI, cổng; cách vận chuyển dữ liệu cho IDE On Board.

Nếu gặp các thành phần hoàn toàn mới, trước tiên bạn hãy Set các thành phần đã biết, kiểm tra việc thay đổi của máy, cuối cùng mới Set tới các thành phần chưa biết. Chúng tôi xin nhắc lại, việc Setup Bios sai không bao giờ làm hư máy và các bạn sẽ dễ dàng Setup lại nhờ vào chính Bios. Trên mainboard luôn luôn có 1 Jumper dùng để xóa các thông tin lưu trong CMOS để bạn có thể tạo lại các thông tin nầy trong trường hợp không thể vào lại Bios Setup khi khởi động máy.

Khi tiến hành tìm hiểu Setup Bios, bạn nên theo một nguyên tắc sau: Chỉ Set từng mục một rồi khởi động máy lại, chạy các chương trình kiểm tra để xem tốc độ CPU, ổ đĩa có thay đổi gì không?. Cách làm nầy gíúp bạn phát hiện được ảnh hưởng của từng mục vào hệ thống và bạn có thể biết chắc trục trặc phát sinh do mục nào để sửa chữa. Khi xẩy ra trục trặc mà bạn không biết đối phó, bạn chỉ cần vào lại Bios Setup chọn Load Bios Default hay bấm F6 trong phần Set mà bạn muốn phục hồi sau đó khởi động máy lại là xong.
[Up] [Print Copy]
  [Question]   Cẩm nang về DOS, Bước chân đầu tiên khi muốn hack,, for newbie only (by Hacnho) 06/07/2006 09:41:34 (+0700) | #5 | 4387
format
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 29/06/2006 22:08:58
Messages: 29
Offline
[Profile] [PM]
nhiều bài viết hay wa tiếc là tui không có máy mà lại
nghiện hack
có đọc 1001 bài củng vô ích
nhưng cũng đủ làm ông thầy trong lớp mạng chết mệt rồi
hehehe
Giá như có bạn nào có nhã ý sưu tầm các bài viết trong hva theo dạng index giống như trang http://shacker.50webs.com thì hay biết mấy
[Up] [Print Copy]
  [Question]   Cẩm nang về DOS, Bước chân đầu tiên khi muốn hack,, for newbie only (by Hacnho) 06/07/2006 22:34:55 (+0700) | #6 | 4495
[Avatar]
Dungna
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 23/06/2004 01:49:41
Messages: 114
Location: .... mùa này vắ
Offline
[Profile] [PM] [WWW]
Em tạm biệt anh DOS từ lâu lắm roài smilie
[Up] [Print Copy]
  [Question]   Re: Cẩm nang về DOS, Bước chân đầu tiên khi muốn hack,, for newbie only (by Hacnho) 07/07/2006 12:08:23 (+0700) | #7 | 4775
xhackervn
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 04/07/2006 02:10:55
Messages: 2
Offline
[Profile] [PM]
1/2 Post đúng chủ đề ! smilie
[Up] [Print Copy]
  [Question]   Cẩm nang về DOS, Bước chân đầu tiên khi muốn hack,, for newbie only (by Hacnho) 12/12/2006 10:03:49 (+0700) | #8 | 29959
[Avatar]
hoclopnam
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 14/09/2006 10:52:22
Messages: 14
Offline
[Profile] [PM]
Giới thiệu cho em cuốn sách này đi. cám ơn!
[Up] [Print Copy]
  [Question]   Re: Cẩm nang về DOS, Bước chân đầu tiên khi muốn hack,, for newbie only (by Hacnho) 13/12/2006 07:16:20 (+0700) | #9 | 30177
ndt_hva
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 16/08/2006 10:12:38
Messages: 9
Offline
[Profile] [PM]
Em tạm biệt anh DOS từ lâu lắm roài smilie  

Nhưng muốn hack cũng phải dùng DOS
[Up] [Print Copy]
[digg] [delicious] [google] [yahoo] [technorati] [reddit] [stumbleupon]
Go to: 
 Users currently in here 
1 Anonymous

Powered by JForum - Extended by HVAOnline
 hvaonline.net  |  hvaforum.net  |  hvazone.net  |  hvanews.net  |  vnhacker.org
1999 - 2013 © v2012|0504|218|