banner

[Rule] Rules  [Home] Main Forum  [Portal] Portal  
[Members] Member Listing  [Statistics] Statistics  [Search] Search  [Reading Room] Reading Room 
[Register] Register  
[Login] Loginhttp  | https  ]
 
Forum Index Những thảo luận khác "Vua tin tặc Trung Quốc - Vạn Đào"  XML
  [News]   "Vua tin tặc Trung Quốc - Vạn Đào" 20/03/2013 07:20:11 (+0700) | #1 | 274218
nhiepnhuphong
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 28/08/2012 03:58:38
Messages: 57
Offline
[Profile] [PM]
Mới đây, tờ Time bất ngờ cho đăng tải bài viết về Vạn Đào, nhân vật được mệnh danh là "Vua tin tặc Trung Quốc". Nhiều năm qua, "đại bàng" Vạn Đào đã trở thành nỗi khiếp sợ của cộng đồng mạng, vì với tinh thần yêu nước đầy cực đoan anh ta sẵn sàng khủng bố bất cứ cá nhân hay tổ chức nào mà anh ta cho là sẽ “gây phương hại đến Trung Quốc”. Thành lập "Liên hiệp Đại bàng đỏ", tổ chức tin tặc danh tiếng nhất Trung Quốc, Vạn Đào lấy khao khát tự do làm động lực cho việc phá hoại hệ thống máy tính.

Cộng đồng mạng gọi Vạn là một Hồng khách (Hongke), một cách ngầm tôn vinh nhân vật này xứng tầm với giới tin tặc ngoại quốc (tin tặc hay "hacker" đọc theo âm Hán Việt là Hắc khách). Nói như vậy đủ để hiểu rằng, Vạn Đào chẳng khác nào một mối đe dọa ngầm đối với các quốc gia khác, nhất là phương Tây với trụ sở của hàng triệu cơ quan tình báo và thông tin mật quan trọng. Vạn thâm nhập vào mọi thứ anh ta cảm thấy hưng phấn, từ hòm thư của các chính khách Đài Loan cho tới trang thông tin của Nhà Trắng, và chỉ để lại một lá cờ Trung Quốc phấp phới tung bay như ám chỉ "Vạn Đào đã thống trị thế giới mạng".

BÀI I: HỒNG KHÁCH VỚI KHÁT VỌNG THỐNG TRỊ THẾ GIỚI MẠNG

Cuồng say cảm giác thống trị thế giới ảo

Vạn Đào sống trong một gia đình trung lưu, được hưởng một nền giáo dục rất tốt từ người mẹ, vốn là một giáo viên, và người cha là thành viên cốt cán của Bộ Đường sắt. Không có anh chị em, Vạn lấy việc học làm trọng, tiếp tục theo đuổi nghiệp kinh sử cho tới khi bước chân vào trường cấp 3. Năm 1989, chàng trai vừa tròn 18 tuổi quyết định nghỉ học và chạy theo tiếng gọi của trào lưu cải cách đang tràn ngập Trung Quốc. Trong thị trấn nhỏ bé ở tỉnh Quảng Tây, Vạn Đào vô cùng hào hứng, bỏ nhà gia nhập một nhóm các nhà hoạt động chính trị địa phương theo tinh thần dân chủ cách tân.

Chàng trai còn non nớt và chưa đủ hiểu biết về xã hội đã bị bố mẹ ngăn cản, buộc phải trở về với con đường học vấn. Vạn Đào có đủ khả năng trở thành sinh viên Đại học Bắc Kinh danh giá, theo đuổi môn lịch sử vì lý do "muốn am hiểu về cách mạng nước nhà". Thế nhưng, gia đình biết rằng muốn Vạn trưởng thành, phải thử thách anh bằng những thứ khó khăn hơn thế. Quan trọng hơn, phải tách chàng trai đang sôi sục vì những diễn biến chính trị ra khỏi suy nghĩ về "lĩnh vực ẩn chứa đầy nguy hiểm" này. Theo lời hướng dẫn của cha mẹ, Vạn Đào theo học Đại học Giao thông tại Bắc Kinh, chuyên ngành kế toán.



Vua tin tặc Trung Quốc Vạn Đào.

Vô cùng bực tức và chán nản, nhưng nhanh chóng tìm thấy niềm an ủi trong phòng thực nghiệm máy tính của trường. Vào thời điểm bấy giờ, máy tính là công cụ thực sự xa xỉ không phải ai cũng có điều kiện tiếp cận. Tại Trường đại học Giao thông, Vạn Đào biết tới mạng Internet, được mở mang tầm mắt và tha hồ tự do nghiền ngẫm cách thức phá hoại hệ thống bằng virus hay các phần mềm, mã độc.

Vạn Đào phát hiện ra một số loại virus máy tính được nghiên cứu tại đây đã từng hủy hoại tất cả phần cứng của hệ thống. Vạn Đào như bị thôi miên trước sức mạnh kỳ diệu của thế giới mạng, và trở nên ham thích tìm hiểu về virus máy tính - thứ sinh vật vô hình nhưng ẩn chứa khả năng tàn phá khủng khiếp. Chàng trai trẻ bắt đầu ham muốn sức mạnh của riêng mình và khao khát tận hưởng cảm giác thống trị.

Tự tìm hiểu, mày mò học hỏi, cộng với trí thông minh thiên bẩm, Vạn Đào trở thành một cao thủ máy tính. Năm 1992, Vạn Đào tung ra một loại virus đầu tiên, khiến hệ thống máy tính trên cả nước bị tấn công chỉ sau vài tháng. Vạn không ngờ rằng kể cả máy tính của mẹ anh ta ở trường học cũng "dính" virus của con trai, làm toàn bộ dữ liệu giảng dạy bị xóa sạch, không thể khôi phục trở lại.

Tốt nghiệp đại học năm 1993, Vạn Đào về đầu quân cho Tập đoàn PwC trong vai trò một kiểm toán viên. Công việc rất nhàn hạ, lương hấp dẫn nhưng vẫn không thể làm anh ta yêu hơn cuộc sống dưới ánh mặt trời.

Hồng khách yêu nước

Cuối những năm 90 thế kỷ trước, Vạn Đào thành lập công ty máy tính riêng với ý định theo đuổi sự tự do. Bản chất tin tặc trong con người này cũng bắt đầu từ đây, mà thực chất ham muốn phá máy tính của người khác đã được nhen nhóm từ khi Vạn còn là sinh viên "chân ướt chân ráo" khám phá phòng thực nghiệm máy tính của trường đại học. Anh trợ giúp cục an ninh địa phương kiểm tra và rà soát các phòng chat trên mạng Internet.



“Liên hiệp Đại bàng đỏ” đã tấn công vào hệ thống máy tính của nhiều chính phủ và tổ chức quan trọng trên thế giới.


Đầu năm 2000, Vạn Đào triển khai một mạng lưới các thành viên chuyên nghiên cứu virus máy tính, sau này phát triển thành tổ chức "Liên hiệp Đại bàng đỏ", nhận tiền tài trợ từ cộng đồng doanh nhân mang chiêu bài yêu nước. Thực chất, mọi hoạt động của nhóm người này đều là tấn công vào hệ thống máy chủ của các tổ chức, cơ quan nước ngoài nhằm "nâng cao tính phòng thủ của hệ thống mạng Trung Quốc, và đó là trách nhiệm của chúng tôi".

Vạn Đào lặng lẽ gõ bàn phím chỉ bằng hai ngón giữa trong căn phòng nhỏ hẹp có phần u tối, nơi làm việc từ khi anh ta còn là thủ lĩnh cốt cán của “Liên hiệp Đại bàng đỏ”. Anh ta là một đấu sĩ online đúng nghĩa - cái cách Vạn Đào "hành hạ" bàn phím và bấm chuột rất nhanh khiến người khác liên tưởng tới một cá tính ương ngạnh và đầy vẻ thách thức.

Với bản chất của "một kẻ ngạo mạn, luôn căm tức xã hội và muốn quyền lực của sự tự do". Vạn Đào xây dựng cả một mạng lưới tin tặc dày đặc, với những vụ tấn công chớp nhoáng khiến tình báo phương Tây nhiều khi chỉ biết "ngẩn ngơ và bất lực". Quả thực, thế giới ảo cho anh ta mọi cơ hội để khẳng định bản thân trong một không gian tự do vô hạn, song cũng thu hút một lượng không nhỏ giới tình báo và săn tin muốn "dọn dẹp" cho sạch sẽ mạng lưới đầy nguy hiểm này.

“Cú đêm” mang cổ cồn trắng

Vạn Đào cùng “Liên hiệp Đại bàng đỏ” nhắm tới những bí mật của chính quyền nước ngoài và các bí quyết về khoa học công nghệ, cũng như muốn "trả đũa" bất cứ tổ chức nào đe dọa Trung Quốc. Như việc một tổ chức phi chính phủ lên tiếng về báo cáo nhân quyền "bất bình thường" của quốc gia trên 1 tỉ dân này đã bị Vạn phá hỏng toàn bộ hệ thống máy tính chỉ trong vòng vài tiếng. Anh ta đưa ra khẩu luận: "Xây dựng văn hóa Hồng khách đậm đà bản sắc Trung Hoa", với bài hát chủ đạo trở thành nguồn động viên cho giới hacker: "Dù kẻ thù có che chắn vững chắc như thế nào, chúng ta vẫn có sức mạnh và khả năng phá vỡ. Đó là những chú đại bàng đỏ".



Tòa nhà được cho là địa điểm hoạt động của các hồng khách thuộc một tổ chức tin tặc của Trung Quốc.

Ban ngày lạnh lùng làm việc ở cơ quan, Vạn Đào biến thành "cú đêm" ở nhà, chuyên săn lùng cảm giác tự do trên thế giới ảo. Toàn bộ nỗi căm phẫn xã hội "bị mối mọt đục đẽo từ bên trong" được anh ta kể lể với những con người chưa từng thấy mặt. Thậm chí Vạn Đào lên kế hoạch tấn công vào những quốc gia, mà theo anh ta, đã dẫn tới một phần nào đó thực trạng xã hội ngày nay, hay từng tham gia giao tranh với Trung Quốc trong quá khứ. "Cách duy nhất để xả cơn tức giận là chuyển nó sang những nước đã khiến cha ông chúng tôi bị mất mạng trong chiến tranh", Vạn cho biết.

Quả thực, Vạn Đào cho hàng loạt virus tấn công vào hòm thư và trang thông tin của Thủ tướng Nhật Bản, khiến toàn bộ hệ thống bị tê liệt đúng vào ngày kỷ niệm 60 năm cuộc chiến tranh Trung - Nhật năm 1997. Hai năm sau, cú sốc "ném bom nhầm" vào Đại sứ quán Trung Quốc của NATO trong cuộc xung đột ở Kosovo lại tiếp thêm dầu vào ngọn lửa "hacker" đang bùng cháy dữ dội trong anh ta. Vạn Đào đã để lại một lời nhắn thách thức trên trang thông tin của quân đội Mỹ sau khi xâm nhập thành công, nêu rõ: "Tôi không phải là kẻ chuyên đi ăn cắp thông tin. Nhưng tôi sẽ chứng minh cho các người thấy Trung Quốc thừa sức mạnh để chiến đấu với phương Tây, bằng mọi cách".

Đương nhiên, hưởng ứng theo làn sóng các cuộc biểu tình chống Nhật lan ra khắp Trung Quốc liên quan tới cụm đảo Điếu Ngư/Senkaku, Vạn Đào biến sự kiện này thành mồi câu rất tuyệt để anh ta và “Liên hiệp Đại bàng đỏ” tung ra các mẫu virus mới khẳng định chủ quyền quốc gia, tấn công những trang mạng "rêu rao" ảnh hưởng của nước láng giềng đối với cụm đảo tranh chấp.

Quyết định từ bỏ

Vạn Đào đang dựa vào sự tức giận và những mối thù ngoại xâm của bản chất một kẻ yêu nước mê muội để tiến hành những chiến dịch tấn công mạng trên quy mô ngày càng mở rộng. Ham muốn tự do, thỏa chí tung hoành trên thế giới ảo đã đưa Vạn Đào tới những lời mời của một số tổ chức trong nước. Theo đó, con người này trở thành mục tiêu săn đuổi của giới hồng khách Trung Quốc, và rằng anh ta được trả vô cùng hậu hĩnh khi phá thành công một trang tin mục tiêu bị nghi ngờ đe dọa an ninh Trung Quốc.

Tuy vậy, Vạn Đào nhấn mạnh rằng, anh chưa bao giờ hoạt động cho chính quyền và không hề đánh cắp thông tin. Anh ta làm Hồng khách để thỏa mãn đam mê cá nhân, được tự do thử nghiệm những sức mạnh tàn phá của các loại virus máy tính. Anh ta thừa nhận việc trở thành một tin tặc chuyên phá đám ngoại quốc vốn là một thú vui, nhưng thú vui ấy trở thành nỗi sợ khi "dính" tới các vấn đề chính trị nhạy cảm hiện tại. Vạn Đào muốn bỏ cuộc, anh ta xóa toàn bộ các nguồn tin nhạy cảm trên trang cá nhân, từ chối dần các lời mời tấn công mạng của các tổ chức vô danh "vì lý do sức khỏe".

Vạn Đào dành tới 20 giờ liên tục xóa bỏ mọi thông tin trước khi ngất xỉu và phải nhập viện. Ngay cả ý kiến riêng về một số vấn đề trong nước cũng không được tồn tại trên mạng, nếu không muốn chịu mất tiền hoặc cao hơn là ngồi tù vài năm.

Liệu Hồng khách này đã bao giờ thách thức giới tin tặc ngoại quốc và "chiến" với lực lượng tình báo phương Tây một-chọi-một? Vạn Đào hoàn toàn phủ nhận, cho rằng ý kiến ấy "quả thực rất nực cười vì tôi không muốn gây nên chiến tranh toàn cầu chỉ bởi chút bốc đồng". Từ bỏ tư cách một Hồng khách là phải quên đi quá khứ, và trở về với con người bình thường. "Với tôi, bàn phím bây giờ chỉ để soạn thảo văn bản thông thường, kiếm tiền về nuôi gia đình".

Tuy nhiên, Vạn Đào vẫn giữ nguyên tinh thần của một hacker, và tuyên bố sẽ trở lại thế giới ảo khi cần thiết.

Theo ANTG
(Còn tiếp)
[Up] [Print Copy]
  [News]   "Vua tin tặc Trung Quốc - Vạn Đào" 21/03/2013 08:36:45 (+0700) | #2 | 274260
nhiepnhuphong
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 28/08/2012 03:58:38
Messages: 57
Offline
[Profile] [PM]
Đã tuyên bố "rửa tay gác kiếm" và cắt đứt mọi liên hệ với giới Hồng khách, thế nhưng Vạn Đào vẫn che giấu những góc khuất bên trong căn phòng làm việc riêng của anh ta. Con người này cũng ấp úng khi trả lời phóng viên tờ New York Times về hoạt động trước đây của Liên hiệp Đại bàng đỏ. Anh ta hoàn toàn không thể lý giải vì sao Liên hiệp lại bị vướng vào nghi án được chính quyền tiếp tay, thậm chí là vũ khí chính để Trung Quốc khai thác thông tin bí mật của các quốc gia khác.

Trong cuộc phỏng vấn, Vạn Đào đã tiết lộ thêm một số chi tiết vô cùng thú vị về giới Hồng khách nhân danh yêu nước đang hoạt động trên khắp lãnh thổ Trung Quốc. Theo anh ta, tin tặc chưa từng bị phạt hay thậm chí khiển trách vì hành vi phá hoại của họ. Giới Hồng khách luôn tự khoe khoang về chiến tích mạng. Thực tế là mạng lưới Hồng khách đang gia tăng cả về số lượng lẫn chất lượng, trở thành mối đe dọa với các cường quốc trên thế giới. Họ tập trung tấn công vào một danh sách, trong đó bao gồm những cơ quan đầu não như Văn phòng Thương mại và Quân đội Mỹ, Liên minh châu Âu hay Nhà Trắng...

Làm tin tặc cũng đáng mơ ước như... sao ca nhạc!

Dù trở về làm kinh doanh bình thường, Vạn Đào vẫn chưa thể chấm dứt hoàn toàn nghiệp "gõ máy tính và sáng tạo ra virus". Một dấu hiệu khác thường ở văn phòng làm việc của anh ta là sự xuất hiện của một căn phòng nhỏ chỉ được mở bằng vân tay. Màn hình máy tính dày đặc những đoạn mã khó hiểu cùng một tấm bản đồ thế giới được đánh dấu bằng các dấu đỏ bí hiểm. Cả một hệ thống máy tính được kết nối và bảo vệ bằng mật mã.

Vạn Đào nói rằng, các dấu đỏ là biểu hiện của khu vực mục tiêu giới Hồng khách muốn tấn công. "Những điểm do thám" được Vạn Đào cẩn trọng theo dõi, và tính toán cho một cuộc tấn công mới chưa biết bao giờ sẽ diễn ra. Có thể là trong một vài tháng, thậm chí vài năm sắp tới chăng?

Vạn Đào có một lịch làm việc giống hệt một công chức bình thường: 5 ngày trong tuần, từ 8 giờ sáng tới 4 giờ chiều. Ban ngày, anh ta điều hành một công ty an ninh mạng IDFL với các đối tác phần lớn là các công ty công nghệ trong nước và nhiều tổ chức phi chính phủ. Khi đêm xuống, Vạn Đào bắt đầu nghiên cứu sử dụng các công cụ tấn công an ninh mạng hoàn toàn tự chế, thậm chí xây dựng cả một diễn đàn để trao đổi kinh nghiệm với các Hồng khách khác.

Hắc khách có mặt ở khắp mọi nơi nhưng Hồng khách Trung Quốc được coi là "máu" nhất, đông đảo và phức tạp nhất. Các nhóm Hồng khách được coi là nòng cốt của Liên hiệp Đại bàng đỏ với hàng ngàn thành viên. Chiến tích đầu tiên "lẫy lừng" nhất của Vạn Đào và đàn em là đột nhập các hệ thống mạng nước Mỹ sau khi máy bay Mỹ thuộc lực lượng NATO ném bom "lầm" tại sứ quán Trung Quốc ở Belgrade (thủ đô Liên bang Nam Tư cũ), trong khuôn khổ cuộc chiến ở Kosovo năm 1999.



Hình ảnh trang thông tin bị Hồng khách - tin tặc tấn công.

Vạn Đào tiết lộ, tùy theo đối tượng mà Liên hiệp mới tiến hành trả đũa khi có chuyện xảy ra. Ví dụ như các thành viên từng tấn công ồ ạt các trang web Chính phủ Iran sau khi tổ chức "Quân đội mạng Iran" tấn công mạng Baidu của Trung Quốc vì cư dân mạng nước này ủng hộ phe chống Chính phủ Iran. Hay trong giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 9/2007, Liên hiệp đã đồng loạt tấn công vào hệ thống máy tính ở 5 quốc gia là Mỹ, Đức, Anh, Pháp và New Zealand. Trong khi đó, vụ tấn công mạng Google trong mấy năm gần đây được các nhóm tin tặc khác thực hiện, còn Liên hiệp Đại bàng đỏ lại không tham gia vì tuân thủ tiêu chuẩn đạo đức riêng của mình.

Yếu tố đoàn kết mạnh mẽ nhất của các Hồng khách Trung Quốc là chủ nghĩa dân tộc. Khi tinh thần dân tộc bị đẩy tới mức cực đoan thì một số người có xu hướng dịch chuyển sang giới Hồng khách. Vạn Đào nói rằng, ở Trung Quốc, làm tin tặc "cũng giống như làm ngôi sao nhạc rock", đó là "một sự nghiệp mà có đến 1/3 trẻ em tuổi đi học mơ ước".

Ai ở phía sau?

Hơn nửa số nhân viên làm việc tại IDFL là cựu thành viên của Liên hiệp Đại bàng đỏ. Bồi Vị Vị, một đàn em mới 24 tuổi của Vạn Đào, phụ trách việc viết phần mềm an ninh mạng, từng thú nhận đã "vô ý" tạo ra virus máy tính dưới sự giám sát của Vạn Đào (nhưng khẳng định chưa bao giờ thả loại mã độc này). Một vài thành viên kỳ cựu của Liên hiệp không còn quan tâm tới việc gieo rắc những mầm mống virus nguy hiểm trong thế giới ảo, và hoàn toàn "miễn dịch" với giới Hồng khách vốn lắm thủ đoạn.

Trong khi đó, những người còn lại của Liên hiệp bị tiền và lòng tham che mắt. Vạn Đào tin rằng, một số người bạn của anh ta đã bị “một hoặc vài người có thế lực” ép thực hiện các cuộc tấn công mạng. Vạn Đào vẫn khẳng định rằng, đây là cái bẫy nhằm lôi kéo và xây dựng một đội quân bí mật để tấn công an ninh mạng tại phương Tây.

Vạn Đào miêu tả những cậu trai "mặt búng ra sữa, quê mùa, ít học", nhưng rất có tiềm năng trở thành những Hồng khách nguy hiểm khi tiếp cận với máy tính. Họ mải mê với thứ công nghệ xa xỉ chẳng khác nào robot, chôn chân trong phòng với các chương trình phần mềm đến mức quên ăn quên ngủ.

Theo tiết lộ, một Hồng khách nhận tiền hoa hồng của một doanh nghiệp quốc doanh chỉ để đánh cắp thông tin làm ăn từ một doanh nghiệp đối thủ. Mức tiền có thể lên tới hàng trăm triệu nhân dân tệ nếu phi vụ trót lọt.

Vạn Đào có vẻ căng thẳng khi nhắc lại quá khứ của một Hồng khách, tuy nhiên khi đề cập tới những chèn ép của “những người có thế lực”, anh ta trở nên tức giận. "Hồng khách chỉ sống được ở môi trường tự do. Tinh thần và cuộc sống của chúng tôi bị kìm hãm. Xã hội Trung Quốc không hề tha cho bất cứ nhân tài nào cho tới khi tận dụng được họ".

Hiện nay, trên phân nửa dân số Trung Quốc có thể tiếp cận các dịch vụ mạng dưới sự kiểm duyệt gắt gao của chính phủ. Những Hồng khách như Vạn Đào tìm thấy "miếng mồi mới" để thỏa chí với đam mê làm tin tặc thông qua các mạng xã hội, nơi một bộ phận không nhỏ giới trẻ đang vô tư "tự sướng" hay "thể hiện cái tôi quá lố bịch". Tuy nhiên, Trung Quốc đang phải đối mặt với những cơn bão suy thoái, đặc biệt phải nhắc tới nạn tham nhũng, bất bình đẳng thu nhập và sự xuống cấp trầm trọng của môi trường. Các bài báo điện tử đã vạch trần nhiều vụ quan chức nhà nước tham ăn hối lộ, hay có liên quan đến bê bối tình dục trong nước làm suy thoái nền tảng đạo đức.

"Cách duy nhất để Trung Quốc giải quyết mọi vấn đề là phải đối mặt với sự khủng hoảng và suy thoái nội tại. Vạn Đào chia sẻ. Cuối cùng, anh ta quyết định cắt đứt mọi liên hệ với lực lượng Hồng khách để đi tìm sự bình yên cho bản thân.

Điều gây tranh cãi

Vạn Đào phủ nhận việc Liên hiệp Đại bàng đỏ làm việc cho chính quyền. Anh ta không tin rằng đang có hàng ngàn con người cùng chui rúc trong một căn phòng bé xíu chỉ để làm tin tặc. Vạn Đào bảo vệ Liên hiệp bằng việc nêu ra một phản biện có phần ngớ ngẩn rằng địa chỉ IP của máy tính liên quan tới lãnh thổ Trung Quốc nhưng chưa chắc đã xuất phát từ Trung Quốc. Và cũng nhấn mạnh tội lỗi hoàn toàn do các nhóm Hồng khách khác gây ra, còn bản thân anh ta và Liên hiệp không hề liên quan.

Theo đó, những Hồng khách được cho rằng đã xâm nhập vào mạng của NASA, Lầu Năm Góc, Ngân hàng Thế giới và tấn công Phòng Công nghiệp và An ninh trực thuộc Bộ Thương mại Mỹ dữ dội đến mức cơ quan này phải phá bỏ hàng trăm máy tính. Dữ liệu từ mọi ổ cứng của dự án máy bay chiến đấu Lockheed Martin F-35 bị phong tỏa và gần như họ đã ném bom rải thảm hệ thống kiểm soát không lưu của Không lực Mỹ.

Cũng chính Vạn Đào vô tình thừa nhận rằng từng giúp các trang web chính thức của chính quyền cải thiện an ninh mạng. Nhiều thành viên của Liên hiệp đã mở công ty an ninh mạng phục vụ lợi ích của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA). Đây được coi là một trong những tiết lộ hiếm hoi cho thấy mối liên hệ giữa Hồng khách và PLA. Trong nhiều trường hợp khác, các hồng khách phủ nhận mọi liên hệ với chính quyền Bắc Kinh.

Rõ ràng, không thể có chuyện giới tin tặc hoạt động mà không có người chống lưng, nhất là khi chính quyền Trung Quốc vốn có chế độ kiểm soát Internet chặt chẽ nhất thế giới. Tuy nhiên, những bằng chứng xuất phát từ miệng của một cựu Hồng khách có tiếng nhất nhì Bắc Kinh lại không được bảo đảm về độ chính xác tuyệt đối. Và chẳng ai hiểu được liệu đây có phải là một trò chơi mới của Vạn Đào nhằm tung hỏa mù, khiến dư luận hiểu sai trên phương diện chính trị.

Cuối cùng chỉ mình Vạn Đào hiểu. Và câu chuyện của anh ta cũng chỉ được kể lại mà thôi

Theo ANTG
[Up] [Print Copy]
  [News]   "Vua tin tặc Trung Quốc - Vạn Đào" 21/03/2013 22:34:22 (+0700) | #3 | 274284
[Avatar]
xnohat
Moderator

Joined: 30/01/2005 13:59:19
Messages: 1210
Location: /dev/null
Offline
[Profile] [PM] [Email] [WWW] [Yahoo!] [MSN]
Bài báo trên chứng tỏ người phóng viên dịch không hiểu anh ta đang dịch gì :v
iJust clear, "What I need to do and how to do it"/i
br
brBox tán gẫu dời về: http://www.facebook.com/hvaonline
[Up] [Print Copy]
[digg] [delicious] [google] [yahoo] [technorati] [reddit] [stumbleupon]
Go to: 
 Users currently in here 
1 Anonymous

Powered by JForum - Extended by HVAOnline
 hvaonline.net  |  hvaforum.net  |  hvazone.net  |  hvanews.net  |  vnhacker.org
1999 - 2013 © v2012|0504|218|