[Discussion] Có phải hacker đỉnh cao không cần ghi chép....... |
10/01/2010 14:25:54 (+0700) | #1 | 202905 |
haigiodhh
Member
|
0 |
|
|
Joined: 12/11/2009 13:31:32
Messages: 5
Offline
|
|
Kính gửi anh comale và các pro
Cho em hỏi có phải là các hacker chiến nhất không cần ghi chép không ạ
Làm sao mà họ có thể nhớ và học hỏi nhanh thế ạ, họ đã nhớ như nào, các anh có kinh nghiệm chỉ em với.....
Em mới bắt đầu học theo kiểu đó nhưng xem ra có vẻ không ổn , em đi hỏi xem và còn học tập
Thanks các bro và pro trước |
|
|
|
|
[Discussion] Có phải hacker đỉnh cao không cần ghi chép....... |
10/01/2010 14:37:16 (+0700) | #2 | 202907 |
|
rickb
Reseacher
|
Joined: 27/01/2007 17:47:27
Messages: 200
Offline
|
|
haigiodhh wrote:
Kính gửi anh comale và các pro
Cho em hỏi có phải là các hacker chiến nhất không cần ghi chép không ạ
Làm sao mà họ có thể nhớ và học hỏi nhanh thế ạ, họ đã nhớ như nào, các anh có kinh nghiệm chỉ em với.....
Em mới bắt đầu học theo kiểu đó nhưng xem ra có vẻ không ổn , em đi hỏi xem và còn học tập
Thanks các bro và pro trước
Hi haigiodhh,
Mặc dù ko phải là hacker nhưng mình nghĩ có thể trả lời phần nào câu hỏi của bạn
Hacker "chiến" hay ko "chiến" thì họ cũng là người thường thôi, cái khác biệt là kiến thức của 1 hacker thực thụ là do họ học & hiểu được, do đó kiến thức đó tự khắc sâu trong đầu mà ko cần phải thuộc như học thuộc lòng. Nó giống như việc bạn có bao giờ tự hỏi làm sao 1 người có thể nhét vào đầu 1 lượng kiến thức kinh hoàng từ lớp 1 -> 12 (toán, lý hóa, sinh , ...), rồi 4 năm sv chuyên ngành (IT, kinh tế, ....) và còn các kiến thức xã hội khác nữa ? Khi nào mà bạn học xong 1 cái gì đó, bạn ko quan tâm tới nó nữa , sau đó kjhi đụng tới nó bạn vẫn nhớ thì đó là do bạn đã hiểu được nó còn nếu cái kiểu vài ngày (hoặc vài tháng) là quên thì bạn phải coi lại cách học của mình, xem mình có thực sự hiểu nó ko, tại sao kiến thức ko thể vào đầu mình được ?
Với lại, nhớ thì chỉ là nhớ, ko có "nhớ nhanh" hay "nhớ chậm", chỉ có hiểu nhanh hay hiểu chậm thôi, mà cái này (hiểu nhanh) là phụ thuộc vào tư duy logic (có được từ sự rèn luyện) + kinh nghiệm (có được từ trải nghiệm trong thực tế làm việc) của bạn về vấn đề (mà bạn đang học) đó
Vài lời góp ý !
Thân, |
|
|
|
|
[Discussion] Có phải hacker đỉnh cao không cần ghi chép....... |
10/01/2010 22:34:20 (+0700) | #3 | 202933 |
|
nhanth87
Member
|
0 |
|
|
Joined: 12/08/2009 08:54:00
Messages: 168
Offline
|
|
Theo tâm lý học sư phạm thì trí nhớ con người được chia làm 2 loại khả năng: khả năng nhớ tức thời và khả năng nhớ lâu dài.
Nhớ tức thời: khi bạn làm việc với một vấn đề gì đó mà cần phải nhớ nhanh, nhớ ngay lập tức thì bộ não sẽ dùng khả năng này. Ví dụ như một người tính tiền thì cần phải nhớ các món hàng khách mua, cộng nhẩm thật nhanh để tính tiền cho khách, sau đó giải phóng bộ nhớ để tính cho khách tiếp theo. Như vậy, sau một thời gian huân tập thì bộ não sẽ quen với loại này. Các bạn có thể xử lý rất nhanh, nhớ tức thời rất lẹ, nhưng sau đó 1,2 ngày là quên ngay.
Nhớ lâu dài: Sau một thời gian huân tập và xào đi xào lại kiến thức, đào sâu, nghiển ngẫm một vấn đề nào đó, não bộ sẽ phát triển khả năng này.
Như vậy, nếu bạn chỉ seach google click, click, next next thì lần đầu làm được, sau vài ngày sẽ quên mất.
Đối với học tập cũng vậy, nếu trong năm bạn không học, cuối kỳ bạn thi, bỏ 2,3 ngày để học. Sau khi thi xong thì quên mất. Cứ dần dần như vậy thì não bộ của bạn sẽ quen với khả năng nhớ tức thời này. Lúc đó bạn có thể tự hào "ôi dào, mấy môn này tui học mấy tiếng là đi thi đậu chắc"
p/s: Như vậy bạn đã biết phương cách đối xử như thế nào với một vấn đề để có thể nhớ lâu rồi chứ |
|
Aricent - Software Engineer |
|
|
|
[Discussion] Có phải hacker đỉnh cao không cần ghi chép....... |
11/01/2010 00:06:37 (+0700) | #4 | 202940 |
|
Bướm Đêm
Member
|
0 |
|
|
Joined: 25/03/2008 18:30:01
Messages: 223
Location: Phố Hoa
Offline
|
|
nhanth87 wrote:
Theo tâm lý học sư phạm thì trí nhớ con người được chia làm 2 loại khả năng: khả năng nhớ tức thời và khả năng nhớ lâu dài.
Nhớ tức thời: khi bạn làm việc với một vấn đề gì đó mà cần phải nhớ nhanh, nhớ ngay lập tức thì bộ não sẽ dùng khả năng này. Ví dụ như một người tính tiền thì cần phải nhớ các món hàng khách mua, cộng nhẩm thật nhanh để tính tiền cho khách, sau đó giải phóng bộ nhớ để tính cho khách tiếp theo. Như vậy, sau một thời gian huân tập thì bộ não sẽ quen với loại này. Các bạn có thể xử lý rất nhanh, nhớ tức thời rất lẹ, nhưng sau đó 1,2 ngày là quên ngay.
Nhớ lâu dài: Sau một thời gian huân tập và xào đi xào lại kiến thức, đào sâu, nghiển ngẫm một vấn đề nào đó, não bộ sẽ phát triển khả năng này.
Như vậy, nếu bạn chỉ seach google click, click, next next thì lần đầu làm được, sau vài ngày sẽ quên mất.
Đối với học tập cũng vậy, nếu trong năm bạn không học, cuối kỳ bạn thi, bỏ 2,3 ngày để học. Sau khi thi xong thì quên mất. Cứ dần dần như vậy thì não bộ của bạn sẽ quen với khả năng nhớ tức thời này. Lúc đó bạn có thể tự hào "ôi dào, mấy môn này tui học mấy tiếng là đi thi đậu chắc"
p/s: Như vậy bạn đã biết phương cách đối xử như thế nào với một vấn đề để có thể nhớ lâu rồi chứ
Hi hi bác này giải thích hay và hóm quá đi |
|
GZ tqf zìeq ˘ऐ xखc sड़e cav xন qrqr |
|
|
|
[Discussion] Có phải hacker đỉnh cao không cần ghi chép....... |
12/01/2010 09:56:51 (+0700) | #5 | 202995 |
|
conmale
Administrator
|
Joined: 07/05/2004 23:43:15
Messages: 9353
Location: down under
Offline
|
|
Không hiểu 'hacker đỉnh cao' là dạng hacker gì vậy? |
|
What bringing us together is stronger than what pulling us apart. |
|
|
|
[Discussion] Có phải hacker đỉnh cao không cần ghi chép....... |
12/01/2010 10:16:16 (+0700) | #6 | 203000 |
jforum3000
Member
|
0 |
|
|
Joined: 26/08/2007 02:53:39
Messages: 1172
Offline
|
|
Hồi trước có đọc một slide về cách học và hiểu của con người, đại ý là nó chia ra các giai đoạn sau. Đây là cách mà người ta "ghi chép" dữ kiện từ thế giới bên ngoài vào trong đầu.
- Tiếp nhận vấn đề mới (read data)
- So sánh nó với những thứ đã có trong đầu (process data)
- Tìm cách lập mối nối từ những thứ đã biết --> những thứ chưa biết. Bạn nào tìm hiểu về noron thần kinh hoặc sơ đồ tư duy đều biết cái này (store data)
- Khi có yêu cầu (request) xuất dữ liệu ra, bộ não (cpu) sẽ xử lý và tra cứu (process, search, lookup) kho chỉ mục (index) để đưa ra câu trả lời (response) |
|
|
|
|
[Discussion] Có phải hacker đỉnh cao không cần ghi chép....... |
12/01/2010 16:03:40 (+0700) | #7 | 203020 |
mmxxdd
Member
|
0 |
|
|
Joined: 01/12/2009 21:47:03
Messages: 11
Offline
|
|
Tớ thấy khi con người ta thực sự có hứng thú với việc mình làm thì sẽ nhớ tốt hơn cả
Tất cả việc học tập nghiên cứu đều cần phải ghi chép, nhưng nên ghi chép theo ý hiểu của bản thân và ghi chép càng ngắn gọn càng tốt (đôi khi ngắn gọn đến mức chỉ còn vài từ chính có thể nhớ được trong đầu mà không cần ghi ra giấy) - dựa vào nhưng ý chính đó, khi cần có thể khai triển ra! Còn lại nên đầu tư vào việc thực hành thường xuyên
"theo tớ thì não người lưu trữ hình ảnh tốt hơn văn bản" |
|
|
|
|
[Discussion] Có phải hacker đỉnh cao không cần ghi chép....... |
12/01/2010 17:14:18 (+0700) | #8 | 203024 |
vangkhach
Member
|
0 |
|
|
Joined: 18/03/2007 12:03:42
Messages: 31
Location: vnISS
Offline
|
|
conmale wrote:
Không hiểu 'hacker đỉnh cao' là dạng hacker gì vậy?
chắc là hacker có tài leo núi giỏi |
|
|
|
|
[Discussion] Có phải hacker đỉnh cao không cần ghi chép....... |
12/01/2010 19:14:59 (+0700) | #9 | 203037 |
C0pyl3ft
Locked
|
0 |
|
|
Joined: 10/01/2010 23:36:27
Messages: 83
Offline
|
|
conmale wrote:
Không hiểu 'hacker đỉnh cao' là dạng hacker gì vậy?
Nhiều bạn hay dùng từ đỉnh cao để ám chỉ những gì nổi trội, đây là một cách so sánh nhất (em cũng hay dùng cách so sánh này, cách này hơi teen một tí) Nên em nghĩ những hacker đỉnh cao được nhắc đến trong topic có thể là những hacker mà họ có tài năng và được nhiều người nhắc đến, công nhận
Quay lại với vấn đề của chủ topic,
Đầu tiên xin nói đến vấn đề "tầm quan trọng của nghi chép"
Tớ vừa google với từ khóa “vì sao cần phải nghi chép” thì tìm thấy bài viết này (xin trích lại trên lkk's officer site):
Ghi chép lại những gì mình đã làm là một trong những thói quen cần thiết cho công việc của bạn.
Sau một ngày làm việc, tối về bạn muốn biết mình đã làm được gì trong ngày? Việc dùng trí nhớ trong trường hợp này là vô hiệu, bởi vì bạn chỉ có thể nhớ những việc chính mà quên mất những việc “tủn mủn”. Những lúc như vậy, cách tốt nhất là có một cuốn sổ ghi chép công việc.
Việc ghi chép này hoàn toàn không hề vô ích như nhiều người tưởng. Bạn luôn mong muốn rằng: “Giá như một ngày có nhiều hơn 24 giờ”, rõ ràng với bạn quĩ thời gian đó không đủ để bạn hoàn thành mọi công việc. Bằng việc ghi chép đầy đủ và cụ thể, bạn sẽ nắm được quĩ thời gian mà mình đã sử dụng trong ngày. Không chỉ ghi các lịch họp, lịch gặp gỡ đối tác mà trong đó bạn còn có thể ghi chép cả những việc vụn vặt như thời gian bạn dành để ăn trưa, để uống cà phê thậm chí cả khoảng thời gian bạn nói chuyện với đồng nghiệp. Công việc thì nhiều trong khi bộ nhớ thì có hạn bởi thế số ghi chép còn là công cụ nhắc việc hữu ích cho bạn. Như một người bạn đáng tin cậy, sổ ghi chép giúp bạn hoàn thành công việc hiệu quả nhất.
Thường thì sau một ngày làm việc, bạn vẫn có thói quen tổng kết lại xem mình đã làm được những gì trong ngày. “Công cụ” này sẽ giúp bạn nắm được cụ thể mình đã “tiêu” thời gian như thế nào, từ đó có thể định tính xem quĩ thời gian tương ứng để làm những công việc đó có hữu ích hay không. Chắc chắn nhiều lần sau khi tính toán bạn không khỏi bất ngờ vì mình đã dành quá nhiều thời gian cho những việc không đâu.
Chỉ với một cuốn sổ nhỏ, bạn có thể cầm theo và ghi chép mọi lúc mọi nơi, thật tiện lợi và hữu ích thay vì cứ phải cố gắng nhớ xem mình đã làm những gì và cần làm những gì. Thói quen ghi chép hằng ngày giúp bạn củng cố được kỹ năng tổ chức công việc một cách khoa học và lôgic. Nó cũng giúp bạn lập cho mình những kế hoạch điều chỉnh phù hợp – điều mà nếu chỉ dùng trí nhớ, sẽ không thể kiếm soát được. Từ đó, bạn sẽ thấy được thời điểm nào trong ngày là thời điểm bạn làm việc tốt và hiệu quả nhất để tận dụng tối đa khoảng thời gian ấy, và ngược lại thời điểm nào bạn làm việc chưa hiệu quả để tìm cách khắc phục.
Có câu nói: “Nếu bạn quản lý thời gian tốt, bạn sẽ có tất cả.” Vậy hãy bắt đầu lên kế hoạch quản lý thời gian của mình ngay từ bây giờ bằng việc ghi chép lại tất cả những gì mình đã làm được, bạn nhé!
Tuy não người có sức chứa thông tin rất lớn (đã được nhiều nhà khoa học chứng minh), nhưng đôi khi chúng ta có thể sai sót và thậm chí là quen nhiều thông tin quan trọng, nên ghi chép là cách tốt nhất để chúng ta bảo đảm chúng ta sẽ không quen và nó cũng đảm bảo tính đúng đắn của thông tin mà chúng ta đang có, không phải “hình như” hay “chắc là” khi nói. Dĩ nhiên là cũng phải có cách ghi chép cho “khoa học” một tí, ghi ghép là một cách gợi nhớ lại thông tin theo tớ là rất tốt. Nên ghi chép nhiều
Còn vấn đề thứ 2 “nhớ nhanh và học hỏi nhanh” thì tớ nghĩ là qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và tự đúc kết kinh nghiệm thì bạn sẽ có thể tự tạo ra được khả năng nhớ nhanh và học hỏi nhanh. Khoa học nghiên cứu cho thấy rằng “não càng dùng càng tốt” nên bạn cứ dùng đi, đừng sợ “mệt” não hay là “lão hóa não” ^^
Thân, |
|
|
|
|
[Discussion] Có phải hacker đỉnh cao không cần ghi chép....... |
12/01/2010 20:34:33 (+0700) | #10 | 203042 |
|
demingcycle
Member
|
0 |
|
|
Joined: 13/01/2009 23:07:41
Messages: 36
Offline
|
|
nhanth87 wrote:
Theo tâm lý học sư phạm thì trí nhớ con người được chia làm 2 loại khả năng: khả năng nhớ tức thời và khả năng nhớ lâu dài.
Nhớ tức thời: khi bạn làm việc với một vấn đề gì đó mà cần phải nhớ nhanh, nhớ ngay lập tức thì bộ não sẽ dùng khả năng này. Ví dụ như một người tính tiền thì cần phải nhớ các món hàng khách mua, cộng nhẩm thật nhanh để tính tiền cho khách, sau đó giải phóng bộ nhớ để tính cho khách tiếp theo. Như vậy, sau một thời gian huân tập thì bộ não sẽ quen với loại này. Các bạn có thể xử lý rất nhanh, nhớ tức thời rất lẹ, nhưng sau đó 1,2 ngày là quên ngay.
Nhớ lâu dài: Sau một thời gian huân tập và xào đi xào lại kiến thức, đào sâu, nghiển ngẫm một vấn đề nào đó, não bộ sẽ phát triển khả năng này.
Như vậy, nếu bạn chỉ seach google click, click, next next thì lần đầu làm được, sau vài ngày sẽ quên mất.
Đối với học tập cũng vậy, nếu trong năm bạn không học, cuối kỳ bạn thi, bỏ 2,3 ngày để học. Sau khi thi xong thì quên mất. Cứ dần dần như vậy thì não bộ của bạn sẽ quen với khả năng nhớ tức thời này. Lúc đó bạn có thể tự hào "ôi dào, mấy môn này tui học mấy tiếng là đi thi đậu chắc"
p/s: Như vậy bạn đã biết phương cách đối xử như thế nào với một vấn đề để có thể nhớ lâu rồi chứ
Bài viết tốt, cám ơn. |
|
Liệu khi Con Người đến, lòng tin trên cuộc đời này có còn nữa không? |
|
|
|
[Discussion] Có phải hacker đỉnh cao không cần ghi chép....... |
13/01/2010 08:05:09 (+0700) | #11 | 203066 |
sleeper
Member
|
0 |
|
|
Joined: 27/09/2006 17:58:50
Messages: 149
Offline
|
|
Mình thấy trong HVA có một bác Đỉnh Cao Hack gì đấy, bác đấy ắt phải là hacker đỉnh cao rồi.
PS: đa phần đều tò mò về "hacker" theo kiểu hiếu kỳ, thế nên hãy sử dụng google để tìm kiếm, có cả tỷ bài viết nói về "hacker". Nếu bạn đọc được tiếng Anh, có lẽ bạn sẽ phải dành phần đời còn lại để đọc cho thỏa chí hiếu kỳ. Đừng phí công sức và thời gian đi hỏi, anh ơi, chị ơi hacker là gì. |
|
chờ thời... |
|
Users currently in here |
1 Anonymous
|
|
Powered by JForum - Extended by HVAOnline
hvaonline.net | hvaforum.net | hvazone.net | hvanews.net | vnhacker.org
1999 - 2013 ©
v2012|0504|218|
|
|