banner

[Rule] Rules  [Home] Main Forum  [Portal] Portal  
[Members] Member Listing  [Statistics] Statistics  [Search] Search  [Reading Room] Reading Room 
[Register] Register  
[Login] Loginhttp  | https  ]
 
Forum Index Những thảo luận khác năng luong gió và mặt trời, hay nhà máy điện nguyên tử???  XML
  [Question]   năng luong gió và mặt trời, hay nhà máy điện nguyên tử??? 19/07/2006 10:56:02 (+0700) | #1 | 7906
maddreamer
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 18/07/2006 23:03:31
Messages: 0
Offline
[Profile] [PM]
theo http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/06/3B9EAD48/

'VN không nên xây nhà máy điện nguyên tử'

Tiến sĩ Hermann Scheer, Nghị sĩ Đức, Chủ tịch Uỷ ban quốc tế về năng lượng tái tạo, cho rằng điện nguyên tử là phương án tốn kém và rủi ro, trong khi VN có thể bù đắp bằng các nguồn tự nhiên dồi dào khác như gió, sinh khối, mặt trời... Ông trả lời phỏng vấn VnExpress nhân chuyến thăm VN hôm qua.


Ông H. Scheer.
- Ông đánh giá thế nào về kế hoạch phát triển nhà máy điện nguyên tử ở Việt Nam?

- Người ta nói đến việc xây dựng nhà máy điện nguyên tử bởi họ không muốn chấp nhận là có năng lượng tái sinh, phủ nhận vai trò của năng lượng tái sinh. Hiện nay trên thế giới đang có một phong trào ủng hộ điện nguyên tử, xuất phát từ ngành công nghệ hạt nhân, được sự hậu thuẫn của Uỷ ban năng lượng nguyên tử quốc tế. Những người theo trường phái này lấy lý do phải tận dụng năng lượng nguyên tử để chống ô nhiễm khí hậu. Theo họ, năng lượng tái sinh không đủ để thay thế năng lượng còn thiếu, hoặc tốn kém quá, hoặc công tác xây dựng dài quá.

Nhưng cả 3 giả thuyết đó đều sai. Đấy là những khẳng định đơn phương phủ nhận khả năng thực tế của năng lượng tái sinh.

Giá thành điện nguyên tử bao giờ cũng đắt hơn giá mà người ta công bố. Họ nói là rẻ, nhưng thực ra họ đã không tính đến việc đầu tư hàng tỉ đôla xây dựng cơ sở. Nếu đưa cả cái đầu tư ban đầu vào thì đắt hơn nhiều. Còn nếu đã đầu tư rồi thì họ sẽ bảo rằng đã trót đầu tư thì phải quyết làm đến cùng. Đấy là chiến lược domino để xây dựng nhà máy điện nguyên tử. Đó là còn chưa tính đến chi phí để xử lý rác nguyên tử. Vấn đề này đến nay vẫn chưa giải quyết được, vì người ta phải lưu giữ rác trong hàng trăm nghìn năm. Chi phí đó họ tính vào đâu?

Thứ hai, trên thế giới này, tất cả các nước có nhà máy điện nguyên tử đều không có bảo hiểm. Bởi không có một doanh nghiệp bảo hiểm tư nhân nào lại sẵn sàng bảo hiểm hoàn toàn cho điện nguyên tử. Vì vậy người bảo lãnh là nhà nước. Nghĩa là khi có sự cố thì cả xã hội phải nai lưng ra mà đền. Có thể nói sự suy sụp kinh tế của Liên Xô bắt đầu từ tai nạn tại nhà máy điện nguyên tử Chernobyl. Không ai có thể đảm bảo rằng sẽ không có những thảm họa tương tự nữa. Một vấn đề khác là nhu cầu nước cho các nhà máy điện nguyên tử để làm lạnh các lò phản ứng là cực kỳ lớn. Mà nếu lấy nước ở một nơi thì cũng đồng nghĩa với việc sẽ thiếu ở nơi khác.

Trữ lượng uran cũng có mức độ. Uran khai thác chỉ đáp ứng được 70% nguyên liệu để làm các thanh uran, còn lại phải lấy từ ngành công nghiệp quốc phòng. Hiện nay trên thế giới có 440 nhà máy điện nguyên tử. Nếu giữ nguyên số lượng nhà máy như thế, thì sau 50 năm sẽ hết trữ lượng uran. Nhưng một số nước khác lại có chủ trương xây dựng nhà máy điện nguyên tử, nên số lượng tổng cộng các nhà máy sẽ tăng lên, cho nên giá uran sẽ ngày càng đắt.

- Vậy giải pháp gì có thể thay thế cho điện hạt nhân?

"Các khảo sát của chúng tôi cho thấy tiềm năng điện bằng sức gió ở Việt Nam cỡ phải hàng nghìn MW trở lên, tương tự như nhà máy thuỷ điện Sông Đà" - ông Vũ Mạnh Hà, Giám đốc Công ty đầu tư và phát triển năng lượng EDICO, đang chuẩn bị xây dựng trạm điện gió tại Mộc Châu, Sơn La, cho biết.
- Chúng ta đang đứng ở ngã ba đường: năng lượng hoá thạch còn rất ít và cả năng lượng nguyên tử cũng sẽ phải hết (chỉ có điều người ta đang cố đẩy quả bóng khó xử này đi xa thực tại mà thôi). Do vậy, phải phát triển năng lượng tái tạo, không phải một phần mà phải là tuyệt đối. Khác với năng lượng hoá thạch, năng lượng tái tạo chỉ phụ thuộc vào thiên nhiên, và có thể xem là vô tận chừng nào mặt trời còn chiếu sáng. Hãy hình dung mỗi ngày năng lượng mặt trời có thể đem lại sản lượng gấp khoảng 15.000 lần nguồn năng lượng hoá thạch có thể đem lại, thì bạn sẽ thấy nó vô tận như thế nào. Song người ta lại bảo rằng năng lượng tái tạo không có tương lai, và đây là tư duy sai lầm của chúng ta.

Theo tôi biết, nhà máy điện nguyên tử đầu tiên của Việt Nam đến năm 2017 sẽ đi vào vận hành, với công suất khoảng 2000 MW. Như vậy các bạn mất 10 năm xây dựng, và suốt thời gian đó sẽ không có 1 kW nào được sinh ra. Trong khi thực tế các bạn có thể tạo ra lượng điện như vậy với 1.000 trạm điện gió, mỗi trạm có công suất khoảng 4 MW. Tổng cộng giá thành sẽ rẻ hơn, mà việc xây dựng mỗi trạm lại chỉ mất từ 3 đến 7 ngày!

Việt Nam có khả năng, có điều kiện để làm điều này vì các bạn có cả thuỷ điện. Thuỷ điện và điện gió bổ sung cho nhau rất tốt. Khi lượng gió trong ngày không đủ thì bù đắp bằng thuỷ điện, vừa đảm bảo an toàn năng lượng, điều mà điện nguyên tử không giải quyết được.

- Theo ông, loại năng lượng tái tạo nào có tiềm năng thương mại hoá tại Việt Nam?

- Tôi cho rằng hấp dẫn nhất với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là thuỷ điện, tiếp đến là điện gió và sinh khối (gỗ, phụ phẩm, biogas....) Với nông thôn, nơi chưa có điện lưới thì dùng điện mặt trời. Còn việc phát triển các trạm điện mặt trời để hoà vào điện lưới thì là chuyện của sau này.

- Cần có giải pháp cụ thể nào để thực hiện điều đó?

- Đầu tiên Việt Nam phải có luật về điện tái sinh, để các nhà sản xuất tư nhân an tâm rằng điện do họ làm ra sẽ bán được cho nhà nước. Đồng thời phải quy định công khai về giá, chẳng hạn trong một thời gian nào đó giá sẽ giữ cố định, không tăng lên. Nhà nước cũng không được khống chế số lượng điện do tư nhân bán ra, lúc đó các nhà sản xuất nhỏ mới ồ ạt đầu tư vào lĩnh vực này.

Ngoài ra, theo tôi nhà nước nên khuyến khích chế tạo những thiết bị phục vụ sản xuất điện tái sinh trong nước, qua đó, sẽ kích thích sự phát triển nền công nghiệp năng lượng tái sinh. Mà điều này không thể làm với điện nguyên tử được (vì các bạn sẽ phải nhập toàn bộ).

- Ông cho rằng việc phát triển năng lượng tái tạo rất quan trọng đối với loài người, vậy tại sao các nước phát triển chưa đi theo con đường này?

- Đức là nước phát triển rất mạnh năng lượng tái sinh. Hiện nay đầu tư của chúng tôi cho năng lượng xanh cao hơn các loại năng lượng khác, và đã quyết định sẽ không sử dụng năng lượng điện nguyên tử. Hiện nay chúng tôi có 16 nhà máy điện nguyên tử, từ nay đến 2020 sẽ chấm dứt hoạt động của nhà máy điện nguyên tử cuối cùng.

Thụy Điển cũng làm tương tự như vậy, và Italy cũng quyết định sẽ làm như thế. Hiện nay, chỉ có 30 nước sản xuất điện nguyên tử, còn 170 nước là không. Các bạn đừng ngộ nhận cả thế giới đều làm nhà máy điện nguyên tử, và cũng đừng nghĩ rằng quốc gia không có điện nguyên tử là quốc gia hạng hai. Bởi vì những nước xây dựng nhà máy điện nguyên tử là những nước sẽ gánh khoản đầu tư rất lớn về xử lý hậu quả. Mà thường khi đã có 1 nhà máy điện nguyên tử sẽ có thêm những nhà máy nữa, bởi chỉ có 1 nhà máy thì không bõ làm kho lưu trữ. Cho nên, vấn đề làm hay không làm nhà máy điện nguyên tử là một quyết định rất cơ bản.

Các nhà quản lý phải nhớ rằng nhà máy điện nguyên tử là một công nghệ cực kỳ nguy hiểm và càng ngày càng đắt. Chỉ có điều ngày xưa người ta coi đấy là biểu tượng của sự tiến bộ. Ngược lại, điện tái sinh không có nguy cơ gì cả, nhưng lại đòi hỏi công nghệ hiện đại.

Tiến sĩ Herrmann Scheer được xem là một trong những chuyên gia hàng đầu về năng lượng tái tạo trên thế giới, từng đoạt giải Nobel mở rộng, và được trao nhiều giải thưởng quốc tế danh giá nhờ những đóng góp cho việc sử dụng năng lượng tái sinh ở Đức. Ông cho biết:

- Nhân loại trong 50 năm qua đã sử dụng gấp đôi số năng lượng mà thế giới tiêu dùng suốt thời kỳ trước đó, chủ yếu tại các nước tiên tiến.

- Trong 15 năm qua, những hậu quả về môi trường do tăng trưởng kinh tế tại Trung Quốc gây ra lớn đúng bằng phần kết quả mà phát triển kinh tế đem lại.

- 40 nước đang phát triển hiện phải trả tiền cho nhập khẩu dầu khí lớn hơn số tiền họ thu được do xuất khẩu hàng hoá.

- Để sử dụng điện nguyên tử, người ta cần có 15 đến 20 mắt xích: Từ lúc xây dựng nhà máy - chuyển sang trạm điện cao thế - biến thế .... - mới đến tay người tiêu dùng.

- Để sử dụng năng lượng tái tạo (gió, mặt trời), người ta không cần mạng lưới phức tạp, hạ tầng cồng kềnh. Khoảng cách từ khai thác đến sử dụng rất gần nhau. Từ máy phát có thể đến thẳng nhà dân, phục vụ tại chỗ. Điều này sẽ giúp các nước độc lập về năng lượng.

- Chi phí cho quân sự để bảo vệ hệ thống năng lượng truyền thống tại Mỹ (ống dẫn dầu, lưới điện...) lớn hơn cả chi phí phát triển năng lượng tái tạo.

// comment: tôi ko muốn thế hệ của mình và sau này phải gánh chịu những hậu quả do những quyết định sai lầm của ngày hôm nay
[Up] [Print Copy]
[digg] [delicious] [google] [yahoo] [technorati] [reddit] [stumbleupon]
Go to: 
 Users currently in here 
1 Anonymous

Powered by JForum - Extended by HVAOnline
 hvaonline.net  |  hvaforum.net  |  hvazone.net  |  hvanews.net  |  vnhacker.org
1999 - 2013 © v2012|0504|218|