banner

[Rule] Rules  [Home] Main Forum  [Portal] Portal  
[Members] Member Listing  [Statistics] Statistics  [Search] Search  [Reading Room] Reading Room 
[Register] Register  
[Login] Loginhttp  | https  ]
 
Forum Index Thảo luận hệ điều hành *nix Fedora 7 Services for Dummies  XML
  [Article]   Fedora 7 Services for Dummies - Phần 1 29/10/2007 08:16:41 (+0700) | #1 | 93622
[Avatar]
K4i
Moderator

Joined: 18/04/2006 09:32:13
Messages: 635
Location: Underground
Offline
[Profile] [PM]
Tìm hiểu các dịch vụ trong hệ điều hành Fedora 7

Mỗi khi Linux khởi động hoặc shutdown, các bạn có thể thấy nó bật hoặc tắt rất nhiều dịch vụ ([color="#FF8C00"]services[/color]). Nếu có quá nhiều dịch vụ được khởi động (hoặc tắt) trong hệ thống sẽ khiến cho các việc tắt bật hệ điều hành trở nên kéo dài và có thể gây khó chịu. Việc tìm hiểu và tùy chỉnh các dịch vụ cần thiết cho nhu cầu và các dịch vụ không cần thiết sẽ giảm thời gian tắt bật máy cũng như tạo cảm giác thoải mái cho người sử dụng.

Đây là bài viết (chính xác hơn là dịch và tổng hợp) của mình về các dịch vụ của hệ điều hành Fedora 7 cũng như các hệ điều hành như RedHat hay CentOS để giúp các bạn (nhất là các bạn mới học Linux) hiểu rõ hơn những thứ mà khi bạn muốn trở thành một người nắm rõ hệ thống không thể bỏ qua (phù, thế là xong mở bài).

Tuy là một bài viết về các dịch vụ trên hệ điều hành Fedora 7, tuy nhiên những gì dưới đây cũng có thể áp dụng được cho các hệ điều hành khác như CentOS, RedHat, …

Bác quanta đã viết một bài giới thiệu về dịch vụ và các mức khởi động (runlevel) các bạn có thể tham khảo tại /hvaonline/posts/list/10589.html trước khi đi vào chi tiết bài viết.

Phần 1: Quản lý các dịch vụ trong Fedora

Trong phần này, tôi sẽ đề cập tới dịch vụ là gì, [color="#FF0000"]runlevel[/color] là gì cũng như hướng dẫn mọi người các thiết đặt và và quản lý các dịch vụ có trong Fedora.
[color="#FF0000"]Service[/color] (dịch vụ) thường được gọi là [color="#FF0000"]daemon[/color] là một chương trình xác định chạy ở nền của hệ thống và thường là không tương tác được (non-interactive). Các chương trình đó được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau bao gồm: quản lý phần cứng (hardware), truy cập mạng (network access), theo dõi (monitoring), ghi log (logging). Tất cả các hệ điều hành đều có một tập hợp các dịch vụ để tự động thực thi nhiều hoạt động.
[color="#FF0000"]Runlevel[/color]: trong hệ thống linux, người dùng có thể đặt một dịch vụ hoặc một nhóm các dịch vụ chạy ở một chế độ xác định để thực hiện một vài mục đích nào đó hoặc giới hạn lại mục đích sử dụng của một / nhóm các dịch vụ đó. Đối với hệ điều hành Fedora hoặc các hệ điều hành Linux dựa trên nền RedHat thì runlevel có các giá trị chính sau:
[color="#FF8C00"] Runlevel-1[/color]: chế độ chạy đơn người dùng.(single-user mode)
[color="#FF8C00"] Runlevel-2[/color]: chế độ chạy đa người dùng (multi-user mode)
[color="#FF8C00"] Runlevel-3[/color]: chế độ đa người người, hỗ trợ mạng (multi-user and networking mode)
[color="#FF8C00"] Runlevel-5[/color]: X11 (runlevel 3 + X Windows System).

Thông thường, các dịch vụ chạy ở chế độ đồ họa (dựa trên X-Server như startx) thì thì runlevel ở mức 5 và các dịch vụ không chạy ở chế độ đồ họa thì runlevel ở mức 3. Bình thường, không có dịch vụ nào chạy ở runlevel 1.

Để xác định runlevel mà bạn đang sử dụng thì bạn sử dụng lệnh sau:
Code:
# /sbin/runlevel


Để xác định runlevel mà hệ thống của bạn sẽ chạy ở lần khởi động kế tiếp:
Code:
# cat /etc/inittab | grep :initdefault:
id:5:initdefault:


Tương tự, bạn có thể chỉnh sửa file /etc/inittab và thay đổi giá trị initdefault ở dòng 18.

Để chuyển giữa các runlevel, thay đổi giá trị RUNLEVEL bằng giá trị phù hợp (3, 5…)
Code:
# /sbin/init RUNLEVEL


Chú ý: khi bạn thay đổi giá trị Runlevel bằng một giá trị khác 5, X-Server và GUI có thể tắt đột ngột. Cho nên bạn nên chạy lệnh này ở chế độ text console (CTRL - ALT - F1, F2, F3, F4) trước khi chuyển giá trị runlevel.

Bật tắt các dịch vụ:

Tất cả các dịch vụ đều được đặt ở chế độ bật (Enabled) hoặc tắt (Disable) ở tất cả các chế độ runlevel.

Để xem các dịch vụ đang chạy tại một mức runlevel nào đó, thực hiện lệnh:
Code:
# /sbin/chkconfig – list


Để tắt bật dịch vụ ở một runlevel nào đó, chạy lệnh Code:
system-config-services
nếu bạn đang ở chế độ đồ họa hoặc Code:
ntsysv
ở chế độ dòng lệnh.
Các bạn có thể tắt bật một dịch vụ xác định nào đó bằng tay bằng cách dùng lệch chkconfig
Code:
# /sbin/chkconfig –level 35 crond on

Câu lệnh trên có ý nghĩa: khởi động dịch vụ crond ở cả mức 3 và 5.

Tham số --level có thể nhận giá trị từ 1 đến 5, hoặc kết hợp nhiều giá trị. Tùy chọn on có thể chỉnh thành off (trong trường hợp tắt dịch vụ nào đó). Để biết thêm tham số của lệnh chkconfig, bạn chạy lệnh:

Code:
# man chkconfig


Điều khiển các dịch vụ:

Bên cạnh việc thiết đặt một dịch vụ (tắt, bật, thiết đặt runlevel) mặc định làm gì khi khởi động hệ thống, các bạn cũng có thể tắt bật dịch vụ khi hệ thống đang hoạt động.

Để xem các dịch vụ đang chạy cùng hệ thống
Code:
# /sbin/service –status-all


Để xác định một chi tiết trạng thái hiện tại một services nào đó, chạy lệnh
Code:
# /sbin/service crond status

 xem trạng thái của dịch vụ crond.
Giá trị status có thể thay thế bằng start, stop, reload, restart, …

Tất cả các dịch vụ ở /etc/init.d/ có thể được điều khiển theo cách tương tự như trên.
Code:
# /etc/init.d/crond status


Các bạn có thể sử dụng system-config-servies để thực hiện các chức năng trên trong chế độ đồ họa. Tuy nhiên, sẽ có một vài vấn đề mà bạn sẽ gặp phải khi điều khiển các dịch vụ. Chính vì thế, việc học các câu lệnh trên sẽ rất hữu dụng cho bạn trong nhiều trường hợp smilie

Tiếp theo: Phần 2: Các dịch vụ trong Fedora 7. Một cái nhìn tổng quan
Sống là để không chết chứ không phải để trở thành anh hùng
[Up] [Print Copy]
  [Article]   Fedora 7 Services for Dummies - Phần 2 29/10/2007 08:20:12 (+0700) | #2 | 93623
[Avatar]
K4i
Moderator

Joined: 18/04/2006 09:32:13
Messages: 635
Location: Underground
Offline
[Profile] [PM]
Phần 2: Các dịch vụ trong Fedora 7. Một cái nhìn tổng quan

Phần này sẽ đề cập đến chi tiết hơn từng dịch vụ riêng lẻ trong danh sách các dịch vụ mà hệ thống của bạn có thể có. Tuy nhiên, danh sách các dịch vụ dưới đây sẽ không đề cập một cách tường tận các dịch vụ đó mà chỉ giúp bạn có một cái nhìn tổng quát về những dịch vụ đó mà thôi. Và có thể, các bạn sẽ không thấy một vài dịch vụ này trong danh sách này ở trong hệ thống của bạn.

Chú ý:
- Hãy cẩn thận khi tắt một dịch vụ nào đó nếu bạn không biết một cách chắc chắn về dịch vụ đó.
- Không tắt các dịch vụ dưới đây (nếu như các bạn không biết các bạn đang làm cái gì): [color="#FF0000"]haldaemon, messagebus, klogd, network, syslogd[/color].
- Hãy chắc chắn áp dụng cho các serivce ở mức runlevel 3 và 5.


Giờ thì bắt đầu:
- [color="#FF0000"]ConsoleKit[/color]: ConsoleKit là một dịch vụ theo dõi những user nào đã đăng nhập vào hệ thống của bạn và các user đó đã làm gì với hệ thống của bạn (ví dụ như loại bàn phím, chuột mà user đó đã sử dụng). Nó được sử dụng bởi Fedora - User Fast Switching. Bạn nên bật dịch vụ này khi bạn sử dụng GNOME. Các dịch vụ chuyển đổi người dùng (user switching), quản lý điện năng (power management) và automounting devices của GNOME phụ thuộc vào ConsoleKit.
- [color="#FF0000"]NetworkManager, NetworkManagerDispatcher[/color]: NetworkManager là dịch vụ tự động chuyển đổi giữa các kết nối mạng. Dịch vụ này rất hữu dụng đối với những ai dùng laptop khi chuyển đổi giữa các kết nối không dây (Wifi Connection) và kết nối Ethernet (Ethernet Connection). Nếu bạn sử dụng máy tính cố định và IP máy tính là cố định (static IP) thì nên tắt dịch vụ này tuy nhiên nếu bạn đang sử dụng dịch vụ DHCP cho máy tính của mình thì nên bật dịch vụ này lên.
Thông tin chi tiết: http://www.gnome.org/projects/NetworkManager

- [color="#FF0000"]acpid[/color] ([color="#FF0000"]A[/color]dvance [color="#FF0000"]C[/color]onfiguration and [color="#FF0000"]P[/color]ower [color="#FF0000"]I[/color]nterface) acpid là một chuẩn mở hệ thống mở cho phép điều khiển các hoạt động của các thiết bị plug-and-play, quản lý điện năng như khởi động, tắt và đặt hệ thống vào chế độ tiêu thụ ít điện năng. Dịch vụ này không được cài mặc định trong hệ thống Fedora 7. Bạn có thể bật dịch này khi nào bạn có nhu cầu.
Thông tin chi tiết: http://www.acpi.info

- [color="#FF0000"]anacron, atd, cron[/color]: là các dịch vụ lên lịch ([color="#FFA500"]schelduler[/color]) của hệ thống tuy nhiên chúng có một vài điểm khác biệt.
+ [color="#FF0000"]anacron[/color]: các bạn có thể lên lịch cho một tác vụ nào đó chạy trong vài ngày nhờ dịch vụ này
Thông tin chi tiết: http://anacron.sourceforge.net
+ [color="#FF0000"]atd[/color]: dịch vụ cho phép bạn chạy các tác vụ tại những thời điểm cụ thể.
==> 2 dịch vụ [color="#FF0000"]atd[/color], [color="#FF0000"]anacron[/color] thực sự không phù hợp lắm với những máy tính PC/Laptop. Chính vì vậy bạn có thể tắt 2 dịch vụ này đi.
+ [color="#FF0000"]crond[/color]: dịch vụ này tự động thực hiện các tác vụ đã được lên lịch sẵn. Đây là một trong những tác vụ cần thiết của hệ thống *nix, và tốt nhất là không nên dừng hoặc tắt hẳn dịch vụ này
Thông tin chi tiết:
http://www.unixgeeks.org/security/newbie/unix/cron-1.html
http://www.linuxhelp.net/guides/cron/

- [color="#FF0000"]auditd[/color]: dịch vụ lưu lại các bản ghi nhật kí (log) được tạo ra bởi nhân hệ điều hành. Đây là một dịch vụ mà bạn nên bật. auditd cung cấp các thông tin rất hữu dụng trong việc gỡ lỗi (debug) các vấn đề liên quan đến bảo mật ([color="#FFA500"]SELinux[/color] dùng auditd để log lại các sự kiện). Có một vài tiện ích mà bạn có thể dùng để xem lại log của auditd như [color="#FFA500"]aureport[/color].
http://www.redhatmagazine.com/2007/03/26/how-can-i-use-audit-to-see-who-changed-a-file-in-red-hat-enterprise-linux-5/ có một bài viết hướng dẫn sử dụng auditd để các bạn tham khảo.

- [color="#FF0000"]autofs[/color]: đây là dịch vụ của hệ thống để mount các ổ đĩa có thể tháo lắp (removeable disk) vào hệ thống khi có yêu cầu (ví dụ như USB). Dịch vụ này nên bật khi bạn có sử dụng các thiết bị như USB.

- [color="#FF0000"]avahi-daemon, avahi-dnsconfd[/color]: http://avahi.org là hệ thống cho phép bạn có thể phát hiện các dịch vụ và các thiết bị đang chạy trong mạng cục bộ một cách dễ dàng. Điều này có nghĩa là khi máy tính của bạn trở thành một thành viên trong một mạng LAN nào đó thì ngay lập tức bạn có thể ngay lập tức “nhìn thấy” những ai mà bạn có thể chat, tìm thấy những máy in nào đang được chia sẻ, những file nào đang được chia sẻ trong mạng cục bộ. avahi sử dụng http://www.zeroconf.org/ – một cách cho phép người dùng có thể tạo ra một mạng IP mà không cần tới việc phải có những server được cấu hình đặc biệt như DNS Servers.
Nếu bạn không có các thiết bị và các ứng dụng phù hợp với dịch vụ của avahi (như [color="#FFA500"]Rhythmbox[/color]) thì bạn nên tắt dịch vụ này.

- [color="#FF0000"] http://www.bluetooth.com, hcid, hidd, sdpd, dund, pand[/color]: là các dịch vụ phục vụ cho việc kết nối Bluetooth (các bạn nên phân biệt Bluetooth và Wifi). Chính vì thế nếu như bạn không có thiết bị hỗ trợ kết nối Bluetooth thì bạn nên tắt những dịch vụ này. hcid là dịch vụ quản lý tất cả các thiết bị kết nối bằng Bluetooth, hidd hỗ trợ cho các thiết vị input (như chuột, bàn phím Bluetooth), dund hỗ trợ kết nối quay số (dial-up) thông qua Bluetooth còn pand là dịch vụ cho phép kết nối tới mạng Ethernet thông qua Bluetooth.
http://bluez.sourceforge.net/contrib/HOWTO-PAN

- http://www.capi.org/pages: là dịch vụ cung cấp Common ISDN Programming Interface, nếu bạn đang sử dụng các thiết bị ISDN thì nên bật dịch vụ này, và dĩ nhiên là tắt nếu như không có các thiết bị đó.

- http://www.capi.org/pages: là dịch vụ điều chỉnh tốc độ của CPU dựa vào lượng điện năng tiêu thụ. Các CPU cho dòng máy tính xách tay và cho dòng máy tính để bàn hiện nay có thể điều chỉnh lượng điện năng tiêu thụ phụ thuộc vào trạng thái của CPU, nếu CPU đang rỗi (idle) thì lượng điện năng tiêu thụ là ít, và tăng lượng điện năng tiêu thụ khi cần cải thiện hiệu năng. Nếu bạn đang sử dụng các dòng CPU: Pentium-M, Centrino, AMD PowerNow, Transmetta, Intel SpeedStep, Athlon-64, Athlon-X2, Intel Core 2 Duo thì nên bật dịch vụ này. Còn nếu bạn sử dụng các CPU chỉ có một trạng thái cố định duy nhất thì nên tắt.

- http://www.cups.org, cpus-config-daemon: CPUS (Common Printer Unix Solutions) là dịch vụ hỗ trợ việc in ấn. Chính vì thế bạn chỉ nên bật dịch vụ này nếu bạn có sử dụng máy in.
Thông tin thêm: http://www.easysw.com/cups/index.php

- [color="#FF0000"]dhcbbd[/color]: là giao diện cho hệ thống http://www.freedesktop.org/wiki/Software/dbus để để khiển các thiết bị mạng trong mạng tính của bạn. Nếu máy tính đang chạy dịch vụ NetworkManager, DHCP, hoặc sử dụng Laptop vào đòi hỏi việc chuyển đổi giữa các kết nối khác nhau (như chuyển từ Ethernet sang Wifi) thì bạn nên bật dịch vụ này. Còn nếu bạn đang sử dụng một IP cố định hoặc không sử dụng DHCP để kết nối thì nên tắt dịch vụ này.

- [color="#FF0000"]firstboot[/color]: là một dịch vụ của quá trình cài đặt Fedora để thực hiện những nhiệm vụ mà chỉ chạy trong lần khởi động máy đầu tiên sau khi cài đặt. Sau lần khởi động đầu tiên, mỗi lần khởi động sau đó, firstboot đều kiểm tra xem nó đã được chạy lần nào chưa (/etc/sysconfig/firstboot). Bạn nên tắt dịch vụ này.

- [color="#FF0000"]gpm[/color]: là dịch vụ hỗ trợ sử dụng con trỏ chuột trong chế độ console (dòng lệnh) không đồ họa. Nếu bạn không muốn sử dụng chế độ text-console (Ctrl-Alt-F1, F2, F3, F4) thì bạn nên bật dịch vụ này. Bạn cũng có thể để dịch vụ này chạy ở runlevel 3 (console) và không chạy không chạy ở runlevel 5 (x-server)

- [color="#FF0000"]hald[/color]: ([color="#FF0000"]H[/color]ardware [color="#FF0000"]A[/color]bstraction [color="#FF0000"]L[/color]ayer [color="#FF0000"]D[/color]aemon) là dịch vụ tìm và lưu trữ các thông tin về các thiết bị phần cứng từ nhân hệ điều hành và từ phần cứng đó để hệ thống sử dụng vào các mục đích thích hợp. Vì vậy, bạn đừng tắt dịch vụ này vì rất nhiều ứng dụng chạy dựa vào dịch vụ này.
Thông tin thêm: http://www.redhat.com/magazine/003jan05/features/hal/

- [color="#FF0000"] http://hplip.sourceforge.net, hpiod, hpssd[/color]: là các dịch vụ hỗ trợ các máy in, máy scan và máy fax dòng HP trên Linux bao gồm: Inkjet, Deskjet, OfficeJet, PhotoSmart, Bussiness Inkjet và các dòng LaserJet. HPLIP ([color="#FF0000"]HP[/color] [color="#FF0000"]L[/color]inux [color="#FF0000"]I[/color]maging and Printing) được phát triển bởi http://hpinkjet.sourceforge.net/. Nếu bạn đang sử dụng máy in HP, hãy bật dịch vụ này.

- [color="#FF0000"]httpd[/color]: là dịch vụ của http://httpd.apache.org. Nếu bạn đang chạy máy chủ Web hoặc đang phát triển các ứng dụng web thì nên để dịch vụ này chạy, còn với những người dùng khác thì nên tắt dịch vụ này.

- http://www.netfilter.org/ là phần mềm tưởng lửa của Linux. Dịch vụ này được khuyến cáo nên bật nếu như bạn đang kết nối vào Internet.

- http://www.ipv6.org/ là phiên bản của iptables cho IPv6. Nếu bạn đang sử dụng IPv6 thì nên bật dịch vụ này.

- [color="#FF0000"] http://irda.sourceforge.net/, irattach[/color]: là dịch vụ hỗ trợ các kết nối hồng ngoại giữa các thiết bị (di động, laptop, PDA). Nếu bạn không có thiết bị hồng ngoại, tắt dịch vụ này.

- http://www.irqbalance.org/: dịch vụ giúp tăng hiệu năng của giữa các vi xử lý trong một hệ thống sử dụng nhiều bộ vi xử lý, giúp cân bằng giữa hiệu năng xử lý và lượng điện năng tiêu thụ. Nếu bạn không sử dụng bộ xử lý đa nhân thì nên tắt dịch vụ này. Những máy tính sử dụng các bộ vi xử lý đa nhân (như Intel Core 2 Duo, AMD X2) thì nên bật dịch vụ này. Dịch vụ này chạy sẽ không gây bất kì một ảnh hưởng nào đến hiệu suất của một hệ thống đơn lõi.

- isdn: là một dịch vụ kết nối Internet thông qua modem ISDN. Nếu bạn không có, tắt dịch vụ này.

- http://fedora.redhat.com/projects/additional-projects/kudzu/ là một dịch vụ phát hiện các thay đổi phần cứng mỗi lần hệ thống khởi động ngay cả khi bạn không hề có một thay đổi phần cứng nào, dịch vụ này vẫn chạy. Đối với các máy PC và server khi việc thay đổi các thiết bị phần cứng là rất ít (hoặc không có) thì người dùng nên tắt dịch vụ này và chỉ bật những lúc cần thiết.

- http://lirc.org/: là dịch vụ hỗ trợ việc điều khiển các hệ thống Linux từ xa thông qua hồng ngoại (tương tự như cái điều khiển từ xa của TV). Nếu bạn có các thiết bị và ứng dụng phù hợp, hãy bật dịch vụ này.

- http://lisa-home.sourceforge.net/: là một dịch vụ cung cấp thông tin về mạng LAN. Dịch vụ này cung cấp các chức năng tương tự như “network neighbourhood” như ở Windows. Nếu bạn đang sử dụng SAMBA hoặc NFS thì có thể dịch vụ này không cần thiết. Với hầu hết người dùng, nên tắt dịch vụ này.
Thông tin thêm:
http://docs.kde.org/stable/en/kdenetwork/lisa
http://docs.kde.org/userguide/networking-with-windows.html

- http://www.lm-sensors.org/ cho phép bạn theo dõi các các giá trị cảm của mainboard như nhiệt độ, hiệu điện thế, và tốc độ của quạt.. Bạn chỉ có thể chạy dịch vụ này nếu phần cứng hỗ trợ các cảm biến để theo dõi (thường được sử dụng trong các laptop và các high-end servers). Dịch vụ này cực kì hữu dụng khi theo dõi tình trạng của PC. Nếu bạn không cần đến nó, tắt dịch vụ này. Dịch vụ này hỗ trợ cho những người sử dụng phần mềm http://members.dslextreme.com/users/billw/gkrellm/gkrellm.html

- mcstrans: (SELinux Context Translation System Daemon) cung cấp các thông tin cho người sử dụng SELinux. Nếu bạn bật SELinux, thì dịch vụ này cũng nên bật. Nếu bạn không sử dụng SELinux hãy tắt dịch vụ này.
Thông tin thêm:
http://fedoraproject.org/wiki/SELinux/Understanding
http://danwalsh.livejournal.com

- mdmonitor: Là dịch vụ dùng để theo dõi các phần mềm RAID hoặc thông tin về LVM. Nếu hệ thống của bạn không sử dụng RAID thì nên tắt dịch vụ này
Thông tin thêm: http://www.linuxdevcenter.com/pub/a/linux/2002/12/05/RAID.html

- messagebus: là một dịch vụ IPC (Interprocess Communication). Dịch vụ này sẽ phát các thông báo về các sự kiện của hệ thống ví dụ như các thay đổi trong hàng đợi của máy in hay việc thêm hoặc bỏ một thiết bị nào đó ra khỏi hệ thống. Dịch vụ này khác kuzdu ở chỗ, kuzdu chỉ chạy khi khởi động hệ thống còn dịch vụ này chạy cùng với hệ thống. Dịch vụ này giao tiếp với hệ thống D-BUS, một thành phần quan trọng của hệ thống. Chính vì vậy, không tắt dịch vụ này.

- netconsole: dịch vụ cho phép người dùng đăng nhập từ console. Nếu bạn dùng GUI, tắt dịch vụ này.

- netfs: là dịch vụ tự động mount bất kì một mạng chia sẻ file nào như NFS, Samba khi khởi động. Đây là một dịch vụ rất hữu dụng nếu bạn kết nối tới một server nào đó hoặc đang chia sẻ file trong mạng cục bộ của mình. Hầu hết những PC hay Laptop độc lập nên tắt dịch vụ này vì không cần thiết.

- netplugd: là một dịch vụ để theo dõi các network interfaces (giao tiếp mạng) và thực thi các lệnh điều khiển khi trạng thái của các interfaces. Bạn nên tắt dịch vụ này.
Chú ý: hiện nay netplug đã dừng phát triển và được thay thế bằng ifplugd.
Thông tin thêm: http://0pointer.de/lennart/projects/ifplugd/

- nfs, nfslock: là mạng chia sẻ file chuẩn của hệ thống Unix/Linux/ BSD. Nếu bạn không cần chia sẻ file, tắt dịch vụ này.

- nscd: là dịch vụ xử lý và lưu trữ password cho việc đặt tên và xác thực cho các dịch vụ như NIS, NIS+, LDAP. Nên tắt dịch vụ này.

- http://www.ntp.org/: dịch vụ tự động cập nhật thời gian hệ thống từ internet. Nếu máy tính của bạn luôn kết nối Internet thì có thể bật dịch vụ này.

- pcsd: là dịch vụ hỗ trợ cho Smart Cards and Smart Card Readers (các thẻ thông minh và đầu đọc các thẻ thông minh). Nếu bạn không có những thiết bị như trên, tắt dịch vụ này.
Thông tin thêm:
http://www.smartcardalliance.org
http://pcsclite.alioth.debian.org
http://www.linuxnet.com/musclecard/index.html

- portmap: là dịch vụ quản lý các kết nối RPC (Remote Procedure Call). Nhiệm vụ chính là chuyển số của các chương trình RPC sang số hiệu cổng của giao thức TCP/IP (hoặc UDP/IP). Những ứng dụng phổ biến nhất sử dụng portmap là NFS và NIS. Chính vì thế nếu hệ thống của bạn dựa trên NIS hoặc NFS, không tắt dịch vụ này.
Thông tin thêm: http://www.linux-nis.org/nis-howto/HOWTO/portmapper.html

- readahead_early, readahead_later: là những dịch vụ cải thiện khả năng khởi động của thệ thống bằng cách nạp trước một số chương trình xác định vào bộ nhớ. Nếu bạn muốn khởi động nhanh hơn, bật dịch vụ này.

- restorecond: là một dịch vụ của SELinux, theo dõi và phục hồi các thông tin ngữ cảnh cho SELinux. Đây là một dịch vụ có thể không cần thiết nhưng nếu bạn sử dụng SELinux, hãy bật dịch vụ này lên.

- rpcbind: một dịch vụ tương tự portmap.

- rpcgssd, rpcidmapd, rpcsvcgssd: là những dịch vụ cần thiết cho NFS v4. Nếu bạn không có nhu cầu sử dụng NFS v4. Hãy tắt chúng.
Thông tin thêm: http://nfs.sourceforge.net

- http://www.sendmail.org: là một máy chủ SMTP (Simple Mail Transfer Protocol), sendmail làm nhiệm vụ chuyển mail từ hệ thống này đến một Mail Transport Agent. Nếu bạn đã sử dụng Evolution hay Thunderbird hoặc dùng các web-mail (như Yahoo!Mail, Gmail) hãy tắt dịch vụ này.

- https://hosted.fedoraproject.org/projects/setroubleshoot một dịch vụ chẩn đoán lỗi của SELinux. Dịch vụ này cung cấp thông tin cho setroubleshoot browser. Ứng dụng này sẽ đưa ra các thông báo trên desktop nếu như có vấn đề nào đó vói SELinux (thường là từ chối AVC). Đây không phải là một dịch vụ quan trọng tuy nhiên nó sẽ rất hữu ích cho việc gỡ lỗi các vấn đề SELinux. Nên bật dịch vụ này nếu bạn đã bật SELiux.

- https://hosted.fedoraproject.org/projects/setroubleshoot: (SMART Disk Monitoring Deamon) được dùng để theo dõi, dự báo hư hỏng hoặc các vấn đề liên quan tới ổ đĩa cứng. Hầu hết người dùng máy tính để bàn có thể không cần dịch vụ này nếu không có những vấn đề có khả năng xảy ra. Tuy nhiên, dịch vụ này được khuyến cáo là bật (đặc biệt là cho các máy chủ).

- smolt: dịch vụ này cung cấp thông tin cho http://fedoraproject.org/wiki/Releases/Smolt để làm các bản báo cáo thống kê nhằm trợ giúp cho các nhà phát triển Fedora. Các thống kê có sẵn tại http://smolt.fedoraproject.org/stats. Những người dùng có mong muốn chia sẻ thông tin thì nên bật dịch vụ này.

- sshd: (Secure Shell) cho phép mọi người có thể đăng nhập và chạy các ứng dụng trên máy tính của bạn từ máy tính của họ trong mạng LAN hoặc từ xa. Đây là một vấn đề bảo mật tiềm tàng. Nếu bạn không cần đăng nhập từ xa vào máy tính của mình thì nên tắt dịch vụ này.
Thông tin thêm:
http://www.ssh.com
http://www.openssh.com

- syslog: là dịch vụ ghi nhật kí (log) cho hệ thống Linux. Không tắt dịch vụ này
Thông tin thêm:
http://www.syslog.org/

- yum-updatesd: là dịch vụ cập nhật của yum. Dịch vụ này sẽ thông báo cho bạn biết những gói phần mềm cập nhật hiện đang có và sẵn sàng để cài vào máy tính của bạn (bao gồm các bản vá lỗi và các bản cập nhật phiên bản mới hơn của các phần mềm đang có trên máy tính của bạn). Nếu bạn không có một kết nối Internet 24/24 thì nên tắt dịch vụ này.
Thông tin thêm:
http://linux.duke.edu/projects/yum
http://www.redhat.com/magazine/024oct06/features/fc62


Nguồn:
http://www.mjmwired.net/resources/mjm-services-f7.html
http://www.mjmwired.net/resources/mjm-fedora-manage-services.html
http://www.redhatmagazine.com/2007/03/09/understanding-your-red-hat-enterprise-linux-daemons/
Sống là để không chết chứ không phải để trở thành anh hùng
[Up] [Print Copy]
[digg] [delicious] [google] [yahoo] [technorati] [reddit] [stumbleupon]
Go to: 
 Users currently in here 
1 Anonymous

Powered by JForum - Extended by HVAOnline
 hvaonline.net  |  hvaforum.net  |  hvazone.net  |  hvanews.net  |  vnhacker.org
1999 - 2013 © v2012|0504|218|