banner

[Rule] Rules  [Home] Main Forum  [Portal] Portal  
[Members] Member Listing  [Statistics] Statistics  [Search] Search  [Reading Room] Reading Room 
[Register] Register  
[Login] Loginhttp  | https  ]
 
Forum Index Thảo luận mạng và thiết bị mạng Mổi tuần một bài viết  XML
  [Question]   Mổi tuần một bài viết 22/10/2007 04:18:51 (+0700) | #1 | 92050
doikengheo
HVA Friend

Joined: 31/05/2005 05:51:51
Messages: 486
Location: Đâu nhỉ?
Offline
[Profile] [PM]
Ăn theo topic mổi tháng một công cụ của bác pnco hôm nay tôi xin tạo một topic tiến bộ hơn tí xíu topic của bác pnco thay vì phải đợi 1 tháng thì topic này chỉ 1 tuần là các bạn có thể tìm hiểu. Topic này nội dung tập trung xoáy vào lĩnh vực chuyên môn mạng, các bài viết trong này bàn về bộ giao thức TCP/IP sẻ đề cập đến từng tầng một mổi tầng sẻ nói các giao thức liên quan đến tầng đó, sẻ nói thật cụ thể từng chi tiết từ nhỏ nhất smilie. Bài viết trong topic một số là kinh nghiệm của tôi và một số sưu tầm từ Internet smilie. Xin được phép bắt đầu luôn từ đây smilie.



Có bao giờ bạn nghe nói đến mô hình OSI chưa? nếu bạn nghe rồi thì không sao nhưng nếu như bạn chưa nghe thì bạn sẻ nghĩ rằng nó là cái gì nhỉ? rất khó hình dung đúng không. Tên tiếng anh của nó là Open Systems Interconnection Reference Model viết ngắn gọn thì OSI Model . Dịch sang tiếng Việt Nam của chúng ta là mô hình kết nối các hệ thống mở, vậy nó là cái gì? vâng đay chính là một thiết kế dựa vào nguyên lý tầng cấp, hay nói một cách khác là kỹ thuật kết nối giữa các computer và thiết kế giao thức mạng giữa chúng.
Mô hình OSI được chia ra làm 7 tầng:

1: Tầng vật lý
2: Tầng liên kết dữ liệu
3: Tần mạng
4: Tầng giao vận
5: Tầng phiên
6: Tầng trình diễn
7: Tầng ứng dụng

Hôm nay chúng ta sẻ bắt đầu tìm hiểu tầng vật lý và tầng liên kết giữ liệu

Tầng vật lý

Nghe cái tên không cũng đủ mường tượng rồi đúng không nào? Vâng có thể gọi đây là tầng thiết bị tên tiếng anh của nó là physical layer. Đây chính là tầng đâu tiên trong 7 tầng của mô hình OSI, vậy thì tầng này chịu trách nhiệm gì? nó chịu trách nhiệm ứng đối với các đòi hỏi về dịch vụ từ tầng liên kết dữ liệu ( sẻ tìm hiểu sau ), tầng này nói đến phần cứng của mạng mà phần cứng của mạng thì chắc các bạn cũng biết rồi đấy smilie cái này chúng ta không bàn nhiều đến nhé smilie,
Chức năng của tầng này là thiết lập và ngắt mạch 1 liên kết
Tham gia vào một tiến trình trong đó tài nguyên được nhiều người sử dụng cùng một lúc
Phân giải sự tranh chấp (contention) và khống chế luồng (flow control)

Tầng liên kết dữ liệu

Tên tiếng anh của nó là Data link layer Nó đáp ứng nhu cầu của tầng mạng và phát sinh các yêu cầu phục vụ gửi tới tầng vật lý.
Tầng liên kết dữ liệu cung cấp các phương tiện chức năng và thủ tục để truyền dữ liệu giữa các thực thể mạng và có thể cung cấp phương tiện để phát hiện và có thể sữa các lỗi có thể nảy sinh tại tầng vật lý. Nhiệm vụ chính của tầng này là chịu tách nhiệm gởi thông tin từ nơi này đến nơi khác.

Một số giao thức trong tầng này bao gồm Ethernet, Token ring, Wifi, PPP, MPLS, hôm nay chúng ta sẻ tìm hiểu giao thức đầu tiên:
Giao thức Ethernet
Tại sao người ta gọi là Ethernet? Nó xuất phát từ khái niệm Ête trong ngành vật lý học, Ethernet định nghĩa một loạt các chuẩn nối dây và phát tín hiệu cho tầng vật lý, hai phương tiện để truy nhập mạng tại phần MAC (điều khiển truy nhập môi trường truyền dẫn) của tầng liên kết dữ liệu, và một định dạng chung cho việc đánh địa chỉ.
Ethernet đã được chuẩn hóa thành IEEE 802.3. Cấu trúc mạng hình sao, hình thức nối dây cáp xoắn của Ethernet đã trở thành công nghệ LAN được sử dụng rộng rãi nhất từ thập kỷ 1990 cho tới nay, nó đã thay thế các chuẩn LAN cạnh tranh khác như Ethernet cáp đồng trục , token ring, FDDI (Fiber distributed data interface), và ARCNET. Trong những năm gần đây, Wi-Fi, dạng LAN không dây đã được chuẩn hóa bởi IEEE 802.11, đã được sử dụng bên cạnh hoặc thay thế cho Ethernet trong nhiều cấu hình mạng.

Giao thức Wifi
Hay còn gọi là 802.11 là hệ thống mạng không dây nó sự dụng sóng vô tuyến giống như điện thoại di động vậy đó, đến thời điểm bây giờ hệ thống này hoạt động mạnh ở các quán cafe, khách sạn, nhà hàng, thư viện hệ thống cho phép truy cập internet tại khu vực có sóng của nó và một điều tiện lời đó chính là nó không cần cable nối. Thực ra 802.11 bắt nguồn từ viện IEEE (Institute of Electrical and Electronics Engineers). Viện này tạo ra nhiều chuẩn cho nhiều giao thức kỹ thuật khác nhau, và nó sử dụng một hệ thống số nhằm phân loại chúng; 3 chuẩn thông dụng của WiFi hiện nay là 802.11a/b/g.

Phần sau chúng ta sẻ tìm hiểu tiếp nhé smilie

Đi một ngày đàng học một sàng dại

Sàng đi sàng lại lấy một tí khôn


http://vietload.com
kho phần mềm trực tuyến
[Up] [Print Copy]
  [Question]   Re: Mổi tuần một bài viết 22/10/2007 10:08:12 (+0700) | #2 | 92113
[Avatar]
beo_beo37
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 08/06/2007 14:04:27
Messages: 550
Location: 255.255.255.255
Offline
[Profile] [PM]
Nhiều người xem mà chẳng ai ủng hộ lão Nghèo
Vậy tôi xin post 2 cái Picture góp phần nào đó, 2 cái Picture này cũng ko cần bình luận gì vì nhìn nó cũng dễ hiểu smilie


Next



Thân
[Up] [Print Copy]
  [Question]   Re: Mổi tuần một bài viết 22/10/2007 10:29:16 (+0700) | #3 | 92116
minhmang
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 01/03/2007 18:43:50
Messages: 197
Location: Any Proxy
Offline
[Profile] [PM]

Cảm ơn mod ngheo mong sớm được đón đọc phần tiếp theo. Trong thư viện của HVA có tài liệu về TCP/IP nhưng bằng tiếng Anh để đọc hiểu thì được. Em cũng có ý định dịch một số phần quan trọng nhưng sợ không đầy đủ với lại thấy đồ sộ quá e rằng không có nhiều thời gian rảnh rỗi. May quá có loạt bài viết này thì có cơ hội để nghiên cứu rồi.


[Up] [Print Copy]
  [Question]   Re: Mổi tuần một bài viết 22/10/2007 14:18:50 (+0700) | #4 | 92139
doikengheo
HVA Friend

Joined: 31/05/2005 05:51:51
Messages: 486
Location: Đâu nhỉ?
Offline
[Profile] [PM]
Ôi thanks bác beo đã cho cái pix thật ấn tượng smilie

Token ring
Nó là cái gì nhỉ? đây chính là 1 LAN technology được xây dựng và phát triển bởi người khổng lồ IBM ( I Blame Microsoft ) được IEEE đưa ra chuẩn là IEEE 802.5 ( Ethernet là 802.3 ) chắc các bạn sẻ ngạc nhiên khi IEEE là gì? nó chính là tên tên tiếng anh đầy đủ ( Institute of Electrical and Electronics Engineers ) Dịch sang tiếng Việt Nam của chúng ta là học việc của các kỹ sư điện tử ( nghe ngầu nhỉ smilie )Tốc độ truyền data trong LAN Token Ring là khoảng 4-16 Mbps
Phương thức hoạt động: Trong LAN Token Ring có một dạng Frame gọi là Token ( tạm thời gọi cái này là xe đạp đi cho dể hiểu, không biết nó có giống với xe đập việt nam không các bác nhể smilie ).
Nếu 1 node mà nhận được "chiếc xe đạp này" này thì nó được giữ trong vòng 1 khoảng thời gian và trong khoảng thời gian này nó có quyền transmit data ( Nếu node không muốn transmit data thì chuyền qua cho node tiếp theo )
Khi 1 node (hay host) "tóm" được "chiếc xe đạp" thì nó sẽ thay đổi 1 bit của cái "chiếc xe đạp" đó. Lúc này "chiếc xe đạp" sẽ trở thành frame đầu tiên của quá trình transmit data. Host đó sẽ gửi "ké" cái frame đến destination thông qua "chiếc xe đạp" ( nghĩa là "chiếc xe đạp" sẽ được transmit qua tất cả các node trên Ring Topology, và đi sau nó là các frame đi "ké" của Source Host, cho tới khi nào tới đuợc destination host.
Trong quá trình 1 host nào đó giữ "chiếc xe đạp" thì không có 1 host nào được transmit data, mà phải "chờ tới phiên mình".

Tuy nhiên , không phải host nào cũng đủ "kiên nhẫn" mà chờ mà đợi , trong Frame Token Ring có 1 field prority , chúng có thể "tom" "chiếc xe đạp" để mà transmit trước ( sau khi 1 host đã transmit, nghĩ là ai đang transmit , chúng ta cũng không có quyền kiu host đó ngưng transmit ) bằng cách set priority cao hơn.
Do trong suốt quá trình transmit data , không có ai phải "chen chân" với mình nên , không giống như Ethernet phải dùng CSMA/CD ( Carrier Sense Multiple Access/Conllision Detect) để chống collision , Token Ring thì không bao giờ xảy ra chuyện collision

Point to Point Protocol

PPP được xây dựng dựa trên nền tảng giao thức điều khiển truyền dữ liệu lớp cao (High-Level Data link Control (HDLC)) nó định ra các chuẩn cho việc truyền dữ liệu các giao diện DTE và DCE của mạng WAN như V.35, T1, E1, HSSI, EIA-232-D, EIA-449. PPP được ra đời như một sự thay thế giao thức Serial Line Internet Protocol (SLIP), một dạng đơn giản của TCP/IP.

PPP cung cấp cơ chế chuyển tải dữ liệu của nhiều giao thức trên một đường truyền, cơ chế sửa lỗi nén header, nén dữ liệu và multilink. PPP có hai thành phần:

Link Control Protocol (LCP): (được đề cập đến trong RFC 1570) thiết lập, điều chỉnh cấu hình, và hủy bỏ một liên kết. Hơn thế nữa LCP còn có cơ chế Link Quality Monitoring (LQM) có thể được cấu hình kết hợp với một trong hai cơ chế chứng thực Password Authentication Protocol (PAP) hay Challenge Handshake Authentication Protocol (CHAP).

Network Control Protocol (NCP): NCP làm nhiệm vụ thiết lập, điều chỉnh cấu hình và hủy bỏ việc truyền dữ liệu của các giao thức của lớp network như: IP, IPX, AppleTalk and DECnet.
Cả LCP và NCP đều họat động ở lớp 2. Hiện đã có mở rộng của PPP phục vụ cho việc truyền dữ liệu sử dụng nhiều links một lúc, đó là Multilink PPP (MPPP) trong đó sủ dụng Multilink Protocol (MLP) để liên kết các lớp LCP và NCP

Multi Protocol Label Switching
Thật ra về phần này tớ nắm cũng không dc rỏ cho lắm cho nên:
các bạn tham khảo thêm về cái này tại địa chỉ http://www.iec.org/online/tutorials/mpls/topic05.html
Riêng tớ thì nói sơ qua chổ này 1 xíu để bà con đở bận tâm
Được viết tắt bởi chử MPLS là một phương thức được cải tiến cho việc chuyển tiếp các gói tin trong mạng bằng cách sử dụng các nhãn được gắn thêm vào trong các gói tin IP (IP packet). Các nhãn được chèn vào giữa header của lớp 3 và header của lớp 2 trong trường hợp sử dụng kỹ thuật dựa trên khung lớp 2. Đối với các kỹ thuật dựa trên tế bào như ATM, thì nó sẽ chứa cả trường VPI và VCI.
MPLS là sự kết hợp của kỹ thuật chuyển mạch lớp 2 và kỹ thuật định tuyến lớp 3. Mục tiêu chính của MPLS là tạo ra một cấu trúc mạng mềm dẻo để cung cấp cho đặc tính mở rộng và ổn định của mạng. Điều này bao gồm kỹ thuật điều khiển lưu lượng và khả năng hoạt động của VPN và có liên quan đến Chất lượng dịch vụ (QoS) với nhiều lớp dịch vụ (Cos).
Trong mạng MPLS, các gói tin vào được gán nhãn bởi một Bộ định tuyến chuyển mạch nhãn ở biên (Edge Label Switched Router – Edge LSR). Các gói tin được gửi theo một đường chuyển mạch nhãn (Label Switched Path - LSP), đây là con đường mà mỗi LSR sử dụng để chuyển tiếp dựa trên các đối xử riêng biệt cho từng nhãn. Tại mỗi chặng, LSR gỡ bỏ các nhãn có sẵn và thêm vào một nhãn mới, sau đó thông báo cho chặng kế tiếp để biết để chuyển tiếp gói tin. Nhãn sẽ được gỡ bỏ tại LSR biên và gói tin sẽ tiếp tục được chuyển tiếp đến đích cần đến.
Mục đích ban đầu của chuyển mạch nhãn là muốn đưa tốc độ của chuyển mạch lớp 2 vào lớp 3. Lý lẽ ban đầu cho các kỹ thuật như MPLS không lâu sau đã được nhận thấy là có ưu điểm, bởi vì các chuyển mạch lớp 3 mới được sử dụng công nghệ ASIC ( Application-specific integrated circuit), kỹ thuật nền tảng có thể thi hành chức năng tìm kiếm với tốc độ vừa đủ để hỗ trợ cho hầu hết các loại giao tiếp (interface).
Chuẩn của chuyển mạch nhãn được nhóm nghiên cứu của IETF về MPLS đề xuất năm 1997 và được nghiên cứu rộng rãi. MPLS được phát triển từ nhiều kỹ thuật chính, bao gồm các phiên bản độc quyền về chuyển mạch nhãn như chuyển mạch nhãn của Cisco (Cisco’s Tag Switching), Chuyển mạch IP dựa trên nền định tuyến tổng hợp của IBM (IBM’s Aggregate Route-Based IP Switching – ARIS), Bộ định tuyến chuyển mạch tế bào của Toshiba (Toshiba’s Cell-Switched Router – CSR), Chuyển mạch IP của Ipsilon (Ipsilon’s IP Switching) và bộ định vị IP của Lucent (Lucent’s IP Navigator).
Chuyển mạch thẻ (Tag Switching), được phát minh bởi Cisco, và đưa đến người dùng lần đầu tiên vào năm 1998. Từ khi bắt đầu triển khai chuyển mạch thẻ, Cisco đã làm việc chung với IETF để phát triển và thông qua các chuẩn của MPLS, hợp nhất các đặc tính và ưu điểm của Chuyển mạch thẻ.

Ưu điểm của chuyển mạch nhãn đao giao thức MPLS:
Tốc độ và độ trễ:
Chuyển mạch nhãn được cung cấp để giải quyết vấn đề về tốc độ và độ trễ một cách hiệu quả. Chuyển mạch nhãn nhanh hơn nhiều chuyển mạch IP cổ điền bởi vì giá trị nhãn được đặt trong header của gói đến, được sử dụng để quản lý bảng định tuyến theo cách nhãn sẽ được sử dụng là chỉ mục trong bảng. Việc tìm kiếm này yêu cầu chỉ một lần là tìm ra, ngược lại định tuyến cổ điển có thể phải tìm trong bảng đó vài nghìn lần. Kết quả, trên luồng vận chuyển, các gói được gửi thông qua mạng nhanh hơn thông thường, giảm thời gian trễ, và đáp ứng thời gian cho người dùng.

Khả năng mở rộng (Scalability):
Dĩ nhiên tốc độ là một mặt quan trọng của chuyển mạch nhãn, nhưng dịch vụ nhanh không phải là tất cả mà chuyển mạch nhãn có thể cung cấp. Nó cũng có thể cung cấp khả năng mở rộng, tức là điều tiết một số lượng lớn và ngày càng tăng nhanh chóng các user trên mạng Internet. Chuyển mạch nhãn đề nghị một cách giải quyết cho vấn đề phát triển mạng một cách nhanh chóng như vậy bằng cách cho phép một số lượng lớn các địa chỉ IP được liên kết với nhau trên một hay một vài nhãn. Cách tiếp cận này sẽ cắt giảm bớt bảng định tuyến và cho phép một router phục vụ nhiều người dùng hơn tại một thời điểm và cũng không cần đòi hỏi khả năng xử lý cao của các router.

Đơn giản:
Một ưu điểm nữa của chuyển mạch nhãn là về cơ bản nó chỉ là tập hợp của các giao thức định tuyến. Nó rất đơn giản, chuyển tiếp một gói dựa trên nhãn của gói đó. Làm thế nào một nhãn đến một đường dẫn của người dùng mà không cần quan tâm đến việc chuyển tiếp thực sự của đường dẫn đó. Tất cả cơ chế điều khiển trên có thể phức tạp, nhưng chúng không làm ảnh hưởng đến hiệu quả của đường dẫn. Tức là sẽ có rất nhiều các phương pháp khác nhau để phân phối các nhãn cho đường truyền, tuy nhiên sau khi các nhãn đã được phân phối xong, họat động chuyển mạch nhãn sẽ được thực hiện một cách rất nhanh chóng. Chuyển mạch nhãn có thể được thực hiện trong một phần mềm, trong các mạch điện tử tích hợp hay trong một vi xử lý đặc biệt.

Mức sử dụng tài nguyên:
Cơ chế điều khiển để thiết lập một nhãn phải không làm tiêu tốn nhiều tài nguyên. Nó không được làm mất nhiều tài nguyên và chuyển mạch nhãn thì hoàn toàn không làm tiêu tốn nhiều tài nguyên để thực thi việc thành lập một con đường chuyển mạch nhãn cho đường dẫn.
( suư tầm smilie )
Đi một ngày đàng học một sàng dại

Sàng đi sàng lại lấy một tí khôn


http://vietload.com
kho phần mềm trực tuyến
[Up] [Print Copy]
  [Question]   Re: Mổi tuần một bài viết 02/12/2007 05:09:14 (+0700) | #5 | 101470
[Avatar]
meomeo_bebong
Locked

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 27/06/2006 23:07:44
Messages: 700
Location: vô gia cư
Offline
[Profile] [PM] [WWW] [Yahoo!] [MSN] [ICQ]
@ anh doikengheo: Hê hê, em lại có đất để spam rồi . Bài này của anh ngheo viết rất hay. Chỉ sợ đàn em spam vào đây làm lạc đề của anh thôi . Nhưng muốn giúp anh 1 tay nên em cứ spam smilie. Nếu sai anh cứ xóa vô tư smilie
Em xin phép sưu tầm về các giao thức mạng .
[size=+0]Giao thức http:// đầy đủ là : Hypertext Transfer Protocol[/size]

* HyperText Transfer Protocol viết tắt là HTTP dịch sang tiếng Việt là Giao Thức Truyền Siêu Văn Bản. Một trong năm giao thức chuẩn về mạng Internet, được dùng để liên hệ thông tin giữa Máy cung cấp Dịch Vụ (Webserver) và Máy dùng dịch vụ (Client).

Thí dụ như muốn xem trang mạng của Yahoo, nhập vào ô địa chỉ dòng lệnh sau http://www.yahoo.com
Nguồn : http://vi.wikipedia.org/wiki/Hypertext_Transfer_Protocol
[Up] [Print Copy]
  [Question]   Re: Mổi tuần một bài viết 02/12/2007 05:15:07 (+0700) | #6 | 101472
[Avatar]
meomeo_bebong
Locked

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 27/06/2006 23:07:44
Messages: 700
Location: vô gia cư
Offline
[Profile] [PM] [WWW] [Yahoo!] [MSN] [ICQ]
giao thức FTP
FTP (viết tắt của tiếng Anh File Transfer Protocol, "Giao thức truyền tập tin") thường được dùng để trao đổi tập tin qua mạng lưới truyền thông dùng giao thức TCP/IP (chẳng hạn như Internet - mạng ngoại bộ - hoặc intranet - mạng nội bộ). Hoạt động của FTP cần có hai máy tính, một máy chủ và một máy khách). Máy chủ FTP, dùng chạy phần mềm cung cấp dịch vụ FTP, gọi là trình chủ, lắng nghe yêu cầu về dịch vụ của các máy tính khác trên mạng lưới. Máy khách chạy phần mềm FTP dành cho người sử dụng dịch vụ, gọi là trình khách, thì khởi đầu một liên kết với máy chủ. Một khi hai máy đã liên kết với nhau, máy khách có thể xử lý một số thao tác về tập tin, như tải tập tin lên máy chủ, tải tập tin từ máy chủ xuống máy của mình, đổi tên của tập tin, hoặc xóa tập tin ở máy chủ v.v. Vì giao thức FTP là một giao thức chuẩn công khai, cho nên bất cứ một công ty phần mềm nào, hay một lập trình viên nào cũng có thể viết trình chủ FTP hoặc trình khách FTP. Hầu như bất cứ một nền tảng hệ điều hành máy tính nào cũng hỗ trợ giao thức FTP. Điều này cho phép tất cả các máy tính kết nối với một mạng lưới có nền TCP/IP, xử lý tập tin trên một máy tính khác trên cùng một mạng lưới với mình, bất kể máy tính ấy dùng hệ điều hành nào (nếu các máy tính ấy đều cho phép sự truy cập của các máy tính khác, dùng giao thức FTP). Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các trình khách và trình chủ FTP, và phần đông các trình ứng dụng này cho phép người dùng được lấy tự do, không mất tiền.
Nguồn : http://vi.wikipedia.org/wiki/FTP
[Up] [Print Copy]
[digg] [delicious] [google] [yahoo] [technorati] [reddit] [stumbleupon]
Go to: 
 Users currently in here 
1 Anonymous

Powered by JForum - Extended by HVAOnline
 hvaonline.net  |  hvaforum.net  |  hvazone.net  |  hvanews.net  |  vnhacker.org
1999 - 2013 © v2012|0504|218|