<![CDATA[Latest posts for the topic "Linux Wireless - Phần 1 "]]> /hvaonline/posts/list/24.html JForum - http://www.jforum.net Linux Wireless - Phần 1 The De Facto Standard 802.11b mặc định 2 modes: BSS và IBSS BSS là Basic Service Set, trong trường hợp này, một station (cái BSS Master, thông thường được gọi là Access Point, AP) làm việc giống như một gateway giữa wireless và wired backbone. Trước khi được có access vô wired network, một wireless client (hay gọi là BSS client) phải thiết lập kết nối với một AP trong vùng phủ sóng của AP đó. Khi AP đã authenticate wireless cilent rồi thì nó sẽ cho phép packets chạy qua lại từ wirless client và wired network bằng cách routing traffic ở Layer 3 hoặc là trở thành một True Layer 2 Bridge. Cũng một từ tương tự ESS (Extended Service Set) diễn tả một physical subnet có nhiều hơn một AP. Những AP này có thể liên lạc được với nhau và cho phép wireless clients roam giữa chúng nó và cung cấp IP info khi client di chuyển xung quanh. IBSS có nghĩa là Independent Basic Service Set thường gọi là Ad-hoc hay là Peer-to-Peer. Trường hợp này thìi không cần hardware AP, bất cứ network node nào trong vòng phủ sóng là nói chuyện với nhau được nếu có những thông số đồng nhất. Nếu một trong những peer mà có wired connection qua network khác, thì nó cũng cho những wireless peers khác qua network đó được luôn. Nên lưu ý là 802.11b radio phải được set vô BSS hay là IBSS một trong hai, không thể nào set 2 mode một lần được. Nói chung, đa số 802.11b networks gồm có một hoặc nhiều hơn BSS Master devices (một AP làm sẵn hoặc là một *nix computer chạy Host AP driver) và một vài BSS clients (laptops, handheld, etc.). Ad-hoc network thì rất tiện lợi cho việc kết nối point-to-point giữa 2 vật cố định, hoặc là cho 2 laptops trao đổi dữ liệu mà lúc đó không có AP xung quanh. Linux phân biệt wireless card không bằng hãng sản xuất nhưng bằng chipset của card đó. Ở đây tôi đặt biệt chú trọnng tới Prism 2.5 chipset (Senao/Engenius) bởi vì nó là card được hỗ trợ bởi HostAP driver, giá cả hợp lý (khoảng $60), bền, power output mạnh nhất và nhạy nhất (highest sensitivity). Đại đa số cộng đồng wireless trên thế giới đều dùng nó để build Linux AP (commercial grade). Còn nếu khônng có hứng thứ về hostap thì card đứng kế tiếp sẽ là Lucent/Orinoco (Hermes chipset). Wireless Tools package có 4 commands: iwconfig dùng để cấu hình những parameter căn bản iwlist dùng để list địa chỉ, frequencies, bit-rates, etc. iwspy dùng để xem chất lượng (link quality) của mỗi node iwpriv dùng để cấu hình những parameter đặc biệt của từng driver iwlist là command mà bạn dùng ơ CLI để tìm những wireless xung quanh, giống như: iwlist wlan0 scanning Code:
long@anubis:~$ sudo iwlist wlan0 scanning
wlan0     Scan completed :
          Cell 01 - Address: 00:0D:88:99:C0:48
                    ESSID:"alpha"
                    Mode:Master
                    Frequency:2.447 GHz (Channel 8)
                    Quality:0/70  Signal level:-51 dBm  Noise level:-100 dBm
                    Encryption key:off
                    Bit Rate:1 Mb/s
                    Bit Rate:2 Mb/s
                    Bit Rate:5.5 Mb/s
                    Bit Rate:11 Mb/s
                    Bit Rate:6 Mb/s
                    Bit Rate:12 Mb/s
                    Bit Rate:24 Mb/s
                    Bit Rate:36 Mb/s
                    Extra:bcn_int=100
                    Extra:resp_rate=10
Sau khi đã scan và biết được tên của network mà mình muốn gia nhập rồi, dùng iwconfig để cấu hình, giống như: iwconfig wlan0 mode managed essid alpha Lệnh này nối wireless card wlan0 vô AP có tên là alpha (essid alpha). Để ý Linux gọi mode này là managed, Window$ gọi là Infrastructure. Trong trường hợp nếu không có AP, thì dùng Ad-hoc mode, cấu hình cho cùng essid và channel giống như: iwconfig wlan0 mode ad-hoc essid omega channel 8 Lệnh này sẽ đưa wireless card vô ad-hoc mode, những máy nào có cùng tên omega trên kênh số 8 sẽ nói chuyện được với nhau. Việc còn lại thì chỉ còn gán IP address, dùng ifconfig cấu hình như bình thường: Code:
ifconfig wlan0 192.168.x.x netmask 255.255.255.0
route add default gw 192.168.y.y
Ad-hoc setup thì không cần thiết đặt default gateway. Còn nếu network dùng DHCP thi chỉ cần 1 câu: dhclient wlan0 Đễ monitor wireless link và signal quality, wavemon là app hay nhất. Debian users chỉ cần apt-get install wavemon là xong. http://mysite.verizon.net/vze7ugwi/sitebuildercontent/sitebuilderpictures/wireless_tutorial/wavemon3.png
Cards list: (Kismet-compatible/RF Monitoring): Card Chipset Driver Ambicom WL1100C-CF Prism/2 wlan-ng/hostap Belkin 11Mbps PCMCIA Prism/2 wlan-ng/hostap Buffalo WLI-CF-S11G Prism/2 wlan-ng/hostap Buffalo WLI-PCM-L11 Prism/2 wlan-ng/hostap D-Link DWL-650* Prism/2 wlan-ng/hostap D-Link DCF-650W Prism/2 wlan-ng/hostap D-Link DCF-660W Prism/2 wlan-ng/hostap Demarctech/Senao/Engenius Prism/2 wlan-ng/hostap Cisco AIR-PCM35x aironet kernel aironet Cisco AIR-LMC35x aironet kernel aironet Compaq WL100 Prism/2 wlan-ng/hostap Gateway Solo 9550 Orinoco orinoco Linksys WPC11 Prism/2 wlan-ng/hostap Linksys WDT11 Prism/2 wlan-ng/hostap (plx) Linksys WCF11 Prism/2 wlan-ng/hostap Microsoft USB Prism/2 wlan-ng Netgear MA401 Prism/2 wlan-ng Lucent PC24E Silver Orinoco orinoco_cs Lucent PC24E-H-FC Gold Orinoco orinoco_cs Rangelan-DS 8430 Prism/2 wlan-ng/hostap SMC2632W* Prism/2 wlan-ng/hostap SMC2642W Prism/2 wlan-ng/hostap Teletronics WL-1100-2-3V Prism/2 wlan-ng/hostap Xircom CWE1100/1300 aironet kernel aironet ZCOMAX XI-300 Prism/2 wlan-ng/hostap ZCOMAX XI-815 Prism/2 wlan-ng/hostap Zoom 4105 Prism/2 wlan-ng/hostap 
------------------------------------- Tác giả : trieu_tulong Nguồn : http://forum.vnoss.org/viewtopic.php?id=433 http://www.vnhacker.org/hvaonline/posts/list/2753.html http://www.vnhacker.org/hvaonline/posts/list/2754.html ]]>
/hvaonline/posts/list/2752.html#15229 /hvaonline/posts/list/2752.html#15229 GMT