<![CDATA[Latest posts for the topic "MẠNG CĂN BẢN"]]> /hvaonline/posts/list/31.html JForum - http://www.jforum.net MẠNG CĂN BẢN Tác giả: (Someone) Quản trị mạng WindowsNT (Tài liệu dịch từ Windows NT Advanced Server) Phần I - Giới thiệu Hệ điều hành Windows NT Server. Windows NT Advanced Server là hệ điều hành độc lập với các nền tảng phần cứng (hardware platform), có thể chạy trên các bộ vi xử lý Intel x86, DEC Alpha, PowerPC có thể chạy trên cấu hình đa vi xử lý đối xứng, cân bằng công việc của các CPUs. Windows NT là hệ điều hành 32 bits thực sự với khả năng thực hiện đa nhiệm ưu tiên (preemptive multitasking). Hệ điều hành thực hiện phân chia thời gian thực hiện tiến trình cho từng ứng dụng một cách thích hợp. Windows NT Advanced Server bao gồm các khả năng đặc trưng mạng hoàn thiện. -------------------------------------------------------------------------------- I. Kiến trúc mạng Tìm hiểu về mô hình tham chiếu OSI Năm 1978, Tổ Chức Chuẩn Hóa Thế Giới OSI (International Organization for Standardization) đã phát triển một mô hình cho công nghệ mạng máy tính được gọi là Mô Hình Tham Chiếu Kết Nối Các Hệ Thống Mở (Open System Interconnection Reference Model) được gọi tắt là Mô Hình Tham Chiếu OSI. Mô hình này mô tả luồng dữ liệu trong một mạng, từ các kết nối vật lý của mạng cho tới các ứng dụng dùng cho người dùng cuối. Mô Hình Tham Chiếu OSI bao gồm 7 tầng, như thể hiện trong hình dưới đây. Tầng thấp nhất, Tầng Vật Lý (Physical Layer), là nơi các bit dữ liệu được truyền tới đường dây cáp (cable) vật lý. ở trên cùng là Tầng ứng Dụng (Application Layer), là nơi các ứng dụng được thể hiện cho người dùng. Hình vẽ phía dưới. Tầng Vật Lý (Physical Layer) có trách nhiệm chuyển các bit từ một máy tính tới một tính khác, và nó quyết định việc truyền một luồng bit trên một phương tiện vật lý. Tầng này định nghĩa cách gắn cáp vào một bảng mạch điều hợp mạng (network adapter card) và kỹ thuật truyền dùng để gửi dữ liệu qua cáp đó. Nó định nghĩa việc đồng bộ và kiểm tra các bit. Tầng Liên Kết Dữ Liệu (Data Link Layer) đóng gói thô cho các bit từ tầng vật lý thành các frame (khung). Một frame là một gói tin logic, có cấu trúc trong đó có chứa dữ liệu. Tầng Liên Kết Dữ Liệu có trách nhiệm truyền các frame giữa các máy tính, mà không có lỗi. Sau khi Tầng Liên Kết Dữ Liệu gửi đi một frame, nó đợi một xác nhận (acknowledgement) từ máy tính nhận frame đó. Các frame không được xác nhận sẽ được gửi lại. Tầng Mạng (Network Layer) đánh địa chỉ các thông điệp và chuyển đổi các địa chỉ và các tên logic thành các địa chỉ vật lý. Nó cũng xác định con đường trong mạng từ máy tính nguồn tới máy tính đích, và quản lý các vấn đề giao thông, như chuyển mạch, chọn đường, và kiểm soát sự tắc nghẽn của các gói dữ liệu. Tầng Giao Vận (Transport Layer) quan tâm tới việc phát hiện lỗi và phục hồi lỗi, đảm bảo phân phát các thông điệp một các tin cậy. Nó cũng tái đóng gói các thông điệp khi cần thiết bằng cách chia các thông điệp dài thành các gói tin nhỏ để truyền đi, và ở nơi nhận nó sẽ xây dựng lại từ các gói tin nhỏ thành thông điệp ban đầu. Tầng Giao Vận cũng gửi một xác nhận về việc nhận của nó. Tầng Phiên (Session Layer) cho phép hai ứng dụng trên 2 máy tính khác nhau thiết lập, dùng, và kết thúc một phiên làm việc (session). Tầng này thiết lập sự kiểm soát hội thoại giữa hai máy tính trong một phiên làm việc, qui định phía nào sẽ truyền, khi nào và trong bao lâu. Tầng Trình Diễn (Presentation Layer) chuyển đổi dữ liệu từ Tầng ứng Dụng theo một khuôn dạng trung gian. Tầng này cũng quản lý các yêu cầu bảo mật bằng cách cung cấp các dịch vụ như mã hóa dữ liệu, và nén dữ liệu sao cho cần ít bit hơn để truyền trên mạng. Tầng ứng Dụng (Application Layer) là mức mà ở đó các ứng dụng của người dùng cuối có thể truy nhập vào các dịch vụ của mạng. Khi hai máy tính truyền thông với nhau trên một mạng, phần mềm ở mỗi tầng trên một máy tính giả sử rằng nó đang truyền thông với cùng một tầng trên máy tính kia. Ví dụ, Tầng Giao Vận của một máy tính truyền thông với Tầng Giao Vận trên máy tính kia. Tầng Giao Vận trên máy tính thứ nhất không cần để ý tới truyền thông thực sự truyền qua các tầng thấp hơn của máy tính thứ nhất, truyền qua phương tiện vật lý, và sau đó đi lên tới các tầng thấp hơn của máy tính thứ hai. Mô Hình Tham Chiếu OSI là một ý tưởng về công nghệ mạng, và một số ít hệ thống tuân thủ theo nó, nhưng mô hình này được dùng để thảo luận và so sánh các mạng với nhau. -------------------------------------------------------------------------------- II. Network Card Driver và Protocol làm gì? Một network adapter card, tức bảng mạch điều hợp mạng, (đôi khi gọi là network interface card hay vắn tắt là NIC) là một bảng mạch phần cứng được cài đặt trong máy tính của bạn để cho phép máy tính hoạt động được trên mạng. Network adapter card cung cấp một (hoặc nhiều) cổng để cho cáp mạng được nối vào về mặt vật lý, và về mặt vật lý bảng mạch đó sẽ truyền dữ liệu từ máy tính tới cáp mạng và theo chiều ngược lại. Mỗi máy tính trong mạng cần phải có một trình điều khiển (driver) cho network adapter card, đó là một chương trình phần mềm kiểm soát bảng mạch mạng. Mỗi trình điều khiển của network adapter card được cấu hình cụ thể để chạy với một kiểu bảng mạch mạng (network card) nhất định. Cùng với các bảng mạch mạng và trình điều khiển bảng mạch mạng, một máy tính mạng cũng cần phải có một trình điều khiển giao thức (protocol driver) mà đôi khi gọi là một giao thức giao vận hay chỉ vắn tắt là giao thức. Trình điều khiển giao thức thực hiện công việc giữa phần mềm mạng ở mức trên (giống như trạm làm việc và máy chủ) và network adapter card. Giao thức đóng gói dữ liệu cần gửi đi trên mạng theo cách mà máy tính ở nơi nhận có thể hiểu được. Qui trình kết hợp một trình điều khiển giao thức với network adapter card tương ứng, và thiết lập một kênh truyền thông giữa hai thứ đó gọi là kết gắn (binding). Để hai máy tính truyền thông với nhau trên một mạng, chúng phải dùng cùng một giao thức. Đôi khi một máy tính được cấu hình để dùng nhiều giao thức. Trong trường hợp này, hai máy tính chỉ cần một giao thức chung là có thể truyền thông với nhau. Trong một số mạng, mỗi trình điều khiển network adapter card và giao thức của máy tính là một phần mềm riêng. Trong một số mạng khác thì chỉ một phần mềm gọi là monolithic protocol stack thực hiện các chức năng của cả trình điều khiển network adapter card và giao thức. -------------------------------------------------------------------------------- III. Kiến trúc mở Windows NT Advanced Server sử dụng hai chuẩn là NDIS (Network Driver Interface Specification) và TDI (Transport Driver Interface). NDIS là chuẩn cung cấp cho việc nói chuyện giữa card mạng (network card) và các giao thức (protocol) mạng được dùng. NDIS cho phép sử dụng nhiều giao thức mạng trên cùng một card mạng. Mặc định Windows NT Advanced Server được cung cấp sử dụng bốn giao thức đó là NetBEUI (NetBIOS Extended User Interface), TCP/IP, Microsoft NWLINK, và Data Link Control. TDI cung cấp khả năng nói chuyện giữa các giao thức mạng với các phần mềm mạng mức trên (như Server và Redirector). -------------------------------------------------------------------------------- IV. Ưu điểm của NDIS Như trên đã nói NDIS cung cấp sự liên lạc giữa các giao thức mạng với card mạng. Bất cứ trạm làm việc nào (sử dụng hệ điều hành Windows NT Workstation) đều có thể các trình điều khiển điều khiển card mạng được cung cấp nội tại trong Windows NT Advanced Server. Trong trường hợp phải sử dụng một loại card mạng khác, tức là phải cần trình điều khiển cho card mạng không có sẵn trong Windows NT, NDIS vẫn có thể sử dụng đa giao thức mạng trên card mạng này. Khi máy tính sử dụng đa giao thức mạng, các gói tin dữ liệu sẽ được chuyển đi thông qua giao thức mạng thứ nhất (giao thức này được gọi là primary protocol), nếu không được máy tính sẽ sử dụng tiếp giao thức thứ hai và cứ thế tiếp tục. Trên mỗi máy tính được cài đặt Windows NT, mỗi một giao thức mạng được đặt sử dụng trên một card mạng cần phải được đặt một giá trị gọi là LAN adapter number trên card mạng đó. -------------------------------------------------------------------------------- V. Tìm hiểu về TDI TDI là giao diện giữa tầng phiên (Session) và tầng giao vận (Transport). TDI được xây dựng với mục đích cho phép tầng giao vận có thể làm việc với các chương trình thuộc tầng trên (ví dụ như Server và Redirector) sử dụng chung một giao diện. Khi Server và Redirector tạo một lời gọi tới tầng giao vận, nó sẽ sử dụng giao diện TDI để thực hiện lời gọi này và do vậy nó không cần biết cụ thể giao thức tầng giao vận sẽ được sử dụng. Windows NT sử dụng TDI nhằm mục đích đảm bảo rằng các hệ thống sử dụng các giao thức khác nhau, thậm chí cả các Server và Redirector được viết bởi các hãng khác nhau (Third parties) có thể làm việc được với Windows NT. Sử dụng TDI đã làm cho Windows NT khắc phục nhược điểm của sản phẩm LAN manager 2.x đó là trong khi Windows NT không hạn chế số lượng các trạm làm việc nối vào Server thì LAN manager 2.x lại hạn chế ở con số 254 trạm làm việc. Có một trường hợp ngoại lệ, cho dù TDI là chuẩn giao diện giữa tầng giao vận và các tầng mức trên song riêng đối với NetBIOS các trình điều khiển và các DLLs được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ này. -------------------------------------------------------------------------------- VI. Cách thức làm việc của các giao thức 1. NetBEUI NetBEUI lần đầu tiên được đề cập tới vào năm 1985, đây là một giao thức mạng gọn nhẹ, nhanh. Khi được bắt đầu phát triển từ năm 1985, NetBEUI cho phép phân đoạn các mạng nhóm tác nghiệp từ 20 đến 200 máy tính, cho phép kết nối giữa các segment LAN với segment LAN khác hoặc với mainframe. NetBEUI tối ưu hoá khả năng xử lý khi được sử dụng trên mạng LAN. Trên LAN, đây là giao thức mạng có cho phép lưu thông các gói tin nhanh nhất. Phiên bản NetBEUI được sử dụng cho Windows NT là NetBEUI 3.0 và có một số điểm khác với các phiên bản trước đó. Loại trừ hạn chế 254 phiên làm việc của một Server trên một card mạng. Hoàn thiện khả năng seft-tuning. Khả năng xử lý trên đường truyền tốt hơn. NetBEUI trong Windows NT là giao thức NetBIOS Frame (NBF) format. Nó sử dụng NetBIOS làm cách thức nói chuyện với các tầng mức trên. Hạn chế của NetBEUI là không có khả năng chọn đường và thực hiện kém hiệu quả trong môi trường mạng WAN. Do vậy thông thường để cài đặt mạng thường sử dụng phương pháp cài cả NetBEUI và TCP/IP để đáp ứng các chức năng thích hợp. 2. TCP/IP TCP/IP (Transmission Control Protocol/Internet Protocol) được phát triển từ cuối những năm 1970, đó là kết quả của Defense Advanced Research Projects Agency (DARPA) nghiên cứu dự kết nối giữa các mạng với nhau. Ưu điểm của giao thức TCP/IP là cung cấp khả năng kết nối giữa các mạng với hệ điều hành và phần cứng khác nhau. TCP/IP tương thích với môi trường Internet, môi trường kết nối mạng của các trường đại học, các tổ chức, chính phủ, quân đội với nhau với nhau. Với Windows NT có thể sử dụng hệ quản trị mạng SNMP để theo dõi sự hoạt động của máy tính sử dụng giao thức TCP/IP. Microsoft thực hiện giao thức TCP/IP bằng cách sử dụng STREAMS - tương thích với môi trường giao diện, Windows NT sử dụng STREAMS như là một giao diện giữa tầng TDI và tầng thấp hơn. Nhược điểm của TCP/IP là khả năng xử lý chậm hơn so với NetBEUI trong môi trường mạng LAN 3. NWLink Microsoft NWLink là chuẩn NDIS tương thích với giao thức IPX/ SPX trong môi trường mạng Novell Netware. Tương tự TCP/IP, NWLink cũng sử dụng môi trường giao diện STREAMS. NWLink cho phép một Server Windows NT có thể "nhìn thấy" một Server Netware. Song để sử dụng các tài nguyên được chia sẻ trên Server Netware này nhất thiết vẫn phải chạy chương trình Netware Client. 4. Data Link Control Data Link Control không bao giờ được đặt là primary protocol. Data Link Protocol được sử dụng nhằm các mục đích sau : Cài đặt máy tính sử dụng Windows NT cho phép truy cập đến IBM@ mainframes. Cài đặt máy in nối trực tiếp vào mạng, thay vì được nối vào cổng song song hay nối tiếp tại một print server nào đó. Data Link Control cho phép các chương trình truy cập trực tiếp tới tầng Data Link trong mô hình tham chiếu OSI. -------------------------------------------------------------------------------- VII. Sử dụng RPC (Remote Procedure Call) Windows NT cung cấp khả năng sử dụng RPC để thực thi các ứng dụng phân tán. Microsoft RPC bao gồm các thư viện và các dịch vụ cho phép các ứng dụng phân tán hoạt động được trong môi trường Windows NT. Các ứng dụng phân tán chính bao gồm nhiều tiến trình thực thi với nhiệm vụ xác định nào đó. Các tiến trình này có thể chạy trên một hay nhiều máy tính. Microsoft RPC sử dụng name service provider để định vị Servers trên mạng. Microsoft RPC name service provider phải đi liền với Microsoft RPC name service interface (NIS). NIS bao bao gồm các hàm API cho phép truy cập nhiều thực thể trong cùng một name service database (name service database chứa các thực thể, nhóm các thực thể, lịch sử các thực thể trên Server). Khi cài đặt Windows NT, Microsoft Locator tự động được chọn như là name service provider. Nó là name service provider tối ưu nhất trên môi trường mạng Windows NT. -------------------------------------------------------------------------------- VIII. Sử dụng Remote Access Service (RAS) RAS cho phép remote User làm việc như là khi họ kết nối trực tiếp vào mạng. RAS là sự kết nối trong suốt với Microsoft Client và các ứng dụng trên mạng. Windows NT RAS Server phiên bản 3.5 trở lên cung cấp giao thức PPP cho phép bất cứ PPP client nào đều có thể sử dụng TCP/IP, NetBEUI, IPX truy cập. Ngoài ra Windows NT client có thể sử dụng giao thức SLIP để thực hiện Remote Access Servers. Giao thức Microsoft RAS cho phép bất cứ Microsoft RAS client nào đều có thể truy cập sử dụng Dial-in. Để truy cập vào WAN, Clients có thể sử dụng dial-in sử dụng chuẩn đường điện thoại thông qua một modem hoặc một modem pool. Nhanh nhất là sử dụng ISDN, ngoài ra có thể sử dụng X.25 hay RS-232 null modem. Microsoft RAS cho phép tối đa 256 clients dial-in. Đối với mạng LAN, giao thức IP cho phép truy cập tới mạng TCP/IP (như mạng Internet). Giao thức IPX cho phép truy cập tới các Servers Novell Netware. Windows NT Server Multi-Protocol Routing Windows NT Server, kết hợp với Windows NT Server Multi-Protocol Routing, cho phép nối giữa các mạng cục bộ, giữa mạng cục bộ với mạng diện rộng mà không cần phải có một Router riêng biệt. Windows NT Server sử dụng cả hai RIP cho IP và RIP cho IPX. Windows NT Server Multi-Protocol được cài đặt bằng cách chạy chương trình UPDATE.EXE từ đĩa hay CDROM. Chương trình này sẽ copy các tệp tin cần thiết để cài đặt. Khả năng của Windows NT Server MPR Sử dụng một RAS server để route giữa một client truy cập từ xa và một mạng LAN Dưới đây là các yêu cầu cần thiết khi sử dụng Windows NT RAS như một dial-up rouuter giữa mạng LAN và Internet hoặc với TCP/IP enterprise. 1. Windows NT computer cần một card mạng và một modem tốc độ cao. 2. Sử dụng PPP nối vào Internet hoặc mạng TCP/IP enterprise. 3. Đặt đúng địa chỉ và subnet. 4. Cài đặt đúng Registry và Default Gateway để máy tính này thực hiện đồng như là một Router và là một Client của mạng LAN. -------------------------------------------------------------------------------- IX. Route giữa các LANs với nhau Windows NT Server có thể được tăng cường bằng cách cài đặt khả năng routing giữa các mạng cục bộ với nhau và chức năng BOOTP/DHCP Relay Agent. Để cài đặt Route giữa các LANs với nhau thì Windows NT computer phải có tối thiểu 2 card mạng. -------------------------------------------------------------------------------- X. Route WAN Không thể route giữa các mạng WAN thông qua chuyển mạch gói (switched circuits) hoặc đường điện thoại (dial-up lines). Khả năng route này chỉ thực hiện được khi có WAN card (ví dụ T1 hay Frame-Relay). -------------------------------------------------------------------------------- XI. RIP routing cho IPX RIP routing cho IPX cung cấp chức năng địa chỉ hoá cho phép các gói tin được gửi đi đến một đích định trước. Phiên bản này hiện nay chưa có bất kỳ một khả năng lọc nào cho việc chuyển tiếp các gói tin, bởi vậy tất cả các thực thể trong bảng RIP và SAP chọn đường cần phải được truyền bá. Trên mạng có phạm vi rộng vấn đề giải thông cho việc chuyển tiếp các gói tin cần phải được quan tâm. Internal routing không cho phép thực hiện thông qua đường điện thoại. -------------------------------------------------------------------------------- XII. RIP routing cho IP Windows NT Server cung cấp RIP cho chức năng quản trị động bảng chọn đường giao thức IP (dynamic routing tables). Phiên bản RIP cho IP cũng không hoạt động được thông qua đường kết nối dial-up. RIP cho IP lặp lại các thông tin broadcast nên sử dụng UDP/IP thay thế cho TCP/IP. -------------------------------------------------------------------------------- XIII. Bảo vệ và quản trị hệ thống Windows NT xây dựng hệ thống bảo vệ bên trong hệ điều hành. Tự thân điều khiển truy cập cho phép người sử dụng phân quyền tới từng tệp tin riêng lẻ, tự do điều khiển trên cơ sở các chức năng cơ bản của hệ thống. Với khả năng cho phép cài đặt các domains và trust relationships, cho phép tập trung hoá việc quản trị Users và bảo vệ thông tin tại một địa điểm. Với khả năng này hệ thống mạng sẽ dễ dàng quản trị và vận hành. -------------------------------------------------------------------------------- ]]> /hvaonline/posts/list/130.html#477 /hvaonline/posts/list/130.html#477 GMT Re: MẠNG CĂN BẢN XIV. Phương thức bảo vệ trên mạng Cơ sở của sự bảo vệ và quản trị tập trung trong môi trường Windows NT Advanced Server là domain. Một domain là một nhóm các Servers cài đặt hệ điều hành Windows NT Advanced Server chứa cùng một tập hợp các User accounts. Do vậy thông tin về một User mới chỉ cần nhập tại một Server bất kỳ nhưng đều cho phép các Servers khác trong domain nhận ra. Trust Relationship nối các domains với nhau, cho phép pass-through authentication. Điều này có nghĩa là người sử dụng chỉ cần có account trong một domain có thể truy cập tới các thực thể trên toàn mạng. 1. Domains : Đơn vị quản trị cơ bản Việc nhóm các máy tính vào các domains đem lại hai cái lợi chính cho người quản trị mạng và người sử dụng. Cái quan trọng nhất đó là tất cả các Servers trong một domain được xem như là một đơn vị quản trị đơn chia sẻ khả năng bảo vệ và thông tin về người sử dụng. Mỗi một domain có một cơ sở dữ liệu (database) lưu trữ thông tin về User account. Mỗi một Server trong domain lưu trữ một bản copy database. Do đó Windows NT Advanced Server tiết kiệm cho người quản trị mạng cũng như người sử dụng thời gian và đem lại các kết quả thích đáng. Cái lợi thứ hai đó chính là sử thuận tiện cho người sử dụng. 2. Trust Relationship : nối giữa các domains Bằng cách thiết lập Trust Relationship nối giữa các domains trên mạng với nhau cho phép các User accounts và global group được sử dụng trên nhiều domains thay vì chỉ trên một domain. Khả năng này làm cho công việc của người quản trị mạng trở nên dễ dàng hơn, họ chỉ cần tạo account cho người sử dụng trên một domain song vẫn có thể truy cập tới các máy tính của các domains khác chứ không riêng gì các máy tính trong cùng một domain. Việc thiết lập Trust Relationship có thể theo một chiều hoặc hai chiều. Trust Relationship hai chiều là một cặp của Trust Relationship một chiều, ở đó mỗi domain tin tưởng vào domain khác. 3. Hoạt động của domain Yêu cầu tối thiểu cho một domain là phải có domain controller và lưu trữ bản copy chính (master copy) của User và group database. Tất cả các thông tin thay đổi trong database này phải được thực hiện trên domain controller, tức là bất cứ sự thay đổi User database trên một Server nào trong domain sẽ được tự động cập nhật lại trong domain controller. Domain account database được sao lưu trên tất cả các Server cài đặt Windows NT Advaced Server. Cứ 5 phút một lần các Servers lại gửi query lên domain controller hỏi xem có sự thay đổi gì không. Nếu có sự thay đổi, domain cntroller gửi thông tin bị thay đổi (chỉ có thông tin bị thay đổi mới được gửi) tới các Servers trong domain. Để đảm bảo hệ thống hoạt động liên tục, cách tốt nhất là tạo thêm backup domain controller cho domain controller chính. 4. Các kiểu domain Có bốn kiểu domains được đưa ra để tổ chức hệ thống mạng đó là single domain, master domain, multiple master domain, complete trust domain. Single domain Nếu như hệ thống mạng không có quá nhiều User do đó không cần phải chia nhỏ việc tổ chức bằng các sử dụng kiểu domain đơn giản nhất đó là simple domain. Mạng máy tính khi đó chỉ có một domain duy nhất và không cần đặt Trust Relationship. Mô hình này không phức tạp rất phù hợp đối với mạng có quy mô nhỏ. Master domain Trong trường hợp phải phân chia mạng thành các domains cho những mục đích khác nhau song quy mô của mạng lại đủ nhỏ thì lựa chọn tốt nhất là sử dụng master domain. Mô hình này cho phép quản lý tập trung nhiều domains. Trong mạng sử dụng master domain cần có một master domain trong đó tạo tất cả Users và global groups. Tất cả các domains khác trên mạng phải "trust" vào master domain này và như vậy có thể sử dụng Users và global groups được tạo ra như trên đã nói. Có thể hiểu rằng master domain là một accounts domain, với mục đích chính là quản lý các User accounts của mạng, các domain còn lại được xem như là các domain tài nguyên tức là không lưu trữ các User accounts mà đơn giản chỉ cung cấp các tài nguyên. Multiple master domain Đối với một quy mô lớn hơn, rộng hơn kiểu master domain không thể đáp ứng được khi đó có thể cách tốt nhất là sử dụng Multiple Master Domain. Mô hình này bao gồm một số (đủ nhỏ) các master domains, mọi User accounts được tạo ra trên một master domain trong số các master domains trên mạng. Các domain khác không phải là master domain (gọi là các department domain) sẽ là các domain tài nguyên. Mỗi một master domain cần phải "trust" vào tất cả các master domains khác. Mọi department domain khi đã "trust" vào một master domain sẽ "trusts" tất cả các master domains khác. Nhược điểm chính của mô hình này là đòi hỏi nhiều sự quản lý Trust Relationship. Complete trust domain Trong trường hợp yêu cầu phải quản lý các domains phân tán trên các departments thì mô hình Complete Trust Domain là rất phù hợp. Với Complete trust domain, mỗi một domain "trust" vào domain khác, tức là mỗi một domain có một Users và global groups riêng của mình nhưng các Users và global groups này vẫn có thể được sử dụng trên các domain khác trong mạng. Như vậy giả sử có n domains trên mạng sẽ có n*(n-1) Trust Relationship. ------------------------------------------------------------------------------- XV. Quản trị môi trường người sử dụng Trong hệ điều hành mạng Windows NT Advanced Server có nhiều cách để quản lý môi trường người sử dụng. Phương pháp được sử dụng nhiều nhất để quản lý môi trường người sử dụng đó là thông qua các User profiles. Một profile là một tệp phục vụ như một bản chụp nhanh của môi trường làm việc hiện thời của người sử dụng (User desktop environment). Với các profiles có thể hạn chế khả năng của người sử dụng, thay đổi các tham số được đặt tại trạm làm việc riêng của họ. Phương pháp thứ hai để quản lý đó là sử dụng lập các logon scripts cho các Users. Nếu mỗi một User có một logon script thì có nghĩa là script sẽ được chạy bất cứ khi nào User này logon vào hệ thống tại bất cứ trạm làm việc nào trên mạng. Script có thể là một tệp tin dạng lô (batch file) chứa đựng các câu lệnh của hệ điều hành hoặc các chương trình chạy. Cách khác có thể cung cấp cho mỗi người sử dụng một thư mục riêng (home directory) trên Server hay tại Workstation. Một home directory của một User là một vùng lưu trữ riêng của người sử dụng này và họ có toàn quyền trên đó. Ngoài ra có thể đặt các biến môi trường cho mỗi trạm làm việc. Các biến môi trường này xác định sự tìm kiếm đường dẫn của trạm làm việc, thư mục, các tệp tạm thời hay các thông tin tương tự khác. -------------------------------------------------------------------------------- XVI. Quản lý hệ thống tệp trên mạng Một vấn đề quan trọng khi sử dụng các Servers trên mạng là sự chia sẻ các tệp tin và các thư mục. Hệ điều hành Windows NT Advanced Server cung cấp khả năng xử lý cao, an toàn và bảo mật cho các tệp tin được chia sẻ nhất là khi sử dụng cấu trúc hệ thống tệp NTFS (Windows NT File System). Phân quyền truy cập các tệp tin và thư mục trên ổ đĩa NTFS đảm bảo rằng chỉ có những người sử dụng thích hợp mới có khả năng truy cập theo quyền hạn được phân ở các mức khác nhau. Với Windows NT Advanced Server các tệp tin và các thư mục trên ổ đĩa NTFS chịu sự kiểm tra kỹ càng. Một khái niệm khác được nhắc tới ở đây đó là file ownership, mỗi một tệp tin và thư mục đều có một người chủ có thể điều khiển nó tất cả các người khác muốn truy cập đều phải được sự cho phép của người chủ này. Windows NT Advanced Server cung cấp chức năng sao lưu thư mục. Với dịch vụ Replicator, có thể duy trì bản sao của hệ thống tệp hiện thời phục vụ khi có sự cố xảy ra đối với hệ thống tệp chính. -------------------------------------------------------------------------------- XVII. An toàn dữ liệu 1. Quản lý khôi phục sự cố Fault tolerance là khả năng đảm bảo cho hệ thống tiếp tục thực hiện chức năng của mình khi một phần gặp sự cố. Thông thường khái niệm Fault tolerance được nhắc tới nhằm mô tả hệ thống đĩa lưu trữ (disk subsystems) song nhìn một cách tổng thể nó còn được ứng dụng cho các phần, thực thể khác của hệ thống. Một cách đầy đủ hệ thống Fault tolerance bao gồm disk subsystems, nguồn cung cấp và hệ thống các bộ điều khiển đĩa dư thừa (redundant disk controllers). 2. Tìm hiểu về RAID Hệ thống Fault tolerance ổ đĩa được chuẩn hoá bao gồm sáu mức từ 0 đến 5 được biết đến như là Redundant Arrays of Inexpensive Disks (RAID). Mỗi một mức là sự kết hợp của khả năng xử lý, an toàn và giá thành. Mức 0 Thông thường được biết đến là disk striping và sử dụng hệ thống tệp tin gọi là stripe set. Dữ liệu được chia thành các khối và được trải khắp trên các đĩa cố định (fixed disk) theo một thứ tự định trước. Mức 1 Được biết đến là disk mirroring sử dụng hệ thống tệp tin gọi là mirror set. Tất cả dữ liệu được ghi trên đĩa thứ nhất đều được ghi lại giống hệt trên đĩa thứ hai. Do vậy chỉ sử dụng được 50 phần trăm dung lượng lưu trữ. Khi một đĩa gặp sự cố, dữ liệu sẽ được lấy từ đĩa còn lại. Mức 2 Phương pháp sử dụng thêm mã error-correcting. RAID mức 2 chia các tệp tin thành các bytes trải khắp trên nhiều đĩa. Phương pháp error-correcting yêu cầu tất cả các các đĩa đều phải lưu thông tin error-correcting. Mức 3 Tương tự như mức 2, nhưng chỉ yêu cầu một đĩa để lưu trữ dữ liệu parity (thông tin error-correcting). Mức 4 Xử lý dữ liệu với kích cỡ của các khối (blocks) và các đoạn (segments) lớn hơn so với mức 2 và mức 3. Nó lưu trữ thông tin error-correcting trên một đĩa tách rời dữ liệu của người sử dụng. Mức 5 Được biết đến với cái tên striping and parity. Đây là loại thông dụng. RAID 5 tương tự như RAID 4 nhưng thông tin parity được ghi không phải chỉ trên một đĩa mà là trên tất cả các đĩa. Điều đó có nghĩa là có hai loại thông tin trên một đĩa. 3. Quản lý UPS (Uninterrupt Power Supplies) Có hai cách thức sử dụng UPS là online và standby. Online : Sử dụng online UPS kết nối trung gian giữa máy tính và nguồn điện, khi đó UPS trở thành đơn vị cung cấp nguồn chính. Standby : UPS được sử dụng nối giữa máy tính và nguồn cung cấp, song UPS được sử dụng ở trạng thái chờ đợi sẵn sàng hoạt động bất cứ khi nào có sự cố về nguồn. Windows NT Advanced Server sử dụng UPS service để theo dõi trạng thái của UPS cung cấp các thông tin đầy đủ của UPS cho người quản trị mạng. -------------------------------------------------------------------------------- XVIII. Hệ sao lưu dữ liệu Windows NT Advanced Server cung cấp tiện ích tape backup, cho phép sao lưu dữ liệu tập trung tất cả các ổ đĩa của các máy tính trên mạng chạy trên các hệ điều hành khác nhau từ Microsoft LAN Manager 2.x, Windows NT Workstation, Windows for Workgroup đến các máy chủ được cài đặt Windows NT Advanced Server khác. -------------------------------------------------------------------------------- XIX. Clustering 1. So sánh với Fault Tolerant Ưu điểm của Cluster so với Fault Tolerant là ở chỗ trong khi Fault Tolerant xây dựng khả năng làm việc với mức độ cao của thiết bị chính thì thiết bị backup lại ở trạng thái chờ (idle) chỉ bắt đầu hoạt động khi thiết bị chính gặp lỗi. Đối với Cluster không như vậy, trong khi hệ thống chính vấn thực hiện với mức độ cao thì hệ thống backup cũng thực hiện song song đồng thời kết hợp với hệ thống chính cùng chia sẻ tài nguyên Cluster. Windows NT Cluster là một giải pháp phần mềm phù hợp với giá mà người sử dụng phải trả để có được một hệ thống có khả năng thay đổi dễ dàng mềm dẻo đồng thời đảm bảo được sự ổn định an toàn của hệ thống. 2. Giới thiệu kỹ thuật Các ứng dụng Cluster được xây dựng theo mô hình Client/Server, luồng công việc được chia thành các đơn vị nhỏ được thực hiện trên các máy khác nhau. Windows NT Cluster được thiết kế tương thích với các chuẩn được xây dựng từ trước trong Windows NT, các tiện ích quản trị mạng không cần phải có sự thay đổi nào khi hoạt động trên hệ thống Windows NT. 3. Mô hình phần cứng NT Cluster được thiết kế theo chuẩn công nghiệp các vi xử lý có thể là Intel hoặc RISC, các kỹ thuật mạng cục bộ thông dụng, các giao thức giao vận như IPX/SPX, TCP?IP, xây dựng theo phương pháp Module hoá dễ dàng mở rộng phát triển. Windows NT Cluster được xây dựng điều khiển tập trung nhằm cung cấp kỹ thuật cluster mang lại nhiều tiện lợi nhất. Mục đích của việc thiết kế này là nhằm đưa ra một sản phẩm bao hàm tất cả các khía cạnh xu hướng phát triển của phần cứng bao gồm các vi xử lý, kết nối giữa các hệ thống lưu trữ. Tất cả các vi xử lý trong hệ Cluster đều phải chạy hệ điều hành Windows NT, hiện tại hệ Cluster chỉ support cho hệ thống trong đó các máy chủ phải có dòng vi xử lý giống nhau. Trong tương lai việc hoà trộn các loại máy chủ trong cùng một hệ thống là một mục tiêu quan trọng. Có hai kiểu kết nối trong Windows NT Cluster là kết nối Processor-to-Processor và kết nối Processor-to-Storage. Với kết nối Processor-to-Processor, Windows NT sử dụng phương thức giao vận nội tại trong hệ điều hành để thực hiện việc liên lạc như giao thức TCP/IP, IPX/SPX. Các giao thức này hoạt động được trên các chuẩn mạng như Ethernet, FDDI, ATM, Token Ring ..v..v.. 4. Mô hình phần mềm Windows NT Cluster được xây dựng theo mô hình Client/Server phân rã về mặt chức năng các ứng dụng hoặc giải pháp giữa các hệ thống. Windows NT Cluster đòi hỏi một client User interface phải khởi tạo một phép xử lý hoặc một dịch vụ được cung cấp bởi một hay nhiều máy chủ trong hệ thống. Với Windows NT Cluster, kiểu Partitioned data được thiết kế trong đó luồng công việc thực hiện chung được chia nhỏ thành các segments, mỗi segment sẽ được điều khiển cục bộ tại một nhân tố tạo thành hệ cluster. Kiểu Shared data lại hoạt động theo nguyên tắc khác. Luồng công việc vẫn nguyên khối không bị chia nhỏ mà hoạt động trên toàn bộ hệ thống với việc lập biểu điều khiển thực hiện phân tán. Windows NT Cluster ngoài ra còn cung cấp các APIs cho phép xây dựng các ứng dụng trên hệ cluster trong cả hai chế độ của Windows NT là User mode và kernel mode. Windows NT là giải pháp server-oriented, client không cần biết tới có bao nhiêu nhân tố tạo thành hệ cluster. Client sẽ làm việc với server cung cấp cho nó cách thức tốt nhất xử lý tài nguyên trên mạng. Sử dụng kiểu partitioned data sẽ đảm bảo việc cân bằng công việc giữa các server tốt nhất. 5. Quản trị hệ thống Cluster Cluster hoạt động kết hợp với một trình quản trị chung và với security domain. Các khả năng này đều tồn tại trong các sản phẩm khác nhau của bộ Windows NT. Trình quản trị account và security chung được cung cấp bởi Windows NT Server Domain. Việc quản trị các phần mềm hoạt động phân tán được thực hiện qua Systems Management Server. Hệ quản trị Windows NT Cluster sẽ tập hợp các khả năng lại tạo thành bộ công cụ cho phép quan trị cluster như một hệ thống đơn lẻ. Hệ quản trị Cluster được thiết kế với giao diện đồ hoạ, quản lý tập trung tài nguyên và các dịch vụ trong hệ thống cluster. 6. Mô hình truy cập dữ liệu Như trên đã trình bày Windows NT Cluster đưa ra hai phương thức truy cập dữ liệu là Partitioned data và Shared data. Trong đó mô hình phân chia mọi thứ phù hợp với hệ thống xử lý đối xứng, luồng công việc được đồng bộ xử lý trên toàn hệ thống. Mô hình Partitioned data được thực hiện trên hệ thống không đối xứng, luồng công việc được chia thành các đơn vị công việc riêng rẽ được thực hiện trên các phần khác nhau. -------------------------------------------------------------------------------- ]]> /hvaonline/posts/list/130.html#478 /hvaonline/posts/list/130.html#478 GMT Re: MẠNG CĂN BẢN Phần II - QUẢN LÝ NGƯỜI DÙNG I. Account người dùng và nhóm trong Windows NT Một account người dùng bao gồm thông tin về một người dùng như: - Tên người dùng - Tên đầy đủ - Mật khẩu - Quyền trên hệ thống Để có thể nhập hệ thống Windows NT phải cần ít nhất một account. Một account gán cho một người dùng nhất định một tập các quyền, định nghĩa cách thức họ có thể sử dụng hệ thống. Một nhóm là một tên, tương tự với tên người dùng hoặc account người dùng, có thể được sử dụng để tham chiếu tới nhiều người dùng. Mục đích là để làm thuận tiện việc cung cấp và kiểm soát truy cập tới nhiều người dùng cùng có một nhiệm vụ tương tự. Bằng cách đặt các người dùng vào một nhóm, bạn có thể dễ dàng cung cấp cho các người dùng trong nhóm đó cùng khả năng hoặc hạn chế nhất định. Nếu bạn cần thay đổi quyền gán cho các người dùng trong nhóm, bạn chỉ việc sửa đổi một account - group account. -------------------------------------------------------------------------------- II. Nhóm cục bộ (local groups) Đối với Windows NT, chỉ một kiểu nhóm có thể được tạo và bảo trì - nhóm cục bộ. Một nhóm cục bộ chỉ có thể được cung cấp quyền trong hệ thống của nó. Tuy nhiên, nếu hệ thống lại là một phần của một domain thì nhóm cục bộ có thể chứa account của người dùng từ domain hoặc các domain được tin cậy bất kỳ. Không thể gán quyền truy nhập tài nguyên trên \\workstation_1 cho một nhóm cục bộ định nghĩa trên \\server_2. Trong một domain, khi một nhóm cục bộ định nghĩa trong PDC nó được chép tự động sang các BDC khi dữ liệu các accounts được nhân bản. Nó được xác định trong dữ liệu tất cả các domain controllers (bao gồm PDC, các BDCs) trong domain đó. Nhóm cục bộ được gán quyền tới các tài nguyên của bất cứ domain contronllers nào trong domain. Trong một môi trường workgroup, một thành viên trong nhóm cục bộ chỉ có thể gồm một account người dùng từ dữ liệu account trong máy tính đó. Một nhóm cục bộ trong Windows NT Workstation và Windows NT Server gồm : - Các account người dùng của máy tính cục bộ - Các người dùng và các nhóm tổng thể (global group) của domain máy tính cục bộ - Các người dùng và các nhóm tổng thể từ các domains được thừa quyền (hay còn gọi là "tin cậy"-trusted) bởi domain cục bộ Chú ý: Để dễ quản lý chúng ta sử dụng nhiều tới nhóm cục bộ Các nhóm cục bộ bổ trợ thiết lập trước Có một vài nhóm bổ trợ có sẵn trong các domain controllers Windows NT Server: - Server Operators: Đảm trách cho mạng các domain controllers hoạt động. Các thành viên nhóm này có cùng quyền hạn như Administrator, ngoại trừ nó không thể quản lý bảo mật trong server. Nó chỉ có thể cho phép dùng chung hay bỏ dùng chung các tài nguyên của domain controllers, khoá hay mở khoá một domain controller, và tạo khuôn dạng (format) các đĩa của domain controllers. Nó cũng có quyền tại các domain controllers như sao lưu (back up) và lưu trữ tệp, shut down (tắt) một domain controller. - Account Operators: Có thể quản lý các account nhóm hay người dùng của domain. Nó có thể tạo, xoá, sửa hầu hết các người dùng, nhóm tổng thể, và nhóm cục bộ. Nó không thể sửa các account người dùng dạng Administrator, hoặc các nhóm cục bộ như nhóm Administrators, Server Operators, Account Operators, Print Operstors, Backup Operators. Và nó cũng không thể gán quyền người dùng. - Print Operators: Có thể chia xẻ hay ngừng chia xẻ các máy in, quản lý các máy tin trong domain controllers. Nó có thể truy nhập vào các domain controllers và tắt chúng. -------------------------------------------------------------------------------- III. Nhóm tổng thể (Global group) Nếu một hệ thống Windows NT là một phần của một domain Advanced Server thì nhóm tổng thể của domain có thể được sử dụng trong hệ thống này. Nhóm tổng thể có thể được sử dụng tại tất cả các máy tính trong domain (các máy tính Windows NT, các Advanced Server, và các LAN Manager 2.x server). Nhóm tổng thể có thể trở thành thành viên (được cấp membership) trong các nhóm cục bộ và có thể được cấp quyền trong một hệ thống cụ thể. Nhóm tổng thể có thể sử dụng một cách tổng thể , không bị giới hạn ở nơi dữ liệu chứa nó. Một nhóm tổng thể có thể được tạo từ một thành viên trong nhóm cục bộ của bất cứ máy tính nào trong domain hay domain được tin cậy. Chỉ nên sử dụng nhóm tổng thể khi các người dùng thành viên tương đương, ít tính quản trị trên tất cả các máyWindows Windows NT. Domain Windows NT Server chứa sẵn các nhóm tổng thể như: - Domain Admins: Nhóm các account bạn muốn là Administrators, và account Administrator cũng nằm trong Domain Admin - Domain Users: Các account trong domain - Domain Guest: Các account cho "khách" (Guest) Các nhóm tổng thể không có đặc quyền thừa kế. Nó nhận được uỷ quyền do là thành viên trong nhóm cục bộ. Ví dụ trong một domain controllers nhóm Domain Administrators không tự nó có quyền hạn. Nó nhận được quyền vì nó là thành viên trong nhóm cục bộ Administrators trong domain controllers. Đó là tại sao các thành viên trong Domain Administrators có khả năng quản trị domain. Tương tự các nhóm Domain Users là thành viên trong nhóm cục bộ Users, và nhóm Domain Guests là thành viên trong nhóm cục bộ Guests. Chú ý: Dùng chương trình User Manager for Domains, từ menu User, chọn New Global Group để quản lý các tài nguyên. Các chiến lược về sử dụng nhóm Quán triệt cách tổng thể cho các người dùng và nhóm đó là gán các account người dùng của domain vào nhóm tổng thể của domain, đưa các nhóm tổng thể của domain làm thành viên của nhóm cục bộ, sau đó gán quyền và các tài nguyên cho nhóm cục bộ. Chiến lược khi làm trong môi trường nhiều domain kết nối bởi quan hệ tin cậy-relationships, cũng với cách trên. Với các account domain của bạn, nhóm các người dùng vào nhóm tổng thể. Nhóm tổng thể này sau đó được gán thành thành viên trong nhóm cục bộ không phải của domain này mà domain tin cậy nó (trusting). -------------------------------------------------------------------------------- IV. Các account nhóm mặc định Có năm nhóm mặc định trong Windows NT - Users, Power Users, Administrators, Backup Operators, và Guests. 1. Users Bất kỳ ai sử dụng máy tính thường xuyên có thể có một account trong nhóm Users. Nhóm Users cung cấp cho người dùng quyền cần thiết để thao tác trên hệ thống như một người dùng cuối, chẳng hạn như chạy các ứng dụng và quản lý các file. Một người dùng đăng ký làm việc vào một hệ thống Windows NT như một phần của nhóm Users có thể thực hiện những công việc sau: - Chạy các ứng dụng. - Quản lý các file. - Tạo và quản lý các nhóm. - Giữ một hồ sơ cá nhân. - Nối với một máy tính thông qua mạng. 2. Power Users Nhóm Power User cung cấp cho người dùng khả năng thực hiện các chức năng quản trị hệ thống mà không cho phép ngưoừi dùng hoàn toàn kiểm soát hệ thống. Bổ sung thêm vào tất cả các quyền được cung cấp cho nhóm Users, một người dùng login vào Windows NT nhưng thành viên của nhóm Power User có thể thực hiện các công việc sau đây: - Chia sẻ các thư mục trên mạng. - Cài đặt, chia sẻ và quản lý máy in. - Tạo các account người dùng. - Sửa đổi và xoá account người dùng mà họ đã tạo. - Thiết lập đồng hồ bên trong máy tính. 3. Administrators Nhóm Administrators cung cấp cho người dùng khả năng kiểm soát toàn bộ hệ thống. Bổ sung thêm vào tất cả các quyền cung cấp cho Power Users, một người dùng login vào Windows NT như là thành viên của nhóm Administrators có thể thực hiện các công việc sau đây: - Sửa đổi, và xoá account người dùng và nhóm được tạo bởi những người khác. - Gán account người dùng cho các nhóm mặc định. - Ghi đè lên khoá trạm làm việc. - Đặt khuôn dạng hoặc đặt partition cho một đĩa cứng. - Gán quyền người dùng. - Kiểm soát ghi nhật ký kiểm tra hệ thống. - Lưu trữ và khôi phục toàn bộ hệ thống. - Gỡ rối hệ thống. - Lấy quyền chủ sở hữu của các file và các đối tượng khác. 4. Thao tác viên dự phòng (Backup Operators) Nhóm Backup Operators cho phép người dùng lưu trữ và khôi phục các file trên hệ thống. Bất kỳ người sử dụng nào cũng có thể lưu trữ và khôi phục các file mà họ có quyền thâm nhập tương ứng. Nhóm Backup Operators phủ lên các quyền đó và cho phép người dùng có thể lưu trữ bất kỳ và tất cả các file trên đĩa, không xét đến quyền thâm nhập file. 5. Guest Trong quá trình cài đặt, Windows NT thiết lập account Guest mặc định. Account này cho phép bất kỳ ai không co account trong hệ thống khả năng login vào máy tính học nối vào thông qua mạng. Cần thiết phải có account Guest vì nhiều kiểu phần mềm mạng truy nhập máy tính thông qua account Guest. Bất kỳ ai trên một mạng có thể nối tới các tài nguyên chia sẻ trên máy tính của bạn thông qua account Guest, do vậy bạn cần gán quyền người dùng trên các tài nguyên chia sẻ của bạn để kiểm soát cách người dùng có thể thâm nhập các tài nguyên đó. Để một người dùng nào truy nhập vào mạng như một người dùng với account Guest thì đưa người dùng đó vào nhóm Guest. -------------------------------------------------------------------------------- V. Thiết lập các nhóm 1. Tạo các nhóm cục bộ (Local Groups) Đầu tiên bạn phải tạo một nhóm cục bộ trước khi gán quyền tại trạm làm việc của nó. Những quyền này có thể cho phép chẳng hạn như truy nhập tới các file hoặc máy in như được thiết lập trên File Manager (Windows Exploror đối với Windows NT 4.0)và Print Manager một cách tương ứng. 2. Để thêm một nhóm cục bộ - Chọn một hoặc nhiều account người dùng. - Từ menu User, chọn New Local Group. 3. Bổ sung các thành viên mới a. Từ hộp hội thoại New Local Group, chọn nút Add. Hộp hội thoại Add liệt kê tất cả các account của người sử dụng trong máy tính. b. Tuỳ ý chọn một tên domain trong hộp List Names In. Chọn domain xong, account người sử dụng và nhóm tổng thể (global groups) của domain sẽ được liệt kê. c. Chọn một vài account người dùng và nhóm global từ hộp Name. 4. Chép một nhóm tổng thể (global groups) a. Chọn một nhóm trong danh sách các nhóm. b. Chọn menu User, chọn Copy. Trong hộp hội thoại New Local Group, tên nhóm có màu trắng. Thông tin mô tả và các account các thành viên nhóm được sao chép. 5. Xoá nhóm Xoá nhóm cục bộ chỉ có nghĩa là bỏ nhóm cục bộ đó thôi — Nó không xoá bất kỳ account người dùng hay nhóm tổng thể mà nó là thành viên của nhóm cục bộ bị xoá. Khi xoá một nhóm sẽ có một cảnh báo chỉ cho người sử dụng rằng nếu tạo nhóm mới có cùng tên với tên nhóm xoá sẽ không phục hồi các quyền hạn trước kia. Khi một nhóm được xoá và bạn lại tạo một nhóm mới có tên giống tên nhóm vừa xoá, nhóm mới sẽ không có bất cứ quyền truy nhập gì như lúc trước đối với nhóm bị xoá vì nhóm mới sẽ có một SID. Tất cả các quyền, các quyền gán và các thành viên của nhóm mới cần được thiết lập theo cách thức thông thường. -------------------------------------------------------------------------------- VI. Account người dùng mặc định Ba account mặc định, Administrator, Guest và một người dùng khởi đầu được tạo khi Windows NT được cài đặt lần đầu tiên. Mỗi account mặc định có một số quyền hạn nhất định trên hệ thống. 1. Administrator Account Administrator được tạo trong quá trình cài đặt hệ thống. Yêu cầu một mật khẩu ban đầu khi cài đặt. Đặc điểm của account này là có thể đổi tên nhưng không thể xoá được. Administrator có quyền cao nhất trên toàn bộ hoạt động và an toàn của hệ thống. Administrator thậm chí có quyền kiểm soát các file của các người dùng khác. Bất kỳ ai biết tên sử dụng và mật khẩu của Administrator có quyền cao nhất về quản trị toàn bộ hệ thống . Nếu mật khẩu bị quên hoặc không biết thì cách duy nhất là cài đặt lại Windows NT hoặc sử dụng sử dụng đĩa Sửa chữa Khẩn cấp (Emergency Repair disk) được tạo trong quá trình cài đặt. Để tránh tình trạng account Administrator trở nên không hữu ích hoặc không tích cực, các người dùng bổ sung có thể được gán các quyền của Administrator. Một người dùng đăng ký sử dụng dưới account Administrator (hoặc một account thuộc về nhóm Administrator) có thể thực hiện các công việc sau: - Sửa hoặc xoá các account người dùng hoặc nhóm - Bổ sung hoặc loại bỏ người dùng khỏi nhóm - Gán các quyền đặc biệt cho nhóm - Sửa đổi phần mềm hệ thống điều hành - Cài đặt hoặc nâng cấp phần mềm ứng dụng và điều khiển thiết bị - Lên khuôn dạng đĩa cứng - Thiết lập máy tính để quản trị mạng từ xa 2. Người sử dụng ban đầu Trong quá trình cài đặt một account người dùng ban đầu được tạo cho cá nhân cài đặt Windows NT. Account này cũng được cấp quyền như Administrator. Tên của account này được thiết lập trong quá trình cài đặt. 3. Guest Account Guest được sử dụng một cách mặc định cho bất kỳ ai sử dụng mà không có account người dùng hoặc Administrator. Account Guest có rất bị hạn chế trong việc truy nhập vào tài nguyên của máy tính. Guest bị từ chối truy nhập vào bất cứ một thư mục hoặc file nào được sử dụng cá nhân. Người quản trị có trách nhiệm thiết lập bảo mật thư mục và file để hạn chế Guest không được truy nhập các thư mục và file riêng trên hệ thống. Nếu các quyền của Guest được cho phép trên hệ thống, người quản trị cần thiết lập một thư mục chung để lưu các file mà Guest có thể truy nhập được. Trong một số trường hợp, máy chủ cần được giới hạn triệt để sao cho chỉ có một số người dùng nhất định có thể truy nhập vào đó. Để hạn chế Guest ngay cả trong việc sử dụng các tài nguyên hạn chế bạn có thể hoặc là không cho phép (disable) account Guest hoặc gán một mật khẩu cho account Guest. -------------------------------------------------------------------------------- VII. Thiết lập các account người dùng Tiện ích User Manager trong nhóm Adminitrative Tools được sử dụng để thiết lập các account người dùng. 1. Tạo account người dùng Từ menu User, chọn New User. Trong box Username, gõ một tên người dùng duy nhất trong hệ thống, chiều dài tối đa 20 ký tự. a. Trong box Full Name, gõ tên hoàn chỉnh của người dùng. b. Nếu cần, nhập dữ liệu vào hộp mô tả. c. Gõ Password và Confirm Password giống nhau. Mật khẩu tối đa là 14 ký tự, phân biệt chữ hoa chữ thường, trong khi tên thì không. d. Lựa chọn tuỳ chọn. e. Để quản trị thuộc tính của người dùng đi kèm với các nút bấm (đặt tại đáy của hộp hội thoại), lựa chọn nút thuộc tính, hoàn thiện hộp đối thoại cho thuộc tính đó và chọn nút OK. f. Chọn nút OK để bổ sung account. 2. Các tuỳ chọn New User Các tuỳ chọn New User có thể được lựa chọn là: - Người sử dụng phải thay đổi mật khẩu tại lần đăng ký sử dụng tiếp theo - Người dùng không thể đổi mật khẩu - Account bị không cho phép - Mật khẩu không bao giờ quá hạn Các account không được phép không thể được sử dụng. Các account không cho phép thông thường được sử dụng như một cái khung để copy khi tạo account mới hoặc được sử dụng để tạo một account sẽ được kích hoạt về sau. 3. Đổi tên account người dùng Có thể đổi tên bất kỳ account người dùng nào, bao gồm các account mặc định. Tuy nhiên, chỉ có một account có thể đổi tên một lúc. Khi một account bị đổi tên, nó vẫn duy trì tất cả các thuộc tính còn lại. Điều duy nhất thay đổi là tên của account. 4. Lập bản sao account người dùng Có thể copy một account người dùng đã được cấu hình tới một account mới bằng cách lựa chọn account cần copy và chọn User, Copy. Các mục được copy trực tiếp từ một account người dùng hiện tại tới một account người dùng mới là mô tả và nhóm. Các hồ sơ được copy có điều kiện. Windows NT tự động xoá các mục Username, Full Name, Password, Confirm Password, User Cannot Change Password, Account Disabled, và Password Never Expires. Nó cũng chọn mục "User Must Change Password At Next Logon". 5. Xoá account người dùng Một khi một account người dùng đã bị xoá nó không thể được khôi phục lại bởi vì định danh duy nhâts cho account đó không còn tồn tại nữa. Một account mới được tạo với cùng tên sẽ có một định danh khác và như vậy sẽ không thể thâm nhập bất kỳ mục nào mà account cũ có quyền thâm nhập. Account mới phải có cùng quyền, thành viên nhóm và các thuộc tính khác được thiết lập cho nó để nó lại như cũ. Để xoá một hay nhiều account người dùng: a. Chọn một hoặc nhiều account người dùng.Từ menu User chọn Delete. b. Nếu một thông báo khẳng định xuất hiện, chọn nút OK. c. Khi thông báo Delete xuất hiện, chọn Yes. Nếu nhiều account người dùng được lựa chọn, chọn Yes To All. 6. Không cho phép account người dùng Vì các account mới được tạo cùng tên với một account đã từng tồn tại từ trước có định danh khác account cũ nên nói chung account người dùng nên được không cho phép trong một thời gian trước khi bị xoá để đảm bảo rằng account thật sự cần thiết bị xoá. Không cho phép một account ngăn chặn việc logon vào Windows NT, tất cả các thông tin account vẫn giữ nguyên không thay đổi. Để không cho phép một hoặc nhiều account: a. Chọn account cần không cho phép.Từ menu User, chọn Properties. b. Chọn hộp Account Disabled. c. Nhấn OK. -------------------------------------------------------------------------------- VIII. Thiết lập Hồ sơ Môi trường Người dùng 1. Hồ sơ người dùng Windows NT lưu trữ một bản lưu tất cả các thông tin cấu hình của desktop của người dùng trong một hồ sơ người dùng cục bộ. Thông tin hồ sơ được lưu trữ khi một người dùng thoát ra và được tự động khôi phục lại khi người dùng trở lại làm việc vào trạm làm việc. Các thiết lập sau được lưu trữ trong một hồ sơ người dùng: - Program Manager (Desktop đối với Windows NT 4.0 ) - File Manager (Windows Explorer đối với Windows NT 4.0) - Dòng lệnh MS-DOS - Print Manager - Các tuỳ chọn Control Panel - Các tuỳ chọn Accessory - Các ứng dụng Windows NT của tổ chức thứ ba. - Các bookmark của On-line Help Các hồ sơ đảm bảo rằng mỗi người dùng luôn luôn có sở thích riêng của mình trên trạm làm việc khi họ đăng ký làm việc vào Windows NT hoặc Advanced Server. Các hồ sơ không ảnh hưởng gì đối với các người dùng MS-DOS và Windows for Workgroups. Các trạm làm việc Windows NT Workgroup tự động tạo các hồ sơ dựa trên cục bộ (local-based). Khi một người dùng thoát ra, thông tin hồ sơ được lưu trữ trong đăng ký (registry). Khi người dùng đó đăng ký làm việc lại, trạm làm việc sẽ nhận ra người dùng và nạp hồ sơ tương ứng. Các hồ sơ cục bộ phụ thuộc vào máy tính: các thiết lập dựa trên một máy tính là không áp dụng được khi người dùng đăng ký làm việc tại một trạm làm việc khác. Đối với trạm làm việc Windows NT domain và Advanced Servers, các hồ sơ có thể được lưu trữ trong file riêng biệt và như vậy được nạp tới bất kỳ máy nào trong mạng. ]]> /hvaonline/posts/list/130.html#479 /hvaonline/posts/list/130.html#479 GMT Re: MẠNG CĂN BẢN /hvaonline/posts/list/130.html#480 /hvaonline/posts/list/130.html#480 GMT Re: MẠNG CĂN BẢN địa chỉ Internet đầu tiến (ký hiệu là X hén) 168.10.1 ---> địa chỉ mạng (ký hiệu là Y hén) Bảng phân lớp IP-adress : ---------------------------------------------------------------------------------------- Lớp-----X----------phân vùng-----------------------------------Mask ---------------------------------------------------------------------------------------- A 1-125 X.Y.Y.Y 1111 1111 0000 0000 0000 0000 0000 0000 hay 255.0.0.0 B 126-191 X.X.Y.Y 1111 1111 1111 1111 0000 0000 0000 0000 HAY 255.255.0.0 C 192-223 X.X.X.Y 1111 1111 1111 1111 1111 1111 0000 0000 hay 255.255.255.0 D Dành cho những nhóm gửi Messages, không sủ dụng cho những chức năng khác E thuộc về thực nghiệm, và không được sử dụng cho những chức năng thông thường ví dụ : địa chỉ 206.0.125.0 số dầu tiên 206 thuộc khoảng 192-223 --> thuộc lớp C , mask 255.255.255.0. Điều này có nghĩa là chúng ta có 8 bit cho địa chỉ mạng (Y). ------------------------------------------------------------------------------------ bit--------------------1--------2-----------3--4---5---6---7---8 giatri----------------128-----64---------32-16--8--4---2----1 = 255 ------------------------------------------------------------------------------------ Trong ví dụ này chúng ta chỉ có 254 địa chỉ mà thôi; 0 và 255 không sử dụng được, vì 0 là địa chỉ Internet, và 255-dùng cho địa chỉ phát thanh,... CÁC THIẾT BỊ PHẦN CỨNG. Netword interface card(NICs) Một network adapter card, tức bảng mạch điều hợp mạng, (đôi khi gọi là network interface card hay vắn tắt là NIC) là một bảng mạch phần cứng được cài đặt trong máy tính của bạn để cho phép máy tính hoạt động được trên mạng. Network adapter card cung cấp một (hoặc nhiều) cổng để cho cáp mạng được nối vào về mặt vật lý, và về mặt vật lý bảng mạch đó sẽ truyền dữ liệu từ máy tính tới cáp mạng và theo chiều ngược lại. Mỗi máy tính trong mạng cần phải có một trình điều khiển (driver) cho network adapter card, đó là một chương trình phần mềm kiểm soát bảng mạch mạng. Mỗi trình điều khiển của network adapter card được cấu hình cụ thể để chạy với một kiểu bảng mạch mạng (network card) nhất định. Cùng với các bảng mạch mạng và trình điều khiển bảng mạch mạng, một máy tính mạng cũng cần phải có một trình điều khiển giao thức (protocol driver) mà đôi khi gọi là một giao thức giao vận hay chỉ vắn tắt là giao thức. Trình điều khiển giao thức thực hiện công việc giữa phần mềm mạng ở mức trên (giống như trạm làm việc và máy chủ) và network adapter card. Giao thức đóng gói dữ liệu cần gửi đi trên mạng theo cách mà máy tính ở nơi nhận có thể hiểu được. Qui trình kết hợp một trình điều khiển giao thức với network adapter card tương ứng, và thiết lập một kênh truyền thông giữa hai thứ đó gọi là kết gắn (binding). Để hai máy tính truyền thông với nhau trên một mạng, chúng phải dùng cùng một giao thức. Đôi khi một máy tính được cấu hình để dùng nhiều giao thức. Trong trường hợp này, hai máy tính chỉ cần một giao thức chung là có thể truyền thông với nhau. Trong một số mạng, mỗi trình điều khiển network adapter card và giao thức của máy tính là một phần mềm riêng. Trong một số mạng khác thì chỉ một phần mềm gọi là monolithic protocol stack thực hiện các chức năng của cả trình điều khiển network adapter card và giao thức Repeater Là thiết bị dùng để khuyết đạI tín hiệu chỉ có một ngõ vào và một ngõ ra khi cần một khoảng cách vượt quá một segment ta sẽ dùng thiết bị này để kết nốI các đoạn mạng lạI vớI nhau nhưng phảI tuân thưr theo qui tắc 5-4-3 . Đây là thiết bị chỉ thích hợp vói mạng Bus. Hup Là một repeater có nhiều cổng ,một cổng được kết nốI vào backbone các cổng còn lạI kết nốI vớI các máy . Một số các cổng của hup như: Posts:tuỳ theo từng loạI mà ta có 4 hay 24 posts,….. Uplink port:Dùng để kết nốI các huo lạI vói nhau. Post for management console:có thể dùng để kết nốI vớI các may laptop. Backbone port:NốI hup vớI bãckbone. a.Standalone Hup: là hup được dùng cho các máy workgroup chúng có thể được kết nốI vớI các hup bằng các loạI cáp. Standalon chỉ thích hợp cho các công ty cỡ nhỏ ,các phong lap. b.Modular Hup: Có chứa một system board và các khe cắm nên chúng ta dể đàng cắm các bộ điều hợp vào ,có thể kết nốI vớI các loạI hup khác như router, wan…..ngoài ra nó còn cung cấp các slots mơ rộng khác . c.Intelligent hup: Đây là loạI Hup có khả năng xử lý dữ liệu giám sát đường truyền,chúng có thể quản lý từ bất cứ đâu trên mạng,nó có khả năng phân tích dữ liệu ,lưu trữ các thông tin phát sinh bởI hup này trong MIB(MIB là tập hợp dữ liệu được dùng bởI chương trình quản lý ) Bridge Là thiết bị trông giống repeater gồm một cổng input và một cổng output,nó thuộc tầng Data link của OSI .trước khi truyền dữ liệu nó sẽ phân tích địa chỉ đích để quyết định xem có cho dữ liệu đi qua đoạn mạng khác hay không ?. Nếu nó thấy địa chỉ đích nằm trên một đoạn mạng thì nó sẽ ngăn ko cho data di qua đoạn mạng khác,ngược lạI nó sẽ cho data đi qua để đến được địa chỉ cần nhận data. Switch Switch giống như Bridge nhưng nó có nhiều Ports mỗI Ports trên một Switch nhưng hoạt động tương tự như bridge Switch chia nhỏ mạng của chúng ta thành các nhóm mạng nhỏ hơn không giống như hup , Switch hoạt động tạI tầng data link .Vì nhiều Ports nên Switch sử dụng hiệu quả hơn do dó giá thành cao hơn . Ưu điểm : Thứ nhất : Switch rất bảo mật vì mỗI đường truyền được tách riêng ra Thứ hai: Switch cung cấp các kênh khác nhau cho các thiết bị Router Router là một thiết bị gồm nhiều Ports có thể kết nốI được vói các mạng LAN, WAN không đồng bộ về tốc độ truyền,giao thức. Router hoạt động ơ tầng network của chuẩn OSI đây là thiết bị rất đắc của Cisco mỗI Router có một tính năng như: +Nó có thể xác định đường truyền ngắn nhất nhanh nhẩt giữa hai máy . +Tìm đường khác để đi khi đường chính bị hư . +Hỗ trợ nhiều kết nốI một lúc ,giám sat đừơng truyền ,báo cáo và thống kê +Chuẩn đoán các vấn đề về lỗI kết nốI và kích hoạt chuông báo +Ngăn tín hiệu broadcast. Gateway Gateway là một thiết bị được kết hợp giữa phần cứng và phần mềm . Gateway có thể được dùng để nốI hai hệ thống không đồng bộ vớI nhau để một hê thống khác có thể đọc được thông tin , Gateway sẽ gói thông tin đó lạI .Nó phỉa giao tiếp vớI một chương trình ứng dụng thiểt lập và quản ly các phiên làm việc ,dịch dữ liệu được mã hoá . Bài sau :Tổng quan về Winnt ]]> /hvaonline/posts/list/130.html#481 /hvaonline/posts/list/130.html#481 GMT Re: MẠNG CĂN BẢN /hvaonline/posts/list/130.html#482 /hvaonline/posts/list/130.html#482 GMT Re: MẠNG CĂN BẢN * | : Chú ý Hiện nay, từ dòng lệnh chỉ có tên file dài 253 ký tự có thể được tạo. 7. Các tên file phân biệt chữ hoa chữ thường được quản lý như thế nào Như đã nói ở trên một trong những yêu cầu của POSIX được NTFS hỗ trợ là cách đặt tên phân biệt chữ hoa chữ thường. NTFS, một phân hệ POSIX và các ứng dụng POSIX không có vấn đề gì trong việc sử dụng tên file phân biệt chữ hoa chữ thường. Tuy nhiên, WOW, VDM, OS/2 và Win32 hiện không hỗ trợ các đặt tên phân biệt chữ hoa chữ thường. Do đó, bất kỳ ứng dụng nào chạy trong bất kỳ môi trường nào trong số này có thể nhầm lẫn vì các file sử dụng các tên phân biệt chữ hoa chữ thường. Giả sử có một thư mục trên một voulme NTFS, trong đó có ba file chẳng hạn như: readme.txt, Readme.txt và README.TXT - CMD.EXE và File Manager sẽ hiển thị cả ba file. Tuy nhiên khi thao tác các file này thông qua dấu nhắc dòng lệnh Windows NT hoặc File Manager các file sẽ đụng độ với nhau. Giả dụ copy những file này về thư mục gốc, nó sẽ copy toàn bộ cả ba file, nhưng chúng sẽ copy lên trên mỗi file khác và sẽ có một file readme.txt trong thư mục gốc với nội dung của file thứ ba được copy. Windows NT Notepad nhìn thấy cả ba file và hiển thị chúng theo đúng chữ hoa chữ thường trong hộp đối thoại mở file. Tuy nhiên, dù file nào được mở, Notepad sẽ luôn luôn mở và ghi vào readme.txt và hiển thị README.TXT trong thanh tên. EDIT.COM của MS-DOS 5.0 cũng hoạt động như Notepad. Windows NT có cả hai tuỳ chọn tên phân biệt và không phân biệt chữ hoa chữ thường. Mặc dù NTFS hỗ trợ tên phân biệt chữ hoa chữ thường, hiện nay chỉ có phân hệ POSIX là sử dụng tên phân biệc chữ hoa chữ thường. 8. Cách quản lý sự khác nhau trong cách đặt tên file Cả HPFS và NTFS đều tương thích với FAT, tức là đều chấp nhận và sử dụng các tên file chuẩn FAT 8.3, nhưng chúng cũng đều hỗ trợ tên file dài. Tuy nhiên, chỉ có NTFS giữ tên file 8.3 cùng với tên file dài (được tự động). Tên file 8.3 của NTFS có thể được thể hiện trong File Manager (chi tiết-File Details) hay bằng dòng lệnh ”DIR/X" Chú ý: Vì HPFS chỉ có tên file dài và FAT chỉ chứa tên file 8.3, nên lệnh DIR /X sẽ có cột trắng ở cột thứ 2 của tên file nếu phân vùng của nó là HPFShay FAT. NTFS cho phép các ứng dụng MS-DOS và Windows 3.x nhận biết hay nạp các file thậm trí cả tên file dài NTFS. Thêm nữa ứng dụng MS-DOS/Windows 3.x cất file trên volume NTFS, cả tên file 8.3 và NTFS được chấp nhận. Chú ý: Khi cất file từ ứng dụng MS-DOS/ Windows 3.x trên volume NTFS, nếu ứng dụng lưu nó ra file tạm, xoá file ban đầu, đổi tên file tạm thành file ban đầu, TÊN FILE DÀI ĐƯỢC PHÉP! Hơn nữa các quyền trên file này cũng được đảm bảo trên file mới. Khi sử dụng tên file dài cho các biểu tượng trong Program Manager, nếu có dấu trắng trong đường dẫn thì phải đặt đường dẫn trong dấu nháy kép "". Ví dụ Word for Windows trong thư mục D:\Word for Windows, thì dòng Command Line là: "D:\Word for Windows\winword.exe". COPY, XCOPY, và tên file dài Ngầm định COPY XCOPY sao chép file với tên dài của nó khi sao tên file dài từ NTFS hay HPFS sang FAT sẽ có lỗi: The filename, directory name, or volume label syntax is incorrect. và lệnh này sai khi gặp phải tên file dài. Có thể dùng COPY/XCOPY, từ phân vùng NTFS sang FAT với thông số mới /n. Thông số này cho COPY/XCOPY sử dụng tên file 8.3 NTFS sinh ra. Tên file NTFS 8.3 được sinh ra thế nào ? NTFS sinh ra tên file NTFS 8.3 theo cách: - Bỏ các ký tự trắng. - Các dấu chấm được loại trừ dấu chấm cuối ở tên file mà nó có một ký tự tiếp theo. NTFS hiểu dấu chấm cuối và ba ký tự tiếp theo là phần mở rộng của tên file. - Thay tất cả các ký tự trong DOS không hợp cách bởi dấu gạch dưới (_). - Gộp tên file tới 6 ký tự (không có phần mở rộng), với ký tự (~), và số tuần tự để phân biệt duy nhất. Các số đơn được thử đầu tiên. Nếu xung đột thì số có hai chữ số được thử. Trong quá trình so sánh tên file, nó cũng xác định được phần mở rộng tên file. - Nối phần mở rộng với 3 ký tự. File System Drivers và Registry Entries Mỗi file trong 3 hệ thống file đều được tạo từ các phần sau: - Trình điều khiển hệ thông file (File System Driver) - Đó chính là một phần của hệ thống file là trình điều khiển hệ thống file trong hệ thống . Các trình điều khiển hệ thống file có thể được cấu hình trong Control Panel ở phần Devices, ngầm định giá trị khởi động (startup) là Disabled. Vùng cho File System Drivers có thể thấy trong: \HKEY_LOCAL_MACHINE \SYSTEM \CurrentControlSet \Services \ - Trình xác nhận hệ thống file (File System Recognizer) Là một phần trong hệ thống file để nhận biết xemmột hệ thống file có cần thiết phải được nạp trên hệ thống hay không. Khi một ổ đầu tiên được truy nhập, nếu trình xác nhận hệ thống file đang chạy, trình xác nhận sẽ khởi động hệ thống file tương ứng và sau đó nó tự kết thúc (chết). Tương tự nó cũng có thể được cấu hình trong Control Panel Devices và có giá trị ngầm định khởi động là System. Vùng cho File System Recognizers có thể thấy trong: \HKEY_LOCAL_MACHINE \SYSTEM \CurrentControlSet \Services \ - Thư viện liên kết động tiện ích hệ thống file(File System Utility Dynamic Link Library-DLL) Là một phần của hệ thống file chứa các thực thể (entry) đặc tả hệ thống file cho các tiện ích như CHKDSK và FORMAT. Để cho hệ thống file được cài đặt mới làm việc với những tiện ích này thì tiện ích hệ thống file DLL cần được cung cấp. Loại phân vùng FAT HPFS NTFS File System Driver FASTFAT.SYS PINBALL.SYS NTFS.SYS File System FAT_REC.SYS HPFS_REC.SYS NTFS_REC.SYS Recognizer File System UFAT.DLL UHPFS.DLL UNTFS.DLL Utility DLL Tất cả các file hệ thống file có thể tìm trong thư mục con \\System32. ]]> /hvaonline/posts/list/130.html#483 /hvaonline/posts/list/130.html#483 GMT Re: MẠNG CĂN BẢN Tìm hiểu Domain name Domain name - những vấn đề cơ bản : 1. Domain name là gì? Máy tính có thể làm việc rất tốt với những con số nhưng con người thì không. Khi cần kết nối với một thiết bị trên mạng thì bạn chỉ cần đánh IP của thiết bị đó. Điều này hiển nhiên là rất rắc rối và khó nhớ, vì vậy tên miền (domain) được tạo ra.Giống như file, tên miền cũng có đuôi, chúng có ý nghĩa như sau: .COM: thương mại, công ty hoặc bất kỳ người nào. .EDU: giáo dục, thường là các trường đại học hoặc trường học. .MIL: quân sự. .GOV: chính phủ. .ORG: các tổi chức, thường là các tổ chức hoạt động phi thương mại. Tuy nhiên mọi người cũng có thể xó domain này. .CH,.DE,.VN...: Tuỳ thuộc vào quốc gia đã đăng ký theo tiêu chuẩn thế giới. Một vài trang web có thể có 2 phần mở rộng là .COM.VN Tên miền được đưa ra bởi Internic và bạn phải mua nó. Ví dụ nếu bạn muốn có một web site có tên http://www.tenban.com/ thì bạn phải trả tiền cho Internic để có được site này. Sau đó bạn không cần phải trả tiền cho các domain như ten.tenban.com....Khi đánh một tên miền thì sẽ có một server là DNS (Domain Server Name) tìm kiếm trong bảng tham chiếu xem số IP tương ứng là gì. Nếu không tìm được, nó sẽ tìm ở một DSN khác! Cùng một IP, có thể có nhiều tên miền khác nhau và điều này thường xảy ra. Ví dụ: nếu ISP của bạn là vnn.com và web site của bạn là http:// www.vnn.com/mypage thì bạn có trả tiền cho tên miền mypage.com và mọi người có thể truy cập vào site của bạn bằng http://www.www.mypage.com/ và tất nhiên là http://www.vnn.vom/mypage vẫn tồn tại. Dấu " / " chỉ ra thư mcụ mà lưu trữ trang web trên server. 2. Domain có thể nói lên điều gì: Khi bạn kết nối với ISP, bạn sẽ có một IP và IP này sẽ có một tên miền. Ví dụ: ISP của bạn là vnn.com thì bạn có thể có tên miền là users.server1.vnn.com và mọi người có thể biết ISP của bạn là ai và quốc tịch của bạn là gì. 3. Đổi tên miền như thế nào: Có thể dăng ký một tên mới, mua một IP cố định hoặc đổi ISP. Bảng tham chiếu DNS được tạo ra từ yêu cầu của DNS chứa tên miền. Ví dụ nếu bạn sở hữu "name.com" DNS server sẽ gởi yêu cầu đến DNS server của bạn về "ten.name.com". Bảng tham chiếu này không thể bị sữa chữa trừ khi bạn có toàn quyền truy cập vào DNS server. Nhưng không có một bảng tham chiếu nào có đầy đủ tất cả các tên miền. Vì vậy khi nó không tìm được tên miền thì nó sẽ gởi yêu cầu đến một DNS khác. Để tăng tốc đọ xử lí, DNS còn có một bộ nhớ cache. Khi có nhiều người cùng yêu cầu một tên miền, thì DNS server sẽ tìm trong cache trước. Nếu bạn gởi thông tin giả đến DNS cache và người khác cùng đến một địa chỉ họ cũng sẽ nhận được thông tin giả mạo đó. ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Tìm hiểu IP Tìm hiểu về địa chỉ IP 1. Địa chỉ IP là gì? - mỗi máy tính khi kết nối vào Internet đều có một địa chỉ duy nhất, đó chính là địa chỉ IP. Địa chỉ này dùng để phân biệt máy tính đó với các máy khác còn lại trên mạng Internet - địa chỉ IP là một số 32 bit, = 4 byte nên có thể xem một địa chỉ IP được tạo thành từ 4 số có kích thước 1 byte, mỗi số có giá trị từ 0 đến 255. Mỗi địa chỉ IP đều gồm 2 phần là địa chỉ mạng(network) và địa chỉ máy(host) - ví dụ về địa chỉ IP: 45.10.0.1, 168.10.45.65, ... 2. Làm sao để địa chỉ IP của mình và địa chỉ IP của một trang Web? - để xem địa chỉ của mình thì bạn vào Start --> Run rồi gõ lệnh : winipcfg hoặc bạn vào trang www.whatismyip.com , nó sẽ hiện thị IP của bạn - để xem địa chỉ của một trang Web thì bạn dùng lệnh nslookup 3. Các lớp địa chỉ IP - toàn bộ địa chỉ IP được chia vào 6 lớp khác nhau: A,B,C,D,E và loopback. Mỗi lớp sẽ có cách xác định địa chỉ network và địa chỉ host khác nhau. - Biểu đồ: Lớp Cấu trúc địa chỉ IP Format Số bit mạng/số bit host Tổng số mạng/lớp Tổng số host/mạng Vùng địa chỉ IP 0 32 A 0 netid hostid N.H.H.H 7/24 27-2=126 224-2=17.777.214 1.0.0.1-126.0.0.0 B 1 0 netid hostid N.N.H.H 14/16 214-2=16382 216-2=65.643 128.1.0.0-191.254.0.0 C 1 1 0 netid hostid N.N.N.H 22/8 222-2=4194302 28-2=245 192.0.1.0-223.255.254.0 D 1 1 1 0 địa chỉ multicast - - - - 224.0.0.0-239.255.255.255 E 1 1 1 1 dành riêng - - - - 240.0.0.0-254.255.255.255 Loopback - - - - - 127.x.x.x *ghi chú: N=Network, H=Host - Giải thích: + Lớp A: bit đầu tiên bằng 0, 7 bit tiếp theo N dành cho địa chỉ network nên có tối đa 27-2=126 trên lớp A, 24 bit còn lại H.H.H dành cho địa chỉ host nên mỗi mạng thuộc lớp A sẽ có tối đa là 224-2=17.777.214 máy. Nguyên nhân phải trừ đi 2 vì có hai địa chỉ được dành riêng là địa chỉ mạng(x.x.x.0) và địa chỉ broadcast(x.x.x.255). Lớp A chỉ dành cho các địa chỉ của các tổ chức lớn trên thế giới. Vùng địa chỉ IP của lớp A là 1.0.0.1 đến 126.0.0.0 + Lớp B: bit 0 = 0, 14 bit tiếp theo dành cho địa chỉ netwrok, 16 bit còn lại dành cho địa chỉ host. Tổng số mạng trên lớp B là 16382, mỗi mạng chứa tối đa 65.643 máy(cách tính tương tự như lớp A). Lớp B được dành cho các địa chỉ của các tổ chức hạng trung trên thế giới. Vùng địa chỉ dành cho lớp B là 128.1.0.0 đến 192.254.0.0 + Lớp C: 3 bit đầu tiên là 110, 22 bit tiếp theo dành cho network, 8 bit còn lại dành cho host. Số mạng tối đa trên lớp C là 4194302, số host tối đa trên mỗi mạng là 245. Lớp C được dành cho các tổ chức nhỏ và cả máy tính của bạn nữa;). Vùng địa chỉ của lớp C là 192.0.1.0 đến 223.255.254.0 + Lớp D: 4 bit đầu tiên luôn là 1110. Lớp D được dành cho các nhóm multicast, vùng địa chỉ từ 224.0.0.0 đến 239.255.255.255 + Lớp E: 4 bit đầu tiên luôn là 1111. Lớp D được dành cho mục đích nghiên cứu, vùng địa chỉ từ 240.0.0.0 đến 254.255.255.255 + Loopback: địa chỉ quay trở lại, 127.x.x.x. Bạn thường bắt gặp địa chỉ IP 127.0.0.1, đây chính là địa chỉ IP quay trở lại máy tính mà bạn đang dùng để kết nối vào mạng - Ví dụ: 128.7.15.1 bin 10000000 00000111 00001111 00000001 dec 128 7 15 1 2 bit đầu tiên là 10, như vậy địa chỉ này thuộc lớp B(N.N.H.H), từ đó bạn có thể suy ra được địa chỉ mạng là 128.7 và địa chỉ máy là 15.1 - Bạn cũng có thể dựa vào byte đầu tiên của địa chỉ IP để xác định một cách nhanh chóng và chính xác nó thuộc lớp nào?! Lớp Byte đầu tiên của địa chỉ IP A 1-126 B 128-191 C 192-223 D 224-239 E 240-254 Loopback 127 - Có một số địa chỉ IP đặc biệt sau: 0.0.0.0 - địa chỉ của máy hiện tại 255.255.255.255 - địa chỉ broadcast giới hạn của mạng cục bộ x.x.x.255 - địa chỉ boardcast trực tiếp của mạng x.x.x.0 127.x.x.x - địa chỉ loopback - Ví dụ: * Gateway trên hình vẽ thuộc 2 mạng khác nhau nên nó phải có đến 2 địa chỉ IP là 128.10.2.70 và 192.5.48.7 3. Chi tiết về subnet - để cấp phát địa chỉ IP cho các mạng khác nhau một cách hiệu quả và dễ quản lí, người ta dùng một kĩ thuật được gọi là subnet. Subnet sẽ vay mượn một số bit của hostid để làm subnet mask(mặt nạ mạng). Tôi sẽ chỉ rõ cho các bạn qua các ví dụ. Bạn chỉ cần nhớ 3 điều sau: + subnet mask có tất cả các bit network và subnet đều bằng 1, các bit host đểu bằng 0 + tất cả các máy trên cùng một mạng phải có cùng một subnet mask + để phân biệt được các subnet(mạng con) khác nhau, bộ định tuyến dùng phép logic AND - Ví dụ 1: địa chỉ lớp mạng lớp B 128.10.0.0 có thể subnet như sau: (a) dùng 8 bit đầu tiên của hostid để subnet: Subnet mask = 255.255.255.0 Network Network Subnet Host 11111111 11111111 11111111 00000000 255 255 255 0 Như bạn thấy số bit dành cho subnet sẽ là 8 -> có tất cả 28-2=254 subnet(mạng con). Địa chỉ của các subnet lần lượt là 128.10.0.1, 128.10.0.2, 128.10.0.3, ..., 128.10.0.245. 8 bit dành cho host nên mỗi subnet sẽ có 28-2=254 host, địa chỉ của các host lần lượt là 128.10.xxx.1, 128.10.xxx.2, 128.10.xxx.3, ..., 128.10.xxx.254 Giả sử như bạn có một mạng lớp B địa chỉ 128.10.0.0 được subnet với subnet mask = 255.255.255.0 như sau: Làm thế nào để gateway G có thể phân biệt được các host thuộc mạng con 128.10.1.0 hay 128.10.2.0? Nó sẽ thực hiện phép AND địa chỉ IP của host với subnet mask 255.255.255.0 *[H1] 128.10.1.1 AND 255.255.255.0 128. 10. 1.1 = 10000000.00001010.00000001.00000001 AND 255.255.255.0 = 11111111.11111111.11111111.00000000 Kết quả = 10000000.00001010.00000001.00000000 *[H2] 128.10.2.2 AND 255.255.255.0 128. 10. 1.1 = 10000000.00001010.00000010.00000010 AND 255.255.255.0 = 11111111.11111111.11111111.00000000 Kết quả = 10000000.00001010.00000010.00000000 Như vậy gateway G có thể dễ dàng xác định được địa chỉ subnet của H1 và H2 và biết được nó thuộc 2 subnet khác nhau. (b) chỉ dùng 7 bit đầu tiên của hostid để subnet: Subnet mask = 255.255.254.0 = 11111111.11111111.11111110.00000000 Như vậy số bit dành cho subnet sẽ là 7 -> có tất cả 27-2=126 subnet(mạng con). Nhưng bù lại, mỗi subnet sẽ có đến 510 host do 9 bit sau được dành cho host, 29-2=510. Địa chỉ của các subnet và host như sau: Subnet ID Hosts 128.10.0.0 128.10.0.1-128.10.0.254 128.10.2.0 128.10.2.1-128.10.3.254 128.10.4.0 128.10.4.1-128.10.5.254 ... ... 128.10.254.0 128.10.254.1-128.10.255.254 + ví dụ 1: 128.10.2.1 & 128.10.3.254 ?! 128.10. 2.1 = 10000000.00001010.00000010.00000001 AND 255.255.254.0 = 11111111.11111111.11111110.00000000 Kết quả = 10000000.00001010.00000010.00000000 128. 10. 3.254 = 10000000.00001010.00000011.11111111 AND 255.255.254. 0 = 11111111.11111111.11111110.00000000 Kết quả = 10000000.00001010.00000010.00000000 -> 128.10.2.1 & 128.10.3.254 thuộc cùng 1 subnet + ví dụ 2: 128.10.2.1 & 128.10.5.75 ? 128.10. 2.1 = 10000000.00001010.00000010.00000001 AND 255.255.254.0 = 11111111.11111111.11111110.00000000 Kết quả = 10000000.00001010.00000010.00000000 128. 10. 5.75 = 10000000.00001010.00000101.01001011 AND 255.255.254. 0 = 11111111.11111111.11111110.00000000 Kết quả = 10000000.00001010.00000100.00000000 -> 128.10.2.1 & 128.10.5.75 thuộc 2 subnet khác nhau 4. IPCalc 2.0.7 - 1 chương trình giúp bạn tính toán nhanh subnet mask Bạn có thể tìm thấy tiện ích này trên đĩa WebLH-Net hoặc cũng có thể download tại http://www.progression-inc.com/ 5. Phân biệt giữa địa chỉ IP tỉnh và địa chỉ IP động - các máy tính kết nối vào mạng Internet thường xuyên, chẳng hạn như 1 WEB server hoặc FTP server luôn phải có một địa chỉ IP cố định gọi là địa chỉ IP tĩnh. Đối với các máy tính thỉnh thoảng mới kết nối vào Internet, chẳng hạn như máy của tôi và bạn dùng kết nối cùng kết nối quay số đến ISP. Ví dụ mỗi lần tôi dùng Internet, DHCP(Dynamic Host Configuration Protocol) server của VDC ISP sẽ cung cấp cho tôi một địa chỉ IP chẳng hạn như 203.162.30.209. Lần sau tôi vào lại mạng Internet, địa chỉ IP của tôi có thể là 203.162.30.186 vì DHCP server của VDC sẽ chọn một địa chỉ IP còn rãnh để cấp phát cho máy tôi. Như vậy, địa chỉ IP của máy tôi là địa chỉ IP động. - để xác định được địa chỉ IP động của máy mình khi đang dùng Internet, trên Windows bạn hãy chạy Start/Run: winipcfg ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Tìm hiểu Ping Tìm hiểu về "Ping" Ping là gì? Ping là một chương trình cho phép bạn xác định một host còn hoạt động(alive) hay không? Một ví dụ về Ping! C:\> ping www.aqnet.com Pinging www.aqnet.com [209.54.218.119] with 32 bytes of data: Reply from 209.54.218.119: bytes=32 time<10ms TTL=128 Reply from 209.54.218.119: bytes=32 time<10ms TTL=128 Reply from 209.54.218.119: bytes=32 time<10ms TTL=128 Reply from 209.54.218.119: bytes=32 time<10ms TTL=128 Ping statistics for 209.54.218.119: Packets: Sent = 4, Received = 4, Lost = 0 (0% loss), Approximate round trip times in milli-seconds: Minimum = 0ms, Maximum = 0ms, Average = 0ms C:\> www.aqnet.com(209.54.218.119) -> alive! Nếu bạn nhận được thông báo "Host Alive", điều này có nghĩa là host không còn hoạt động! Ping hoạt động ra sao? Ping gởi một ICMP message "echo request" đến host. Nếu nhận được một ICMP message "echo reply" của host, ping sẽ thông báo host còn hoạt động. Nếu không nhận được ICMP message "echo reply" của host, ping sẽ thông báo host này đã ngừng hoạt động! Format của ICMP "echo request" và "echo reply" có dạng như sau: 0 7 8 15 16 31 +-----------------+-----------------+-----------------+ | Type (0 or 8) | Code (0) | 16-bit Checksum | +-----------------+-----------------+-----------------+ | Indentifier | sequence number | +-----------------+-----------------+-----------------+ | | | (Optional Data) | | | +-----------------------------------------------------+ Bất cứ lúc nào host nhận được một ICMP request message, nó sẽ phản hồi trở lại với một identifier và số sequence number. Trong hầu hết các hệ thống Unix, trường indentifier được đặt số Process ID của tiến trình gởi gói packet đi. Vì vậy, nếu bạn ping cùng một lúc nhiều lần đến một hệ thống Unix, giá trị indentifier mà bạn nhận được trong mỗi lần ping sẽ khác nhau! Trường sequence number có giá trị mặc định là 0. Giá trị này sẽ được tăng một sau mỗi lần hệ thống phản hồi ICMP request message của chương trình ping. Ping sẽ in ra giá trị sequence number của mỗi lần nhận packet, điều này cho chúng ta biết được các gói packet có gặp lỗi hay không?! (Để biết chi tiết về các trường khác, bạn hãy tham khảo các bài viết về giao thức TCP-IP!) Bây giờ chúng ta hãy xem qua ví dụ cuối cùng: # ping hackingtruths.box.sk Pinging hackingtruths.box.sk [194.x.yyy.227] with 32 bytes of data: 32 bytes from 194.x.yyy.227: icmp_seq=0 ttl=225 time=0 ms 32 bytes from 194.x.yyy.227: icmp_seq=1 ttl=225 time=0 ms 32 bytes from 194.x.yyy.227: icmp_seq=2 ttl=225 time=0 ms 32 bytes from 194.x.yyy.227: icmp_seq=3 ttl=225 time=0 ms 32 bytes from 194.x.yyy.227: icmp_seq=4 ttl=225 time=0 ms 32 bytes from 194.x.yyy.227: icmp_seq=5 ttl=225 time=0 ms 32 bytes from 194.x.yyy.227: icmp_seq=6 ttl=225 time=0 ms ... Ở dòng đầu tiên, ping phân tích hostname ra địa chỉ ip. Bạn có nhận thấy giá trị icmp_seq tăng dần từ 0 sau mỗi lần ping nhận được ICMP message "echo reply" từ host không? Như vậy là các gói packet mà chúng ta nhận điều không gặp lỗi gì hết! Ping còn cho chúng ta biết thời gian TTL(Time To Live) nữa! Ping lưu thời gian mỗi lần gởi ICMP message "echo request". Khi nhận được ICMP message "echo reply" từ host, Ping sẽ lấy thời gian hiện tại trừ đi giá trị này sẽ ra TTL! ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ ]]> /hvaonline/posts/list/130.html#484 /hvaonline/posts/list/130.html#484 GMT Re: MẠNG CĂN BẢN Tìm hiểu FTP Giới thiệu FTP là chữ viết tắc của File Transfer Protocol - Giao thức truyền file. FTP là một giao thức truyền file trên mạng dựa trên chuẩn TCP nên rất đáng tin cậy! Một số lệnh phổ biến của FTP Sau đây là danh sách một số lệnh thường dùng kèm theo hướng dẫn mà bạn cần biết! ascii chuyển sang chế độ truyền file theo dạng văn bản binary chuyển sang chế độ truyền file theo dạng nhị phân cd [directory] chuyển vào thư mục directory cdup chuyển lên thư mục cấp trên một cấp close ngắt kết nối với máy chủ del [remote-file] xóa 1 file trên máy chủ dir [remote-directory|file] liệt kê nội dung của thư mục hoặc danh sách các file trên máy chủ help [command] cho biết hướng dẫn về lệnh command lcd [local-directory] đặt lại thư mục làm việc trên client là local-directory ls [remote-directory|file] [-la] liệt kê nội dung của thư mục hoặc danh sách các file trên máy chủ; tham số -la sẽ liệt kê tất cả có kèm theo mô tả về quyền mdelete [remote-files] xóa nhiều file trên máy chủ mget [remote-files] download các files trên máy chủ về mkdir tạo thư mục có tên directory-name mput [local-files] upload các files lên máy chủ open host [port] kết nối đến máy chủ FTP có hostname là host và đang chạy dịch vụ FTP ở cổng port put [remote-file] upload local-file lên máy chủ với tên mới là remote-file nếu được pwd cho biết thư mục đang làm việc hiện thời quit thoát recv [local-file] nhận remote-file trên máy chủ và lưu trên máy tính với tên local-file nếu được rename [from] [to] đổi tên file hoặc thư mục from thành to rmdir directory-name xóa thư mục có tên directory-name send local-file [remote-file] gởi local-file từ máy tính lên máy chủ với tên mới là remote-file nếu được status cho biết trạng thái của phiên làm việc hiện tại syst cho biết hệ điều hành của máy chủ user user-name [password] [account] login vào với tên là user-name, mật khẩu là password, tài khoản là account ? gọi hướng dẫn Các ví dụ Để dễ hiểu, các bạn hãy xem các ví dụ sau:(tôi sử dụng các này để upload mấy file lên website đó, không cần dùng các chương trình FTP mạnh như WS_FTP Pro, FTPNet, CuteFTP, AbsoluteFTP, ...!) Tôi lưu trang web cần tải lên server trong c:\website! Bây giờ tôi sẽ tải nó lên! C:\website>ftp myftpsrv // kết nối đến máy chủ myftpsrv Connected to myftpsrv. User (ftpsrv:(none)): dt 331 User name okay, need password. Password: 230 User logged in, proceed. ftp> pwd // cho biết thư mục hiện tại đang làm việc! 257 "/home/dt" is current directory. ftp> status // xem trạng thái hiện tại Type: ascii; Verbose: On ; Bell: Off ; Prompting: On ; Globbing: On Debugging: Off ; Hash mark printing: Off . // ascii=1 ftp> cd www // chuyển vào thư mục www 250 Directory changed to /home/dt/www ftp> put index.html // upload file index.html lên server 200 PORT Command successful. 150 Opening ASCII mode data connection for index.html. 226 Transfer complete. ftp: 2095 bytes sent in 0.00Seconds 2095000.00Kbytes/sec. ftp> mkdir tools // tạo thư mục /home/dt/www/tools 257 "/home/dt/www/tools" directory created. ftp> cd tools // chuyển vào thư mục tools 250 Directory changed to /home/dt/www/tools ftp> lcd c:\website\tools // thay đổi lại local directory = c:\website\tools Local directory now C:\website\tools. ftp> bin // chuyển sang chế độ truyền file nhị phân 200 Type set to I. ftp> mput *.* // upload tất cả các file trong c:\website\tools lên server, vào /home/www/tools/ mput test.zip? y 200 PORT Command successful. 150 Opening BINARY mode data connection for test.zip. 226 Transfer complete. ftp: 10168 bytes sent in 0.06Seconds 169.47Kbytes/sec. mput test.exe? y 200 PORT Command successful. 150 Opening BINARY mode data connection for test.exe. 226 Transfer complete. ftp: 54625 bytes sent in 0.11Seconds 496.59Kbytes/sec. ftp> ls -la // liệt kê nội dung của /home/www/tools 200 PORT Command successful. 150 Opening ASCII mode data connection for /bin/ls. drwxr--r-- 1 dt group 0 Sep 30 14:13 . drwxr--r-- 1 dt group 0 Sep 30 14:13 .. -rwxr--r-- 1 dt group 54625 Sep 30 14:14 test.exe -rwxr--r-- 1 dt group 10168 Sep 30 14:14 test.zip 226 Transfer complete. ftp: 247 bytes received in 0.00Seconds 247000.00Kbytes/sec. ftp> del test.exe // tôi lỡ tay upload lên file test.exe, bây giờ tôi cần phải xóa nó 250 DELE command successful. ftp> cd .. // chuyển lên thư mục cấp trên 250 Directory changed to /home/dt/www ftp> mkdir cgi-bin2 // tạo thư mục mới 257 "/home/dt/www/cgi-bin2" directory created. ftp> rename cgi-bin2 cgi-bin // tôi đã nhập vào sai mất rồi, bây giờ phải đổi tên lại thôi! 350 File or directory exists, ready for destination name 250 RNTO command successful. ftp> cd cgi-bin // chuyển vào thư mục cgi-bin 250 Directory changed to /home/dt/www/cgi-bin ftp> lcd c:\website\cgi-bin // đặt lại local directory! Local directory now C:\website\cgi-bin. ftp> ascii // chuyển sang chế độ truyền file văn bản vì tôi cần upload một số file .cgi + .pl 200 Type set to A. ftp> put test.cgi // upload file test.cgi 200 PORT Command successful. 150 Opening ASCII mode data connection for test.cgi. 226 Transfer complete. ftp: 222 bytes sent in 0.00Seconds 222000.00Kbytes/sec. ftp> ls -la // xem nội dung của /home/www/cgi-bin 200 PORT Command successful. 150 Opening ASCII mode data connection for /bin/ls. drwxr--r-- 1 dt group 0 Sep 30 14:16 . drwxr--r-- 1 dt group 0 Sep 30 14:16 .. -rwxr--r-- 1 dt group 222 Sep 30 14:17 test.cgi 226 Transfer complete. ftp: 182 bytes received in 0.00Seconds 182000.00Kbytes/sec. ftp> site chmod 755 test.cgi // đặt quyền 755(wrxx-xr-x) cho file test.cgi ftp> ls -la // tôi liệt kê lại thư mục cgi một lần nữa 200 PORT Command successful. 150 Opening ASCII mode data connection for /bin/ls. drwxr-xr-x 1 dt group 0 Sep 30 14:16 . drwxr-xr-x 1 dt group 0 Sep 30 14:16 .. -rwxr-xr-x 1 dt group 222 Sep 30 14:17 test.cgi 226 Transfer complete. ftp: 182 bytes received in 0.00Seconds 182000.00Kbytes/sec. ftp> bye // tất cả đã xong, bây giờ tôi có thể ngắt kết nối được rồi! 221 Goodbye! C:\website> Hi vọng là bạn hiểu được ví dụ trên! Nói thêm về FTP Làm thế nào để kết nối với một máy chủ FTP qua một proxy-server, chẳng hạn như Wingate? Chỉ cần ftp đến proxy-server này và gõ vào như dạng sau, user@host[:port]. Ví dụ máy tôi đang chạy Wingate-FTP ở cổng 21 và Serv-U FTP-Server v2.5i ở cổng 2121, tôi có thể kết nối đến Serv-U FTP-Server v2.5i qua Wingate-FTP như sau: C:\>ftp localhost Connected to dt. 220 WinGate Engine FTP Gateway ready User (dt:(none)): dt@localhost:2121 331 User name okay, need password. Password: 230 User logged in, proceed. ftp> Okay, bây giờ tôi upload và download file như bình thường được rồi! Hack với FTP Đôi khi FTP cũng cho biết một số thông tin rất quan trọng! Bạn dễ dàng đoán được hệ điều hành của máy chủ FTP! Hãy xem các ví dụ sau: C:\>ftp localhost Connected to dt. 220 dt Microsoft FTP Service (Version 1.0). User (dt:(none)): anonymous 331 Anonymous access allowed, send identity (e-mail name) as password. Password: 230-Windows 95 FTP Service. 230 Anonymous user logged in as anonymous. Yeah! Chắc ăn là server này là PWS chạy trên Windows! Nếu như admin vô hiệu hóa dòng quảng cáo trên thì sao!? Vẫn còn cách khác! Bạn login vào và phát lệnh syst như sau: ftp> literal syst 215 Windows_NT version 4.10 Hình như hệ điều hành của máy chủ là Win9.x hoặc WinNT thì phải! (Nếu bạn đang chạy Linux* thì chỉ cần gõ syst). ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ ]]> /hvaonline/posts/list/130.html#485 /hvaonline/posts/list/130.html#485 GMT Re: MẠNG CĂN BẢN Tìm hiểu TCP Tìm hiểu về TCP/IP : Đây là bài viết của NNTSOFT aka You-Know-Who trong ourviet. Tôi chỉ có nhiệm vụ là decode mine-encode file ra và post nó lên đây. Hy vọng là tác giả không phàn nàn. Xin thành thật cảm ơn tác giả. --------- TCP/IP TCP/IP gồm 4 lớp giao thức, tương ứng với 7 lớp giao thức của chuẩn ISO OSI. Bốn lớp đó gồm (kể theo thứ tự từ trên xuống dưới): Application layer, Host-to-host layer, Internet layer, cuối cùng là Physical layer. TCP nằm ở lớp thứ 3 (Host-to-host layer), IP nằm ở lớp thứ 2 (Internet layer). Tên Số thứ tự Application layer 4 Host-to-host layer 3 Internet layer 2 Physical layer 1 Đi từ trên xuống dưới, lớp ứng dụng sẽ xử lý thông tin và ra lệnh gửi/nhận đến lớp TCP để truyền và nhận dữ liệu. TCP là viết tắt của Transmission Control Protocol tạm dịch là Cách thức điều khiển truyền. TCP phụ trách việc truyền và nhận dữ liệu. TCP giúp cho lớp ứng dụng (Application layer) sử dụng lớp IP (lớp IP là vì lớp Internet chỉ có IP) (Internet Protocol, tạm dịch Giao thức liên mạng) một cách trong suốt. Điều này có nghĩa là lớp ứng dụng không cần biết đến phần cứng sẽ làm việc gì, ra sao, mà chỉ cần quan tâm đến việc xử lý dữ liệu của riêng mình. TCP cũng đảm trách việc nhận đúng dữ liệu và gửi dữ liệu đó đến đúng chương trình cần nhận. TCP còn có chức năng kiểm tra và sửa lỗi thông qua việc đồng bộ hoá (synchronize) thông tin 2 đầu truyền dữ liệu và lời nhận biết (acknowledgement) từ phía nhận dữ liệu. Lớp IP đảm trách việc tìm đường tối ưu để gửi dữ liệu qua mạng và đưa dữ liệu xuống cho lớp vật lý (Physical layer). Lớp vật lý chính thức chuyển dữ liệu thành các bit và truyền dữ liệu vào cáp (cable). Khi dữ liệu đến thì lớp vật lý nhận dữ liệu, gộp lại thành các bit, byte và chuyển lại cho lớp IP. Đến lượt lớp IP sau khi đã kiểm tra dữ liệu là thuộc về giao thức TCP sẽ trả dữ liệu đó cho lớp TCP (lưu ý, tôi dùng từ "lớp TCP" để chỉ đến giao thức TCP, TCP/IP không có "lớp TCP" mà là "Host-to-host layer", bao gồm TCP và UDP. UDP sẽ được nói ở phần cuối bài). Nguyên tắc hoạt động: Mục này giới thiệu cách thức hoạt động của lớp TCP và lớp IP. Các tính chất của TCP: - Có tính kết nối (connection oriented) với giao tiếp 3 lượt (3-way handshake). - Phát hiện và sửa lỗi (error detection & recovery). TCP là một giao thức có tính kết nối. Điều này có nghĩa là mọi kết nối đều có sự thông tin trước. Ví dụ A muốn kết nối tới B thì A phải thong báo cho B biết trước và đợi trả lời đồng ý từ B. Sự thông tin này diễn ra theo 3 bước (3-way handshake) như sau: 1. A gửi thông điệp muốn kết nối tới B. (SYN) 2. B gửi thông điệp đồng ý kết nối lại cho A. (ACK, SYN) 3. A gửi thông điệp đã nhận được sự đồng ý lại cho B. (ACK) SYN: synchronize, đồng bộ hoá kết nối. ACK: acknowledgement, sự nhận biết. Diễn giải quá trình: Bước 1: A gửi một SYN message tới B, thông báo cổng (port) cần kết nối tới, dung lượng đường truyền của A, khả năng gửi bao nhiêu thông điệp không cần nhận biết (windowing, giải thích sau), và các thông tin khác. Bước 2: B nhận được thông tin từ A, nếu chấp nhận kết nối sẽ gửi trả thông báo đã nhận được yêu cầu kết nối từ A và chấp nhận sự kết nối, đồng thời cũng gửi thêm thông tin về B như khả năng gửi bao nhiêu thông điệp không cần nhận biết v.v... Bước 3: A gửi trả ACK message cho B thông báo rằng A đã nhận được. Kết nối thành công. Ngoài ra, khi muốn chấm dứt kết nối, bốn bước sau sẽ được thực hiện: 1. A gửi tín hiệu chấm dứt kết nối. (SYN) 2. B nhận tín hiệu và gửi trả tín hiệu cho biết đã nhận. (ACK) 3. B gửi tín hiệu cho Application layer thông báo kết nối sẽ bị chấm dứt đồng thời gửi trả cho A tín hiệu thông báo đồng ý chấm dứt. (SYN) 4. A gửi lại cho B tín hiệu cho biết A đã nhận được thông điệp từ B. (ACK) Nói tóm lại, TCP có tính kết nối. TCP có tính phát hiện lỗi vì mọi thông điệp gửi theo TCP đều được kiểm tra thông qua một số nguyên 32 bit cho biết giá trị CRC (Cyclic Redundant Check) của thông điệp được gửi. Bên gửi sẽ tính giá trị CRC và gửi kèm trong thông điệp. Bên nhận sẽ tính lại giá trị đó và so sánh với giá trị do bên gửi gửi đi. Nếu không đúng có nghĩa là đã có sự sai sót xảy ra. TCP có tính sửa lỗi vì khi phát hiện ra sai sót, bên nhận sẽ gửi thông điệp báo sai tới bên gửi, đề nghị gửi lại thông điệp bị sai. Không phải sau mỗi một thông điệp được gửi đi thì đều có một thông điệp thông báo đã nhận được từ bên nhận gửi trả về. Có thể sau 10 thông điệp được gửi đi thì mới có một thông điệp thông báo nhận được gửi trả. Đó gọi là khả năng gửi không cần nhận biết. Ví dụ: A gửi cho B 6 lượt, mỗi lượt 1000 bytes, khả năng gửi không cần nhận biết của A là 3, B nhận được thông điệp đầu hoàn chỉnh, thông điệp thứ 2 bị sai, các thông điệp sau bình thường. Quá trình đó sẽ diễn ra như sau: 1. A gửi cho B 3 thông điệp lần lượt. 2. B gửi lại cho A ACK message với giá trị 2000. Nếu B nhận được tất cả các thông điệp hoàn chỉnh, B sẽ gửi lại cho A một ACK message với giá trị 4000 (là giá trị kế tiếp mà A có thể gửi). 3. A gửi lại cho B message thứ 2 (từ vị trí 2000 đến vị trí 2999) và chờ. Lúc này A hy vọng rằng B nhận được thông điệp thứ nhất và thông điệp thứ ba hoàn chỉnh, A sẽ không phải gửi lại toàn bộ các thông điệp từ chỗ bị sai mà chỉ gửi thông điệp bị sai. 4. B gửi lại cho A ACK message với giá trị 4000 cho biết B nhận được 3 thông điệp đầu hoàn chỉnh và A có thể gửi tiếp các thông điệp sau, bắt đầu từ vị trí 4000. 5. A gửi cho B thông điệp thứ 4, 5 và 6. 6. B gửi trả ACK message với giá trị 7000. Giả sử trong khi gửi thông điệp 4, 5, 6, A chưa kịp gửi thông điệp thứ 5 thì đã nhận được ACK message từ B với giá trị 5000 thì lúc đó window của A sẽ được sửa thành giá trị 3. Nếu A đã gửi thông điệp 4, 5 và nhận được ACK message của B với giá trị 5000 thì window của A được sửa thành 2, A có thể gửi tiếp 2 thông điệp 6 và 7. Có nghĩa là tối đa A có thể gửi ‘window’ lần số thông điệp. Mỗi lần gửi, giá trị window giảm cho đến khi bằng 0. Khi nhận được ACK message, giá trị đó sẽ thay đổi, tăng lên cho đến khi số thông điệp đã gửi đi mà chưa nhận được ACK message bằng giá trị window chính). Trong quá trình truyền tín hiệu như vậy, nếu bên B cảm thấy có thể nhận được tín hiệu nhanh hơn thì bên B sẽ gửi SYN message lại cho A, thông báo muốn tăng giá trị window lên (giảm thời gian và số ACK message được gửi đi). Bên A sẽ gửi trả ACK message và tự tăng giá trị window lên theo yêu cầu của bên B. Ngược lại, B sẽ đề nghị A giảm giá trị window xuống. Ngoài ra, số lượng thông tin được gửi đi trong mỗi thông điệp cũng có thể thay đổi tuỳ vào đường truyền. Với TCP, lượng thông tin này được đo bằng đơn vị byte. MTU (maximum transmission unit) là số transmission unit (đơn vị truyền) (với TCP được tính là byte) tối đa mỗi thông điệp có thể chứa. Nói tóm lại, sự liên lạc bằng TCP có tính phát hiện và sửa lỗi, cũng như có sự can thiệp một cách tự động của lớp TCP phụ thuộc vào điều kiện đường truyền. TCP phân biệt các thông điệp gửi cho chương trình này và thông điệp gửi cho chương trình khác thông qua socket. Socket là một khái niệm để chỉ 2 giá trị cần thiết khi khởi tạo kết nối. Đó là địa chỉ IP (IP address) của máy và cổng (port). Giả sử B chạy một server, nhận kết nối ở cổng 80, có địa chỉ IP là 1.1.1.1. A là máy khách, chạy 2 chương trình client để kết nối tới B, A có địa chỉ là 1.1.1.2. Client đầu tiên dùng port 1024, client thứ 2 dùng port 1025. Khi B nhận tín hiệu kết nối từ client thứ 1, B hiểu rằng tín hiệu đó từ địa chỉ IP 1.1.1.2 và từ port 1024. Tương tự, B hiểu client thứ 2 từ socket khác. Như vậy, khi B trả lời A, B sẽ gửi thông tin tới socket tương ứng với client 1 hay 2 của A. Khi A gửi cho B, B cũng biết thông tin đó từ client 1 hay 2 gửi cho mình thông qua việc nhận biết thông tin đó xuất phát từ socket của client 1 hay 2. Quá trình chuyển thông tin cho lớp ứng dụng này được gọi là multiplexing. Nói thêm về UDP. UDP là một giao thức truyền khác, cũng nằm ở lớp thứ 3 (Host-to-host layer), cũng làm nhiệm vụ như TCP. UDP khác TCP ở chỗ là một giao thức không có tính kết nối, không có sự kiểm tra và sửa lỗi. UDP dựa vào lớp trên (lớp ứng dụng) để làm việc này. UDP viết tắt của Unreliable Datagram Protocol (tạm dịch giao thức truyền không đáng tin). Chương trình sử dụng UDP phải tự cài đặt phần kiểm tra dữ liệu. Tuy nhiên, điểm mạnh của UDP là ở chỗ vì không có nhiều tính toán và các thông tin kiểm tra khác nên UDP nhanh hơn TCP, sử dụng ít bộ nhớ cũng như thời gian của CPU hơn. UDP cũng dùng địa chỉ IP và port để nhận biết và chuyển thông tin cho lớp trên. IP có chức năng chuyển thông tin đi qua mạng đến nơi cuối. IP làm được việc này nhờ vào một bảng chỉ đường (routing table) dựa trên địa chỉ mạng (network address), không phải dựa trên địa chỉ máy tới) và chuyển thông tin đó tới máy cuối. Trên đường đi, thông tin có thể qua nhiều trạm trung gian (tài liệu cũ dùng từ gateway, tài liệu mới dùng từ router), cũng sử dụng lớp IP để chuyển tiếp (forward) các tín hiệu đó tới các trạm khác gần máy đích hơn. Cách tính địa chỉ mạng, địa chỉ máy (host address), địa chỉ mạng con (subnet address) và các vấn đề liên quan đến việc đánh địa chỉ sẽ được trình bày trong bài khác. Tài liệu tham khảo: - Internetworking with TCP/IP volume I - TCP/IP illustrated volume I - Sybex CCNA Study Guide v2.0 ]]> /hvaonline/posts/list/130.html#486 /hvaonline/posts/list/130.html#486 GMT