[Question] Các bác cho em hỏi về tốc độ Switch..... |
26/03/2014 15:44:50 (+0700) | #1 | 280109 |
phuchau89
Member
|
0 |
|
|
Joined: 29/04/2011 23:52:55
Messages: 18
Offline
|
|
Chào các anh chị,
Các anh chị cho em hỏi: em là Mem mới vô nghề IT nên còn mơ hồ, hiện em đang có 1 switch cisco hỗ trợ tốc độ 1000Mpbs tạm gọi là SW1, switch này 24 port và được sử dụng tất cả các port (1 port router + 23 port máy trạm (cũng hỗ trợ 1000Mbps)). Vì xếp mình đang bảo mình kiểm tra xem với tốc độ đó và số lượng máy trạm như thế thì có đáp ứng được tốc độ đường truyền nội bộ và Internet chưa? (đường truyền internet thì mình dùng gói 35Mb của VNPT)
Vậy cho mình hỏi:
- Dựa vào đâu để biết card mạng NIC của chúng ta hỗ trợ 10 hay 100 hay 1000Mbps (có phải là gỡ card NIC ra xem).
- nguyên tắc chia sẻ băng thông của switch như thế nào: ví dụ 23 máy kết nối cùng lúc thì tốc độ tối đa của mỗi máy trạm nhận được là bao nhiêu? Có phải là 1000Mbps chia đều cho 23 hay không? Và 20 máy thì chia đều cho 20 máy phải không? Mình chưa rỗ vụ tốc độ đạt được khi các máy trạm kết nối vào? Mong các bác giải thích thêm.
- Với 23 cái máy trạm chỉ kết nối vào 1 switch đó thì có đáp ứng được tốc độ tốt chưa?
- Vấn đề nữa là: nếu giờ em mua them 1 switch 24 port, tốc độ 1000Mbps gắn vào switch kia nữa tạm gọi swich mới mua là SW2, thì tốc độ khi các máy trạm kết nối vào SW2 có bằng tốc độ các máy trạm kết nối vào SW1 không? Hay là nó bị chia nhỏ ra tới mức nào rồi?
Xin cảm ơn..
|
|
|
|
|
[Question] Các bác cho em hỏi về tốc độ Switch..... |
31/03/2014 23:37:25 (+0700) | #2 | 280153 |
myquartz
Member
|
0 |
|
|
Joined: 04/01/2005 04:58:30
Messages: 563
Offline
|
|
Câu hỏi này thú vị và mình nghĩ trả lời nó sẽ giúp nhiều người.
1. Dựa vào đâu biết tốc độ (đang kết nối) của NIC: xem mục status của nó trên Win, Linux thì là lệnh ethtool <tên interface>, hoặc nhìn đèn của switch và theo tài liệu kỹ thuật/help của switch để biết. Đa số các switch có đèn thể hiện trạng thái kết nối 10, 100 hay 1000.
2. nguyên tắc của switch là store and forward, tức là nhận rồi gửi tới nơi cần nhận (nếu nơi nhận có thể), còn nhận mà không kịp thì nó ... bỏ đi. Còn nhận nhanh hơn gửi thì nó ngồi chờ (và chơi - idle) Với các switch Cisco hiện tại, loại 24 port, thường thì khả năng của nó rất kinh khủng (ở chế độ L2 switching), người ta nói đôi khi là đạt wire speed luôn. Tức là, ở một số tình huống, như cả 24 máy PC nói chuyện từng cặp truyền nhận 1G/s,thì tổng có thể đạt 24Gbit/s*2 (luồng truyền và luồng nhận) ~ 48GBit, tối đa khả năng truyền của switch. Kiểu như A <-> B, C <-> D,... 12 cặp thì cặp A-B sẽ không ảnh hưởng tới 11 cặp còn lại và switch vẫn đủ khả năng truyền 12 cặp đó riêng lẻ với tốc độ tối đa. Dĩ nhiên còn 1 số cái thông số nữa ảnh hưởng tốc độ nhưng đại để là như thế.
Bạn cứ tưởng tượng như mỗi cổng các chiều vào, ra là 2 cái ống nước một chiều, bơm vào switch (từ PC) tới switch sẽ đạt tối đa 1G, bơm vào bao nhiêu thì đầu nhận là các PC (hoặc 1 PC) sẽ nhận bấy nhiêu nếu có thể, từ switch đến PC có bấy nhiêu.
Tuy nhiên vấn đề chính là hướng của luồng dữ liệu truyền, không bao giờ lý tưởng thế cả.
Thực tế thì hiếm khi gigabit switch chạy tối đa tốc độ, bởi 23 or 24 PC không bao giờ nói chuyện với nhau riêng lẻ từng cặp một (chả có ứng dụng nào kiểu như thế), mà thường cả 23 PC nhằm đến 1 cái chung (server, hoặc trường hợp của bạn là 1 router). Mà cổng tới router max là 1Gb, như cái ống nước data, tất cả 23 cái còn lại đổ data tới bao nhiêu đi nữa thì nó cũng chỉ nhận được có bấy nhiêu (1Gb), và từ nó đi (max = 1Gb) cũng tới 23 cái còn lại tổng chỉ là 1Gbit.
Dĩ nhiên lúc này, 1Gb sẽ chia cho 23, nhiều PC nữa thì còn chia nhiều nữa.
Dù 1Gb/23 ~ 40mbit cũng là con số kha khá lớn nhưng sẽ là chậm nếu ... có cái nặng đô.
Chỗ chung giữa các PC đó đó gọi là cổ chai. Vấn đề nghẽn cổ chai đó vì chỉ 1Gbit, nên người ta mới làm 1 số kỹ thuật tăng cái chỗ bé đó lên tương xứng. Ví dụ hiện có switch có 24 port là 1Gbit, và có 2 port là 10Gbit. Hoặc switch 24 port 100Mbit, 2 port 1Gbit. 2 port tốc độ cao đó người ta dùng để nối cho cổ chai, hoặc nối 2 switch với nhau (1 bên có cổ chai bên kia thì truyền sang bên này).
Mặt khác, PC và server, router hiện tại về kỹ thuật để tạo ra/hoặc đủ data để thành 1 traffic 1Gbit/s lấp đầy kênh 1Gbit LAN không phải là chuyện đơn giản (nhưng ta cứ giả sử có thể đi).
4. Trong trường hợp của bạn, nếu chỉ xài Internet, kênh 35Mbit, thì cái switch 24 port 1Gbit là ... quá thừa, dòng nước data 35Mbit mà đi tới con sông 1Gbit (rộng gấp 25 lần) thì quá thoải mái. Cái cổ chai lúc này không còn là từ LAN --> router nữa mà là từ router -> Internet. Chỉ cần 1 cái, thậm chí 2 cái switch 24port 100, nếu 2 port 1Gbit (nối khéo 2 sw cái bằng các port 1Gbit), cũng quá thừa vì chả bao giờ chạy hết tốc độ cho phép được cả.
Các ứng dụng cần đến gigabit switch đa số là đụng đến server, đặc biệt là file server. Bạn tưởng tượng file film 4GBytes nếu tải trên kênh 1Gbit sẽ mất bao lâu? chỉ khoảng 40 giây thôi (mỗi giây được ~ 100MByte). Và nếu file này cả 23 máy cùng tải file đó, thì kênh 1Gbit sẽ không đủ (bởi sẽ phải chia cho 23, thời gian chậm 23 lần), lúc này file server cần nhiều 1Gbit hợp lại nối với nó, hoặc 1 kênh 10Gbit (đủ cho 10G/23PC, chậm hơn 2.3 lần thôi). |
|
|
|
|
|