banner

[Rule] Rules  [Home] Main Forum  [Portal] Portal  
[Members] Member Listing  [Statistics] Statistics  [Search] Search  [Reading Room] Reading Room 
[Register] Register  
[Login] Loginhttp  | https  ]
 
Forum Index Thảo luận việc định hướng Bao giờ thì hết tuổi làm lập trình ?  XML
  [Discussion]   Bao giờ thì hết tuổi làm lập trình ? 03/08/2010 00:53:50 (+0700) | #1 | 217401
phongtn
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 12/03/2010 10:21:58
Messages: 5
Offline
[Profile] [PM]
Vấn đề là khi tham gia một số diễn đàn tớ thấy rất nhiều bạn có suy nghĩ, làm lập trình thì cũng chỉ đến tầm 36,37 tuổi hoặc cùng lắm là 40, có một số vốn rồi sẽ ra mở 1 cty riêng có thể làm tiếp về IT or không, Okay, một hướng đi cũng khá tốt cho tương lai cá nhân .

Điều đáng nói là rất nhiều người đi đến suy nghĩ như vậy vì một lý do khi đã có tuổi, cụ thể là từ 35 trở lên, lập trình viên sẽ không còn đủ khả năng tư duy, ko còn khả năng nắm bắt nhanh, học hỏi những công nghệ mới...trở nên lỗi thời, lạc hậu, chưa nói đến áp lực từ cuộc sống gia đình, con cái khi ở vào cái tuổi đó .Và cuối cùng là phải từ bỏ công việc lập trình .

Tớ cũng không nghĩ nhiều đến việc này lắm cho đến thời gian gần đây, một số đồng nghiệp của tớ, họ hơn tớ cả về tuổi đời lần kinh nghiệm làm việc ... cũng đang có những suy nghĩ như vậy ?.Họ bắt đầu lo nghĩ đến tuổi tác, tương lai của mình, đôi khi còn dè chừng cả về những bạn trẻ mới bắt đầu tham gia vào công ty .Họ sợ những người trẻ có tư duy tốt hơn họ bây giờ, khả năng nắm bắt công nghệ nhanh nhạy hơn rồi một ngày nào đó khi họ đã có tuổi rồi sẽ vượt mặt họ .

Nếu ta quy chụp cho công việc lập trình là một công thức a+b=c nào đó .Để làm được cv lập trình cần có tư duy tốt, khả năng sáng tạo...Và khi mà ltv đã có tuổi, những yếu tố, kỹ năng đó ko còn tốt nữa, việc bị đào thải là quy luật tự nhiên mà một lập trình viên phải chấp nhận .Điều này có thật sự đúng ??? Những ltv nước ngoài họ có thể làm việc đến khi 5x hay 6x, ở Việt Nam thì sao ???
Mọi người hãy cùng cho ý kiền nhé smilie

Quan điểm của cá nhân tớ .
Coder, dev, leader... luôn luôn khác nhau .Luôn có một điểm khởi đầu cho bất cư công việc gì .Sau 2,3 năm code mỏi tay, mờ mắt ta mới có đủ kinh nghiêm, kiến thưc, khả năng tư duy 1 cách đúng đắn...trở thành 1 developer đúng nghĩa .Lâu hơn nữa, khi đã có thêm kinh nghiệm, khả năng quản lý...có thể là 1 leader...
Sau 10,20 năm làm lập trình, tư duy, sáng tạo...ko còn đủ nữa nhưng đam mê thì vẫn tràn đầy và những kinh nghiệm thì đâu phải dễ dàng mới có được .Tớ nghĩ điều này còn đáng quý hơn rất nhiều .
Tất nhiên nếu sau 10, 20 năm mãi mãi ta vẫn chỉ là 1 coder, chỉ đâu đánh đấy, tư duy hao mòn ko đủ khả năng đáp ứng y/c với công việc hiện tại thì từ bỏ cũng là điều dễ hiểu .
Về vấn dề kinh tế, áp lực cuộc sống... khi đã có tuổi tớ ko dám nói vì tớ là người trẻ, tớ có nhiệt huyết và tớ yêu cái cv lập trình mà tớ đang làm smilie .
Tớ ko nghĩ nhiều đến nó, sự thật thì tớ cũng chưa có nhiều áp lực để nghĩ đến những vấn đề phức tạp của cuộc sống .


[Up] [Print Copy]
  [Discussion]   Bao giờ thì hết tuổi làm lập trình ? 03/08/2010 09:12:58 (+0700) | #2 | 217448
[Avatar]
Z0rr0
Q+WRtaW5pc3RyYXRvc+g

Joined: 14/08/2002 12:52:01
Messages: 1323
Location: Underground
Offline
[Profile] [PM] [WWW] [Yahoo!]
Không giống như những hãng phần mềm hàng đầu thế giới ngoài nước, tình hình thực tế ở VN là nhiều doanh nghiệp làm phần mềm không có được người đầu tàu đủ giỏi về kĩ thuật và tầm nhìn (ví dụ mức CTO), cũng chỉ vì quá ít người đi thật sâu con đường này (kĩ thuật) và quá nhiều người lại nghĩ con đường quản lý dễ "giàu" hơn. Điều này có thể do nhiều nguyên do, từ cá nhân đến tổ chức, nhưng nhìn chung ở nếu như vậy mãi thì CNTT VN sẽ chỉ dừng ở mức gia công giá rẻ và không có đột phá trong lĩnh vực.

Thực tế cũng cho thấy mặc dù hiếm nhưng những người giỏi kĩ thuật ở các doanh nghiệp luôn nhận được mức thu nhập cao, thậm chí rất cao cùng nhiều phúc lợi khác. Những người này sống và làm việc có mục tiêu hẳn hòi và luôn phấn đấu cho mục tiêu đó, và họ chắc chắn sẽ thành công.

Tôi nhận thấy có 1 chủ trương nhiều người đưa ra là giới trẻ cần nắm bắt nhanh với những công nghệ mới, điều này không sai nhưng có mặt trái của nó khi nhiều bạn trẻ tạo cho mình thói quen luôn chạy đua với cái mới một cách máy móc mà quên đi việc trau dồi cho nhuần nhuyễn những cái mình đang có và cần hơn cho bản thân và tập thể.

Đơn cử một ví dụ, khi tôi đăng tuyển lập trình hệ thống (yêu cầu về performance và mã tinh giản) dùng C++/VC++ thì nhiều bạn từ các trường ĐH lớn ứng cử với những thắc mắc tại sao không dùng .NET, PHP hay Flex vì chúng giúp "vẽ giao diện" nhanh và đẹp.
Anh em lập trình nghĩ sao về điều này? smilie
Hibernating
[Up] [Print Copy]
  [Discussion]   Bao giờ thì hết tuổi làm lập trình ? 03/08/2010 09:39:02 (+0700) | #3 | 217459
[Avatar]
Jino_Hoang
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 09/04/2009 13:58:10
Messages: 239
Location: Mạng Internet
Offline
[Profile] [PM] [Yahoo!]
Riêng em thì em nghĩ rằng học lập trình không bao giờ có bờ bến đât liền cả. Mình lúc nào cũng trong tình trạng bơ vơ giữa đại dương. Những thành quả mà mình đạt được dù lớn lao nhưng cũng chỉ như cập được cái đảo hoang thôi. Sau khi khai phá nó rồi thì ta lại chán và cố gắng tìm vào đất liền hoặc cái đảo khác.
Còn như anh Z0rr0 nói ở phần cuối thì em có thể nghĩ là C++ hay VC++ đem lại một tư duy phong phú cho người lập trình, nó tương tác với hệ thống hốt hơn, chương trình dịch đơn giản và hỗ trợ nhiều hàm với hệ thống cho nên nó sẽ chạy nhanh hơn. Mình nói thế không biết có đúng không mong anh Z0rr0 tiếp tục giải đáp.
Đã Trở Lại - Ăn Hại Hơn Trước
[Up] [Print Copy]
  [Discussion]   Bao giờ thì hết tuổi làm lập trình ? 03/08/2010 09:59:44 (+0700) | #4 | 217464
cvhainb
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 04/01/2007 14:32:38
Messages: 251
Offline
[Profile] [PM]

Z0rr0 wrote:

Đơn cử một ví dụ, khi tôi đăng tuyển lập trình hệ thống (yêu cầu về performance và mã tinh giản) dùng C++/VC++ thì nhiều bạn từ các trường ĐH lớn ứng cử với những thắc mắc tại sao không dùng .NET, PHP hay Flex vì chúng giúp "vẽ giao diện" nhanh và đẹp.
Anh em lập trình nghĩ sao về điều này? smilie 


- Công nghệ mới không phải cái gì cũng tốt.

Jino_Hoang wrote:
Riêng em thì em nghĩ rằng học lập trình không bao giờ có bờ bến đât liền cả. Mình lúc nào cũng trong tình trạng bơ vơ giữa đại dương. Những thành quả mà mình đạt được dù lớn lao nhưng cũng chỉ như cập được cái đảo hoang thôi. Sau khi khai phá nó rồi thì ta lại chán và cố gắng tìm vào đất liền hoặc cái đảo khác.
Còn như anh Z0rr0 nói ở phần cuối thì em có thể nghĩ là C++ hay VC++ đem lại một tư duy phong phú cho người lập trình, nó tương tác với hệ thống hốt hơn, chương trình dịch đơn giản và hỗ trợ nhiều hàm với hệ thống cho nên nó sẽ chạy nhanh hơn. Mình nói thế không biết có đúng không mong anh Z0rr0 tiếp tục giải đáp.
 


- Về tương tác với hệ thống, chương trình đơn giản và hỗ trợ nhiều hàm thì tớ nghĩ các công nghệ mới sẽ tốt hơn. Như đã nói ở trên, tuỳ thuộc vào yêu cầu gì mà mình sẽ phân tích và sau đó sẽ chọn một công nghệ thích hợp với yêu cầu.

phongtn wrote:
Vấn đề là khi tham gia một số diễn đàn tớ thấy rất nhiều bạn có suy nghĩ, làm lập trình thì cũng chỉ đến tầm 36,37 tuổi hoặc cùng lắm là 40, có một số vốn rồi sẽ ra mở 1 cty riêng có thể làm tiếp về IT or không, Okay, một hướng đi cũng khá tốt cho tương lai cá nhân .

Điều đáng nói là rất nhiều người đi đến suy nghĩ như vậy vì một lý do khi đã có tuổi, cụ thể là từ 35 trở lên, lập trình viên sẽ không còn đủ khả năng tư duy, ko còn khả năng nắm bắt nhanh, học hỏi những công nghệ mới...trở nên lỗi thời, lạc hậu, chưa nói đến áp lực từ cuộc sống gia đình, con cái khi ở vào cái tuổi đó .Và cuối cùng là phải từ bỏ công việc lập trình .

Tớ cũng không nghĩ nhiều đến việc này lắm cho đến thời gian gần đây, một số đồng nghiệp của tớ, họ hơn tớ cả về tuổi đời lần kinh nghiệm làm việc ... cũng đang có những suy nghĩ như vậy ?.Họ bắt đầu lo nghĩ đến tuổi tác, tương lai của mình, đôi khi còn dè chừng cả về những bạn trẻ mới bắt đầu tham gia vào công ty .Họ sợ những người trẻ có tư duy tốt hơn họ bây giờ, khả năng nắm bắt công nghệ nhanh nhạy hơn rồi một ngày nào đó khi họ đã có tuổi rồi sẽ vượt mặt họ .

Nếu ta quy chụp cho công việc lập trình là một công thức a+b=c nào đó .Để làm được cv lập trình cần có tư duy tốt, khả năng sáng tạo...Và khi mà ltv đã có tuổi, những yếu tố, kỹ năng đó ko còn tốt nữa, việc bị đào thải là quy luật tự nhiên mà một lập trình viên phải chấp nhận .Điều này có thật sự đúng ??? Những ltv nước ngoài họ có thể làm việc đến khi 5x hay 6x, ở Việt Nam thì sao ???
Mọi người hãy cùng cho ý kiền nhé smilie

Quan điểm của cá nhân tớ .
Coder, dev, leader... luôn luôn khác nhau .Luôn có một điểm khởi đầu cho bất cư công việc gì .Sau 2,3 năm code mỏi tay, mờ mắt ta mới có đủ kinh nghiêm, kiến thưc, khả năng tư duy 1 cách đúng đắn...trở thành 1 developer đúng nghĩa .Lâu hơn nữa, khi đã có thêm kinh nghiệm, khả năng quản lý...có thể là 1 leader...
Sau 10,20 năm làm lập trình, tư duy, sáng tạo...ko còn đủ nữa nhưng đam mê thì vẫn tràn đầy và những kinh nghiệm thì đâu phải dễ dàng mới có được .Tớ nghĩ điều này còn đáng quý hơn rất nhiều .
Tất nhiên nếu sau 10, 20 năm mãi mãi ta vẫn chỉ là 1 coder, chỉ đâu đánh đấy, tư duy hao mòn ko đủ khả năng đáp ứng y/c với công việc hiện tại thì từ bỏ cũng là điều dễ hiểu .
Về vấn dề kinh tế, áp lực cuộc sống... khi đã có tuổi tớ ko dám nói vì tớ là người trẻ, tớ có nhiệt huyết và tớ yêu cái cv lập trình mà tớ đang làm smilie .
Tớ ko nghĩ nhiều đến nó, sự thật thì tớ cũng chưa có nhiều áp lực để nghĩ đến những vấn đề phức tạp của cuộc sống .


 


- Càng có tuổi, càng kinh nghiệm. Với vấn đề về lập trình và tư duy thì tớ nghĩ "Gừng càng già, càng cay" đấy smilie
[Up] [Print Copy]
  [Discussion]   Bao giờ thì hết tuổi làm lập trình ? 03/08/2010 12:47:54 (+0700) | #5 | 217480
[Avatar]
Z0rr0
Q+WRtaW5pc3RyYXRvc+g

Joined: 14/08/2002 12:52:01
Messages: 1323
Location: Underground
Offline
[Profile] [PM] [WWW] [Yahoo!]

Jino_Hoang wrote:
Riêng em thì em nghĩ rằng học lập trình không bao giờ có bờ bến đât liền cả. Mình lúc nào cũng trong tình trạng bơ vơ giữa đại dương. Những thành quả mà mình đạt được dù lớn lao nhưng cũng chỉ như cập được cái đảo hoang thôi. Sau khi khai phá nó rồi thì ta lại chán và cố gắng tìm vào đất liền hoặc cái đảo khác.
Còn như anh Z0rr0 nói ở phần cuối thì em có thể nghĩ là C++ hay VC++ đem lại một tư duy phong phú cho người lập trình, nó tương tác với hệ thống hốt hơn, chương trình dịch đơn giản và hỗ trợ nhiều hàm với hệ thống cho nên nó sẽ chạy nhanh hơn. Mình nói thế không biết có đúng không mong anh Z0rr0 tiếp tục giải đáp.
 


Việc chán khi khai phá là do yếu tố con người, chứ kiến thức không bờ bến, càng đào sâu nó càng ra nhiều cái hay. Ít có ai dám tự tin nói rằng mình đã khám phá hết C++ và ứng dụng của nó, trừ những bạn thích chạy theo xu hướng "thời trang".
Về khía cạnh lập trình, một khi người ta đã thấm sâu tinh tuý của nó thì việc tiếp cận ngôn ngữ không còn là rào cản lớn, mà tuỳ mục đích mà người ta sử dụng một ngôn ngữ và công cụ thích hợp.

@cvhainb: Đơn cử như anh conmale, bận bịu đủ thứ mà lập trình vẫn sung mãn và đầy đam mê (Xin lỗi đã lôi anh conmale vào đây smilie )
Hibernating
[Up] [Print Copy]
  [Discussion]   Bao giờ thì hết tuổi làm lập trình ? 03/08/2010 20:43:10 (+0700) | #6 | 217529
phongtn
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 12/03/2010 10:21:58
Messages: 5
Offline
[Profile] [PM]

cvhainb wrote:

- Càng có tuổi, càng kinh nghiệm. Với vấn đề về lập trình và tư duy thì tớ nghĩ "Gừng càng già, càng cay" đấy smilie  

Yes, correct smilie
Nói thêm về những người trẻ (trong đó có tớ) .Trong các buổi giao lưu, trà đá cùng ae ở cty, khi nhắc đến các công nghệ mới đang nổi bật, những người trẻ luôn là người nhắc đến và "biết" đến nhiều công nghệ đang nổi bật nhất .
Còn trong công việc, khi gặp phải các khó khăn, cần đưa ra giải pháp cho một vấn đề hóc búa ...lại là luôn là những ltv gạo cội và những n như tớ khi đó chỉ còn biết listening and thinking smilie

Z0rr0 wrote:

Tôi nhận thấy có 1 chủ trương nhiều người đưa ra là giới trẻ cần nắm bắt nhanh với những công nghệ mới, điều này không sai nhưng có mặt trái của nó khi nhiều bạn trẻ tạo cho mình thói quen luôn chạy đua với cái mới một cách máy móc mà quên đi việc trau dồi cho nhuần nhuyễn những cái mình đang có và cần hơn cho bản thân và tập thể.  

Tớ đã học ở Aptech, và tớ cảm nhận điều này rõ ràng nhất trong cách đào tạo ở Aptech .
Đơn cử như chương trình học sắp tới của sv Aptech .Các bạn trẻ sẽ được đào tạo về Cloud Computing, ngay từ sem I smilie

Z0rr0 wrote:

Đơn cử một ví dụ, khi tôi đăng tuyển lập trình hệ thống (yêu cầu về performance và mã tinh giản) dùng C++/VC++ thì nhiều bạn từ các trường ĐH lớn ứng cử với những thắc mắc tại sao không dùng .NET, PHP hay Flex vì chúng giúp "vẽ giao diện" nhanh và đẹp.
Anh em lập trình nghĩ sao về điều này?
 

Tớ nghĩ vấn đề ở đây là giải pháp ?
Các ngôn ngữ lập trình hiện đại để có được như ngày hôm nay, cũng đã phải trải qua rất nhiều sự tiến hoá .
Cá nhân tớ luôn đề cao giá trị nền tảng, cốt lõi .Bài học này tớ đã thấm và chưa bao giờ dám quên, ngay từ ngày đầu tiên bước chân đi làm, khi đó vì mong muốn được làm java tớ đã cố gắng nhồi nhét thật nhiều công nghệ liên quan đến j2ee vào đầu .Nhưng khi bắt tay vào dự án, việc đầu tiên tớ phải làm lại chính là quay về nắm bắt thật chắc gốc rễ những kiến thức cơ bản đã học về giải thuật, hướng tư duy, oop...


[Up] [Print Copy]
  [Discussion]   Bao giờ thì hết tuổi làm lập trình ? 03/08/2010 21:30:26 (+0700) | #7 | 217542
[Avatar]
Jino_Hoang
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 09/04/2009 13:58:10
Messages: 239
Location: Mạng Internet
Offline
[Profile] [PM] [Yahoo!]

Z0rr0 wrote:
Ít có ai dám tự tin nói rằng mình đã khám phá hết C++ và ứng dụng của nó, trừ những bạn thích chạy theo xu hướng "thời trang".
Về khía cạnh lập trình, một khi người ta đã thấm sâu tinh tuý của nó thì việc tiếp cận ngôn ngữ không còn là rào cản lớn, mà tuỳ mục đích mà người ta sử dụng một ngôn ngữ và công cụ thích hợp.
@cvhainb: Đơn cử như anh conmale, bận bịu đủ thứ mà lập trình vẫn sung mãn và đầy đam mê (Xin lỗi đã lôi anh conmale vào đây smilie

Cái dòng màu đỏ đó. Cái mà anh nói em thấy ngày nay giới trẻ đang chạy theo nhiều. Những bạn tâm huyết với C/C++ ngày càng ít đi mặc dù nó còn rất nhiều ứng dụng. Các ngôn ngữ mới tiến đến đơn giản và dễ hiểu, dễ viết, dễ chạy và dễ sử dụng. Như vậy theo em là giảm đi tư duy lập trình của các lập trình viên. Em thực sự chẳng thích su hướng học để đi làm của Aptech. Chỉ có 2 năm mà học biết bao nhiều thứ, từ 1 người không biết gì về máy tính trở thành một người biết (nhưng không sâu) không dưới 5 ngôn ngữ và các công nghệ mới. Nói như vậy cũng xuất phát từ mong muốn của em sau khi học hết cấp III là 1 đi học Aptech rồi đi làm sau 2 năm, 2 là học một trường ĐH CNTT rồi học thêm ở Aptech sau 4-5 năm thực sự có nhiều kinh nghiệm về kĩ thuật. smilie Băn khoăn mà chưa có câu trả lời vì ông anh thi đô đại học CNTT nhưng không học mà lại đi học Aptech. Anh em nào có kinh nghiệm thì chia sẻ cùng em với.
Đã Trở Lại - Ăn Hại Hơn Trước
[Up] [Print Copy]
  [Discussion]   Bao giờ thì hết tuổi làm lập trình ? 03/08/2010 21:45:38 (+0700) | #8 | 217546
[Avatar]
H3x4
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 02/04/2009 00:03:16
Messages: 242
Offline
[Profile] [PM]
@Zorro: em không biết các bạn mà anh phỏng vấn ra sao, nhưng theo em biết và từ phía các bạn của em cũng là những người học năm cuối thì ý nghĩ đó ra hầu như rất ít( hoặc có thể do bạn em đi theo hướng hệ thống nhiều), việc những ngôn ngữ mới ra đời góp phần thuận lợi cho lập trình viên tuỳ nhiên càng ngày sẽ càng kéo ltv( lập trình viên) ra xa khỏi cái "cốt lõi" của một hệ thống, cái gì cũng vậy thôi, càng tiện lợi dễ dàng thì sẽ mất đi nhiều thứ khác, trong đó có hiệu năng của hệ thống, càng sử dụng những ngôn ngữ ở cấp thấp như C hay Assembly sẽ càng nâng cao được hiệu suất của sản phẩm.

Về chuyện khám phá hết một ngôn ngữ hay không không quan trọng, mình sử dụng ngôn ngữ giống như một công cụ thôi, có người xài dao để cắt cá, có người khác để chẻ củi, cái quan trọng là mình tận dụng được hiệu năng tối đa của ngôn ngữ đó trong chính cái công việc mà mình sử dụng nó thôi. Việc sử dụng ngôn ngữ cũng nhưa lựa chọn công cụ cho công việc, công việc có nhanh chóng hoàn thành, chất luơng cao hay thấp, hiệu suất tốt hay không... tuỳ vào cách mình chọn ngôn ngữ nào để sử dụng.

@Jino_Hoang: hồi trước mình cũng có coi qua giáo trình (mục lục thôi) của Aptech và mấy trung tâm khác, mình thấy một điều rõ ràng là họ dạy ra những lập trình viên thuần tuý, code và code, học một lúc nhiều ngôn ngữ, làm nhiều dự án. Mình không dám lạm bàn chuyện đó đúng hay sai trong lúc này vì mình chưa có khả năng đó, tuy nhiên đối với bản thân mình không thích cách học như vậy, một mặt nó đưa người học vào một cõi với toàn code là code, mặt khác làm mất đi khả năng tư duy về một vấn đề trước khi code. Cái này nếu vào trong đại học thì sẽ được dạy những kiến thức chung nhất, nền tảng cơ bản và nguyên lí hoạt động cho mọi thứ, dựa vào những thứ này mình có thể tuỳ ý mà sử dụng nhưng cái quan trọng nhất mà mình học được đó là khả năng phân tích cũng như giải quyết vấn đề trước khi bắt tay vào lập trình và chọn ngôn ngữ nào làm công cụ.
[Up] [Print Copy]
  [Discussion]   Bao giờ thì hết tuổi làm lập trình ? 03/08/2010 22:04:38 (+0700) | #9 | 217548
[Avatar]
Z0rr0
Q+WRtaW5pc3RyYXRvc+g

Joined: 14/08/2002 12:52:01
Messages: 1323
Location: Underground
Offline
[Profile] [PM] [WWW] [Yahoo!]

phongtn wrote:

Tớ đã học ở Aptech, và tớ cảm nhận điều này rõ ràng nhất trong cách đào tạo ở Aptech .
Đơn cử như chương trình học sắp tới của sv Aptech .Các bạn trẻ sẽ được đào tạo về Cloud Computing, ngay từ sem I smilie 

Thật sự mà nói Cloud Computing không phải là gì mới mẻ, bạn có thể dễ dàng tìm thấy những thông tin rất chi tiết và dễ hiểu ở các trang IBM hoặc Amazon. Do vậy không hiểu Aptech bắt học viên bỏ tiền bạc và thời gian vài tháng học những gì, thiết kế một hạ tầng cloud hay chỉ đơn giản giới thiệu cách sử dụng một dịch vụ cloud đã có sẵn. Xin lỗi vì trước giờ tôi vốn thành kiến với các trường đào tạo "cấp tốc", mặc dù hiểu rằng Aptech cũng góp phần thực dụng hoá kiến thức của sinh viên cho phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp. Nhưng theo tôi, chỉ có một số không nhiều sinh viên ra trường làm việc được, khi mà họ chịu đầu tư thêm gấp đôi hoặc hơn thời gian học ở trường cho việc tự tìm tòi và trau dồi kiến thức.

phongtn wrote:

Tớ nghĩ vấn đề ở đây là giải pháp ?
Các ngôn ngữ lập trình hiện đại để có được như ngày hôm nay, cũng đã phải trải qua rất nhiều sự tiến hoá .
Cá nhân tớ luôn đề cao giá trị nền tảng, cốt lõi .Bài học này tớ đã thấm và chưa bao giờ dám quên, ngay từ ngày đầu tiên bước chân đi làm, khi đó vì mong muốn được làm java tớ đã cố gắng nhồi nhét thật nhiều công nghệ liên quan đến j2ee vào đầu .Nhưng khi bắt tay vào dự án, việc đầu tiên tớ phải làm lại chính là quay về nắm bắt thật chắc gốc rễ những kiến thức cơ bản đã học về giải thuật, hướng tư duy, oop...
 

Nắm bắt gốc rễ để đi lên thì luôn là hướng đúng đắn. Hoan nghênh điều đó smilie
Chuyện đáng bàn là nhiều bạn trẻ vào học CNTT và ra trường mà vẫn hiểu lơ mơ về cái nghề mà mình đi theo. Họ cho rằng cứ xin việc đi rồi công ty sẽ đào tạo họ, nhưng thực tế không phải doanh nghiệp nào cũng muốn điều đó. Cái họ cần là từ 2-4 năm ở trường, sinh viên phải nắm vững thế nào là phần mềm, hệ điều hành, mạng.. cách chúng phối hợp hoạt động, cách mà một phần mềm được hình thành và hoạt động thế nào là tốt, thế nào là chưa tốt. Tại sao người ta khuyên sinh viên nên tiếp cận C/C++ trước những ngôn ngữ khác...

Jino_Hoang wrote:
Những bạn tâm huyết với C/C++ ngày càng ít đi mặc dù nó còn rất nhiều ứng dụng. Các ngôn ngữ mới tiến đến đơn giản và dễ hiểu, dễ viết, dễ chạy và dễ sử dụng. Như vậy theo em là giảm đi tư duy lập trình của các lập trình viên. Em thực sự chẳng thích su hướng học để đi làm của Aptech. Chỉ có 2 năm mà học biết bao nhiều thứ, từ 1 người không biết gì về máy tính trở thành một người biết (nhưng không sâu) không dưới 5 ngôn ngữ và các công nghệ mới. Nói như vậy cũng xuất phát từ mong muốn của em sau khi học hết cấp III là 1 đi học Aptech rồi đi làm sau 2 năm, 2 là học một trường ĐH CNTT rồi học thêm ở Aptech sau 4-5 năm thực sự có nhiều kinh nghiệm về kĩ thuật. smilie Băn khoăn mà chưa có câu trả lời vì ông anh thi đô đại học CNTT nhưng không học mà lại đi học Aptech. Anh em nào có kinh nghiệm thì chia sẻ cùng em với 

Có lẽ ông anh của em cần tìm việc là sớm nên chọn Aptech cho nhanh.
Hãy so sánh thử giữa 2 người, một người có 2 năm học nghiêm túc ở Aptech và người kia có 4 năm học cũng rất nghiêm túc ở 1 trường ĐH chính qui về CNTT thì doanh nghiệp sẽ chọn người nào smilie

Việc học trong ngần ấy thời gian không có gì sai, nhưng sau đó thành công ở mức nào tuỳ thuộc hoàn toàn vào bản thân của người đó khi họ phải chọn cho mình 1 hướng và làm sao cho mình thật sự làm chủ nó.
Vậy nên trong khi học, cách tốt nhất là bên cạnh việc trau dồi kiến thức nền tảng, sinh viên cần tham gia trực tiếp vào một hãng sản xuất phần mềm nào đó để tích luỹ thêm kinh nghiệm, cân nhắc và chọn cho mình 1 hướng đi đúng.
Hibernating
[Up] [Print Copy]
  [Discussion]   Bao giờ thì hết tuổi làm lập trình ? 04/08/2010 04:34:12 (+0700) | #10 | 217562
[Avatar]
conmale
Administrator

Joined: 07/05/2004 23:43:15
Messages: 9353
Location: down under
Offline
[Profile] [PM]
Tình hình CNTT VN vẫn còn rất non trẻ và vẫn chưa ở vị trí ổn định (established) cho nên rất khó đánh giá tương lai của coders. Ở Úc (nơi tớ định cư) thì tình hình hoàn toàn khác vì nền CNTT của họ đã có từ lâu và đã ổn định. Theo tớ thấy, cho đến nay

- Vẫn còn những lập trình viên cổ lổ sĩ (60+) vẫn còn là lập trình viên Cobol (mặc dù công việc của họ chán phèo).

- Lứa tuổi từ 35 đến 55 hầu hết nghiêng về hướng thiết kế và chỉ đạo kỹ thuật (solution architecture hoặc sofware architecture) và phần lớn họ vẫn code. Tuy nhiên việc coding chiếm thời gian không nhiều trong tổng số thời gian của họ. Họ thường chịu trách nhiệm "code review" hoặc xử lý những tình huống đặc biệt.

- Lứa tuổi từ 20 đến 35 là lực lượng coding chủ đạo, sai đâu đánh đó nhưng trong số này cũng có những cá nhân cực giỏi về thiết kế và chỉ đạo kỹ thuật.

Xét trên khía cạnh tuổi tác thì thấy đa số càng lớn tuổi lập trình viên càng kinh nghiệm, sâu sắc nhưng càng lúc càng mòn góc độ sáng tạo. Tuy nhiên, cá tính và môi trường xung quanh vẫn là hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến "tuổi lập trình". Nếu cá tính ấy nghiêng hẳn về phía thích táy máy với code (thật sự mê coding) thì "tuổi lập trình" của họ kéo dài hầu như không giới hạn. Nếu cá nhân ấy làm việc hoặc có đám bạn bè "say" coding hoặc thường xuyên trao đổi với nhau về những phát triển mới của công nghệ hoặc những vấn đề "gai góc" trong kỹ thuật thì "tuổi lập trình" cũng kéo dài đáng kể.

Nói tóm lại, "tuổi lập trình" không chỉ đơn giản thay đổi theo tỉ lệ thuận với tuổi đời mà còn có nhiều yếu tố khách quan và chủ quan nữa. Riêng với những ai chọn nghiệp "gõ code" thì đừng bi quan hoặc hoang mang vì nên biết rằng: sống xuyên qua CNTT suốt 20 - 30 năm trời không phải là chuyện tầm thường.
What bringing us together is stronger than what pulling us apart.
[Up] [Print Copy]
  [Discussion]   Bao giờ thì hết tuổi làm lập trình ? 15/08/2010 20:00:03 (+0700) | #11 | 218437
[Avatar]
haipt
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 20/08/2004 19:48:44
Messages: 165
Location: Hải phòng
Offline
[Profile] [PM] [WWW]

Z0rr0 wrote:
Tôi nhận thấy có 1 chủ trương nhiều người đưa ra là giới trẻ cần nắm bắt nhanh với những công nghệ mới, điều này không sai nhưng có mặt trái của nó khi nhiều bạn trẻ tạo cho mình thói quen luôn chạy đua với cái mới một cách máy móc mà quên đi việc trau dồi cho nhuần nhuyễn những cái mình đang có và cần hơn cho bản thân và tập thể.

Đơn cử một ví dụ, khi tôi đăng tuyển lập trình hệ thống (yêu cầu về performance và mã tinh giản) dùng C++/VC++ thì nhiều bạn từ các trường ĐH lớn ứng cử với những thắc mắc tại sao không dùng .NET, PHP hay Flex vì chúng giúp "vẽ giao diện" nhanh và đẹp.
Anh em lập trình nghĩ sao về điều này? smilie 

Ví dụ đưa ra và nội dung thảo luận chả ăn nhập với nhau .Đương nhiên bạn tuyển skill về lập trình hệ thống, performance và mã tinh giản thì thì thắc mắc tại sao không dùng .NET,PHP,Plex. hoá ra dở hơi smilie .
Thêm,giả sử bạn tuyển thợ để maintain một dự án Web,skill cần am hiểu sâu về design patern, spring, hibernate, strut... thì bạn có dám tuyển một đồng chí code C++ cực giỏi nhưng chưa từng làm web, chưa từng biết html không... rõ ràng ông nào mà thắc mắc "sao anh không dùng C++ cho cool, cho performance" thì đầu óc chắc có vấn đề
Tóm lại là việc lập trình hay nghiên cứu xyz gì chăng nữa thì mục tiêu cũng là kiếm tiền, mà muốn kiếm tiền phải có khách hàng, phải có sản phẩm, mà muốn có sản phẩm ngon thì thì phải tìm đúng nhân lực có skill thích hợp.
TB:tôi e việc bạn cho rằng ".NET hay PHP. flexh chỉ giúp vẽ giao diện nhanh và đẹp " sẽ làm nhiều bạn ngộ nhận công ty của bạn chưa có dự án .net nào ra hồn hoặc chẳng có ai biết code PHP,NET cả
[Up] [Print Copy]
  [Discussion]   Bao giờ thì hết tuổi làm lập trình ? 15/08/2010 20:21:25 (+0700) | #12 | 218441
[Avatar]
haipt
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 20/08/2004 19:48:44
Messages: 165
Location: Hải phòng
Offline
[Profile] [PM] [WWW]

conmale wrote:
Tình hình CNTT VN vẫn còn rất non trẻ và vẫn chưa ở vị trí ổn định (established) cho nên rất khó đánh giá tương lai của coders. Ở Úc (nơi tớ định cư) thì tình hình hoàn toàn khác vì nền CNTT của họ đã có từ lâu và đã ổn định. Theo tớ thấy, cho đến nay
 

Em thì nghĩ hơi khác chút, hiện tại CNTT ở VN đã dần ổn định, số lượng lập trình viên ở VN cũng khá đông và ngày càng tăng theo VINASA ước tính khoảng 45.000 ( tính đến năm 2009 ), tuy nhiên theo các nguồn thông kê khác thì <= 20K lập trình viên . Trích từ www.chodua.com
"Ở VN có khoảng 800 công ty IT, nhưng chỉ có 400 công ty phần mềm thực sự lập trình (write code, debug, compile, debug and sell) ngoài ra có khoảng 200 công ty, tổ chức có một nhóm lập trình in-house.
Quy mô các công ty phần mềm Việt nam là nhỏ:
số lượng lập trình viên khoảng 10-30 người.
Chỉ có khoảng 20 công ty có trên 100 người. Lớn nhất là FPT khoảng 1100-1300 lập trình viên (không tính tester, phiên dịch...). Khoảng 5 công ty khác có số developer dao động quanh mức 200-500.
Như vậy làm phép tính như sau: 380*20 + 5*350+ 15*200 + 1200 = 13550.
Như vậy lập trình viên ở VN chỉ ở mức 13550.
Con sồ những người đã từng lập trình nay làm chức vụ cao hơn hoặc chuyển ngành sẽ gấp 4-5 lần con số này nhưng tại thời điểm hiện tại, họ chả viết một dòng code nào. "==> con số 45K VINASA đưa ra cũng khá chính xác .

Hiện tai ở Việt nam có hai xu hướng làm PM là : outsourcing ( chiếm phần lớn là FSOFT, VietSoftware, Tinh Van) và pakage ( BKAV ,Viettel , VTC,Misa ....) số lượng nguồn lực outsource trong những năm tới vẫn còn cần rất nhiều và chưa có dấu hiệu chạm đỉnh.Các công ty như Vietel,VTC đều có kế hoạch tuyển dụng nhân lực lên tới hàng ngàn vào những năm tới.Giá trị các hợp đồng phần mềm cũng ngày một tăng ( cao điểm lên tới 10M $ -FSOFT ) .Như vậy cũng lên có lý do để tin tưởng vào nền CPMN của VN chứ nhỉ smilie

[Up] [Print Copy]
  [Discussion]   Bao giờ thì hết tuổi làm lập trình ? 15/08/2010 20:34:59 (+0700) | #13 | 218442
[Avatar]
haipt
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 20/08/2004 19:48:44
Messages: 165
Location: Hải phòng
Offline
[Profile] [PM] [WWW]

phongtn wrote:

Điều đáng nói là rất nhiều người đi đến suy nghĩ như vậy vì một lý do khi đã có tuổi, cụ thể là từ 35 trở lên, lập trình viên sẽ không còn đủ khả năng tư duy, ko còn khả năng nắm bắt nhanh, học hỏi những công nghệ mới...trở nên lỗi thời, lạc hậu, chưa nói đến áp lực từ cuộc sống gia đình, con cái khi ở vào cái tuổi đó .Và cuối cùng là phải từ bỏ công việc lập trình .

 

Chủ topic nhầm lẫn thế nào ấy chứ smilie
Từ 35 tuổi tuổi trở lên, nếu là senior Dev. , Technical Expert cũng lương tầm 700-1000$,nếu là PM ngon thì 1500 -2000 , mua nhà mua đất Hà Nội thì khó chứ nuôi vợ con ..chuyện nhỏ .
Thực ra cũng đúng một phần thôi, do VN chủ yếu vẫn outsource là nhiều, out source thì gần như code theo quy trình , vài năm đầu còn cảm thấy thích, sau 3 năm nhiều bạn không phát triển lên được, bị lớp đàn em bám đuổi ( mà của đáng tội giờ chúng nó học hỏi nhanh lắm smilie , ức chế dẫn đến chuyển công việc khác cũng nhiều
[Up] [Print Copy]
  [Discussion]   Bao giờ thì hết tuổi làm lập trình ? 15/08/2010 23:11:10 (+0700) | #14 | 218454
[Avatar]
Z0rr0
Q+WRtaW5pc3RyYXRvc+g

Joined: 14/08/2002 12:52:01
Messages: 1323
Location: Underground
Offline
[Profile] [PM] [WWW] [Yahoo!]

haipt wrote:
Ví dụ đưa ra và nội dung thảo luận chả ăn nhập với nhau .Đương nhiên bạn tuyển skill về lập trình hệ thống, performance và mã tinh giản thì thì thắc mắc tại sao không dùng .NET,PHP,Plex. hoá ra dở hơi smilie .
Thêm,giả sử bạn tuyển thợ để maintain một dự án Web,skill cần am hiểu sâu về design patern, spring, hibernate, strut... thì bạn có dám tuyển một đồng chí code C++ cực giỏi nhưng chưa từng làm web, chưa từng biết html không... rõ ràng ông nào mà thắc mắc "sao anh không dùng C++ cho cool, cho performance" thì đầu óc chắc có vấn đề
Tóm lại là việc lập trình hay nghiên cứu xyz gì chăng nữa thì mục tiêu cũng là kiếm tiền, mà muốn kiếm tiền phải có khách hàng, phải có sản phẩm, mà muốn có sản phẩm ngon thì thì phải tìm đúng nhân lực có skill thích hợp.
TB:tôi e việc bạn cho rằng ".NET hay PHP. flexh chỉ giúp vẽ giao diện nhanh và đẹp " sẽ làm nhiều bạn ngộ nhận công ty của bạn chưa có dự án .net nào ra hồn hoặc chẳng có ai biết code PHP,NET cả  


À, tôi muốn mở rộng ra một chút từ ý "bao giờ hết tuổi lập trình", bản thân tôi chưa bao giờ cho rằng ".NET hay PHP. flexh chỉ giúp vẽ giao diện nhanh và đẹp ", có lẽ bồ nên đọc kĩ nội dung tôi viết smilie. Điều tôi đề cập trong ví dụ là khi tôi đăng tuyển vị trí tôi đang cần thì nhiều bạn từ những trường đào tạo kĩ sư phần mềm danh tiếng tự tin ứng tuyển với suy nghĩ dường như "bị đào tạo" không đến nơi đến chốn, mặc dù điểm số khi ra trường khá cao. Kinh nghiệm bản thân khi tuyển một ai của tôi là khi nghe 1 ứng viên cho rằng một ngôn ngữ này tệ, ngôn ngữ kia quá tốt thì thường tôi sẽ cho anh/chị đó một điểm trừ ngay vì những người có quan điểm đó làm tôi mất thời gian uốn nắn lại.
Ý kiến cho rằng "việc lập trình hay nghiên cứu xyz gì chăng nữa thì mục tiêu cũng là kiếm tiền" cũng không sai nhưng khá chủ quan, nếu ai cũng gắn với suy nghĩ đó thì công việc nghề lập trình chẳng còn gì thú vị, rồi sẽ như bồ đề cập, sau 3 năm hoặc có 30 năm cũng chẳng đi đến đâu.

haipt wrote:
Hiện tai ở Việt nam có hai xu hướng làm PM là : outsourcing ( chiếm phần lớn là FSOFT, VietSoftware, Tinh Van) và pakage ( BKAV ,Viettel , VTC,Misa ....) số lượng nguồn lực outsource trong những năm tới vẫn còn cần rất nhiều và chưa có dấu hiệu chạm đỉnh.Các công ty như Vietel,VTC đều có kế hoạch tuyển dụng nhân lực lên tới hàng ngàn vào những năm tới.Giá trị các hợp đồng phần mềm cũng ngày một tăng ( cao điểm lên tới 10M $ -FSOFT ) .Như vậy cũng lên có lý do để tin tưởng vào nền CPMN của VN chứ nhỉ  

Thông tin về FSoft có lẽ đúng vì hình như bồ là "tín đồ" của họ smilie, còn những công ty khác bồ có thể chia sẻ nguồn tham khảo không? Cảm ơn.
Lâu rồi không vào VINASA www.vinasa.org.vn), hôm nay liếc qua thấy Google báo "Trang web này có thể gây hại cho máy tính của bạn.". Ôi bộ mặt của Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm VN!

PS. Tôi hơi ngờ ngợ tí khi thấy bồ bỏ các loại dấu .,smilie) cứ cách khoảng trắng (hoặc khi cần thì không có) so với các từ mà theo tôi là không hợp lý và hơi khó đọc, đôi khi vài thuật ngữ English cũng chưa đúng. Bồ xem lại coi phải không nhé!
Thắc mắc thêm, FPT Software gọi tắt là FSOFT hay FSoft thế?
Hibernating
[Up] [Print Copy]
  [Discussion]   Bao giờ thì hết tuổi làm lập trình ? 15/08/2010 23:34:41 (+0700) | #15 | 218456
[Avatar]
Z0rr0
Q+WRtaW5pc3RyYXRvc+g

Joined: 14/08/2002 12:52:01
Messages: 1323
Location: Underground
Offline
[Profile] [PM] [WWW] [Yahoo!]

haipt wrote:
Từ 35 tuổi tuổi trở lên, nếu là senior Dev. , Technical Expert cũng lương tầm 700-1000$,nếu là PM ngon thì 1500 -2000 , mua nhà mua đất Hà Nội thì khó chứ nuôi vợ con ..chuyện nhỏ .
Thực ra cũng đúng một phần thôi, do VN chủ yếu vẫn outsource là nhiều, out source thì gần như code theo quy trình , vài năm đầu còn cảm thấy thích, sau 3 năm nhiều bạn không phát triển lên được, bị lớp đàn em bám đuổi ( mà của đáng tội giờ chúng nó học hỏi nhanh lắm smilie , ức chế dẫn đến chuyển công việc khác cũng nhiều 


Bồ vừa lộ mức lương của .. chính mình, khi làm việc ở công ty bồ có đọc kĩ NDA và kí chưa ?! smilie
Việc chuyển việc phụ thuộc nhiều yếu tố, ngoại trừ những lý do riêng liên quan đến gia đình, kinh doanh riêng, vv thì sau đây là vài ví dụ:
- Thiếu hiểu biết và định hướng nghề nghiệp ngay từ khi vào học ĐH hoặc 1 trường đào tạo, dẫn đến việc chọn sai nghề.
- Thời gian mới bước vào làm việc cũng là thời gian rất thuận lợi để học hỏi và phát triển bản thân lẫn tập thể. Đó là quãng thời gian bạn được va chạm với môi trường thật sự, khách hàng thật, ứng dụng kĩ thuật vào thực tế. Nếu không vượt qua được đương nhiên bị đào thải.
- Đứng núi này trông núi nọ: Nhiều bạn "ăn chưa no lo chưa tới" và chất chứa quá nhiều suy nghĩ vụ lợi cá nhân trong đầu thường hay so sánh những gì mình đang có với những gì thằng bạn mình đang có ở công ty bên cạnh. Đến lúc nào đó "giọt nước tràn ly" thì "nhảy", mặc dù có thể nơi mình đang làm việc đang gặp nhiều khó khăn về kinh doanh. Những người vượt qua được khó khăn và cùng con thuyền mình đang đứng vượt qua cơn bão luôn nhân được những kết quả tốt đẹp.
Hibernating
[Up] [Print Copy]
  [Discussion]   Bao giờ thì hết tuổi làm lập trình ? 15/08/2010 23:56:47 (+0700) | #16 | 218457
[Avatar]
haipt
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 20/08/2004 19:48:44
Messages: 165
Location: Hải phòng
Offline
[Profile] [PM] [WWW]
"
PS. Tôi hơi ngờ ngợ tí khi thấy bồ bỏ các loại dấu .,) cứ cách khoảng trắng (hoặc khi cần thì không có) so với các từ mà theo tôi là không hợp lý và hơi khó đọc, đôi khi vài thuật ngữ English cũng chưa đúng. Bồ xem lại coi phải không nhé!
Thắc mắc thêm, FPT Software gọi tắt là FSOFT hay FSoft thế?

==>
Srry! nếu có lỗi typing thì tiện tôi báo luôn là cái html editor của HVA có vấn đề,nên bồ thấy tôi ko thể trích dẫn hết bài viết dc và mỗi bài viết chỉ giới hạn số ít dòng mà thôi vì nếu có quá nhiều dòng thì con trỏ nhảy loạn về đầu khi di đến các dòng dưới cùng trong chế độ soạn thảo full . .Hơn nữa tôi cũng ko có nhiều time mà uốn nắn câu chữ đâu ,nhiều khi type theo thói quen thôi .Tôi dùng Win server 2008, IE 8
Còn thông tin của Viettel, VTC,MISA,Microsoft VN ..etc tôi vẫn nắm được vì tôi có nhiều bạn bè ở đó lên ko có gì đáng ngạc nhiên cả. Ai làm lâu năm chả vậy ,vài năm đầu thì đam mê, hăng say... những năm sau thì phải suy nghĩ lại. Suy cho cùng mục đích làm việc... cũng là để kiếm tiền nuôi gia đình...etc.








[Up] [Print Copy]
  [Discussion]   Bao giờ thì hết tuổi làm lập trình ? 16/08/2010 09:18:22 (+0700) | #17 | 218481
[Avatar]
conmale
Administrator

Joined: 07/05/2004 23:43:15
Messages: 9353
Location: down under
Offline
[Profile] [PM]

haipt wrote:

conmale wrote:
Tình hình CNTT VN vẫn còn rất non trẻ và vẫn chưa ở vị trí ổn định (established) cho nên rất khó đánh giá tương lai của coders. Ở Úc (nơi tớ định cư) thì tình hình hoàn toàn khác vì nền CNTT của họ đã có từ lâu và đã ổn định. Theo tớ thấy, cho đến nay
 

Em thì nghĩ hơi khác chút, hiện tại CNTT ở VN đã dần ổn định, số lượng lập trình viên ở VN cũng khá đông và ngày càng tăng theo VINASA ước tính khoảng 45.000 ( tính đến năm 2009 ), tuy nhiên theo các nguồn thông kê khác thì <= 20K lập trình viên . Trích từ www.chodua.com
"Ở VN có khoảng 800 công ty IT, nhưng chỉ có 400 công ty phần mềm thực sự lập trình (write code, debug, compile, debug and sell) ngoài ra có khoảng 200 công ty, tổ chức có một nhóm lập trình in-house.
Quy mô các công ty phần mềm Việt nam là nhỏ:
số lượng lập trình viên khoảng 10-30 người.
Chỉ có khoảng 20 công ty có trên 100 người. Lớn nhất là FPT khoảng 1100-1300 lập trình viên (không tính tester, phiên dịch...). Khoảng 5 công ty khác có số developer dao động quanh mức 200-500.
Như vậy làm phép tính như sau: 380*20 + 5*350+ 15*200 + 1200 = 13550.
Như vậy lập trình viên ở VN chỉ ở mức 13550.
Con sồ những người đã từng lập trình nay làm chức vụ cao hơn hoặc chuyển ngành sẽ gấp 4-5 lần con số này nhưng tại thời điểm hiện tại, họ chả viết một dòng code nào. "==> con số 45K VINASA đưa ra cũng khá chính xác .

Hiện tai ở Việt nam có hai xu hướng làm PM là : outsourcing ( chiếm phần lớn là FSOFT, VietSoftware, Tinh Van) và pakage ( BKAV ,Viettel , VTC,Misa ....) số lượng nguồn lực outsource trong những năm tới vẫn còn cần rất nhiều và chưa có dấu hiệu chạm đỉnh.Các công ty như Vietel,VTC đều có kế hoạch tuyển dụng nhân lực lên tới hàng ngàn vào những năm tới.Giá trị các hợp đồng phần mềm cũng ngày một tăng ( cao điểm lên tới 10M $ -FSOFT ) .Như vậy cũng lên có lý do để tin tưởng vào nền CPMN của VN chứ nhỉ smilie

 


Những thông tin em đưa ra ở đây có thể đúng nhưng nó không hoàn toàn nằm trong biên độ nhận xét của anh "Tình hình CNTT VN vẫn còn rất non trẻ và vẫn chưa ở vị trí ổn định". Góc nhìn của anh nghiêng về hướng chiến lược quốc gia (cho cả ngành CNTT) hơn là những hiện tượng tự phát trong ngành CNTT. Hơn nữa, những thống kê em đưa ra chỉ minh hoạ một phần của mảng lập trình.

Theo anh biết, có khá nhiều các công ty từ châu Âu và Úc vô đầu tư làm "outsource" về lập trình nhưng họ dần dần rút lui vì họ không thấy tiềm năng lâu dài. Những công ty ấy đấu không lại các công ty outsource ở dạng này bên Ấn Độ. Nếu chỉ xét đến thị phần trong nước và chỉ để phục vụ cho nhu cầu doanh nghiệp trong nước ở thời điểm hiện tại thì mảng lập trình có thị phần quá bé nhỏ. Nếu nhìn ra thì trường bên ngoài để đẩy mạnh "outsource" đúng nghĩa thì e rằng đấu không lại Ấn.

Riêng với các mảng CNTT khác thì theo anh biết, những doanh nghiệp lớn nước ngoài họ outsource bên ngoài hoàn toàn và không có mấy doanh nghiệp sử dụng nguồn dịch vụ bên trong VN bởi vì họ cho biết rằng dịch vụ bên trong VN chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của họ (anh biết điều này vì anh có đụng chạm với vài công ty outsource muốn vào VN để hoạt động). Theo anh, "non trẻ" ở đây nằm ở chỗ CNTT VN chưa có thị phần trên thế giới hoặc chưa có những phát triển ở mức độ nước ngoài "mò vào" để tìm dịch vụ từ VN. Lập trình thì VN mình rất mạnh mảng php và .NET (ở mặt sử dụng rộng) nhưng xét ở mặt giải pháp cho enterprise thì chưa có.
What bringing us together is stronger than what pulling us apart.
[Up] [Print Copy]
  [Discussion]   Bao giờ thì hết tuổi làm lập trình ? 16/08/2010 10:39:37 (+0700) | #18 | 218485
[Avatar]
Z0rr0
Q+WRtaW5pc3RyYXRvc+g

Joined: 14/08/2002 12:52:01
Messages: 1323
Location: Underground
Offline
[Profile] [PM] [WWW] [Yahoo!]

conmale wrote:
Theo anh biết, có khá nhiều các công ty từ châu Âu và Úc vô đầu tư làm "outsource" về lập trình nhưng họ dần dần rút lui vì họ không thấy tiềm năng lâu dài. Những công ty ấy đấu không lại các công ty outsource ở dạng này bên Ấn Độ. Nếu chỉ xét đến thị phần trong nước và chỉ để phục vụ cho nhu cầu doanh nghiệp trong nước ở thời điểm hiện tại thì mảng lập trình có thị phần quá bé nhỏ. Nếu nhìn ra thì trường bên ngoài để đẩy mạnh "outsource" đúng nghĩa thì e rằng đấu không lại Ấn. 
Về mảng lập trình, theo em có một số nguyên nhân khiến các nhà đầu tư "ngại" khi đầu tư lâu dài ở VN:
- Chất lượng nhân công: VN có không ít kĩ sư thiết kế và lập trình giỏi, nhưng cũng có rất nhiều người chưa đủ kiến thức làm việc mặc dù đã được đào tạo từ trường lớp đàng hoàng. Họ ra trường với tư duy phụ thuộc vào công cụ, máy móc nhiều hơn là phát huy sáng tạo và thực hiện công việc một cách chính xác và bài bản. Như vậy khi đối diện với những dự án hóc búa đến từ nước ngoài (điển hình như Nhật Bản hay Mỹ) họ sẽ bị "dội". Để làm được, nhiều công ty phải đầu tư tốn kém để đào tạo lại từ đầu.
- Ý thức trách nhiệm khi làm việc: Thực tế làm việc với nhiều bạn trẻ, mặc dù họ có thể giỏi nhưng không nhiều người hiểu và làm tròn trách nhiệm được giao. Lấy ví dụ khi được giao thực hiện một màn hình (form), họ phải hoàn thành trọn vẹn việc thiết kế đúng yêu cầu của khách hàng, layout chính xác đến từng pixel, validate từng field và ý thức được những việc phát sinh xung quanh form của mình. Nhìn chung không nhiều người hiểu cách làm việc chi tiết (người nước ngoài hay nói là Attention in detail) và dám tự tin đóng cái mác "Made by ABC" vào sản phẩm mình đưa ra mà chỉ hài lòng ở mức tương đối. Công ty một lần nữa phải chịu sự phàn nàn của khách hàng và đào tạo lại.
- Chính sách, thủ tục dành cho việc kinh doanh đến từ các cấp quản lý còn quá nhiều bất cập, rườm rà: Mặc dù nhà nước đã thực hiện nhiều cải tiến nhưng thực tế ở mỗi diễn đàn hoặc hội thảo cho các nhà đầu tư nước ngoài, họ luôn đặt vấn đề này lên hàng đầu bên cạnh việc giáo dục chất lượng.
- Giá cả: Chi phí dành cho một LTV ở VN được cho là rất thấp nhưng thực tế nhiều hãng phần mềm ở TQ hoặc Ấn còn cho giá thấp hơn và chất lượng không thua kém. Với nền tảng mà họ có thì nhiều nhà đầu tư khó chọn VN nếu mình không có các yếu tố thu hút khác.

conmale wrote:
Riêng với các mảng CNTT khác thì theo anh biết, những doanh nghiệp lớn nước ngoài họ outsource bên ngoài hoàn toàn và không có mấy doanh nghiệp sử dụng nguồn dịch vụ bên trong VN bởi vì họ cho biết rằng dịch vụ bên trong VN chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của họ (anh biết điều này vì anh có đụng chạm với vài công ty outsource muốn vào VN để hoạt động). Theo anh, "non trẻ" ở đây nằm ở chỗ CNTT VN chưa có thị phần trên thế giới hoặc chưa có những phát triển ở mức độ nước ngoài "mò vào" để tìm dịch vụ từ VN. Lập trình thì VN mình rất mạnh mảng php và .NET (ở mặt sử dụng rộng) nhưng xét ở mặt giải pháp cho enterprise thì chưa có. 
Theo em, LTV trong nước cũng mạnh ở nhiều mảng khác không hẳn chỉ với PHP hay .NET. Tuy nhiên hoặc họ không có đất dụng võ, phải đi ra nước ngoài làm việc hoặc chuyển nghề.
Có cảm giác VN đang cố tìm mọi cách đào tạo ra thật nhiều thợ tay ngang mà ít thợ tay nghề cao.
Hibernating
[Up] [Print Copy]
  [Discussion]   Bao giờ thì hết tuổi làm lập trình ? 16/08/2010 11:02:03 (+0700) | #19 | 218489
tuenhan
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 06/05/2010 11:01:44
Messages: 13
Offline
[Profile] [PM]
Tôi đồng ý với Conmale.

- Bên cạnh những con số khá "impressive" về chuyên viên CNTT trong nước, có lẽ mình chỉ có thể dđm được trên đầu ngón tay những chuyên gia trong các cấp cao hơn như system designer trở lên tới các cấp lãnh đạo IT. Vì vậy, ngay cả những CSDL có độ chính xác và đáp ứng các yêu cầu để có đủ tính pháp lý vẫn chưa được hình thành. Khi nhóm chuyên gia kết hợp giữa trong nước và nước ngoài giới thiệu giải pháp ECM với tiêu chuẩn khó và cao nhất là DOD 5015.2 để phía VN áp dụng, thì Bộ TT-TT vẫn chỉ hiểu ECM chỉ bằng OCR, rồi gần đây thì đỡ hơn thì hiểu nó bằng Workflow (cỡ Sharepoint), chắc là còn lâu mới hiểu BPM là gì, đừng nói tới áp dụng ECM đúng mức.

- Trong khi đó, các nhóm "giải pháp lớn" như FPT, CMC, Tinh Vân thì chỉ biết vẽ chuyện để kiếm tiền nhanh (với sự hợp tác chặt chẽ của các nhóm chụp giật khác như IBM, Oracle, HP, v.v...) đẩy hết mức để ký kết các hợp đồng lớn xây dựng ERP. Gần đây, tôi có dự một cuộc họp vóiớ cơ quan nhà nước có các nhóm bán ERP này, tôi hỏi thẳng rằng họ có biết là CSDL của khách hàng chưa có, ngay cả có rất nhỏ thì cũng chẳng có tính pháp lý chút nào hết, thì ERP của họ hiệu quả được bao nhiêu %. Vì không trả lời được, cơ hội hý hợp đồng dừng luôn!

- Các hoạt động chính của ngành phần mềm VN đúng là chỉ lẩn quẩn ở chỗ outsourcing vì giá lao động rẻ. Nhưng ngay cả việc thành lập một CA tại VN để nâng cao giá trị lao động outsourcing trong nước thì chả có nhóm nào dám làm, tuy miệng thì luôn hô cho lớn!

Vợ trước của tôi nay đã gần 60 tuổi vẫn cứ viết phần mềm, tất nhiên với hơn 35 năm kinh nghiệm, cô ta viết rất ít và bỏ nhiêu thời gian hơn cho việc checking & verifying. Để tiếp tục làm việc trong ngành, cô ta đã phải học và cập nhật liên tục những ngôn ngữ và công cụ lập trình trong các năm qua, từ Cobol, Fortran cho tới nay C, C++, Java, v.v... Cho nên, tuổi không mấy liên quan đến việc làm chuyên môn lắm đâu.
[Up] [Print Copy]
  [Discussion]   Bao giờ thì hết tuổi làm lập trình ? 16/08/2010 13:06:28 (+0700) | #20 | 218491
[Avatar]
conmale
Administrator

Joined: 07/05/2004 23:43:15
Messages: 9353
Location: down under
Offline
[Profile] [PM]

tuenhan wrote:
Tôi đồng ý với Conmale.

- Bên cạnh những con số khá "impressive" về chuyên viên CNTT trong nước, có lẽ mình chỉ có thể dđm được trên đầu ngón tay những chuyên gia trong các cấp cao hơn như system designer trở lên tới các cấp lãnh đạo IT. Vì vậy, ngay cả những CSDL có độ chính xác và đáp ứng các yêu cầu để có đủ tính pháp lý vẫn chưa được hình thành. Khi nhóm chuyên gia kết hợp giữa trong nước và nước ngoài giới thiệu giải pháp ECM với tiêu chuẩn khó và cao nhất là DOD 5015.2 để phía VN áp dụng, thì Bộ TT-TT vẫn chỉ hiểu ECM chỉ bằng OCR, rồi gần đây thì đỡ hơn thì hiểu nó bằng Workflow (cỡ Sharepoint), chắc là còn lâu mới hiểu BPM là gì, đừng nói tới áp dụng ECM đúng mức.

- Trong khi đó, các nhóm "giải pháp lớn" như FPT, CMC, Tinh Vân thì chỉ biết vẽ chuyện để kiếm tiền nhanh (với sự hợp tác chặt chẽ của các nhóm chụp giật khác như IBM, Oracle, HP, v.v...) đẩy hết mức để ký kết các hợp đồng lớn xây dựng ERP. Gần đây, tôi có dự một cuộc họp vóiớ cơ quan nhà nước có các nhóm bán ERP này, tôi hỏi thẳng rằng họ có biết là CSDL của khách hàng chưa có, ngay cả có rất nhỏ thì cũng chẳng có tính pháp lý chút nào hết, thì ERP của họ hiệu quả được bao nhiêu %. Vì không trả lời được, cơ hội hý hợp đồng dừng luôn!

- Các hoạt động chính của ngành phần mềm VN đúng là chỉ lẩn quẩn ở chỗ outsourcing vì giá lao động rẻ. Nhưng ngay cả việc thành lập một CA tại VN để nâng cao giá trị lao động outsourcing trong nước thì chả có nhóm nào dám làm, tuy miệng thì luôn hô cho lớn!

Vợ trước của tôi nay đã gần 60 tuổi vẫn cứ viết phần mềm, tất nhiên với hơn 35 năm kinh nghiệm, cô ta viết rất ít và bỏ nhiêu thời gian hơn cho việc checking & verifying. Để tiếp tục làm việc trong ngành, cô ta đã phải học và cập nhật liên tục những ngôn ngữ và công cụ lập trình trong các năm qua, từ Cobol, Fortran cho tới nay C, C++, Java, v.v... Cho nên, tuổi không mấy liên quan đến việc làm chuyên môn lắm đâu


Hello anh Năm. Cám ơn anh Năm đã bổ sung ý kiến smilie.

@others: Hồi ấy, vì nhu cầu công việc tôi bước vô lập trình (một cách nghiêm túc) khi đã ngoài 30. Đối với nhiều người, số tuổi như thế đã quá... trễ. Tuy nhiên khi ây tôi hoàn toàn không có khái niệm "sớm" hay "muộn", "già" hay "trẻ" khi lao vô lập trình. Tất cả chỉ vì nhu cầu và sự phát triển của công việc. Tôi cũng chẳng có "niềm đam mê" theo kiểu muốn "làm lập trình viên" (hay muốn "làm hacker" smilie ). Một điều chắc chắn tôi cảm thấy thoả mãn là nhìn thấy được kết quả của công việc được phát triển và diễn tiến tốt đẹp. Một trở ngại lớn nhất mà tôi thấy rõ đó không phải tuổi tác mà ở chỗ trước đó tôi tự học lập trình và hoàn toàn dính chặt với procedural programming (PP) mà không biết tí gì về object oriented programming (OOP). Khi nhảy vô OOP thì cảm thấy cực kỳ khổ sở vì đầu óc đã bị quá "lờn" với PP nhưng tôi có cái may là đã trang bị khá đủ kiến thức nền tảng về CNTT (networking, system administration, unix admin....) cho nên khi nhảy vô lập trình, tôi biết được nhu cầu lập trình cho cả một hệ thống rộng lớn không chỉ đơn thuần là "cut code" mà là giải pháp để mang lại những công cụ để doanh nghiệp làm việc (kiếm tiền).

Lập trình không chỉ dừng lại ở chỗ nhuần nhuyễn cú pháp của ngôn ngữ mà phải đi đến chỗ dùng nó để tạo ra "cái gì". "Cái gì" đó là ý tưởng và sự sáng tạo. Nếu không có "cái gì" đó thì sẽ mãi mãi là thợ "gõ code" vì nếu thu hẹp mình trong biên độ ấy, mức hài lòng và thoả mãn với công việc sẽ giảm dần theo thời gian.

Quay lại khía cạnh "non trẻ" của CNTT ở VN một tí. Tôi muốn nói rằng, như anh tuenhan và z0rr0 nhận xét, chất lượng và đạo đức chức nghiệp là điểm tối quan trọng của sự phát triển CNTT VN. Dẫu có đào tạo hàng loạt các lực lượng phục vụ cho ngành này nhưng vẫn không xác định được chính xác nhu cầu của thị trường, của doanh nghiệp nằm ở đâu thì việc đào tạo này chẳng những sẽ tạo lãng phí mà còn không thể cung cấp (đáp ứng) nhu cầu thực tế. Hãy xét xem, tại sao các doanh nghiệp đầu tư ở nước ngoài họ không dùng nguồn dịch vụ CNTT của ta mặc dù ai cũng biết "VN mình cũng không thiếu người giỏi"? Các doanh nghiệp họ nhận xét như vậy không đơn giản là họ phát biểu theo cảm tính mà họ đã khảo sát rất kỹ. Nếu nguồn dịch vụ ngay trong VN có sẵn và chi phí không cao, tại sao họ không dùng mà phải outsource hoặc vời chính nhân lực của họ từ nước ngoài vào để trả chi phí cực cao?

Để CNTT VN thật sự phát triển và vững mạnh, ít ra có một chỗ đứng trong khu vực Đông Nam Á, CNTT VN phải có những thay đổi lớn lao về chất và về tư duy phát triển. Hãy tự hỏi xem, nếu Ấn đã chiếm gần hết thị phần "software outsourcing" và TQ chiếm gần hết thị phần "hardware outsourcing" thì VN sẽ có những cơ hội nào? Nếu CNTT mang tính tự phát và "mì ăn liền" với "các nhóm chụp giật khác" (@ tuenhan) thì nó sẽ đi về đâu? Đây là câu hỏi mang tính chiến lược ở tầm vĩ mô mà các nhà lãnh đạo phải suy nghĩ, cân nhắc và quyết định.
What bringing us together is stronger than what pulling us apart.
[Up] [Print Copy]
  [Discussion]   Bao giờ thì hết tuổi làm lập trình ? 16/08/2010 21:48:17 (+0700) | #21 | 218508
PXMMRF
Administrator

Joined: 26/09/2002 07:17:55
Messages: 946
Offline
[Profile] [PM]

tuenhan wrote:

...................................
Vợ trước của tôi nay đã gần 60 tuổi vẫn cứ viết phần mềm, tất nhiên với hơn 35 năm kinh nghiệm, cô ta viết rất ít và bỏ nhiêu thời gian hơn cho việc checking & verifying. Để tiếp tục làm việc trong ngành, cô ta đã phải học và cập nhật liên tục những ngôn ngữ và công cụ lập trình trong các năm qua, từ Cobol, Fortran cho tới nay C, C++, Java, v.v... Cho nên, tuổi không mấy liên quan đến việc làm chuyên môn lắm đâu. 


Bác này tuổi chắc là phải từ 65 đến xấp xỉ thất tuần rồi. Kiến thức sâu và trí tuệ vẫn còn sáng láng như thế đấy. Thật đáng khâm phục.


Tôi nhớ khi Việt nam có máy tính ((loại 286, 386...) thì tôi mới bắt đầu mò mẫm tự học C, Perl, JavaScript.... Lúc ấy tôi cũng đã khoảng trên dưới 40 tuổi. Học thấy khó, nhưng cũng tiếp thu đươc.

Vì vậy theo tôi ở tuổi nào cũng học được và sự học thì không bao giờ muộn cả. Học các ngôn ngữ lập trình cũng vậy. Điều quan trọng là học xong có áp dụng được các kiến thức đã học hay không. Có còn niềm say mê (và nhu cầu) tiếp tục bổ sung kiến thức đã học hay không mà thôi.


The absence of disagreement is not harmony, it's apathy.
(Socrates)
Honest disagreement is often a good sign of progress.
(Mahatma Gandhi)
[Up] [Print Copy]
  [Discussion]   Bao giờ thì hết tuổi làm lập trình ? 16/08/2010 23:54:00 (+0700) | #22 | 218513
B 0 0 B
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 31/07/2009 17:19:41
Messages: 149
Offline
[Profile] [PM]
sau khi đọc thời sự VN , em cũng có 1 mẫu chuyện về cái tuổi này:

lúc trước em cũng lò mò ra trung tâm học LT cho biết, để sau này có dùng thì biết dùng để chỉnh sửa modify code cho dễ chứ ko đòi viết chuyên sâu.

Trong lớp học trung tâm thì nhiều người học, lớn có, nhỏ có, SV, HS, người ra trường đi làm vài năm cũng có, có người cũng làm admin, network, webmaster...

trong quá trình học và các bài tập thầy đưa, thì em thấy đại đa số các bạn trẻ làm nhanh, nhớ lâu và nhiều câu hỏi sáng tạo hơn, các anh chị đi làm thì học theo kiểu Procedure, dạy đâu làm đó, mà làm lại những bài đã học còn chậm (làm tất tại lớp). Qua đó em thấy mức độ tiếp thu của người đi làm có vẻ rập khuôn, có lẽ do họ làm trong môi trường đc đào tạo thế nào làm thế ấy hay sao đi học cũng vậy.?

cho nên em nghĩ nếu 1 cty tuyển vào 1 vị trí coder, mà cùng trình độ thì nên chọn bạn trẻ vì có thể trả lương thấp hơn và siêng hơn với người lớn có thể có gia đình và sk ko bằng?

Hỏi tại sao ở vn ko có các bạn siêu giỏi như thế giới và các cty ít đủ trình độ làm, em nghĩ đơn giản vì nên tảng cntt Vn còn non trẻ, khi nào vững chắc ắc sẽ có người và cty làm, em nghĩ tầm 5-10 năm nữa VN mới có. Còn bây giờ vẫn lo kiếm cơm bằng outsource và ăn xôi xối gì đó trước.

còn các anh chị mà > 30 ở vn mà vẫn còn ngồi ở vị trí DEV chưa lên leader thì bi đào thải đúng rồi. chứ ko phải là già rồi code ko nổi?

[Up] [Print Copy]
  [Discussion]   Bao giờ thì hết tuổi làm lập trình ? 17/08/2010 17:49:57 (+0700) | #23 | 218557
tuenhan
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 06/05/2010 11:01:44
Messages: 13
Offline
[Profile] [PM]
Để đào sâu thêm về ngành CNTT tại VN nhé:

1. Khi viết định hướng phát triển Internet và CNTT cùng với Tổng Cục Bưu Điện (nay là Bộ TT-TT), anh Mai Liêm Trực đồng ý với tôi là lấy nhu cầu phát triển CNTT (đặc biệt là eGov, eCom, eBanking & eLearning) làm bàn đạp để ngành CNTT trong nước học (từ chuyên gia nước ngoài) những cấp bậc chuyên môn khác nhau trong khi họ triển khai giúp VN. Tuy nhiên, sau khi được chấp nhận bởi lãnh đạo VN thì VNPT được giao phó để triển khai. Và từ đó, mọi chuyện chỉ đi theo các hoạt động riêng lẻ, chụp giật. Ngay cả chương trình 5 năm (1996 - 2000) hình thành hệ thống Intersettlement/InterBanking của Worldbank tài trợ - mà tôi có tham gia - cũng phải tạm dừng sau khi kết quả chưa được tới 50% vì hệ thống mạng của VNPT không làm theo yêu cầu thấp nhất của Worldbank (chỉ làm được 1 mạng X.25 với 8 Mb kết nối, và 1 mạng Frame Relay với 2 E3 kết nối!).

2. Năm 2000, khi kế hoạch 112 được hình thành tôi và TS Jeffrey Nguyễn Ngọc Truyền (ĐH Victoria, Úc) có trao đổi với nhiều quan chức từ cấp VPCP trở xuống, cho biết cách tiếp cận của 112 không theo bất kỳ chuẩn và quy trình khoa học nào trên thế giới. Tôi còn tạo ra 1 quy trình dựa theo quy trình chuẩn của hiệp hội AIIM để giúp họ hiểu hơn. Nhưng không ai chịu nghe. Đến 2007, khi mọi chuyện tới hồi kết, hơn 2800 tỷ hoàn toàn lãng phí, họ mới yêu cầu tôi giải thích lại tại sao thất bại và quy trình chuẩn là gì!!!

Mặt khác, CCBS (Customer Care & Billing System) là trái tim, khối óc của mọi mạng viễn thông và dịch vụ CNTT, có lẽ là một trong vài giải pháp CNTT phức tạp nhất trong lĩnh vực ICT mà với hơn 12 ngàn tỷ USD doanh thu mỗi năm, chỉ có không tới 12 nhà cung cấp giải pháp trên toàn cầu, nhưng trong nước, mọi nhà khai thác, từ VNPT đến Viettel, đến EVN Telecom (ngoại trừ SFone vì bọn Hàn Quốc đưa hệ thống này vào, và Vietnamobile bọn Hutch dưa vào), đều nghĩ là họ có cơ hội tự xây dựng hệ thống! Cho tới nay, chả có 1 hệ thống cho ra hồn. Nếu kiểm toán cho kỹ theo kiểu nước ngoài thì các mạng này ra toà hay vào tù cả lũ! Đây là một điển hình của tư duy IT mà VN đang mắc phải.

Thêm nữa, trong thời gian qua, tôi có được mời đi thuyết trình cho các cấp lãnh đạo ở nhiều địa phương, nhiều bộ ngành về tư duy IT và phương pháp tiếp cận & quản lý một dự án IT, khi đề cập tới tầm quan trọng của an ninh mạng, các tiêu chuẩn tối thiểu để chọn một giải pháp an ninh mạng, tôi lấy một số tiên chuẩn "cấp trung" như ISO 27000s làm cơ sở, không ai [chịu] hiểu và ngay cả một số cho biết "nếu vậy thì BKAV/BKIS chỉ có nước chết!". Cho tới khi tôi cho biết rằng các nhóm tội phạm, khi xâm nhập được một mạng họ không bao giờ cho ai biết họ đã chiếm được, và cứ trộm dài fdài cho tới khi lộ chuyện, khí đó đã quá trễ rồi, họ mới bắt đầu lo... không phải vì mạng của họ bị xâm nhập, nhưng vì cái ghế họ ngồi!

Vì vậy, việc các bạn trẻ học làm chuyên viên lập trình là tốt rồi, nhưng tiện đây, nên tìm hiểu cho kỹ để tận dụng mọi cơ hội tương lai và trang bị cho mình những kỹ năng tốt nhất.

PS. Tôi thuộc "tuổi trẻ tài cao" nên lấy bà vợ trước hơn tôi nhiều tuổi. Nay mới năm mươi mí (nhưng tính thì vẫn chừng hai mươi mí thôi!).

Sorry Conmale, anh dài dòng quá!
[Up] [Print Copy]
  [Discussion]   Bao giờ thì hết tuổi làm lập trình ? 18/08/2010 00:38:49 (+0700) | #24 | 218579
sangteamtham
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 13/11/2008 18:34:26
Messages: 27
Location: Việt Nam
Offline
[Profile] [PM]

tuenhan wrote:
Để đào sâu thêm về ngành CNTT tại VN nhé:

1. Khi viết định hướng phát triển Internet và CNTT cùng với Tổng Cục Bưu Điện (nay là Bộ TT-TT), anh Mai Liêm Trực đồng ý với tôi là lấy nhu cầu phát triển CNTT (đặc biệt là eGov, eCom, eBanking & eLearning) làm bàn đạp để ngành CNTT trong nước học (từ chuyên gia nước ngoài) những cấp bậc chuyên môn khác nhau trong khi họ triển khai giúp VN. Tuy nhiên, sau khi được chấp nhận bởi lãnh đạo VN thì VNPT được giao phó để ! 


Thật sự mà nói, khi nào còn tác phong "ăn thật, làm láo" thì chẳng biết đến bao giờ mới trở thành hiện thực. Mọi thứ được triển khai trên miệng, tiền được tung ra cho mỗi dự án là tiền thật, tiền của dân, còn kết quả thì chỉ toàn là thành tích ...

Mình đã có cơ hội làm việc với họ nhiều, mình hiểu cái sự trì trệ, bảo thủ, nhưng lại luôn thể hiện cái oai của mình. Trong mỗi dự án, việc họ muốn biết đầu tiên là trong vụ này học được bao nhiêu?

Hướng đi bây giờ cho Việt Nam, theo mình nghĩ là gia công phần mềm, sự chênh lệch ngoại tệ đem lại nguồn thu nhập rất nhiều cho các coder, nhưng tương lai của một nền công nghiệp phần mềm không phải là đi gia công thuê.


Một sự việc và hàng tỉ cái đầu
[Up] [Print Copy]
  [Discussion]   Bao giờ thì hết tuổi làm lập trình ? 18/08/2010 19:15:13 (+0700) | #25 | 218615
[Avatar]
haipt
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 20/08/2004 19:48:44
Messages: 165
Location: Hải phòng
Offline
[Profile] [PM] [WWW]

sangteamtham wrote:

Thật sự mà nói, khi nào còn tác phong "ăn thật, làm láo" thì chẳng biết đến bao giờ mới trở thành hiện thực. Mọi thứ được triển khai trên miệng, tiền được tung ra cho mỗi dự án là tiền thật, tiền của dân, còn kết quả thì chỉ toàn là thành tích ...
Mình đã có cơ hội làm việc với họ nhiều, mình hiểu cái sự trì trệ, bảo thủ, nhưng lại luôn thể hiện cái oai của mình. Trong mỗi dự án, việc họ muốn biết đầu tiên là trong vụ này học được bao nhiêu?
 

Chuẩn luôn ,chả cần nhìn đâu xa , nhìn luôn VietKey và Unikey cũng ra .
Như vậy nền CNTT của VN tụt hậu cũng là do cái framework hiện tại chưa ngon! Chưa tuân theo process .Code thì lởm, bussiness, UI trộn lẫn vào nhau rất khó can thiệp , kiểu như sửa cái mụn ở mũi cũng phải phẫu thuật tim thì ai mà dám động vào smilie.
Chất lượng nhân công còn có thể khắc phục nhanh được, dự án có thể lấy về được, chuyên gia không có thì có thể thuê được, mỗi cái framework này là không thể upgrade được, không thể hack cũng như test smilie .

sangteamtham wrote:

Hướng đi bây giờ cho Việt Nam, theo mình nghĩ là gia công phần mềm, sự chênh lệch ngoại tệ đem lại nguồn thu nhập rất nhiều cho các coder, nhưng tương lai của một nền công nghiệp phần mềm không phải là đi gia công thuê.
 

Hi bác,đem lại thu nhập chủ yếu cho manager thôi ạ,tầng coder vẫn hưởng không nhiều.OutSource dù không phải tương lại của 1 ngành CPMN - nhiều manager biết như vậy - nhưng hiện tại nó vẫn là đòn bẩy để thúc đẩy nền CNTT của VN , hướng làm pakage vẫn luôn được chú trọng như một mục tiêu dài hạn smilie
[Up] [Print Copy]
  [Discussion]   Bao giờ thì hết tuổi làm lập trình ? 19/08/2010 07:19:04 (+0700) | #26 | 218636
tuenhan
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 06/05/2010 11:01:44
Messages: 13
Offline
[Profile] [PM]

haipt wrote:

sangteamtham wrote:


Hướng đi bây giờ cho Việt Nam, theo mình nghĩ là gia công phần mềm, sự chênh lệch ngoại tệ đem lại nguồn thu nhập rất nhiều cho các coder, nhưng tương lai của một nền công nghiệp phần mềm không phải là đi gia công thuê.

 


Hi bác,đem lại thu nhập chủ yếu cho manager thôi ạ,tầng coder vẫn hưởng không nhiều.OutSource dù không phải tương lại của 1 ngành CPMN - nhiều manager biết như vậy - nhưng hiện tại nó vẫn là đòn bẩy để thúc đẩy nền CNTT của VN[i] , hướng làm pakage vẫn luôn được chú trọng như một mục tiêu dài hạn smilie
 




Trong thực tế, với những hoạt động cụ thể của outsourcing tại VN từ giữa 1990s tới nay, từ các nguồn ở Bắc Mỹ, đến ở Nhật, ở Âu Châu, quan điểm này luôn được nhắc tới, tuy nhiên, vì các công ty outsourcing trong nước chỉ là cấp B, B', nên các nhóm chính cấp A luôn chỉ cho phép viết code cho từng module, hình như chưa bao giờ được học để hiểu đến mức "package" như bạn đưa ra, khoan nói đến xây dựng nó.

Nhưng điều nặng hơn dó là ngay cả có giỏi cấp "package" thì cũng chỉ là một phần rất nhỏ để đội ngũ viết code này trở thành đội ngũ quan trọng cho cả ngành CNTT trong nước.
[Up] [Print Copy]
[digg] [delicious] [google] [yahoo] [technorati] [reddit] [stumbleupon]
Go to: 
 Users currently in here 
1 Anonymous

Powered by JForum - Extended by HVAOnline
 hvaonline.net  |  hvaforum.net  |  hvazone.net  |  hvanews.net  |  vnhacker.org
1999 - 2013 © v2012|0504|218|