|
|
quanta wrote:
Ơ, thế "các bộ GUIs" mà em muốn nói đến ở đây là cái gì?
Ý em là đề cập đến tất cả các giao diện đồ họa dành cho GNU/Linux từ những desktop environment (DE) đồ sộ như KDE, GNOME, XFCE, LXDE,etc.. cho đến những cái chỉ có chứa 1 window manager (WM) đơn lẻ như Fluxbox, Window Maker, FVWM,etc.. Bởi vì mục đích viết bài của em là dùng shortcut trong môi trường đồ họa thôi chứ không phân biệt DE hay WM.
Theo em được biết thì các DEs như KDE, GNOME, XFCE thường là bao gồm window manager, file manager, text editor, widget toolkit, terminal emulator và rất rất nhiều thứ khác. Còn như Fluxbox, Window maker, FVWM, twm lại chỉ là những window managers đơn giản, không kèm theo bất kì ứng dụng nào.
Như vậy thì có nghĩa là DE thì lại bao gồm cả WM trong đó, (ví dụ như Metacity của GNOME, KWin của KDE) nên nếu muốn đề cập chung đến KDE, GNOME cũng như Fluxbox thì thật sự là em không tìm thấy 1 thuật ngữ nào phù hợp hơn là GUI (Graphical User Interface) cả.
PS:
Hơi ra ngoài topic, nhưng mà có lẽ cũng là 1 dịp tốt để bàn luận về vấn đề này.
|
|
|
@jforum3000:
Môi trường desktop có phải ý bạn là Desktop Environment không?
Tớ nghĩ là desktop environment hay window manager đều không phải.
Ví dụ vài Desktop Environment: KDE, CDE, GNOME, LXDE, XFCE...
Ví dụ vài Window manager: Fluxbox, Window Maker, FVWM...
|
|
|
quanta wrote:
--> Thử gọi tên chính xác hơn xem.
Desktop Manager? Window Manager hay Desktop Environment tất nhiên là không phải rồi.
quanta wrote:
--> Thằng nào cũng làm được hết. GNOME có gconf-editor, KDE có Input actions, ...
Cám ơn anh, để em edit lại bài viết. Có lẽ là hồi trước xài KDE với GNOME em không chú ý nhiều như XFCE nên không biết.
|
|
|
Mr.Khoai wrote:
Bind được 100 cái keyboard shortcut, nhưng bản thân mình sử dụng được bao nhiêu (và nhớ được bao nhiêu).
anh Khoai,
Như em em đã nói thì dùng keyboard shortcuts chỉ là một cách nhanh để chạy các ứng dụng hay xài, hay truy cập vào các thư mục thường dùng. Tất nhiên nếu lạm dụng nó, tạo ra đến cỡ cả 100 cái thì sẽ trở nên lãng phí quá mức. Ví dụ bản thân em chỉ dùng khoảng 6 cái shortcuts để chạy mấy phần mềm hay xài nhất và khoảng 5 cái shortcuts cho truy cập thư mục mà thôi. Em nghĩ vậy thì vừa giảm đáng kể diện tích trên thanh taskbar của desktop, đỡ phải đặt icon đầy màn hình và việc truy cập nhanh hơn do giảm thời rê chuột.
Mr.Khoai wrote:
Còn các application shortcut thì sao?
Như em đã có đề cập thì các dạng tổ hợp Shift + Alt và Ctr + Shift như em đề nghị thuộc loại hiếm khi trùng với application shortcut, đồng thời em đã có thói quen dùng shortcut như vậy được cỡ nửa năm rồi và vẫn chưa gặp vấn đề trùng lắp nào cả. Theo em nghĩ, chủ yếu là nếu mình chỉ tạo ra lượng hotkeys vừa đủ cho những công việc hàng ngày và cần thiết nhất thì sẽ dễ dàng kiểm soát được chúng.
Rất cám ơn anh đã quan tâm bài viết.
|
|
|
4. Tạo thói quen dòng hotkeys để tăng tốc độ làm việc
Đa phần anh em dùng *nix thì quen với bàn phím hơn là với chuột, tuy nhiên khi ở trong môi trường X Window, anh em lại thường hay dùng chuột để mở menu và chọn các phần mềm muốn sử dụng. Do vậy, tớ đề xuất phương án dùng hotkeys để gọi nhanh các phần mềm ngay từ bàn phím, đỡ mất công di chuyển chuột.
Trong tất cả các bộ GUIs của GNU/Linux, theo tớ thấy thì XFCE là có tính năng gán hotkeys một cách đơn giản. Nếu anh em nào không xài XFCE thì có thể xài công cụ rất nhỏ và gọn của Savannah Non-GNU tên là xhotkeys.
Trang chủ: http://www.nongnu.org/xhotkeys/
Tải về: http://download.savannah.nongnu.org/releases/xhotkeys/xhotkeys_0.9.8.3.tar.gz
Anh em nào xài XFCE thì có thể tạo hotkeys tại XFCE Settings Manager >> Keyboard References/Shortcuts. Dù là dùng công cụ nói trên hay là dùng chức năng của XFCE thì phương pháp vẫn giống nhau hoàn toàn.
Nếu anh em nào lo là lỡ tạo 1 hotkey trùng với các hotkeys mặc định của các phần mềm khác thì tớ đề xuất vài cách gán bảo đảm "không đụng hàng":
4a.
Shift + Alt + * với * là một chữ cái mang tính chất gợi nhớ đến phần mềm mà anh em muốn sử dụng. Và tớ chưa hề thấy phần mềm nào trong GNU/Linux nào lại dùng hotkeys dạng Shift + Alt + * cả nên khỏi lo bị trùng.
Tớ ví dụ một vài cách gán hotkeys của tớ:
Shift + Alt + W: Firefox Web browser
Shift + Alt + I: Pidgin IM
Shift + Alt + D: Stardict Dictionary
Shift + Alt + M: Rythmbox Music Player
Shift + Alt + V: Totem Video Player
Ngoài ra tớ có thể kết hợp mẹo 4 này với mẹo 3 ở trên bằng cách tạo 1 hotkey để chạy script đó, ví dụ:
Shift + Alt + C: Compilers Selection
và như vậy sẽ khỏi cần tốn diện tích cho 1 launcher trên taskbar như trong mẹo số 3 nữa, mặc khác cũng chỉ cần 1 hotkey là Shift +Alt +C mà tớ có thể chọn nhanh các IDEs như Geany, Codeblocks, Eclipse, Netbeans chứ không cần phải tạo và nhớ 4 hotkeys khác nhau cho 4 phần mềm.
Cách tạo 1 tổ hợp phím để chạy 1 phần mềm hay 1 script là trỏ đến tập tin binary hoặc script tương ứng.
Đặc biệt với những phần mềm cần quyền root để khởi chạy như Synaptic Package Manager, GParted thì chúng ta có thể gán 1 tổ hợp phím với lệnh "gksu synaptic" hoặc "gksu gparted" chẳng hạn. Ngoài ra để dễ nhớ thì chúng ta có thể dùng các tổ hợp Ctr + Shift + Alt cho các phần mềm đặc biệt như vậy thay cho Shift +alt dùng cho phần mềm ứng dụng thông thường.
4b.
Đó là chuyện của phần mềm, còn về chuyện thư mục, liệu có cách nào để gán hotkeys và nhấn 1 phát là tới ngay thư mục mình cần không? Câu trả lời tất nhiên là có!
Để cho dễ phân biệt với các hotkeys dùng cho phần mềm, tớ để nghị một dạng tổ hợp phím khác, đó là Shift + Ctr + * thay cho Shift + Alt +*
Cách tạo hotkeys cho thư mục thì anh em sẽ cần gõ tên của FileManager muốn dùng (ví dụ là Thunar) rồi kèm thêm tham số là đường dẫn đến thư mục.
Ví dụ cách làm của tớ:
Shift + Ctr + H: Home Directory -- "thunar"
Shift + Ctr + D: Download -- "thunar /dwnl"
Shift + Ctr + L: Library -- "thunar /library"
Shift + Ctr + S: Scores - "thunar /library/guitar-scores"
Shift + Ctr + B: Books - "thunar /library/books"
Đến đây thì anh em đã hiểu quy luật rồi chứ?
Gọn, nhanh và hiệu quả hơn rê chuột chứ, phải không nhỉ?
Chú ý: Tớ đề xuất các tổ hợp Shift + Alt, Shift + Ctr và Ctr + Shift +Alt là trên cơ sở đã tính đến sự thuận tay khi nhấn phím, tần số sử dụng của các loại tổ hợp phím và nhằm tránh trùng lắp...
|
|
|
3.
Đôi khi bạn cài nhiều chương trình khác nhau nhưng có cùng chức năng. Mỗi khi bạn muốn tạo launcher cho các chương trình này trên taskbar để truy cập nhanh thì thường phải cân nhắc nên để cái nào, bỏ cái nào do chiều dài thanh taskbar có hạn. Tôi có một script sau rất gọn và đơn giản cho bạn, bạn chỉ cần có chương trình zenity(1) cài trong hệ thống (cái này gần như là distro nào cũng có mặc định). Nội dung script như sau:
#! /bin/bash
$(zenity --list --column=ide codeblocks geany eclipse netbeans)
exit 0
Sau đó tạo một launcher trỏ đến script này, mỗi khi cần bạn chỉ cần nhấn chuột và bấn 2 phím mũi tên lên xuống rồi Enter để chọn ngay IDE mà mình cần dùng. Vậy là bạn chỉ cần tạo 1 launcher cho 4 IDEs khác nhau, gọn hơn hẳn phải không? Bạn có thể dùng cách này cho các chương trình như soạn văn bản, nghe nhạc xem phim...
|
|
|
2.
Để tạo thư mục trong GNU/Linux, ai cũng biết là phải dùng lệnh mkdir(1), tuy nhiên không phải ai cũng dùng nó một cách hiệu quả.
Ví dụ để tạo cây thư mục a/b/c
$ mkdir a
$ mkdir a/b
$ mkdir a/b/c
tuy nhiên chúng ta có thể dùng cờ -p để chỉ cần dùng 1 dòng lệnh mkdir là đủ:
$ mkdir -p a/b/c
Đẩy chuyện này ra xa hơn, ví dụ bạn muốn tạo 1 cây thư mục để chứa nhạc, thử nghĩ xem dòng lệnh dưới đây sẽ nhanh và gọn hơn bao nhiêu:
$ mkdir -p music/{metal/{nu,black,gothic,death,thrash},rock,rock-n-roll,ballad,alternative,punk}
|
|
|
Khi học và làm việc về GNU/Linux nói riêng và *nix nói chung, tớ nghĩ các anh em thường tự tìm được cho mình một số mẹo vặt, một số thủ thuật hay và có ích. Tuy nhiên theo tớ thấy thì vì các thủ thuật này thường đơn giản và ngắn gọn nên các anh em có xu hướng post vào các topics như một dạng mở rộng ngoài lề. Như vậy thì các thủ thuật nay hơi khó để có điều kiện được phổ biến do nằm phân tán khắp nơi. Do vậy tớ lập cái topic này là để anh em nào có những mẹo hay thủ thuật nào hay thì chia sẻ với mọi người (ví dụ như là scripts, aliases...)
Tớ xin phép bắt đầu trước. Ai tham gia thì vui lòng đánh số như topic các lệnh hữu ích để tiện theo dõi.
1.
Mặc định thì biến môi trường $PS1 của các distros GNU/Linux thường có dạng
PS1='\u@\h: \w\$ '
Tuy nhiên, để tập thói quen an toàn khi sử dụng GNU/Linux với quyền root, tớ nghĩ cần thay đổi biến $PS1 của root để có thể cảnh báo người dùng mỗi khi họ sử dụng quyền hạn của root. Tớ đặt dòng sau vào /root/.bashrc
PS1='\[\033[1;31m\]ROOT:\w \$\[\033[00m\] '
Kết quả
ROOT: ~ #
Thứ nhất, màu đỏ sẽ dễ dàng nổi bật trên nền đen của terminal, và tớ dùng chữ ROOT (in hoa) để thay thế cho \u (sẽ cho ra root in thường) để thêm phần gây chú ý, nhằm nhắc nhở là chúng ta đang sử dụng quyền hạn của root. Nếu bạn thích màu nào nổi bật hơn để cảnh báo, thì có thể thay đổi con số 31m thành 3*m tùy thích.
|
|
|
kiemkhachanhai wrote:
Ctrl+Alt+F1 để chuyển về dòng lệnh, sau đó đánh ps aux để biết các chương trình đang chạy với PIDs của nó rồi gõ kill PIDs để kill nó nhưng không có chỉ cách mở lại nó.
Alt + F7
GNU/Linux có các Virtual Terminals (VT) đánh số 1 đến 6 là dành cho môi trường dòng lệnh. VT 7 trở lên là dành cho môi trường đồ họa. Trong môi trường đồ họa, muốn chuyển đổi sang terminal khác dùng tổ hợp Ctr + Alt + F# với # là con số tương ứng cho VT mà bạn muốn chuyển tới. Trong bài viết của bạn, bạn nhấn Ctr + Alt + F1 là để chuyển tới VT 1. Còn trong môi trường dòng lệnh, tổ hợp phím để chuyển đổi là Alt + F# với ý nghĩa tương tự.
kiemkhachanhai wrote:
Còn 1 việc nữa là khi nhấn Ctrl+Alt+F1, gõ ps aux thì danh sách các process quá dài nên màn hình không hiển thị hết, dẫn đén không biết cái số PIDs của chương trình mà mình cần tìm nên không kill được nó, không biết có cách nào khắc phục không.
Shift + Page Up
Shift + PageDown
kiemkhachanhai wrote:
Sẵn tiện mấy anh cho em biết cách install 1 chương trình trong Ubuntu với, đọc file hướng dẫn của nó rồi làm theo nhưng không được( dịch ra rồi nhưng đọc chỉ hiểu đc khoãng 50%). Có mấy cái chương trình down về double click vô là cài được, còn lại double click vô thì nó lại mở ra 1 cửa sổ mới với những file trong đó không biết làm sao.
sử dụng Synaptic Package Manager, trình quản lí gói đi kèm với Ubuntu. Bạn mới bắt đầu sử dụng Linux, vậy thì khoan tự download chương trình trên Internet về vội. Cần phần mềm thì tìm trong Synaptic Package Manager là đủ, repo của Ubuntu > 20.000 gói lận, hầu như không thiếu.
|
|
|
Cám ơn anh quanta đã bổ sung thêm bài viết.
Lệnh gtf(1) này thì đúng là hữu ích, em chưa biết bao giờ. Trước giờ em chủ yếu dùng cái trang web tính Modeline trực tuyến mà anh search giùm em cách đây ít lâu: http://www.arachnoid.com/modelines/. Không ngờ là trong GNU/Linux có sẵn 1 câu lệnh cho việc này.
Em xin phép bàn luận ra ngoài tí:
Về dòng ModeLine này thì có mô tả khá đầy đủ cho nó tại
$man 5 xorg.conf
nhưng các mô tả này mang nặng tính phần cứng mà anh em chúng ta thì đa phần là ít rành về mảng này. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm cá nhân của tớ thì nó chính là chìa khóa vạn năng để giải quyết bất kì vấn đề nào liên quan đến việc hiển thị đồ họa của GNU/Linux (hay nói cách khác chính là việc hiển thị của X Window).
Trước đây thì tớ cũng từng là một Mr. Distro, gần như tất cả các distro phổ biến của GNU/Linux tớ đều đã thử qua. Hầu hết trong số đó đều trục trặc về mặt hiển thị trên máy của tớ, nhưng đều có thể giải quyết bằng cách chỉnh sửa ModeLine và chỉnh sửa thêm một chút trong 3 Section Monitor, Screen và Device trong /etc/X11/xorg.conf là xong. Nếu bạn nào gặp trục trặc hiển thị trong X Window thì chỉ cần tập trung vào 3 Section nói trên trong xorg.conf là có thể giải quyết được chứ không cần tìm đâu xa, tớ đảm bảo điều đó.
Điều quan trọng chỉ là cần nhẫn nại bởi vì nhiều khi việc tự thiết lập xorg.conf có thể dẫn tới việc hiển thị tạm thời trở nên tệ hại và không phải khi nào cũng thành công ở những lần thử đầu tiên.
Thân mến
St. Konqueror
|
|
|
Chưa xài nhưng theo thông tin đánh giá sơ bộ từ bạn bè thì mình thấy càng lúc càng nản với Ubuntu. Compositing effects được nhét vô càng ngày càng nhiều, chỉ thêm rối mắt và lãng phí tài nguyên phần cứng. Dường như Fedora, Ubuntu, Kubuntu, openSUSE đều có xu hướng muốn cạnh tranh về độ màu mè với đám Redmond thì phải. 1 năm nữa khi con Ubuntu 8.04 của tớ hết thời gian support chắc tớ chuyển qua CentOS luôn.
Đâu rồi cái "huyền thoại 4 MB RAM" vang bóng 1 thời ấy nhỉ?
|
|
|
Góp ý: Mình nghĩ topic này với topic Ubuntu 9.04 thì mod nào tiện tay move qua "tán gẫu" dùm. Mấy topics dạng này để anh em bàn tán cho vui thôi thi được, chứ đưa vào box kĩ thuật thì loãng lắm.
Thân mến.
stiinbest wrote:
Chào các anh, em vừa phải cài lại cái RHEL do tốc độ chậm. Lần này, em không dùng X-Windows nữa! Quả thật là mọi thứ nhanh hơn và ổn định hơn nhiều. Em rút ra một kết luận rằng:
Linux không cần giao diện!
Các anh góp ý thêm cho em nhé!
+ GNU/Linux for Server: có thể hoàn toàn không cần giao diện đồ họa.
+ GNU/Linux for Desktop: không cần giao diện đồ họa thì quả thật là tớ chưa thấy bao giờ.
Tóm lại, đây không phải là chuyện GNU/Linux có cần giao diện đồ họa hay không mà là chuyện mục đích sử dụng có cần đến giao diện hay không mà thôi.
|
|
|
55. logsave(8)
Trong quá trình làm việc với hệ điều hành GNU/Linux, có thể bạn sẽ muốn lưu lại thông tin output của một số lệnh đang sử dụng. Để thực hiện điều đó, các bạn có thể dùng logsave(8).
Cú pháp:
Code:
logsave [ -asv ] log-file command
Mô tả:
Mỗi lần được gọi, logsave(8) sẽ tiến hành chạy chương trình command và sao chép thông tin output của nó ra log-file do người dùng chỉ định. Nếu bạn thay thế command bằng một dấu ngắt đơn (’-‘) thì logsave(8) sẽ lấy thông tin từ stdin để ghi ra log-file.
Các tùy chọn:
-a Nếu tập tin log-file đã tồn tại trước đó trên đĩa cứng thì thông tin output sẽ được ghi thêm vào tập tin thay vì ghi đè lên thông tin cũ.
2 flags còn lại -s và -v các bạn có thể tham khảo từ man page
Code:
|
|
|
Hi all,
Tớ hiện đang gặp một vấn đề hơi phiền nhiễu đối với các distros thuộc dòng RedHat (bao gồm RedHat Ent 5, CentOS 5, Fedora từ bản 4 đến 10), Sound Card của tớ hoàn toàn không thể hoạt động trên các distros này mặc dù nó hoạt động tốt trên Debian, Ubuntu, Slackware và openSUSE.
Tớ chạy #system-config-soundcard để test thử thì nhận được thông báo này.
Automatic detection of the sound card did not work. This audio device will not be available on the system.
You can create /root/scsconfig.log, /root/scsrun.log on the System tab and file a new bug
at http://bugzilla.redhat.com.
Thử lên Bugzilla để search thì thấy nhiều người cũng report tương tự, nhưng mà khổ nỗi các report của họ thì chẳng thấy cái nào được hồi đáp một cách đến nơi đến chốn về nguyên nhân và cách khắc phục cả. Lên kênh IRC của CentOS trên dưới chục lần để hỏi thì lần nào tớ cũng chỉ nhận được một dạng câu trả lời: " it's so weird"
Search một vòng trên google cũng không thấy có thông tin nào rõ ràng về nguyên nhân lẫn cách khắc phục.
Sound card của tớ là loại chip AC97 tích hợp trên mainboard. Tớ chỉ đoán là có liên quan đến các kernel modules sau khi lượm lặt thông tin trên google và trên bugzilla nhưng không rõ lí do cụ thể là gì. Không biết là có bạn nào gặp trường hợp tương tự không thì giúp tớ với.
Cám ơn.
PS: Tớ xài CentOS chủ yếu là học về mạng thôi và cũng xài command line là chính nên vấn đề này thật sự cũng không có ảnh hưởng gì lớn lắm, tuy nhiên đôi khi nó cũng hơi gây tí phiền nhiễu.
Cung cấp thêm một ít thông tin mà tớ nghĩ có thể có chút hữu ích:
$ sudo /sbin/lsmod | grep snd
snd_intel8x0m 20685 0
snd_seq_dummy 7877 0
snd_seq_oss 32577 0
snd_seq_midi_event 11073 1 snd_seq_oss
snd_seq 49585 5 snd_seq_dummy,snd_seq_oss,snd_seq_midi_event
snd_seq_device 11725 3 snd_seq_dummy,snd_seq_oss,snd_seq
snd_intel8x0 35421 0
snd_ac97_codec 93025 2 snd_intel8x0m,snd_intel8x0
ac97_bus 6337 1 snd_ac97_codec
snd_pcm_oss 42817 0
snd_mixer_oss 19009 1 snd_pcm_oss
snd_pcm 72133 4 snd_intel8x0m,snd_intel8x0,snd_ac97_codec,snd_pcm_oss
snd_timer 24517 2 snd_seq,snd_pcm
snd 55237 10 snd_intel8x0m,snd_seq_oss,snd_seq,snd_seq_device,snd_intel8x0,snd_ac97_codec,snd_pcm_oss,snd_mixer_oss,snd_pcm,snd_timer
soundcore 11553 1 snd
snd_page_alloc 14281 3 snd_intel8x0m,snd_intel8x0,snd_pcm
$ sudo /sbin/lspci | grep aud
00:1e.2 Multimedia audio controller: Intel Corporation 82801FB/FBM/FR/FW/FRW (ICH6 Family) AC'97 Audio Controller (rev 04)
|
|
|
K4i wrote:
Cái này bạn Konqueror nên đọc lại quá trình khởi động của Linux :p
"Cái này" là cái gì vậy anh?
|
|
|
mR.Bi wrote:
initrd đặt trong /boot để làm gì St. Konqueror ?
Chỉ là một thói quen tốt mà thôi.
mR.Bi wrote:
Tại sao lúc tạo initrd phải list các modules được sử dụng ?
Thú thật là em không còn dùng Slackware được gân 2 tháng rồi, (do nhu cầu học tập hiện thời). Khi em viết bài này thì chỉ cài nhanh 1 bản trong VirtualBox để kiểm tra thử thôi. Nguyên nhân vì sao thì em rất tiếc là cũng không còn nhớ rõ.
hoanglong1712 wrote:
trong quá trình cài đặt Slackware thì việc chọn huge hay genaric diễn ra ở bước nào
bạn nên tìm đọc cuốn Slackware Linux Essentials, đọc Chapter 3 : Installation.
|
|
|
+ Tập thói quen viết bằng tiếng Anh. Tự sướng trên blog, tham gia diễn đàn, bình luận các trang tin công nghệ, chat chit với người nước ngoài... thế nào cũng được. Có năng khiếu thì làm thơ viết ca khúc bằng tiếng Anh thay vì dùng tiếng Việt.
+ Tập đọc bằng tiếng Anh, sách báo, sao cũng được.Học CNTT, cứ táng sách vào, hạn chế dùng sách tiếng Việt.
+ Tập thói quen tự tin.
Cách đây vài tuần tớ đi dạo trên đường ở gần 1 ngân hàng nước ngoài tại Sài Gòn. Có 1 chị mà nghe giọng tớ đoán là người Anh, có vẻ là bank officer đứng trước cổng. Lúc đó tớ có đang cầm điện thoại để nghe nhạc, chị đó đi lại gần và nói
"Excuse me, sir. May I use your phone to call my friend (nói đoạn chỉ tay lên building của ngân hàng). I have no phone here."
Bình luận từ chuyện này: Chị đó chưa biết tớ là ai và trình độ Anh văn thế nào, liệu có hiểu được chị ấy muốn nói gì không nhưng mà vì đang cần gọi nhờ điện thoại nên vẫn thử tới hỏi tớ. Nói xong câu "excuse me, sir" thấy tớ có vẻ lắng nghe thì liền nói tiếp. Đấy, người ta khá là mạnh dạn trong giao tiếp, không hề rụt rè gì như đa phần người Á đông mình cả. Một điều cần học tập.
|
|
|
Lưu ý: Bài viết này được tác giả viết riêng cho diễn đàn HVA Online và blog Projekt AntOS. Nếu bạn muốn đăng tải lại bài viết vui lòng ghi tên tác giả là St.Konqueror và nguồn là
/ hoặc là
http://projektantos.wordpress.com/
Cám ơn.
Nếu bạn là 1 người dùng Linux lâu năm, ắt hẳn bạn không thể nào không nghe nói đến Slackware, một distro gọn nhẹ và chuẩn hóa nhất trong tất cả các distro của GNU/Linux. Việc cài đặt distro này có vài điểm hơi khác với các distro phổ biến như Debian, Ubuntu, Fedora hay CentOS. Tuy nhiên, các bài hướng dẫn cài đặt Slackware cũng là một dạng chủ đề thường được ưa thích trên Internet, do vậy tôi sẽ không làm các bạn mất thời gian đọc thêm một bài có nội dung tương tự trên diễn đàn HVA nữa. Thay vào đó, tôi sẽ khái quát một số điểm cần lưu ý về việc cấu hình, tinh chỉnh hệ thống sau cài đặt của Slackware.
1. Tài khoản người dùng
Khác với các distro khác, quá trình cài đặt Slackware chỉ yêu cầu tạo ra tài khoản root mà không cung cấp tính năng tạo tài khoản người dùng. Do vậy trong lần đăng nhập đầu tiên, bạn sẽ phải đăng nhập với tài khoản root. Sau đó, bạn sẽ có 2 lệnh có thể dùng để tạo người dùng mới là /usr/sbin/adduser và useradd(8), nhưng trước hết điều cần làm là tạo nhóm người dùng cho tài khoản mới đã. Chúng ta sẽ thực hiện việc này với lệnh groupadd(8)
Code:
root@localhost# groupadd home
Sau khi tạo nhóm, bạn đã có thể tạo tài khoản người dùng cho riêng mình. Một điều lí thú ở Slackware là script /usr/sbin/adduser đưa ra từng dòng thông tin để bạn nhập vào một cách tuần tự và hoàn toàn tự động, rất tiện lợi. Do vậy ở đây tôi sẽ dùng script này để thực hiện việc tạo tài khoản mới.
Code:
Login name name for new user []:
User ID ('UID') [ defaults to next available ]:
Initial group [ users ]:
Aditional UNIX groups:
Home Directory []:
Shell [ /bin/bash ]:
Expiry Date [ YYYY-MM-D ]:
New password:
Re-enter new password:
2. GNOME cho Slackware
Từ năm 2005, Slackware Inc. đã ngừng việc sử dụng GNOME trong các bản phân phối của mình. Nếu bạn là một người dùng trung thành của GNOME, bạn có thể sử dụng các bản phân phối GNOME không chính thức cho Slackware từ cộng đồng, có 2 dự án cộng đồng dạng này được quan tâm nhiều nhất đó là GNOME Slackbuild và Dropline GNOME.
http://www.droplinegnome.org/
http://gnomeslackbuild.org/
3. Khởi động
Slackware cung cấp với 4 bản kernels được biên dịch sẵn với quy ước tên gọi là
* generic
* generic-smp
* huge
* huge-smp
Các bản generic và huge là dành cho những máy chỉ sử dụng đĩa cứng IDE (a.k.a ATA). Các bản generic-smp và huge-smp là dành cho những máy có dùng thiết bị SATA và SCSI. Ngày nay hầu như máy tính cá nhân nào cũng có sử dụng thiết bị SATA, do đó tôi khuyến cáo bạn chọn sử dụng 2 kernels generic-smp và huge-smp còn 2 kernels còn lại thì nên bỏ chọn trong quá trình cài đặt để tránh lãng phí dung lượng đĩa.
Vậy giữa 2 loại generic kernel và huge kernel, chúng khác nhau như thế nào? Vâng, tất nhiên là chúng khác nhau, ít nhất là ở phần... tên gọi ^^. Ở đây, tôi sẽ không đi sâu những điểm khác nhau của chúng về mặt kĩ thuật vì điều đó vượt ra ngoài phạm vi của bài viết này. Thay vào đó, tôi chỉ nói đơn giản, generic kernel cần có một tập tin initrd (a.k.a initial ramdisk) đặt trong /boot để khởi động còn huge kernel thì không. Tuy vậy, huge kernel đồ sộ và phức tạp hơn generic kernel, nên chỉ phù hợp cho việc cài đặt hệ thống từ đĩa DVD hoặc là làm đĩa cứu hộ, còn cho mục đích sử dụng hàng ngày, tôi khuyến cáo dùng generic kernel gọn nhẹ hơn. Đối với nhiều distro phổ biến khác thì quá trình cài đặt sẽ tự tạo một tập tin initrd phù hợp cho máy tính của bạn, tuy nhiên Slackware thì không. Do đó, sau khi cài đặt, chúng ta sẽ cần đến một công cụ có tên là mkinitrd(8) do chính cha đẻ của Slackware là Patrick J. Volkerding viết.
Để tạo tập tin initrd cho hệ thống, chúng ta sẽ làm như sau:
Code:
# mkinitrd -c -k 2.7.27.7-smp -m ext3 -f ext3 -r /dev/[h,s]d[a-z][1-15] -o /boot/initrd-2.27.7.gz
Ý nghĩa của các cờ có trong câu lệnh trên:
-c Xoá thư mục (nếu có) chứa các tập tin cần thiết cho vệc tạo ra initrd (mặc định là /boot/initrd-tree/). Lí do vì sao thì bạn có thể đọc man của mkinitrd(8) để rõ hơn.
-k Xác định phiên bản kernel sẽ được dùng với initrd sắp được tạo. Để biết những phiên bản kernel nào có sẵn trên máy của bạn, gõ lệnh
Code:
# ls /lib/modules/kernel/
Đối với Slackware 12.1, phiên bản kernel mặc định là 2.6.24.5 còn Slackware 12.2 dùng kernel phiên bản 2.7.27.7.
-m danh sách các modules được sử dụng
-f định dạng filesystem của root partition ( / ).
-r vị trí của root partition rên đĩa cứng. (ví dụ /dev/hda1 hay dev/sda1)
-o tên của tập tin initrd được tạo ra. (nếu không có cờ này, tập tin mặc định sẽ là /boot/initrd.gz)
Như vậy là chúng ta đã hoàn tất việc tạo ra 1 initial ramdisk để khởi động thế thống cùng với 1 generic kernel sẵn có.
Từ đầu mục số 3 này tới giờ, tôi dám chắc là có nhiều bạn đang suy nghĩ là làm sao đăng nhập vào hệ thống mà tạo initial ramdisk trong khi generic kernel lại hoàn toàn không thể boot được khi chưa có initial ramdisk. Vâng, để khởi động 1 hệ thống Slackware ngay sau khi vừa cài đặt, bạn có thể dùng chính đĩa DVD Slackware đang có.
Code:
boot: hugesmp.s root=/dev/sda1 rdinit= ro
với /dev/sda1 là root partition của bạn. Ngoài ra, nếu trong quá trình cài đặt, bạn đã chọn cài huge kernel rồi thì bạn cũng có thể dùng huge kernel đó để boot mà không cần initial ramdisk.
Để biết về initrd, Slackware có cung cấp sẵn một tập tin dạng readme để bạn dễ dàng tham khảo.
Code:
4. Sử dụng GRUB trong Slackware
Mặc định, Slackware dùng LILO làm bootloader, tuy nhiên nếu bạn muốn dùng GRUB để boot Slackware thì sau khi cài đặt xong, bạn dùng dĩa DVD Slackware để boot hệ thống và làm theo các bước sau đây:
Code:
# mount -t auto /dev/cdrom /mnt/tmp
# installpkg /mnt/tmp/extra/grub/grub-0.97-i486-6.tgz
Code:
với /dev/sda là HDD mà bạn muốn cài GRUB lên.
Code:
# nano /boot/grub/menu.lst
để tạo entry cho việc khởi động Slackware.
Nội dung bài viết dừng lại tại đây.
Rất cám ơn các bạn đã đọc bài viết.
St. Konqueror
|
|
|
nlfb wrote:
title Windows XP OEM Edition
root (hd0,1)
makeactive
chainloader +1
Có một điểm cần lưu ý là nếu bạn cài Windows XP và GNU/Linux trên cùng một đĩa cứng thì đoạn cấu hình là trên là đủ chạy. Nhưng nếu trên 2 đĩa cứng khác nhau thì phải có thêm một đoạn có nội dung tương tự sau trước dòng Chainloader
map (hd0) (hd1)
map (hd1) (hd0)
Regards
St.Konqueror
|
|
|
choc_ wrote:
Nếu sách cần cho công việc, và công việc đó đem lại tiền cho mình, thì nên bỏ tiền ra mua sách. Tại sao bỏ tiền ra mua máy tính, mua điện thoại, mua ipod, mua những thứ đồ xa xỉ khác thì được, nhưng sách, một thứ sản phẩm hết sức văn hóa thì lại toàn đi chôm, một hành động rất là vô văn hóa?
Điều này cũng giống như phần mềm.
Ở Việt Nam ta thường hay hỏi: Sao xài phần mềm mà dùng chùa, xài lậu, sao không bỏ tiền ra mua cho chính đáng?
Đáp: Vì không đủ tiền mua.
Hỏi: Thế phần mềm mã nguồn mở làm cái gì?
Đáp: .....
Nhưng sách khác phần mềm. Phần mềm còn có phần mềm miễn phí hoặc giá rẻ thay thế cho những phần mềm đắt tiền. Còn sách, có solution nào hay không? Không hề. Một người khát khao kiến thức, nhưng không có tiền học ĐH tư thục với thư viện tốt hoặc không có tiền mua sách thì làm sao để có kiến thức? Không lẽ dùng những cuốn sách vừa túi tiền nhưng nội dung lỗi thời lạc hậu, vậy thì học như thế nào? Không thể học => thiếu kiến thức => 1 con người thiếu kiến thức thì có đáng giá nữa không?
choc_ wrote:
Sách có quá mắc không? Mình không nghĩ thế, ít có cuốn sách nào quá 1tr VND, mà lương ra trường của một bạn sinh viên ở VN một tháng chắc cũng tầm 4-5tr VND rồi (mình tin là các bạn ở đây lương còn cao hơn). Nghĩa là để dành một tháng thì cũng mua được 2-3 cuốn. Một năm tệ lắm cũng mua được 10-15 cuốn. Vừa có được sách để đọc, vừa thấy thanh thản trong lòng, tại sao không nhỉ?
Đoạn này anh StarGhost đã có nói nên em không bàn luận gì thêm. Chỉ là có lẽ anh không phải lo chuyện tiền nong nên không biết nỗi khổ của người muốn khát khao học hỏi mà không đủ khả năng mua sách là như thế nào. Đâu phải ai đi làm rồi là có ngay tiền mua Ipod, Iphone, mấy đồ xa xỉ gì đó đâu anh ạh.
choc_ wrote:
Mình nghĩ thói quen đọc sách lậu bắt nguồn từ trường học mà ra. Các thầy không làm gương thì làm sao trò làm cho đúng được. Không thể đổ lỗi cho việc thiếu tiền, thiếu tiền là thiếu từ vài mươi năm trước kìa, bây giờ trường đại học nào cũng rộng rãi khang trang, thư viện to đùng, có cả máy lạnh, và chất đầy sách photo từ sách gốc do các thầy đem từ nước ngoài về!!!.
Mình cũng đã học từ những cuốn sách photo đó. Nhưng đó là thời sinh viên, nếu sinh viên không có sách để học thì đó không phải là lỗi của sinh viên, mà là lỗi của trường, lỗi của ngành giáo dục, lỗi của cả một quốc gia. Nhưng khi đã ra trường, kiếm được tiền rồi, mà vẫn đọc sách lậu, thì đó là lỗi của bản thân mỗi người.
Không biết anh đang nói đến ĐH nào, và ĐH đó có ở Việt Nam hay không nữa?
Tuy vậy nhưng...
choc_ wrote:
Tôn trọng giá trị lao động của người khác cũng là tôn trọng chính bản thân mình, nhất là khi mình dùng thành quả của người ta vào công việc của mình. Nó cũng giống như tham khảo sách vở, tài liệu, công trình của người khác để viết ra paper của mình, mà không cite gì hết.
Đây cũng là 1 câu hỏi khó trả lời và là một thực tế chả lấy gì làm hay ho. Em thừa nhận điều đó.
|
|
|
choc_ wrote:
@St Konqueror: cái analogy của bạn sai bét. Khoa học bao giờ cũng có hai nhánh: khoa học lý thuyết và khoa học ứng dụng. Còn cái cách làm sysadmin theo dạng đọc tài liệu how-to hay tutorial của hãng thì chưa bao giờ là khoa học cả, họa chăng chỉ là kỹ thuật.
Thật sự là em chỉ mới 18 tuổi, kiến thức nông cạn nên có sai sót thì mong các đàn anh chỉ giáo và em xin hoàn toàn ghi nhận. Tuy nhiên ý của em hoàn toàn không hề nói những việc như làm sysadmin là khoa học, tất nhiên nó chỉ là kĩ thuật, đúng như lời anh nói. Em chỉ nói đến khoa học là ví dụ ở tầm 1 quốc gia. Người ta tập trung nghiên cứu khoa học ứng dụng để phát trển mau lẹ nền kinh tế. Và nội dung về vấn đề nghiên cứu khoa học được dừng ngay tại đó. Đoạn sau của bài post thì em hoàn toàn quay sang chuyện học tập kĩ thuật của từng người, không dính dáng gì tới khoa học ở đây nữa. Em chỉ dùng vấn đề "nghiên cứu khoa học" đó như 1 ví dụ tương đồng đ/v việc học tập của từng người. Quan điểm của em chỉ là trong quá trình học tập, mình nên học nhanh và học tập trung vào những nội dung có khả năng ứng dụng thực tế cao (nói cách khác là có khả năng kiếm việc làm) còn những vấn đề chuyên sâu, mở rộng một cách bài bản vững chắc thì phải nắm chắc được là mình có đủ thời gian để dành cho nó hay không.
Đó là quan điểm của em. Không biết có phải là anh hiểu nhầm ý em hay không?Em xin đính chính là em không hề xem mấy vấn đề như System Adminitstration là Science.
Regards
St.Konqueror
|
|
|
quanta wrote:
Tuy nhiên, trên thực tế nhiều khi sẽ gặp trở ngại về thời gian. Không biết có ai nghĩ giống mình không?
Chuyện này em nghĩ cũng giống như 1 quốc gia đang phát triển trở lại từ sau 1 sự cố lớn nào đó (ví dụ đại khủng hoảng kinh tế hay chiến tranh), họ sẽ tập trung chú trọng phát triển các ngành khoa học ứng dụng với tốc độ cực nhanh để phục vụ khẩn cấp nền kinh tế đang non yếu mà bỏ qua các bộ môn khoa học lí thuyết. Một ví dụ cho chuyện này là Nhật Bản sau Thế chiến thứ 2, chính các ngành khoa học ứng dụng đã vực dậy kinh tế Nhật một cách thần kì chứ không phải là các bộ môn khoa học lí thuyết nà đó. Vậy thì cũng giống như chúng ta sống ở 1 quốc gia ở thế giới thứ 3, IT thật ra cũng mới được du nhập gần đây, do vậy có lẽ mình học nhanh những gì cần thiết cho ứng dụng thực tế trước là tốt nhất, chứ cũng khó có đủ thời gian mà bài bản như Âu Mĩ được.
Vài lời ngu muội
PS: Có nhiếu khi em học về Linux, gặp những thứ như runlevel chẳng hạn, nghe người ta nói cơ chế này của Linux khác BSD, khác Solaris ở nhiều chỗ. Vậy là cứ phải cố gắng nín nhịn cái cảm giác ngứa ngáy tay chân muốn cài BSD hay Solaris vào để tìm hiểu xem khác là khác thế nào, khác nhau ra sao. Cứ phải tự nhủ là thời gian mình không có dư dả gì, cứ tập trung cho Linux trước, từ từ tính sau chứ lan man nhiều khi hỏng bét. Hic, khổ thế đấy.
|
|
|
hmtaccess wrote:
Chào anh quanta
em có chỗ này chưa hiểu giải thích dùm được hung
find / -perm +4000 -user root -type f -print
find / -perm +2000 -group root -type f -print
Về 2 con số +4000 và +2000 đó
cái này là mặt định hay sao anh. anh có tài liệu nói rõ về cái này hơn không
thanks
Với bất kì lệnh nào trong Linux, bạn có thể đọc man page của nó để tìm hiểu.
Ví dụ với lệnh find nói trên.
Code:
Ngoài ra để tìm kiếm nhanh nội dung liên quan đến tùy chọn perm trong man page của find, bạn có thể
Code:
và tất nhiên bạn có thể tìm hểu lệnh grep bằng man page của nó tương tự như lệnh find
Code:
|
|
|
giobuon wrote:
Bạn thử tưởng tượng gói deb đó như một file nén chứa các file binary đã đc biên dịch sẵn, còn với source bạn phải compile, khi đó sẽ cần các thứ để compile nó ví dụ như gcc, make...
Mình tạm hiểu thế này không biết có đúng hay không? Khi biên dịch từ nguồn thì mình sẽ cần một số gói cần thiết cho quá trình biên dịch chứ không cần thiết cho việc chạy phần mềm mà đã được biên dịch xong, vì vậy sau khi biên dịch ta có thể remove các gói phụ thuộc mà đã bắt buộc phải cài trước đó. Không biết có phải là như vậy không?
PS: Có lẽ cách đặt câu hỏi của mình chưa được tốt lắm. Vì mình chủ yếu cái đặt phần mềm từ binary lấy từ các repo, chỉ khi nào cần dùng những phần mềm mà ko có binary thì mới biên dịch từ source nên thành ra các khái niệm về Linux packages đối với mình vẫn còn tương đối mơ hồ. rất mong được các bạn chỉ dẫn thêm.
Cám ơn
St. Konqueror
|
|
|
Hi all,
Theo mình được biết thì Linux pacakages được chia thành 2 loại chính là binary và source, và mỗi package đều có sự phụ thuộc vào những thư viện nhất định hoặc là phụ thuộc vào các package khác. Tuy nhiên có một số điểm mình chưa rõ như thế này:
Mình lấy ví dụ với phần mềm Evince-2.22
- khi biên dịch từ source, một trong những gói mà nó yêu cầu phải được cài đặt trước là gnome-doc-utils phiên bản từ 0.3.2 trở lên
- khi cài đặt từ gói .deb thì nó lại hoàn toàn không cần gì tới gói gnome-doc-utils nói trên có trong hệ thống
Không chỉ riêng Evince mà rất nhiều phần mềm khác cũng như vậy khi mình thử so sánh việc cài từ .deb và biên dịch source cùng 1 phần mềm trên cùng 1 hệ thống.
Vậy điều mình muốn hỏi ở đây là vì sao lại có sự khác biệt về dependency đó khi cài đặt từ binary và từ mã nguồn? Mình tìm trên google và wikipedia 2 ngày nay nhưng chưa có câu trả lời thỏa đáng, mong được các bạn chỉ dẫn, hoặc là cho mình vài từ khóa hoặc vài đường links có liên quan để mình tham khảo cũng được.
Rất cám ơn
St. Konqueror
|
|
|
dang113 wrote:
Các bác có thể cho em biết được địa chỉ tải Linux được không, và nếu có thể có thể hướng dẫn cho em cách cài đặt được không ạ.
Hi dang113,
Ngày xưa mới bắt đầu với nó tớ cũng từng đau đầu với câu hỏi này . Tớ biết được bài viêt này trên distrowatch, rất hay và súc tích, bạn tham khảo thêm nhé
http://distrowatch.com/dwres.php?resource=major
Thêm một ý kiến cá nhân, trong bài viết nói trên bồ nên tham khảo về các distro Ubuntu, OpenSuSE, Fedora, Debian và Mandriva; còn cácdistro còn lại thì có lẽ là chưa cần thiết lắm.
Mr.DL wrote:
Nhưng mà linux có nhiều loại lắm, bạn nên cẩn thận khi lựa chòn và sử dung.
=>Vì sao?
Mr.DL wrote:
Nếu bạn không có nhu cầu đặc biệt do yêu cầu về lập trình hay hacking thì mình khuyên bạn nên sử dụng XP
Người ta đang muốn xài Linux, bồ lại khuyên thế này...
|
|
|
Hi all,
Hiện nay mình đang có 3 máy vi tính, nhưng chỉ có 1 dây Ethernet nên mình muốn dùng thiết bị chia sẻ mạng để cho cả 3 máy tính đều có thể dùng chung mạng được. Mình đang phân vân giữa switch và hub, không biết nên chọn cái nào. Hub thì rẻ hơn switch nhiều nhưng mình lại nghe nói là khi 2 máy chia sẻ data cho nhau thì hub gây kẹt bandwidth, còn switch thì hoạt động hiệu quả hơn.
Mình thật sự ko biết chọn loại nào. rất mong được tư vấn.
Thân mến
St.Konqueror
|
|
|
thanhtamntp wrote:
mình down thử thunderbirb về, extract nó ra nhưng ko biết cài kiểu j. mong mọi người jup đỡ.
Bản Thunderbird và Firefox cho Linux thì đều chỉ cần bung ra là chạy được luôn.
|
|
|
thanhtamntp wrote:
mình down MPlayer về extract ra rồi cài từ source, configure-make-make install, đều ngon cả. Nhưng cài
xong thì ko biết bật MPlayer lên kiểu j nữa. Mong mọi người jup ^_^
Nếu bạn không thấy shortcut của chương trình mới biên dịch thì thử mở terminal lên, gõ chữ cái đầu hoặc một vài chữ chữ cái đầu của phần mềm đó rồi nhấn Tab 2 lần xem sao. Ngoài ra bạn có thể thử thêm các lệnh tìm kiếm như which, whereis, locate và find. Bạn nên đọc man của từng lệnh trên để biết rõ hơn.
Thân mến.
|
|
|
|
|
|
|