|
|
Có thể thay /delete bởi /d
|
|
|
neo_hack wrote:
Bấm RUN --> Gõ UserPasswords2 --> ENTER , sẽ hiểu việc cần làm tiếp theo !
-- Em mới học hack xin đừng bắt em tội nghiệp --
Tùng Bu bu
Phải là: control userpasswords2
ps: Nhưng có vẻ đây không phải là câu trả lời cho câu hỏi của chủ topic
|
|
|
Tớ chưa cài môi trường Text, nhưng chắc search một cái là ra thôi:
http://www.comptechdoc.org/os/linux/howlinuxworks/linux_hllogin.html
http://www.linuxjournal.com/article/3121
|
|
|
Thank Mr.Khoai
Mr.Khoai có tài liệu nào về Shell Wrapper không, share cho tớ với. Hoặc nếu có thể thì viết một bài về Shell Wrapper, sed, và awk luôn nhé.
Tớ có kiếm được vài cái, nhưng không "ăn thua":
Shell Wrapper
http://tldp.org/LDP/abs/html/wrapper.html
|
|
|
1. Alltray
Homepage: http://alltray.sourceforge.net/
2. Kdocker
Homepage: http://kdocker.sourceforge.net/
|
|
|
Cảm ơn anh conmale và nil.
Em xin dịch tiếp một bài về: Understanding Red Hat Run Levels
Bản English:
http://www.linuxjournal.com/article/1274
Bản dịch:
Với mỗi runlevel các đoạn scripts được chạy để khởi động từng dịch vụ riêng biệt, thay vì một số lượng lớn các file phải chỉnh sửa bằng tay. Những đoạn scripts này được đặt trong thư mục /etc/rc.d/init.d, và phần lớn đều có một tuỳ chọn start hoặc stop. Thiết lập này sẽ bao gồm một chùm các thư mục trong /etc/rc.d. Đó là:
rc0.d: chứa đựng những đoạn script được chạy khi hệ thống shutdown
rc1.d đến rc3.d: chứa những đoạn scripts được chạy khi hệ thống thay đổi runlevel. Runlevel 1 thường được sử dụng cho chế độ người dùng đơn. Runlevel 2 cho thiết lập đa người dùng không có NFS. Runlevel 3 cho thiết lập đa người dùng đầy đủ và môi trường mạng.
Runlevel 4 thường không được dùng
Runlevel 5 chứa những đoạn script để khởi tạo hệ thống trong chế độ X11, nó gần giống runlevel 3 ngoại trừ là chương trình xdm được khởi động với một màn hình login đồ hoạ
Runlevel 6: chứa những đoạn scripts được chạy khi hệ thống reboot. Những đoạn scripts này được gọi bởi lệnh reboot
init.d: thường chứa tất cả các scripts. Những file này nằm trong thư mục rc?.d là những đường link thật sự đến thư mục init.d
The boot sequence
Hãy xem những gì sẽ xảy ra trong một trình tự boot Red Hat thông thường.
Khi hệ thống khởi động, file /etc/rc.d/rc.sysinit được chạy đầu tiên. Runlevel khởi động nằm trong /etc/inittab được tìm thấy và các /etc/rc.d/rc script được chạy. Trong hầu hết các trường hợp đó là Runlevel 3.
Chương trình rc tìm thấy trong thư mục /etc/rc.d/rc3.d sẽ thi hành bất cứ K* script nào với tuỳ chọn stop. Sau đó tất cả các S* scripts được khởi động với tuỳ chọn start. Các script được khởi động theo thứ bậc giá trị, ví dụ S10network script được khởi động trước S85httpd script. Điều này cho phép bạn lưạ chọn chính xác khi nào những đoạn scripts của bạn được chạy, mà không cần phải chỉnh sửa file. Điều tương tự cũng đúng với K* script.
Hãy xem những gì xảy ra khi chúng ta thực hiện chuyển runlevels chẳng hạn từ runlevel 3 (networking và chế độ đa người dùng) sang runlevel 1 (chế độ đơn người dùng).
Đầu tiên tất cả các K* scripts thuộc level của hệ thống đang thay đổi, được thi hành. Red Hat 2.0 cài đặt 7 K* script và 1 S* script trong thư mục /etc/rc.d/rc.1. K* script sẽ shutdown nfs, send mail, lpd, inet, cron, và syslog. Sau đó S* script sẽ kills off bất cứ chương trình còn lại nào và thi hành lệnh:
Code:
để đưa hệ thống về chế độ đơn người dùng. Trong chế độ này bạn có thể chuyển ngược trở lại chế độ đa người dùng bằng cách gõ:
Code:
Side-stepping init
Có 2 điểm chính cần bổ sung:
Đầu tiên, bạn có thể lựa chọn script start hoặc stop, thậm chí khi nó không thuộc runlevel của bạn. Các scripts thi hành nằm trong thư mục: /etc/rc.d/init.d với tuỳ chọn start hoặc stop sẽ khởi động hoặc dừng bất cứ chương trình hoặc dịch vụ nào mà nó kiểm soát. Điều này cho phép bạn tắt NFS từ runlevel 3 trong khi giữ tất cả các hệ thống khác vẫn hoạt động
Dừng NFS trong trường hợp này sẽ yêu cầu dừng 2 hệ thống: nfsfs, nfs. Nfsfs script sẽ mount hoặc unmount bất kỳ hệ thống file NFS-mounted nào trong /etc/fstab của bạn. Còn sau đó nfs script sẽ tắt các tiến trình liên kết với NFS, trong trường hợp này là mountd và nfsd.
Do đó thủ tục cho việc shutdown NFS sẽ là:
Code:
# /etc/rc.d/init.d/nfs start
Starting NFS services: rpc.mountd rpc.nfsd
# /etc/rc.d/init.d/nfsfs start
Mounting remote filesystems.
#
và khởi động NFS sẽ là:
Code:
# /etc/rc.d/init.d/nfs start
Starting NFS services: rpc.mountd rpc.nfsd
# /etc/rc.d/init.d/nfsfs start
Mounting remote filesystems.
#
Managing init Files
Chẳng hạn, nếu bạn không muốn khởi động HTTP daemon, ngoài cách xoá file trong thư mục rc3.d, đơn giản bạn hãy đổi tên /etc/rc.d/rc3.d/S85httpd thành bất cứ tên gì không bắt đầu bằng các chữ cái viết hoa “S” hoặc “K”. Sự lựa chọn tốt nhất cho bạn là đổi tên chúng thành bắt đầu bằng chữ cái viết thường “s” hoặc “k”. Cách này không chỉ làm cho các đoạn script không được khởi động, nó còn làm cho các file này xuất hiện sau khi bạn dùng lệnh “ls”.
Một chú ý quan trọng ở đây: Hãy chắc chắn rằng bạn biết những đoạn script nào được chạy khi bạn disable chúng. Nếu chẳng hạn bạn disable S10network thì sẽ không có 1 dịch vụ mạng nào của bạn hoạt động. Đó là bởi vì S10network là một low number, những scripts khác phụ thuộc vào mạng phải được thi hành sau khi dịch vụ mạng khởi động
Nếu bạn muốn tạo những init process của riêng bạn để khởi động hoặc dừng. Đơn giản, hãy tạo một đoạn script với một tuỳ chọn start. Nếu đoạn script của bạn khởi động một tiến trình nền, thì bạn cũng nên có thêm tuỳ chọn stop cho nó.
Viết một lần và được đặt trong thư mục /etc/rc.d/init.d. Hãy nói về những chương trình kiểm tra thời gian trên mạng 15 phút một lần, chúng được gọi là script “netdate”. Bạn có thể tạo đường link trong thư mục này khi bạn muốn khởi động chúng. Nếu bạn muốn chương trình của bạn được chạy ở runlevel 3, hãy tạo link đến script của bạn từ /etc/rc.d/rc3.d/S??netdate. Đưa vào vị trí 2 dấu hỏi chấm một con số không xung đột với phần còn lại của thư mục, chẳng hạn S55netdate.
Nếu bạn muốn dừng một tiến trình trong quá trình shutdown, hãy chắc chắn rằng đoạn script của bạn chấp nhận tuỳ chọn stop, sau đó hãy tạo đường link đến /etc/rc.d/init.d/netdate từ /etc/rc.d/rc0.d/K55netdate. Một lần nữa hãy chắc chắn rằng con số bạn sử dụng không được dùng bởi bất kỳ một hệ thống con nào khác để tránh sự hỗn loạn.
Bạn có thể test những thiết lập mới của bạn bằng cách dùng init 3. Từ những hệ thống con đang được chạy, chỉ có một cái sẽ khởi động chính là cái bạn đã thêm vào. Nếu lệnh init 3 bị treo, đoạn script của bạn không exit, bạn phải đặt một ký hiệu ở cuối dòng để đặt tiến trình vấn đề trên background. Bạn cũng có thể chạy những đoạn scripts này bằng tay từ thư mục /etc/rc.d/init.d/ .
Bây giờ bạn đã biết cách thức các hệ thống con làm việc, bạn có thể dễ dàng thêm hoặc chỉnh sửa những hệ thống con đang tồn tại cho thiết lập Linux đặc thù của bạn.
|
|
|
1. Bạn dùng chương trình Ghost nào để chạy?
2. Để thấy được NTFS trong Dos, bạn có thể dùng một số phần mềm như: NTFS Professional, NTFS Reader, NTFS for Dos...
Bạn thử kiếm một cái đĩa Hiren'ts Boot về để chạy.
|
|
|
tony2116 wrote:
mình vẫn chưa hiểu được bản chất vấn đề, cái topic bạn đưa mình cũng chưa thể giải quyết được vấn đề của mình. Mong được giúp đỡ
Bạn search trong google với keyword: "how to backup Active Directory". Thử vài link này xem:
http://www.microsoft.com/technet/prodtechnol/windows2000serv/technologies/activedirectory/maintain/opsguide/part1/adogd03.mspx
http://www.microsoft.com/technet/prodtechnol/windows2000serv/reskit/distrib/dsbj_brr_axal.mspx?mfr=true
http://technet2.microsoft.com/windowsserver/en/library/b3d615b9-2bc9-4a4f-89cb-7697f94d527d1033.mspx?mfr=true
http://207.46.196.114/windowsserver/en/library/27efdda8-2766-4d28-b1d0-daeef7ba5b3c1033.mspx?mfr=true
http://searchwinit.techtarget.com/featuredTopic/0,290042,sid1_gci1152517,00.html
|
|
|
Bạn thử đọc cái này:
http://hvaonline.net/hvaonline/posts/list/3768.html
|
|
|
Hôm nay em post bài, định chèn một table vào forum, nhưng không được, và lại mất luôn các mã BB. Vậy có cách nào để chèn table vào không ạ?
|
|
|
bosshungyen wrote:
chào các bác e muốn copy file từ máy bị remote về máy của mình thì phải làm như thế nào thanks
Bạn thử cách này xem:
ps: Nhân tiện, chia sẻ lệnh tắt để chạy Remote Desktop từ cửa sổ run: mstsc
|
|
|
Tớ mới kiếm được thằng này: KeyTouch
Đọc qua User Manual thấy có thể đáp ứng được
Download:
http://keytouch.sourceforge.net/dl-keytouch.php
http://sourceforge.net/projects/keytouch/
http://directory.fsf.org/keytouch.html
|
|
|
Bản English:
http://www.linux.com/article.pl?sid=06/01/03/1728227
Bản tạm dịch:
Một dịch vụ Linux là một ứng dụng chạy trên nền đợi được sử dụng hoặc là carrying out các tác vụ thiết yếu.
Bạn có thể nói gì về các dịch vụ đang chạy, hoặc quan trọng hơn là các dịch vụ cài đặt của chính bạn?
Hãy bắt đầu bằng cách xem cách thức hệ thống khởi động, và trong một thư mục đặc biệt /etc/rc.d. Trong thư mục này, bạn sẽ tìm thấy các file: rc.0, rc.1, rc.2, rc.3, rc.4, rc.5, and rc.6, và một tập hợp các thư mục rc0.d, rc1.d, rc2.d, rc3.d, rc4.d, rc5.d, and rc6.d. Bạn cũng tìm thấy một file với tên là: /etc/inittab. Hệ thống sử dụng những file này để kiểm soát những dịch vụ được khởi động.
Một ví dụ về file /etc/inittab:
Code:
id:4:initdefault:
l0:0:wait:/etc/rc.d/rc.0
l6:6:wait:/etc/rc.d/rc.6
x1:4:wait:/etc/rc.d/rc.4
Tiến trình khởi động sử dụng các tham số này để định danh các runlevel mặc định và các files sẽ được sử dụng bởi các runlevel đó. Trong ví dụ này runlevel 4 là mặc định, và các scripts định nghĩa runlevel 4 có thể được tìm thấy trong /etc/rc.d/rc.4
Vậy Runlevel là gì? Thường bạn sẽ cho rằng nó sẽ tham chiếu đến các levels khác nhau mà hệ thống sẽ sử dụng trong suốt quá trình khởi động. Nhưng thay vào đó hãy xem runlevel như những điểm mà từ đó hệ thống đi vào. Runlevel 1 là cấu hình cơ bản nhất (dành cho truy cập người dùng đơn, môi trường Text), trong khi runlevel 5 là cấu hình cao cấp nhất (đa người dùng, mạng, và GUI). Runlevel 0 và runlevel 6 được sử dụng khi hệ thống tạm nghỉ hoặc khởi động lại.
Tuy nhiên có sự khác nhau giữa các distro của Linux. Ví dụ Fedora sử dụng runlevel 5 cho X-based logins, trong khi Slackware sử dụng runlevel 4 để làm điều này
(Xem bảng liệt kê tóm tắt các cấu hình cho Linux từ url trên)
Khi muốn thay đổi level mặc định, bạn phải sửa theo đường dẫn: /etc/inittab
Tại sao bạn lại muốn thay đổi các runlevel. Bình thường bạn sẽ chỉ sử dụng GUI hoặc text với chế độ đa người dùng- tức là runlevel 4 hoặc 5. bạn sẽ chỉ cần đến runlevel 1 hoặc 2 nếu bạn có một vài vấn đề hệ thống và bạn muốn các truy cập cơ bản. Runlevel 0 và 6 không bao giờ được sử dụng như một cấu hình mặc định. Dĩ nhiên, bạn có thể thay đổi chế độ mà hệ thống đang chạy. Ví dụ:
Code:
Lệnh này sẽ khởi động lại hệ thống
Quá trình boot sẽ quyết định các runlevel nào được lựa chọn và từ đó sẽ quyết định rc.d script nào được chạy. Hãy xem một vài ví dụ về rc.d script file:
Code:
# Try to use GNOME's gdm session manager:
if [ -x /usr/bin/gdm ]; then
exec /usr/bin/gdm -nodaemon
fi
# Not there? OK, try to use KDE's KDM session manager:
if [ -x /opt/kde/bin/kdm ]; then
exec /opt/kde/bin/kdm -nodaemon
fi
# If all you have is XDM, I guess it will have to do:
if [ -x /usr/X11R6/bin/xdm ]; then
exec /usr/X11R6/bin/xdm -nodaemon
fi
Đây là file rc.4 mặc định của Slackware 10.2
Trong các distro khác bạn sẽ tìm thấy các script để chạy các liên kết tượng trưng thật sự đến các file trong thư mục: /etc/init.d – một kho chứa trung tâm cho tất cả các script. Do đó tất cả những gì bạn phải làm là viết các đoạn script khởi động, đặt nó vào /etc/init.d, sau đó tạo liên kết tượng trưng cho nó từ thư mục runlevel (hoặc file runlevel nếu hệ thống của bạn sử dụng)
Ví dụ, runlevel 2 là runlevel mặc định cho Debian trong môi trường non-GUI. Nếu bạn chạy Apache 2 trên Debian, bạn phải tìm một init script cho Apache 2 trong /etc/init.d được gọi là apache2, một liên kết tượng trưng trỏ đến /etc/init.d/apache2. Điều này sẽ khởi động Apache 2 ở runlevel 2, nhưng chỉ sau khi các dịch vụ với số S thấp hơn được khởi động.
Khi hệ thống shutdown sẽ có một liên kết tượng trưng khác trong thư mục /etc/rc0.d và etc/rc6.d được khởi động với K thay vì S, liên kết này sẽ shutdown the process.
(Tớ sẽ tìm hiểu và viết một bài khác về S và K sau)
Nếu cảm thấy tất cả những điều này quá rắc rối, bạn có thể đơn giản hơn bằng cách sử dụng file /etc/rc.d/rc.local. File script này được chạy một lần, sau khi các script khác được chạy, nhưng trước khi màn hình logon xuất hiện. Theo mặc định, file này như sau:
Code:
#!/bin/bash
#
# /etc/rc.local - run once at boot time
# Put any local setup commands in here:
Bạn có thể add thêm các đoạn code khác vào cuối, để định nghĩa các script được chạy, ví dụ:
Code:
hoặc:
Code:
modprobe -r uhci
modprobe usb-uhci
eciadsl-start
iptable -F
iptables -A INPUT -i ppp0 -p tcp --syb -j DROP
netdate time.nist.gov
hoặc
Code:
apachectl start
echo "/usr/bin/mysqld_safe &" | su mysql
Chú ý rằng với một vài Distro như Debian, nó không sử dụng các rc.local cho các script khởi động
Một điểm nữa, thêm vào các script khởi động, hãy nhớ viết các script close-down để add vào rc.0 và rc.6. Điều này sẽ làm cho các dịch vụ của bạn shutdown một cách gọn gàng và không để lại bất kỳ một trạng thái lạ nào khi hệ thống tạm nghỉ.
Khi bạn khởi động lại, bạn làm thế nào để dừng các dịch vụ đang chạy? Đơn giản chỉ là đảo ngược của những gì đã làm. Hoặc là chỉnh sửa các file runlevel thích hợp, hoặc là remove những liên kết từ thư mục runlevel. Chú ý rằng, có thể không cần thiết phải làm điều này bằng tay, nhiều distro bao gồm các tool để quản lý các dịch vụ. Ví dụ Red Hat, Fedora sử dụng chkconfig, trong khi Debian sử dụng update-rc.d.
|
|
|
Tớ tìm được cuốn này nữa:
Advance Bash - Scripting Guide (pdf file)
Download tại đây
|
|
|
conmale wrote:
Win là Win, Linux là Linux. File và directory trên một filesystem không chỉ đơn giản muốn đặt tên nó thế nào là đặt. Tuy vậy, Linux vẫn cho phép dùng utf8 cho filename / directory name. Có điều, tuyệt đối tránh cái space (" ") trên file name và directory name nếu không muốn có những rắc rối về sau. Trên *nix nói chung, có 2 điều nên nhớ:
- các ký tự, filename, directory name trên *nix là case sensitve, có nghĩa là A khác a.
- các khoảng trống trên filename và directory phải dùng escape \ trước các khoảng trống này nếu muốn "gọi" chúng.
Muốn dùng UTF8 trên Linux, xem cái này:
http://hektor.umcs.lublin.pl/~mikosmul/computing/articles/linux-unicode.html
Vâng ạ, em cảm ơn anh
Không phải là em cố tình đặt tên file và folder trên Linux là tiếng Việt có dấu. Mà em hay "save as..." những file html trên Net rồi về copy trong FC4, gặp lỗi này nên em muốn hỏi.
|
|
|
Thanks Mr.Khoai và lihavim
Thật ra thì đây không phải là mục đích cuối cùng của tớ. Với lại mỗi khi thao tác với một file html mà lại phải chạy đoạn script này thì cũng hơi bất tiện.
Tớ đang nghiên cứu để "gắn" cái script này vào: cp, mv, rm.., có nghĩa là chẳng hạn khi mình thực hiện cp với file abc.htm (hoặc abc.html), script này sẽ tìm thư mục tương ứng với định dạng "abc_files" rồi thực hiện copy cả file và thư mục đó luôn.
Bác nào có ý tưởng gì giúp em với nhé,
ps: Lại được học thêm shell programming.
|
|
|
lihavim wrote:
Tui không dùng nautilus (gnome ?) nên không rõ, có lẽ nó không cho đặt (?) nhưng khỏ dòng lệnh thì đặt tên vô tư. Nhưng, không nên đặt tên file bằng tiếng Việt và có dấu cách vì nhiều khi gặp phải nhiều vấn đề ngoài ý muốn, hơn nữa dùng không dấu đâu có vấn đề gì.
Tớ cũng biết thế, chỉ có điều Win support chẳng nhẽ Linux lại không?
|
|
|
lihavim wrote:
Cách mount ở http://www.sandaru1.com/2007/03/18/get-ntfs-3g-working-with-hibernate/.
]Ghi chú: Có vấn đề chi tự chịu vì thực ra tui chả biết gì về ntfs-3g, chỉ search.
Bác không đọc kỹ rồi, mount thì em mount được rồi. Em chỉ muốn hỏi là tại sao nó không cho mount trên patition cài Win đang được hibernate thôi.
Thân
|
|
|
Bàn phím của tớ là Logitech Multimedia, có các phím để tăng giảm Volume, Back và Forward khi duyệt web... Nhưng hiện giờ các phím này không hoạt động trên FC4 (Trong Win vẫn hoạt động bình thường)
Làm sao để
+ Các phím tăng giảm Volume có tác dụng với: xmms, hoặc MPlayer...
+ Back, Forward hoạt động với FireFox...
Cảm ơn mọi người
|
|
|
Trong Win2k3 khi copy các file có tên là Tiếng Việt có dấu sang FC, thì các file này sẽ bị mất font kiểu như: "Xóa mù Linux" thì thành: "X?a m? Linux". Và khi thao tác với các file này trên FC, sẽ bị báo lỗi, không thi hành được.
Khi thử đổi tên file này thành "Xóa mù Linux" thì gặp lỗi sau:
gnp.1wqrorregnimanertohsneercs/556/602gmi/su.kcahsegami.602gmi//:ptth
Làm sao để thực hiện việc này?
Cảm ơn mọi người.
|
|
|
Tài liệu này không biết tác giả là ai, mình chỉ tình cờ tìm được trên mạng. Mình đã dùng OpenOffice.org convert sang PDF cho tiện.
|
|
|
Bạn mã hóa dữ liệu bằng cách nào vậy?
|
|
|
Bạn tìm lại trong forum này hoặc vào google và gõ: "không hiện file ẩn".
|
|
|
conmale wrote:
cd vào thư mục nào chứa cái html và thư mục kèm theo đó, rồi chạy:
rm -rf <tên thư mục kèm theo>
hi anh conmale,
Em đã test và không được anh à. Lệnh này chỉ xóa cái thư mục đi kèm với file html đó thôi, còn file html đó vẫn còn nguyên. Anh check lại nhé.
ps: Sau khi dùng lệnh này, có thể recover lại không anh, nếu được thì dùng lệnh gì ạ?
|
|
|
vikjava wrote:
làm gì có vụ này nhỉ, chắc các bạn lộn cái gì đó chứ. kiểm tra lại user xem thế nào
Tớ nghĩ là nó vẫn có thể xảy ra. Như ngày trước có một con virus nó change được pass Win XP (hacked), thì việc remove pass chắc là cũng làm được.
|
|
|
hi, tối về nhà em mới thử được anh à.
Sao nó không có một cái máy ảo Linux nào đó, nhỏ con con thôi cũng được, cho mình test mọi lúc mọi nơi anh nhỉ? Trên net có cái gì tương tự thế không anh?
ps: Trên GUI, có cách nào làm được không anh?
|
|
|
vikjava wrote:
bác thử đặt pass : p0a@cn09ole xem được kô :d
thằng microsoft đưa ra ví dụ như p@ssw0rd
Thanks bác
Được rồi, nó thích chữ @ bác à. Ngoài cách disabled cái complexity requirements đi, còn cách nào change nó đi không nhỉ? (Có nghĩa là vấn enabled nhưng cho nó đơn giản hơn)
Thanks
|
|
|
Em tưởng lệnh này chỉ delete thư mục và tất cả các file và thư mục con trong thư mục đó mà bỏ qua confirmation prompts thôi chứ? Nếu thế thì "cp" và "mv" cũng ok luôn à anh?
|
|
|
Trên máy tớ, setup một cái Active Directory, nếu trong phần Domain Security Policy, tớ enabled cái "Password must meet complexity requirements":
thì khi add thêm một user vào Active Directory, sau khi đặt pass và finish, sẽ bị lỗi này:
Không hiểu là cái complexity requirements của thằng AD này là gì nữa. Passwd tớ đặt đã có: chữ thường, chữ hoa, chữ số, nhiều hơn 7 ký tự (thử cả trường hợp viết hoa chữ cái đầu luôn).
|
|
|
Vẫn còn một câu hỏi mà quanta chưa trả lời được, đó là câu số 7:
7. Xoá luôn cả những thư mục đi kèm với file htm, html như thế nào?
Nếu các bạn để ý thì, trên Windows khi save as 1 page nào đó bởi IE, hoặc FF... thì trên đĩa cứng nó sẽ tạo ra một thư mục đi kèm với định dạng: "tên_files" để chứa: pictures, icons, css, javascript...Khi thao tác với file này: copy, delete... thư mục này sẽ tự động được copy hoặc delete theo. Nhưng trên Linux thì chuyện này không xảy ra. Tớ đã thử trong môi trường GUI và cả trong trình duyệt file như: Midnight Commander đều không được. (Tớ đoán là command line cũng không được). Vậy có cách nào để làm việc này không?
Cảm ơn mọi người.
|
|
|
|
|
|
|