banner

[Rule] Rules  [Home] Main Forum  [Portal] Portal  
[Members] Member Listing  [Statistics] Statistics  [Search] Search  [Reading Room] Reading Room 
[Register] Register  
[Login] Loginhttp  | https  ]
 
Messages posted by: doikengheo  XML
Profile for doikengheo Messages posted by doikengheo [ number of posts not being displayed on this page: 0 ]
 
Trong box
Thảo luận thiết bị mạng
bài mạng căn bản
edit bài post đầu tiên thì bị như vậy
còn các bài khác vẫn được ,
không hiểu nguyên nhân tại sao ??
6 Tầng Trình diễn

Nghe cái tên thì có vẻ yểu điệu quá các bác nhỉ , nó làm chúng ta nghĩ đến các bác diển viên điện ảnh hay các anh chàng người mẫu smilie
, nhưng thực chất mà nói thì đây chính là tầng thứ 6 trong bảy tầng của mô hình OSI . Tầng này đáp ứng những nhu cầu dịch vụ mà tầng ứng dụng đòi hỏi, đồng thời phát hành những yêu cầu dịch vụ đối với tầng phiên. Tầng trình diễn chịu trách nhiệm phân phát và định dạng dữ liệu cho tầng ứng dụng, để dữ liệu được tiếp tục xử lý hoặc hiển thị. Tầng này giải phóng tầng ứng dụng khỏi gánh nặng của việc giải quyết các khác biệt về cú pháp trong biểu diễn dữ liệu. Chú ý: Ví dụ, một trong những dịch vụ của tầng trình diễn là dịch vụ chuyển đổi tệp văn bản từ mã EBCDIC sang mã ASCII.

Tầng trình diễn là tầng đầu tiên nơi người dùng bắt đầu quan tâm đến những gì họ gửi, tại một mức độ trừu tượng cao hơn so với việc chỉ coi dữ liệu là một chuỗi gồm toàn các số không và số một. Tầng này giải quyết những vấn đề chẳng hạn như một chuỗi ký tự phải được biểu diễn như thế nào - dùng phương pháp của Visual Basic ("13,thisisastring") hay phương pháp của C/C++ ("thisisastring\0").
Việc mã hoá dữ liệu cũng thường được thực hiện ở tầng này, tuy việc đó có thể được thực hiện ở các tầng ứng dụng, tầng phiên, tầng giao vận, hoặc tầng mạng; mỗi tầng đều có những ưu điểm và nhược điểm. Một ví dụ khác, thông thường, việc biểu diễn cấu trúc được chuẩn hóa tại tầng này và thường được thực hiện bằng cách sử dụng XML. Cũng như các dữ liệu đơn giản, chẳng hạn chuỗi ký tự, các cấu trúc phức tạp hơn cũng được chuẩn hóa ở tầng này. Hai ví dụ thường thấy là các 'đối tượng' (objects) trong lập trình hướng đối tượng, và chính phương pháp truyền tín hiệu video theo dòng (streaming video).

Trong những trình ứng dụng và giao thức được sử dụng rộng rãi, sự tách biệt giữa tầng trình diễn và tầng ứng dụng hầu như không có. Chẳng hạn HTTP (HyperText Transfer Protocol), vốn vẫn được coi là một giao thức ở tầng ứng dụng, có những đặc tính của tầng trình diễn, chẳng hạn như khả năng nhận diện các mã hệ dành cho ký tự để có thể chuyển đổi mã một cách thích hợp. Việc chuyển đổi sau đó được thực hiện ở tầng ứng dụng.

7 Tầng ứng dụng

đây là tầng cuối cùng trong bảy tầng cấp của mô hình OSI . Tầng này giao tiếp trực tiếp với các tiến trình ứng dụng và thi hành những dịch vụ thông thường của các tiến trình đó; tầng này còn gửi các yêu cầu dịch vụ tới tầng trình diễn.

Những dịch vụ thông thường của tầng ứng dụng cung cấp sự chuyển đổi về ngữ nghĩa giữa các tiến trình ứng dụng có liên quan. Chú ý: những ví dụ về các dịch vụ của trình ứng dụng thường được quan tâm bao gồm tệp ảo (virtual file), thiết bị cuối ảo (virtual terminal), và các giao thức dành cho việc thao tác và thuyên chuyển các tác vụ (manipulation and transfer of batch processing jobs).

Mô hình OSI là gì : đáng lẻ ra phần này tôi không nói lại về mô hình OSI nhưng , để khỏi loảng bài viết nên tôi xio nói lại

Mô hình OSI
Viết theo nghỉa tiếng anh đầy đủ là : Open Systems Interconnection Reference Model, và viết ngắn là OSI Model hoặc OSI Reference Model
tạm dịch là Mô hình tham chiếu kết nối các hệ thống mở - là một thiết kế dựa vào nguyên lý tầng cấp, lý giải một cách trừu tượng kỹ thuật kết nối truyền thông giữa các máy vi tính và thiết kế giao thức mạng giữa chúng. Mô hình này được phát triển thành một phần trong kế hoạch Kết nối các hệ thống mở (Open Systems Interconnection) do ISO và IUT-T Nó còn được gọi là Mô hình bảy tầng của OSI

mò qua mò lại trong box mạng thấy chủ đề chú post anh cũng xin bon chen xíu

Đề nghị chú đưa cấu hình config router ...
IP Adrees
Subnet mask
default gateway

DNS sever
nói chúng là tất cả các vấn đề liên quan
em edit chủ đề , nhưng lại có trường hợp này xảy ra

Code:
http://hvaforum.net/errors/badinput.html


::: H V A : F o r u m :::


--------------------------------------------------------------------------------

Dữ liệu nhập bất hợp lệ!

Bạn nhận được thông báo này có thể do request của bạn có cú pháp không giá trị hoặc dữ liệu nhập bất hợp lệ.

Những tổ hợp thẻ dùng cho HTML và javascript hoặc
nội dung request chứa những nhóm lệnh liên quan đến "cross site scripting" và "sql injection"
sẽ không được tiếp nhận.

Xin vui lòng bấm vào đây để trở về trang trước và điều chỉnh trước khi tiếp tục.



--------------------------------------------------------------------------------

Đề nghị Fix lổi này smilie)
3 Tầng mạng
Tiếng Anh viết đầy đủ là Network Layer là tầng thứ ba trong bảy tầng của mô hình OSI. Tầng này chịu tránh nhiệm đáp ứng các yêu cầu dịch vụ từ tầng giao vận và đưa ra những yêu cầu dịch vụ đối với tầng liên kết dữ liệu.

Tầng mạng đánh địa chỉ cho các thông điệp và dịch các địa chỉ lôgic và tên sang địa chỉ vật lý. Tầng này còn quyết định tuyến truyền thông từ nguồn đến đích, đồng thời quản lý những vấn đề về giao thông, chẳng hạn như chuyển mạch, định tuyến routing, và khống chế sự tắc nghẽn của các gói dữ liệu.

Về căn bản, tầng mạng chịu tránh nhiệm phân phát các gói dữ liệu từ đầu này sang đầu kia end-to-end, từ nguồn đến đích, trong khi tầng liên kết dữ liệu lại chịu trách nhiệm phân phát gói dữ liệu từ nút này sang nút khác hop-to-hop, giữa hai nút mạng trung gian có đường liên kết link trực tiếp.
Tầng mạng cung cấp các phương tiện có tính chức năng và qui trình để truyền các chuỗi dữ liệu có độ dài đa dạng từ nguồn tới đích, qua một hay nhiều mạng máy tính, trong khi vẫn duy trì chất lượng dịch vụ (quality of service) đòi hỏi bởi tầng giao vận. Tầng mạng thi hành chức năng định tuyến, điều khiển luồng dữ liệu, phân đoạn và hợp đoạn mạng network segmentation/desegmentation, và kiểm soát lỗi error control.

Mạng có tính chất định hướng kết nối connection-oriented hay phi kết nối connectionless?
Ví dụ, thư thường (snail mail) có tính phi kết nối, bởi vì chúng ta có thể gửi một bức thư cho ai đó mà không cần người đó phải làm gì, và họ sẽ nhận được bức thư. Trong khi đó, hệ thống điện thoại lại định hướng kết nối, vì nó đòi hỏi người ở đầu bên kia nhấc máy điện thoại lên, trước khi sự truyền tin được thiết lập. Giao thức tầng mạng của mô hình OSI có thể định hướng kết nối hoặc phi kết nối. Tầng liên mạng của TCP/IP (tương đương với tầng mạng OSI) chỉ hỗ trợ giao thức liên mạng phi kết nối.

Địa chỉ toàn cầu (Global Addresses) là gì?
Mỗi người trên mạng truyền thông cần có một địa chỉ duy nhất. Địa chỉ này xác định người đó là ai. Địa chỉ này thường có cấu trúc phả hệ, vì thế bạn có thể là "Nguyễn Văn An" đối với người thành phố Huế, hoặc "Nguyễn Văn An, Huế" đối với người ở Việt Nam, hoặc "Nguyễn Văn An, Huế, Việt Nam" với mọi người trên toàn thế giới. Trong mạng Internet, những địa chỉ này được gọi là số IP.

4 Tầng giao vận
Trong các ngành tin học và viễn thông, tầng giao vận là tầng thứ tư trong bảy tầng của mô hình OSI. Tầng này chịu tránh nhiệm đáp ứng các đòi hỏi về dịch vụ của tầng phiên và đưa ra các yêu cầu dịch vụ đối với tầng mạng.

Tầng giao vận cung cấp dịch vụ xuyên dụng chuyển dữ liệu giữa các máy chủ (hosts). Tầng này chịu trách nhiệm sửa lỗi (error recovery), điều khiển luồng dữ liệu, đảm bảo dữ liệu được chuyển tải một cách trọn vẹn. Trong Bộ giao thức liên mạng - TCP/IP, chức năng này thường được thực hiện bởi giao thức định hướng kết nối TCP.

Giao vận kiểu datagram, UDP - Giao thức Datagram Người dùng, không cung cấp dịch vụ sửa lỗi hay điều khiển luồng dữ liệu mà dành nhiệm vụ này cho phần mềm ứng dụng. Mục đích của tầng giao vận là cung cấp dịch vụ xuyên dụng chuyển dữ liệu giữa các người dùng đầu cuối, nhờ đó các tầng trên không phải quan tâm đến việc cung cấp dịch vụ truyền dữ liệu đáng tin cậy và hiệu quả.

Tậng giao vận thường biến dịch vụ đơn giản, có độ tin cậy thấp của tầng mạng thành một dịch vụ mạnh hơn. Có một danh sách dài liệt kê những dịch vụ có thể được cung cấp bởi tầng này. Không có một dịch vụ nào trong đó là bắt buộc cả, bởi vì không phải chương trình ứng dụng nào cũng yêu cầu tất cả những dịch vụ hiện có. Một số dịch vụ làm lãng phí chi phí phụ, hoặc trong vài trường hợp còn gây phản tác dụng.

Định hướng kết nối (Connection-Oriented)
Dịch vụ này thường dễ dùng hơn là các mô hình phi kết nối (connection-less model), vì thế cho nên ở những nơi mà tầng mạng chỉ cung cấp dịch vụ phi kết nối, thường có dịch vụ hướng kết nối được xây dựng chồng lên trên nó, tại tầng giao vận.

Phân phát theo trật tự đã gửi (Same Order Delivery)

Tầng mạng thường không đảm bảo các gói dữ liệu đến theo trật tự mà nó được gửi, song đặc tính này lại là một đặc tính có ưu điểm, nhưng thông thường đây lại là một đặc tính được trọng dụng, vì vậy cho nên tầng giao vận phải đảm bảo việc này. Cách đơn giản nhất là gắn cho mỗi gói dữ liệu một con số, để cho thiết bị nhận sắp xếp lại trật tự của các gói dữ liệu.

Dữ liệu đáng tin cậy (Reliable Data)

Mạng truyền thông nền tảng có thể có độ nhiễu cao, và dữ liệu nhận được không phải bao giờ cũng giống như dữ liệu đã được gửi. Tầng giao vận có thể sửa lỗi này: thường là bằng cách cung cấp một giá trị tổng kiểm của dữ liệu, giá trị đó phát hiện một số dạng sai sót nhỏ. Đương nhiên, truyền thông tín hiệu hoàn toàn không có lỗi là một việc không khả thi, song giảm đáng kể số lỗi không được phát hiện là một việc có thể thực hiện được. Tầng giao vận còn có thể truyền lại những gói dữ liệu bị thất lạc trên đường truyền.

Điều khiển luồng dữ liệu (Flow Control)

Lượng bộ nhớ trong máy tính chỉ có hạn. Nếu không khống chế luồng dữ liệu, thì một máy tính lớn có thể làm ngập một máy khác với lượng thông tin quá lớn làm máy tính đó không kịp xử lý dữ liệu. Hiện tại, vấn đề này không phải là một vấn đề lớn, vì giá của bộ nhớ rẻ, trong khi giá của băng thông (bandwidth) lại đắt, song trước đây, vấn đề này đã là một vấn đề quan trọng. Khống chế luồng dữ liệu cho phép thiết bị nhận dữ liệu nói "Khoan nào!" trước khi nó bị tràn. Đôi khi chức năng này đã được mạng nền tảng cung cấp, song tầng giao vận có thể gắn thêm chức năng này nếu chưa có.

Định hướng byte (Byte Orientation)

Thay vì giải quyết các vấn đề theo từng gói dữ liệu, tầng giao vận có thể bổ sung khả năng nhìn dữ liệu truyền thông như là một dòng các byte (ký tự). Cách này dễ giải quyết hơn là khi các gói dữ liệu có kích thước ngẫu nhiên, song nó ít khi khớp với mô hình truyền thông mà thông thường sẽ là một dãy các thông điệp có kích thước do người dùng xác định.

Cổng (Port)

Về căn bản, cổng là phương pháp đánh địa chỉ các thực thể khác nhau tại cùng một địa điểm. Ví dụ, dòng đầu tiên trên một địa chỉ gửi thư có thể hiểu là một dạng cổng, nó phân biệt giữa các cư dân khác nhau trong cùng một ngôi nhà. Các chương trình ứng dụng lắng nghe thông tin trên các cổng riêng của nó, và chính vì vậy mà chúng ta có thể dùng nhiều chương trình ứng dụng mạng trong cùng một lúc.
Trên Internet có rất nhiều dịch vụ của tầng giao vận, song hai dịch vụ thường dùng nhất là TCP và UDP. TCP phức tạp hơn, nó cung cấp kết nối và dòng định hướng byte, dòng này hầu như không có lỗi, với các dịch vụ khống chế luồng dữ liệu, nhiều cổng, và phân phát dữ liệu đúng trật tự. UDP là một dịch vụ gói dữ liệu (datagram) đơn giản, nó cung cấp khả năng giảm lỗi hạn chế (limited error reduction) và có nhiều cổng. TCP là chữ viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh "Transmission Control Protocol" - tạm dịch là "Giao thức điều khiển truyền vận". UDP là chữ viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh "User Datagram Protocol" - tạm dịch là "Giao thức datagram người dùng". Các lựa chọn khác bao gồm Giao thức kiểm soát tắc nghẽn gói dữ liệu (Datagram Congestion Control Protocol - DCCP) và Giao thức truyền vận điều khiển dòng (Stream Control Transmission Protocol - SCTP).

5 Tầng phiên
là tầng thứ năm trong bảy tầng mô hình OSI. Tầng này đáp ứng các yêu cầu dịch vụ của tầng trình diễn và gửi các yêu cầu dịch vụ tới tầng giao vận.

Tầng phiên cung cấp một cơ chế để quản lý hội thoại giữa các tiến trình ứng dụng của người dùng cuối. Tầng này hỗ trợ cả lưỡng truyền (full duplex) và đơn truyền (half-duplex), và thiết lập các qui trình đánh dấu điểm hoàn thành (checkpointing), trì hoãn (adjournment), kết thúc (termination), và khởi động lại (restart).

Thông thường, tầng phiên hoàn toàn không được sử dụng, song có một vài chỗ nó có tác dụng. Ý tưởng là cho phép thông tin trên các dòng (stream) khác nhau, có thể xuất phát từ các nguồn khác nhau, được hội nhập một cách đúng đắn. Cụ thể, tầng này giải quyết những vấn đề về đồng bộ hóa, đảm bảo rằng không ai thấy các phiên bản không nhất quán của dữ liệu, hoặc những tình trạng tương tự.

Một chương trình ứng dụng trực quan rõ ràng là chương trình hội thoại trên mạng (web conferencing). Tại đây, chúng ta cần phải đảm bảo các dòng dữ liệu âm thanh và hình ảnh khớp nhau, hay nói cách khác, chúng ta không muốn gặp vấn đề lipsync (sự không đồng bộ giữa hình ảnh người nói và âm thanh được nghe thấy). Chúng ta cũng còn muốn "điều khiển sàn" (floor control), ví dụ như việc đảm bảo hình ảnh được xuất hiện trên màn ảnh và lời nói được tiếp âm là của người phát biểu, hoặc được chọn theo một tiêu chí nào đó khác.

Một ứng dụng lớn khác nữa là trong các chương trình truyền hình trực tiếp, trong đó các dòng âm thanh và hình ảnh, phải được hòa nhập với nhau một cách liền mạch, sao cho ta không có đến một nửa giây không phát hình hay nửa giây mà hai hình được phát đồng thời.

Tóm lại: tầng phiên thiết lập, quản lý, và ngắt mạch (phiên) kết nối giữa các chương trình ứng dụng đang cộng tác với nhau. Nó còn bổ sung thông tin về luồng giao thông dữ liệu (traffic flow information).

Tạm thời dừng tại đây , hôm sau sẻ tìm hiểu 2 tầng còn lại




Riêng 3 thư mục
conf_global.php = 644
admin.php = 755
index.php = 755
tôi không nói , nhưng các thư mục còn lại cậu nên CHMOD lại thành 777
thân !
Hôm nay chúng ta sẻ tìm hiểu về Phần mềm của mạng máy tính

3 Phần mềm của mạng
Trong tất cả chúng ta , ai cũng biết rằng phần mềm của mạng được thiết kế để thoả mãn các tiêu chuẩn và yêu cầu đặt ra bởi phần cứng và mục đích sử dụng

Trong phần này chúng ta sẻ tìm hiểu về

1 Hệ thống thứ bậc các giao thức trong mạng
2 hệ thống mạng có 5 tầng
3 Các mô hình mạng ( trong mô hình mạng này chúng ta sẻ tìm hiểu về TCP/IP và OSI ) chúng ta sẻ tìm hiểu về
Application
Presentation
Session
Transport
Network
Physical

sau đó chúng ta sẻ tìm hiểu tiếp về TCP/IP

Trong phần này chúng ta cũng sẻ tìm hiểu về
Application
Transport
Network
Data link


Đầu tiên chúng ta sẻ tìm hiểu về

4 Hệ thống thứ bậc các giao thức trong mạng

Thông thường Để giảm độ phức tạp trong lúc thiết kế, mạng được chia ra làm nhiều lớp (layer) hay cấp độ (level) nối tiếp nhau và có nhiệm vụ riêng. Ta gọi tầng 1 là tầng phần mềm thấp nhất làm việc trực tiếp với phần cứng của mạng hay còn gọi là phần môi trường vật lý (physical medium). Tiếp theo đó là tầng 2 tức là tầng sẽ tiếp xúc với tầng phần mềm 1 và nằm giữa tầng 1 và tầng 3. Cứ như thế cho đến tầng cuối cùng thường là một chương trình ứng dụng có giao diện với người dùng. Như vậy mồi tầng sẽ được thiết kế để làm một nhiệm vụ riêng

5 hệ thống mạng 5 tầng
Tầng 5 có giao diện với ngưòi dùng và giữ nhiệm vụ gửi nguyên mẫu thông tin xuống tầng 4. Tầng 4 chịu trách nhiệm thêm vào dữ liệu nguyên thủy các địa được từ tầng 4 thành nhiều [[Chuyển các nối kết (mạch điện) vật lý. Quan trọng nhất là cách và chiều vận chuyển dữ liệu:

Đơn truyền : đơn truyền là gì ? hay còn gọi là "đơn công", "liên lạc một chiều" (simplex). Các thông tin có thể đồng thời vận chuyển đi và được nhận về cùng lúc từ máy đích mà không phải chờ đợi.

Bán lưỡng truyền hay còn gọi là bán song công (half-duplex communication). Đưòng thông tin có thể dùng để nhận và gửi nhưng không thể cùng một lúc. Để gửi thông tin chiều ngược lại thì phải đợi máy đích nhận xong một gói (hay nguyên cả mẫu thông tin) rồi sau đó, máy đó mới có thể bắt đầu gửi đi thông tin (hay một gói) của nó theo chiều ngược lại. smilie)

6 Các mô hình mạng điển hình
Mô hình OSI
Viết theo nghỉa tiếng anh đầy đủ là : Open Systems Interconnection Reference Model, và viết ngắn là OSI Model hoặc OSI Reference Model
tạm dịch là Mô hình tham chiếu kết nối các hệ thống mở - là một thiết kế dựa vào nguyên lý tầng cấp, lý giải một cách trừu tượng kỹ thuật kết nối truyền thông giữa các máy vi tính và thiết kế giao thức mạng giữa chúng. Mô hình này được phát triển thành một phần trong kế hoạch Kết nối các hệ thống mở (Open Systems Interconnection) do ISO và IUT-T Nó còn được gọi là Mô hình bảy tầng của OSI

1 Tầng vật lý
2 Tầng liên kết dữ liệu
3 Tầng mạng
4 Tầng giao vận
5 Tầng phiên
6 Tầng trình diễn
7 Tầng ứng dụng


1 Tầng Vật Lý
Tầng vật lý (physical layer - còn có thể gọi là tầng thiết bị, hoặc tầng vật thể) là tầng thứ nhất trong bảy tầng mô hình OSI. Tầng này chịu tránh nhiệm ứng đối với các đòi hỏi về dịch vụ từ tầng liên kết dữ liệu.

Tầng này ám chỉ đến phần cứng (hardware) của mạng truyền thông, đến hệ thống dây nối cụ thể, hoặc đến sự liên kết viễn thông điện từ. Tầng nầy còn xử lý thiết kế điện, khống chế xung đột (collision control), và những chức năng ở hạ tầng thấp nhất.

Tầng vật lý là hạ tầng cơ sở của mạng truyền thông, cung cấp phương tiện truyền tín hiệu thô sơ ở dạng bit. Hình dáng của các nút cắm điện (electrical connector), tần số để phát sóng là bao nhiêu, và những cái thuộc hạ tầng tương tự, Chức năng và dịch vụ chính mà tầng vật lý giải quyết là:

Thiết lập và ngắt mạch một liên kết viễn thông trên một phương tiện truyền thông;
Tham gia vào một tiến trình trong đó tài nguyên được nhiều người sử dụng cùng một lúc, chẳng hạn phân giải sự tranh chấp (contention) và khống chế luồng (flow control);
Biến đổi thể dạng của dữ liệu số (digital data) trong thiết bị của người dùng đồng bộ với tín hiệu được truyền qua đường truyền thông (Communication channel).

2 Tầng liên kết dữ liệu
là tầng hai của mô hình bảy tầng OSI. Nó đáp ứng các yêu cầu phục vụ của tầng mạng và phát sinh các yêu cầu phục vụ gửi tới tầng vật lý.

Tầng liên kết dữ liệu là tầng mạng có nhiệm vụ truyền dữ liệu giữa các nút mạng kề nhau trong một mạng diện rộng hoặc giữa các nút trong cùng một segment mạng cục bộ. Tầng liên kết dữ liệu cung cấp các phương tiện chức năng và thủ tục để truyền dữ liệu giữa các thực thể mạng và có thể cung cấp phương tiện để phát hiện và có thể sữa các lỗi có thể nảy sinh tại tầng vật lý. Ví dụ về các giao thức liên kết dữ liệu là giao thức Ethernet cho các mạng cục bộ và các giao thức PPP, HDLC và ADCCP cho các kết nối điểm tới điểm (point-to-point )
Tầng liên kết dữ liệu cung cấp dịch vụ chuyển dữ liệu qua các liên kết vật lý. Việc chuyển đó có thể đáng tin cậy hoặc không đáng tin cậy; nhiều giao thức liên kết dữ liệu không có acknowledgement (các thông điệp báo rằng đã nhận được một frame và đã chấp nhận frame đó), một số giao thức liên kết dữ liệu thậm chí còn không có bất cứ dạng checksum nào để kiểm tra lỗi truyền. Trong các trường hợp đó, các giao thức ở các tầng cao hơn phải cung cấp kiểm soát luồng (flow control), kiểm lỗi, và thừa nhận và truyền lại (acknowledgments and retransmission).
Tầng này đôi khi được chia thành hai tầng con. Tầng con thứ nhất có tên Điều khiển Liên kết Lôgic (Logical Link Control, viết tắt là LLC). Tầng con này multiplex các giao thức hoạt động phía trên tầng liên kết dữ liệu, và theo tùy chọn có thể cung cấp kiểm soát luồng, acknowledgment, và khôi phục lỗi.
Tầng con thứ hai có tên Điều khiển Truy nhập Môi trường (Media Access Control, viết tắt là MAC). Tầng con này quyết định tại mỗi thời điểm ai sẻ được phép truy nhập môi trường truyền dẫn
Tạm thời dừng tại đây , bài sau chúng ta sẻ tìm hiểu kỹ hơn
Hello IQ , hiện nay ngheo dang nghien cuu de tat cả các máy trong mạng Lan có thể truy cập vào Websever config trong mạng nội bộ không không cần phải thông qua proxy hay IP gì hết , nghe bật mí anh conmale show IQ 1 cách , vậy IQ có thể nói ra để mình rỏ hơn dc không

thanks
nếu muốn DYNDNS trỏ vào domain đẹp thì login vao DYNDNS update cái domain đẹp vào IP host , thì tự động nó FW tới domain đẹp thơi , cái này đơn giản mà
IQ không hiểu câu hỏi của lony rồi

Ý của lony là , lony đả setup thành công 1 websever , nhưng mà các máy trong cùng mạng Lan của lony không truy cập dc Websever lony vừa setup , nên câu hỏi của lony là , làm sao để các máy trong cùng Lan có thể truy cập vào Websever có cùng IP của mang lony

thì đúng là như vậy rùi chứ cn2 bàn cải gì nữa

mô hình của nó là

Internet <=====>modem ADSL <=====> Websever

Trường hợp này đả bàn tấn rất là nhiểu trên HVA rồi và tôi cũng đả thử nhiều cách , nhưng cho đến thời điểm hiện tại bây giờ thì vẩn chưa có 1 kết quả nào gọi là khả quan cả , và hiện tại tôi vẩn đang tiếp tục để khắc phục sự cố phải dùng proxy hoặc nhờ người khác check
Tạm thời thì chưa , nhưng hy vọng là sẻ có :?)
thì đúng vậy còn ji , tại bồ hông chịu search trên HVA chứ cái vấn đề này có bàn rồi thì phải smilie
Hế lô anh conmale cái trường hợp này em đả test thử rồi , trước đây em xai con thezyxel khi tạo a record để nó trỏ đến cái IP web/mail sever , khi ta làm như vậy hiện tượng tự động disconect thỉnh thoảng xảy ra , đôi khi bị dis mạng đột ngột mà không rỏ nguyên nhân , hiện em cũng đang tìm hiểu về hiện tượng này , nhưng cũng chưa có kết quả

kết quả khả quan nhất hiện nay là dùng 1 proxy để chạy , đây có tể là 1 cách khả quan nhất hiện nay


PS : còn nếu offline trọng mạng LAn thì nó vô cùng đợn giản , khi ta Add IP trong trang DNS thì ta ADD cái IP máy sever là nó trỏ đến cái máy mình cần dùng

vài ý kiến nho nhỏ ,
2 . Phần cứng của mạng

Hôm nay chúng ta sẻ tìm hiểu rỏ về phần này , về nội dung phần này xin được chia ra làm những phần như sau

1. broadcast network
2. point-to-point network
3. LAN
4. Man
5. WAN


Như chúng ra đả biết thì Trong kỹ thuật mạng, việc quan trọng nhất là vận chuyển dữ liệu giữa các máy. Nói chung sẽ có hai phương thức là

1. broadcast network vậy broadcast network là gì ? cái này còn được gọi là mạng quảng bá bao gồm một kênh truyền thông được chia sẻ cho mọi máy trong mạng. Mẫu thông tin ngắn gọi là gói được gửi ra bởi một máy bất kỳ thì sẽ tới được tất cả máy khác. Trong gói sẽ có một phần ghi địa chỉ gói đó muốn gửi tới.
Khi nhận các gói, mỗi máy sẽ kiểm tra lại phần địa chỉ này. Nếu một gói là dành cho đúng máy đang kiểm tra thì sẽ đưọc xử lý tiếp, bằng không thì bỏ qua.
2. point-to-point network day06 được gọi là mạng nối điểm bao gồm nhiều mối nối giữa các cặp máy tính với nhau. Để chuyển từ nguồn tới đích, một gói có thể phải đi qua các máy trung gian. Thường thì có thể có nhiều đường di chuyển có độ dài khác nhau (từ máy nguồn tới máy đích với số lượng máy trung gian khác nhau). Thuật toán để định tuyến đường truyền giữ vai trò quan trọng trong kỹ thuật này.

Mạng tuyến tính và mạng vòng trong LANDưới đây là đối tượng chính của phần cứng mạng

3. Lan
tiếng anh gọi là local area network hay còn gọi là "mạng cục bộ", là mạng tư nhân trong một toà nhà, một khu vực (trường học hay cơ quan chẳng hạn) có cỡ chừng vài km. Chúng nối các máy chủ và các máy trạm trong các văn phòng và nhà máy để chia sẻ tài nguyên và trao đổi thông tin. LAN có 3 đặc điểm:
a. Giới hạn về tầm cỡ phạm vi hoạt động từ vài mét cho đến 1 km
b. Thường dùng kỹ thuật đơn giản chỉ có một đường dây cáp (cable) nối tất cả máy. Vận tốc truyền dữ liệu thông thường là 10 Mbps, 100 Mbps, 1000 Mbps, và gần đây là 1 Gbps
c. Hai kiến trúc mạng kiểu LAN thông dụng bao gồm:
Mạng bus hay mạng tuyến tính. Các máy nối nhau một cách liên tục thành một hàng từ máy này sang máy kia. Ví dụ của nó là Ethernet (chuẩn IEEE 802.3).
Mạng vòng. Các máy nối nhau như trên và máy cuối lại được nối ngược trở lại với máy đầu tiên tạo thành vòng kín. Thí dụ mạng vòng thẻ bài IBM (IBM token ring).

4. MAN
tiếng anh gọi là metropolitan area network hay còn gọi là "mạng đô thị", là mạng có cỡ lớn hơn LAN, phạm vi vài km. Nó có thể bao gồm nhóm các văn phòng gần nhau trong thành phố, nó có thể là công cộng hay tư nhân và có đặc điểm
a. Chỉ có tối đa hai dây cáp nối.
b. Không dùng các kỹ thuật nối chuyển.
c. Có thể hỗ trợ chung vận chuyển dữ liệu và đàm thoại, hay ngay cả truyền hình. Ngày nay người ta có thể dùng kỹ thuật cáp quang (fiber optical) để truyền tín hiệu. Vận tốc có hiện nay thể đạt đến 10 Gbps.

5. WAN
tiếng anh gọi là wide area network còn gọi là "mạng diện rộng", dùng trong vùng địa lý lớn thường cho quốc gia hay cả lục địa, phạm vi vài trăm cho đến vài ngàn km. Chúng bao gồm tập họp các máy nhằm chạy các chương trình cho người dùng. Các máy này thường gọi là máy lưu trữ(host) hay còn có tên là máy chủ, máy đầu cuối (Code:
end system
). Các máy chính được nối nhau bởi các mạng truyền thông con (communication subnet) hay gọn hơn là mạng con (Code:
subnet
). Nhiệm vụ của mạng con là chuyển tải các thông điệp(Code:
message
) từ máy chủ này sang máy chủ khác.

Mạng con thường có hai thành phần chính:

1. Các đường dây vận chuyển còn gọi là mạch (circuit), kênh (channel), hay đường trung chuyển (trunk).
Các thiết bị nối chuyển. Đây là loại máy tính chuyện biệt hoá dùng để nối hai hay nhiều đường trung chuyển nhằm di chuyển các dữ liệu giữa các máy. Khi dữ liệu đến trong các đường vô, thiết bị nối chuyển này phải chọn (theo thuật toán đã định) một đường dây ra để gửi dữ liệu đó đi. Tên gọi của thiết bị này là nút chuyển gói (packet switching node) hay hệ thống trung chuyển (intermediate system). Máy tính dùng cho việc nối chuyển gọi là "bộ chọn đường" hay "bộ định tuyến" (router).

2. Hầu hết các WAN bao gồm nhiều đường cáp hay là đường dây điện thoại, mỗi đường dây như vậy nối với một cặp bộ định tuyến. Nếu hai bộ định tuyến không nối chung đường dây thì chúng sẽ liên lạc nhau bằng cách gián tiếp qua nhiều bộ định truyến trung gian khác. Khi bộ định tuyến nhận được một gói dữ liệu thì nó sẽ chứa gói này cho đến khi đường dây ra cần cho gói đó được trống thì nó sẽ chuyển gói đó đi. Trường hợp này ta gọi là nguyên lý mạng con điểm nối điểm, hay nguyên lý mạng con chứa và chuyển (store-and-forward), hay nguyên lý mạng con nối chuyển gói.


Các kiểu nối trong WANCó nhiều kiểu cấu hình cho WAN dùng nguyên lý điểm tới điểm như là dạng sao, dạng vòng, dạng cây, dạng hoàn chỉnh, dạng giao vòng, hay bất định.
Register 2.1.7 and edit version

Vào CP home->Components->Invision Copyright Removal
Gõ số series vào
Nhấn Continue

Bây giờ thì forum của bạn đã Remove copyright, vì thế ở Board Index không còn hiện lên dòngCode:
Invision Power Board v3.0 © 2006 IPS, Inc.


Mở sources->classes->class_display.php tìm

Code:
//-----------------------------------------
// REMOVAL OF THIS WITHOUT PURCHASING COPYRIGHT REMOVAL WILL VIOLATE THE LICENCE YOU AGREED
// TO WHEN DOWNLOADING THIS PRODUCT. THIS COULD MEAN REMOVAL OF YOUR BOARD AND EVEN
// CRIMINAL CHARGES
//-----------------------------------------
if ($this->ipsclass->vars['ipb_copy_number'])
{
$copyright = "";


Thay thế bởi:


//-----------------------------------------
// REMOVAL OF THIS WITHOUT PURCHASING COPYRIGHT REMOVAL WILL VIOLATE THE LICENCE YOU AGREED
// TO WHEN DOWNLOADING THIS PRODUCT. THIS COULD MEAN REMOVAL OF YOUR BOARD AND EVEN
// CRIMINAL CHARGES
//-----------------------------------------

if ($this->ipsclass->vars['ipb_copy_number'])
{
$copyright = "<!-- Copyright Information -->
<div align='center' class='copyright'>
<a href='http://www.invisionboard.com' style='text-decoration:none' target='_blank'>Invision Power Board</a>
{$this->ipsclass->version} © ".date("Y")." IPS, Inc.
<BR>Licensed to: <a href='http://www.thuanthien.org' style='text-decoration:none' target='_blank'>AnhBa</a> All rights reserved.";


Lưu lại và up lên

Mở và tìm tiếp sources->ipsclass.php


Code:
* HUMAN version string (Eg: v2.1 BETA 1)
*
* @var string
*/
var $version = "v2.1.7";



dòm thấy v2.1.7 chứ các bạn
Thay bằng version bất kỳ ver nào bạn thích. Tui chơi luôn v9.0 smilie
smilie Lưu lại và up lên host

F5 lại xem nào. Diễn đàn của bạn đã đăng ký bản quyền
Portal IPB 2.1.x
về vấn đề download thì đả up sẵn trong cùng với bản null rồi ,

up lên host rồi chay link www.domaincuaban.com/portal_install/index.php

install xong mở index.php ra tìm


Code:
'findpost' => array( 'findpost' , 'findpost' , array() ),


thêm bên dưới

Code:
'uportal' => array( 'uportal' , 'uportal' , array('uportal_blocks', 'uportal_settings', 'uportal_custblocks', 'uportal_content', 'birthdays', 'calendar','emoticons','bbcode','badwords','attachtypes' ) ),


tìm

Code:
$ipsclass->input['act'] = 'idx';


thay bằng

Code:
$ipsclass->input['act'] = 'uportal';


tìm

Code:
$ipsclass->input['act'] = $ipsclass->input['act'] == '' ? "idx" : $ipsclass->input['act'];



Thay bằng :


Code:
$ipsclass->input['act'] = $ipsclass->input['act'] == '' ? "uportal" : $ipsclass->input['act'];


Save & Upload .
Mở file admin.php .

Tìm :

Code:
'admin' => array( 'acp_admin' , 'acp_admin' , 'admin' ),


Thêm bên dưới :

Code:
'unreal' => array( 'acp_unreal' , 'acp_unreal' , 'unreal' ),


Save & Upload .
Mở file skin_acp/IPB2_Standard/acp_skin_html/cp_skin_global.php .

Tìm :

Code:
<div class='{$onoff['admin']}'><img src='{$this->ipsclass->skin_url}/images/config.png' /> <a href='{$this->ipsclass->base_url}§ion=admin'>ADMIN</a></div>


thêm bên dưới

Code:
<div class='{$onoff['unreal']}'><img src='{$this->ipsclass->skin_url}/images/config.png' /> <a href='{$this->ipsclass->base_url}§ion=unreal'>UNREAL MODS</a></div>



Save & Upload .
Mở file cache/lang_cache/en/lang_online.php.

tìm

Code:
?>


thêm bên trên

Code:
$lang['WHERE_uportal'] = "Viewing Unreal Portal";


Save & Upload .
Mở file sources/lib/admin_functions.php.

tìm

Code:
$onoff['admin'] = 'taboff';


Thêm bên dưới :

Code:
$onoff['unreal'] = 'taboff';


Save & Upload .

xong
Theo ý kiến riêng của nghèo thế này

1 . Chuyện về mất domain hay domain bi ăn cắp gì đó thì để khi nào rỏ nguyên nhân rồi hẳn bàn tính tiếp , chứ giờ ngồi đó nói nhăng nói cuội cũng chẵng được cái tích sự gì hết cả

2 . Chuyện domain thì đả có những người trong Ban Quản Trị HVA đúng ra lo liệu , chính vì vậy chúng ta cũng không nên lo lằng gì nhiều , bởi vì sao phải như vậy : thử hỏi HVA đả đứng vững đến lúc này , thì mấy cái này cũng chẵng đáng lo ngại là bao nhiêu

3 . chúng ta là thành viên , chúng ta sinh hoạt bình thường tại diển đàn , như chẵng có chuyện gì xảy ra hết , chúng ta có nói , chúng ta bàn luận thì cũng chẵng giúp được gì cho HVA cả , như vậy có khi lại làm rối thêm , 1 forum tốt , 1 forum hay , điều cấn nhất là member sinh hoạt bình thường , chất lượng

Vài ý kiến cá nhân
không có gì là không thể , nếu thường xuyên cập nhật thì cũng không đến nổi nào

tpdlonline wrote:
Bạn có thể chỉ cho mình link để down cái Forum đó ở đâu được không 


có thể download tại địa chỉ Code:
http://anmonline.net/tools/forums.rar
bản 2.1.7 null + portal dùng cho nó

Portal IPB 2.1.x
về vấn đề download thì đả up sẵn trong cùng với bản null rồi ,

up lên host rồi chay link www.domaincuaban.com/portal_install/index.php

install xong mở index.php ra tìm


Code:
'findpost' => array( 'findpost' , 'findpost' , array() ),


thêm bên dưới

Code:
'uportal' => array( 'uportal' , 'uportal' , array('uportal_blocks', 'uportal_settings', 'uportal_custblocks', 'uportal_content', 'birthdays', 'calendar','emoticons','bbcode','badwords','attachtypes' ) ),


tìm

Code:
$ipsclass->input['act'] = 'idx';


thay bằng

Code:
$ipsclass->input['act'] = 'uportal';


tìm

Code:
$ipsclass->input['act'] = $ipsclass->input['act'] == '' ? "idx" : $ipsclass->input['act'];



Thay bằng :


Code:
$ipsclass->input['act'] = $ipsclass->input['act'] == '' ? "uportal" : $ipsclass->input['act'];


Save & Upload .
Mở file admin.php .

Tìm :

Code:
'admin' => array( 'acp_admin' , 'acp_admin' , 'admin' ),


Thêm bên dưới :

Code:
'unreal' => array( 'acp_unreal' , 'acp_unreal' , 'unreal' ),


Save & Upload .
Mở file skin_acp/IPB2_Standard/acp_skin_html/cp_skin_global.php .

Tìm :

Code:
<div class='{$onoff['admin']}'><img src='{$this->ipsclass->skin_url}/images/config.png' /> <a href='{$this->ipsclass->base_url}§ion=admin'>ADMIN</a></div>


thêm bên dưới

Code:
<div class='{$onoff['unreal']}'><img src='{$this->ipsclass->skin_url}/images/config.png' /> <a href='{$this->ipsclass->base_url}§ion=unreal'>UNREAL MODS</a></div>



Save & Upload .
Mở file cache/lang_cache/en/lang_online.php.

tìm

Code:
?>


thêm bên trên

Code:
$lang['WHERE_uportal'] = "Viewing Unreal Portal";


Save & Upload .
Mở file sources/lib/admin_functions.php.

tìm

Code:
$onoff['admin'] = 'taboff';


Thêm bên dưới :

Code:
$onoff['unreal'] = 'taboff';


Save & Upload .

xong
IPB là 1 mẩu forum hiện nay đang được rất ưa chuộng , tuy rằng nó cũng có khá nhiều Bug , nhưng nếu chúng ta thường xuyên cập nhật các bản vá thì cũng không đến nổi nào

bạn có thể download trực tiếp tại địa chỉ sau http://anmonline.net/tools/forums.rar

Đây là bản 2.1.7 đả null , có luôn portal dành cho chính nó , bạn nào thích thì download về smilie)
Về vần đề cài đặt thì tớ xin không nói cụ thể ở đây vì nó cũng khá đơn giản , chỉ vài cú Click là bạn có thể làm xong , vấn đề bây giờ tớ xin nói về vấn đề về khai báo thông số

I : đầu tiên sẻ là Domain and POP
bây giờ bạn vào mục setup chọn Primary Domain bạn chọn tab Domain /ISP trong ô Domain Name thì bạn điền vào domain mà bạn đăng ký ISP và trong mục Hello domain cũng tương tự như vậy Phần Domain IP chương trình sẽ tự động đưa ra IP của bạn. Phần ISP/gateway host`s IP or domain name, bạn điền vào 203.162.5.38, bạn chọn phần Send only undeliverable outbound mail to this host. Sau đó bạn click OK

Cũng trong phần Setup bạn tìm mục RAS Dialup Settings để báo cho chương trình biết là sẽ dùng kết nối nào trong quá trình sử lý mail. Bạn đánh dấu vào mục Enable RAS dialup/dialdown engine
Bạn chọn tiếp vào tab ISP Logon Settings, trong phần này thì bạn đánh dấu vào mục chọn Use any currently active dialup session, hoặc là bạn sẽ chỉ định tên một kết nối cố định bằng cách chọn mũi tên chỉ xuống trong phần Use this RAS dialup profile để bạn chọn tên kết nối mà bạn đã tạo trước đó. Logon name và Logon password bạn gõ vào username và password mà bạn đã đăng ký

II : Thiết lập thông số POP
Tiếp theo bạn chọn phần DomainPOP mail collection trong mục Setup, trong mục này chúng ta sẽ thiết lập thông số cho chương trình biết sẽ phải lấy mail ở đâu

còn về phần account mânger thì tớ không nói , vì tạo tài khoản và xoá tài khoản chắc bạn biết
xin nói thêm về mục manager 1 tí xíu , như đả nói ở pots trên thì POP/IMAP bạn sẽ tạo địa chỉ email, ở phần này bạn điền vào username, username@mycompany.com sẽ là địa chỉ thực của n. Bạn phải chọn vào mục Allow this account to be .... để người sử dụng có thể dùng chương trình mail client để gửi nhận thư. Thí dụ như outlook Express, Internet Mail, ..... phần Account password thì bạn cũng có thể đặt mật khẩu hoặc bỏ trống.

cậu chớ tớ hỏi khi cậu config
1 : Domain và POP
2 :RAS Dialup Settings
3 : Thiết lập thông số POP


Note / POP/IMAP bạn sẽ tạo địa chỉ email, ở phần này bạn điền vào username, username@mycompany.com sẽ là địa chỉ thực của n. Bạn phải chọn vào mục Allow this account to be .... để người sử dụng có thể dùng chương trình mail client để gửi nhận thư. Thí dụ như outlook Express, Internet Mail, ..... phần Account password thì bạn cũng có thể đặt mật khẩu hoặc bỏ trống.

thân

Trong tất cả dân IT chúng ta , ai cũng có 1 thời là newbie , ai cũng phải một thời tìm hiểu về máy tính , rồi cũng có những thắc mắt , mà chính bản thân mình không thể nao giải thích được smilie

Hôm nay doikengheo tôi sẻ nói lại những kiến thức căn bản nhất của mạng máy tính mà trước đây nghèo tôi đả được biết qua , và sưu tầm được , để những người chưa biết gì về mạng có thể tìm hiểu rỏ hơn

Như chúng ta đả biết , từ những năm của thập niên 1940 là các thiết bị cơ-điện tử lớn và rất dễ hỏng. Sự phát minh ra transitor bán dẫn vào năm 1947 tạo ra cơ hội để làm ra chiếc máy tính nhỏ và đáng tin cậy hơn. Đến năm 1950 các máy tính mainframe chạy bởi các chương trình phiếu đục lỗ bắt đầu được dùng trong các học viện lớn. Điều này tuy tạo nhiều thuận lợi với máy tính có khả năng được lập trình nhưng cũng có rất nhiều khó khăn trong việc tạo ra các chương trình dựa trên phiếu đục lỗ nàyVào cuối thập niên 1950, mạch tích hợp (IC) chứa nhiều transitor trên một mẫu bán dẫn nhỏ được phát minh, tạo ra một bước nhảy vọt trong việc tạo ra các máy tính mạnh hơn, nhanh hơn và nhỏ hơn. Đến nay, IC có thể chứa hàng triệu transistor trên một mạch.

Vào cuối thập niên 1960, đầu thập niên 1970, các máy tính nhỏ được gọi là minicomputer bắt đầu xuất hiện.

Năm 1977, công ty máy tính Apple Computer giới thiệu máy vi tính cũng được gọi là máy tính cá nhân (personal computer - PC).

Năm 1981, IBM đưa ra máy tính cá nhân đầu tiên. Sự thu nhỏ ngày càng tinh vi hơn của các IC đưa đến việc sử dụng rộng rãi máy tính cá nhân tại nhà và trong kinh doanh.

Vào giữa thập niên 1980, người sử dụng dùng các máy tính độc lập bắt đầu chia sẻ các tập tin bằng cách dùng modem kết nối với các máy tính khác. Cách thức này được gọi là điểm nối điểm, hay truyền theo kiểu quay số. Khái niệm này được mở rộng bằng cách dùng các máy tinh là trung tâm truyền tin trong một kết nối quay số. Các máy tính này được gọi là sàn thông báo (bulletin board). Các người dùng kết nối đến sàn thông báo này, để lại đó hay lấy đi các thông điệp, cũng như gửi lên hay tải về các tập tin. Hạn chế của hệ thống là có rất ít hướng truyền tin, và chỉ với những ai biết về sàn thông báo đó. Ngoài ra, các máy tính tại sàn thông báo cần một modem cho mỗi kết nối, khi số lượng kết nối tăng lên, hệ thống không thề đáp ứng được nhu cầu.

Qua các thập niên 1950, 1970, 1980 và 1990, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã phát triển các mạng diện rộng WAN tin cậy nhằm mục đích quân sự và khoa học. Công nghệ này khác truyền tin điểm nối điểm. Nó cho phép nhiều máy tính kết nối lại với nhau bằng các đường dẫn khác nhau. Bản thân mạng sẽ xách định dữ liệu di chuyển từ máy tính này đến máy tính khác như thế nào. Thay vì chỉ có thể thông tin với một máy tính tại một thời điểm, nó có thể thông tin với nhiều máy tính cùng lúc bằng cùng một kết nối. WAN của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ về sau trở thành Internet. Vậy Internet là gì

Muốn biết internet là gì thì chúng ta sẻ tìm hiểu dưới đây , nhưng trước khi tìm hiểu về internet là gì thì chúng ta sẻ tìm hiểu rỏ thêm về các ứng dụng của mạng máy tính

1 Ứng dụng của mạng máy tính

Vào những năm trước , khi mà chưa có mạng trong các công ty , các tổ chức mỗi nơi đều phải có chỗ lưu trữ dữ liệu riêng, các thông tin trong nội bộ sẽ khó được cập nhật kịp thời; một ứng dụng ở nơi này không thể chia sẻ cho nơi khác. Với một hệ thống mạng người ta có thể ,
a . chia sẻ các tài nguyên: Các ứng dụng, kho dữ liệu và các tài nguyên khác như sức mạnh của các CPU được dùng chung và chia sẻ thì cả hệ thống máy tính sẽ làm việc hữu hiệu hơn.

b . Độ tin cậy và sự an toàn của thông tin cao hơn. Thông tin được cập nhật theo thời gian thực, do đó chính xác hơn. Một khi có một hay vài máy tính bị hỏng thì các máy còn lại vẫn có khả năng hoạt động và cung cấp dịch vụ không gây ách tắc.

c . Tiết kiệm: qua kỹ thuật mạng người ta có thể tận dụng khả năng của hệ thống, chuyên môn hoá các máy tính, và do đó phục vụ đa dạng hoá hơn. Thí dụ: Hệ thống mạng có thể cung cấp dịch vụ suốt ngày và nhiều nơi có thể dùng cùng một chương trình ứng dụng, chia nhau cùng một cơ sở dữ liệu và và các máy in, do dó tiết kiệm được rất nhiều.
Ngoài ra, khi tạo mạng, người chủ chỉ cần đầu tư một hoặc vài máy tính có khả năng hoạt động cao để làm máy chủ cung cấp các dịch vụ chính yếu và đa số còn lại là các máy khách dùng để chạy các ứng dụng thông thường và khai thác hay yêu cầu các dịch vụ mà máy chủ cung cấp. Một hệ thống như vậy gọi là mạng có kiểu chủ-khách (client-server model).
Người ta còn gọi các máy dùng để nối vào máy chủ là máy trạm (work-station). Tuy nhiên, các máy trạm vẫn có thể hoạt động độc lập mà không cần đến các dịch vụ cung cấp từ máy chủ.
d . Mạng máy tính còn là một phương tiện thông tin mạnh và hữu hiệu giữa các cộng sự trong tổ chức

như vậy thì chúng ta đả hiểu sơ về lịch sử của mạng máy tính rồi , bài sau chúng ta sẻ đi sâu về mạng máy tính smilie
bạn đang hỏi tôi + những người trong HVA hay là bạn đang ra lệnh vậy ?
vấn đề bạn cần có thể tham khảo thêm tại đấy

http://quantrimang.com/view.asp?Cat_ID=6&Cat_Sub_ID=0&news_id=1154
Hello bạn cuongdusick tôi thấy rất vui vì bạn muốn tự tay mình config modem , việc này là điều đàng khen ngợi ,
muốn config modem thì cũng không khó lằm , thường thì khi bạn mua modem người ta sẻ đưa cho bạn mo quyển cẩm nang trong đó có trình bày cụ thể , chi tiết , nhưng hôm nay tôi sẻ nói thêm cho bạn hiểu smilie

Ngày trước , đối vời loại ZoomX3 và ZoomX4 thì thông thường ip mặc định của nó là http://10.0.0.2 , nhưng đối với ZoomX5 đời mới như bạn đang dùng thì thường địa chỉ IP là http://10.0.0.3

Đầu tiên bạn truy cập vào modem bằng link http://10.0.0.3 , nhập User name và pass mặc định của modem là
User : admin
pass : zoomadsl
bạn muốn cấu hình để dùng chung Internet thì bạn Click vào Basic Setup điền các thông số sau:

VPI: 0
VCI: 35
Encapsulation: PPPoE LLC
Username: Username kết nối ADSL mà bạn đã đăng ký với nhà cung cấp
Password: Password kết nối ADSL mà bạn đã đăng ký với nhà cung cấp.
tiếp theo bạn Nhấp vào nút Save Changes
Nhấp vào nút Write Settings to Flash and Reboot. Chờ khoảng 1 phút để Router ghi lại cấu hình. Đến bước này , muốn chắc chắn thì bạn hảy kiểm tra lại xem là đả kết nối được internet hay chưa bạn vào Advance Setup Nhấn PPP Status, nếu cột StatusConnected là đã đã kết nối vào Internet, nếu là Not Connected kiểm tra lại các thông số mà khi nãy toi đả nói , tiếp theo bạn kiểm tra các thông số sau

vào Advance Setup
Nhấp vào Diagnostic Test
Nếu đều Pass nghĩa là cấu hình đúng, các thông số đúng. Nếu Fail ở dòng nào kiểm tra lại thông số.

Checking Ethernet LAN Connection:
nếu FAIL hoặc là bạn không có gắn dây mạng hoặc dây mạng bị lỗi bạn nên kiểm tra lại dây mạng, đầu cắm và cách bấm dây cable RJ45.

Checking ADSL Connection:
Kiểm tra thiết lập kết nối ADSL và sự đồng bộ từ Modem ADSL của bạn đến nhà cung cấp dịch vụ.

nếu FAIL kiểm tra lại line ADSL (kiểm tra lại cách mắc dây điện thoại, line ADSL không chấp nhận mắc song song hay có mắc qua tổng đài, hộp chống sét. Liên hệ nhà cung cấp dịch vụ để biết thêm cách mắc dây điện thoại). Nếu bạn đã kiểm tra line ADSL rồi mà vẫn Fail bạn nên liên hệ nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ.

ATM OAM Segment Loop Back ATM OAM End to End Loop Back:

Nếu Fail bạn kiểm tra lại VPI/VCI (thường bạn nên gán 0/35) nếu vẫn Fail bạn nên liên hệ nhà cung cấp dịch vụ.

Check PPP Connection:

Nếu Fail bạn kiểm tra lại Username, Password (bạn kiểm tra lại phím caps lock, các bộ gõ tiếng Việt, tiếng Hoa...) nếu vẫn Fail kiểm tra lại Encapsulation ProtocolPPPoE.

như vậy là đả xong và rất chắc chắn rồi smilie

PS : nếu như bạn muốn Cấu hình địa chỉ IP gateway, mạng LAN thì nói luôn , tôi sẻ trình bày ở bài sau smilie



tôi không hiểu câu hỏi của bạn , ý của bạn ở đây là gì , có phải bạn hỏi là port cần FW là port bao nhiêu phải không ?
Làm thế nào là làm thế nào , cậu hỏi vậy thì biết trả lời ra làm sao ? trước khi cậu post thì cậu đả thực hành chưa , cậu đả tìm trong box này chưa mà hỏi 1 câu như vậy ?
không phải là điền cái gì cũng được mà phải điền port đúng thì mới được smilie

như hình trên bác đưa ra thì đúng rồi , nhưng hình dưới tôi chưa thấy bác điền cái port cần FW smilie
 
Go to Page:  First Page Page 12 13 14 15 Page 17 Last Page

Powered by JForum - Extended by HVAOnline
 hvaonline.net  |  hvaforum.net  |  hvazone.net  |  hvanews.net  |  vnhacker.org
1999 - 2013 © v2012|0504|218|