banner

[Rule] Rules  [Home] Main Forum  [Portal] Portal  
[Members] Member Listing  [Statistics] Statistics  [Search] Search  [Reading Room] Reading Room 
[Register] Register  
[Login] Loginhttp  | https  ]
 
Messages posted by: DaoDuyHieu  XML
Profile for DaoDuyHieu Messages posted by DaoDuyHieu [ number of posts not being displayed on this page: 10 ]
 
Nếu bạn không có bằng đại học thì nên chọn chuyên sâu một hướng nào đó. Ví dụ như mảng network của Microsoft và đi thi 1 cái MCP quốc tế cho có với thiên hạ. Không cần bạn giỏi nhiều thứ, bạn chỉ cần giỏi 1 món là đủ kiếm sống. Cơ hội không thiếu, chỉ sợ không đủ khả năng giữ nó! Cố lên

concobe wrote:
Với cách này đảm bảo tất cả mọi người đều vào được Win và đổi cả Password của Admin trên hệ điều hành WinXp Sp2
cho dù admin có đặt Password BIOS và password Login cùng một lúc thì mình vẫn vào được win và làm những gì mình muốn hehe thật đơn giản và mình đã từng thử trên 8 lần đều OK
Khi admin đặt password Bios chắc chăn bạn ko thể Boot vào Dos bẳng đĩa Boot được trường hợp này bó tay
và admin cũng đặt luôn password lúc đăng nhập nếu gặp tay mơ thì cũng bó tay luôn hehe
Nhưng sau khi đọc bài này thì chuyện đó dễ như con thở Các bạn chỉ cần làm theo những bước sau :

1.khởi động máy nhấn F8 liên tục hay làm đủ mọi cách để vào win dạng Safemode
2. vào dược chế độ Safemode rồi các bạn sẽ thấy màn hình đang nhập hiện ra với tài khoản có tên Adtraministion và những tài khoản khác
3. các bạn đăng nhập vào tài khoản Adtraministion bình thường không cần password
4.vào safemode xong các bạn vào Control Panel và làm những gì mình thích với những tài khoản còn lại kể cả tài khoản của admin
5.restart lại máy và ung dung khởi động máy vào Win như mọi người hehehehe
6. vào được thì ngồi cười khà khà cho sảng khoái hehehehe chúc thành công 


Dù cho đó là 1 máy dành Workstation hay Server thì boot bằng safemode đều phải nhập Password của user. Bạn boot bằng safemode vào được chẳng qua là "ăn may" vì trên máy XP sau khi cài đặt thường tạo ra 1 account mới có quyền Administrator và người dùng vẫn không biết là account Administrator của mình đang còn là password trắng.

huutung wrote:
Tôi có vấn đề này muốn nhờ các pro và bro giúp đỡ :
Trên LAN tôi có con Server ( Win2K3) và các client (XP) đang hoạt động bình thường. Nay tôi có các phương án nâng cấp như sau :
1. Nâng cấp Windows Server từ 2K3 lên 2K5.
2. Hoặc thay PC Server nhưng vẫn dùng bản Win2K3.
3. Hoặc thay PC Server và cài bản Win2K5.

Vậy có cách nào lưu lại toàn bộ cấu hình ( config, policy, securitiy, domain, file_server, web_server...) để dùng lại sau khi nâng cấp mà không gây ảnh hưởng đến mạng ?
Tôi có nghĩ đến cách dùng ntbackup tạo một bản backup từ Server cũ và restore nó lên Server mới sau khi đã cài Windows Server. Như vậy có được ko ( đối với cả Win2K3 và Win2K5) ?
 

- Mạng của bạn đang dùng Domains hay Workgroup ? VÀ nếu mạng đang bình thường thì quá tốt rồi, thay đổi làm gì cho rách việc vậy bạn ? Nếu bạn ngại Server chết bất tử thì cài thêm 1 Additional DC nữa là an toàn.

- Nếu muốn thay thế 1 server khác mà vẫn giữ nguyên cấu hình (dns, policy, user ... etc) thì bạn chỉ có cách là đem máy mới join vào domains và thiết lập 2 Domains Controller chạy song song, sau đó bỏ máy chính đi và đưa máy mới làm master.

- Win2k5 ý của bạn là Windows XP Media Center Edition 2005 phải không ? Nó là phiên bản dành cho client, làm sao mà làm server được smilie Chỉ có Win2k8 (Windows Server 2008) thôi bạn ơi.
[SIZE="4"]LAB WINDOWS SERVER 2008 + VISTA[/SIZE]




Mục lục - Giới thiệu mô hình thực tế & lab
Code:
http://nhatnghe.com/tailieu/LAB2K8/PDF/00-Content&Intro.pdf



1. Nâng cấp Domain Controller tích hợp DNS Server
Code:
http://nhatnghe.com/tailieu/LAB2K8/PDF/01-DCPromo.pdf

Code:
http://nhatnghe.com/tailieu/LAB2K8/Phim/1-DCPROMO1.EXE
 http://nhatnghe.com/tailieu/LAB2K8/Phim/1-DCPROMO2.EXE


2. Cài DHCP Service role & cấu hình DHCP scope
Code:
http://nhatnghe.com/tailieu/LAB2K8/PDF/02-DHCP.pdf

Code:
http://nhatnghe.com/tailieu/LAB2K8/Phim/2-DHCP.EXE


3. Vista Client join domain
Code:
http://nhatnghe.com/tailieu/LAB2K8/PDF/03-JoinDomain.pdf

Code:
http://nhatnghe.com/tailieu/LAB2K8/Phim/3-JoinDomain.EXE


4. Tạo organization unit, user va group
Code:
http://nhatnghe.com/tailieu/LAB2K8/PDF/04-OU-User-Group.pdf

Code:
http://nhatnghe.com/tailieu/LAB2K8/Phim/4-OU-USER-GROUP.EXE


5. Thiết lập NTFS permission trên hệ thư mục
Code:
http://nhatnghe.com/tailieu/LAB2K8/PDF/05-NTFS.pdf

Code:
http://nhatnghe.com/tailieu/LAB2K8/Phim/5-NTFS.EXE
 http://nhatnghe.com/tailieu/LAB2K8/Phim/5-NTFS_(KT1-TEST).EXE
 http://nhatnghe.com/tailieu/LAB2K8/Phim/5-NTFS_(NS1-TEST).EXE


6. Thiết lập home folder & roaming profile
Code:
http://nhatnghe.com/tailieu/LAB2K8/PDF/06-HomeDirProfile.pdf

Code:
http://nhatnghe.com/tailieu/LAB2K8/Phim/6-HomeDirProfile.EXE
 http://nhatnghe.com/tailieu/LAB2K8/Phim/6-HomeDirProfile_(Client-Test%20Home%20Folder).EXE
 http://nhatnghe.com/tailieu/LAB2K8/Phim/6-HomeDirProfile_(Client-Test%20RoamingProfile).EXE
 http://nhatnghe.com/tailieu/LAB2K8/Phim/6-HomeDirProfile_(Server-Test%20Home%20Folder).EXE
 http://nhatnghe.com/tailieu/LAB2K8/Phim/6-HomeDirProfile_(Server-Test%20RoamingProfile).EXE



7. Thiết lập GPO triển khai phần mềm MS Office tự động tùy theo người dùng (deploy MS Office per user)
Code:
http://nhatnghe.com/tailieu/LAB2K8/PDF/07-GPO1-Deploy.pdf

Code:
http://nhatnghe.com/tailieu/LAB2K8/Phim/7-GPO1-Deploy_(server).EXE
 http://nhatnghe.com/tailieu/LAB2K8/Phim/7-GPO1-Deploy_(KT1-Test).EXE
 http://nhatnghe.com/tailieu/LAB2K8/Phim/7-GPO1-Deploy_(NS1-Test).EXE



8. Thiết lập GPO giám sát hoạt động đăng nhập (audit account log on event)
Code:
http://nhatnghe.com/tailieu/LAB2K8/PDF/08-GPO2-AuditAcc.pdf

Code:
http://nhatnghe.com/tailieu/LAB2K8/Phim/8-GPO2-AuditAcc.EXE


9. Thiết lập GPO giám sát hoạt động truy cập tài nguyên (audit object access)
Code:
http://nhatnghe.com/tailieu/LAB2K8/PDF/09-GPO3-AuditObj.pdf

Code:
http://nhatnghe.com/tailieu/LAB2K8/Phim/9-GPO3-AuditObject(server).EXE
 http://nhatnghe.com/tailieu/LAB2K8/Phim/9-GPO3%20_(Client).EXE


10. Cấu hình một số user không chịu tác động của GPO
Code:
http://nhatnghe.com/tailieu/LAB2K8/PDF/10-GPO4-DenyNS2.pdf

Code:
http://nhatnghe.com/tailieu/LAB2K8/Phim/10-GPO4-DENYNS2(SERVER).EXE
 http://nhatnghe.com/tailieu/LAB2K8/Phim/10-GPO4_(Client).EXE


11. Cài đặt printer & thiết lập permission
Code:
http://nhatnghe.com/tailieu/LAB2K8/PDF/11-Printer.pdf

Code:
http://nhatnghe.com/tailieu/LAB2K8/Phim/11-PRINTER.EXE


12. Cấu hình RRAS role để các máy trạm cp1 thể truy cập internet
Code:
http://nhatnghe.com/tailieu/LAB2K8/PDF/12-NAT.pdf

Code:
http://nhatnghe.com/tailieu/LAB2K8/Phim/12-NAT.EXE


13. Cấu hình Windows Vista
- Windows Firewall with Advanced Security Snap-in
- Windows Defender
Code:
http://nhatnghe.com/tailieu/LAB2K8/PDF/13-WindowsVista.pdf

Code:
http://nhatnghe.com/tailieu/LAB2K8/Phim/13-Vista.EXE


Nguồn : nhatnghe.com
Banner 1 !
Nhìn banner1 nhớ lại "kỉ niệm xưa", nếu khắc phục được tình trạng chưa load xong mà không hiện nền trắng thì tuyệt.

nguyenducchinhs wrote:
Có cách nào biến ổ cứng của lap thành một ổ cúng di động không ? Như thế có thể thay thế cho USB. Em không hiễu rõ lắm về thiết bị lap nên hỏi mấy anh có cách nào không? Ổ cứng lap có tổng cộng 47 chân cắp thì phải. Giờ biến nó thành USB không biết phải kết hợp các chân như thế nào không biết nữa. Mong các huynh nào có sở thích cùng đệ thì có thể chỉ cho đệ biết chút chút đi.
Đệ cảm ơn trước nhé. Mong các huynh hồi âm cho đệ. 


Bạn ra các dịch vụ cung cấp linh kiện máy tính hỏi mua HDD BOX 2.5" USB2.0 (Gắn HDD Notebook để lưu trữ dữ liệu) là có ngay, mở cái box ra là sẽ thấy các chân cắm khớp với chân của HDD notebook. Giá thành chỉ khoảng 7~10$.

Lion wrote:
Khi mình đang ghost thì có ảnh hưởng gì tới tốc độ của toàn mạng không bạn? Mình đã thử tạo file ảnh từ máy bất kì trong mạng tới Server với phần mềm Acronis nhưng không chạy. Cũng chưa có thời gian kiểm tra lại. smilie  

Ghost qua mạng cũng giống như việc bạn copy qua mạng vậy, do đó sẽ có ảnh hưởng đến tốc độ của mạng. Tuy nhiên với 1-2 máy thì việc này không đáng kể.

alandule wrote:
Anh cho em hỏi nếu muốn bung file image Ghost qua mạng thì ta làm sao? Em muốn để file GHO trên server để dùng cho tất cả các máy được không?

 


Muốn retore một file images qua mạng thì khi bạn backup cũng phải backup qua mạng. Bạn có thể dùng phần mềm Ghost 9.0, thao tác cơ bản như sau :
- backup : Máy client cài Ghost 9.0, chụp bản ghost và đặt trên server qua đường mạng
- restore : Máy client boot bằng đĩa ghost 9.0 sau đó vào chỉnh IP cho chính mình. Màn hình hỏi đến domain là bạn phải điền IP của máy server. Sau đó Map thư mục chứa file ghost về và ghost bình thường

alandule wrote:
Hiện nay phòng Net của em có khoảng 34 máy, cùng cấu hình phần cứng. Em thường xuyên dùng Ghost 8.3 (version 11) để ghost từ Partition->Partition rồi điều chỉnh lại Tên máy, IP,....để tối ưu hệ thống. Nhưng em có nghe là làm như vậy thì sẽ làm chậm chất lượng mạng LAN cũng như khi truy cập Internet vì các máy có cùng thông số của Win đã Ghost cho các máy. Những thông số này rất khó điều chỉnh.

Cho em hỏi như vậy có đúng không? Và em phải làm gì để bảo trì hệ thống mình được nhanh chóng.

Cảm ơn các anh! 


Khi ghost partition2partition/ disk2disk thì tất cả các WINDOWS đó sẽ điều có chung 1 http://en.wikipedia.org/wiki/Security_Identifier, nếu hệ thống mạng của bạn sử dụng workgroup thì không có gì phải lo cả, nếu hệ thống mạng của bạn sử dụng domains thì các máy trùng SID sẽ không join domains được, lúc này bạn phải gỡ SID ra bằng tool sysprep (trong bộ tools trên CD windows)

Bạn dùng ghost là nhanh nhất rồi. Công ty của mình là môi trường trường học có khoảng hơn 400 máy, mỗi máy dành ra 1 partition nhỏ (khoảng vài GB) và ẩn đi bằng partition magic. Sau khi cài đặt hoàn tất thì lưu lại thành 1 files images trên phân vùng ẩn, có sự cố thì chỉ việc lôi file images lên là xong.
Sau khi bạn nâng cấp 1 máy tính sử dụng win2k3 lên trở thành Domain Controller thì một số chính sách policy cũng sẽ thay đổi. Để bảo mật hơn thì không cho sử dụng password "đơn giản" , không logon trực tiếp trên máy DC ....

Policy lúc này sẽ có 2 nhóm :

- Domain Controller Security Policy: là policy ảnh hưởng lên những máy làm chức năng Domain Controller (ảnh hưởng lên Computer Account)
- Domain Security Policy: Policy ảnh hưởng lên Domain user, các computer join vào domain ...

Ví dụ : bạn muốn 1 user có quyền logon interactive trên máy DC thì bạn phải định trong Domain Controller Security Policy, ví quá trình logon này ảnh hưởng trực tiếp trên DC.

Còn nếu bạn muốn tất cả các Domain User, Local user ... có password là 7 ký tự thì phải chỉnh trong Domain Policy.

Bạn có thể thắc mắc tại sao Local User cũng bị ảnh hưởng bởi Domain Security Policy: Local User là 1 tài nguyên đặc biệt của Computer, mà Domain Security thì ảnh hưởng lên tất cả các computer trong domain

tiendangcao wrote:
Mình đang có một problem nhỏ là khi mình đăng nhập từ srv đến client thì hiện lên dialog để nhập username va password, nhưng phần user lại mờ đi và phía bên trong có để sẵn user: guest và chỉ cho nhập password.
Các bạn có thể giúp mình giải quyết problem này được không?
Trân trọng cảm ơn.  

start > run > secpol.msc > local policies > network access : sharing and security model for local accounts > classic ..
start > run > gpupdate /force

watchd0g wrote:
Vừa rồi mình có cài 1 domain controller, sau đó cài thêm 1 domain controller dự phòng (additional domain controller), nhưng lúc thử tắt domain controller đầu tiên thì không thể nhập máy con vào active directory vì không thể kết nối đến domain controller, mặc dù vẫn còn 1 cái dự phòng đang chạy. Cả 2 domain controller đều cài dịch vụ DNS, dùng win server 2003 enterprise, bà con ai biết xin giúp? 

Bạn đã làm đúng và đủ 5 bước này chưa ?
- Bước 1 : Dựng Domain Controller cho Server1
- Bước 2 : Dùng Server2 join Domain vào Server1
- Bước 3 : Dựng Domain Controller cho máy Server2
- Bước 4 : Dựng DNS cho Server2
- Bước 5 : Bật Gobal Catalog
Bạn còn thiếu 2 bước
1/ Đổi tên file unattended.txt thành winnt.sif
2/ Chép file winnt.sif vào 1 Floppy Disk để tiến hành cài đặt tự động
@ chaien281985 : tmd nói đúng đó bạn, 1 khi đã xóa user thì sẽ ko thể lấy lại, các thuộc tính (VD : NTFS permission ... ) đều ko thể trả lại ngoại trừ bạn có backup System State mới có thể cứu lại được

minhlam wrote:

2-Mình đang sử dụng winserver 2003, mình muốn tạo một webserver nhưng không biết cách up trang web mình lên IIS bạn nào biết hướng dẫn cho mình với ? 

Cách cài đặt, cấu hình IIS trên windows 2003 Server
Code:
http://nhatnghe.com/forum/showthread.php?t=1682

3-mình cũng lên domain nhưng không biết khi mình dùng máy tham gia vào domain thì nó lại báo lỗi
This computer could be not joined to the domain because the following erro has occurred
A device attached to the systems is not functioning
Như vậy nó bị lỗi gì ? Cách khắc phục như thế nào ?
Xin cám ơn các bạn nhiều  

Quá trình bạn join domain như thế nào ? đã prefer DNS về DNS server chưa ? Bạn mô tả chi tiết hơn 1 chút nhé

hoanghainam wrote:
Chào các anh. E đang muốn tìm hiểu về server và đã cài Win 2003 lên và khi muốn tạo thêm 1 acout trong AD thì thông báo lỗi vể độ dài pass mặc dù e đã kiêm tra rất nhiều lần.và không thể tạo không biết trong quá trình cài đặt e có sai bước nào không. Ai biết xin chỉ giúp e nhé và hướng dẫn cho e vể AD luôn nhé. Thank các anh nhiểu 

Mặc định khi nâng cấp lên DC thì sẽ bị áp các policy về password, cụ thể là độ dài tối thiểu (7 ký tự) và độ phức tạp (a-z; A-Z; 0-9; !@#).
Nếu muốn bỏ chính sách này thì vào Domain Security Policy -> Acc Policy -> Password Policy -> bỏ cái policy thứ 4 và 5 đi rồi ra CMD ghõ "gpupdate /force"

tony2116 wrote:
Chào mọi người !
Mình đang tìm hiểu về backup Active Directory. Bây giờ mình muốn tìm cách backup 1 domain controler về account ,profile,policy,OU ... vậy mình phải làm thế nào ? có soft nào có thể backup được database này không ạ ? Hay là trong windows server 2003 có sẵn chức năng này nhỉ? Mong mọi người chỉ bảo . 

Bạn vào Start -> Run -> ntbackup -> chọn menu backup và check vào ô "System Stale" -> Start Backup
Đến khi có vấn đề về acc, registry.... thì bạn boot lại và bằng mode recovery (trong lúc boot nhấn F8) để chạy chương trình ntbackup và restore trờ lại.

Thân

songthuong54 wrote:

Cảm Ơn!
Mình cũng thử làm như bạn nhưng vẫn ko được. cụ thể như sau.
Mình share một thư mục trong ổ D định dạng NTFS, share full, với quyền truy cập Administrators.
khi máy con truy cập vào thì có thông báo lỗi:

\\server\setup is not accessible. You might not have pẻmission ti use this not work resource. Contact the adminnistrator of this server to find out if you have access permission



Access is denied
 

Khi share 1 tài nguyên qua mạng thì bạn chỉ được hưởng quyền giao giữa 2 quyền Share permision và NTFS, để cho quyền truy cập được chính xác (qua đường UNC và cả Local Computer) thì bạn phải làm sao thỏa cả 2 quyền trên. Cách đơn giản nhất là khi share thì bạn chọn vào tab Share Permision và cho Everyone quyền full, sau đó chia quyền NTFS bình thường, như vậy thì user có câu qua đường UNC hay ngồi tại local computer thì cũng bị áp 1 quyền như nhau.

songthuong54 wrote:
Cảm ơn các bạn!
Mình cũng đã thử cài winxp 2003 sever. Mình cài máy chủ ko phải là DC, nhưng khi cấu hình thì các máy con không truy cập được vào máy chủ.
bác nào có thể hướng dẫn mình cấu hình máy chủ 2003 server được ko?
Mong các bác hướng dẫn chi tiết một chút Cảm Ơn nhiều nhiều........... 


Bạn đang để máy 2k3 Server password trắng phải không ? Mặc định của win2k3 là không sữ dụng pasword trắng khi share tài nguyên được, bạn chỉnh policy sau thì sẽ được.
- Start -> administrative Tool -> local security policy -> Local polices -> Security options
- Account : limit local account user and blank password ... -> Disable
- Start -> run -> gpupdate /force

Nếu bạn chỉ dùng với mục đích share tài nguyên thì không cần lên DC làm gì, dùng Workgroup là được rồi.

Thân

oak wrote:
Thực ra đây không phải là lỗi.Chỉ đơn giản mặc định của sever winxp là chỉ share cho 10 máy thôi (ki bo nhỉ smilie ).Nếu bạn muốn tăng số lượng share máy bạn làm như sau:
Vào Control Panel>Adminitrative Tools( nên để "Classic view " thì bạn dễ nhìn thấy nó hơn còn ở chế độ mặc định nó ở trong mục "Performance and Maintenance">Local Sercurity Policy.Trong khung bên trái Local Settings bạn chọn Local Policies>Sercurity Options>trong khung bên phải, bạn bấm kép chuột vào mục Interactive logon:Number of previous logons to cache và tăng số lượng trong ô Cache( ấn phải chuột vào mục "Interactive logon:Number of previous logons to cache" để chỉnh số lượng trong ô cache) bấm ok và thoát ra. Vậy là bạn sẽ share được nhiều hơn 10 máy một lúc. 


Tào lao bí đao !
Windows XP là OS Workstation chứ là Server hồi nào ? Bạn đọc cho kỹ Policy đó nói gì đi "Number of previous logon to cache (in case domain controller is not available)". Policy này có nghĩa là bạn được phép logon vào hệ thống 10 lần khi Domain Controller của bạn bị "chết" ( chỉ áp dụng đối với các user đã từng logon). Việc này không có liên quan gì đến windows XP giới hạn connections hết.

@ songthuong54 : Nếu bạn cần share tài nguyên cho hơn 10 máy cùng truy xuất và sữ dụng thì tốt nhất bạn nên chọn các hệ điều hành server (Windows 2000 Server, 2003 Server) thì sẽ tốt hơn nhiều, cả về tính ổn định cũng như bảo mật.

Thân
 
Go to Page:  First Page Page 1 3 4 5 Page 6 Last Page

Powered by JForum - Extended by HVAOnline
 hvaonline.net  |  hvaforum.net  |  hvazone.net  |  hvanews.net  |  vnhacker.org
1999 - 2013 © v2012|0504|218|