banner

[Rule] Rules  [Home] Main Forum  [Portal] Portal  
[Members] Member Listing  [Statistics] Statistics  [Search] Search  [Reading Room] Reading Room 
[Register] Register  
[Login] Loginhttp  | https  ]
 
Messages posted by: superthin  XML
Profile for superthin Messages posted by superthin [ number of posts not being displayed on this page: 1 ]
 
Bây giờ các bạn hướng dẫn dựa theo hiện trạng mới nhé. Hướng cũ đã đi vào ngõ cụt vì sau hơn một đêm (đã ôm máy thằng bạn về nhà nghịch) vắt kiệt sức vì vấn đề kernel panic.

Mr.Khoai wrote:
Rất có thể kernel của bạn cần có initrd để load các module cần thiết trước khi nhận ra phần cứng.  

Đêm qua, mình đã mò mẫm trên cộng đồng ubuntu thế giới tại www.ubuntuforums.org và có nghịch đến cái initrd như bác Mr.Khoai đề cập. Rồi thì sau đó khởi động máy lên sau hàng loạt thông báo có chữ OK cuối câu là đến fail và Ubuntu dừng lại tại dấu nhắc lệnh và buộc ta phải chạy fsck bằng tay, mình trả lời yes đến vài nghìn lần vẫn không xong (không nhớ lỗi, đại khái là nó bảo có nhiều cái gì ấy mồ côi, và xung đột fs, và nên là 0, hiển thị vài nghìn câu thông báo giống nhau, mình đã fsck -y để tự động trả lời Yes với tất cả các câu hỏi, đến 5 giờ sáng nay không xong -> bỏ cuộc vì có lẽ 2 máy khác nhau về phần cứng quá, và bố trí partition khác nhau nên lạc hết trơn)

Bây giờ tình hình mới là như thế này: trước khi kịp thực hiện việc gắn initrd vào file menu.lst đêm qua, mình đã kịp tar tất cả hệ thống file của Ubuntu thành một file .bz2 (theo bài hướng dẫn ở đây: http://ubuntuforums.org/showthread.php?t=35087 - cũng không backup các thư mục proc, lost+found,... như đề nghị ở bài viết).

Giờ đây, mình đang ngồi trên máy thằng bạn đặt tại nhà mình và gõ bài này với Ubuntu mới cài xong đây. Bây giờ máy đã được cài mới Ubuntu 8.04 LTS từ LiveCD => chạy ngon lành đây. Mình không còn quan tâm GRUB nữa, nó đã nạp luôn vào MBR và quản lý khởi động được Windows ngon lành. Ubuntu chưa có bất kỳ cập nhật / sửa chữa / cũng không cài thêm gì (dù ở khay hệ thống báo There are 121 updates available)

Khi fdisk -l thì hiện trạng là giống như cũ:




Nghĩa là tất cả hệ thống file Ubuntu nằm dưới thư mục gốc / là đếu nằm ở /dev/sda9 như hình trên.

Giờ thì vấn đề đã đơn giản hơn rất nhiều rồi. Nhờ các bạn hướng dẫn mình theo hướng sau:

- File backup.tar.bz2 hôm qua mình save ở /dev/sda6 là toàn bộ cái Ubuntu cũ mà Ghost từ máy mình qua máy thằng bạn gây ra mớ lùm xùm kể trên.

Bây giờ các bạn chỉ mình cách mount /dev/sda6 lên ở Ubuntu hiện tại để mình có thể untar (không rõ có lệnh này không - ý mình là làm sao extract cái file backup.tar.bz2 vừa kể) lấy những thư mục, file cần thiết từ backup.tar.bz2 để merge vào hệ thống hiện tại. Mục đích việc làm này: mình muốn phục hồi các phần mềm đã cài: KDE, StarDict, xvnkb, Java, SciTE, bộ LAMP,... vào hệ thống Ubuntu đang chạy ngon lành đây.

Mình mong muốn là: việc merge và / hoặc restore này là giữ nguyên cấu hình hệ thống hiện tại mà không được mang cái mớ hỏng rối rắm kể ở các bài trước kia trả về hệ thống đang có, vì nếu lại trả về cả cấu hình hệ thống thì smilie smilie ngất xỉu mất.

Cám ơn các bạn rất nhiều, đặc biệt là Mr.Khoaiquanta.

quanta wrote:

Bạn chưa đọc kỹ rồi. Dump cái boot sector xong thì copy nó sang ổ C và chỉnh lại boot.ini trỏ vào file đó thôi.
 

Mình không thể nắm bắt được cái ổ Cquanta đề cập là đứng trên góc độ nhìn nhận từ đâu? (hệ điều hành nào)
Bởi lẽ nó xảy ra các trường hợp rối rắm sau:
- Trên Windows XP, khi khởi động vào, ổ hệ thống là G: dùng phân vùng NTFS, tức nó là /dev/sda1 khi xem với Linux khởi động bằng đĩa LiveCD. Trong Windows XP không tồn tại ổ C:, chỉ tồn tại khi mình gắn đĩa USB Flash disk.
- Khởi động ở DOS 6.22 thì ổ C: lại tương đương với /dev/sda7
- Khởi động ở đĩa Boot Windows 98 thì ổ C: tương đương với /dev/sda5

Cám ơn quanta đã nhiệt tình và chu đáo. Nhưng giờ có lẽ chuyển hướng bài toán đi (mình sẽ trình bày sau), vì mình cảm thấy rối rắm quá rồi, không thoát khỏi tình trạng Kernel panic được. Mình không nghĩ rằng sẽ...đủ tỉnh táo để chép cài file lưu boot sector khởi động kia vào tất cả các phân vùng mà Windows có thể truy suất và giả định nó là C: rồi sau đó khởi động lên xuống nhiều lần để xóa đi từng "em" một để phát hiện ra phân vùng C: thực sự là "em" nào. Còn cứ để ngồn ngộn file chứa boot sector ấy khắp các partition => bạn mình lại tưởng virus nhiễm vào máy smilie

LeVuHoang wrote:
Sao superthin phức tạp quá nhỉ. Chỉ cần như cách quanta nói là edit lại boot.ini để trỏ vào file dump là xong mà. Ngoài ra Ubuntu cũng detect tốt Windows (ngay cả Windows Vista cũng detected), nếu cần thì bạn cứ install lại grub xem. 

Mình cũng muốn đơn giản vấn đề LeVuHoang à, nhưng mà kiến thức chưa đủ để xoay xở với các tình huống, nhiều chỗ là bí rị.

Các vấn đề loằng ngoằng trên giờ chuyển thành bài toán sau đây: di chuyển Ubuntu từ một máy này (Máy A) sang máy khác (Máy B), hai máy là khác nhau về cấu hình và thứ tự bố trí phân vùng. Mình ký hiệu Máy AMáy B để các bạn dễ theo dõi và giúp sức.

Máy A:
- Duy nhất một hệ điều hành duy nhất: Linux Ubuntu 8.04 LTS. Chỉ có 1 user duy nhất tên gigabyte.
- Được cài đặt mặc định, Linux tự quản lý phân vùng. Chỉ có /dev/sda1 : chứa tất cả các /boot, /home, /etc và /dev/sda2 là swap
- GRUB có lẽ là nằm ở MBR (cài mặc định, không chỉnh gì mà chỉ forward) nên không nhớ Ubuntu làm thế nào.
- Máy có nối mạng ADSL
- Tình trạng Ubuntu 8.04: đã update tự động theo đề nghị ở khay hệ thống 39 gói (hình như kernel có tự động nâng cấp thì phải - vì phải khởi động lại máy) và cài thêm nhiều phần mềm, trong đó có hai cái cần lưu ý là apt-get install kubuntu-desktopapt-get install java (cài đặt thanh công), và gần chục phần mềm khác chạy trên GNOME, KDE. Cũng là một LAMP localhost.
- Ổ cứng sau khi cài thì vẫn còn chỗ trống đủ để tar toàn bộ hiện trạng thành 1 file .gz
- Hệ điều hành + các phần mềm đã được cài đặt + file do người dùng tạo,... khoảng 7GB (chưa nén)

Máy B:
- Đã tồn tại sẵn hệ điều hành Windows XP SP2 nằm trên phân vùng đầu tiên Primary dùng NTFS
- Phân vùng Extended gồm có theo thứ tự: 2 phân vùng FAT 32, 2 phân vùng FAT 16, 1 phân vùng ext2, 1 phân vùng swap, 1 phân vùng FAT 16. Tất cả phân vùng trong Extended này đều là Logical. Xem hình nhìn từ LiveCD Ubuntu:


- Không có nối mạng.
- Phân vùng ext2 dành cho Linux và swap lớn hơn 2 phân vùng ấy ở máy A (tức lớn hơn 7GB + swap khoảng 300MB)

Mainboard, VGA Card, ổ cứng,... hai máy trên là khác nhau. Cả 2 máy không có ổ đĩa mềm.

Bây giờ ta sẽ mang toàn bộ Ubuntu từ Máy A sang Máy B với giả định là hiện nay Ubuntu ở Máy A vẫn đang hoạt động tốt nhưng ta sẽ không khởi động bằng chính Ubuntu tốt đó mà dùng một LiveCD Ubuntu để thao tác. Máy có ổ USB 8GB / có thể ghi ra CD để có thể lấy dữ liệu backup ra để mang qua máy B.

Ta sẽ chuyển toàn bộ từ máy A sang máy B với các yêu cầu:

- Không được làm hỏng Windows XP đang có ở máy B. Có thể cho phép GRUB quản lý khởi động cho cả Linux lẫn Windows và nạp vào MBR. Nhưng tốt hơn là để boot.ini và NTLDR của Windows XP quản lý khởi động, và GRUB không nạp vào MBR mà để ở file nào đó trên một Partition mà Windows có thể đọc khi khởi động để trao quyền cho Linux.

- Không lấy ổ cứng máy A gắn sang máy B và ghost sang hoặc clone nào đó tương tự ghost. Sử dụng đĩa LiveCD Ubuntu cho các thao tác, không khởi động máy A bằng Ubuntu ở đĩa cứng.

- Đầu tiên sẽ chuyển nguyên cả Ubuntu + các cài đặt phần mềm, file người dùng,... từ A sang B cài vào phân vùng ext2, và swap đã dành sẵn. Nếu thành công 100% thì tốt => dừng việc và mở tiệc ăn mừng smilie

- Trường hợp không thành công thì ta sẽ dùng LiveCD cài hệ điều hành vào máy B trước, rồi sẽ di chuyển các dữ liệu, các gói đã cài đặt khác từ máy A sang.

- Dùng chủ yếu các phần mềm có sẵn của Ubuntu hoặc apt-get được mà không cài thêm các phần mềm phức tạp nào khác, cũng không cài phần mềm từ repository đặc biệt nào ngoài các mirror chính.

- Dĩ nhiên là chuyển qua thành công là máy B phải chạy ngon lành cả GNOME / KDE như máy A, không được chỉ còn chạy vào kernel smilie rồi đứng đó chơi.

"Bài toán" trên chính là việc viết lại cái chuyện mà mình đang loay hoay giữa máy mình và máy bạn mình.

Các bạn sẽ giúp mình giải toán chứ. Nhớ nhắc lại vụ này khi có offline nhé, sẽ hậu tạ chầu cà phê / beer tươi Đức với các thành viên trong vai trò thầy giáo tốt của mình.

quanta wrote:

Cái partition table của bạn đang khá "nát". Thường thì người ta dồn hết primary partition về trước, sau đó đến extended và trong extend là logical. Đằng này bạn lại để một chú primary ở sau (swap), rồi lại có cả FAT16 và unallocated partition.
 

Bây giờ thì mình vào DOS chỉnh sửa đôi chút để các phân vùng mình bớt "nát" như quanta nói. Bây giờ nó như thế này:




Đau khổ nhất lúc này là đụng độ cái lỗi gọi là kernel panic. Mà cũng kỳ nhé, đĩa mình (ATA Maxtor 40GB) và của bạn mình đều là loại cũ, tức là Seagate Baracuda IDE 7.200 vòng / phút, làm gì có SATA hay SCSI thì lẽ ra khi fdisk -l nó phải thể hiện là /dev/hdax chứ sao lại là /dev/sdax nhỉ? Cái này có lẽ là cái gây ra kernel panic.

Bây giờ thế này các bạn ạ, có lẽ là tìm một giải pháp thuộc loại "mang tính thỏa hiệp" một chút, chứ cứ muốn phải giải quyết cho bằng được thì mình không đủ khả năng, đọc tiếng Anh cũng lõm bà lõm bõm, kiểu đó thì thằng bạn nó... chạy mất dép vì thấy mình cũng đã chào thua.

Việc kernel panic kia có lẽ là lỗi nặng nề, đòi hỏi phải compile / reinstall kernel => cái này thì mình bó tay smilie

Mình mong muốn như này: backup tất cả lại hiện trang đang được cài đặt, trừ những gì liên quan đến kernel và / hoặc GRUB. Mục đích là như thế này: mình muốn tiết kiệm thời gian cho việc cài đặt lại các phần mềm vì 2 lý do: 1. Máy bạn mình mạng quá chậm, khu vực điện không thực ổn định => dễ bị die nửa chừng; 2. Chưa chắc cài lại phần mềm đã thành công - tiện ích đánh tiếng Việt ấy (trước đây khi cài Ubuntu 8.04 lên máy của mình - và lấy bản ghost mang qua máy anh bạn, Ubuntu có đề nghị update đến 39 gói gì ấy, và có những phần mềm mình đã từng cài với lệnh apt-get lên đến vài trăm MB, giờ mà cài máy lại từ đầu thì chết chắc luôn).

Như vậy, việc backup không mang theo cấu hình hệ thống và các thiết lập liên quan đến lỗi kernal panic kể trên nhưng đầy đủ tất cả phần mềm và cấu hình phần mềm, thư mục cá nhân.

Mình mong được các bạn chỉ giúp các câu lệnh để backup ra rồi dùng đĩa CD Ubuntu cài đặt mới lại, sau đó phục hồi các phần mềm được cài đặt, file trong /home,... với vài câu lệnh.

Tiếp tục tiếp sức mình nhé, các bạn. Chân thành gửi lời cám ơn đến các bạn.
Sao cái fdisk -l và cái Disk Manager lại report khác nhau ta? Swap nằm gần chót thì fdisk -l lại thông báo ở sda3?  

Có thể vì nó là Primary chăng? Mình cũng không hiểu được tại sao thằng phân vùng chính chứa Linux lại là Logical, mà cái Swap lại là Primary? Liệu việc này có phải là nguyên nhân gây lỗi về sau?

Cám ơn Mr.Khoai đã tham gia hỗ trợ. Mình đã làm theo. Và GRUB đã xuất hiện, chọn Windows XP thì đã có thể khởi động được vào Windows ngon lành. Tuy nhiên, khi chọn Linux thì nảy nòi ra như sau:

Sau khi chạy hàng loạt thông báo liên quan đến quá trình khởi động. Cuối đoạn đó là:

Code:
rio0/input/input1
[ 34 139237]VFS: Cannot open root device "sda9" or unknown-block(0,0)
[ 34 139322]Please append a correct "root=" boot options; here are the available partitions:
[ 34 139418]Kernel panic - not syncing: VFS: Unable to mount root fs on unknown-block(0,0)


Rồi thì máy treo đứng đực như ngỗng, bấm tất cả các phím trên bàn phím đều vô tác dụng, chỉ có thể bấm reset trên thùng case máy.

Theo như đoạn chát với một thằng người Rumani, thì nó cắt cụt hết file menu.lst của mình còn như thế này (tức việc khởi động gây lỗi bên trên là đang dùng file menu.lst này đấy, và mình đang dùng file này cho việc khởi động GRUB, file:


timeout=15

title Ubuntu 8.04 LTS (Hardy Heron)
root (hd0,8)
kernel /boot/vmlinuz-2.6.24-19-generic root=/dev/sda9

title Windows XP Professional SP2
root (hd0,0)
makeactive
chainloader +1
 


Nhờ các bạn tiếp tục tiếp sức mình trên con đường chăn chim Cánh Cụt. Xin cám ơn!

--------
Ghi chú: mình chắc rằng tải file ISO image của Ubuntu 8.04 về đúng, có kiểm MD5 chính xác, và đốt đĩa là thành công, kiểm CRC là ngon lành. Quá trình cài đặt cũng ngon lành, không hề có việc bị treo máy / cúp điện giữa chừng. Đã từng khởi động vào xài máy ngon. Đĩa cứng cũng không hề bị bad tí nào? (Đã kiểm tra kỹ và đĩa cứng còn rất mới, mua mới vài tháng, máy nằm cố định không va đập / côn trùng bò vào). Cho nên kernel panic gì ấy là có lẽ do cấu hình sai chi đó.
Mình chịu thua rồi quanta ơi. Cái cách mà sử dụng boot.ini dường như là thua. Lấy được các file rồi nhưng không biết chỉnh đường dẫn thế nào? Đường dẫn hiểu theo hệ điều hành nào? (Ký tự ổ đĩa đó). Cho nên bây giờ thành bạn mình nó chịu cho dùng GRUB, miễn là vấn có thể boot Windows bình thường và menu không quá rắc rối, yêu cầu là chỉ có 2 mục chọn: Ubuntu và Windows XP, thời gian đợi 15 hoặc 30 giây để mặc định là Ubuntu khởi động.

Sau đây là vài "thông số" mình có (khởi động với LiveCD Ubuntu 8.04):




Và nội dung menu.lst như sau:


# menu.lst - See: grub(8), info grub, update-grub(8)
# grub-install(8), grub-floppy(8),
# grub-md5-crypt, /usr/share/doc/grub
# and /usr/share/doc/grub-doc/.

## default num
# Set the default entry to the entry number NUM. Numbering starts from 0, and
# the entry number 0 is the default if the command is not used.
#
# You can specify 'saved' instead of a number. In this case, the default entry
# is the entry saved with the command 'savedefault'.
# WARNING: If you are using dmraid do not use 'savedefault' or your
# array will desync and will not let you boot your system.
default 0

## timeout sec
# Set a timeout, in SEC seconds, before automatically booting the default entry
# (normally the first entry defined).
timeout 3

## hiddenmenu
# Hides the menu by default (press ESC to see the menu)
hiddenmenu

# Pretty colours
#color cyan/blue white/blue

## password ['--md5'] passwd
# If used in the first section of a menu file, disable all interactive editing
# control (menu entry editor and command-line) and entries protected by the
# command 'lock'
# e.g. password topsecret
# password --md5 $1$gLhU0/$aW78kHK1QfV3P2b2znUoe/
# password topsecret

#
# examples
#
# title Windows 95/98/NT/2000
# root (hd0,0)
# makeactive
# chainloader +1
#
# title Linux
# root (hd0,1)
# kernel /vmlinuz root=/dev/hda2 ro
#

#
# Put static boot stanzas before and/or after AUTOMAGIC KERNEL LIST

### BEGIN AUTOMAGIC KERNELS LIST
## lines between the AUTOMAGIC KERNELS LIST markers will be modified
## by the debian update-grub script except for the default options below

## DO NOT UNCOMMENT THEM, Just edit them to your needs

## ## Start Default Options ##
## default kernel options
## default kernel options for automagic boot options
## If you want special options for specific kernels use kopt_x_y_z
## where x.y.z is kernel version. Minor versions can be omitted.
## e.g. kopt=root=/dev/hda1 ro
## kopt_2_6_8=root=/dev/hdc1 ro
## kopt_2_6_8_2_686=root=/dev/hdc2 ro
# kopt=root=UUID=cf96a88d-d5e6-415d-981f-7af12fab521e ro

## Setup crashdump menu entries
## e.g. crashdump=1
# crashdump=0

## default grub root device
## e.g. groot=(hd0,0)
# groot=(hd0,0)

## should update-grub create alternative automagic boot options
## e.g. alternative=true
## alternative=false
# alternative=true

## should update-grub lock alternative automagic boot options
## e.g. lockalternative=true
## lockalternative=false
# lockalternative=false

## additional options to use with the default boot option, but not with the
## alternatives
## e.g. defoptions=vga=791 resume=/dev/hda5
# defoptions=quiet splash

## should update-grub lock old automagic boot options
## e.g. lockold=false
## lockold=true
# lockold=false

## Xen hypervisor options to use with the default Xen boot option
# xenhopt=

## Xen Linux kernel options to use with the default Xen boot option
# xenkopt=console=tty0

## altoption boot targets option
## multiple altoptions lines are allowed
## e.g. altoptions=(extra menu suffix) extra boot options
## altoptions=(recovery) single
# altoptions=(recovery mode) single

## controls how many kernels should be put into the menu.lst
## only counts the first occurence of a kernel, not the
## alternative kernel options
## e.g. howmany=all
## howmany=7
# howmany=all

## should update-grub create memtest86 boot option
## e.g. memtest86=true
## memtest86=false
# memtest86=true

## should update-grub adjust the value of the default booted system
## can be true or false
# updatedefaultentry=false

## should update-grub add savedefault to the default options
## can be true or false
# savedefault=false

## ## End Default Options ##

title Ubuntu 8.04.1, kernel 2.6.24-19-generic
root (hd0,0)
kernel /boot/vmlinuz-2.6.24-19-generic root=UUID=cf96a88d-d5e6-415d-981f-7af12fab521e ro quiet splash
initrd /boot/initrd.img-2.6.24-19-generic
quiet

title Ubuntu 8.04.1, kernel 2.6.24-19-generic (recovery mode)
root (hd0,0)
kernel /boot/vmlinuz-2.6.24-19-generic root=UUID=cf96a88d-d5e6-415d-981f-7af12fab521e ro single
initrd /boot/initrd.img-2.6.24-19-generic

title Ubuntu 8.04.1, memtest86+
root (hd0,0)
kernel /boot/memtest86+.bin
quiet

### END DEBIAN AUTOMAGIC KERNELS LIST 


Với file trên, hiện tại lỗi Error 17 đang xuất hiện. Nhờ quanta và các bạn hướng dẫn chi tiết giúp nhé. Kể cả nếu phải đánh lệnh để nạp lại GRUB hay làm gì đó (sửa file,...), cần phải mount ra sao luôn nhé, để có thể khởi động được vào Ubuntu, Windows.

Cám ơn quanta các bạn rất nhiều. Yêu mọi người thuộc hệ phái Cánh Cụt :x

quanta wrote:

- Bạn cài qua mạng à?
- Bạn ghost bằng cái gì?
 


Mình mang đĩa LiveCD đến máy bạn mình, cài vào máy ảo của nó và có dùng một vài lệnh apt-get để cài bổ sung / cập nhật vài gói từ mạng (máy ảo thông ra Internet được).

Mình ghost từ máy ảo ra USB Flash Disk (bạn mình có USB 8 GB) vì máy ảo có thể truy xuất USB từ máy thật như là một thiết bị của nó, và khởi động máy ảo bằng Hiren's Boot có thể truy xuất được USB. Ghost dạng Partition to image.

Sau đó lại Ghost từ USB vào máy thật như trên hình minh họa của mình.

quanta wrote:

Yêu sách nhỉ?
 

Để chinh phục được những người đã quá quen với Windows, phải dần dần từng bước để him không Linux mà sợ bỏ chạy mất.

quanta wrote:

Bạn ghost bằng cái gì?
 

Norton Ghost 8.3 trên đĩa Hiren's Boot 6.0

quanta wrote:

Tại sao lại thích dùng boot loader của Windows?
 

Vì nó không làm bạn mình hoang mang, và cậu ấy chịu tiếp tục con đường đến với Linux.

quanta wrote:

Nghe như một câu đố?
 


Không phải câu đố, mà các thiết bị đó không sẵn (đĩa mềm hay hỏng), và đĩa CD mắt kém đọc chập chờn.

quanta wrote:

Nếu cấm nốt cái này chắc boot bằng "niềm tin".
 

Thằng bạn mình cũng hơi "ác" nhưng hắn vẫn còn chừa lối đi cho mình.

quanta wrote:

"lỗi gì đó" là lỗi gì? "Thất bại" thế nào?
--> cụ thể là điều gì nhỉ?
 


Đó là lỗi là Ubuntu nằm lặng lẽ trên Partition của nó mà không được chương trình boot ngó ngàng gì tới, nghĩa là nó nằm như data bình thường chỉ khác là trên phân vùng ext2 nên Windows XP không mở được bằng Explorer thông thường. Không khởi động được tí nào. Hình hài ra sao cả.

Cám ơn cái link tìm kiếm với Google của quanta. Mong được bạn tiếp sức trong bước kế tiếp.

@FaL: cám ơn bồ nhiều nhiều. Để mình thử và báo kết quả lại.
Chào mọi người trong gia đình *nix,

Mình đã vĩnh biệt Windows rồi, mới đây thôi, dù chưa làm được gì nhiều với Linux (chỉ có thể gõ văn bản, duyệt web, nghe nhạc MP3 - điều mà khởi động xong Ubuntu là có thể dễ dàng sử dụng). Chỉ mới cài Ubuntu được chừng 10 ngày và nhu cầu không nhiều nên hài lòng với nó và không có ý định trở lại Windows.

Mình cũng đang "truyền bá" tình yêu Cánh Cụt của mình tới bạn bè. Sự hăng hái này hơi thái quá và gặp nạn. Nhờ các bạn cứu giúp:

Tình hình là tập cho thằng bạn dùng Ubuntu trên máy ảo VirtualBOX. Nhưng chạy chậm quá nó chê quá trời. Mà cài lại thì mất công vì mạng nó quá chậm, mỗi lần apt-get thì đợi dài cổ. Thế là mình nghĩ ra trò Ghost máy ảo ra máy thật.

Nó yêu cầu là không được đụng đến trạng thái bình thường của Windows hoặc có biểu hiện gì lạ. Tức không được nạp LILO hay GRUB đè vào MBR và sector 0, track 0 để làm thay đổi các khởi động và không được gây phiền toái kiểu phải bỏ đĩa CD hoặc USB để khởi động Ubuntu.

Mình phải cầu cứu các bạn đây:
- Máy ảo chỉ có một HDD duy nhất, cài Ubuntu 8.04 LTS mặc định, để tự Ubuntu phân chia partition.
- Đã dùng máy ảo ghost qua ghost lại lấy được image 2 phân vùng: vùng chính của Ubuntu và vùng swap của nó.
- Cũng đã ghost thành công vào máy thật.

Giờ thì hiện trạng như sau:




Bây giờ nhờ các bạn hướng dẫn chi tiết để có thể Boot Ubuntu lên. Thỏa mãn các yêu cầu sau:

- Không được phép nạp LILO / GRUB hoặc boot loader nào khác thay thế cái menu mặc định chọn khởi động DOS hoặc Windows XP đang dùng.

- Bổ sung gì đó vào boot.iniNTLDR để có thể xuất hiện một dòng chọn khởi động Ubuntu trong menu khởi động của Windows kia. Và chọn thì phải khởi động được chứ không báo lỗi là không tìm thấy file.

- Không dùng đĩa mềm hoặc USB , cũng không CD để boot máy mà boot ngay từ ổ cứng

- Được phép chép file ghi cấu hình khởi động LINUX vào bất kỳ partition nào trên ổ cứng để phòng trường hợp boot.ini hay NTLDR trỏ tới để gọi Ubuntu khởi động.

- Không ngồi cài lại Ubuntu từ máy thật với đĩa LiveCD.

Những gì mình có:
- Một máy ảo đang chạy Ubuntu ngon lành có thể gõ các lệnh như máy thật
- Có ổ đĩa mềm và có đĩa trắng để có thể chứa các file khởi động (cần thiết khi tạo đĩa CD boot cần các file .bin)
- Cái không có: đĩa LiveCD Ubuntu 8.04 khởi động live trên máy thật báo lỗi gì đó lâu lắc (có lẽ nó không mount được phân vùng Linux đang nằm kia hay sao ấy). Đã thử cả LiveCD Ubuntu 6.10 và 7.04 đều thất bại. Nhưng khi thay một ổ cứng khác vào thì có thể khởi động ngon lành

Cám ơn các bạn đã nhiệt tình trợ giúp. Đây chính là điều mình đánh giá Linux cao hơn Windows smilie
Đâu phải là có virus. Những trang như vậy là Firefox dựa trên cơ sở dữ liệu các website bị cảnh báo để đưa ra thông báo thôi, có thể người ta đã báo cáo sai về thế giới di động hoặc các công cụ thu thập về các website trong quá trình thu thập đã phát hiện trong thế giới di động có cái gì đó không ổn nên cho vào danh sách có vấn đề. Gặp trường hợp như vậy, tắt javascript và nâng tường lửa lên và tiếp tục duyệt phớt lờ sự cảnh báo của Firefox một khi ta biết chắc trang web ấy nếu có độc hại cũng không nghiêm trọng.
Đây là địa chỉ cần tham khảo http://vinabb.com/viewforum.php?f=118

conmale wrote:
Riêng tình trạng "kỳ kỳ" nào đó thì khó có thể góp ý vì nó quá mơ hồ smilie  

Vậy có cách nào để ghi nhật ký / kiểm tra xem liệu máy có để lại những rootkit hay cái gì đó tương tự hay không? Việc này rất quan trọng bởi vì các dữ liệu trên máy đó là rất quan trọng mặc dù đã dùng thuật toán RSA 512bit để mã hóa các file này, nhưng gần đây nghe phong thanh rằng một hacker trình độ trung bình đã đủ sức bẻ gẫy mã hóa ở này, chẳng rõ thực hư ra sao nữa, đang lo quá đi mất smilie
Mình là tín đồ của Linux nên dùng Ubuntu chạy trên đĩa CD cho máy ở nhà => chẳng quan tâm mấy đến vấn đề Virus, bảo mật. Nhưng máy ở công ty thì vẫn còn sử dụng Windows XP SP2, vì có những ngày cần bật máy qua đêm để quét virus, sao lưu, dồn nén đĩa, cập nhật bản vá lỗi,... => máy ở công ty gần như chạy suốt 24/24 và kết nối mạng (để có thể tự động update bản vá).

Gần đây, mình cảm thấy máy chạy kỳ kỳ làm sao ấy, đã quét virus và các phần mềm độc hại bằng những phần mềm danh tiếng và cập nhật mới nhất thì không tìm ra con virus nào đáng gọi là, ngoại trừ một file duy nhất là con virus phim người lớn gì ấy đã bị mình đổi đuôi để đó lúc rảnh mở bằng trình HEX Edit ra xem thử trong đó có gì?

Vì lo ngại máy chạy có vấn đề do có kẻ nào đó mò mẫm xâm nhập / nghịch phá, mình thử kiểm tra máy ở trang https://www.grc.com thì nhận được kết quả như sau:

Code:
GRC Port Authority Report created on UTC: 2008-06-15 at 03:38:10
Results from scan of ports: 0-1055
1 Ports Open
27 Ports Closed
1028 Ports Stealth
---------------------
1056 Ports Tested
The port found to be OPEN was: 80
Ports found to be CLOSED were: 0, 110, 999, 1000, 1001, 1002,
1003, 1004, 1005, 1006, 1007,
1008, 1009, 1010, 1011, 1012,
1013, 1014, 1015, 1016, 1017,
1018, 1019, 1020, 1021, 1022,
1023
Other than what is listed above, all ports are STEALTH.
TruStealth: FAILED - NOT all tested ports were STEALTH,
- NO unsolicited packets were received,
- NO Ping reply (ICMP Echo) was received.


Nhờ các bạn xem giúp là những thông tin trên thì cho phép máy an toàn ở độ bao nhiêu. Khi quét cổng < 1024 thì thấy rằng cổng 135 và 445 vẫn còn mở, tuy nhiên, lên trang microsoft.com thì bảo rằng nếu đóng tịt 2 cổng này sẽ làm cho Windows chạy lạng quạng ngay, hoặc kết nối mạng có vấn đề => vẫn chưa đóng cổng => dùng một vài test qua mạng thì nó bảo rằng tuy cổng mở nhưng không có gì nghiêm trọng.

Các bạn tư vấn giúp mình với nhé. Xin cám ơn!
Hoặc bạn dùng postion là absolute để cố định các DIV và đạt được thứ tự như bạn mong muốn hoặc là bạn dùng Ajax để load nội dung cho các DIV không quan trọng (tức không chứa nội dung như bạn nói). Khi <body onload="gọi ajax"> thì nghĩa là trang đã nạp xong, nội dung của bạn đã load lên lúc này mới gọi Ajax nạp hai cái DIV rìa như bạn nói.

Nếu bạn không dùng Absolute để cố định DIV, cũng không dùng Ajax thì có lẽ là bạn phải chấp nhận cách đảo vị trí DIV thôi, chưa nghĩ ra cách nào hay hơn.
Gỡ Pin ra lâu lâu một chút, ngày trước mình phải gỡ sau một đêm đấy. Đi ngủ và sáng hôm sau gắn lại thì OK thôi mà.
Nếu mình nhớ không lầm thì cách của mình đơn giản nhất trong các cách: vượt qua FolderAccess2 gì đó mà không hề phải nghịch ngợm bất cứ cái gì. Nó vẫn hiển thị rõ mồn một.
Làm như sau:
- Vào trang http://www.winnc.com/?page=6579 để download về WinNC. Ngày trước mình sử dụng bản WinNC 3000 dùng thử, nhưng mình nghĩ bản cũ hơn là WinNC 2000 hoặc mới hơn là WinNC Net 4.4 cũng có thể.
- Cài đặt phần mềm này
- Sử dụng nó: cực kỳ đơn giản, nó vừa giống Windows Explorer, vừa giống với Norton Commander (hay còn gọi là Total Commander).

Khi sử dụng nó bạn sẽ truy cập được thư mục được khóa bởi FolderAccess2 bình thường. Chỉ cần chép hết nội dung bên trong nó ra thư mục khác xem như giải quyết xong vấn đề.

Chúc thành công!

t0ny4n wrote:
Mua domain VN cũng kô phải đơn giản, vì nói gì đâu, các site này cũng luôn bị dòm ngó mà.
Nhìn ngay vào pavietnam kìa, bị hack 3 lần đó, kô có gì đảm bảo an toàn cho HVA cả.
Mà bây h có đăng ký thì chắc là đăng ký dedicated thui, vì dù là vbb mà chung server với thằng lởm thì cũng die thui mà T_T
Domain hvaonline.net mua bản quyền rùi thì lấy lại chắc cũng kô phải là khó lắm. 

Domain và hosting là 2 việc khác mà. Nếu mà mua domain và để nguyên trên máy DNS do VNNIC quản lý thì chẳng lo gì bị mất domain cả, thằng nào sờ đến là mệt với mấy ông nhà nước ngay. Nếu mất thì ta chỉ việc trình ra tờ giấy ghi nhận đăng ký là OK ngay thôi, và hơn nữa cái domain dạng .vn thì đố thằng nào chuyển đi đâu ra khỏi lãnh thổ Việt Nam được (về mặt nguyên tắc)

Còn việc hosting thì dĩ nhiên là khó bảo đảm bảo mật để không bị hack, nhưng ít ra chọn nhà cung cấp có uy tín thì cũng đỡ tổn thất.
Cuộc đời dù ta thích hoa hồng .... kẻ thù buộc ta ôm cây súng (?) 

Nhưng không có nghĩa rằng ta cứ phải bắn cho bằng hết cái bọn khát máu đó. Tốt hơn hết là "Mọi người nên yêu hoà bình nhưng phải luôn giữ cho kho thuốc súng được khô".
Việc đầu tiên cần làm có lẽ là mua tên miền ở Việt Nam, nếu bọn kia mà phá hoại có khi bị công an họ mời lên làm việc ngay vài ngày sau đó.

Việc tiếp theo là nên sử dụng mvnForum (cũng là một Made in Việt Nam), đẳng cấp 4,5 sao đàng hoàng, có gì còn giúp các anh em bên đó phát hiện lỗi và vá lại luôn. Cái mvnForum ấy chạy khá tốt, bảo mật cũng thuộc loại sừng sỏ, hacker muốn phá phải mất vài tháng thức trắng đêm chứ không dễ gì.
Mình rất thích HVAOnline. Từ ngày HVAOnline xem như gác kiếm với ân oán giang hồ mà tạo thành sân chơi về bảo mật, giá trị của HVA tăng lên nhiều. Và cũng được công chúng, báo giới có cái nhìn thiện cảm hơn. Uy tín HVAOnline cũng được tăng lên rất nhiều.

Tuy nhiên, HVAOnline luôn bị lũ hacker tập sự, hacker mũ đen, bọn không phải là hacker mà bắt chước theo như khỉ... dòm ngó. Trong đầu bọn chúng luôn nghĩ rằng HVAOnline là một nơi bảo mật tốt, nếu hạ thành công thì tên tuổi bọn chúng sẽ nổi như cồn, rạng danh nhóm của chúng...

Theo mình nghĩ, thì HVA chẳng việc gì phải thường xuyên đối phó với cái bọn phá hoại ấy. Tốt nhất theo mình đề nghị: nếu đã xác định là một sân chơi đúng nghĩa, hướng thiện thì các thành viên tâm huyết góp mỗi người chừng chục ngàn đồng mua quách một cái domain tại Việt Nam. Ví dụ như : hvaonline.vn chẳng hạn. Mua một bản vBulletin có bản quyền đàng hoàng và cứ đó mà yên tâm, chú trọng vào chất lượng bài vở. Hacker muốn phá cũng khó.

Chúng ta cần bảo vệ chúng ta bằng luật pháp, bằng sự ủng hộ của cộng đồng hơn là căng người ra đối phó với bọn xấu.

Các bạn nghĩ thế nào?
Đã backup hoàn toàn, nghiêm chỉnh. Vì thế nếu có lỗi gì xảy ra thì cũng không lo mất dữ liệu.

Điều mà SuperThin đang lo ngại nhất hiện nay là password trong một số file config.php dùng để kết nối database, kết nối socket đến các nơi khác để thực hiện một số chức năng của site có nguy cơ bị rò rỉ.

Các bác phát hiện ra vui lòng gửi PM hoặc email ngay cho SuperThin nhé!
Chưa thấy kết quả anh em báo về từ việc check trang web. Chỉ có sáng hôm nay nhận được vài chục cái email gửi từ Feedback form về, nội dung toàn là rác rưởi (ký tự linh tinh, không có nội dung gì rõ ràng), không biết đây có phải là kết quả test của mấy bác kiểm tra không, hay là do bọn hacker nào ấy phá.

Mình đang rất muốn biết vài điều sơ khởi, dường như đang bị phá phách gì trên ấy, mở nhật ký ra thấy quá nhiều ghi nhận không thể đọc được, chưa biết có cái nào đã bị vượt mặt? Thấy một số cái cảnh báo nguy cơ cross script gì ấy, cũng có cái báo rằng hacker dường như còn thất bại. Không biết gì về lý thuyết bảo mật đọc vào đúng là choáng luôn.
Đã thoả mãn điều kiện tại: http://www.hta.org.vn/uyquyenchoHVA.html nhờ các bác vào kiểm tra gấp rút giúp. Dường như đã bị khai thác cái gì đó rồi.
Mình vào CPanel và đọc mục phân tích trong đó thì thấy có quá nhiều truy cập ngoài mong muốn, và thấy rất nhiều những cái như thế này, hình như đang bị tấn công thì phải, mong các bác vào kiểm tra và báo lỗi giúp. Địa chỉ email mình là nhomkcbt (at) gờ meo đốt com

Cái nhận được từ báo cáo của CPanel:



Rất nhiều nhiều dòng kiểu như vậy. Địa chỉ website cần kiểm tra là http://www.hta.org.vn/

Mong các bác kiểm tra và thông báo lỗi giúp. Chân thành cám ơn!
 
Go to Page:  First Page Page 1

Powered by JForum - Extended by HVAOnline
 hvaonline.net  |  hvaforum.net  |  hvazone.net  |  hvanews.net  |  vnhacker.org
1999 - 2013 © v2012|0504|218|