banner

[Rule] Rules  [Home] Main Forum  [Portal] Portal  
[Members] Member Listing  [Statistics] Statistics  [Search] Search  [Reading Room] Reading Room 
[Register] Register  
[Login] Loginhttp  | https  ]
 
Messages posted by: batdoi  XML
Profile for batdoi Messages posted by batdoi [ number of posts not being displayed on this page: 0 ]
 

kook wrote:
Bác có thể cho anh em Links download cụ thể của Intel để downloadchương trình tiện ích xác định model bộ xử lý Intel. Và windows có bản quyền hay không nựa
Cảm ơn ! 

Intel hình như ko có chương trình nào có chức năng đó
Anh có thể dùng CPU-Z, rất tốt và tin cậy, luôn cho kết quả đúng với tất cả các CPU Intel, AMD các thông tin rất chi tiết. Rất nhiều người dùng nó đấy.
www.cpuid.com
em vừa thi xong rỗi rãi nên dịch bài này cho ai lười dịch đọc. Còn ai thích đọc bản gốc tiếng Anh thì xin mời:
http://www.ocforums.com/showthread.php?t=257741
1 vài chỗ bài dịch này có lẽ không được chính xác lắm, nhưng tại khả năng dịch kém quá :d, 1 vài chỗ có thêm bớt chút ít cho dễ hiểu. 1 vài chỗ khác, có nhiều từ hơi khó hiểu hoặc là dịch ra thì nghe ngu xuẩn quá nên em cứ để nguyên tiếng Anh hoặc có mở ngoặc ghi chú bên cạnh nhá.
Overclocking & Memory


Làm sao để overclock bộ nhớ RAM?


Trên các hệ thống hiện đại, bộ nhớ RAM rất ít khi được overclock. Xin nhắc lại, nhiều overclocker không overclock RAM để làm cho nó chạy nhanh hơn mực thực sự cần thiết. Đã có nhiều trường hợp, thậm chí RAM còn được underclocked. Bạn cần xác định rõ mức xung nhịp sẵn có ban đầu (default frequency) của RAM, dù chỉ tăng thêm 1 MHz cũng tức là bạn đã bắt đầu nhúng tay vào overclock. Vậy làm sao để tăng xung nhịp? Như đã bàn luận từ trước, toàn hệ thống sẽ đạt hiệu năng cao nhất khi RAM chạy đồng bộ với tốc độ FSB, tức là với mỗi 1 MHz FSB tăng lên thì bạn đồng thời cũng phải nâng xung nhịp RAM lên thêm mức đó (1 MHz). Chính vì vậy, overclock bộ nhớ thực chất là 1 phần của việc overclock bộ xử lý, chúng được làm đồng thời với nhau. Kể từ khi xung nhịp của bộ xử lí và bộ nhớ được chạy đồng bộ, nảy sinh thêm 1 vấn đề: Nhiều khi bạn cố gắng nâng xung nhịp FSB của CPU lên mức cao nhất có thể, trong khi đó RAM phải vật lộn ở lại đằng sau vì nó không thể nâng lên để bắt kịp FSB thêm được nữa.
Một khía cạnh khác của overclocking bộ nhớ là memory timings và dĩ nhiên là cả mức điện thế cung cấp cho bộ nhớ. Không giống với việc overclock CPU và video card, điều chỉnh timings vả xung nhịp bộ nhớ ít khi mang lại rủi ro (về vật lý) cho hệ thống, có chăng thì thường chỉ là việc windows không load được, không boot được, hoặc không thể chạy một chương trình nào đó trong quá trình thử nghiệm.
Khả năng đạt mức xung nhịp cao nhất của bộ nhớ là bao nhiêu cũng 1 phần do timings quyết định. Timings thấp khiến RAM phải chạy ở xung nhịp thấp trong khi timings cao hơn cho phép RAM đạt tốc độ nhanh hơn. Vậy thì nếu phải lựa chọn giữa timings thấp và tốc độ xung nhịp cao, cái nào sẽ tốt hơn? Tại sao không thể là cả hai? Như bạn đã biết, băng thông và độ trễ có ý nghĩa quyết định đến việc truyền dữ liệu. Đối với các ứng dụng cần khai thác hầu hết đường truyền dữ liệ của RAM, băng thông tối đa (peak bandwidth) rất quan trọng. Trong các ứng dụng này, RAM truyền các dữ liệu theo từng chuỗi, rất nhiều dữ liệu được truyền đi trong 1 lượt (chuỗi) và hết chuỗi này đến chuỗi kia truyền đi liên tiếp nhau, trong khi đó chỉ có phần đầu tiên của chuỗi phải có latency, còn các phần khác thì không. Các ứng dụng khác với nhiều sự truy cập ngẫu nhiên, games chẳng hạn, thì timings thấp tỏ ra mang lại hiệu quả nhiều hơn. Tóm lại, tuỳ từng điều kiện, tuỳ vào ứng dụng mà bạn thường dùng và tuỳ bạn, hãy tự quyết định xem xung nhịp cao hay timings thấp là tốt nhất cho bạn.


Điện thế của RAM


Đôi khi chỉ 1 chút điện thế bổ sung là tất cả những gì bạn cần để tăng khả năng hoạt động của con DDR. Bạn có thể điều chỉnh điện thế RAM rất dễ dàng thông qua BIOS của bo mạch chủ, cũng nhu điện thế CPU vậy. Và cũng giống như overclocking CPU, đẩy điện thế RAM lên cao hơn mức default (default của DDR thường là 2.5v hoặc 2.6v) với tốc độ xung RAM cao hơn còn có thể giúp tăng tính ổn định và/hoặc cho phép bạn chạy ở timings thấp hơn.

Mặc dù điện thế của DDR không ảnh hưởng đến CPU, nó vẫn là 1 phần quan trọng trong toàn sự việc. Như đã biết, với synchronous mode (1:1) nếu tăng 1 MHz FSB bạn phải tăng thêm 1 MHz xung RAM. Trong trường hợp này điện thế RAM được nâng lên thường giúp đỡ tốt cho CPU để phát huy tối đa tiềm năng overclock của nó.

Vài điều cần lưu tâm khi tăng điện thế của bộ nhớ:

  • Cũng như overclocking CPU, việc tăng điện thế RAM nên làm thật từ từ, hãy cố gắng tăng điện thế mỗi lần 1 ít. Sau mỗi lần như vậy, chạy các chương trình test RAM như http://www.memtest86.com/ để kiểm tra, và nếu kết quả test không tốt thì phải hạ điện thế RAM xuống 1 chút rồi test lại lần nữa.

  • 0.3 volts lớn hơn so với default – Đây là con số khá thận trọng đối với rất nhiều người (bao gồm cả tác giả bài viết này), nhưng thường là vừa phải, đủ dùng. Đây cũng là mức tối đa mà hầu hết bo mạch chủ có thể cung cấp. Thường thì để tăng điện thế bạn cần phải mod phần cứng hoặc chỉnh sửa trong BIOS.

  • Mức điện thế cao hơn 2.9v (hỗ trợ bởi 1 vài mainboard) rất có thể gây hỏng RAM. Vì thế hãy thử hỏi vài người khác có RAM giống bạn để tham khảo về khả năng chịu đựng điện thế của nó.



Có cần thiết phải dùng tản nhiệt RAM ?

Tản nhiệt cho bộ nhớ đang trở nên rất phổ biến, đặc biệt là tản nhiệt cho bộ nhớ của card đồ hoạ; tuy nhiên, hiệu quả của tản nhiệt cho bộ nhớ hệ thống (RAM Cooling) lại là vấn đề được tranh cãi trên rất nhiều diễn đàn hardware trên Internet, bao gồm cả diễn đàn của bài viết này nữa. Vậy RAM của bạn có thực sự nóng đến mức cần có RAM Cooling? Phụ thuộc vào quan niệm của bạn - thế nào là nóng, tuỳ bạn thôi. Theo ý kiến riêng của tôi (tác giả bài viết), các thanh RAM hiện nay không bao giờ hoạt động nóng đến mức cần tới bất kỳ loại tản nhiệt nào cả. Ngay cả khi bạn overclock RAM thì nó vẫn rất mát. Còn nếu bạn muốn tản nhiệt RAM, được thôi, hãy cứ làm như vậy, nhưng đừng trông mong sẽ có kết quả overclocking tốt hơn, hay bất kỳ hiệu quả nào từ việc này. Nhiều nhà sản xuất hàng đầu như Corsair, Mushkin, OCZ gắn thêm sẵn tản nhiệt headspreader lên thanh RAM của họ, thường làm bằng 1 loại đồng (solid copper) hoặc nhôm, và trông chúng rất đẹp, sành điệu. Một vài hãng khác bán các thiết bị RAM cooling và nhiều giải pháp khác để mang lại những thanh RAM không cần tản nhiệt. Tản nhiệt cho RAM rất giống với tản nhiệt chuẩn cho card đồ hoạ và CPU, chỉ khác là nhỏ gọn hơn để thích hợp với kích cỡ chip RAM. Nhiều thử nghiệm đã cho thấy rằng các thiết bị RAM Cooling mang lại hiệu quả RẤT THẤP trong việc tản nhiệt. Với hiệu quả kém như thế, có vẻ như RAM Cooling được gắn thêm vào RAM với mục đích trang trí nhiều hơn là tản nhiêt.


Burning-in Memory

Burn-in có thể hiểu là 1 quá trình “luyện tập” trong 1 khoảng thời gian nhất định ở điều kiện điện thế, tốc độ và nhiệt độ cao hơn với mục đích nâng cao hiệu năng. Với CPU, đây là 1 chủ đề được tranh luận nhiều, nhưng với RAM, theo kinh nghiệm của tôi (tác giả), “burning-in” memory luôn giúp bộ nhớ hoạt động tốt hơn. Khoảng thời gian cần để làm việc này thì còn tuỳ, và không phải bao giờ nó cũng làm việc, nhưng sẽ là sự cố gắng không uổng phí. Có 1 bài tutorial sẽ giúp bạn làm vịêc này. Nói sơ qua, VD bạn có 1 DDR400, bạn thử overclock và nó không hoạt động ổn định ở mức 220 MHz; Không sao, thử giảm xung nhịp xuống thấp hơn 1 chút, để cho máy tính hoạt động ở mức đó vài ngày liên tục, sau đó lại nâng lên 220 MHz xem sao.


Loại chip nhớ và tầm quan trọng của nó với overclocking

Có rất ít công ty trên thế giới sản xuất ra chip nhớ, nhưng lại có hàng trăm công ty bán ra các thanh RAM. Các công ty nằm trong số ít này là Winbond, Hynix (Huyndai), Samsung, Micron, Infineon (Siemens), Mosel-Vitalic, Nanya, TwinMos và A-data/V-data. Cũng như mọi thành phần khác của PC, các loại RAM có nhiều khác biệt, chẳng hạn cùng là DDR400 nhưng bạn có thể tìm được nhiều loại khác nhau - từ hàng hiệu đắt tiền với timings thấp 2-2-2-6 từ các hãng danh tiếng như Mushkin, OCZ, Corsair, Kingston đến các hàng tương đối rẻ và không có được timings tốt. Thậm chí ngay cả các thanh RAM cùng 1 nhãn hiệu (1 hãng sản xuất), cùng model cũng có thể cho hiệu năng khác nhau do sử dụng chip nhớ khác nhau. Các nhà sản xuất dùng bất kỳ chip nhớ nào phù hợp tuỳ theo thời điểm.
Hãy thử nhìn qua chip nhớ trên thanh RAM của bạn. Nếu thanh RAM có gắn tản nhiệt, hãy gỡ nó ra thật cẩn thận để nhìn thấy chip nhớ (Lưu ý: làm việc này tức là bạn đã chấp nhận không được hưởng chế độ bảo hành nữa). Trên mỗi chip đều có 1 dãy chữ số, chúng nói cho ta biết đây là chip nhớ gì, thường có cả logo và tên của nhà sản xuát chip. Cũng giống bo mạch chủ, không phải chip nhớ nào cũng mang lại hiệu năng và tiềm năng overclock như nhau. Do đó mọi người (thường là overclockers) săn lùng chip nhớ của hãng sản xuất họ ưa thích cho hệ thống của mình. VD: Chip nhớ nổi tiếng BH-5 của Winbond đã từng bị ngừng sản xuất, sau đó được tiếp tục sản xuất trở lại và cuối cùng lại bị ngừng sản xuất để được thay thế bởi chip nhớ mới CH-5 của Winbond có giá rẻ hơn, mặc dù hiện nay nhu cầu dùng BH-5 vẫn tăng cao.

Hãy ghé qua website của hãng sản xuất chip nhớ, thường thì họ sẽ liệt kê danh sách các chip nhớ của họ trên các thanh RAM được sản xuất.

II. BIOS Settings


Memory Timings

Hiệu năng của bộ nhớ không hoàn toàn được quyết định bởi băng thông, mà phụ thuộc cả vào thời gian cần thiết để nó phản hồi lại 1 lệnh, hoặc là thời gian phải chờ trước khi nó có thể bắt đầu hoặc kết thúc 1 tiến trình đọc hoặc ghi dữ liệu. Có nhiều loại độ trễ bộ nhớ hoặc thời gian đáp ứng (timings). Memory Timings sẽ điều khiển cách mà bộ nhớ được truy cập, và chúng cũng là những nhân tố góp phần không nhỏ vào hiệu năng tổng thể của hệ thống.
DRAM bao gồm một ma trận khổng lồ của các ô nhớ chứa dữ liệu, thông tin (Nếu bạn đã sử dụng MS Excel thì hãy tưởng tượng theo cách đó, ma trận đó cũng tương tự như vậy). Mỗi ô nhớ được phân biệt và xác định theo 1 cặp địa chỉ: hàng & cột. DRAM liên lạc với memory controller thông qua 2 nhóm tín hiệu chính: Các tín hiệu điều khiển địa chỉ (control-address signals) và các tín hiệu dữ liệu (data signals). Các tín hiệu này được gửi đến RAM để đọc hoặc ghi dữ liệu, đánh địa chỉ và điều khiển. Địa chỉ ô nhớ thì dĩ nhiên là trỏ đến nơi cất giữ các dữ liệu ở ngân hàng bộ nhớ (memory banks), và tín hiệu điệu khiển (control signals) là nhiều lệnh khác nhau cần được đọc hoặc ghi. Trước mỗi lần control signals được thực thi hoặc kết thúc, có khoảng thời gian trễ (delays), và đây chính là memory timings. Dạng chuẩn của memory timings thường là 1 chuỗi 4 con số phân cách nhau bởi dấu gạch nối (-), theo thứ tự từ trái sang phải hoặc ngược lại, VD: 2-2-2-5 [CAS-tRP-tRCD-tRAS]. Những giá trị này nói lên mỗi delay này dài bằng bao nhiêu chu kỳ xung nhịp, nhưng thứ tự sắp xếp của chúng trong chuỗi Memory Timings không nói lên thứ tự xuất hiện của chúng trên thực tế bộ nhớ làm việc. Còn nữa, các BIOS khác nhau có thể hiển thị các timings này khác nhau, và đôi khi còn có thêm 1 số timings phụ.


Mỗi loại Timings có ý nghĩa gì ?

Ở hầu hết các bo mạch chủ, bạn đều tìm thấy các settings và được chỉnh sửa để tối ưu cho bộ nhớ, các settings này thường ở trong mục Advanced Chipset của các BIOS Award (rất phổ biến). Vài trường hợp, 1 số settings có thể ở trong 1 số vùng nhỏ lẻ của BIOS, vì thế tốt nhất bạn nên tra cứu tài liệu hướng dẫn của bo mạch chủ để tìm hiểu chi tiết. Dưới đây là các latency phổ biến:

  • Command rate - delay (tính bằng chu kỳ xung nhịp) từ khi phát ra tín hiệu Chip Select đến khi memory controller bắt đầu gửi các lệnh đến để kích hoạt (activate) memory bank. Vì thế command rate quá cao sẽ giảm đi hiệu năng RAM vì khoảng thời gian chờ không cần thiết quá lâu. Nhưng command rate cũng không nên quá thấp bởi độ trễ này quá ngắn khiến cho memory controller có thể làm việc không kịp, gửi các lệnh không đúng/sai địa chỉ, dẫn đến mất mát dữ liệu. Command Rate thường mang giá trị 1T (1 chu kỳ xung nhịp) hoặc 2T (2 chu kỳ xung nhịp). Bạn nên để Command Rate là 1T để có được hiệu năng tốt, nhưng nếu mong muốn sự ổn định thì 2T cũng là con số hợp lý.

  • CAS (Column Address Strobe) – Là số chu kỳ xung nhịp từ khi memory controller phát ra tín hiệu đọc (READ commands) đến khi dữ liệu đến được bus dữ liệu. Hình dung bộ nhớ như 1 cái bảng tính Excel, và CAS sẽ xuất hiện mỗi khi thay đổi cột (column) được truy cập (vốn diễn ra thường xuyên hơn việc thay đổi hàng (row)).

  • tRP (RAS Precharge Delay - Thời gian cần để DRAM kết thúc việc truy cập/ngừng kích hoạt (de-activate) 1 hàng và tiếp tục bắt đầu truy cập 1 hàng mới. Nói 1 cách đơn giản hơn, nó có nghĩa là thay đổi memory banks.

  • tRCD (RAS (Row Address Strobe) to CAS delay) – delay từ khi memory bank được kích hoạt đến khi 1 lệnh đọc/ghi được gửi đến memory bank đó. Hãy tưởng tượng có 1 bảng tính Excel, đánh số hàng từ trên xuống dưới, đánh số cột từ trái qua phải bắt đầu từ góc trái trên cùng bảng tính, thời gian bạn cần, giả sử, để di chuyển xuống 20 ô và di chuyển sang phải 20 ô chính là RAS to CAS delay.

  • tRAS (Active to Precharge or Active Precharge Delay) – Delay nói lên: sau khi kết thúc truy cập 1 hàng bộ nhớ, bạn phải chờ bao lâu để bắt đầu truy cập được 1 hàng khác.

Các timings (delay) này luôn diễn ra theo 1 trình tự nhất định: Khi memory controller kích hoạt 1 row để chuẩn bị đọc thì có 1 khoảng thời gian trễ trước khi row đó sẵn sàng để được truy cập, delay đó chính là tRCD; khi việc kích hoạt row hoàn tất, memory controller sẽ gửi lệnh đọc đến, và delay cho đến trước khi nó thực sự được đọc chính là CAS latency; khi quá trình đọc của row kết thúc, row đó phải được ngừng kích hoạt (de-activated) để tiếp tục kích hoạt 1 row khác, do đó cần đến 1 delay gọi là tRP; giá trị cuối cùng là tRAS, diễn ra khi memory controller chuẩn bị truy cập 1 row khác. Khi 1 row đã được kích hoạt (activated), nó không thể bị ngừng kích hoạt (de-activated) trước khi tRAS diễn ra.


Có nên “tweak” hay không ?


Để có được hiệu năng bộ nhớ tối đa, bạn phải điều chỉnh trong BIOS hệ thống. Thông thường, ở đó có 1 setting cho bộ nhớ tên là Memory Timing hay Interface, cho phép bạn điều chỉnh Timing bằng SPD hoặc Auto (tự động), thiết lập timings tối ưu, và cuối cùng là 1 setting Expert hoặc Manual (làm bằng tay/theo cách thủ công) cho phép bạn điều chỉnh từng thiết lập memory timing theo cách mà bạn thích.
Vậy có nên “tweak” hay không? Nếu bạn không có nhu cầu cao, hài lòng với tốc độ sẵn có của bộ nhớ và mong muốn sự ổn định, câu trả lời là: Không. Tuy nhiên nếu bạn muốn tìm hiểu nhiều về công nghê và muốn đẩy hiệu năng lên cao nhất như các overclockers, gamers hoặc tweakers thì công việc này rất đáng quan tâm.

SPD (Serial Presence Detect)


SPD là 1 tính năng có sẵn trên tất cả các DDR. Đây là tính năng giải quyết các vấn đề về tương thích (compatibility) bằng cách giúp cho BIOS thiết lập hệ thống nhằm tối ưu bộ nhớ dễ dàng hơn. SPD device chính là 1 chip EEPROM (Electrically Erasable Programmable Read Only Memory) gắn trên thanh DDR, lưu trữ thông tin về dung lượng DDR, timings, tốc độ, độ rộng đường dữ liệu, điện thế và các thông số khác. Nếu bạn dùng SPD để thiết lập các thông số bộ nhớ, BIOS sẽ đọc các thông số này trong quá trình boot (khởi động máy) và sẽ tự động điều chỉnh giá trị các thông số giống theo như SPD.
Xin báo trước, nhiều khi BIOS không đọc đúng nội dùng của SPD. Có nhiều trường hợp, sự kết hợp giữa bo mạch chủ, BIOS và SPD làm cho BIOS phải thiết lập timings ở tốc độ cao nhất (timings mang giá trị thấp nhất có thể) hoặc thiết lập timings ở tốc độ thấp nhất (mang giá trị cao nhất có thể), dẫn đến RAM không thể làm việc được hoặc không còn tương thích với bo mạch chủ đó nữa - Thường thì trong các trường hợp này, nguyên nhân chính là BIOS đã đọc không chính xác nội dùng của SPD, do đó phải chạy với memory timings ở tốc độ cao hơn mức mà hệ thống cho phép để có thể boot được máy. Cách giải quyết: thử thay thế bằng 1 thanh RAM khác, thiết lập BIOS để có quyền điều chỉnh BIOS bằng tay (manual), và tự thiết lập lại memory timings ở mức giá trị an toàn hơn (cao hơn).


OK, tôi muốn và đã sẵn sàng “tweak”, bây giờ tôi phải làm gì?

Việc đầu tiên cần làm là de-activate chế độ tự động điều chỉnh RAM (automatically RAM configuration) – SPD hay Auto. Nếu bạn sử dụng SPD, chip SPD trên thanh RAM sẽ được đọc để lấy thông tin về timings, dung lượng, điện thế và được tự động điều chỉnh theo, tuy nhiên những thiết lập đối khi khá “bảo thủ” này rất khó đảm bảo cho hệ thống hoạt động ổn định. Còn với việc tự điều chỉnh bằng tay (manual configuration), bạn có thể tuỳ ý thiết lập cho hệ thống của bạn trong hầu hết mọi trường hợp 1 cách dễ dàng, và thanh RAM vẫn sẽ giữ được ổn định, ngay cả khi nó có hơi vượt quá mức cho phép của nhà sản xuất.
Một quy tắc chung là timings có giá trị càng thấp thì càng cho hiệu năng cao. Bởi vì nếu bộ nhớ cần ít chu kỳ xung nhip hơn để hoàn tất 1 hoạt động nào đó, thì trong 1 khoảng thời gian nhất định, nó có thể làm được nhiều việc hơn. Tuy nhiên ưu thế đó cũng phải có 1 cái giá của nó, và đó chính là tính ổn định. Vì thế, 1 hoạt động cần càng nhiều chu kỳ xung nhip để hoàn tất thì hệ thống càng ổn định. Điều này hiển nhiên luôn đúng, vì để truy cập đúng vào 1 phần xác định của bộ nhớ thì nó cần được thực hiện 1 cách chính xác, và thời gian bộ nhớ dùng để tính toán việc truy cập càng nhiều thì bộ nhớ sẽ thực hiện càng chính xác. Giá trị timings thường thấy là 2 và 3. Bạn sẽ tự hỏi: Tại sao không thể là 1, hoặc thậm chí 0 cho memory timings ??? JEDEC đã nói rõ là công nghệ DRAM hiện nay chưa cho phép đạt tới mức đó. Thực ra tuỳ vào bo mạch chủ, mặc dù bạn có thể “bắt ép” timings ở mức 1, nhưng rất dễ làm RAM gặp lỗi và thiếu ổn định, và ngay cả khi không gặp vấn đề thì timings 1 cũng hầu như không cải thiện thêm gì về hiệu năng.

Nếu bạn không định overclock RAM về tốc độ xung nhịp hoặc bạn đã có RAM nhanh, đáp ứng khá tốt yêu cầu, có lẽ bạn chỉ cần đơn giản là nhẹ nhàng hạ thấp timings, thường mang lại hiệu quả thực sự đối với các ứng dụng dựa nhiều vào RAM, yêu cầu tận dụng nhiều RAM và truy cập RAM thường xuyên, VD điển hình là games. Memory timings cũng phụ thuộc vào loại chip nhớ RAM.Không phải tất cả các loại RAM đều có khả năng chạy với timings thấp mà không gặp lỗi, sự cố, do đó bạn cần thử nghiệm, kiểm tra.

Dưới đây là 1 số hướng dẫn và chú ý chung khi tweak:


  • Cũng như đối với CPU và card đồ hoạ, việc điều chỉnh memory timings cũng cần được thực hiện có phương pháp, cần nhiều thời gian để thử nghiệm hoạt động đối với mỗi mức điều chỉnh

  • Giá trị timings nhỏ = hiệu năng cao, tuy nhiên làm giảm khả năng overclock và giảm sự ổn định

  • Giá trị timings lớn = hiệu năng thấp, tuy nhiên lại có khả năng overclock và độ ổn định cao.

  • tRCD và tRP thường là những giá trị bằng nhau, nằm trong khoảng từ 2 đến 4 Nếu bạn tweak để đạt khả năng overclock cao, hãy ưu tiên thiết lập giá trị tRP thấp hơn đầu tiên.

  • Giá trị CAS nên là 2.0 hoặc 2.5 vì rất nhiều hệ thống, thường là nForce2, không thể boot được hoặc có vấn đề về tương thích với RAM có CAS 3. CAS không phải là delay quan trọng nhất trong các memory timings, như rất nhiều người nghĩ và vẫn nói. Nói chung, tầm quan trọng của CAS, nhất là khi so sánh với tRP và tRCD, là tương đối nhỏ bé. Giảm giá trị CAS sẽ tăng hiệu năng tương đối ít, không đáng kể, trong khi đó giá trị tRP và tRCD thấp thực sự cải thiện nhiều về hiệu năng. Nói cách khác, nếu bạn phải lựa chọn, timings (theo thứ tự lần lượt là tRCD-tRP-CAS) 3-3-2.5 sẽ tốt hơn 4-4-2.0.

  • tRAS luôn luôn lớn hơn các giá trị timings còn lại. Xem chi tiết ở phần dưới đây:


tRAS là timing đặc biệt, tRAS mang giá trị quá thấp có thể gây ra nhiều vấn đề trục trặc và hiệu năng thấp hơn. tRAS là timing duy nhất hầu như không có ảnh hưởng gì đến hiệu năng thực sự, nếu nó được thiết lập đúng. Tài liệu này từ Mushkin cho biết: tRAS nên là tổng của tRCD, CAS và 2. VD: Nếu bạn thiết lập tRCD là 2 và CAS là 2 thì tRAS nên là 6 (=2+2+2). Nếu tRAS thấp hơn mức đó theo lý thuyết sẽ giảm hiệu năng, bởi vì khi đó 1 tác vụ có thể sẽ bị kết thúc trước khi nó hoàn tất thành công công việc. Memory timings ảnh hưởng đến đĩa cứng như thế nào? Khi hệ thống được tắt (shut down) hoặc 1 chương trình được đóng lại, dữ liệu trên RAM vật lý (physical RAM) đã bị mất/ngắt, có thể được ghi lại lên đĩa cứng; cũng đừng quên là nhiều lúc dữ liệu trên RAM vật lý được hệ điều hành chuyển sang chứa trên bộ nhớ ảo (virtual memory).

Cũng cần lắng nghe lời khuyên từ các “đại gia” về RAM như Mushkin, việc bạn tự mình kiểm tra, thử nghiệm cũng rất có ích và đáng giá. Thực tế, cả hệ thống AMD và Intel đều có thể hoạt động tốt, ổn định ở mức memory timings 2-2-2-5. Điều quan trọng nhất là cố gắng suy nghĩ thoáng (open mind) 1 chút và đừng tiết kiệm sự nỗ lực (don’t spare the effort)


Liên hệ giữa tốc độ xung RAM và FSB

Khi tần số của bộ nhớ chạy ở cùng tốc độ với FSB tức là nó đang chạy ở chế độ hoạt động đồng bộ (synchronous). Còn khi bộ nhớ và FSB có xung nhịp khác nhau, ta gọi đó là chế độ không đồng bộ (asynchronous). Trên cả nền tảng Intel và AMD, ta đạt được hiệu năng cao nhất khi FSB của CPU chạy đồng bộ với bộ nhớ - Mặc dù có thể có 1 chút xíu ngoại lệ trên 1 số hệ thống Intel, nhưng điều này luôn đúng đối với các chipset hỗ trợ AMD. Bạn nên tránh xa việc chạy ở chế độ không đồng bộ trên AMD, giống như tránh bệnh truyền nhiễm vậy, bởi các chipset hỗ trợ AMD có tính linh động kém. Xin nhắc lại, nhấn mạnh phát nữa, thậm chí dù điều đó có nghĩa là bạn bắt buộc phải chạy RAM ở xung nhịp thấp hơn so với mức có thể đạt được của RAM, thì 1 hệ thống Athlon XP LUÔN LUÔN cho hiệu năng tốt nhất khi chạy đồng bộ với FSB. Vì vậy, với Athlon XP có FSB133, chạy đồng bộ với DDR333 (PC2700) sẽ hiệu quả hơn khi chạy với DDR400 (PC3200), bất chấp việc đây là con số cao hơn.
Chỉ có một số chipset Intel mới thích hợp để chạy ở chế độ không đồng bộ (async mode). Với các dòng chipset Intel đời cũ như i845, chạy ở async mode, với xung RAM cao hơn FSB là 1 yếu tố quan trọng góp phần cải thiện hiệu năng hệ thống. Và với vài chipset đời mới hơn hỗ trợ dual-channel (dòng i865/875), khi overclock, thường thì bạn vẫn phải chạy ở async mode, nhưng là với xung RAM thấp hơn FSB để đạt kết quả tối ưu. Các chipset dành cho Pentium4 của SiS cũng có khả năng chạy async mode khá tốt.
Để chạy chế độ đồng bộ, thông thường trong BIOS có 1 setting nói lên tỷ lệ giữa xung nhịp RAM và FSB, cho phép bạn điều khiển được tốc độ RAM theo đúng tỷ lệ đó so với FSB, có thể là theo phần trăm (VD 100%), hoặc là 1 tỷ số, phân số có dạng A/B, với A,B là các số tự nhiên phù hợp. Nếu bạn không thích tỷ lệ này là 1:1 (tức là muốn chạy async mode), khi đó bo mạch chủ sẽ sử dụng các dividers dùng để tạo ra 1 tỷ lệ giữa FSB của CPU : Xung nhịp RAM. Tuy nhiên thực tế, vẫn có khả năng xảy ra vấn đề trục trặc, điều đó cũng giải thích luôn tại sao hoạt động đồng bộ luôn là hợp lý trên tất cả các nền tảng PC, bởi vì: nếu như có 1 divider thì cũng sẽ có 1 khoảng thời gian rỗi (trống) vô ích giữa khi dữ liệu đã được sẵn sàng để RAM xử lý và khi RAM có thể chấp nhận dữ liệu đó (hoặc ngược lại); và cũng có chênh lệch giữa số lượng dữ liệu mà CPU có thể gửi đến cho RAM và số lượng dữ liệu RAM có khả năng nhận được từ CPU trong 1 khoảng thời gian xác định  thậm chí việc này sẽ làm chậm hệ thống của bạn. Lưu ý nhá.
Sau đây là vài ví dụ minh hoạ cho 3 khả năng hoạt động điển hình của bộ nhớ:

  • 200 MHz FSB với tỷ lệ 100% hay 1:1 (FSB:Memory) sẽ cho kết quả là bộ nhớ RAM 200 MHz (DDR400)

Đây có lẽ là trường hợp thường gặp của nhiều hệ thống AMD, và trong mọi lúc bạn đều nên thiết lập tho cách này để đạt hiệu năng tối đa. Lưu ý: với tỷ lệ 1:1, chạy ở async mode sẽ mang lại kết quả tệ khủng khiếp trên hệ thống AMD, tuy nhiên đôi khi lại có thể là thiết lập tốt nhất đối với Pentium 4.

  • 200 MHz FSB với tỷ lệ 120% hay 5:6 (FSB:Memory) cho kết quả là bộ nhớ RAM 240 MHZ (DDR480)

VD này là trường hợp chạy ở async mode với xung RAM cao hơn FSB. Giả sử chúng ta có 1 CPU Barton 2500+ có FSB mặc định (default) là ở mức 333 MHz thực tế (xung nhịp 166 MHz * 2) và có 1 thanh DDR400 (PC3200) chạy default ở mức 400 MHz. Đây là hoàn cảnh rất rất thường thấy, bởi nhiều người nghĩ rằng dùng DDR400 thì tất nhiên luôn nhanh hơn DDR333. Xin nhớ cho: Không hề có 1 chút ích lợi nào từ việc chạy RAM ở xung nhịp cao hơn FSB trên hệ thống Athlon XP/Duron, và thực ra còn có kết quả tiêu cực. Tại sao lại như vậy? Vì trường hợp này, bộ nhớ và FSB không thể “nói chuyện” với nhau ở cùng 1 tốc độ, dù là bộ nhớ chạy ở tốc độ cao hơn FSB. Bộ nhớ sẽ phải “chờ đợi cho FSB đuổi theo” vì tốc độ không đồng bộ bắt buộc xung RAM và FSB phải chạy không đồng bộ, do đó gia tăng độ trễ truy cập ban đầu (initial access latency) trên đường của bộ nhớ - thậm chí gây ra giảm hiệu năng xuống khoảng 5%. Đây cũng chính là 1 nhược điểm nữa của dual-pumped FSB của AMD. Trong khi đó, Quad-pumped FSB của Intel Pentium 4 có thể mang lại lợi thế cho hệ thống khi chạy async mode với xung RAM cao hơn FSB. Điều này đặc biệt đúng với hệ thống P4 Single-Channel.

  • 250 MHz FSB với tỷ lê 80% hay 5:4 (FSB:Memory) cho kết quả bộ nhớ RAM 200 MHz (DDR400)

Đây là trưồng hợp thường thấy ở nhiều hệ thống overclock, khi mà RAM không thể bắt kịp tốc độ xung nhịp của FSB - điều rất không nên ở nền tảng AMD. Khi mà FSB hệ thống đang vận hành mà phải chờ đợi RAM hoặc bất kỳ thành phần nào khác hoàn thành việc của riêng nó, đây được gọi là “thắt cổ chai” (bottleneck). Ở VD trên, bạn chạy DDR ở mức 400 MHz với bus hệ thống là 500 MHz (250 MHz * 2)  bộ nhớ chỉ có khả năng đáp ứng được băng thông 3.2 GB/s, trong khi CPU FSB trên lý thuyết có thể vận chuyển 4.0 GB/s. Điều này không có lợi chút nào.

Hãy tưởng tượng thế này: bạn đi trên 1 con đường dẫn thẳng vào 1 khu thương mại và sau đó lại dẫn ra 1 con đường đi ra khỏi khu thương mại đó. Cả 2 con đường này có cùng số làn đường, cùng quy định vận tốc tối đa/ là 45mph (dặm/giờ). Do việc giao thông qua lại, ra vào khu thương mại rất nhiều, để tăng lượng người có thể ra vào khu thương mại nhanh hơn, người quản lý giao thông đồng ý tăng vận tốc hạn chế của con đường dẫn vào khu buôn bán từ 45mph lên 70mph, trong khi giữ nguyên vận tốc này đối với con đường đi ra khỏi nó  Dẫn đến có thêm nhiều người đến được khu thương mại nhanh hơn, nhưng lại tạo ra tắc nghẽn giao thông hay 1 cái bottleneck ở khu đỗ xe đi ra khỏi khu thương mại – đó chính là vì vận tốc di chuyển của con người khi đến và khi đi khỏi khu thương mại không bằng nhau: tăng vận tốc đến và giữ nguyên vận tốc rời khỏi. Chuyện này tương tự việc tăng tần số FSB mà vẫn giữ nguyên xung và băng thông RAM.hoặc thiết lập ở mức thấp hơn, cũng giống như bạn tăng vế trái của 1 phương trình và mặc xác vế phải. Lợi ích duy nhất của async mode trên AMD là để cho các overclocker kiểm tra, xác định được FSB tối đa có thể đạt được là bao nhiêu, và để loại trừ được 1 nguyên nhân khiến tốc độ FSB của họ thiếu ổn định. Tuy nhiên, async mode trên các bo mạch chủ dùng các dòng chipset ra đời sớm nền nForce2 gây ra khá nhiều rắc rối, rắc rối nặng là khác, chẳng hạn dẫn đến hư hỏng BIOS.

Với hệ thống Intel, chạy async mode với RAM thấp hơn FSB thường lại tốt vì các chipset cho Intel vốn có thể cho phép chạy tốt async mode. Đây là điều cực kỳ quan trọng, ta không thể thay đổi được multiplier trên các CPU Intel đời mới do đó phải sử dụng async mode để đạt hiệu quả cao trên phần lớn các hệ thống Intel dùng FSB 200/800 MHz phổ biến của Pentium 4. VD nếu bạn tăng FSB của CPU P4 stepping C mới lên mức 250 MHz (250* 4) với tỉ lệ FSB:Memory là 1:1 thì RAM cũng nên làm việc ở 250 MHz. Điều này có thể thực hiện bằng hai cách: Cách thứ nhất, bạn dùng 1 thanh RAM PC4000 (DDR500), nhưng đây là cách khá đắt tiền vì chỉ để chạy đồng bộ với FSB, và memory timings của loại RAM này thường là cao; Cách hai: bạn overclock DDR400/DDR333 lên mức 500 MHz bằng cách overvolting (tăng điện thế), nhưng đây quả là 1 cách khá nguy hiểm, và nhiều khi bo mạch chủ không thể cung cấp đủ điện thế cho RAM để đạt tới mức đó nếu như không điều chỉnh điện thế vật lý – xem ra cách này cũng không ổn. Vì vậy, trường hợp này để tránh phải mua DDR500 hoặc overvolting, bạn nên thay đổi tỉ lệ FSB:Memory và chạy async mode, như thế DDR400 vẫn đáp ứng được mục đích overclock CPU Pentium 4 của bạn.
I. Những điều căn bản về bộ nhớ RAM

Công nghệ bộ nhớ DRAM

DRAM được sử dụng trong nhiều công nghệ khác nhau. Ở cùng 1 nhân, mỗi công nghệ đều khá giống với công nghệ trước đó hoặc hoạt động ở cùng 1 nền tảng. Sự khác nhau giữa các công nghệ DRAM đó chính là kết quả của việc DRAM được kết nối, điều chỉnh và/hoặc đánh địa chỉ như thế nào, cộng thêm những tính năng nâng cao đặc biệt của mỗi công nghệ.

Có 3 công nghệ DRAM phổ biến:

Synchronous DRAM (SDRAM):

Loại bộ nhớ đời cũ, đã từngnhanh chóng thay thế những dòng bộ nhớ trước đó và có thể chạy đồng bộ với xung nhịp toàn hệ thống. SDRAM khởi đầu với xung nhịp 66 MHz, nhanh hơn những công nghệ bộ nhớ trước đó, có khả năng lên được 133 MHz – PC133(1 cách chính thức), và thậm chí (không chính thức) đạt tới mức 180 MHz. Đến khi các bộ vi xử lý phát triển mạnh, có tốc độ nhanh và băng thông lớn hơn, các thế hệ tiếp theo của bộ nhớ, như là DDR, RDRAM được ra đời để đáp ứng được hiệu năng tốt hơn.

Double Data Rate Synchronous DRAM (DDR SDRAM)

DDR SDRAM có rất nhiều điểm giống với loại SDRAM đời cũ thông thường, nhưng điểm khác biệt chủ yếu của dòng bộ nhớ này là nó có khả năng nhân đôi xung nhịp mà không phải tăng tần số thực, điều này khiến nó trở nên thực sự nhanh hơn SDRAM thông thường. DDR có khả năng làm được điều này bởi nó truyền dữ liệu không chỉ qua luồng lên (rising edge) mà cả luồng xuống (falling edge) trong 1 chu kỳ xung nhịp. Nếu với SDRAM đồ cổ, chỉ có luồng lên được sử dụng để truyền dữ liệu thì DDR đời mới dùng cả 2 luồng, khiến tốc độ vận chuyển dữ liệu thực sự được nhân đôi. VD: 1 thanh DDR 100 hoặc 133 MHz mang lại tốc độ truyền dữ liệu thực tế là 200/266 MHz. Cũng giống như SDRAM, DDR SDRAM dùng 184-pin DIMM, cho phép vịêc truyền dữ liệu 64 bit, cho phép truy cập bộ nhớ nhanh hơn với 1 thanh RAM đơn so với những công nghệ trước đó. Mặc dù cùng có chung một nền tảng thiết kế cơ bản nhưng DDR SDRAM không tương thích ngược lại (backward compatible) với những bo mạch chủ đời cũ dùng SDRAM, và ngược lại.

Rambus DRAM (RDRAM)


Được phát triển bởi hãng RAMBUS, RDRAM ( hay Rambus DRAM) là 1 công nghệ DRAM hoàn toàn mới, hướng đến các bộ vi xử lý cần có băng thông lớn. Hãng RAMBUS đã đồng ý ký 1 hợp đồng hợp tác phát triển RDRAM với Intel, dẫn đến việc các chipset sản xuất cho PC của Intel thời điểm đó hỗ trợ công nghệ RDRAM. RDRAM có mặt với nhiều dòng khác nhau với tên gọi: PC600, PC700, PC800 và PC1066. Thông tin chi tiết về RDRAM có thể tìm hiểu kỹ càng hơn tại RAMBUS Website.
Thật không may cho RAMBUS, giải pháp công nghệ bộ nhớ DDR kênh đôi (Dual Channel DDR Memory) ra đời đã chứng tỏ hiệu quả cao rõ rệt, với việc đem đến hiệu năng ngang bằng với RDRAM ở mức giá thấp hơn nhiều. Điều đó khiến Intel quyết định “bỏ rơi” RDRAM trong những sản phẩm mới sau này của họ để hướng tới DDR, và kể từ đó RDRAM hầu như hoàn toàn mất chỗ đứng trên thị trường. Hiện nay, RAMBUS, ASUS, SiS và Samsung đã hợp tác để lên kế hoạch cùng phát triển 1 giải pháp RDRAM mới (hỗ trợ trong chipset SiS 659), cung cấp băng thông 9.6 GB/s cho các bộ vi xử lý Pentium 4. Nhưng đó thực sự sẽ là 1 cuộc chiến khó khăn để đưa RDRAM trở lại với xu hướng thị trường mà không nhận được sự hỗ trợ từ Intel.


Tốc độ của các loại bộ nhớ DDR SDRAM

Tốc độ của bộ nhớ DDR, được thể hiện ngay từ tên gọi của nó: bằng 2 lần xung nhịp thực mà DDR hoạt động, Bộ nhớ DDR PC3200, hoặc có thể gọi là DDR400, hay 400 MHz DDR, không chạy ở mức 400 MHz mà chỉ chạy ở 200 MHz. Thực tế là nhờ sử dụng 2 luồng vận chuyển dữ liệu đồng thời tại cùng 1 chu kỳ xung nhịp đã mang lại mức băng thông gần như gấp đôi, tức là gần ngang bằng với bộ nhớ SDRAM chạy ở mức 400 MHz. Nhưng thực sự, nó luôn chỉ hoạt động ở mức 200 MHz. Nhớ kĩ nhá!

Sau đây là tốc độ xung nhịp thực và tốc độ truyền dữ liệu đạt được trên thực tế của 1 số loại bộ nhớ DDR:


Tốc độ xung nhịp thực / Tốc độ truyền dữ liệu đạt được thực tế

100/200 MHz => DDR200 hay PC1600
133/266 MHz => DDR266 hay PC2100
166/333 MHz => DDR333 hay PC2700
185/370 MHz => DDR370 hay PC3000
200/400 MHz => DDR400 hay PC3200
217/433 MHz => DDR433 hay PC3500
233/466 MHz => DDR466 hay PC3700
250/500 MHz => DDR500 hay PC4000
267/533 MHz => DDR533 hay PC4200
283/566 MHz => DDR566 hay PC4500

Bạn đang tự hỏi: tại sao các bộ nhớ này lại mang tên như vậy? Câu trả lời đây: Các thông số kỹ thuật chi tiết, tiêu chuẩn của bộ nhớ: khả năng hoạt động, tính năng, đóng gói,… của bộ nhớ được kiểm định/xác nhận bởi 1 tổ chức tiêu chuẩn hoá có tên là JEDEC. JEDEC, viết tắt của Joint Electron Device Engineering Council, nhưng hiện nay chỉ được gọi là JEDEC Solid State Technology Association.

Quy ước về cách đặt tên cho bộ nhớ DDR của JEDEC như sau:
  • Chip nhớ được đặt tên theo tốc độ thực của chúng. VD: chip nhớ 333 MHz DDR SDRAM được gọi là chip DDR333, còn chip nhớ 400 MHz DDR SDRAM được gọi là DDR400.

  • Bộ nhớ DDR cũng đựoc gọi tên theo mức băng thông cao nhất (peak bandwith), tức là lượng dữ liệu tối đa, cao nhất có thể được truyền đi trong 1 giây. VD: 400 MHz DDR DIMM được gọi là PC3200 DIMM. Các bạn hãy hình dùng: mỗi thanh DDR này rộng 64 bits (tức 8 bytes). Để tính đựoc tốc độ truyền dữ liệu, ta đem con số chỉ độ rộng của DDR này (8 bytes, như đã nói trên) nhân smilie với tốc độ xung nhịp của thanh DDR đó (tính theo MHz)
  • (8 Bytes) x (400 MHz/second) = 3,200 Mbytes/second hay 3.2 Gbytes/second
  • do đó thanh DDR trong ví dụ này, DDR400, cũng có tên PC3200.


Chú ý: Đến bây giờ (2003) thì JEDEC vẫn chưa xác nhận đặc điểm thông số kỹ thuật của các bộ nhớ DDR PC3500 trở lên. PC2400 là dòng có thời gian tồn tại rất ngắn, và cuối cùng, dòng PC3000 chưa và sẽ không bao giờ là 1 chuẩn DDR chính thức của JEDEC.


Bộ vi xử lý và băng thông


Front side bus (FSB), có thể hiểu đơn giản là 1 xa lộ chính (main highway), đó chính là kênh nối (channel) giữa các thành phần trên bo mạch chủ, bao quanh bộ vi xử lý. Cứ hình dung như là thông tin đang “chảy” qua kênh nối, hoặc xa lộ đó. Vì thế FSB có có độ rộng càng lớn và tốc độ càng nhanh thì càng có nhiều thông tin “chảy” qua kênh nối đó, cũng giống như là việc giới hạn tốc độ (giới hạn tốc độ càng lớn ) + làn đường càng rộng thì tốc độ và lượng xe chạy trên xa lộ càng cao. Còn nếu giới hạn tốc độ chạy xe càng thấp (chẳng hạn không quá 60km/h ở nội thành :d) và các làn đường trên xa lộ càng chật hẹp sẽ làm chậm đi sự di chuyển của đống xe ôtô trên cái xa lộ đó  dẫn đến tắc đường. FSB cũng thế. Tốc độ bị giới hạn mà thấp, hoặc luồng truyền tin hẹp thì sẽ làm chậm quá trình truyền dữ liệu, gây hiện tượng thắt cổ chai (bottleneck). Intel đã cố gắng làm giảm hiện tượng thắt cổ chai với FSB có khả năng đạt tới 4 lần truyền dữ liệu trong mỗi chu kỳ xung nhịp ( FSB = Quad-Pumped bus) do đó với FSB 200 MHz nhưng tần số FSB thực tế đạt được là 400*2 = 800 MHz mỗi chu kỳ xung nhịp. AMD Athlon XP thì lại khác, nó sử dụng 2 luồng dữ liệu lên và xuống (rising and falling edge), thực chất có thể hiểu nó cũng tương tự như công nghệ DDR của bộ nhớ DDR SDRAM. Điều này khiến tần số xung nhịp FSB được nhân đôi (Dual-Pumped bus). Vì vậy, FSB hoạt động ở 200 MHz cho hiệu quả như FSB 400 MHz.

Bộ vi xử lý có 1 thông số là độ rộng truyền dữ liệu FSB (FSB data width). Nó khá giống với hình ảnh “các làn đường trên xa lộ”, dữ liệu cũng được truyền đến và truyền đi từ bộ xử lý. Bộ xử lý sử dụng “xa lộ” này chủ yếu là để trao đổi dữ liệu giữa nó và toàn hệ thống. Hồi trước khi bộ xử lý Intel 8088 ra đời, nó có độ rộng bus truyền dữ liệu là 8 bits, vì thế có khả năng truy cập 1 ký tự trong 1 lần (vì 8 bits = 1 byte/kí tự) mỗi khi bộ nhớ được đọc họăc ghi (read/written). Như vậy, kích thước (độ rộng) bus dữ liệu sẽ quyết định việc có khả năng truy cập bao nhiêu kí tự trong 1 lần. Do đó, 1 bus truyền dữ liệu 8 bits có khả năng truyền 1 kí tự trong 1 khoảng thời gian, tương tự như vậy, 1 bus truyền dữ liệu 16 bits có thể truyền 2 kí tự trong 1 lần, bus truyền dữ liệu 32 bits có thể truyền được 4 kí tự trong 1 lần. Và hiện nay, các bộ xử lý hiện đại như AMD Athlon XPs và Intel Pentium 4, có độ rộng bus truyền dữ liệu là 64 bits, cho phép chúng trong 1 lần có thể truyền được tới 8 ký tự. Mặc dù những bộ xử lý này có bus truyền dữ liệu 64 bits nhưng các thanh ghi gắn trong (internal registers) của chúng lại chỉ có độ rộng 32 bits, và chỉ có khả năng xử lý các lệnh 32 bits. Giờ đây dòng bộ xử lý mới nhất AMD64 đã có khả năng xử lý được đồng thời các câu lệnh 32 bits cũng như 64 bits

Băng thông có nhiều nghĩa. Khi nói trên lĩnh vực bộ nhớ, băng thông nói lên việc dữ liệu được truyền đi nhanh tới cỡ nào và thường được thể hiện bằng lượng dữ liệu vận chuyển được trong 1 đơn vị thời gian nhất định. Lượng băng thông đỉnh/cao nhất có thể đạt được (peak bandwidth) của Athlon XPs và Pentium 4 được tính bằng tích của độ rộng của FSB và tần số hoạt động thực của nó. Xem VD minh hoạ:

Athlon XP “Barton” 3200+ -- 400FSB
64(bits) * 400,000,000(Hz) = 25,600,000,000 bits/sec
(25,600,000,000/8) / (1000*1000) = 3200 Mb/sec

Intel Pentium 4 “C” 3.2 GHz -- 800FSB
64(bits) * 800,000,000(Hz) = 51,200,000,000 bits/sec
(51,200,000,000/8) / (1000*1000) = 6400 Mb/sec

Đó là lượng băng thông tối đa đạt được trên lý thuyết. Có điều giữa băng thông đỉnh trên lý thuyết và băng thông đạt được trên thực tế lại có sự khác biệt. Băng thông tối đa chỉ là tích giữa độ rộng FSB và tần số hoạt động của FSB, trong khi đó thì băng thông thực tế bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, VD: khi bộ nhớ RAM được đọc và ghi, cần phải có việc đánh địa chỉ và các khoảng thời gian trễ (delays). Có nhiều khoảng thời gian trễ khi bộ vi xử lý gửi yêu cầu truyền nhận dữ liệu qua FSB; khi các dữ liệu được yêu cầu đó được RAM sao chép lại và khi dữ liệu thực sự đến đích để CPU xử lý. Tuy nhiên, thật may là những việc dẫn đến tiêu hao băng thông này được hạn chế đáng kể thông qua nhiều phương pháp khác nhau, trong đó quan trọng nhất là giảm số lần CPU phải gửi tín hiệu yêu cầu (requests).


DDR Dual Channel

Đây hiện đang là xu hướng chủ yếu của các chipset hiện nay để cung cấp mức băng thông cao cho bộ xử lý. Tại thời điểm này, chỉ có 2 chipset nForce và nForce2 là hỗ trợ, cung cấp tính năng DDR Dual-Channel tốt cho hệ thống Athlon XP. Chipset nForce nguyên bản tuy không được bằng các chipset của đối thủ cạnh tranh là VIA về hiệu năng và tính ổn định, nhưng nhờ dòng chipset mới này hỗ trợ tốt Dual-Channel Technology nên trên thực tế, ngày nay đây là sự lựa chọn tốt cho các tay overclocker sử dụng bộ xử lý AMD. Về phần VIA, hiện nay họ đang chuẩn bị cho ra lò dòng chipset mới hỗ trợ Dual-Channel DDR dành cho hệ thống Athlon XP/Duron hướng tới người dung gia đình, mang tên gọi KT880.

Làm ơn nhớ cho điều này: Dual-Channel không phải là 1 loại bộ nhớ RAM, mà là nền tảng/kiến trúc bộ nhớ (the memory isn't dual channel, the platform is). Thực ra mà nói là chẳng có cái quái gì gọi là “bộ nhớ Dual-Channel” cả. Thực chất thì đó chỉ là 1 giao tiếp bộ nhớ tổng thể được tạo nên từ 2 thanh DDR bình thường được quản lý bởi chipset nằm trên bo mạch chủ, hoặc đối với bộ xử lý AMD64, được quản lý bởi bộ điều khiển bộ nhớ (memory controller) được tích hợp sẵn trong bộ xử lý. Nhưng vì mục đích là đơn giản, ngắn gọn hơn trong cách nói, chúng ta vẫn thường gọi kiến trúc DDR Dual-Channel này là bộ nhớ Dual-Channel.

Nền tảng chipset nForce2 có 2 bộ điều khiển bộ nhớ memory controllers 64 bits (mỗi memory controller là độc lập) thay vì chỉ có 1 memory controller như các chipset khác. Vì vậy 2 memory controllers này có khả năng truy cập đồng thời vào 2 kênh (channel) bộ nhớ . 2 kênh này hoạt động cùng lúc nên đem lại hiệu quả cao hơn so với chỉ 1 thanh (module) DDR đơn qua việc tận dụng băng thông của cả 2 thanh DDR. Sử dụng DDR400 (PC3200) hoạt động ở chế độ Dual-Channel, với 2 memory controllers, nForce có thể mang lại mức băng thông lên đến 6.4 GB/s trên lý thuyết.

Tuy nhiên, lượng băng thông bổ sung (extra bandwith) này ở Dual-Channel không thể được các dòng bộ xử lý AMD K7 - Athlon XP và Duron tận dụng hết. Dữ liệu sẽ không thể đến được bộ xử lý sớm hơn thời gian mà bus hệ thống FSB cho phép. Vì thế, với FSB là 133/266 MHz thì bộ nhớ DDR266 sẽ là lựa chọn hợp lý, hơn mức này chẳng để làm quái gì vì bộ xử lý sẽ không nhận được lợi thế nào hơn nữa khi hoạt động với bộ nhớ nhanh hơn DDR266, và cũng như vậy, DDR333 là lựa chọn tốt với FSB 166/333 MHz còn DDR400 hợp lí khi có FSB 200/400 MHz, thậm chỉ ở trong chế độ chạy bộ nhớ kênh đơn (Single-Channel mode). Hãy tưởng tượng có 4 làn đường (lanes) trên xa lộ, tượng trưng cho chế độ chạy Dual Channel. Bạn đi dọc theo xa lộ đó và tới 1 cái cầu mà chỉ có 2 làn đường – Đó chính là sự hạn chế của FSB trong bộ xử lý AMD K7, khi chạy Dual-Channel, chỉ có 2 làn đường được sử dụng trong bất kỳ thời điểm nào.

Athlon 64 FX của AMD có DDR Dual Channel memory controller (bộ điều khiển bộ nhớ ) được tích hợp sẵn đầy đủ cung cấp sẵn đường truyền dữ liệu bộ nhớ 128 bits, do đó ta có thể chạy Dual-Channel mà không cần dùng các bo mạch chủ có giao tiếp DDR Dual-Channel (vẫn thường được tích hợp trên chipset cầu bắc của bo mạch chủ). Thuật ngữ cũ FSB vẫn được dùng để chỉ tốc độ của bộ vi xử lý khi vận chuyển dữ liệu, thông tin của bộ nhớ và các dữ liệu khác đến và từ chipset; nhưng kể từ khi các dòng bộ xử lý AMD64 ra đời với memory controller được tích hợp luôn, và việc truyền thông tin/dữ liệu giữa CPU/bộ nhớ RAM không còn phải thông qua chipset thì thuật ngữ này đã không còn đối với các bộ xử lý này nữa, mà CPU và memory controller sẽ cùng hoạt động ở tần số xung nhịp cao nhất của nhân CPU, còn tốc dộ để liên lạc giữa CPU và chipset sẽ phụ thuộc vào thông số HyperTransport, khi hoạt động ở tốc độ cao có thể lên đến 1600 MHz. Mặc dù Intel P4 và AMD Athlon 64 FX 940 pins có băng thông bộ nhớ tối đa (peak memory bandwidth) bằng nhau = 6.4 GB/s, nhưng A64 FX có phần hiệu quả hơn nhờ vào việc tích hợp sẵn memory controller luôn trong bộ xử lí làm giảm độ trễ. Không may là để có thể hỗ trợ thêm 1 số công nghệ bộ nhớ nữa như DDR-II thì buộc phải thiết kế lại memory controller, vì thế cũng phải thay thế luôn cả bộ xử lí.


Nên dùng slots nào đây ?


Nếu bạn đang dùng 1 thanh RAM duy nhất, tốt nhất là nên dùng slot đầu tiên. Nếu bạn dùng 2 thanh RAM trở lên chạy ở Single-Channel Mode, hoặc chạy trên cái bo mạch chủ không hỗ trợ Dual-Channel Technology thì hãy luôn luôn cắm 1 thanh RAM tại slot đầu tiên, các slot còn lại thì tuỳ, thích slot nào cũng được. Chú ý: Câu hỏi: Tôi có 1 thanh RAM và đã cắm nó vào slot 2 cách đây 2 tháng, liệu tôi có nên đổi lại (vào slot đầu tiên) ? - Trả lời: Không! Cũng rất nên giữ nguyên vị trí thanh RAM của bạn tại slot mà bạn đã dùng trước đó. Kể cả sau này nếu bạn có thay thế thanh RAM đó thì cũng cứ tiếp tục cắm vào slot cũ mà bạn đã dùng từ trước.
Các slot RAM khác nhau cũng có thể mang lại khả năng ép xung (overclock) RAM khác nhau. Rất khó đoán trước được slot nào là tốt nhất cho RAM. Vì vậy tốt nhất là hãy thử lần lượt từng slot để tìm ra slot mang đến khả năng làm việc tốt nhất cho RAM.

Nếu bạn dùng 2 hoặc nhiều thanh RAM (Single-Channel Mode) với dùng lượng khác nhau, cắm thanh RAM có dùng lượng lớn hơn vào slot có số thứ tự thấp hơn sẽ mang lại cho bạn hiệu năng cao nhất. VD: bạn có 2 thanh DDR, 1 thanh 256 MB, 1 thanh 512 MB, tốt nhất là cắm thanh 512 MB váo slot 1 thanh còn lại vào slot 2

Sử dụng Dual-Channel

Để hoạt động, Dual-Channel Mode yêu cầu có ít nhất 2 thanh RAM. Tốt nhất các thanh RAM nên có cùng dung lượng, tốc độ, lắp ráp, v.v….. Bạn có thể chạy Dual-Channel trên bo mạch chủ chipset nForce2 hoặc nForce2 Ultra400. Trên các bo mạch chủ này bạn có thể lựa chọn chạy bộ nhớ trên 2 chế độ Single-Channel hoặc Dual-Channel tuỳ thích. Thường thì các bo mạch chủ chipset nForce2 có 3 slots, và memory controller thứ nhất chỉ điều khiển slot thứ nhất, trong khi memory controller thứ 2 thì điều khiển cả 2 slots còn lại. Giả sử 3 slots được đánh số lần lượt là 1,2,3. Để chạy được Dual-Channel, bạn cần đặt thanh RAM đầu tiên vào slot 1 (channel 0) và đặt thanh RAM còn lại vào 1 trong 2 slot 2 hoặc 3 (channel 1). Bộ nhớ Dual-Channel này sẽ hoạt động ở 128 bits.

Bạn cũng có thể dùng 3 thanh RAM để chạy Dual-Channel (dùng nốt slot còn lại để cắm thanh thứ3). Khi đó slot 1 sẽ là Channel 0 còn slot 2 và 3 trở thành Channel 1. Nhưng để giữ cho toàn bộ nhớ chạy ở 128 bits thì mỗi channel phải có dùng lượng bộ nhớ bằng nhau. VD: Nếu bạn có sẵn 2 thanh DDR đang chạy Dual-Channel và muốn có thêm 512 MB RAM nhưng vẫn muốn giữ Dual-Channel với 128 bits, bạn phải đặt thanh 512 MB mới vào slot 1 còn 2 thanh 256 MB đặt vào slot 2 và 3. Còn nếu bạn muốn dùng 3 thanh RAM cùng dùng lượng thì chỉ có 2 trong 3 thanh này chạy được 128 bits Dual-Channel.Mode. VD Nếu bạn có 3 thanh DDR 256 MB thì buộc bạn phải chạy 128 bits Dual-Channel với 2 trong 3 thanh, và thanh còn lại chạy ở 64 bits Single-Channel Mode.

Tuy nhiên hệ thống bộ nhớ Dual-Channel của Intel lại khác. Để chạy Dual-Channel bạn bắt buộc phải có 1 hoặc 2 cặp DDR. Dùng 3 thanh RAM sẽ bắt toàn bộ nhớ phải chạy ở Single-Channel, điều này rất nên tránh!
Bạn nên tra cứu thêm thông tin trên tài liệu hướng dẫn của bo mạch chủ để biết chính xác nên sử dụng slot nào cho phù hợp.
Em dịch lại của cụ Drisler nào đó
----------------------------------
RAM: Basics - Tweaking - Overclocking

Nội dung chính:


  • Những điều căn bản về bộ nhớ RAM

  • BIOS Settings

  • Overclocking




RAM (Random Aceess Memory - bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên) hầu như lâu nay chỉ được giới vi tính quan tâm đến như là một “thứ yếu” xếp sau mainboard,CPU,hardisk. Dân vi tính hay chơi game hầu hết đều nghĩ về RAM rất đơn giản “chỉ là nơi lưu trữ bộ nhớ” chứ chưa thấy hết tầm quan trọng và sự khó chịu của nó.
Máy vi tính không thể hoạt động được nếu không có RAM vì thế mà RAM có chỗ đứng rất quan trọng trong cấu hình của máy. Từ thời kì xuất hiện xuất hiện những máy vi tính đầ tiên RAM đã xuất hiện qua những hình thức khác nhau. Sau này khi các hệ thống máy tính đã trở nên hiện đại hơn thì công nghệ cho RAM về lưu trữ , tốc độ truy xuất đã phát triển vượt bậc. Ta có thể tham khảo một số loại RAM chính sau:
- SIMM (1MB)
- SIMM (2MB à 32MB)
- DIMM (SDRAM 16MBà512MB)
- RIMM (DDR RAM, RD RAM)
Trong đó DDR RAM (Double Data Rate RAM) và RD RAM (Direct RAM Bus) là hai loại RAM có tốc độ truy xuất nhanh nhất hiện nay.
Tốc độ truy xuất của RAM có nhanh hay không là tuỳ thuộc vào bus của RAM hay nói cho chính xác hơn là bus của mainboard. Khi chạy bus càng cao thì tốc độ truy xuất càng nhanh nhưng độ ổn định cũng kém, mau nóng và dễ tiếp nhận nhầm dữ liệu. Do đó nếu như bạn nếu như bạn so sánh giữa 2 máy vi tính có cùng cấu hình nhưng một cái sử dụng SDRAM và một cái sử dụng DDR RAM thì bạn sẽ thấy ngay sự chênh lệch về tốc độ giữa 2 máy.

RAM thật , RAM ảo, ROM, cache, RAM cho các thiết bị khác:
RAM thật là số Mb được tính trên số chip nhớ trên các thanh RAM mà bạn cắm thêm vào máy.
RAM ảo còn được gọi là bộ nhớ ảo do hệ điều hành tạo ra để tránh trường hợp bộ nhớ thật bị quá tải . Trong trường hợp ổ cứng bị bad hoặc sắp bị bad và RAM ảo được tạo ngay trên những vùng này thì khả năng bạn bị thê thảm có thể xảy ra hoặc máy chạy rất chậm.
Cache cũng là RAM tuy nhiên thông thường cache chỉ dùng cho một thiết bị riêng rẽ mà thôi. tốc độ của cache thường thì nhanh hơn RAM giá cũng mắc hơn RAM .
ROM (read only memory) là bộ nhớ chỉ đọc, nơi lưu trữ phần xử lý đầu tiên cho quá trình khởi động máy tính.
RAM cho thiết bị khác ví dụ như máy in,scanner… RAM được gắn thêm vào nhưng thiết bi này để chúng có thể tạm thời lưu lại nhiều dữ liệu được truyền từ máy vi tính rồi xử lý

Ảnh hưởng của RAM đối với phần cứng:
Khi lập trình về phần ứng (hardware) bạn muốn lấy một thông số kỹ thuật (ví dụ như số ổ cứng có trong máy chẳng hạn) về một phần cứng nào đó thì thật đơn giản chỉ việc gọi thủ tục cho hệ điều hành hay mạnh tay hơn là làm việc trực tiếp với BIOS (Basic Input Output System) để lấy. Nghe thì có vẻ rất đơn giản nhưng cho dù làm thế nào đi chăng nữa thì bạn cũng chỉ lấy được thông số đó qua sơ đồ sau :












Qua sơ đồ thu gọn trên ta thấy chỉ có duy nhất một con đường đưa thông số về phần cứng trở lai cho OS (Operating System : hệ điều hành) là thông qua RAM. Vì thế nếu như RAM có lỗi (hardware error) thì chuyện bạn nhận được những thông tin sai lạc là điều dĩ nhiên. Nhưng chính những thông tin sai đó sẽ mang lại cho bạn “hậu quả” hết sức nghiêm trọng mà bạn không thể ngờ tới và sẽ không thể nghĩ là do RAM. Sau đây tôi sẽ trình bày một số lỗi đặc biệt khó thấy để giúp bạn dễ nhận ra nó:

1/ Một ngày đẹp trời, bạn mới mua được một thiết bị mới rất xịn (Sound card Blaster Live! hay Audigy chẳng hạn) nhưng ngay khi bạn cắm vào máy thì chuyện lạ xảy ra “Windows cho là đó là một trong các kiểu thiết bị sau: modem, other device, USB card…”. Cho dù lúc này bạn có cố gắng sử jumper trên mainboard , chỉnh lại CMOS, tháo các card PCI/ISA khác ra rồi cắm thử trên khe khác thì mọi chuyện vẫn không thay đổi. Bạn sẽ làm gì ? Cài lại hệ điều hành vì cho rằng có lỗi , quét virus, hay đem main board đi bảo hành ? Cho dù bạn có làm như vậy thì mọi chuyện vẫn như cũ vi đây là là lỗi của RAM. Tác giả của bài viết này mặc dù đã gặp phải hai ba lần nhưng vẫn bị mắc bẫy của RAM.

2/Một hôm bạn bật máy của mình lên thì gặp một chuyện rất ngộ nghĩnh: màn hình của bạn đang ở độ phân giải 640x480 và một thông báo đại loại như sau “Your graphic adapter has conflict with another device..” và cho bạn một lô lốc các thông số hết sức khó hiểu về một thiết bị nào đó thường là các thiết bị PnP (plug and play) . Ngay lập tức bạn sẽ cài driver card màn hình lại rồi restart để rồi sau đó mọi chuyện lại …như cũ vẫn còn thông báo lỗi. Bạn có cài driver của nhà sản xuất hay của windows cũng vậy thôi vì đây là lỗi của RAM.
Ngoài ra RAM cũng rất “khó tính”. Bộ nhớ thường dùng để lưu trữ trong máy thường được gọi là bộ nhớ tĩnh SRAM (static RAM) bus trong khoảng 33Mhz-800Mhz. Tuy rõ ràng là vậy nhưng khi bạn cắm vào maiboard để chạy lại có lắm chuyện xảy ra! Đối với mainboard ta có thể chia làm 2 nhóm chính:
- Truy xuất tuần tự.
- Truy xuất ngẫu nhiên
Ở dạng truy xuất tuần tự ví dụ như mainboard có 3 slot RAM thì bạn phải cắm RAM một cách tuần tự từ slot 1à slot 3 nếu không nó sẽ không hiểu được cây RAM của bạn. Thường thì các loại main board sau bắt buộc phải truy xuất tuần tự : TX Pro, Tomato, Tiga, Acorp… (đôi khi cũng gặp ở main board Gigabyte, Asus,MSI)
Ở dạng truy xuất ngẫu nhiên thì bạn cắm RAM thoải mái chỗ nào cũng được mainboard đều hiểu cả. Cũng chính vì vấn đề này mà tôi sẽ đề cập tới hiện tượng “chết RAM” ma dân tin học vẫn thường gọi là “cắn RAM”. Một thanh RAM mới tinh được rinh từ cửa hàng về mới cắm vào main board một cái là từ 64Mb đã trở thành 32Mb thậm chí có lúc còn tệ hơn là không còn một chút gì cả! Tốc độ truy xuất của RAM nahnh hay chậm là tuỳ thuộc vào bus của main board vì thế mà điện áp của mainboard ảnh hưởng không nhỏ đến tuổi thọ của RAM. Chỉ cần một chênh lệch nhỏ về điện áp (hay mainboard cung cấp điện – voltage- cho RAM có vấn đề lớn hơn 3.3 vol hay 3.6 vol) thì chuyện những con chíp nhớ gắn trên RAM “chết” là điều sẻ xảy ra. Lỗi này không thể phục hồi được nếu may mắn thì còn bảo hành không thì đành đi mua cây RAM khác. Ngoài ra máy vi tính còn một bộ nhớ nữa cũng không kém phần quan trọng thường kèm theo mainboard nhưng lại ít có ai nói đến đó là base memory RAM (bộ nhớ cơ bản). Mỗi mainboard khi sản xuất được gắn kèm theo một bộ nhớ cơ bản khoảng 640kbà1Mb (cá biệt lên đến 2 mb ) đôi khi còn được thêm 48kb other memory. Bộ nhớ cơ bản này có vai trò rất quan trọng vì nó lưu trữ thông tin về phần cứng của bạn và được máy vi tính sử dụng trong quá trình POST (Power on self-test) lúc khởi động vì thế nếu nó mà hỏng là coi như mainboard “tiêu”. Cuối phần này tôi sẽ đề cập đến một vấn đề quan trọng khác về sự ảnh hưởng của phần cứng lên RAM mà đa số chúng ta thường rất xem thường và không để ý đến “hiện tượng đồng hoá RAM”. Bạn có một máy vi tính bus 133Mhz nhưng RAM thì bus 100Mhz và đôi khi cây 100Mhz cây 66Mhz nữa. Tiết kiệm là chủ trương nhưng tôi e ngại là bạn sẽ còn phải móc hầu bao dài dài về sau vì RAM sẽ bị đồng hoá rất nhanh. RAM hoạt động theo một xung nhịp nhất định vì thế khi bạn bắt buộc nó phải chạy lao lực hay lề mề ở những xung nhịp khác nhau thì hậu quả tất yếu sẽ xảy ra. Cây RAM của bạn qua một thời gian sẽ trở nên lì lợm, truy xuấ tchâm chạp lề mề hay gây lỗi thậm chí còn giùp đỡ mainboard cắn luôn những cây còn lại (nếu có). Khi bus của mainboard cao hơn bus của RAM thì RAM sẽ mau nóng, tuổi thọ giảm và nhanh chóng bị đồng hóa (sức chịu xung nhịp và dao động điện áp ngày càng yếu). Còn nếu bus của mainboard châm hơn bus của RAM thì khỏi phải nói , truy xuất chậm chạp kém hơn cả những cây cùng bus với main board và bị lờn với xung nhịp. Một khi RAM đã bị đồng hoá thì sẽ gây ra cho bạn những tổn thất đáng kể: có thể hư luôn cả những cây còn lại, hoặc làm hư mainboard , không chấp nhận chạy chung với những cây RAM khác làm ảnh hưởng lên toàn hệ thống. Ngoài ra việc RAM đóng vai trò quan trọng trong thiết bị phần cứng cũng dễ thấy: card video Geforce II Mx400 32 có sử dụng DDR RAM chứ không như MX200 vì thế nên xử lý có phần nhanh hơn.

Ảnh hưởng của RAM đối với phần mềm:
RAM thật sự có ảnh hưởng rất lớn đối với phần mềm và đôi khi nó còn quyết định phần mềm đó có sử dụng được hay không. Có một số chương trình khi cài đặt giữa chừng thì bị thoát , bị đứng hay cai xong hết thì chạy không được vì “Failed at memory address xxxxxxxsmiliexxx”. Đây cũng chính là một trong những lỗi rất chân phương của RAM. Đối với những chương trình có khả năng tương tác với một chương trình khác thì RAM hư quả là một vấn đề nan giải, máy bạn sẽ bị đứng ngay hoặc phải dùng Task để đóng lại.Tệ hơn nếu như bạn đang viết một chương trình hoặc đang soạn thảo văn bản một cách ngon lành thì máy bỗng restart lại một cách vô căn cứ làm bạn trăn trối không kịp. Cũng đều là do lỗi của RAM gây ra. Ngoài ra những việc in ấn, scan .. cần truyển và lưu trữ dữ liệu tạm thời trong RAM mà RAM lại bị hư thì chỉ có nước ..ngồi khóc! Sau đây là một số lỗi RAM khó nhận thấy đối với phần mềm.
1/ Máy chạy rất bình thường nhn được đầy đủ modem và sound card nhưng bạn lại không thể nào nghe nhạc hay kết nối đựơc vì lý do sau “Another program is using this device. Please wait until it frees”. Bạn cố gắng đóng hết tất cả nhng chương trình khác nhưng vẫn nhận được thông báo trên và ngay khi đổi slot Pci/Isa thì vẫn vậy. Lỗi này gây ra do RAM chứ không phải do OS hay virus.
2/Bạn vào được windows nhưng nhận được thông báo thật tức cười “Not enough memory. Please close all or some another program and try again”. Bộ nhớ RAM của máy bạn có thể là 128mb hoặc hơn nữa nhưng khi bạn đóng hết rồi thì vẫn không thể chạy nổi một chương trình nàocho dù là nó nhỏ xíu như rundll32.exe chẳng hạn. Tốt nhất là bạn nên quét virus nếu không có virus thì hãy nghĩ đến RAM đừng đổ tội cho hệ điều hành bởi vì các thế hệ windows sau này đều có cơ chế quản trị bộ nhớ rất tốt như 2000/xp/2003 server.
Cuối phần này tôi muốn đề cập đến một vấn đề khác đó là ảnh hưởng của RAM đối với hệ điều hành. Như đã nói ở phần trên vịêc cắm RAM trên slot 1->slot 3 có ý nghĩa quan trong đối với cả phần cứng và phần mềm. Đối với windows khi chạy nó sẽ load những driver thiết bị, thư viện (dll), bộ điều khiển thiết bị (vxd)..lên bộ nhớ chiếm dụng riêng cho các file này như win98 sẽ lấy 16mb đầu tiên của thanh truy xuất đầu tiên của slot 1 để load driver lên đó. Vì vậy vệc bạn cắm thanh nào trước thanh nào sau cũng có ảnh hưởng đến OS. Lấy thí dụ đơn giản : máy có 2 thanh RAM nếu cắm cây thứ 1 ở slot 1 cây thứ 2 ở slot 2 thì chạy windows gặp phải lỗi “load device driver error vxd at memory address…” còn nếu đổi ngược lại thì sẽ không bị nữa. Vì vậy mà mặc dù mainboard có thể truy xuất ngẫu nhiên đến các thanh RAM ở bất kỳ slot nào thì tốt nhất bạn vẫn nên gắn RAM tuần tự từ slot 1 ến slot 3 . còn nếu bạn lỡ có 2 cây RAM bus khác nhau mà do kinh tế eo hẹp quá thì tôi sẽ trình bày cách khắc phục ở phần xử lý lỗi.

Ảnh hưởng của RAM đối với overclock CPU,GPU (Graphic processing unit)
Thường thì khi overclock chúng ta híêm khi nào nghĩ đến sự hiện diện và vai trò của RAM. Bạn muốn over clock tốt đẹp thì không những phải có CPU xịn (không bị patch) mà còn phải có một thanh RAM tốt ! Lý do thật đơn giản, khi bạn overclock đồng nghĩa với việc với việc bạn tăng bus cho mainboard (hầu hết tất cả các cpu hiện nay đạ cấm thay đổi chỉ số multiplier chỉ cho phép thay đổi FSB) như vậy là đồng thời bạn cũng tăng luôn bus cho RAM . Nếu bạn găp phải một cây RAM xịn , thì sẽ không có vấn đề nhưng nếu đólà một cây RAM “dỏm” thì sau khi overclock màn hình tối thui hay kêu bíp bíp là chuyện bình thường. Ngoài ra việc một số bạn overclock bus của cổng AGP cũng phải phụ thuộc vào VRAM của card AGP được cắm trên đó. Overclock AGP và CPU là 2 việc không nên làm vì:
- CPU hiện nay giá rất rẻ, tốc độ cao vả lại sau khi overclock kết quả chỉ thật sự thu được trên những cpu công nghệ cao như : PII,PIII,PIV,AMD althon,AMD Duron,AMD Thunderbird (họ AMD hơi khó overclock) còn đối với các loại cpu sau thì có overclock cũng như không : Cyrix, Intel Celeron , AMD K6 II, VIA CIII..
- Card AGP chủ yếu mạnh nhờ cộng nghệ hình ảnh textture. Nếu overclock sẽ gây ảnh hưởng đến VRam và chip của card (mặc dù nhà sản xuất đều cho overclock nhưng chẳng ai thèm nói là mình sẽ bảo hành nếu có gì xảy ra sau đó)
- Over clock CPU đồng nghĩ tăng bus làm giảm tuổi thọ của RAM.

Xử lý lỗi của RAM
-Nếu như bạn có hai cây RAM có bus khác nhau chẳng hạn như một cây 66 một cây 100 thì để tránh khỏi những va chạm nhất thời bạn hãy làm như sau: Cắm thanh RAM có bus nhỏ hơn vào slot đầu tiên rồi cắm cây còn lại vào slot kế tiếp.Lưu ý là nếu bạn làm ngược lại thì khả năng thanh nhỏ hơn bị cắn hoặc bị đồng hoá là chuyện có thể xảy ra. Nếu bạn có 2 thanh RAM có bus gần nhau thì sẽ an toàn hơn ví dụ bus 100 và 133.
-Nếu bạn bị lỗi “conflict with another device” thì bạn chỉ việc đổi vị trí cây RAM đó cho cây khác là xong ngay vì có thể phần RAM được windows load file hệ thống lên có vấn đề (cũng nên tắt BiosShadow). Nếu đổi rồi mà vẫn không được thì bạn nên đem nó đi bảo hành hoặc mua cái mới. Cách xử lý này tương tự cho trường hợp bị nhận nhầm thiết bị hay báo lỗi có chương trình khác đang sử dụng và lỗi không đủ bộ nhớ. Đố với RAM đã bị đồng hoá cách hay nhất là đem đi bán rồi mua đồ mới nhưng nếu bạn tiếc thì có thể giữ lại rồi cho nó chạy độc lập. Nhưng cũng xin được báo trước là nó không tồn tại được lâu và nếu bạn cố gắng cắm nó chạy chung với cây khác nó có thể tạo điều kiện mainboard “làm” luôn cây còn lại.

Bài post của littlefox (HVA 07/01/2004)
Hiện nay trên thị trường phần lớn là mainboard đựa trên nền CHIPSET Intel. Theo dòng thời gian Intel ra Pentium 4 với FSB 400, 533, 800 MHZ.
Đầu tiên Intel ra FSB 400 MHz, kết hợp với chipset 850. Thông số của thế hệ mainboard đời đầu như sau:

+ CHIPSET Intel 850: Ra mắt tháng 1-2001
- Dạng RAM: RDRAM PC600, PC800. Loại này bây giờ hiếm thấy trên thị trường vì đắt và hiệu năng không được như quảng cáo.
- Dung lượng RAM Max: 2 Gb.
- Băng thông RAM: 3200 Mb/s
- Chuẩn ổ cứng: Ultra-DMA 33/66/100/133
- Chíp cầu bắc: Intel KC82850
- Chíp cầu nam: Intel 82801 BA
- Số cổng USB max: 4 port. Kô hỗ trợ USB 2
- Số cổng PCI max: 6.
- Hỗ trợ SMP: CÓ.
-----------------------
+ CHIPSET Intel 845: Ra mắt tháng 7-2001
- Dạng RAM: SDRAM PC100, PC133.
- Dung lượng RAM Max: 2 Gb.
- Băng thông RAM: 1066 Mb/s
- Chuẩn ổ cứng: Ultra-DMA 33/66/100/133
- Chíp cầu bắc: Intel KC82845
- Chíp cầu nam: Intel 82801 BA
- Số cổng USB max: 6 port. Hỗ trợ USB 2.0
- Số cổng PCI max: 6.
- Hỗ trợ SMP: Không.
-----------------------
+ CHIPSET Intel 845D: Ra mắt tháng 12-2001
- Dạng RAM: DDR- RAM PC1600, PC2100. Mở ra một kỷ nguyên mới của dạng DDR RAM, tốc độ máy được cải thiện rõ rệt.
- Dung lượng RAM Max: 2 Gb.
- Băng thông RAM: 2133 Mb/s
- Chuẩn ổ cứng: Ultra-DMA 33/66/100/133
- Chíp cầu bắc: Intel KC82845
- Chíp cầu nam: Intel 82801 BA
- Số cổng USB max: 4 port. Ko Hỗ trợ USB 2.0
- Số cổng PCI max: 6.
- Hỗ trợ SMP: Không.
------------------------------
+ CHIPSET SIS 645: Ra mắt tháng 11-2001
- Dạng RAM: DDSDRAM PC2100, PC1600, PC 2700.
- Dung lượng RAM Max: 3 Gb.
- Băng thông RAM: 2666 Mb/s
- Chuẩn ổ cứng: Ultra-DMA 33/66/100/133
- Chíp cầu bắc: SIS 645
- Chíp cầu nam: SIS 961
- Số cổng USB max: 6 port. Hỗ trợ USB 2.0
- Số cổng PCI max: 6.
- Hỗ trợ SMP: Không.

------------------------------
+ CHIPSET VIA P4X266A: Ra mắt tháng 12-2001
- Dạng RAM: DDR-SDRAM PC2100, PC1600
- Dung lượng RAM Max: 3 Gb.
- Băng thông RAM: 2133 Mb/s
- Chuẩn ổ cứng: Ultra-DMA 33/66/100/133
- Chíp cầu bắc: VIA P4X266A
- Chíp cầu nam: VIA8233CE
- Số cổng USB max: 6 port. Hỗ trợ USB 2.0
- Số cổng PCI max: 6.
- Hỗ trợ SMP: Không.
------------------------------
+ CHIPSET VIA P4X266: Ra mắt tháng 8-2001
- Dạng RAM: DDR-SDRAM PC2100, PC1600
- Dung lượng RAM Max: 4 Gb.
- Băng thông RAM: 2133 Mb/s
- Chuẩn ổ cứng: Ultra-DMA 33/66/100/133
- Chíp cầu bắc: VIA VT8753
- Chíp cầu nam: VIA8233
- Số cổng USB max: 5 port. Hỗ trợ USB 2.0
- Số cổng PCI max: 6.
- Hỗ trợ SMP: Không.

Trong tất cả các chipset đó, chipset Intel 845D và SIS645 được đánh giá cao hơn cả.

Sau đó cùng dòng vời Intel 845D là Intel 845G, hỗ trợ video onboard.
Cùng với sự ra đời của P4 FSB 533 MHz, Intel cho ra đời các dòng CHIPSET khác nhau: i845GE, i845PE и i845GV.
Đặc điểm chung như sau:
+ Hỗ trợ DDR-SDRAM PC1600, PC2100,
+ Hỗ trợ AGP 4x. và FSB 400, 533 Mhz
+ 6 channel audio. Âm thanh DOLBY DIGITAL.
+ 6 port USB 2.0.
+ Chíp cầu nam: 82801 DB
+ Hỗ trợ HT.
Tùy từng đặc điểm riêng mà phân chia ra như sau:
+ i845GE:
- Xung nhịp của chip video onboard lên tới 266 Mhz. So với 200 Mhz cua chipset Intel 845.
- Hỗ trợ PC2700.
- "Chuối" vô cùng khi đụng đến cac games 3D.
+ i845PE:
- Hỗ trợ PC2700.
+ i845GV
- Chỉ hỗ trợ đến PC2100.

Tất cả các dòng Intel vừa kể không hỗ trợ Fireware on board.

Song song vơi Intel, SIS cho ra đời SIS 645DX (hỗ trợ DDR333, AGP 4x, hỗ trợ USB 2.0, nhưng không hỗ trợ Fireware), và SIS 648 (hỗ trợ DDR333, AGP 8x, hỗ trợ USB 2.0, hỗ trợ Fireware).
Của VIA là: P4X400 hỗ trợ đến DDR400, AGP 8x, hỗ trợ USB 2.0, kô hỗ trợ Fireware.
Các dòng chipset có thêm chữ GV, GL tức là đã có video onboard và không có khe cắm AGP mở rộng

Tác giả bài viết này là mess đăng trên www.ddth.com (ngày 06-06-2004)
Mức giá dưới 100$

tốt nhất : GeForce4 Ti4200 (64 MB/128 MB-8x)
các thằng khác cững khá: Radeon 8500LE/Radeon 9100, Radeon 9000 PRO, Radeon 9200
GeForce4 Ti4200
Ưu điểm- nhanh nhất trong các loại kể trên, rẻ
Nhược điểm- không hỗ trợ DX9, AA/AF can hurt performance
có 3 dòng Ti4200
Ti4200 64mb 4x/8x- rẻ nhất, nhanh thứ 2chất lương RAM khá hơn
Ti4200 128mb- chậm nhất trong 3 dòng này, vì phải tậu RAM dỏm để hạ giá thành.
Ti4200-8x 128mb- 8X AGP, nhanh hơn Ti4200 64 MB một ít , xài RAM tương đối tốt.
Radeon 8500/8500LE/9100
Ưu điểm- Rẻ, hỗ trợ DX8.1, cho chất lương hình ảnh tốt.
Nhược điểm- không hỗ trợ DX9, không phải là dạng nhanh, 8500/8500LE là dòng sản fảm không liên tục.
Radeon 9000 Pro/9200/9000
Ưu điểm- Rẻ, hỗ trợ DX8.1, cho chất lương hình ảnh tốt
Nhược điểm- không hỗ trợ DX9, không phải là dạng nhanh

tránh mua các lọai sau:
SiS Xabre 600/400
Ưu điểm- Rẻ
Nhược điểm- chạy rất chạm, không có nhiều drive hỗ trợ

GeForce4 MX420/MX440SE (64-bit memory)
Ưu điểm- Rẻ
Nhược điểm- không hỗ trợ DX8, rất chậm vì xài băng thông 64bit

GeForce4 MX440/MX440-8x/MX460
Ưu điểm- Rẻ
Nhược điểm- không hỗ trợ DX8, GeForce2 MX có bộ tăng tốc xử lý Video nhưng khá là thô sơ. Chậm chạp trong các game cần DX8

GeForce FX5200 (non-Ultra)
Ưu điểm- DX9 support, rẻ
Nhược điểm- rất chậmchỉ nên mua card này nếu các bồ khóai chơi game cần DX9 với tốc độ của các slide show, hầu hết dòng card 64 MB nay dùng 64 bit giao diện 64 bit memory nên làm chậm tốc độ truyền như GeForce4 MX420

GeForce FX5200 (Ultra)
Ưu điểm- DX9 support
Nhược điểm- chậm hơn nhiều so với Ti4200, không đử mạnh cho DX9 games

Radeon 9200SE
Ưu điểm- DX8.1 support, rẻ
Nhược điểm- RẤT Chậm vì có 64 bit memoy bus, thậm chí không đủ mạnh cho nhiều DX8 games

Radeon 9600SE
Ưu điểm- DX9 support
Nhược điểm- chậm hơn nhiều so với Ti4200, không đử mạnh cho DX9 games

Mức giá 100$ - 200$


tốt nhất : Radeon 9600 PRO, GeForce FX5900 SE/XT
các chú khác: Radeon 9600XT, GeForce FX5700 Ultra, GeForceFX 5700 (non-Ultra)

Radeon 9600 Pro

Ưu điểm- DX9 support, rẻ, hỗ trợ tuyệt vời DX8 DX9, xử lý AA/AF*(xem ở trện) rất tốt làm cho hình ảnh game 3D ro nét không bi giật, nhiễu màu.. , khả năng overclock cung rất cao.
Nhược điểm- chậm hơn Radeon 9500 PRO

Radeon 9500 Pro

Ưu điểm- DX9 support, rẻ, hỗ trợ tuyệt vời DX8 DX9, xử lý AA/AF rất tốt, làm cho hình ảnh game 3D ro nét không bi giật, nhiễu màu..
Nhược điểm- là dòng sản fẩm không liên tục , hàng khó kiếm (he he hàng độc đấy mừ).


Radeon 9600XT

Ưu điểm- DX9 support, rẻ, hỗ trợ tuyệt vời DX8 DX9, xử lý AA/AF*(xem ở trện) rất tốt làm cho hình ảnh game 3D ro nét không bi giật, nhiễu màu..
Nhược điểm- price/performance không được tốt như Radeon 9600 PRO, chạy không nhanh bằng Radeon 9500 Pro

Radeon 9600 (non-Pro)

Ưu điểm- như thằng 9600XT
Nhược điểm- khôn phảii là hạng nhanh (chơi được thôi), price/performance tệ hơn nhiều so với Radeon 9600 Pro

GeForce FX5900 SE/XT

Ưu điểm- DX9 support,hỗ trợ tốt nhất cho DX8, xử lý AA/AF tương đối tốt.
Nhược điểm- price/performance tệ hơn nhiều so với Radeon 9600 Pro
, tui dánh giá dòng sp này ngang hàng với R9600 PRO/XT trong các game DX9


GeForce FX5700 Ultra

Ưu điểm- DX9 support, hỗ trợ tuyệt vời các game DX8, hỗ trợ DX9 cũng tương đối tốt, xử lý AA/AF tốt.
Nhược điểm- price/performance tệ hơn nhiều so với Radeon 9600 Pro, chậm hơn R9600 PRO/XT một tí xíu trong các DX9 game.

GeForce FX5700 (non-Ultra)

Ưu điểm- DX9 support, hỗ trợ tuyệt vời các game DX8, hỗ trợ DX9 cũng tương đối tốt, xử lý AA/AF tốt.
Nhược điểm- chậm hơn Radeon 9600 PRO và cũng đắt hơn,

Tránh mua các loại AGP sau:

GeForce4 Ti4800/4600/4800SE/4400
Ưu điểm- rẻ, chạy tốt hầu hết các game mà cóc cần xử lý AA/AF
Nhược điểm- không hỗ trợ DX9, hiện đang trở thành rác rưởi so với Radeons, chả đáng đồng sứt nào nữa.

GeForce FX5600 (non-Ultra)
Ưu điểm- DX9 support
Nhược điểm- hiện đang trở thành rác rưởi so với Radeons. Giá trị không tương xứng với tiền bỏ ra.

GeForce FX5600 Ultra rev1.0/2.0
Ưu điểm- DX9 support, hỗ trợ DX8 khá tốt (rev2.0)
Nhược điểm- mặc dù hỗ trợ DX9 nhưng rất nghèo nàn và kém, Radeon 9600 Pro và các dong AGP nhanh hơn khác tốt hơn thằng này nhiều trong DX8 và DX9. giá trị khong tương xứng với tiền bỏ ra.

chú ý cho ngưòi mua lớp card đồ họa này:
tránh các card 256 MB và tiết kiệm tiền. 256 MB VRAM là vô dụng đối với lớp card này, các nhà SX tòan xài Vram 256M rẻ tiền.
Đánh giá sơ sơ:
GeForce4 Ti4800 = GeForce4 Ti4600 + AGP 8X; GeForce4 Ti4800SE = GeForce4 Ti4400 + AGP 8X

Mức giá $200 - $300
_______________________________

Recommended Cards

tốt nhất: Radeon 9800 Pro

các chú khác cũng khá: Radeon 9600XT, GeForce FX5900 (non-Ultra)


Radeon 9800 Pro (128 MB version)

Ưu điểm- DX9 support, rất nhanh, xử lý AA/AF rất tốt, price/performance cũng tuyệt vời.
Nhược điểm- tui chua thấy nhưoc điểm của nó, ai thấy thì lam ơn chỉ giáo.

Radeon 9700 Pro/9800 (non-Pro)

Ưu điểm- DX9 support, không chậm hơn Radeon 9800 Pro là mấy, rẻ tiền, tỷ lệ price/performance là tuyệt nhất trong đống card này, xử lý AA/AF cũng tuyệt
Nhược điểm- hàng độc, khó kiếm.

GeForce FX5900 (non-Ultra)

Ưu điểm- DX9 support, xử lý DX8 tốt (còng cỡ với 9700 Pro/9800), xử lý AA/AF tốt, rẻ tiến
Nhược điểm- xử lý DX9 hơi nghèo nàn
chú ý: mua cái này nếu bạn không mua nổi Radeon 9700 Pro/9800 (non-Pro) chịu không thấu Radeon 9800 Pro

Tránh mua:

Radeon 9800SE

Ưu điểm- DX9 support
Nhược điểm- kiểu truyền băng thông 128 bit memory chậm chạp hơn Radeon 9600 Pro, rất hiếm có công thức truyền 256 bit memory kiểu như Radeon 9600 Pro.

Một vài thuật ngữ:

AA/AF : Anti-aliasing/ Anisotropic filtering.
Anisotropic filtering: một dạng như lọc sự nhiễu màu, hỗ trợ tốt hơn cho các hình ảnh 3D, bạn hãy tham khảo:
.richleader.com/bargainbinreview_anisotropic-filtering.htm

Anti-aliasing: hạn chế creeping jaggies, nó làm hình ảnh trông mịn hơn, các đường cong trông liên tục, không bị gẫy ra từng khúc (vì thực ra dường cong dươc mô tả trên màn hình là bao gồm các duờng thẳng theo phương ngang và phương đứng)

Bài viết của tác giả untehaching đăng trên www.ddth.com (ngày 30-04-2004)
HVA bị mất nhiều bài, hồi trước nhiều bài hay trên HVA em có save lại, giờ xin phép post lại:
---------------------------------------
CPU - AMD và INTEL, Tính năng & giá cả

Dưới đây là các lọai CPU hiện đang được sản xuất và kinh doanh :

1. Pentium 4 (Northwood "C")
Tên gọi: P4"C", P4 x.xxC GHz
Clock speed: 2.4 GHz, 2.6 GHz, 2.8 GHz, 3.0 GHz, 3.2 GHz, 3.4 GHz
Đế cắm: Socket 478
Quy trình chế tạo: 0.13µ
FSB: 800 MHz effective (200 MHz Quad-Pumped)
Cache: 12µops L1 instruction cache, 8k L1 data cache, 512k L2 cache
CPU Extensions: MMX, SSE, SSE2, HT

2. Pentium 4 (Prescott)
Tên gọi: P4"E", P4 x.xxE GHz
Clock speed: 2.8 GHz, 3.0 GHz, 3.2 GHz
Đế cắm: Socket 478
Quy trình chế tạo: 0.09µ
FSB: 800 MHz effective (200 MHz Quad-Pumped)
Cache: 12µops L1 instruction cache, 16k L1 data cache, 1 MB L2 cache
CPU Extensions: MMX, SSE, SSE2, SSE3, HT

3. Pentium 4 Extreme Edition (Gallatin)
Tên gọi: P4 EE, P4 XE
Clock speed: 3.2 GHz, 3.4 GHz
Đế cắm: Socket 478
Quy trình chế tạo: 0.13µ
FSB: 800 MHz effective (200 MHz Quad-Pumped)
Cache: 12µops L1 instruction cache, 8k L1 data cache, 512k L2 cache, 2 MB L3 cache
CPU Extensions: MMX, SSE, SSE2, HT

4. Celeron (Willamette)
Tên gọi: Celeron, "P4 based" Celeron
Clock speed: 1.7 GHz, 1.8 GHz
Đế cắm: Socket 478
Quy trình chế tạo: 0.13µ
FSB: 400 MHz effective (100 MHz Quad-Pumped)
Cache: 12µops L1 instruction cache, 8k L1 data cache, 128k L2 cache
CPU Extensions: MMX, SSE, SSE2

5. Celeron (Northwood)
Tên gọi: Celeron, "P4 based" Celeron
Clock speed: 2.0 GHz, 2.2 GHz, 2.4 GHz, 2.6 GHz
Đế cắm: Socket 478
Quy trình chế tạo: 0.13µ
FSB: 400 MHz effective (100 MHz Quad-Pumped)
Cache: 12µops L1 instruction cache, 8k L1 data cache, 128k L2 cache
CPU Extensions: MMX, SSE, SSE2

6. Athlon 64 FX (Sledgehammer)
Tên gọi: A64 FX
Model name: FX51 (2.2 GHz), FX53 (2.4 GHz)
Đế cắm: Socket 940
Quy trình chế tạo: 0.13µ SOI
FSB: 800 MHz HT link, on-die dual channel DDR400 memory controller
Cache: 64k L1 instruction cache, 64k L1 data cache, 1 MB L2 cache
CPU Extensions: MMX, 3D Now!, 3D Now! Extension, SSE, SSE2, AMD64 (x86-64)

7. Athlon 64 (Clawhammer)
Tên gọi: A64
PR Rating: 3200+ (2.0 GHz), 3400+ (2.2 GHz)
Đế cắm: Socket 754
Quy trình chế tạo: 0.13µ SOI
FSB: 800 MHz HT link, on-die DDR400 memory controller
Cache: 64k L1 instruction cache, 64k L1 data cache, 1 MB L2 cache
CPU Extensions: MMX, 3D Now!, 3D Now! Extension, SSE, SSE2, AMD64 (x86-64)

8. Athlon64 (Newcastle)
Tên gọi: A64
PR Rating: 3000+ (2.0 GHz)
Đế cắm: Socket 754
Quy trình chế tạo: 0.13µ SOI
FSB: 800 MHz HT link, on-die DDR400 memory controller
Cache: 64k L1 instruction cache, 64k L1 data cache, 512k L2 cache
CPU Extensions: MMX, 3D Now!, 3D Now! Extension, SSE, SSE2, AMD64 (x86-64)

9. Athlon XP (Barton)
Tên gọi: AXP "Barton"
PR Rating: 2500+ (1.83 GHz), 2600+ (1.93 GHz), 2800+ (2.08 GHz), 3000+ (2.17 GHz)
Đế cắm: Socket 462
Quy trình chế tạo: 0.13µ
FSB: 333 MHz effective (166 MHz DDR)
Cache: 64k L1 instruction cache, 64k L1 data cache, 512k L2 cache
CPU Extensions: MMX, 3D Now!, 3D Now! Extension, SSE

10. Athlon XP (Barton "400")
Tên gọi: AXP "Barton" 400
PR Rating: 3000+ (2.1 GHz), 3200+ (2.2 GHz)
Đế cắm: Socket 462
Quy trình chế tạo: 0.13µ
FSB: 400 MHz effective (200 MHz DDR)
Cache: 64k L1 instruction cache, 64k L1 data cache, 512k L2 cache
CPU Extensions: MMX, 3D Now!, 3D Now! Extension, SSE

11. Athlon XP (Thoroughbred "B" 333)
Tên gọi: AXP "Tbred-B" 333
PR Rating: 2600+ (2.08 GHz), 2700+ (2.17 GHz), 2800+ (2.25 GHz)
Đế cắm: Socket 462
Quy trình chế tạo: 0.13µ
FSB: 333 MHz effective (166 MHz DDR)
Cache: 64k L1 instruction cache, 64k L1 data cache, 256k L2 cache
CPU Extensions: MMX, 3D Now!, 3D Now! Extension, SSE

12. Athlon XP (Thoroughbred "A", Thoroughbred "B", Thorton, Palomino)
Tên gọi: AXP, AXP (Tbred-A), AXP (Tbred-B), AXP Palomino respectively
PR Rating: 1500+ (1.33 GHz), 1600+ (1.4 GHz), 1700+ (1.47 GHz), 1800+ (1.53 GHz), 1900+ (1.6 GHz), 2000+ (1.67 GHz), 2100+ (1.73 GHz), 2200+ (1.8 GHz), 2400+ (2.0 GHz), 2600+ (2.13 GHz)
Đế cắm: Socket 462
Quy trình chế tạo: 0.13µ (0.18µ for Palomino)
FSB: 266 MHz effective (133 MHz DDR)
Cache: 64k L1 instruction cache, 64k L1 data cache, 256k L2 cache
CPU Extensions: MMX, 3D Now!, 3D Now! Extension, SSE

13. Duron (Applebred)
Tên gọi: Duron, Duron "Applebred"
Clock speed: 1.4 GHz, 1.6 GHz, 1.8 GHz
Đế cắm: Socket 462
Quy trình chế tạo: 0.13µ
FSB: 266 MHz effective (133 MHz DDR)
Cache: 64k L1 instruction cache, 64k L1 data cache, 64k L2 cache
CPU Extensions: MMX, 3D Now!, 3D Now! Extension, SSE

14. Duron (Morgan)
Tên gọi: Duron, Duron "Morgan"
Clock speed: 1 GHz, 1.1 GHz , 1.2 GHz, 1.3 GHz
Đế cắm: Socket 462
Quy trình chế tạo: 0.18µ
FSB: 200 MHz effective (100 MHz DDR)
Cache: 64k L1 instruction cache, 64k L1 data cache, 64k L2 cache
CPU Extensions: MMX, 3D Now!, 3D Now! Extension, SSE.

AXP 2400+ (2.0 GHz, 256k L2 cache) -> =P4 2.4B GHz, -P4 2.4C GHz

AXP 2500+ (1.83 GHz, 512k L2 cache) -> =/- P4 2.4B GHz, -P4 2.4C GHz

AXP 2600+ (2.13 GHz, 266 MHz FSB, 256k L2 cache) -> =/+ P4 2.53B GHz, =/-P4 2.4C GHz

AXP 2600+ (2.08 GHz, 333 MHz FSB, 256k L2 cache) -> =/+ P4 2.53B GHz, =/-P4 2.4C GHz

AXP 2600+ "Barton"(1.93 GHz, 333 MHz FSB, 512k L2 cache) -> =/-P4 2.53B GHz, -P4 2.4C GHz

AXP 2700+ (2.17 GHz, 333 MHz FSB, 256k L2 cache) -> +P4 2.66B GHz, =/-P4 2.8B GHz, =/+ P4 2.4C GHz, -P4 2.6C GHz

AXP 2800+ (2.25 GHz, 333 MHz FSB, 256k L2 cache) -> +P4 2.8B GHz, =/+P4 2.6C GHz, =/- P4 2.8C GHz

AXP 3000+ (2.17 GHz, 333 MHz FSB, 512k L2 cache) -> -P4 3.06 GHz, =/-P4 2.6C GHz, -P4 2.8C GHz, -P4 3.0C GHz

AXP 3000+ (2.1 GHz, 400 MHz FSB, 512k L2 cache) -> -P4 3.06 GHz, =/-P4 2.6C GHz, -P4 2.8C GHz, -P4 3.0C GHz

AXP 3200+ (2.2 GHz, 400 MHz FSB, 512k L2 cache) -> -P4 3.06 GHz, =/+P4 2.6C GHz, =/-P4 2.8C GHz, -P4 3.0C GHz, , -P4 3.2C GHz,

các ký hiệu :
-> : tương đương
+ : nhỉnh hơn;
- :kém hơn tí xíu.

Chạy các ứng dụng :

Không phải tất cả các ứng dụng đều cần sức mạnh của CPU như nhau sau đây là một số kiểu ứng dụng tiêu biểu :
1.Lướt Web và các ứng dụng văn phòng :
Thậm chí đối với các CPU chậm nhất bây giờ cũng dư thừa sức mạnh để xủ lý văn bản, tính toán , thực hiện các slide shows, duyệt Web, email …vì thế ban không cần lo lắng khi chọn CPU nếu bạn chỉ dùng PC cho những việc trên.
2.Giải trí
Nếu sự giải trí của bạn cũng chỉ đơn thuần là play các Audio CD, mp3, DVD...thì CPU tệ nhất hiện nay cũng đáp ứng được yêu cầu của bạn. Nếu bạn muốn play DiX, Mpẽg4, nén audio CD, thì cần thêm một ít sức mạnh của CPU, nếu bạn làm việc nhiều với video encoding...thì bạn không nên tiếc tiền để kiếm một con CPU nhanh hơn, nó sẽ hỗ trợ cho bạn một cách rất hữu ích.
3.Gaming
Bạn nên biết rằng đối với các Game hiện nay thì giới hạn tốc độ chơi lại phụ thuộc nhiều hơn vào AGP card hơn là CPU. Một CPU thực sự mạnh sẽ làm cho bạn chơi nối mạng với tốc độ khá khẩm hơn. Một số game thường tự động backup dưới các dạng file nén vì vậy tốc độ nén file của CPU cũng có tác động không nhỏ đến tốc độ chơi game.
4.Photoshop và các ứng dụng đồ họa khác :
Đối với các ứng dụng đồ họa thật là kinh khủng thì bạn cần một CPU mạnh. P4 là lựa chọn tối ưu cho lĩnh vực này .
5.Nén dữ liệu :
Việc nén dữ liệu sẽ ngốn một phần rất lớn sức mạnh con CPU, chả có con CPU nào là đủ mạnh cho lĩnh vục này, nhanh hơn thì tốt hơn. Hãy chọn Athlon64, nó thực sự nhanh trong lĩnh vục này.
6. Biên chỉnh và encoding Audio, video:
tương tự như việc nén dữ liệu, chả có con CPU nào là đủ mạnh, chỉ có nhanh hơn là tốt hơn. P4 tỏ ra nổi trội hơn các chú CPU khác.
7. 3D rendering
hãy cố kiếm con CPU nhanh, P4 là tốt nhất, nhưng AMD64 cũng không kém tí nào.
8. CAD
lại trò cũ, nhanh hơn thi tốt hơn, nhưng CAD tùy thụôc vào tốc độ xử lý của FPU (floating point unit). AMD64 và AMD XP là quá tuyệt vời cho CAD.
9. Các Development workstation, compiling
để biên dịch các app nhỏ thì chả cần thiết phải nghĩ nhiều đến CPU, nhưng nếu các app lớn thì…AMD64 và XP là lưa chọn tốt nhất cho dạng này.

Bà con chú ý hay chọn đúng CPU cho nhu cầu của mình, vì không chỉ có CPU làm nên một PC mạnh, bà con lựa đúng CPU sẽ tiết kiệm tiền cho các thứ khác.
BẠN CẦN TRÁNH MUA:
1. Celeron nhân northdwood và Willamette - P4 base celeron(xem kỹ hơn ở trên)
Quả là lãng fí tiền khi chơi con này, nó có thể chạy không đến nỗi tệ, nhưng thực sự bạn có thể kiếm được một chú khá khẩm hơn với một nủa giá thành.
2. Atholon XP barton từ 2800+ đến 3200+:
Mấy chú này chạy khá tốt nhưng thực sự thì giá cả / xử lý – không tốt,thiếu SSE2 để làm việc khá hơn trong 3D rendering, photoshop, nen nhạc ...
3. P4 Extreme Editon
Thằng này chạy quá tuyệt, nhưng giá thì quá tệ,hơn nữa trong tương lai không biết có nâng cấp được không(khoảng 900Eu).
4. AMD FX
Thang cu này là thằng chạy nhanh nhất tính đến thời điểm bây giờ, nhưng giá của nó cũng trên trời (khoang 700 Eu). Nó lai còn đòi RAM có ECC.Nhưng nó không khóa hệ số nhân nên các ocer cứ mại zô.

CÁC CPU NÊN CHọN :

Office PC/Basic home PC:
CPU:- Athlon XP 1700+ hay nhanh hơn
dưới $50:- Duron 1.6 GHz, Duron 1.4 GHz
$50 tới $100:- AXP 1700+ tới 2600+
nhanh hơn A XP 1700+ chả để làm cái quái gì cho kieu máy này

Home PC + Gaming + Giải trí
CPU:- Athlon XP 2400+ hay nhanh hơn
dưới $50:- Duron 1.6 GHz
$50 tới $100:- AXP 1700+, AXP 2400+ tới 2600+
$100 tới $150:- AXP 2700+
$170 tới $200:- P4 2.6C GHz
$200 trở lên:- A64 3000+, P4 3.0C GHz
AXP 2400+ là lựa chọn tối thiểu. nếu là dân nghèo không chi đươc 50-60 $,thì AXP 1700+ và Duron 1.6 GHz cũng không phải là tệ. A64 3000+ nên dùng cho hệ thống cao cấp .

Gamer + Audio/Video encoding
CPU:- P4 2.6C GHz hay nhanh hơn
dưới $50:- Duron 1.6 GHz
$50 tới $100:- AXP 2400+
$100 tới $150:- AXP 2700+
$170 tới $200:- P4 2.6C GHz
$200 tới $300:- P4 3.0C GHz, A64 3000+
$300 and up:- P4 3.4C GHz, A64 3400+
P4s khá tuyệt cho audio/video encoding,chơi game cũng khá. Athlon64s là tốt nhát cho gamming, audio/video encoding cung khá. Lượm cái nào thì tùy… dưới $150, AXPs là tuyệt hảo hec hec. Tốc độ xung AXPs chạy ngon hơn cache bự . vì thế 2700+ và 2400+ is recommended hec hec.

chuyên về Audio/video encoding, Photoshop, 3D rendering
CPU:- P4 2.6C GHz hay hơn
dưới $50:- Duron 1.6 GHz
$50 tới $100:- AXP 2400+
$100 tới $150:- AXP 2700+
$170 tới $200:- P4 2.6C GHz
$200 tới $300:- P4 3.0C GHz
$300 trổ lên:- P4 3.4C GHz
- đay là thế mạnh của P4. dưới $150, thì vẫn nên xài A XP.

CAD và Development workstation

CPU:- Athlon 64 3000+
dưới $50:- Duron 1.6 GHz
$50 tới $100:- AXP 2400+
$100 tới $150:- AXP 2700+
$200 tới $300:- Athlon64 3000+
$300 trở lên:- Athlon64 3400+
SSE3:- P4 "Prescott"
Athlon là the best CPU cho cái trò khỉ này.
Cho dân Ocer:

Athlon XP (T-bred "B")
Thằng nằy quá tuyệt cho Ocer, không khóa hệ số nhân, nên kết hợp với Mobo nForce2. chọn thang 1700+ là vừa.
AMD XP barton 2500+: dân Oc có thể tăng lên 3200+ ngon ơ, nhung fải chọn được mấy em xP đời đầu ấy, mấy em đời sau này khóa mất HSN coi như điếc, nhưng với nForce2 thì lại ngon.

Duron(Applebred) : Vừa rẻ vừa Oc hiệu quả, HSN bị khóa nhưng với nForce2 chipset mobo thì Ok vì PCI, AGP bus dươc lock hết.

P4 2,6 – 2,8 G (northwood C): cũng chơi dược nhưng cần fải co quả RAM tốt (tốt hơn là DDR433 trở lên).

Bài viết này là của tác giả Untehaching đăng trên www.ddth.com (ngày 23-04-2004)
 
Go to Page:  First Page Page 1

Powered by JForum - Extended by HVAOnline
 hvaonline.net  |  hvaforum.net  |  hvazone.net  |  hvanews.net  |  vnhacker.org
1999 - 2013 © v2012|0504|218|