|
|
Giả sử ISP đã fix 1 MAC modem Zyxel của tôi với user + pass, sau đó vì modem hỏng nên tôi thay = Linksys ( MAC khác với MAC đã fix )=> thông tin định danh sai.
Vậy tôi ko thể dùng line DSL đó, chỉ vì thay 1 modem mới?
Hôm nay thấy VCTV thông báo sử dụng xác thực qua MAC modem thay cho user + pass. Mình vẫn thấy khó hiểu vấn đề trong đoạn quote trên.
Ai làm cho VCTV có thể giải thích được không? cám ơn
|
|
|
Để truy được Internet thì modem bạn phải được cấp địa chỉ IP. Để được cấp địa chỉ IP thì bạn phải pass qua 2 bước:
1. Username đúng, pass đúng, thông tin định danh của bạn cũng phải đúng (định danh là gì nói sau).
2. Không bị khóa do nợ cước.
Thông tin định danh là thông tin liên quan đến vật lý (đường dây). Có 2 cách định danh được sử dụng phổ biến : theo MAC của bạn, hoặc theo định danh port vật lý mà đường line của bạn nối vào.
1. Theo MAC : lần đầu tiên sử dụng, ISP sẽ fix cái MAC của bạn, đi đôi với user + pass. Lần sau bạn đăng nhập, hệ thống sẽ check user + pass đó có MAC y như cũ hay không. Nếu không thì ... out.
Giả sử ISP đã fix 1 MAC modem Zyxel của tôi với user + pass, sau đó vì modem hỏng nên tôi thay = Linksys ( MAC khác với MAC đã fix )=> thông tin định danh sai.
Vậy tôi ko thể dùng line DSL đó, chỉ vì thay 1 modem mới?
|
|
|
Chưa hẳn là tương lai ko có cho các quán Net-Game. Chả hạn như Hàn, Nhật phổ cập tin học khỏi nói rồi, nhưng vẫn có rất nhiều quán. Ở vn chủ yếu là ăn xổi, làm đủ vốn thì lấy lãi luôn, ko chịu đầu tư thêm mở rộng hoặc nâng cấp dịch vụ
Đơn cử như CS, chơi qua LAN cấp clan thì phải ra hàng Net mới đã, nhưng hiếm có hàng nào ở VN có đủ khả năng hoặc chịu đầu tư.
Nếu bác muốn làm ăn lâu dài và chịu khó thì vẫn có khả năng kiếm đc như thường ^^
|
|
|
Đoán mò chút: con đường của FAL có 1 đoạn tên là "bớt chit chat ở box tán gẫu để dành thời gian học"
|
|
|
StarGhost wrote:
Còn nữa, đúng là trên thực tế lương lậu của cũng không cao, so với mức độ căng thẳng và tỉ mỉ của đầu óc đòi hỏi bởi công việc.
Đồng ý với câu này, nhưng cả xã hội việt nam có mấy ai được trả lương hoàn toàn tương xứng công sức bỏ ra đâu
StarGhost wrote:
Cuối cùng, bảo mật đòi hỏi rất nhiều kinh nghiệm, mà kinh nghiệm trong trường hợp này lại là thứ khó kiếm hơn nhiều so với các nghề khác, vd lập trình, hay thiết kế đồ họa, v.v...
1 trong các tiêu chí của security là available. Làm cái máy của mình chạy nuột cũng coi là kinh nghiệm được đấy chứ
|
|
|
PXMMRF wrote:
Khá nhiều tài liệu đã trình bầy các mẫu thiết kế mạng phù hợp với từng loại hình công ty và quy mô của công ty. Cisco cũng đã cung cấp một "tập" thiết kế mẫu như vậy. Trong các tài liệu khác, thí dụ tài liệu "Làm chủ Windows 2003 server" cũng có đưa ra nhiều mô hình mạng, có cả DNS server (Primary, Secondary), DHCP server, Mail server, Webserver.... Tốt nhất ta nên dựa vào một trong các sơ đồ mẫu này, mà ta thấy phù hợp với hoàn cảnh công ty nhất, để thiết kế mạng cho công ty mình, rồi nếu muốn thì có thể bổ sung, cải tiến chút ít. Không nên tự nghĩ ra một sơ đồ có vẻ "không giống ai" cả.
Đúng là việc tiếp thu, tham khảo các tài liệu đó rất cần thiết. Anh Mai có thể chia sẻ 1 vài địa chỉ như vậy được không? nếu được mong anh cung cấp cả "tập" thiết kế mẫu như vậy để tiện so sánh
|
|
|
neo_hack wrote:
+ SONY đã khẳng định thương hiệu từ lâu và đa số những người dùng không coi tiền là vấn đề lớn đều chọn Vaio .
- Cùng cấu hình nhưng Vaio có thể chạy hơn hẳn các hàng phổ thông khác .
- thích hợp cho sinh viên và những người thường xuyên di chuyển
......
Thương hiệu SONY hợp với người dùng ko coi tiền là vấn đề, và Vaio của Sony hợp với Sinh Viên => Sinh viên ko coi tiền bạc là vấn đề?
Tích hợp những công nghệ 1 không 2 .
- Đa số là siêu mỏng , Siêu nhẹ ... Siêu mạnh .
và siêu đắt nữa
@chủ topic: tớ thấy với tầm tiền này, làm 1 em Dell hơn: vừa bền vừa mạnh. Vostro 1500 chả hạn
|
|
|
meomeo_bebong wrote:
HIx, sorry all. Em cũng chẳng muốn quay lại đây tẹo nào và cũng k0 quan tâm ai đặt nick name gì cho mình . Nhưng vấn đề đã được tác giả thừa nhận là đã giải quyết xong rồi mà . Mà ổ ghi CD giá bây giờ chỉ có 100 ngàn VND , đĩa CD - RW chỗ tớ căng thì cũng chỉ có 30 ngàn VND thui mà . CD - R trắng tinh cũng chỉ tới 5 ngàn là hết cỡ , làm gì đến mức k0 có ổ , mà k0 có thì đi mượn cũng được chứ sao .
@all : Bà con để yên cho cái topic này ngủ đông đi , đừng bới móc lên nữa nhé
Xin nhờ BQT đóng cái topic này lại , k0 bà con lại tưởng bở được dịp spam
PS: Cám ơn Genetic về lời khuyên , để tớ suy xét lại .
Tớ nghĩ chủ đề vẫn rất có giá trị đấy chứ? giả sử 1 hôm down 1 file iso của OS nào đó, khoái quá muốn xài ngay nhưng đĩa DVD thì hết, thế là cần đến chủ đề này
Hoặc người nào đó thik chơi đủ loại để tìm hiểu và so sánh. Họ để trống tầm 20GB trong HDD rồi cứ thik OS gì down về cài vô nghịch.
Và thêm nữa: giải pháp cài từ hard disk tiết kiệm chi phí
|
|
|
beo_beo37 wrote:
Nhớ là IP của NIC phải cùng IP với modem
Thân
IP của NIC phải cùng mạng với IP của modem chứ nhỉ?
|
|
|
Lần đầu tiên tớ nhìn thấy dòng "Bạn có khả năng đọc bằng vận tốc ánh sáng..." thấy buồn cười lắm, tưởng là trò đùa nào đây. Ngẫm lại vẫn thấy hài
Nếu có thay thì anh conmale kiếm câu nào độc hơn nữa vào cho vui. Chả hạn "Đọc từ từ thôi cha nội, đang bận thấy bà đây này"
|
|
|
hoangclinh wrote:
Tớ không hiểu đoạn cậu nói SYN flag có 8 bits hoặc hơn tùy loại kết nối ?
Flag SYN trong hình có 1 bit , vùng Reserved có 6 bits. Giả sử đều dành cho flag SYN trong thực tế thì chỉ có tối đa 7 bits chứ nhỉ?
|
|
|
Đúng là em hiểu lầm ý bài viết trên rồi
|
|
|
conmale wrote:
Ngoài x-flash còn có những phương tiện tàn phá kinh khủng hơn. Cũng may những cu cậu thích trò này thường không đủ kiến thức và kinh nghiệm để tạo dung hại ở mức độ đó.
Em nghĩ x-flash là cách thức tấn công chứ không phải phương tiện (tool)....anh nghĩ sao?
ngoài việc Denial of Service, X-flash còn có thể gây hại thêm những gì vậy anh?
|
|
|
Telnet nằm ở tầng App , thì thế gói tin được encap của 1 phiên telnet chắc chắn phải đi qua tầng Transport => sẽ phải có UDP hoặc TCP được sử dụng
Tớ thử bắt vài gói của telnet và thấy toàn TCP. Có thể là do việc gửi ID + pass yêu cầu tin cậy cao. Nếu dùng UDP thì không ổn lắm nhưng được cái nhanh hơn thôi ( mà telnet cũng không cần nhanh quá làm chi)
vì thế tớ trả lời là cần UDP (vì đầu bài bảo là telnet xài UDP )
|
|
|
conmale wrote:
Kỹ năng xác định sự cố có 2 phần quan trọng:
1) kinh nghiệm + kiến thức.
2) những thay đổi gần nhất có thể là nguyên nhân của sự cố + những khác biệt của vật thể đang có sự cố so với những vật thể tương đương khác.
Chừng nào chưa xác định được chính xác nguyên nhân sự cố, chừng đó khoan hẵng bắt tay vào khắc phục sự cố.
điểm tối quan trọng ở đây cần nhìn nhận là khả năng gợi ý và thu hẹp biên độ sự cố đã xảy ra do cái gì, do những thay đổi nào chớ không chỉ nằm trong giới hạn đoán bằng kỹ thuật.
Đáp án chú conmale đã đưa ra rồi mà.
Lâu lâu quay lại đọc topic này thấy một số cái mới lạ
Tóm lại tớ nghĩ chú conmale định truyền tải ý:
1. Trước khi nghĩ đến làm việc như thế nào, ta nên nghĩ tại sao vấn đề lại như thế, và ta phải vạch ra cần làm gì để giải quyết nó.
2. Dẫu là dân kĩ thuật nhưng cần tránh việc cứ cắm đầu vào nghĩ đến kĩ thuật mà phải biết nhìn ngó các mảng khác nữa
|
|
|
Tớ thử trả lời nhé:
a. Hỏi vậy những cái Uploads đó có làm chậm lại cái Downloads của bạn không? Tại sao có hoặc tại sao không?
b. Nếu đường truyền của bạn là 4Mbit/s Downstream và 1Mbit/s Upstream thì sao?
a.
Việc Upload và Download có ảnh hưởng đến nhau.
Gọi máy của mình là A, đang down MP3s từ B, và có 10 máy C yêu cầu A upload nhạc. Tất cả đều dùng TCP
Vì kết nối TCP yêu cầu bên nhận gửi ACK nên mỗi khi có 1 gói tin upload từ A -> C, luôn phải có ACK gửi trả từ 10 máy C -> A
Tương tự , khi A down nhạc từ B, A cũng phải liên tục gửi ACK cho B
Giả sử sliding window =1 (tức là mỗi lần TCP chỉ send 1 gói, và ACK báo lại rằng đã nhận đc gói đó) thì số gói gửi và gói nhận là như nhau ( tạm bỏ qua các gói bắt đầu phiên và ngắt phiên do không đáng kể).
Vì thế Upload làm chậm quá trình Download ( vì làm tăng số gói phải gửi) và ngược lại
b.
Nếu đường truyền là 4Mbps/1Mbps , mà Window = 1 thì số gói gửi-ACK (upload) sẽ bằng số gói nhận ( data bên download)
giả sử kích thước mỗi packet là như nhau thì ta chỉ dùng được 1Mbps/1Mbps cho việc truyền dữ liệu mà thôi
Nếu Window thay đổi kích thước thì tính tương tự nhưng phức tạp hơn, và tớ nghĩ nó thay đổi chóng mặt , khi đó ta chỉ ước lượng được mà thôi
|
|
|
Tớ rất thường dùng "Xem bài mới từ lần truy cập trước" khi vào HVA.
Gần đây khi duyệt mà quên sign out, khi vào lại lần 2 thì vẫn thấy các bài viết mình đã xem trong mục "Xem bài mới từ lần truy cập trước", mặc dù thời gian 2 lần duyệt cách nhau trên 6 tiếng.
Đây có phải lỗi không vậy?
|
|
|
tớ cũng mới học Assembly. Thi thoảng muốn tham khảo code các bài tập nhưng ko biết tìm ở đâu , tớ hay viết bằng C xong biên dịch ra .exe rồi dùng OLLYDBG dịch ngược ra Assem ngó chơi.
thử làm cách đấy xem
|
|
|
bản thân soft chống hacker và trojan lại có crack đi kèm là sao vậy nhỉ?
|
|
|
học lập trình mà đến học viện mạng cisco làm gì vậy?
|
|
|
kf wrote:
Học viện Kỹ thuật Mật mã không phải là nơi ai cũng có thể vào, độ tuổi nào cũng có thể học.
litva wrote:
Ở Học viện Kỹ Thuật Mật Mã có đào tạo chuyên ngành An Toàn Thông Tin với các môn cơ bản rất sát với bảo mật đấy bạn ạ
Chẳng hiểu!
HVKTMM hiện có 2 khoa: An toàn thông tin và Mật mã.
ATTT tuyển sinh theo đợt thi đại học, khối A.
Mật mã do các tỉnh thành gửi người về học.
Còn cái tên ATTT cũng đủ để nói lên mục tiêu học của khoa rồi đấy.
|
|
|
vietnamnet wrote:
Trong các loại CPU, AMD đều qua mặt Intel không ít thì nhiều ngoại trừ những con CPU dùng cho máy xách tay.
Nói thế hơi chủ quan.
xemkia wrote:
Tui thì rất khoái AMD hàng của nó rất tốt . Máy tui nè chơi xài liên tục gần như 24/24 . chơi VLTK mà .có bị sao đâu máy vẫn mát rượi . nghe các hảo hữu chơi chung than phiền là máy họ nóng gần như cháy là tui mát dạ ghê . he he..
Chơi VLTK thì gần như Idle rồi còn gì? không mát thì phải xem lại
|
|
|
Hồi trước cuốn TCP/IP illustrated Vol 1 trong thư viện sai 1 số hình. Không biết đã sửa lại chưa?
|
|
|
rename wrote:
Điều hợp thì cũng nên, HVA chứ có phải là yahoo đâu. Server có hạn mà...
Yahoo cũng có hạn đấy chứ
rename wrote:
Nhưng theo em tốt nhất là unlock cho nick Ghost Ship là các vấn đề khác sẽ được giải quyết!
Nói thế hóa ra mấy vụ rắc rối này do GS làm à?
rename wrote:
Một người có càng nhiều nick trên HVA chứng tỏ họ có cảm tình với HVA. Và chẳng qua gây vui chứ chẳng chọc phá gì đáng kể, mà có ai đủ IQ bằng Ghost Ship để đọc hết những câu văn kinh dị mà cô ấy viết cả đâu.
Xóa hết là xong, ) )
Chắc gì nhiều đã là quý? Tớ nghĩ cốt tinh, ko cốt đông
Túm lại là ủng hộ ,vì ko thik việc cứ hơi tí search bài mới toàn thấy mục trash...
|
|
|
pnco wrote:
Tui hiểu ý bạn. Về nguyên tắc (dựa trên phép and) thì không sai nhưng khi thi hành thì không được vì mạng 0.0.0.0 0.0.0.0 có tính đại diện cho tất cả các mạng. Những mạng khác thì thì tùy theo lớp mà sẽ có subnet mask khác nhau.
Điều đó có nghĩa câu lệnh ko thể khác do "quy ước" ? tớ thử với Boson ko đc, có lẽ là bồ đúng.
pnco wrote:
Ở trên phép and của bạn cũng sai, người ta lấy địa chỉ host and với subnet mask chứ không có làm ngược lại
Tớ cứ AND cho ra kết quả chứ chả để ý đến đồng nào mua mắm, đồng nào mua muối cả
|
|
|
Tớ hiểu thế này:
câu lệnh ip route bình thường như sau:
(config)#ip route 172.16.1.0 255.255.255.0 s0
Router thực hiện phép AND giữa 255.255.255.0 với 172.16.1.0 tìm ra địa chỉ mạng 172.16.1.0 , so sánh trong routing table tìm ra con đường ngắn nhất để gửi gói tin đi.
còn với
(config)#ip route 0.0.0.0 0.0.0.0 s0
Router thực hiện phép AND giữa 0.0.0.0 với 0.0.0.0 tìm ra địa chỉ mạng 0.0.0.0 và phải đẩy ra S0.
=> R học được rằng với mọi mạng ko math trong routing table, R đối xử bằng cách đẩy ra s0.
Nếu tớ thay vào bằng câu lệnh
(config)#ip route X.Y.Z.M 0.0.0.0 s0
Phép toán AND giữa 0.0.0.0 và X.Y.Z.M vẫn cho ra mạng đích là 0.0.0.0 và (có lẽ) R vẫn thực hiện chức năng như câu lệnh ip route 0.0.0.0 0.0.0.0 s0
Mọi người góp ý xem tớ suy nghĩ sai ở điểm nào?
|
|