|
|
Như vậy đó là điểm hạn chế của ntfs-3g, nó giới hạn chuyện này có lẽ vì mục đích an toàn dữ liệu. cách giải quyết bây giờ chỉ có thể là khởi động windows và shutdown bình thường sau đó mount thì được. Biết chổ gỡ rồi thì nên tránh trường hợp như vậy.
--YHT
|
|
|
hi`hi`, hoàn hảo chứ không phải "hoàn hảo" đâu gsmth, hi`.
Mình thì chưa bị trường hợp hibernate này, nhưng nhìn log quanta đưa ra thì ntfs-3g không cho mount luôn chứ không phải chỉ cho read-only. không biết hiện tại thì nó đã cho phép read-only chưa. Mà hibernate cũng có gì ghê gớm đâu, sao không cho con người ta mount cho rồi nhỉ, .
Để xem coi trong cái list kia có cái gì không,...
--YHT
|
|
|
không biết server IBM có gì đặc biệt không chứ nếu bình thường thì cứ bỏ đĩa vào cài thôi chứ có gì đâu, cùng 1 họ với nhau mà. Có thể lúc ra đời server chưa có 2k3 nên nó ko quảng cáo là support.hi`hi`
--YHT
|
|
|
module ntfs dùng tốt ở chế độ read-only thôi, chế độ read-write nghe bảo là đã dùng được nhưng có vẻ như còn hạn chế lắm. ntfs-3g sử dụng FUSE (Filesystem in Userspace), đã có bản chính thức, và trong quá trình sử dụng YHT "cảm thấy" là an toàn và hiệu quả.
Cài cả hai cũng được, thêm cái module nữa cũng chẳng xinhe gì, lúc nào cần read-write thì dùng ntfs-3g.
--YHT
|
|
|
Tất nhiên USB có thể định dạng được là NTFS tuy nhiên NTFS thì nhiều hệ thống không tự hiểu được nên khó khăn trong việc đem USB đó cắm sang máy khác. Còn nữa là NTFS Filesystem nên dùng cho các ổ có dung lượng lớn.
--YHT
|
|
|
ntfs-3g là giải pháp tương đối hoàn hảo hiện tại cho việc read-write!
Bạn có thể thêm thông số force vô /etc/fstab /dev/hda1 /mnt/C ntfs-3g force 0 0
Khi hibernate hệ thống sẽ lưu thông tin đang có trong RAM vô file hiberfile.sys, có thể lúc đó Windows cũng thay đổi 1 số thông tin nào đó trong phần quản lý của partition này. Việc mount partition như thế có thể dẫn đến hư hỏng file (??) nên ntfs-3g hạn chế việc này chăng.
Bạn có thể upgrade GNOME lên bản mới nhất, sẽ có phần cấu hình sẳn cho tính năng hibernate. Hoặc tham khảo thử về các ACPI event.
--YHT
|
|
|
Fedora: fedora.redhat.com
Debian: debian.org (http://www.debian.org/CD/http-ftp/)
--YHT
|
|
|
hi`, chắc không phải là không biết mà paste nhằm vô PATH làm mất hết
Đây là 1 cái PATH bên máy YHT đang ngồi nè:
Code:
%SystemRoot%\system32;%SystemRoot%;%SystemRoot%\System32\Wbem;c:\Program Files\Microsoft SQL Server\90\Tools\binn\;C:\Program Files\Microsoft SQL Server\80\Tools\Binn\;C:\Program Files\Microsoft SQL Server\90\DTS\Binn\;C:\Program Files\Microsoft SQL Server\90\Tools\Binn\VSShell\Common7\IDE\;C:\Program Files\Microsoft Visual Studio 8\Common7\IDE\PrivateAssemblies\;C:\j2sdk1.4.2_12\bin;C:\Sun\AppServer\bin;C:\Sun\j2ee1_4_2\bin;C:\WTK22\bin
Thích cái nào thì giữ lại cái đó.
--YHT
|
|
|
Nếu muốn dùng Nautilus (duyệt file) "giống như" Windows Explorer thì vào trong menu bar chọn File Browser hoặc gõ lệnh nautilus --browser trong terminal. Bạn nên tìm tài liệu Linux cơ bản để đọc trước nhằm biết 1 số thuật ngữ cơ bản.
So sánh giống như cũng hay chứ anh conmale, thấy bên kia làm được bên này không biết làm sao thì mình tìm tòi tìm hiểu, từ từ tiến bộ. Không thế nào xuất phát điểm là con số 0 mà mình tìm hiểu nhanh được.
--YHT
|
|
|
Trời đất, thì ra có người đi bán sách!
Hy vọng bạn có nhiều khách hàng nha.
--YHT
|
|
|
Hihi, em không phải nói cách của anh. Ý em nói là cài đặt HTTP server hay ssh gì đấy thì nó hơi cao siêu, lý do là muốn chia sẽ file thôi thì đó là giải pháp không tối ưu cho lắm. Đương nhiên với những người rành về các dịch vụ đó thì không nói làm gì, còn bình thường mới làm quen thì hơi kẹt.
Tùy sở thích mỗi người thôi, vài dòng thảo luận.
--YHT
|
|
|
Sao cực khổ, cao siêu vậy ta. Kết nối hai máy thành 1 mạng rồi share nhau chép về, Linux thì có Samba, Windows thì Share. Cấu hình mạng trong VMWare có khó khăn gì đâu mà áp dụng mấy biện pháp cao siêu dữ vậy.
--YHT
|
|
|
Tớ thì không phải checker đâu nhưng ghé tham quan thử thôi. Bạn nên cấu hình lại host của bạn không cho phép list content. Tôi thử một số thư mục và thấy được hết nội dung bên trong của nó, điều này không nên tí nào.
Edit: Thêm một chuyện nữa là module xử lý SQL Injection của bạn có vấn đề trong việc xử lý các ký tự đặc biệt.
--YHT
|
|
|
hoang_tu_taliban wrote:
Em có đọc phần thảo luận về linux bên linux.cmc.com.vn và có anh bên đó nói là có được cd free ubuntu linux gửi tận nhà.Vậy đăng ký sao để có hả các bác?
Vô đây nè: https://shipit.ubuntu.com/
Mà mấy cái này có bao nhiêu đâu, down về rồi burn, đợi nó gởi xong CD chắc lè lưỡi chết mất. Lúc đó hết cảm hứng nữa rồi
--YHT
|
|
|
Trong các công nghệ làm Web như ASP.NET có hổ trợ cơ chế cache, bạn có thể tham khảo các sample trong MSDN để hiện thực, M$ có hổ trợ một số thư viện hình như gọi là Application Block trong đó có phần cache. Trong PHP nghiên cứu thử smarty xem.
Không biết ý bạn phải vậy không?
--YHT
|
|
|
kelieumang2 wrote:
đề nghị anh conmale post các giá trị default của FF lên luôn, để những ai không muốn thì chỉnh lại như cũ.
Mấy cái đậm là giá trị đã được sửa đổi, bạn chỉ cần Right Click và chọn Reset là về giá trị mặc định.
--YHT
|
|
|
aguest wrote:
Hai bác mod xin tiếp tục tranh luận, vì em càng học được nhiều.... )
Anh YHT có nói một ý mà em thấy thú vị: là InnoDB cho phép mình tạo foreign key constraint, còn MyIASM thì phải giải quyết trên code. Theo kinh nghiệm của các huynh thì phương án nào tốt hơn? Nếu phải quyết định thì phải dựa trên những yếu tố nào? VD: độ lớn/phức tạp của CSDL, tài nguyên (programmer, thời gian), và khả năng bị lỗi nếu lập trình thiếu kinh nghiệm, ....
Sẵn tiện đây cũng có câu hỏi về khi insert 1 row vô table, theo các huynh cánh nào sau đây tốt nhất để tránh người dùng insert 2 cái giống nhau liên tục (VD khi bấm refresh):
1. Sau khi insert, header("Location:")
2. Trong hàm insert, kiểm tra trước coi có row nào giống vậy đã được insert chưa?
3. Cho MySQL giải quyết: cái này em cũng hông rõ phải làm sao? Không biết InnoDB có hỗ trợ tính năng này không?
Cám ơn các huynh.
Thật tế thì các ứng dụng LỚN của các đại gia như Microsoft, Oracle hay Sybase khi mình phân tích database thì chẳng thấy một foreign key nào hết, mọi chuyện đều được giải quyết trực tiếp trong code. Nếu mình dùng constraint thì DBMS sẽ giải quyết dùm mình và sẽ trả về mã lỗi nếu dữ liệu vi phạm. Tự mình giải quyết cũng có cái hay và cũng có cái dở của nó. YHT xin đưa ra một trường hợp về hệ thống mình đã từng xây dựng: Hệ thống hoạt động trên MySQL 4.0 không hổ trợ InnoDB, có hai server 1 chính và 1 backup server, khi server chính bị hư thì toàn bộ hoạt động sẽ do server dự phòng dảm nhiệm (cũng có thể là tất cả dịch vụ, cũng có thể là chỉ có db thôi - hai cái này không đặt gần nhau). Vấn đề đặt ra là việc đồng bộ hoá dữ liệu giữa hai database. Nếu những server cao cấp hoặc dùng version MySQL có hổ trợ thì đơn giản, đằng này mình phải giải quyết bằng tay. Replicate cũng có cái khổ là mình phải làm theo đúng trình tự chèn dữ liệu vào (cha trước tới con). Nếu không có fk constraint mình thoải mái muốn làm cái nào trước cũng được. Những tables có liên kết vòng còn khổ sở nữa. Một vấn đề nữa là việc edit dữ liệu trực tiếp bằng tay, có fk vô là ôi thôi nó cứ la ầm lên.
Về chính thống thì db phải có fk (DBMS hổ trợ), YHT hiện thực hầu hết các ứng dụng đều có sử dụng vì nó tiện cho người lập trình. Không biết có anh em nào có ý kiến nào về việc này hay không?
Về ý thứ hai, khi refresh browser sẽ POST dữ liệu lên server và tiến trình insert cứ thế xảy ra tiếp tục, các row id thường thì ta để tự động nên sẽ chèn vào 2 row trùng nhau về nội dung nhưng vẫn phân biệt nên hợp lệ. Nếu muốn giải quyết thì bạn có thể tìm cách nào đó để đánh dấu/kiểm tra là row đó đã chèn vô rồi , hoặc hiện thực phần flood control..., chuyện này sẽ bàn tiếp nha.
--YHT
|
|
|
Đây là bài viết YHT đã post trong forum cũ, nay lục lại trên máy thấy còn sót lại nên đưa lên cho anh em nào cần tham khảo.
1.Mở đầu
Có lẽ trong chúng ta ai cũng đã từng dùng lệnh mount để mount một partition vào để làm việc, nhằm giúp cho việc mount tự động khi boot hoặc giảm nhẹ việc đánh lệnh mount quá dài để có thể mount được ổ đĩa ta đưa những thông tin cấu hình vào trong file /etc/fstab. Nhưng trong chúng ta có mấy ai hiểu hết được ý nghĩa từng column trong file này? YHT xin đưa bài viết này lên để mọi người cùng tham khảo.
Nội dung bài viết này dựa trên bài viết http://www.tuxfiles.org/linuxhelp/fstab.html và được điều chỉnh lại ở một số chổ cho hợp lý hơn, ở đây YHT chỉ lấy những thông tin cần thiết mà không dịch trọn bài viết.
Chú ý: Trong bài viết đôi khi dùng lẫn lộn giữa partition và thiết bị (device), bạn có thể hiểu nó đề cập đến các phân vùng trên ổ cứng, ổ đĩa mềm, CD, USB Flash...
2.File fstab là gì và tại sao ta lại cần nó
fstab là một tập tin cấu hình chứa các thông tin về các phân vùng trên ổ cứng cũng như các thiết bị lưu trữ khác trong máy tính của bạn. Tập tin này nằm trên thư mục /etc.
/etc/fstab chứa các thông tin cần thiết để xác định xem một phân vùng hay thiết bị của bạn được mount như thế nào và mount vào đâu trong cấu trúc thư mục.Nếu như bạn không thể truy xuất các phân vùng của Windows (NTFS hoặc FAT32) từ Linux, không thể mount CD hoặc ghi file lên ổ mềm với quyền hạn user bình thường, hoặc gặp vấn đề với CD-RW của bạn, có lẽ bạn đã không cấu hình đúng file /etc/fstab rồi. Để có thể điều chỉnh fstab bạn cần có quyền root và dùng một chương trình xử lý văn bản như vi hoặc gedit để điều chỉnh.
3.Mô tả sơ lược về fstab
Đây là cấu trúc một file /etc/fstab mẫu
Code:
----1----------2-----------3----------------4---------------5-----------------6----
LABEL=/ / ext3 defaults 1 1
LABEL=/boot /boot ext3 defaults 1 2
LABEL=swap swap swap defaults 0 0
/dev/sda8 /working vfat auto,user,exec,rw 0 0
/dev/sda9 /eLib ntfs-3g auto,user,noexec 0 0
4.Ý nghĩa cột thứ 1 và 2: Thiết bị cần mount và nơi mặc định để mount.
Cột thứ nhất là ổ đĩa hoặc thiết bị cần mount vd như /dev/fd0 (mặc định là ổ đĩa mềm), /dev/hda1, /dev/sda1...
Cột thứ 2 chính là nơi mount mặc định.
Hãy nhìn thử nội dung file fstab trong phần 3 dòng cuối cùng: nếu như từ dòng lệnh bạn gõ:
$mount /eLib thì nó tương đương với việc bạn phải gõ đầy đủ như sau
#mount /dev/sda9 /eLib (mặc định quyền root mới được mount) đó là chưa kể thông số về file system và các thông số phụ
#mount /dev/sda9 -t ntfs /mnt/ nếu muốn chỉ định file system
Bạn có thể sử dụng tên của partition thay vì dùng /dev/sda1... cũng được, bảng trên là một ví dụ
5.Cột thứ 3: loại file system
Đây chính là định dạng file hệ thống của thiết bị của bạn
ext2 và ext3: thường dùng cho các hệ thống Linux
reiserfs: nếu ổ đĩa bạn định dạng kiểu ReiserFS thì dùng tuỳ chọn này.
swap: được sử dụng cho swap partition
vfat, ntfs, ntfs-3g: vfat được dùng cho các ổ đĩa FAT32 trên Windows còn ntfs dành cho NTFS (chú ý một số distro như RedHat không đưa hỗ trợ ntfs vào mặc định do đó bạn cần compile lại kernel hoặc cài thêm module ntfs vào). ntfs-3g là một giải pháp cho việc read-write ntfs partition trên Linux tương đối tốt hiện nay.
auto: tự động detect, nếu không biết partition của mình định dạng kiểu gì thì hãy thử tuỳ chọn này.
6.Cột thứ 4: Các tuỳ chọn mount
Đây có lẽ là cột quan trọng nhất đây, nó quy định xem có mount tự động lúc khởi động không, user có quyền mount không, có cho phép thực thi các file trên đó không (nhiều trường hợp lỗi khi thực thi các script, exec file không được là do phần tuỳ chọn này).
- auto và noauto: Với tuỳ chọn auto, thiết bị sẽ tự động mount lúc khởi động máy tính, đây là tuỳ chọn mặc định. Nếu bạn không muốn thiết bị của mình được mount tự động hãy dùng tuỳ chọn noauto, khi đó khi nào bạn ra lệnh mount thì hệ thống mới mount cho bạn.
- user và nouser: tuỳ chọn user cho phép những user bình thường có thể mount thiết bị, ngược lại nouser chỉ cho phép root mới có quyền mount mà thôi. Tuỳ chọn nouser là mặc định, nếu bạn không thể mount CD, ổ đĩa từ windows... bạn hãy điều chỉnh lại thông số này.
- exec và noexec: exec cho phép bạn thực thi các file thực thi tồn tại trên partition đó, đây là tuỳ chọn mặc định. Tuỳ chọn noexec sẽ không cho phép bạn thực thi những file này, tuỳ chọn này thường được áp dụng đối với những phân vùng không có file thực thi hoặc không muốn cho thực thi.
- ro: mount partition ở chế độ read-only. Với chế độ này bạn chỉ có thể đọc mà không thể ghi được vào partition đó.
- rw: Mount partition ở chế độ read-write, đôi khi bạn phải đau đầu vì tuỳ chọn này do không thể ghi vào đĩa mềm mà không hiểu nguyên nhân vì sao.
- sync và async: đây là tuỳ chọn cho việc đọc và ghi lên file system. sync nghĩa là tất cả được làm đồng thời với nhau, tuỳ chọn này thường được áp dụng cho đĩa mềm. Một vd: khi bạn ra lệnh copy một file lên đĩa mềm, với tuỳ chọn sync file sẽ được chép ngay lập tức khi bạn ra lệnh, với tuỳ chọn async (không đồng thời) thì file đó chưa hẳn đã được chép lên đĩa. Nếu như bạn rút đĩa ra mà không umount thì có thể file đó không tồn tại trên đĩa mềm. async là tuỳ chọn mặc định.
- defaults: sử dụng các tuỳ chọn mặc định đó là rw, suid, dev, exec, auto, nouser, and async
Các tuỳ chọn được cách nhau bằng dấu phẩy (,)
7.Cột thứ 5 và 6: Các tuỳ chọn cho lệnh dump và fsck
Dump là gì? Đó là một tiện ích backup filesystem, gõ lệnh $man dump để biết thêm thông tin
Thế còn fsck? Đó chính là tiện ích để kiểm tra file system xem có bị hư hỏng gì không (và sửa lỗi nếu được).
Cột thứ 5 chính là thông số tuỳ chọn cho dump. Dump sẽ dựa vào con số bạn cấu hình để biết phải làm gì, nếu nó là 0 thì dump sẽ bỏ qua và không làm gì, hầu hết các trường hợp thông số này đều bằng 0!
Cột thứ 6 chính là thông số tuỳ chọn cho lệnh fsck. Nó quy định thứ tự để kiểm tra file system, nếu thông số này bằng 0 đồng nghĩa với việc fsck sẽ không kiểm tra
8. Kết luận
Với những thông số tuỳ chọn cho file /etc/fstab hy vọng bạn sẽ không còn những giây phút đau đầu mà không hiểu nguyên nhân tại sao. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trên con đường chinh phục chú chim cánh cụt dễ thương!
--YHT
|
|
|
Có một điều em thấy khác biệt đó là InnoDB cho phép ta tạo foreign key constraint còn MyISAM thì không được. Đa phần các ứng dụng OSS đều không dùng constraint này mà tự giải quyết trong code, tuy nhiên nếu như có ý định dùng nó thì bắt buộc phải chọn InnoDB. Các shared hosting khác thì không biết thế nào chứ cái em đang dùng chỉ hổ trợ mỗi MyISAM, nếu muốn hổ trợ InnoDB thì phải thêm phí.
Về mặc hiệu suất có lẽ nhờ mấy nhóm test thực hiện rồi mình xem kết quả.
InnoDB vs MyISAM trên mạng bàn cũng nhiều, bạn vào google xem thử.
Đây là một link tham khảo http://dev.mysql.com/tech-resources/articles/storage-engine/part_3.html
--YHT
|
|
|
lupin212 wrote:
????????? Mỗi khi khởi động nó đều có tiếng bip phát ra ah,máy you có vấn đề rùi,xem lại đi.
Nếu sau quá trình POST mà có 1 tiếng beep là ok. Không có tiếng beep nào mới là có vấn đề đó.
--YHT
|
|
|
Tên chương trình vẫn là Oracle, vd Oracle 10g
Link để down: vào Oracle.com đến mục download Oracle 10g rồi chọn phần download cho Linux
Cách install: chạy cái script dưới quyền normal user
--YHT
|
|
|
Cách giải quyết như các bạn khác nói ở trên bạn làm được chưa?
Nếu muốn xài GUI trên máy bạn thì phải build cái X, GNOME cũng công phu à, thôi down 4 đĩa kia về cài lại đi (nếu cài lại được) hoặc down về rồi vo thư mục RPMS install mấy gói cần thiết.
--YHT
|
|
|
Tất cả các code trong CentOS đều giống hoàn toàn RHEL, chỉ trừ mấy cái logo, copyright.... thôi. có được điều này là do giấy phép GPL. RHEL bán giá cao đó chính là phần support chứ mã nguồn thì ai cũng có thể download về chỉnh sửa rồi compile lại. Oracle Unbreakable là một distro khác dùng source của RHEL.
Hai anh CentOS và RHEL hoạt động giống nhau y chang, làm việc trên RHEL sao thì qua đây như vậy.
Không biết bạn gì đó cài 20 cái server thế nào chứ tôi chỉ cài thử trên một máy ở nhà và thấy nó cũng bình thường giống như RHEL, default init là 3 thì không nhớ rõ lắm tuy nhiên theo những gì còn nhớ được thì nó vẫn có phần lựa chọn packages khi cài vào. Bạn chỉ cần chọn thêm các gói GNOME hoặc/và KDE là được. Nếu như mặc định init là 3 thì khi vào console bạn cứ việc gõ $startx để vào X-Window (với điều kiện đã cài). Nếu muốn sửa lại init 5 thì vào /etc/inittab điều chỉnh.
CentOS is an Enterprise-class Linux Distribution derived from sources freely provided to the public by a prominent North American Enterprise Linux vendor. CentOS conforms fully with the upstream vendors redistribution policy and aims to be 100% binary compatible. (CentOS mainly changes packages to remove upstream vendor branding and artwork.) CentOS is free.
CentOS 4 đến 4 đĩa không thể có chuyện nó không đưa GNOME vào, nếu nói về distro chuyên về server mà không include GUI vào thì phải kể đến Trustix.
Vài dòng
--YHT
Ps: Có thể bạn dùng Single Server CD để cài CentOS chăng?
|
|
|
Thật ra để hiện thực chuyện bạn nói không khó, chỉ một cái timer nho nhỏ là làm được.
Tuy nhiên nếu site đó không làm chuyện này bạn có thể làm mà, trong một số trình duyệt có hỗ trợ tính năng auto-refresh - điển hình là Opera.
--YHT
Ps: chuyện không đâu mà thấy mọi người có vẻ gắt gỏng với nhau quá, dù sao đây cũng là một tiện ích cho forum thôi mà.
|
|
|
Tìm cách xóa đi file autorun.inf ở mỗi ổ đĩa.
Nếu dùng Window explorer xóa không được thì chạy các lệnh sau để xóa
Code:
attrib -s -h C:\autorun.inf
del C:\autorun.inf
Lập lại như vậy cho các ổ đĩa khác.
--YHT
|
|
|
while này là while gì mà cấu trúc lạ hoắc vậy nè, phải muốn dùng for hông?
http://www.php.net/manual/en/control-structures.for.php
Cái này là lổi syntax, cú pháp viết còn sai sao chạy được.
--YHT
|
|
|
Hoàn toàn xóa được nó đó chứ!
- Đầu tiên vào Task Manager kill cái ctfmon.exe (thiệt giả gì kill hết).
- Bật cmd lên
+Tiếp đó vào từng ổ đĩa va thực thi cac lenh sau:
Code:
:\>C:
:\>attrib -s -h autorun.inf
:\>del autorun.inf
Làm tương tự như vậy với các file còn lại (ctfmon, *.exe....)
Nếu muốn xem tất cả các file ẩn trong ổ đĩa dùng lệnh
Code:
- Vào msconfig xóa hết các dòng có ctfmon.exe
- Vào registry tìm các khóa autorun mà diệt (thường nó nằm trong Run, RunOnce)
- Kill cái explorer.exe
- Vào Task Manager (Ctrl + Shift + Esc) và run lại thằng explorer. Xong test lại xem thế nào.
- Khi đưa USB vào cần ấn phím Shift để tránh bị autorun.
Vậy là xong, diệt được tất.
--YHT
Ps: lúc này có con .vbs nữa, cái này thì vào xem source của nó rồi làm ngược lại là xong.
|
|
|
Tớ goole dùm cậu nè:
http://support.microsoft.com/kb/175168
Code:
1. The most common reason is that the Internet Guest account (IUSR_MACHINE), which is by default part of the "Everyone" group, does not have Write permissions on the database file (.mdb). To fix this problem, use the Security tab in Explorer to adjust the properties for this file so that the Internet Guest account has the correct permissions.
NOTE: When using Microsoft Access databases with ADO, it is also necessary to give the Internet Guest account Write permissions on the directory containing the .mdb file. This is because Jet creates an .ldb file to handle database locking. You may also need to give read/write permission on the "Temp" folder because Jet may create temporary files in this directory.
2. A second cause of this error is that the database was not opened with the correct MODE for writing. If you perform the Open on the Connection object, you use the Mode property to indicate the permissions on the connection as shown here:
SQL = "UPDATE Products Set UnitPrice = 2;"
Set Conn = Server.CreateObject("ADODB.Connection")
Conn.Mode = 3 '3 = adModeReadWrite
Conn.Open "myDSN"
Conn.Execute(SQL)
Conn.Close
NOTE: By default, the MODE is set to 0(adModeUnknown), which generally allows updates.
3. Another cause of this error is that the "Read Only" setting may be checked in the Options page for this DSN in the ODBC Manager.
4. The last issue and work around pertains to any SQL data source. The error can be caused by SQL statements that violate referential integrity of the database. Here are a few of the most common queries that fail:
• The simplest groups to deal with are those you cannot change: crosstab, SQL pass-through, union, or update (or make-table) action queries that have UniqueValue properties set to Yes.
• Another very common cause is when the join includes linked ODBC tables that do not have unique indexes. In this case, there is no way for SQL to guarantee that records are unique in a table that has fields whose value will change with the query.
• One cause does have a robust workaround. If you try to update a join field on the "one" side of a "one-to-many" query it will fail unless you turn on cascading updates. This way, you delegate referential integrity to the JET engine.
Check lại permission xem
--YHT
|
|
|
Cái này là bắt buộc rồi bạn, do thiết kế của M$ như vậy. Nếu bạn không muốn ấn phím Shift mỗi lần Shutdown thì bạn hãy ấn phím H khi hiện lên màn hình chọn lựa.
Theo như tớ nhớ không lầm thì
H: Hibernate
S: Stand by
U: Shutdown
R: Restart
--YHT
|
|
|
hehe, bạn thử nói xem mục đích của việc bạn restart máy lại để làm gì đi
Note: Nhớ restat lại PC sau khi restart lại apache nếu không sẽ xảy ra hiện tượng Blank Page
Tôi không hiểu tại sao không restart lại sẽ bị blank page?
Mong cao nhân chỉ giúp :wink:
--YHT
Ps: nói thiệt nha, tui ghét mấy cái emotions này quá đi, nhìn nó nham nhở thế nào á, không đẹp bằng mấy cái trước đây của IPB
|
|
|
|
|
|
|