banner

[Rule] Rules  [Home] Main Forum  [Portal] Portal  
[Members] Member Listing  [Statistics] Statistics  [Search] Search  [Reading Room] Reading Room 
[Register] Register  
[Login] Loginhttp  | https  ]
 
Messages posted by: mrro  XML
Profile for mrro Messages posted by mrro [ number of posts not being displayed on this page: 19 ]
 
Tôi thấy bạn StarGhost thật dễ thương và tốt bụng.

ldd: nếu bạn muốn người khác giúp thì hãy viết mô tả lại giao thức, chứ còn cứ nói khơi khơi thì chẳng ai làm gì đâu. nhìn chung thì giao thức của bạn không có gì mới, và dựa vào những gì bạn nói ở đây thì xác suất để nó an toàn và thật sự tốt hơn những gì sẵn có gần như là 0. nhưng đây là cơ hội tốt để chúng ta có một chủ đề hay bàn về thiết kế và phân tích giao thức.

-m


Bạn nên đăng ký học lớp này https://www.coursera.org/course/crypto.

Tôi thấy nếu vẽ biểu đồ phát triển nghề nghiệp theo thời gian của tôi thì nó sẽ không phải là đường chéo, đi lên tịnh tiến theo thời gian, mà lại là dạng bậc thang. Có nghĩa là có những giai đoạn rất dài tôi chỉ đi ngang, thậm chí đi xuống, để rồi bất thình lình lại nhảy lên được một bậc mới, rồi lại đi ngang. Có khi nào bạn đang ở trong một giai đoạn đi ngang như thế hay không?

Tôi nghĩ điều quan trọng là giữ được tinh thần cầu tiến, giữ được sự tò mò, mong muốn khám phá tri thức và thế giới. Chỉ có tri thức mới giúp chúng ta đi lên và chỉ khi nào bạn còn ham học hỏi, ham sách vở, ham thử nghiệm tìm tòi thì bạn mới có thể hi vọng một ngày nào đó bứt phá ra khỏi vị trí hiện tại và vươn lên một tầm cao mới. Tri thức giống như lãi suất gộp, càng có nhiều tri thức thì bạn càng biết nhiều hơn, thấy nhiều thứ để làm hơn và lại càng có nhiều tri thức hơn nữa.

Về giới hạn của mỗi người thì tôi nghĩ chủ yếu nằm trong suy nghĩ của chúng ta thôi. Có nhiều việc chúng ta thấy khó quá và tự cho rằng mình sẽ không bao giờ làm được như vậy. Suy nghĩ như vậy thì đã thua ngay từ bước đầu tiên rồi. Phải làm thử thì mới biết được hay không. Vả lại đa số những gì chúng ta nhìn thấy, các thành tựu thành công rực rỡ hay chỉ đơn giản là sự hiểu biết của người khác, là kết quả của quá trình làm việc chăm chỉ trong một thời gian rất dài. Ngay cả Einstein cũng không thể nghĩ ra thuyết tương đối trong một ngày. Thành ra thay vì nghĩ rằng mình không làm được thì hãy nghĩ về những việc phải làm, những thứ phải học để có thể có được những kiên thức hay thành tựu như người khác.

Giới hạn duy nhất là bầu trời smilie

-m
1) TLS là phiên bản chuẩn hóa và mới hơn của SSL.

2) Mục đích chính của SSH là đăng nhập từ xa. Người ta còn dùng giao thức này để truyền file, tạo mạng riêng ảo (VPN), tạo proxy, "đào hầm" để vượt firewall, v.v.
Học cuốn "giáo trình" này thì không tốc chắc cũng... bất đạt.
Nếu muốn viết hệ điều hành, hoặc muốn tìm hiểu một hệ điều hành làm việc thế nào thì nên tìm đọc mã nguồn của xv6 [1]. xv6 dựa theo phiên bản thứ 6 của UNIX [2], nhưng được viết bằng ANSI C, chạy trên nền x86. MIT sử dụng xv6 để dạy sinh viên trong lớp hệ điều hành 6.828 trứ danh của họ [3].

xv6 đủ đơn giản để có thể đọc hiểu mà không bị lạc lối như nhào vào đọc kernel của Linux hoặc BSD, nhưng nó thể hiện được kiến trúc của một hệ điều hành UNIX hiện đại và có khá đầy đủ các thành phần và dịch vụ quan trọng của hệ điều hành như tiến trình, quản lý bộ nhớ, file system, v.v. Cái hay là xv6 còn thiếu nhiều dịch vụ, ví dụ như networking hay các phương thức bảo vệ, chống khai thác mã như ASLR, non-executable stack/heap, v.v. nên nó tạo cơ hội tốt để người học tìm hiểu và triển khai những món này. Việc "port" các công cụ quan trọng như gcc qua xv6 tôi nghĩ cũng là một dự án thú vị.

Chút vui,

-m

[1] http://pdos.csail.mit.edu/6.828/2011/xv6.html

[2] http://pdos.csail.mit.edu/6.828/2011/xv6.html#v6

[3] http://pdos.csail.mit.edu/6.828/2012/schedule.html
Hai câu hỏi này đã được đặt trong phần Q&A cuối bài của anh Quỳnh. Câu trả lời của tác giả là: chưa làm vì hai phần này không phải là trọng tâm trong nghiên cứu này của tác giả.

-m
gamo1102: nên biết 16-bit để hiểu lịch sử phát triển của x86. dẫu vậy bạn nên tập trung vào 32-bit, và nếu có thời gian thì đọc thêm về x86-64. về 32-bit PC assembly thì bạn có thể đọc cuốn sách này http://www.drpaulcarter.com/pcasm/pcasm-book-pdf.zip.

-m
GhostSentinel: học C.
một cuốn sách tốt về phân tích mã độc là Practical Malware Analysis (http://www.amazon.com/Practical-Malware-Analysis-Hands-Dissecting/dp/1593272901).

-m
học cách biến cái máy chạy Linux của mình thành một máy chủ web, email, dns, v.v. cũng là một cách tốt để làm quen với Linux.

một cách khác tốt hơn nữa là học lập trình trên Linux. học cách sử dụng các công cụ như gcc, gdb, make, v.v. rồi bắt đầu lập trình.

-m
 
Go to Page:  2 3 4 Page 5 Last Page

Powered by JForum - Extended by HVAOnline
 hvaonline.net  |  hvaforum.net  |  hvazone.net  |  hvanews.net  |  vnhacker.org
1999 - 2013 © v2012|0504|218|