[Article] The Unofficial Fedora FAQ |
18/06/2006 22:32:40 (+0700) | #1 | 471 |
|
tranvanminh
HVA Friend
|
Joined: 04/06/2003 06:36:35
Messages: 516
Location: West coast
Offline
|
|
The Unofficial Fedora FAQ (bản dịch tiếng Việt)
Nội dung
Về Fedora
1. Fedora Core 2 là gì?
2. Nghe nói Fedora chạy không ổn định?
3. Nó đã được phát hành chưa?
4. Có thể tải về Fedora từ đâu?
5. Có thể tìm thấy danh sách các phần mềm có trong Fedora Core 2 ở đâu?
6. Chương trình up2date vẫn hoạt động?
7. Có thể cài đặt FC2 trên ReiserFS, JFS hay XFS không?
8. Fedora có thể chạy trên AMD64 (Opteron) không?
9. Fedora có thể chạy trên máy Mac (PowerPC) không?
10. Có thể tìm thấy đĩa cài đặt cho Fedora Core 2 ở đâu ?
Cài đặt Fedora
1. Có thể tìm thấy các phần mềm cho Fedora ở đâu?
2. Làm sao cài đặt phần mềm cho Fedora? (cách dùng yum hay RPM)
3. Có chương trình nào tương tự như apt cho Fedora?
4. Có thể tìm thấy ở đâu các gói phần mềm Extras cho Fedora ?
5. Các máy chủ cập nhật của Red Hat chạy chậm quá! Làm sao bây giờ?
6. Làm sao cài đặt Java?
7. Làm sao cài đặt Flash vào trình duyệt web?
8. Làm sao xem PDF trong trình duyệt web?
9. Có thể dùng MSN(R) Messenger/AIM /ICQ/Yahoo trong Fedora?
10. Có thể dùng các font chữ TrueType trong Fedora?
11. Có thể tìm thấy drivers cho phần cứng của tôi trong Fedora?
Các vần đề thường gặp và cách khắc phục
1. Tôi gặp thông báo NOKEY từ RPM, hoặc tôi gặp lỗi chữ kí gpg khi dùng Apt / Yum / up2date!
2. Tôi gặp lỗi XKB sau khi đăng nhập!
3. Làm sao để thiết lập hỗ trợ 3D cho card ATI Radeon trong Fedora Core 2? (cập nhật 17/07/2004)
4. Làm sao để thiết lập hỗ trợ 3D cho card đồ họa nVidia trong Fedora Core 2? (cập nhật 3/07/2004)
5. Vài trang web tải chậm (như fedorafaq.org hay the New York Times)!
6. Card mạng 3com không hoạt động!
7. Card mạng không dây không hoạt động!
8. Máy tính của tôi khởi động lại khi cài đặt Fedora Core 2! (cập nhật 17/07/2004)
9. Tôi gặp lỗi về không gian đĩa khi cài đặt Fedora!
10. Sau khi cài đặt Fedora Core 2, bây giờ tôi không thể khởi động được Windows! (cập nhật 17/07/2004)
11. Tôi gặp vấn đề cài đặt khác chưa có trong các vấn đề nêu trên.
12. Sau khi cài đặt một chương trình, làm sao chạy nó?
13. Làm sao nghe nhạc MP3s với XMMS ?
14. Làm sao nghe nhạc MP3s với Rhythmbox?
15. Làm sao nghe nhạc MP3s với trình KDE MP3 như Noatun hay Juk?
16. Làm sao đọc được đĩa NTFS (Windows NT/2000/XP/2003) trong Fedora?
17. Tôi không thích kiểu quản lý file mới trong nautilus, làm sao để tắt nó?
18. Làm sao thay đổi các menu trong panel? (cập nhật 17/07/2004)
19. Làm sao chạy Wine?
20. Tôi không thể kết nối vào mạng chia sẻ Windows ! Có người bảo tôi dùng lệnh smbmount, nhưng nó cũng không chạy!
21. Chế độ rescue là gì và làm sao khởi động vào chế độ đó?
22. d00d, u sukc
FAQ
Về Fedora
1. Q: Fedora Core 2 là gì?
A: Fedora Core có thể xem như phiên bản kế tục của các bản Red Hat, nhưng đây là một dự án của cộng đồng. Theo trên trang chủ chính thức của Fedora, dự án Fedora là:
"... một dự án nguồn mở do Red Hat tài trợ và được đóng góp bởi cộng đồng. Nó tạo ra một sân chơi cho công nghệ mới mà có thể đưa vào các sản phẩm của Red Hat. Đây không phải là sản phẩm được hỗ trợ bởi Red Hat."
Hỗ trợ chính thức của dự án Fedora khoảng 6 đến 8 tháng cho mỗi phiên bản. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ phải nâng cấp Hệ điều hành 6 hay 8 tháng một lần. Việc nâng cấp là tương đối dễ dàng, như Red Hat Linux 8 - Red Hat Linux 9. Nhưng việc nâng cấp là không bảo đảm lúc nào cũng dễ dàng.
Nếu bạn không muốn nâng cấp 6 hay 8 tháng một lần thì đã có dự án gọi là Fedora Legacy Project có mục đích kéo dài thời gian hỗ trợ để áp dụng bản vá sửa lỗi an toàn quan trọng cho các phiên bản không còn hỗ trợ nữa bởi Fedora.
2. Q:Nghe nói Fedora chạy không ổn định?
A: Không đúng!
3. Q: Phiên bản nào của Fedora đã đươc phát hành?
A: Fedora Core 2 (Tettnang) đã được phát hành vào ngày 18/05/2004.
4. Q: Có thể tải về Fedora từ đâu? (cập nhật 27/05/2004)
A: tải về bằng http/ftp hay bằng BitTorrent. Bạn chỉ cần các gói "binary" hay "i386", không cần "source" hay "SRPM".
Một máy chủ khác có lưu trữ các phần mềm liên quan đến tiếng Việt và tất nhiên có cả Fedora.
5. Q: Có thể tìm thấy danh sách các phần mềm có trong Fedora Core 2 ở đâu?
A: Có một danh sách của tất cả các gói của Fedora Core 2 tại trang Distrowatch Fedora.
6. Q: Chương trình up2date vẫn hoạt động với Fedora?
A: Vâng, nhưng nó không dùng Red Hat Network (RHN) nữa. (Nó vẫn tải các gói từ máy chủ Red Hat, nhưng bạn sẽ không thể dùng các tính năng của Red Hat Network.)
up2date đang dần được thay thế bằng yum hoặc apt.
7. Q: Có thể cài đặt FC trên ReiserFS, JFS hay XFS?
A: Vâng, hiện tại bạn có thể cài đặt Fedora trên ReiserFS, JFS hay XFS. Nên nhớ rằng không có một file hệ thống nào trong số đó được hỗ trợ chính thức bởi dự án Fedora cả. (Có nghĩa rằng bạn có thể dùng chúng, nhưng sẽ không có các trợ giúp chính thức từ dự án Fedora nếu có vấn đề.)
Tại dấu nhắc cài đặt, gõ lệnh sau đây cho ReiserFS:
linux reiserfs
hay là đối với JFS:
linux jfs
hay cho XFS:
linux xfs
CHÚ Ý: Bạn không thể dùng SELinux trên ReiserFS hay JFS. XFS thì được. (Nếu bạn không biết SELinux là gì, bạn có thể không cần quan tâm đến chú ý này.)
(Cảm ơn whiprush [quoting Jesse Keating] đã nêu lên vấn đề này. Cảm ơn Kai Thomsen đã phát hiện lỗi chính tả quan trọng. Cảm ơn Colin Charles về phần XFS và cảnh báo liên quan đến SELinux.)
8. Q: Có thể chạy Fedora trên máy AMD64 (Opteron) ?
A: Vâng, được! Phiên bản AMD64 của Fedora Core 2 hiện đang có. Xem câu hỏi về tải xuống Fedora.
Nếu bạn có câu hỏi liên quan đến AMD64 Fedora, xem AMD64 Fedora FAQ.
9. Q: Có thể chạy Fedora trên máy Mac (PowerPC)?
A: Vâng, được nhưng hơi phức tạp một chút -- xem hướng dẫn của Colin Charles để cài đặt Fedora trên iBook (bạn có thể cài đặt trên các máy Mac khác với các hướng dẫn đó, nhưng có thể sẽ phải thay đổi đôi chút.)
(Cảm ơn Colin Charles!)
10. Q: Có thể tìm thấy đĩa cài đặt Fedora Core 2 ở đâu?
A: Hạt nhân mới 2.6 trong Fedora Core 2 không thể ghi lên một đĩa mềm được. Do vậy bạn không thể khởi động hay cài đặt từ đĩa mềm. Tuy nhiên bạn có thể cài đặt từ CD, đĩa cứng hoặc thậm chí từ đĩa USB (nếu máy tính của bạn có thể khởi động từ đĩa USB).
(Cảm ơn Noa Resare về đề nghị cho câu hỏi này và cho tôi các ví dụ rất tốt.)
Tải về và cài đặt các phần mềm
1. Q: Có thể tìm được các ứng dụng cho Fedora ở đâu?
A: Có nhiều "repositories" (máy chủ lưu trữ các gói phần mềm): trong số đó có rpm.livna.org (cho các gói có giấy phép hạn chế) và chính thức hơn là dự án fedora.us Extras. Các kho này lưu trữ các phần mềm khác nhau.
Có thể lựa chọn FreshRPMs nếu cần đến các gói mà cả fedora.us hay livna.org đều không có.
Để tìm kiếm các phần mềm trong các kho lưu trữ chính, dùng công cụ tìm kiếm có tại FedoraTracker.
2. Q: Làm sao để cài đặt các gói phần mềm trong Fedora? (Làm sao để dùng yum hay RPM)
A: Cách đơn giản nhất để cài đặt một phần mềm trong Fedora là dùng yum.
CHÚ Ý: Fedora Core 2 vừa mới được công bố, cho nên không phải tất cả các gói đều có. Nếu khi bạn cài đặt bằng yum và thấy thông báo "can't resolve dependencies" đừng lo lắng. Chỉ cần thử lại sau vài ngày.
1. Tải về file yum.conf. (cập nhật 29/05/2004)
2. Thay thế file /etc/yum.conf của bạn bằng file vừa mới tải xuống. Bạn cần phải đăng nhập vào root để làm chuyện đó. Thật ra, bạn cần root để thực thi các lệnh sau đây.
Nhớ rằng file yum.conf cung cấp ở đây thỉnh thoảng được cập nhật.
CHÚ Ý: Khi bạn chạy yum lần đầu, yum sẽ tải về các file header cho mỗi gói. Điều này có khi phải mất khá nhiều thời gian, có khi đến cả giờ, ngay với cả các đường truyền tốc độ nhanh.
Bây giờ, bạn có thể liệt kê các phần mềm có bằng lệnh sau:
# yum list available
* Để cài đặt một phần mềm, dùng lệnh:
# yum install têngói
* Để cập nhật một phần mềm, dùng lệnh:
# yum update têngói
Nếu bạn không chỉ định têngói, yum sẽ cập nhật tất cả các phần mềm trên hệ thống của bạn
* Để xem có gói phần mềm nào để cập nhật, dùng lệnh:
# yum check-update
* Để tìm kiếm một gói phần mềm, dùng lệnh:
# yum search
Muốn biết thêm chi tiết về yum, xin xem tại trang chủ của dự án yum. (Cảm ơn Ron Kuris đã gợi ý.)
Nếu bạn muốn an toàn hơn, bạn nên kiểm tra chữ ký GPG cho tất cả các gói trước khi cài đặt hay cập nhật. Thông thường chỉ cần loại bỏ dấu # cho hàng có "gpgcheck=1" trong file /etc/yum.conf. Bạn nên xem thêm tại câu hỏi về chữ ký GPG. (Cảm ơn Kai Thomsen đã đề nghị thêm ghi chú này.)
Để dùng yum qua một proxy, xem mục thảo luận tại FedoraForum. (Cảm ơn Reinhard Herzfeld đã cung cấp liên kết này.)
Để cài đặt một gói RPM mà bạn đã tải về khi không dùng yum, hãy mở một cửa sổ dòng lệnh (xterm, rxvt, gnome-terminal, konsole,...) trong root và thực hiện:
# rpm -Uvh filename.rpm
3. Q: Có chương trình nào tương tự như apt cho Fedora?
A: APT là một công cụ của Debian Linux cho phép không những để cài đặt/cập nhật phần mềm mà bạn yêu cầu, mà còn làm việc được với các gói phần mềm phụ thuộc liên quan. Công cụ này giúp cho người dùng cài đặt phần mềm dễ dàng hơn.
Có một công cụ như apt cho Fedora, và nó được cài đặt mặc định cho Fedora Core. Đó là yum. Nó có thể tự động tải về và cài đặt một phần mềm cùng với các phần mềm phụ thuộc chỉ với một dòng lệnh duy nhất. Đây là file cấu hình mà tôi dùng trên máy tính của mình. Các giải thích về cách dùng yum đã được đề cập đến trong phần Cài đặt phần mềm.
Cho những ai thật sự thích apt, có một phiên bản cho Fedora. Bạn có thể tải về từ fedora.us. (Tìm gói có tên apt.) Tôi nghe nói rằng công cụ đó chạy rất tốt.
4. Q: Có thể tìm thấy các gói Extras cho Fedora ở đâu?
A: Các gói "Fedora Extras" là tập hợp các gói bán [không] chính thức được hỗ trợ bởi dự án Fedora. Địa chỉ của máy chủ là fedora.us Extras. Để cài đặt, chỉ cần xem câu hỏi về cài đặt phần mềm. Hiện nay dự án này chưa bắt đầu.
5. Q: Các máy chủ cập nhật của Red Hat chậm quá! Phải làm gì bây giờ?
A: Trước hết, bạn phải dùng yum. Sau đó, dùng file yum.conf từ FAQ này -- trong file này, người ta dùng các máy chủ mirror để đạt được tốc độ nhanh. (Xem câu hỏi về cài đặt phần mềm nếu bạn cần giúp đỡ về sử dụng yum.)
Nếu bạn thật sự muốn dùng up2date, bạn có thể xem bài viết của Alexander Dalloz để biết cách cấu hình up2date để dùng các máy chủ mirror.
6. Q: Làm sao cài đặt Java?
Cách đơn giản nhất là cài đặt các gói RPM của Dag Wieers:
1. Tải về gói RPM "j2re-" có chữ "fc2" trong tên, và cài đặt nó. (Tên của gói RPM có dạng như là : j2re-1.4.2-5.1.fc2.dag.i586.rpm)
2. Để dùng Java trong trình duyệt web (mozilla), tải về gói "mozilla-j2re" có "fc2" trong tên và cài đặt. (Tên của gói RPM có dạng như : mozilla-j2re-1.4.2-5.1.fc2.dag.i586.rpm)
Nếu các bước trên không chạy được, hoặc là bạn muốn lập trình với Java (tức là bạn cần SDK thay vì Java Runtime), dùng các hướng dẫn cài đặt Java.
Nếu bạn có vấn đề với Java, xem lỗi 121902 ở hệ thống theo dõi lỗi của Red Hat để tìm cách khắc phục.
(Cảm ơn Dag Wieers đã đơn giản hóa rất hay câu hỏi này. Cảm ơn Tarjei Knapstad về mẹo liên quan đến Java.)
7. Q: Làm sao cài đặt Flash trong trình duyệt web?
A:Có hai cách để thực hiện, dùng yum hoặc không dùng.
* Dùng yum (dễ nhất):
1. Dùng file yum.conf trong phần câu hỏi cài đặt phần mềm.
2. Mở một cửa sổ dòng lệnh.
3. Trở thành root bằng lệnh :
# su -
4. Gõ lệnh :
# yum install flash-plugin
* Không dùng yum (phức tạp hơn):
1. Tải về gói Flash Plugin RPM (Chọn gói cho "Fedora Core 2" sau khi nhấn vào liên kết.)
2. Mở một cửa sổ dòng lệnh
3. Trở thành root bằng lệnh :
# su -
4. Gõ lệnh
# rpm -Uvh flash-plugin-*.i386.rpm
CHÚ Ý: Nếu bạn cài đặt phiên bản mới của Mozilla bạn phải cài đặt lại Flash.
Nếu Flash chạy chậm, chỉ cần thêm export FLASH_GTK_LIBRARY=libgtk-x11-2.0.so.0 vào trong file .gtkrc trong thư mục gốc của bạn ($HOME). (Cảm ơn Kristin Aanestad về mẹo này!)
Nếu bạn có thắc mắc xem Flash Plugin FAQ! (Cảm ơn Warren Togami về liên kết này.)
(Cảm ơn nhiều người trên kênh IRC và vegan_linuxguy về việc xử lý sự cố. Cảm ơn "m d," David Ball và các người khác đã chỉ ra lỗi typo quan trọng trong câu hỏi này! Cảm ơn David Jansen đã chỉ cho tôi hay rằng phiên bản mới của Flash không cần thư viện libstdc++-compat nữa.)
8. Q: Làm sao để xem các file PDF trong trình duyệt web?
A: Cách dễ nhất là dùng Adobe Acrobat Reader. Chỉ cần cài đặt gói mozilla-acroread của Dag Wieers (lấy gói cho "fc2").
9. Q: Có thể dùng MSN® Messenger/AIM/ICQ/Yahoo IM trong Fedora?
A: Vâng, trong Fedora có phần mềm tên GAIM cho phép dùng MSN® Messenger, ICQ, AIM, Yahoo! Messenger và Jabber, tất cả cùng một lúc.
Để chạy GAIM, nhấn vào menu "Red Hat", sau đó "Internet" và chọn "Messaging Client".
Xem tài liệu GAIM để biết cách dùng GAIM với MSN.
10. Q: Có thể dùng TrueType font trong Fedora? (cập nhật 31/05/2004)
A:Vâng, ban; có thể dùng.
1. Nhấn double lên biểu tượng "Computer" trên desktop.
2. Trong menu "File", chọn "Open Location..."
3. Gõ vào đó:
fonts:
Bây giờ đơn giản chỉ cần rê & thả các font của bạn vào cửa sổ đó để cài đặt chúng. (Cảm ơn Harold Gimenez)
11. Q: Tôi có thể tìm thấy các driver cho phần cứng của tôi trong Fedora?
Dag Wieers cung cấp một gói các module của kernel for Fedora, dùng cho tất cả các dạng phần cứng. Tất cá các gói mà tên bắt đầu bằng "kernel-module" là các driver. Chỉ cần tải về phiên bản thích hợp của driver cho kernel của bạn. Nếu bạn muốn biết kernel đang chạy là kernel nào thì mở một cửa sổ dòng lệnh và gõ:
# uname -r
CHÚ Ý: Bạn phải tải về phiên bản mới của driver mỗi khi bạn cài đặt kernel mới.
Nếu bạn không tìm thấy những gì bạn cần trên trang chủ của Dag, thử tìm kiếm với Google với:
Linux NameOfHardware
Trong đó NameOfHardware là tên bình thường của phần cứng của bạn. Nếu có nhiều tên khác nhau, thử với các tên khác nhau cho đến lúc tìm thấy kết quả.
Sự cố và các giải pháp khắc phục
1. Q: Tôi nhận thông báo NOKEY từ RPM, hay có lỗi chữ kí GPG khi dùng Apt / Yum / up2date! (cập nhật 24/05/2004)
A: Thông báo NOKEY thực ra không phải là vấn đề. Nó không ngăn cản bạn làm bất cứ cái gì cả. (Lỗi của Apt / yum / up2date thông thường sẽ không cho phép bạn cài đặt phần mềm.)
Nếu bạn muốn khắc phục cái đó thì gõ lệnh sau đây để lấy KEY từ máy chủ về.
Bạn phải là root để thực hiện các lệnh dưới đây
* fedora.us:
# rpm --import http://www.fedora.us/FEDORA-GPG-KEY
* rpm.livna.org:
# rpm --import http://rpm.livna.org/RPM-LIVNA-GPG-KEY
* FreshRPMs:
# rpm --import http://freshrpms.net/packages/RPM-GPG-KEY.txt
* DAG:
# rpm --import http://dag.wieers.com/packages/RPM-GPG-KEY.dag.txt
* ATrpms:
# rpm --import http://atrpms.net/RPM-GPG-KEY.atrpms
* NewRPMs:
# rpm --import http://newrpms.sunsite.dk/gpg-pubkey-newrpms.txt
* JPackage:
# rpm --import http://www.jpackage.org/jpackage.asc
Nếu bạn chưa bao giờ dùng up2date bạn cần thực hiện lệnh:
# rpm --import /usr/share/doc/fedora-release-2/RPM-GPG-KEY*
để cài đặt các key của Red Hat.
(Cảm ơn Kai Thomsen về địa chỉ của ATrpms key, và cảm ơn Tom Householder về địa chỉ mới!.)
2. Q: Tôi gặp lỗi XKB sau khi đăng nhập!
A: Ồ, cái này thì dễ!
1. Mở cửa sổ dòng lệnh, trở thành root bằng cách:
$ su -
2. Mở file cấu hình của X.org trong trình soạn thảo gedit bằng cách gõ:
# gedit /etc/X11/XF86Config
(Nếu có thông báo không có file đó thì dùng lệnh gedit /etc/X11/xorg.conf)
3. Tìm dòng :
Option "Xkbrules" "xfree86"
và sửa thành:
Option "Xkbrules" "xorg"
Bây giờ thì sẽ không còn thông báo lỗi đó nữa! (Cảm ơn Fedora News Updates về giải pháp này!)
3. Q: Làm sao thiết lập hỗ trợ 3D cho card ATI Radeon trong Fedora Core 2? (cập nhật 17/07/2004)
A: ATI có các driver trên trang chủ để thiết lập hỗ trợ tăng tốc 3D cho các card Radeon. Tuy nhiên phải thay đổi mới dùng được với Fedora Core 2:
1. Trước hết, tải về ATI Drivers (file cho "XFree86 4.3.0").
2. Sau đó, tải về Fedora Core 2 patch(cập nhật 17/07/2004) cho ATI Driver. (Cảm ơn micha trên FedoraForum về bản vá lỗi!) Lưu bản vá lỗi vào thư mục /tmp.
3. Mở cửa sổ dòng lệnh, trở thành root bằng cách:
$ su -
4. Cài đặt gói kernel-sourcecode :
$ yum install kernel-sourcecode
5. Loại bỏ module của ATI driver:
# rmmod radeon
6. Cài đặt driver của ATI:
# rpm -Uvh --replacefiles fglrx-4.3.0-*.i386.rpm
7. Bây giờ cần phải chỉnh một tí nếu bạn dùng dual-processor (nếu bạn không chắc chắn, cứ thực hiện lệnh sau vì nó vô hại):
# ln -s /usr/src/linux-`uname -r` /usr/src/linux-`uname -r`smp
8. Bây giờ sẽ vá lỗi cho driver để nó chạy trong Fedora Core 2:
# cd /lib/modules/fglrx/build_mod/
# patch -p1 -i /tmp/fglrx-3.9.0-fc2-2.6.6.patch
9. Tiếp tục biên dịch và cài đặt module :
# sh make.sh
# cd ..
# sh make_install.sh
10. Đóng server X (giao diện đồ họa của Linux) để cài đặt driver. Mở cửa sổ dòng lệnh và gõ :
# telinit 3
Lệnh này sẽ tắt X và làm xuất hiện dấu nhắc đăng nhập dạng text "Login:"
11. Đăng nhập vào root.
12. Và cài đặt driver:
# fglrxconfig
13. Driver của ATI sẽ tạo ra file cấu hình mới. Để chắc chắn rằng X sẽ dùng file cấu hình mới :
# cd /etc/X11
# mv xorg.conf xorg.conf.bak
# ln -sf XF86Config-4 xorg.conf
14. Khởi động lại chế độ đồ họa X:
# telinit 5
Và như vậy là driver cho card đồ họa ATI với hỗ trợ 3D đã được cài đặt !
(Cảm ơn Rage3D Linux Forum và Sindre về những bước đầu tiên của quá trình cài đặt này! Cảm ơn Paul Kilgo, Kevin Goldstein, và Simon Olofsson về những phát hiện lỗi chính tả trong câu hỏi này! Cảm ơn Peter Lawler về sự giúp đỡ và thử nghiệm!)
4. Q: Làm sao thiết lập hỗ trợ 3D cho card màn hình nVidia trong Fedora Core 2? (cập nhật 3/07/2004)
A: nVidia đã công bố các driver cho Fedora Core 2! Sau đây là tóm tắt quá trình cài đặt:
1. Tải về phiên bản mới nhất cho Linux.
2. Mở cửa sổ dòng lệnh và trở thành root:
# su -
3. Tắt chế độ X:
# telinit 3
4. Từ dấu nhắc "Login:" đăng nhập vào root và chuyển đến thư mục mà driver nVidia đã được lưu.
5. Gõ:
# sh NVIDIA-Linux-x86-1.0-6106-pkg*.run
.
6. Theo hướng dẫn của nVidia để cài đặt driver. (Đọc phần "EDITING YOUR XF86CONFIG FILE".)
7. Bây giờ cần phải xóa các file có thể không tương thích :
# rpm -e --nodeps xorg-x11-Mesa-libGL
CHÚ Ý: Nếu cập nhật các gói "xorg-x11" với up2date hay yum, bạn cần phải làm lại lệnh trên.
8. Bạn có thể khởi động lại X bằng cách gõ telinit 5.
CHÚ Ý: Bạn phải làm lại các bước mô tả trên mỗi khi cập nhật nhân mới với yum hay up2date.
(Cảm ơn Dexter Ang đã giúp đỡ câu trả lời ! Cảm ơn Vahe Sarkissian đã sửa lỗi.)
5. Q: Vài trang web chạy chậm (như fedorafaq.org hay New York Times)!
A: Đó không phải là lỗi của máy chủ! Phiên bản mới nhất của Mozilla có hỗ trợ "IPv6", dạng thức mới để quản lý địa chỉ trên internet.
Tuy nhiên đa số các trang web sites và các kết nối hiện tại chưa hỗ trợ IPv6.
Vấn đề là: Mozilla tìm cách dùng IPv6 trước khi dùng IPv4. Khi kết nối Internet không hỗ trợ IPv6, Mozilla sẽ thất bại với IPv6 (lần thử đầu tiên). Trong phiên bản hiện tại của Mozilla, bạn không thể thay đổi do một lỗi.
Do đó phải tắt IPv6 trong Fedora:
1. Mở cửa sổ dòng lệnh và trở thành root:
# su -
2. Mở file /etc/modprobe.conf bằng gedit:
# gedit /etc/modprobe.conf
3. Thêm các dòng sau đây vào cuối file:
# Turn off IPv6
alias net-pf-10 off
alias ipv6 off
4. Khởi động lại máy và trình duyệt sẽ tải các trang nhanh hơn!
(Cảm ơn Jonathan Baron và Chris Hubick về câu trả lời này!)
6. Q: Card mạng 3Com không hoạt động!
A: Được rồi, trước hết hãy xem lỗi này. Có vấn đề với loại card 3Com 3c905B/TX và nó tác động đến kudzu như thế nào.
Nếu bạn tắt kudzu (là trình nhận biết các thiết bị phần cứng mới) thì sẽ giải quyết được vấn đề đó. Dưới root, trong một cửa sổ dòng lệnh, gõ :
# chkconfig kudzu off
Khi khi khởi động lại, card mạng của bạn sẽ hoạt động. (Cảm ơn jroysdon)
7. Q: Card mạng không dây không chạy!
A: Vâng, đó là một lỗi đã biết của Anaconda, trình cài đặt của Fedora Core 2. Trình này đã cài đặt sai card mạng không dây. Do vậy cần thiết phải cài đặt lại cho đúng:
1. Mở menu "Red Hat" và đến mục System Settings -> Network.
2. Nhấn vào thẻ Hardware, chọn card của bạn và nhấn nút "Delete".
3. Đóng Network Configuration.
4. Bây giờ mở menu "Red Hat" và đến System Tools -> Internet Configuration Wizard.
5. Chọn "Wireless Connection" và nhấn Forward.
6. Chọn card mạng của bạn và nhấn "Forward."
7. Kể từ đây chỉ cần nhấn "Forward" nếu bạn không biết rõ câu trả lời.
8. Khởi động lại máy và card mạng không dây sẽ hoạt động.
Giải pháp này khắc phục hầu hết các sự cố với card mạng không dây, nhưng không phải là tất cả.
8. Q: Máy tự khởi động lại khi cài đặt Fedora Core 2! (Cập nhật 17/07/2004)
A: Chắc hẳn bạn dùng ASUS P4P800 motherboard hoặc là bộ xử lý hiệu VIA C3. Đây là cách khắc phục:
1. Tải về bản ISO đã sửa lỗi hoặc từ VIA C3 hoặc từ ASUS P4P800.
2. Ghi image lên CD. Trong cửa sổ dòng lệnh dùng lệnh:
# cdrecord -dev=/dev/cdrom -data name.iso
Với "name.iso" là tên của file đã tải về trong các bước trên. (Thiết bị ghi CD của bạn có thể cdrom1 nếu bạn có 2 ổ CD.)
3. Khởi động tù đĩa CD mới ghi đó và cài đặt Fedora Core 2. Khi được hỏi về nguồn cài đặt chọn "Local CDROM" và bỏ CD số 1 nguyên gốc của Fedora Core 2 vào.
4. Fedora Core 2 sẽ được cài đặt với sự cố như cũ, do vậy cần phải chỉnh. Khởi động bằng CD mà bạn đã ghi, thay vì cài đặt chọn:
linux rescue
5. Chọn "Local CDROM" là nơi có CD rescue, và bỏ CD số 1 nguyên gốc của Fedora Core 2 vào.
6. Khi được hỏi về Networking, trả lời "yes", và "yes" để mount hệ thống. Nhấn "OK" hoặc "Next" cho tất cả các phần còn lại, hay là trả lời những gì bạn biết rõ.
7. Khi thấy dấu nhắc, gõ:
# chroot /mnt/sysimage/
8. Mở trang Fedora Updates:
# links http://mirrors.kernel.org/fedora/core/updates/2/i386/
9. Dùng phím mũi tên để chọn kernel mới nhất cho đúng loại CPU của bạn:
* Với VIA C3 thì sẽ có dạng như : kernel-2.6.6-1.[version].i586.rpm.
* Với ASUS P4P800 thì sẽ có dạng : kernel-2.6.6-1.[version].i686.rpm.
Nếu có nhiều phiên bản thì chỉ cần chọn gói nào có giá trị [version] lớn nhất.
10. Nhấn Enter để tải về và chọn "Save" khi được hỏi.
11. Nhấn q để thoát khỏi trình duyệt web.
12. Cài đặt hạt nhân mới bằng lệnh:
# rpm -Uvh kernel-2.6*
13. Xóa file mà bạn vừa cài đặt:
# rm -f kernel-2.6*
14. Xóa hạt nhân gốc của Fedora :
# rpm -e kernel-2.6.5-1.358
15. Khởi động lại máy tính, bỏ CD ra khỏi ổ đĩa, và Fedora Core 2 sẽ chạy tốt!
# reboot
(Cảm ơn Tarjei Knapstad và Alan Cox đã cung cấp thông tin. Cảm ơn JW Vraets về những giải thích!)
9. Q: Tôi gặp lỗi "disk space" khi cài đặt Fedora!
A: Nếu gặp lỗi với trình cài đặt, trước hết hãy thử:
linux allowcddma
khi khởi động trình cài đặt. Nếu vẫn không chạy thì thử :
linux mem=128M
Nếu với tùy chọn 128M vẫn không chạy thì thử với giá trị nhỏ hơn cho đến khi chạy được. Mẹo nhỏ: chọn giá trị bằng "Bộ nhớ RAM - 2M". (Cảm ơn Alan Cox đã giải thích rõ.)
Thông báo lỗi thường thấy là : An error occurred transferring the install image to your hard drive. You are probably out of disk space.
(Cảm ơn Neuberg Tor Erik, |Jef| và StarHeart về phương pháp DMA. Cảm ơn Dave Lovelace và Götz Reinicke về phương pháp mem
10. Q: Sau khi cài đặt Fedora Core 2 tôi không thể khởi động vào Windows! (Cập nhật 17/07/2004)
A: Điều này chỉ có thể xảy ra khi bạn cài đặt phiên bản Fedora Core 2 Test và sau đó nâng cấp lên Fedora Core 2.
Lỗi này không chỉ liên quan đến Fedora. Nó xảy ra với nhiều bản phân phối Linux dùng phiên bản mới của nhân 2.6.
Nếu bạn gặp vấn đè này thì đây là cách khắc phục:
1. Mở cửa sổ dòng lệnh và trở thành root:
# su -
2. Gõ lệnh:
# sfdisk -d /dev/hda | sfdisk --no-reread -H255 /dev/hda
CHÚ Ý: Ổ đĩa Windows của bạn có thể không phải là "hda" -- Nếu không chắc chắn, bạn có thể chạy lệnh cat /proc/partitions để xem kích thước cho từng ổ đĩa. Điều đó có thể cho phép bạn suy luận và tìm ra đâu là ổ đĩa Windows.
Nếu lệnh trên không chạy hoặc có lỗi thì thử "-H240" thay vì "-H255". Nếu vẫn không chạy bạn có thể đọc HOWTO khá dài chỉ cách khắc phục lỗi khi khởi động Linux và Windows.
Nếu muốn thông tin chi tiết hơn xin xem thông báo lỗi 115980 tại trang quản lý lỗi (Bugzilla) của Red Hat.
(Cảm ơn Gareth Russell)
11. Q: Tôi có vấn đề khác khi cài đặt mà không có nêu ra ở trên.
A: Nếu quá trình cài đặt của bạn không suông sẻ hay là bạn có trục trặc trong lúc hay sau khi cài đặt thì trước hết hãy đọc README và Release Notes.
Nếu README và Release Notes không có giúp bạn được gì thì hãy thử khởi động trình cài đặt với một trong các lệnh sau đây:
linux acpi=off
linux i8042.nomux
linux acpi=off apm=off
Tùy chọn "i8042.nomux" là rất có ích nếu bạn có vấn đề với bàn phím hoặc chuột.
Nếu vẫn không có giải pháp nào ở trên có thể giúp bạn thì xin gửi báo cáo lỗi cho trung tâm quản lý lỗi của Red Hat.
(Cảm ơn Alan Cox về các thông tin này)
12. Q: Sau khi cài đặt một chương trình, làm sao chạy nó?
A: Trước hết xem trong menu "Red Hat" trên thanh công cụ (toolbar). Đa số các chương trình cài đặt đều được thêm vào các menu một cách tự động.
Nếu không tìm thấy trong menu, bạn có thể dùng cửa sổ dòng lệnh (Terminal). Đa số chương trình đều được thực thi bằng tên của nó. Ví dụ, để chạy trình duyệt web "mozilla" bạn chỉ cần gõ trong cửa sổ dòng lệnh:
# mozilla
Nếu không có trong menu và lệnh trùng tên gói cũng không chạy, thử tìm chương trình khả thi trong gói phần mềm:
# rpm -ql packagename | grep bin
13. Q: Làm sao nghe nhạc MP3 với XMMS? (Cập nhật 23/05/2004)
A: Trước khi đề cập đến vấn đề này bạn nên biết rằng: Ở Mỹ và một vài nước khác, bạn phải trả lệ phí bản quyền để sử dụng các trình nghe nhạc hay các trình tạo MP3. Tuy nhiên cho các người dùng cá nhân thì không có vấn đề vi phạm bản quyền với các trình nghe nhạc MP3. (Cảm ơn Doug McClean đã giải thích rõ ràng vấn đề này!)
Các module chuẩn bị sẵn (plugins) cho các trình nghe nhạc MP3 có tại kho lưu trữ rpm.livna.org.
1. Xác lập cấu hình của file yum.conf để nối vào rpm.livna.org. (Xem câu hỏi về tải xuống phần mềm Fedora)
2. Mở cửa sổ dòng lệnh và trở thành root:
# su -
3. Gõ lệnh :
# yum install xmms-mp3
14. Q: Làm sao nghe nhạc MP3 với Rhythmbox? (Cập nhật 24/05/2004)
A: Nên nhớ có thể có vấn đề về bản quyền. Xem câu hỏi XMMS.
Các module chuẩn bị sẵn (plugins) cho các trình nghe nhạc MP3 có tại kho lưu trữ rpm.livna.org.
1. Xác lập cấu hình của file yum.conf để nối vào rpm.livna.org. (Xem câu hỏi về tải xuống phần mềm Fedora)
2. Mở cửa sổ dòng lệnh và trở thành root:
# su -
3. Gõ :
# yum install gstreamer-plugins-mp3
4. Tải plugin:
# gst-register-0.8
15. Q: Làm sao nghe nhạc MP3 với trình nghe nhạc KDE như Noatun hay Juk?
A: Xem trả lời của Adrian Holovaty cho câu hỏi này.
16. Q: Làm sao đọc các đĩa NTFS (Windows NT/2000/XP/2003) trong Fedora?
A: Được, chuyện này thì dễ! Dự án linux-ntfs có hẳn một trang dành cho Red Hat và Fedora.
17. Q: Tôi không thích trình quản lý file kiểu "spatial", làm sao tắt nó đi?
A:Ít nhất bạn cũng nên thử trình quản lý file mới. Nó rất hay, nhiều người cho rằng đó là một trình quản lý file tốt, nhanh và khá hiệu quả. Nếu bạn muốn có một hướng dẫn tốt hãy đọc trang giới thiệu về trình quản lý file kiểu "spatial".
Nếu bạn thực sự không thích kiểu mới này và muốn quay trở lại kiểu cũ:
1. Mở một cửa sổ dòng lệnh.
2. Gõ :
$ gconftool-2 --type bool --set /apps/nautilus/preferences/always_use_browser true
3. Thoát ra và đăng nhập trở lại, bạn sẽ có trình quản lý file hoạt động theo kiểu cũ.
Nếu bạn muốn bật kiểu mới cho trình quản lý file thì gõ:
$ gconftool-2 --type bool --set /apps/nautilus/preferences/always_use_browser false
thoát ra và đăng nhập trở lại.
(Cảm ơn Mark McLoughlin và Jorge Castro đã chỉ cách sử dụng đơn giản với gconftool-2.)
18. Q: Làm sao sửa đổi các menu trên panel? (Cập nhật 17/06/2004)
A: Không có cách dễ dàng để làm chuyện đó trong các phiên bản mới của GNOME hay KDE.
Nếu bạn thực sự muốn sửa đổi thì các mục menu được định nghĩa trong một file dạng text ".desktop" trong /usr/share/applications/. Bạn có thể sửa đổi nó trong các trình soạn thảo (như gedit) nếu bạn là root. Bạn cũng có thể dùng công cụ dòng lệnh tên là desktop-file-install để thêm file .desktop mới mà bạn tạo ra. Nếu bạn muốn biết làm sao để viết file .desktop, bạn có thể hoặc xem các file hiện có trong /usr/share/applications, hoặc bạn có thể đọc (hơi mang tính kĩ thuật) chi tiết kĩ thuật .desktop.
19. Q: Làm sao chạy được Wine?
A: Có các gói RPM tại NewRPMs. Đến kho lưu trữ NewRPMs Fedora và tải về bất cứ gói Wine nào mới nhất (kiểm tra ngày tháng của file), và cài đặt nó. (Cảm ơn che)
Nếu vì một lí do nào đó bạn không thể dùng các gói RPM của Wine RPMs (ví dụ bạn đang dùng phiên bản Wine của CrossOver Office), bạn có thể un-prelink tất cả để giải quyết các vấn đề liên quan đến Wine trong Fedora:
1. Trở thành root:
# su -
2. Chạy lệnh:
# prelink -ua
3. Sửa đổi file /etc/sysconfig/prelink bằng cách thay:
PRELINK_OPTS=-mR
bằng :
PRELINK_OPTS="-m --no-exec-shield"
4. Rồi chạy lệnh sau để tắt exec-shield:
# prelink -am --no-exec-shield
CHÚ Ý: Exec-shield làm giảm nguy cơ bị "buffer overflow" mà đa số các virus và tấn công dùng để làm hại hệ thống của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn giữ hệ thống được cập nhật đầy đủ thì sẽ không có gì nguy hiểm sau khi bạn tắt exec-shield.
CHÚ Ý: Bạn cũng có thể sửa đổi file /etc/prelink.conf và bó qua tất cả những gì liên quan đến Wine, nhưng tôi không biết chi tiết về những gì bạn cần bỏ qua. (Nếu bạn thành công, báo cho tôi hay!)
(Cảm ơn Carlos Vidal và Jeremy White về những chỉ dẫn chung liên quan đến un-prelink cho Wine. Cảm ơn Guy Fraser về phương pháp PRELINK_OPTS)
20. Q: Tôi không thể kết nối với mạng chia sẻ của Windows ! Có người bảo tôi dùng lệnh smbmount nhưng nó không chạy được!
A: Fedora Core 2 dùng loại file hệ thống mới để chia sẻ mạng Windows tên là "The Common Internet Filesharing System" (CIFS). Thay vì dùng smbmount, hãy thử:
# mount -t cifs //computername/share /mnt/somedirectory
Muốn biết thêm chi tiết về lệnh đó, trong cửa sổ dòng lệnh, gõ :
# man mount.cifs
21. Q: Chế độ cứu nguy (rescue) là gì và làm sao khởi động vào chế độ đó?
A: Chế độ cứu nguy cho phép khởi động một môi trường nhỏ của Fedora hoàn toàn từ CD-ROM hoặc đĩa USB thay vì từ đĩa cứng của hệ thống. Như tên gọi của nó, chế độ này dùng để giải quyết sự cố của hệ thống. Với chế độ này bạn có thể mount và sửa đổi các file, ví dụ như các file cấu hình để khắc phục sự cố.
Để khởi động vào chế độ cứu nguy, bạn phải có khả năng dùng một trong những phương pháp sau đây:
1. Khởi động từ một CD-ROM hoặc từ "boot image" có trên một đĩa USB.
2. Khởi động từ đĩa CD số 1 của Fedora.
Một khi đã khởi động với một trong những phương pháp nói trên, nhập vào lệnh sau đây khi thấy dấu nhắc:
linux rescue
22. Q: d00d, u sukc
A: Whoa, dude. I love you too.
Too many goats, not enough kudzu. (Mèn! biết dịch sao đây hè ?)
FAQ này được duy trì bởi Max Kanat-Alexander (max -at- fedorafaq -dot- org) hoặc Avatraxiom tại #fedora trên FreeNode. Bí danh Sindre "foolish" Pedersen Bjordal là trợ lý biên tập (foolish -at- fedorafaq -dot- org).
Bạn có thể giúp chúng tôi cập nhật FAQ này! Nếu bạn phát hiện vấn đề nào đó mà chưa đè cập đến trong FAQ, tìm thấy các lỗi hay có các đề nghị xin vui lòng liên lạc với chúng tôi. Cảm ơn.
Mọi nhận xét, góp ý, sửa lỗi cho bản dịch tiếng Việt xin liên lạc với NGUYỄN-ĐẠI Quý (nguyendaiquy -at- gmail -dot- com) hoặc có thể trao đổi trực tiếp trên #vietlug hay VNOSS forum.
Cập nhật lúc 20:14:37 (CEST) ngày 5 tháng 8 năm 2004. |
|
|
|
|
|
|
|
Users currently in here |
1 Anonymous
|
|
Powered by JForum - Extended by HVAOnline
hvaonline.net | hvaforum.net | hvazone.net | hvanews.net | vnhacker.org
1999 - 2013 ©
v2012|0504|218|
|
|