<![CDATA[Latest posts for the topic "Dictionary Attack và Brute Force attack - Vietnamese Password Dict"]]> /hvaonline/posts/list/12.html JForum - http://www.jforum.net Dictionary Attack và Brute Force attack - Vietnamese Password Dict Dictionary Attack và Brute Force attack - Vietnamese Password Dictionary Attack Bài viết này sẽ nói về một tham vọng nho nhỏ là tổ hợp bộ từ điển password tiếng Việt. Cũng như nói sơ qua về Password Dictionary Attack với Password Brute Force Attack Dictionary Attack và Brute Force attack Đầu tiên cần có chút phân biệt nho nhỏ giữa 2 kiểu tấn công nhắm vào mật khẩu này. Nhưng trước nhất chúng ta nên nói sơ qua về password ( tôi không dùng từ Mật Khẩu vì từ này sai tét bét ). Password mà tôi nói tới ở đây thường là một chuỗi tổ hợp ký tự có độ dài giới hạn bao gồm tất cả các ký tự mà bảng mã ký tự lớn nhất hành tinh hiện nay có thể đánh mã số - bảng mã Unicode. Sức mạnh của password nằm ở 2 điểm - Chỉ một hoặc một số ít người biết nội dung ( tổ hợp ký tự được dùng ) làm password. Điều này đem tới thứ lợi ích đầu tiên là “bí mật” - Nếu một người không biết nội dung của password thì buộc phải dí dao vào cổ thằng có password để đòi hoặc buộc sẽ phải đoán. Tức là phải tốn công sức ở một mức độ nào đó để lấy được Password. Điều này đem đến lợi ích thứ 2 “bảo mật” Theo như điểm thứ 2 ở trên thì chúng ta hình thành được 2 con đường để phá vỡ lợi ích “bảo mật” ( bảo vệ bí mật ) của password - Dí dao lấy password từ thằng có password. Dĩ nhiên là tôi nói đùa đấy, đây là cách nói cụ thể cho hướng lấy password từ chính người có nó, thông qua tấn công APT, nghe lén, keylogging… Tuy nhiên nếu như người có password là người không dễ để có thể lấy được password, ví dụ: không thể dí dao vào cổ Tổng Thống Mỹ để lấy password ( bạn sẽ bị phơ ngay 1 viên kẹo ), hoặc attack vào máy tính của một chuyên gia bảo mật am tường ( kiểu như lão mrro, gamma95 ) bạn sẽ bị phản “damage” nếu thử attack họ ( ví dụ stl chơi dại khi đụng vào anh TQN ) - Đoán mò password. Đúng bạn phải “đoán” và “mò” password Tôi sẽ nói rõ hơn về vụ “đoán” và “mò” password này. Đây là 2 động từ tiếng Việt của 2 phương pháp kỹ thuật tấn công password dưới đây - Đoán: Dictionary Attack - Mò: Brute Force Attack Brute Force Attack: Tôi sẽ nói về cái này trước. Đây là kiểu tấn công mà bạn sẽ “mò” tất cả các tổ hợp ký tự có thể là password cho đến khi có một tổ hợp ký tự trùng khớp với tổ hợp ký tự được dùng làm password. Phương pháp tấn công này giúp ta thấy rõ được điểm mạnh cốt lõi của password. Password là bí mật, không ai biết được nó có độ dài bao nhiêu và tổ hợp từ những ký tự gì ngoài người sở hữu nó Người tấn công về mặt lý thuyết buộc phải thử “tất cả” các trường hợp có thể có của tổ hợp ký tự cho đến khi tìm ra tổ hợp đúng. Chính cái “tất cả” này làm cho password an toàn. Do năng lực tính toán là có “giới hạn” nên việc “mò” hết “tất cả” các tổ hợp sẽ tốn 1 thứ là “thời gian”. Nếu một password có thể đẩy việc mò ra nó tới một thời gian xa xôi trong tương lai ( tính bằng ngàn năm ) thì coi như nó thắng người tấn công vì người đó không thể chờ tới lúc mò ra được password. Để đẩy việc “mò” password tới một thời gian xa xôi trong tương lai người ta có 2 cách, dựa trên 2 thành tố cơ bản tạo thành password: độ dài password và độ dài bảng ký tự được sử dụng. Ví dụ: Với một bảng ký tự như sau: Code:
abcdefghijklmnopqrstuvwxyzABCDEFGHIJKLMNOPQRSTUVWXYZ0123456789
ta có tất cả 65 ký tự Ta tạo thành một mật khẩu: Hvaonline2013 Có độ dài là 13 ký tự Vậy tôi có 369,720,589,101,871,000,000,000 tổ hợp Giả sử tôi có một máy tính với khả năng tạo 80,000,000 tổ hợp ký tự trên 1 giây. Thì tôi cần Code:
4,621,507,363,773,390 second (hoặc)
77,025,122,729,557 minutes (hoặc)
1,283,752,045,493 hours (hoặc)
53,489,668,562 days (hoặc)
1,782,988,952 months (hoặc)
148,582,413 years
Rất nhiều thiên niên kỷ trôi qua để làm công việc này. Do đó password này đạt được thứ lợi ích là “bảo mật” ( Hãy nhớ các con số phía trên tôi tính, để lát nữa bạn thấy một điểm yếu khác của password khiến password có thể bị phá vỡ nhanh hơn trên kia. Bên cạnh đó tôi có viết một bài về cách tính số tổ hợp ký tự tại đây http://xnohat.blogspot.com/2011/06/cach-tinh-so-to-hop-mat-khau-can-phai.html ) Tóm lại, với kiểu tấn công Brute force password tôi sẽ chết già trước khi mò các mật khẩu có độ dài lớn. Và các password sẽ an toàn trước tôi. Tuy nhiên đời không như là mơ ! Dictionary Attack: Vấn đề của Brute Force Attack là việc “mò” hết “tất cả” các tổ hợp làm tôi “mất thời gian”. Thể nên kỹ thuật Dictionary Attack ra đời. Kỹ thuật này thay hành động “mò” vô tội vạ bằng hành động “đoán” có tính toán. Bạn có thể hiểu sơ sơ về phương thức tấn công này dựa vào cái tên của chính nó “Dictionary” tức “từ điển”, hay nói ngắn gọn bạn có một danh sách các tổ hợp ký tự có “khả năng cao” là password rồi mang dò coi trong cái danh sách đó có cái nào là password không. Từ khóa trong đoạn trên là “khả năng”. Chính xác thứ làm cho phương pháp tấn công này trở nên yếu ớt trước password là “khả năng” password nằm trong cái danh sách ( từ điển ) của bạn là “giới hạn”. Vì nếu bạn có một danh sách quá dài, “thời gian” để bạn dò hết danh sách đó cũng sẽ khiến bạn thua cái password nếu nó đẩy bạn tới một giới hạn thời gian xa xôi trong tương lai. Do đó việc cần làm ở đây là “đoán” về “cấu trúc” của password rồi từ đó hình thành một từ điển “ngắn gọn hơn” và có “khả năng cao hơn”. Ví dụ một số điểm có thể được coi là thành phần cấu trúc của password: - Password có thể hình thành từ một cụm từ có nghĩa trong một ngôn ngữ cụ thể: Password có thể là một cụm từ tiếng Việt chẳng hạn, ví dụ: phucdeptrai - Password có thể được đặt theo một thói quen: kiểu như 123456789, 987654321, 123456, 1234567, 12345678, matkhau, password, admin … - Thành phần của password được hình thành theo một khuôn mẫu: ví dụ Xuanthanh2503 Bằng việc dựa vào các khuôn mẫu nêu trên kèm với việc điều tra tính cách cá nhân người tạo Password, tôi có thể giới hạn danh sách password xuống thành một cái list khá gọn hơn. Ví dụ tôi nhận định một cái list tương đối phù hợp cho người Việt Nam sẽ bao gồm: - Ngôn ngữ: tiếng Việt - Tổ hợp từ có nghĩa - Số từ trong mật khẩu: 2 hoặc 3 - Theo như tôi thống kê từ khá nhiều DB tôi tiếp cận được ( trong qua trình nghiên cứu, các DB này do các hacker vứt bừa bãi trên các diễn đàn mạng, tôi down về phân tích ). Các password được coi là “mạnh” ở Việt Nam thường có dạng: + Cụm 2-3 tự tiếng Việt có nghĩa + Chữ cái đầu viết hoa – 2 từ tiếng Việt có nghĩa – từ 3 đến 4 chữ số + Ký tự @#$! - Chữ cái đầu viết hoa – 2 từ tiếng Việt có nghĩa – từ 3 đến 4 chữ số - Ký tự @#$! Với sự giới hạn lại trong các khuôn mẫu tôi cho rằng ( khá chủ quan ) khả năng password nằm trong danh sách của tôi đối với trường hợp người Việt tạo password là cao Một số tính toán: Tôi có một danh sách 1556 từ tiếng Việt đơn Password dự trù theo dạng Cụm 2-3 “từ” tiếng Việt có nghĩa thì tôi có tổng cộng 3,767,287,616 tổ hợp “từ” Bạn sẽ thấy sự khác biệt ở đây là tôi có 3,767,287,616 tổ hợp “từ” chứ không phải tổ hợp “ký tự”, mà từ thì có thể dài tới 21 ký tự trong trường hợp password có 3 chữ “nghieng” ( từ dài nhất trong tiếng Việt ) Cũng với máy tính với sức tính toán như trên chúng ta sẽ cần: Code:
Alphabe Table	1,556	(Word, no number)	
Password length	3		
Total combination	3,767,287,616		
			
Computing Power	80,000,000	hash/s	
Time	47	second	(or)
	1	minutes (or)
	0	hours	(or)
	0	days	(or)
	0	months	(or)
	0	years
Chính xác là còn khoảng 47 giây để crack mật khẩu dài 21 kí tự ! ( khoảng 1 ngày cho 28 kí tự ) Điều cốt lõi ở đây là số tổ hợp “từ” sẽ ít hơn số tổ hợp “ký tự” do không gian tổ hợp bị thu hẹp xuống rất nhiều lần. Với một password 3 từ thì nó cũng không khác mấy khi so với một password 3 ký tự trong trường hợp này Vietnamese Password Dictionary (vipasswordict): Vấn đề khi thi triển kỹ thuật tấn công Dictionary Attack là ở Việt Nam chưa có một file từ điển nào được tổ hợp cho mục đích trên. Do đó tôi đang start một dự án nho nhỏ về tạo một vài bộ từ điển password dict cho ngôn ngữ Tiếng Việt. Sơ bộ thì sẽ có các bộ password dict: - 1556 Từ tiếng Việt đơn ( đã hoàn tất ): bộ từ này là bộ căn bản dùng để tổ hợp các bộ khác, là 1556 từ tiếng Việt không dấu và đơn nhất - Tổ hợp 2 từ tiếng Việt ( đã hoàn tất ) - Tổ hợp 3 từ tiếng Việt ( đã hoàn tất ): sau khi áp dụng grid computing thì hoàn tất mớ này trong 3 ngày chạy liên tục - Tổ hợp 2 từ tiếng Việt – padding thêm 4 kí tự số ( 0000-9999) ( đã hoàn tất ): vì theo như tôi thống kê từ khá nhiều DB tôi tiếp cận được ( trong qua trình nghiên cứu, các DB này do các hacker vứt bừa bãi trên các diễn đàn mạng, tôi down về phân tích ). Các password được coi là “mạnh” ở Việt Nam thường có dạng “Xuanthanh2503” - Tổ hợp 3 từ tiếng Việt – kí tự đầu viết hoa – padding thêm 4 kí tự số ( 0000-9999) ( chưa làm ) Hiện tôi đã có tạo một project trên GitHub và sẽ dần dần release từng bộ từ điển tôi tổ hợp xong lên đây https://github.com/xnohat/vipasswordict xnohat ]]>
/hvaonline/posts/list/44898.html#276980 /hvaonline/posts/list/44898.html#276980 GMT
Dictionary Attack và Brute Force attack - Vietnamese Password Dict /hvaonline/posts/list/44898.html#276983 /hvaonline/posts/list/44898.html#276983 GMT Dictionary Attack và Brute Force attack - Vietnamese Password Dict /hvaonline/posts/list/44898.html#276984 /hvaonline/posts/list/44898.html#276984 GMT Dictionary Attack và Brute Force attack - Vietnamese Password Dict Nhưng trước nhất chúng ta nên nói sơ qua về password ( tôi không dùng từ Mật Khẩu vì từ này sai tét bét )  Rất thắc mắt và muốn biết tại sao nó lại sai bét? Vì trước giờ em vẫn xem Password với mật khẩu là tương đương.]]> /hvaonline/posts/list/44898.html#276990 /hvaonline/posts/list/44898.html#276990 GMT Dictionary Attack và Brute Force attack - Vietnamese Password Dict - Số từ trong mật khẩu: 2 hoặc 3 - Theo như tôi thống kê từ khá nhiều DB tôi tiếp cận được ( trong qua trình nghiên cứu, các DB này do các hacker vứt bừa bãi trên các diễn đàn mạng, tôi down về phân tích ). Các password được coi là “mạnh” ở Việt Nam thường có dạng: + Cụm 2-3 tự tiếng Việt có nghĩa + Chữ cái đầu viết hoa – 2 từ tiếng Việt có nghĩa – từ 3 đến 4 chữ số + Ký tự @#$! - Chữ cái đầu viết hoa – 2 từ tiếng Việt có nghĩa – từ 3 đến 4 chữ số - Ký tự @#$!  ]]> /hvaonline/posts/list/44898.html#276993 /hvaonline/posts/list/44898.html#276993 GMT Dictionary Attack và Brute Force attack - Vietnamese Password Dict

totden wrote:
1. Bác thu thập từ ~1.500 từ tiếng việt ở đâu vậy? Sao ko lấy từ từ điển ra. Mình thấy dự án Free Vietnamese Dictionary cũng làm được bộ >30k từ, nếu tính từ đơn chắc cũng >5k :D 2. Cách bác lấy 2 từ kiểu j. Mình thấy trong xử lý ngôn ngữ tự nhiên thì việc tách từ đạt hiệu quả khá cao, >90% thì phải. Vậy có thể lấy các đoạn văn bản trên các báo,... rồi tách từ để lấy cụm 2 từ.  
Các từ đơn lúc đầu tôi lấy từ dự án ViSpell http://vispell.googlecode.com). Sau đó tôi thu thập khoảng vài trăm bài báo từ Vnexpress rồi hợp lại thành 1 large text file, sau đó tự động matching 1556 từ này với nội dung trong large text file trên, các từ nào có trong large text file mà không có trong 1556 từ ban đầu tôi sẽ đưa vào trong danh sách 1556 từ. Còn vấn đề lấy 2 từ, tôi không làm chuyện phức tạp, khi mà số tổ hợp 2 từ thấp, 3 từ vẫn thấp thì tôi chọn cách vét cạn không gian tổ hợp thay vì ngồi làm chuyện "phức tạp" vì việc dùng password dict đã giảm tỷ lệ thành công xuống khi thực hiện crack password rồi, làm chuyện "phức tạp" đương nhiên sẽ làm giảm tỷ lệ đó xuống một mức nữa không đáng có, trong khi computing power cỡ con core i3 tôi có đã đủ giải quyết trọn bộ không gian tổ hợp 2, 3 từ]]>
/hvaonline/posts/list/44898.html#276995 /hvaonline/posts/list/44898.html#276995 GMT
Dictionary Attack và Brute Force attack - Vietnamese Password Dict /hvaonline/posts/list/44898.html#276997 /hvaonline/posts/list/44898.html#276997 GMT Dictionary Attack và Brute Force attack - Vietnamese Password Dict /hvaonline/posts/list/44898.html#277022 /hvaonline/posts/list/44898.html#277022 GMT Dictionary Attack và Brute Force attack - Vietnamese Password Dict /hvaonline/posts/list/44898.html#277035 /hvaonline/posts/list/44898.html#277035 GMT Dictionary Attack và Brute Force attack - Vietnamese Password Dict /hvaonline/posts/list/44898.html#277134 /hvaonline/posts/list/44898.html#277134 GMT Dictionary Attack và Brute Force attack - Vietnamese Password Dict /hvaonline/posts/list/44898.html#277172 /hvaonline/posts/list/44898.html#277172 GMT Dictionary Attack và Brute Force attack - Vietnamese Password Dict /hvaonline/posts/list/44898.html#277232 /hvaonline/posts/list/44898.html#277232 GMT Dictionary Attack và Brute Force attack - Vietnamese Password Dict /hvaonline/posts/list/44898.html#277492 /hvaonline/posts/list/44898.html#277492 GMT Dictionary Attack và Brute Force attack - Vietnamese Password Dict /hvaonline/posts/list/44898.html#277500 /hvaonline/posts/list/44898.html#277500 GMT Dictionary Attack và Brute Force attack - Vietnamese Password Dict https://github.com/xnohat/vipasswordict @concobe: các ý tưởng bổ sung của bồ rất đáng giá và hữu lý, tôi sẽ cân nhắc thực hiện và bổ sung vào bộ vipasswordict]]> /hvaonline/posts/list/44898.html#277504 /hvaonline/posts/list/44898.html#277504 GMT Dictionary Attack và Brute Force attack - Vietnamese Password Dict /hvaonline/posts/list/44898.html#277510 /hvaonline/posts/list/44898.html#277510 GMT Dictionary Attack và Brute Force attack - Vietnamese Password Dict /hvaonline/posts/list/44898.html#277519 /hvaonline/posts/list/44898.html#277519 GMT Dictionary Attack và Brute Force attack - Vietnamese Password Dict

xnohat wrote:
Hiện tôi đã có tạo một project trên GitHub và sẽ dần dần release từng bộ từ điển tôi tổ hợp xong lên đây https://github.com/xnohat/vipasswordict @concobe: các ý tưởng bổ sung của bồ rất đáng giá và hữu lý, tôi sẽ cân nhắc thực hiện và bổ sung vào bộ vipasswordict 
Cảm ơn xnohat đã phản hồi, mình cũng bổ xung thêm một mảng nữa dù mình đã có ý định nhưng vẫn chưa thực hiện được đó là bộ wordlist tổ hợp từ số Chứng Minh Nhân Dân cũ và mới. CMND cũ gồm 9 ký tự: 000000000 -> 999999999 CMND mới gồm 12 ký tự: 000000000000 -> 999999999999 Còn những từ điển có quy luật thì dùng ké của mấy bạn bè nước ngoài cũng ổn rồi vì đa phần cũng là những ký tự latin hết. vd: qwerty , qazwsx , 1qazxsw23edc,...

ntcvhc wrote:
Thấy từ điển của bác khá ổn, hữu ích. Nhưng theo tầm nhìn của mình chắc chỉ có niên hạn hoạt động vài năm nữa khi mà tầng lớp teen lên quản trị, ngôn ngữ sai lệch hết cả, không tuân theo quy tắc nào cả, và không còn là tiếng việt nữa.  
Theo cá nhân mình biết thì bộ từ điển này còn sài được rất rất lâu nữa chứ không chỉ giới hạn vài năm như tầm nhìn của ntcvhc đâu. Đơn giản là vì mình theo dõi một thời gian rất dài và có một lượng từ điển pasword thật không nhỏ, và đa phần là từ những bé teen ấy dùng. Ngôn ngữ sử dụng tuy có biến thể rất nhiều khi giao tiếp, comment, nickname,... nhưng về mật khẩu thì mình chưa từng thấy bé nào sài theo dạng teen đây :D vd: nickname teen như vầy ™Ác quỷ™ nhưng mật khẩu lại là thuần số.]]>
/hvaonline/posts/list/44898.html#277522 /hvaonline/posts/list/44898.html#277522 GMT
Dictionary Attack và Brute Force attack - Vietnamese Password Dict /hvaonline/posts/list/44898.html#277556 /hvaonline/posts/list/44898.html#277556 GMT Dictionary Attack và Brute Force attack - Vietnamese Password Dict /hvaonline/posts/list/44898.html#277564 /hvaonline/posts/list/44898.html#277564 GMT Dictionary Attack và Brute Force attack - Vietnamese Password Dict /hvaonline/posts/list/44898.html#277644 /hvaonline/posts/list/44898.html#277644 GMT Dictionary Attack và Brute Force attack - Vietnamese Password Dict

concobe wrote:
Cảm ơn xnohat đã phản hồi, mình cũng bổ xung thêm một mảng nữa dù mình đã có ý định nhưng vẫn chưa thực hiện được đó là bộ wordlist tổ hợp từ số Chứng Minh Nhân Dân cũ và mới. CMND cũ gồm 9 ký tự: 000000000 -> 999999999 CMND mới gồm 12 ký tự: 000000000000 -> 999999999999 Còn những từ điển có quy luật thì dùng ké của mấy bạn bè nước ngoài cũng ổn rồi vì đa phần cũng là những ký tự latin hết. vd: qwerty , qazwsx , 1qazxsw23edc,...

ntcvhc wrote:
Thấy từ điển của bác khá ổn, hữu ích. Nhưng theo tầm nhìn của mình chắc chỉ có niên hạn hoạt động vài năm nữa khi mà tầng lớp teen lên quản trị, ngôn ngữ sai lệch hết cả, không tuân theo quy tắc nào cả, và không còn là tiếng việt nữa.  
Theo cá nhân mình biết thì bộ từ điển này còn sài được rất rất lâu nữa chứ không chỉ giới hạn vài năm như tầm nhìn của ntcvhc đâu. Đơn giản là vì mình theo dõi một thời gian rất dài và có một lượng từ điển pasword thật không nhỏ, và đa phần là từ những bé teen ấy dùng. Ngôn ngữ sử dụng tuy có biến thể rất nhiều khi giao tiếp, comment, nickname,... nhưng về mật khẩu thì mình chưa từng thấy bé nào sài theo dạng teen đây :D vd: nickname teen như vầy ™Ác quỷ™ nhưng mật khẩu lại là thuần số. 
Vậy mình bổ sung thêm vài cấu trúc tự điển nữa: Thường mình thấy có nhiều wifi đặt pass là số nhà + tên đường (cái này mình gặp nhiều) Pass dạng tên công ty + địa chỉ (có thể là số nhà hoặc tên đường). Cái này ở các công ty, cơ quan, các trung tâm... hay gặp nhiều, vì thường người ta thường đặt pass liên quan đến tên của công ty họ. Pass dạng biển sổ xe: 2 số + 2 chữ + 4 số (số xe cũ) / 5 số (số xe mới). Pass dạng này mình chưa gặp nhưng chắc cũng có nhiều người dùng. ]]>
/hvaonline/posts/list/44898.html#277744 /hvaonline/posts/list/44898.html#277744 GMT
Dictionary Attack và Brute Force attack - Vietnamese Password Dict /hvaonline/posts/list/44898.html#277984 /hvaonline/posts/list/44898.html#277984 GMT Dictionary Attack và Brute Force attack - Vietnamese Password Dict /hvaonline/posts/list/44898.html#279545 /hvaonline/posts/list/44898.html#279545 GMT Dictionary Attack và Brute Force attack - Vietnamese Password Dict

maitan_10000 wrote:
Ngoài lề một tý: mình đọc thấy bác xnohat có nói
Nhưng trước nhất chúng ta nên nói sơ qua về password ( tôi không dùng từ Mật Khẩu vì từ này sai tét bét ) 
Rất thắc mắt và muốn biết tại sao nó lại sai bét? Vì trước giờ em vẫn xem Password với mật khẩu là tương đương. 
]]>
/hvaonline/posts/list/44898.html#279549 /hvaonline/posts/list/44898.html#279549 GMT
Dictionary Attack và Brute Force attack - Vietnamese Password Dict /hvaonline/posts/list/44898.html#279552 /hvaonline/posts/list/44898.html#279552 GMT Dictionary Attack và Brute Force attack - Vietnamese Password Dict

maitan_10000 wrote:
Sau gần cả nữa năm vẫn không có ai giải đáp giúp em với nhỉ :)

maitan_10000 wrote:
Ngoài lề một tý: mình đọc thấy bác xnohat có nói
Nhưng trước nhất chúng ta nên nói sơ qua về password ( tôi không dùng từ Mật Khẩu vì từ này sai tét bét ) 
Rất thắc mắt và muốn biết tại sao nó lại sai bét? Vì trước giờ em vẫn xem Password với mật khẩu là tương đương. 
 
Bạn thử phân tích từ hán việt của từ mật khẩu và nghĩa gốc của từ password nhé :P Mật: Bí mật, thông tin ít người biết Khẩu: Miệng, lời nói Nghĩa gốc của từ mật khẩu là: "lời hỏi hoặc đáp ngắn gọn đã được quy ước làm mật hiệu để những người trong cùng một tổ chức nhận ra nhau" Về tính chất thì "Mật khẩu" và "Password" là như nhau, nhưng ý nghĩa khác nhau hoàn toà :P Đối với các thuật ngữ chuyên ngành thì tốt nhất là không nên việt hoá :) - Ky0 -]]>
/hvaonline/posts/list/44898.html#279570 /hvaonline/posts/list/44898.html#279570 GMT
Dictionary Attack và Brute Force attack - Vietnamese Password Dict /hvaonline/posts/list/44898.html#280303 /hvaonline/posts/list/44898.html#280303 GMT Dictionary Attack và Brute Force attack - Vietnamese Password Dict /hvaonline/posts/list/44898.html#280424 /hvaonline/posts/list/44898.html#280424 GMT Dictionary Attack và Brute Force attack - Vietnamese Password Dict /hvaonline/posts/list/44898.html#281203 /hvaonline/posts/list/44898.html#281203 GMT